Xu Hướng 6/2023 # Phương Pháp Học Tốt Môn Văn # Top 9 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Phương Pháp Học Tốt Môn Văn # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Học Tốt Môn Văn được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trung tâm gia sư Tâm Đức nhận giảng dạy tại nhà môn văn trong toàn khu vực TPHCM sẽ chia sẻ cho các bạn phương pháp học tốt môn văn

Để có được một bài văn đạt điểm cao trong kỳ thi ĐH không đơn giản. Nếu chỉ có sự chăm chỉ, niềm đam mê, sự quyết tâm cao độ thôi chưa đủ. Muốn có điểm số đẹp, chúng ta phải trang bị thêm cho mình kỹ năng, phương pháp học văn đúng với đặc trưng bộ môn.

 

Biến tiết học Văn trở nên thú vị Tiết Văn chán ư? Không hề! Hãy “hô biến” tiết Văn trở thành một tiết học lý thú bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua với nhau, cùng nhau xây dựng bài học. Các bạn có thể thể hiện diễn xuất, giọng kể của mình qua các văn bản được học trên lớp. Môn Văn trở nên dễ nuốt hơn bao giờ hết vì chính các bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết văn. Soạn bài trước ở nhà Việc soạn bài ở nhà cũng rất quan trọng vì khi đó các bạn đã đọc bài và tham khảo trước. Khi vào lớp, mọi câu hỏi được đặt ra, bạn đều có thể dễ dàng trả lời và dễ dàng trở thành “ngôi sao” của tiết học Văn hôm đó. Nghe thầy cô giảng Tập trung chú ý nghe thầy cô giảng bài cũng là một cách hữu ích giúp  chúng mình học giỏi môn Văn hơn đấy! Chăm chú nghe giảng sẽ học được nhiều điều hay từ thầy cô mà cũng có khi thấy học trò chăm chú lại càng giúp thầy cô thêm hứng thú để truyền đạt các kiến thức mà mình có nữa đấy. Khảo sát thực tế Nguồn cảm hứng văn học lúc nào cũng từ thực tế đời sống. Cố gắng quan sát những cử chỉ, hành động và sự việc xảy ra xung quanh chúng ta, bạn sẽ nhận rõ những ý tưởng cần thiết trong bài văn của mình. Nhất là về khoảng văn nghị luận, thuyết minh và chứng minh thì các bạn càng cần phải trau dồi vốn kiến thức sâu rộng bên ngoài rất nhiều. Đọc truyện ngắn, tiểu thuyết Đây là cách học hỏi tốt nhất để các bạn có một bài văn hay và sâu sắc. Đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết không những giúp  chúng ta hiểu từ  ngữ tiếng Việt mà còn giúp rèn luyện khả năng sáng tạo và trí tượng tưởng trong môn Văn. Hiện nay, khi ra nhà sách không chỉ có các tác phẩm trong nước mà các tác phẩm kinh điển của nước ngoài cũng được bày bán càng hỗ trợ cho các bạn có thêm kinh nghiệm trong lối viết văn của mình. Nghỉ ngơi Học Văn luôn kèm theo đó là sự nghỉ ngơi, chỉ khi được nghỉ ngơi thư giãn thật sự thì bạn mới có thể học tốt hơn, nhớ bài lâu hơn và sự sáng tạo phong phú hơn. Nghỉ ngơi sau khi học không chỉ giúp bạn nạp thêm năng lượng để tiếp tục chiến đấu môn Văn mà còn cho các môn học khác nữa. Đây là một bí quyết học giỏi văn cho những bạn nào đang xem Văn là một môn cực hình đấy . Môn Văn học cực dễ đối với các bạn bẩm sinh đã yêu Văn, nhưng nếu hiểu và cần cù học hỏi thì bỗng dưng các tiết Văn trở nên dễ dàng, thú vị đối với những bạn sợ nó .

