Bạn đang xem bài viết Phục Hồi Chức Năng Cho Bệnh Nhân Bị Bệnh Đường Hô Hấp được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103
1.1. Đặc điểm giải phẫu và chức năng hô hấp của phổi
Hệ thống hô hấp ngoài bao gồm hệ thông đường thở để dẫn khí và các phế nang để trao đổi khí.
– Hệ thống đường thở gồm:
1. Sụn giáp, 2. Sụn nhẫn, 3. Khí quản, 4. Phế quản gốc tráI, 5. Phế quản gốc phải.
+ Đường hô hấp trên: mũi, thanh quản, khí quản.
. Khí quản: được tạo bởi các vòng sụn hình bán khuyên ở phía trước và hai bên, còn ở phía sau là tổ chức sợi.
. Phế quản: gồm có phế quản gốc phải và phế quản gốc trái tạo với nhau một góc 70 0. Phế quản gốc phải to, ngắn và dốc hơn phế quản gốc trái, do đó dị vật dễ rơi vào phế quản gốc phải hơn vào phế quản gốc trái. Mỗi phế quản gốc sau khi vào phổi sẽ phân chia nhỏ dần thành các phế quản thùy, phế quản phân thùy, phế quản tiểu thùy, phế quản tận.
– Cây phế quản và phế quản gốc được cấu tạo gồm ba lớp:
+ Lớp sợi sụn: những phế quản có đường kính lớn hơn 1mm có lớp sụn, còn các phế quản nhỏ hơn chỉ có lớp sợi mà không có sụn.
+ Lớp cơ xếp thành những thớ vòng (cơ Reissesen), khi những co này co thắt (như trong bệnh hen) sẽ gây khó thở.
+ Lớp niêm mạc: phế quản càng nhỏ thì niêm mạc càng mỏng, khi viêm phế quản, các tuyến nằm giữa lớp sợi và lớp cơ tiết ra nhiều dịch, có thể gây nên tắc phế quản.
– Ống phế nang và túi phế nang:
+ Ống phế nang và túi phế nang là nơi trao đổi khí giữa phế nang và máu.
+ Bề mặt lòng phế nang có một lớp surfactant. Dưới lớp surfactant là lớp dịch lót. Bản chất của surfactant là lipoprotein, trong đó thành phần chủ yếu là lecithin. Surfactant có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt phế nang, làm cho áp suất khí trong tất cả các phế nang bằng nhau và ngăn cản hiện tượng xẹp phổi.
Có nhiều yếu tố như hóa học, vật lý, hơi độc, tia ion hóa, nước tràn vào phế nang làm bất hoạt surfactant, rối loạn chức năng phổi làm đại thực bào tăng lên sẽ gây tăng thoái biến surfactant. Thông khí phổi kém, thở quá nhiều oxy cũng làm giảm surfactant.
– Áp lực của tuần hoàn phổi rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với đại tuần hoàn. Áp lực mao mạch phổi chỉ khoảng 8 – 10mmHg do có một mạng lưới mao mạch rất rộng và đàn hồi, mặc dù đường đi ngắn nhưng thời gian tuần hoàn vẫn chậm, đủ điều kiện cho trao đổi khí. Tốc độ tuần hoàn này phần lớn chịu ảnh hưởng của chênh lệch áp lực giữa tâm thất phải và tâm nhĩ trái, chịu ảnh hưởng bởi những biến đổi cơ học trong lồng ngực.
1.2. Các triệu chứng của bệnh lý hô hấp
+ Ho húng hắng.
+ Ho thành cơn.
+ Ho khan không có đờm.
+ Ho có thể có đờm: đờm có thể loãng hoặc đặc, có máu, có mủ, có bã đậu.
Đờm là dịch tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm, trán, các hốc mũi và được thải ra đằng miệng. Bình thường, lượng dịch tiết ra khoảng 100ml/24giờ. Khi các tổ chức trên bị viêm nhiễm, lượng dịch tiết tăng lên sẽ gây kích thích ho để đào thải đờm. Ứ đọng đờm gây cản trở hô hấp, thậm chí gây bịt tắc các đường thở nhỏ.
– Khó thở: bình thường có các kiểu thở như thở sườn, thở hoành. Các kiểu thở thay đổi trong các trường hợp bệnh lý. Các kiểu khó thở có thể gặp như thở nhanh và nông, khó thở ra, khó thở vào, thở kiểu Cheyne-stockes, thở kiểu Kussmaul.
– Đau ngực: có thể do bệnh lý ở lồng ngực, màng phổi, nhu mô phổi.
– Lồng ngực: nếu lồng ngực bị biến dạng sẽ gây hạn chế cử động hô hấp. Khi khó thở sẽ thấy rút lõm kẽ liên sườn, rút lõm hố trên ức.
– Rung thanh: giảm hoặc tăng.
– Gõ: đục hoặc vang.
– Nghe: ran phế quản, ran phế nang.