Ngoài ra trung tâm dạy kèm Tâm Đức cũng có một đội ngũ gia sư môn văn có kinh nghiệm và uy tín sẽ đáp ứng nhu cầu dạy kèm tại nhà cho các bạn trong toàn khu vực tphcm

8 Bí Quyết Chinh Phục Và Phương Pháp Học Tốt Môn Ngữ Văn

Môn Ngữ văn là một bộ môn chính vì thế nó thường xuyên góp mặt trong những kỳ thi quan trọng của học sinh như thi trung học phổ thông quốc gia, thi chuyển cấp,… Nhưng không phải bạn học sinh nào cũng có hứng thú với những con chữ của các nhà văn, nhiều bạn cho rằng môn này rất khô khan thế nên lúc nào cũng chỉ “học vẹt”, nhìn văn mẫu cho qua. Cũng vì tư  tưởng “không thể thông” môn này nên nhiều bạn xem môn văn như một cơn ác mộng.

1. Suy nghĩ đơn giản về môn Văn

Đầu tiên, chúng ta phải thay đổi suy nghĩ về môn Văn, thay vì xem nó là một môn chỉ ai có khiếu về văn chương mới học được thì hãy xem nó như một môn học bình thường. Chỉ cần áp dụng phương pháp đúng đắn thì bạn cũng có thể giỏi môn này chứ không riêng gì ai giỏi văn. Bạn cần có suy nghĩ đơn giản hơn về Văn, học cho đến khi bạn hết sợ khi nghĩ về nó thì mọi thứ sẽ được đơn giản hóa, bạn cũng không phải nặng đầu khi nghĩ về nó.

2. Nâng cao khả năng cảm thụ văn học bằng nhiều cách khác nhau

Mình cho rằng việc đọc nhiều sách, tài liệu trên mạng sẽ giúp bạn hình thành được “văn hóa đọc” từ đó bạn sẽ có hứng thú hơn rất nhiều với môn văn. Đọc sách không chỉ giúp chúng ta cải thiện khả năng viết mà còn khiến bạn cảm thấy thú vị hơn rất nhiều với những con chữ khô khan. Một bài văn hấp dẫn giáo viên phải là một bài văn sáng tạo thế nên việc đa dạng vốn từ cùng cách viết bài mới lạ là vô cùng quan trọng. Mình tin rằng đọc sách và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau trên mạng sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.

3. Không phụ thuộc vào sách văn mẫu

Việc phụ thuộc vào sách văn mẫu sẽ kiềm hãm khả năng sáng tạo con chữ của bạn, hãy nói không với sách văn mẫu kể cả đó là việc soạn văn. Viết bằng chính cảm xúc của bạn sẽ tốt hơn việc “đạo văn” trong sách văn mẫu. Dùng sách văn mẫu không phải là xấu thế nhưng “bế” hết sách văn mẫu vào bài viết của bạn thì đó là một việc không nên làm bởi nó sẽ làm bạn phụ thuộc vào tài liệu.

4. Tập trung nghe giảng, ghi nhớ nội dung của từng tác phẩm

Một bài văn dài với câu từ bay bổng nhưng nội dung sai lệch cũng sẽ không thể đạt được điểm cao mà một bài văn viết đúng nội dung và đầy đủ ý mới quan trọng. Thế nên đừng tìm kiếm những điều xa xôi, khi ở trên lớp hãy tập trung nghe giảng và ghi nhớ nội dung trọng tâm của từng tác phẩm. Bạn có thể dễ dàng ghi nhớ nếu dùng phương pháp gạch những ý chính, soạn bài trước khi đến lớp hoặc sử dụng sơ đồ cây.

5. Hãy học với tâm trạng thoải mái

6. Rèn luyện cho bản thân khả năng tự giác

Ngoài việc nghe giảng ở trên lớp và làm bài tập về nhà thì bạn nên rèn luyện cho mình khả năng tự giác học tập, đừng xem học văn như một nhiệm vụ, một chiếc khuôn mà học như một cái máy, không có bất cứ sự sáng tạo. Hãy tìm tòi và cải thiện khả năng viết hằng ngày bằng cách tự giác học, lên kế hoạch cho việc học chứ không phải có bài tập hay sự ép buộc của thầy cô mới học.

7. Học văn từ những điều đơn giản nhất

Những gì được viết trong văn chương đều bắt nguồn từ cuộc sống thực tế của chúng ta vì thế đừng xem nó là một điều gì đó quá khó hiểu. Đơn giản chỉ là cuộc sống được “copy” lên trang sách thôi thế nên chúng ta học để hiểu thêm về cuộc sống, về con người. Khai thác văn học cũng không quá khó khăn nếu bạn nắm chắc được kiến thức và đi đúng hướng tác giả muốn nói.

8. Một số phương pháp khác

Chúng ta có thể tìm đến bạn bè để học nhóm cùng nhau gợi ý cho nhau những phương pháp học tập. Có thể đóng vai các nhân vật trong tác phẩm để dễ dàng ghi nhớ nội dung dễ dàng hơn.

Nếu may mắn, bạn có năng khiếu về môn văn thì việc học văn sẽ tạo cho bạn rất nhiều điều thú vị thế nhưng nếu không có khiếu cũng đừng sợ hãi. Bởi khi bạn sợ bạn sẽ chẳng dám làm gì, học thôi mà người khác làm được thì tại sao mình không làm được. Đối với mình môn văn luôn là một môn gần gũi với cuộc sống của con người thế nên cách chúng ta tiếp cận với nó cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần bạn nắm được phương pháp học tập thì nó đã không còn quá khó khăn.

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Ngữ Văn.doc

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỔI MỚI KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN. Từ xưa tới nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội. Nếu nói người giáo viên là những “Kỹ sư tâm hồn” thì điều đó đúng nhất đối với các thầy cô giáo dạy văn vì Ngữ văn chính là bộ môn dễ gây xúc động vui, buồn tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người, giúp con người phát huy đầy đủ năng lực phẩm chất để xây dựng cuộc sống. Những năm gần đây việc dạy và học ngữ văn đã và đang trở thành một điểm “nóng” ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Dư luận (và cả thực tế) cho thấy rằng học sinh hiện nay không thích học văn. Trong trường THCS vẫn tồn tại tình trạng một số học sinh học theo kiểu đối phó, các em lười đọc, lười suy nghĩ về tác phẩm văn học, ngại viết, ngại luyện kỹ năng diễn đạt. TRong lớp 8B tôi đang dạy có 45 học sinh, khi điền vào phiếu trưng cầu ý kiến về thái độ của các em với môn văn như thế nào. Số trả lời “Thích học” là 15 em (33%) “Bình thường” là 22 em (48%), “Thờ ơ” là 08 em (19,0%), “Ghét” 0% (Số liệu này tôi nghĩ chưa sát lắm vì có thể học sinh còn “nể” cô). Tất nhiên việc học sinh ngại học ngữ văn do nhiều yếu tố chi phối (ví dụ sự tác động của xã hội là chọn ngành nghề sau này, song có lẽ phần lớn là do giáo viên chưa có sức lôi cuốn học sinh, phương pháp dạy còn cứng nhắc…). Vì vậy để học sinh thích học ngữ văn có lẽ giáo viên cần thực sự hiểu và thực hiện cuộc vận động “đổi mới phương pháp dạy văn, đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh”. Hiện nay, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện đồng bộ đổi mới giữa “nội dung- phương pháp và việc kiểm tra đánh giá” nếu chỉ đổi mới về nội dung- phương pháp dạy mà không đổi mới kiểm tra đánh giá thì cũng vô nghĩa không thẩm định được thực chất kiến thực học sinh, học sinh không phát huy khả năng sáng tạo. Có một thời trước cải cách giáo dục, đề thi kiểm tra môn ngữ văn chủ yếu yêu cầu viết bài nghị luận xã hội, sau đó lại nghiêng hẳn về nghị luận văn học. Cách kiểm tra, đánh giá này dễ tạo ra một dạng “đường mòn” cho “văn mẫu” xuất hiện, học sinh tìm đọc thuộc lòng để sao chép làm mất đi tính sáng tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình cải cách giáo dục đã có nhiều khác biệt so với trước như kiểu kiểm tra trắc nghiệm khách quan và các bài kiểm tra kỹ năng thực hành vận dụng. Mỗi đề kiểm tra bao gồm những câu hỏi nhằm vào nhiều mảng kiến thức kỹ năng mà học sinh đã được học. Từ năm học 2008- 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục điều chỉnh tập huấn cho giáo viên nâng cao hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Quá trình đổi mới này đã luyện cho học sinh bớt đi tính thụ động, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh bởi việc đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay phải theo các tiêu chí: phạm vi kiến thức phải toàn diện, số câu hỏi cần phải bao quát được phạm vi kiểm tra. Mức độ kiểm tra phải theo chuẩn kiến thức và không nằm ngoài chương trình. Hình thức kiểm tra kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận (trừ kiểm tra học kỳ) trong đó trắc nghiệm chiếm ≤ 30%. Với lớp 6, 7 mỗi câu trắc nghiệm từ 0,25 đ- 0,5 đ; với lớp 8, 9 thì khoảng 0,2- 0,25 đ/câu. Đề kiểm tra phải có tác dụng phân hoá, có tính phản hồi, vừa đề cao tính chính xác khoa học vừa có tình khả thi, phần từ luận cần cả đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Với đề kiểm tra như vậy sẽ là một trong những cách thức đo được đúng nhất những suy nghĩ của người viết. Và đó cũng là cách tốt nhất để chống việc học tủ, dạy tủ. Đổi mới kiểm tra đánh giá cũng cần đổi mới cả lời phê, cách phê của giáo viên. Điểm số của một bài kiểm tra ngữ văn rất quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là thầy cô phải phát hiện những ưu khuyết điểm của bài viết nhằm động viên khuyến khích hoặc nhắc nhở học sinh để lần sau làm

Cách Học Tốt Môn Ngữ Văn Hiệu Quả Nhất

 

Mẹo học tốt môn ngữ văn tại nhà

Mẹo học tốt môn ngữ văn tại nhà

 

Cần có suy nghĩ tích cực, tâm lý thoải mái, tự tạo cho mình niềm hăng say. 

 

Tâm lý- một yếu tố khá là quan trọng, ảnh hưởng đến việc học môn ngữ văn. Nhiều học sinh thường có suy nghĩ: “Môn văn không dành cho con người khô khan như mình”, “Mình không có năng khiếu để học ngữ văn”, “Môn ngữ văn khó lắm, mình không có đủ khả năng”… Chính những tâm lý này khiến cho nhiều học sinh bỏ bê việc học văn của mình, dần dần bị hỗng kiến thức, không thể nắm bắt được nội dung bài học, từ đó gây ra sự chán nản cho việc học môn ngữ văn. Vậy nên, để học tốt môn ngữ văn trước tiên hãy tự tạo cho mình cảm giác hứng thú, niềm hay say, có suy nghĩ tích cực “Bạn học được chúng ta cũng có thể học được”. Bởi chính  sự chán nản, ngại học sẽ là nhân tố cản trở chúng ta tiến bộ trình độ học của mình. Không giống như Toán, Lý hay Hóa, khi mất căn bản học lại từ đầu là vô cùng khó khăn, nhưng môn văn lại khác, cần ta chăm chỉ thì sẽ dễ dàng lấy lại kiến thức hơn. 

 

Nắm vững nội dung của mỗi tác phẩm văn học. 

 

Khi phân tích một tác phẩm, câu văn của chúng ta không cần có hoa mỹ, chỉ cần bài văn logic, khoa học, đầy đủ ý mà người ra đề yêu cầu. Không cần phân tích quá sâu xa, trừu tượng, khó hiểu. Vậy để phân tích tốt một tác phẩm văn học, lời khuyên của chúng tôi dành cho các bạn đọc giả đó là hãy nắm vững nội dung của tác phẩm. Cố gắng hiểu được nội dung chính của bài, sau đó ta bắt đầu triển khai các ý theo ngôn từ diễn đạt của bản thân. 

 

Chẳng hạn: Tác phẩm “Vợ nhặt”, nội dung chính ở đây là cảnh túng thiếu, nghèo nàn của xã hội lúc bấy giờ. Phản ánh nhân cách của con người sống trong cái cảnh nghèo nàn đó. Từ những nội dung chính này ta bắt đầu đi phân tích triển khai theo lời văn của mình. Tìm những hình ảnh, chi tiết nói lên sự nghèo nàn của xã hội…. 

 

Làm sao để học giỏi môn ngữ Văn

Làm sao để học giỏi môn ngữ Văn

 

Đọc thật nhiều. 

 

Chúng ta học tạo một thói quen đọc thật nhiều. Không những đọc các tác phẩm văn học nhiều lần mà còn phải đọc các bài văn mẫu để chọn lọc những ý hay, ngôn từ hay dùng cho bài viết của mình thêm phần sinh động hơn. 

 

Đối với việc đọc các tác phẩm văn học. Cách đọc không phải là cứ cầm cuốn sách lên rồi học thuộc tất cả các chi tiết trong tác phẩm đó, học thuộc từ câu trong tác phẩm một cách thụ động. Đọc ở đây là ta đọc theo kiểu hiểu nội dung tác phẩm, học theo từng nội dung chính của tác phẩm. Không nên học thuộc tràn làn, không có sự logic, điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong việc ta ghi nhớ. Bởi không phải ta chỉ học thuộc một hay hai tác phẩm mà khối lượng tác phẩm ta cần nhớ là rất nhiều, vậy nên, đừng nên chọn cách đọc sách một cách thụ động, cũng đừng học thuộc các chi tiết một cách học vẹt. Cách đọc đó sẽ không mang lại hiệu quả cao cho chúng ta. 

 

 

Thứ nhất, đọc kết hợp với gạch chân hoặc highlight các luận điểm, luận cứ, những chi tiết quan trọng có trong tác phẩm, cần lưu ý ngay tại chi tiết đó là nó đang thể hiện cho nội dung chính nào của tác phẩm, để ta dễ dàng ghi nhớ hơn. 

 

Thứ hai, khi đọc 1 tác phẩm văn hãy nắm bắt được tác phẩm đó có những nội dung chính nào, cảm nhận ban đầu về tác phẩm đang đọc. 

 

 

Thứ tư, trao đổi kiến thức với bạn bè và giáo viên. Nhờ sự hỗ trợ của giáo viên khi còn vướng mắc. 

 

Thứ năm, rèn luyện đọc nhiều văn mẫu để nâng cao trình độ hành văn. 

 

Học tốt môn ngữ Văn tại nhà

Học tốt môn ngữ Văn tại nhà

 

 

 

Hãy xem tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào, điều kiện xã hội ra sao? Từ đó ta sẽ hiểu sau sắc hơn về nội dung của tác phẩm. Tại sao những nhân vật trong tác phẩm lại có tính cách như vậy? Hay tại sao các nhân vật lại có cách hành xử khác thường như vậy? Thông qua xuất xứ của tác phẩm đã sẽ có sự thông cảm hơn, sự thấu hiểu hơn, từ đó ta dễ dàng có cảm xúc để cảm nhận một tác phẩm văn học. 

 

Cái quan trọng không thể thiếu trong một bài văn phân tích hay cảm nhận môt tác phẩm văn học, cảm nhận về một nhân vật nào đó trong tác phẩm đó là yếu tố nghệ thuật. Nghệ thuật là phần hơi khó nhận biết vì nó trừu tượng hơn và đa phần tập trung ở câu từ miêu tả về nhân hóa, thường dùng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… Phần nghệ thuật này thông thường các giáo viên sẽ chỉ cho chúng ta biết trong một tác phẩm thì tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào, vậy nên chúng ta cần lưu ý ghi chép lại để có thông tin để chúng ta làm bài. 

 

Trâm Anh 

 

Cách học tốt môn Ngữ Văn hiệu quả nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Học Tốt Môn Văn trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!