Cần phải khám kỹ tìm ra nguyên nhân gây khó thở, tình trạng ứ đọng dịch tiết, định khu các vùng phổi bị tổn thương để từ đó xác định phương pháp tập thở, tư thế dẫn lưu, có thể phải phối hợp kỹ thuật vỗ rung lồng ngực, trợ giúp ho.
2. MỘT SỐ KỸ THUẬT VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP
2.1. Kỹ thuật dẫn lưu tư thế
– Chỉ định với mục tiêu phòng bệnh:
+ Bệnh nhân thở máy liên tục (với điều kiện tình trạng bệnh nhân cho phép chịu đựng được biện pháp điều trị).
+ Bệnh nhân phải bất động lâu ngày, đặc biệt ở người già, những người có nguy cơ ùn tắc đường thở như bệnh phổi – phế quản mạn tính, sau các mổ lớn hoặc mổ lồng ngực.
+ Bệnh nhân có tăng tiết đờm dãi như bệnh giãn phế quản hay kén phổi.
+ Bệnh nhân có khuynh hướng hạn chế hô hấp vì đau hoặc suy kiệt phải bất động, bệnh nhân bị giảm hoặc mất phản xạ ho để tống đờm.
– Chỉ định với mục tiêu để đào thải đờm, dịch bị ứ đọng, giúp khai thông đường thở:
+ Bệnh nhân bị xẹp phổi do ứ đọng dịch tiết
+ Bệnh nhân bị áp xe phổi có khạc mủ.
+ Bệnh nhân bị viêm phổi.
+ Bệnh nhân bị ứ đọng đờm dịch sau phẫu thuật.
+ Bệnh nhân hôn mê lâu ngày.
Trước khi dẫn lưu phải nới lỏng quần áo bệnh nhân, giải thích để bệnh nhân hợp tác, quan sát cẩn thận tất cả các ống thông hoặc dây dẫn nào có trên người bệnh nhân điều chỉnh giữ cho các ống khỏi xê dịch khi thay đổi tư thế bệnh nhân. Với các bệnh nhân bị bệnh nặng, phải kiểm tra mạch, huyết áp trước và trong quá trình dẫn lưu.
– Người điều trị đứng phía trước mặt bệnh nhân để quan sát được nét mặt bệnh nhân trong khi thay đổi tư thế bệnh nhân.
– Đặt bệnh nhân đúng tư thế dẫn lưu theo chỉ định. Đặt ở một tư thế phải duy trì ít nhất 5 – 10 phút, nếu người bệnh bị ứ đọng nhiều đờm thì thời gian dẫn lưu cần lâu hơn.
– Nếu bệnh nhân có dịch đờm đặc, trước khi điều trị có thể phải làm khí dung, cho thuốc loãng đờm, cho bệnh nhân uống nhiều nước hơn để cho đờm loãng dễ dẫn lưu.
– Nếu phải dẫn lưu ở nhiều tư thế khác nhau, tổng thời gian một lần dẫn lưu khoảng 30 – 40 phút là tốt nhất, thời gian kéo dài hơn có thể làm bệnh nhân bị mệt.
– Nên phối hợp dẫn lưu tư thế với kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực và tập thở để tăng hiệu quả đào thải đờm.
– Sau điều trị, để bệnh nhân trở lại tư thế cũ hoặc ngồi dậy từ từ, thở sâu và ho. Cần chú ý các chất dịch không tống ra ngay trong và sau dẫn lưu mà thường phải sau 30 phút đến 1 giờ nên phải nhắc nhở bệnh nhân ho và khạc ra.
– Chú ý: không để bệnh nhân một mình không theo dõi ở tư thế đầu dốc xuống. Đối với những bệnh nhân bị hôn mê, xuất huyết não, bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, bệnh nhân có tổn thương vùng cột sống cổ, các bệnh nhân có tình trạng toàn thân nặng như suy kiệt phải được theo dõi cẩn thận khi tiến hành dẫn lưu tư thế.
– Các nhận xét về tư thế dẫn lưu, hiệu quả dẫn lưu: tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau khi dẫn lưu phải được ghi chép lại và trao đổi với bác sĩ điều trị của bệnh nhân.
– Dẫn lưu hai thùy trên (phân thùy đỉnh): bệnh nhân nằm ngửa, kê gối cao, để ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, kê một gối nhỏ dưới kheo để đỡ khớp gối.
Dẫn lưu phân thùy đỉnh (h.trái) và phân thùy trước (h.phải) của thùy trên.
– Dẫn lưu thùy trên phải (phân thùy trước): nằm ngửa, ngang bằng mặt giường, kê một gối nhỏ ở dưới kheo.
– Dẫn lưu thùy trên trái (phân thùy trước): nằm ngửa, ngay mặt giường, gối đầu cao.
– Dẫn lưu thùy trên phải (phân thùy sau): nằm sấp, chân trái duỗi, chân phải co, kê gối nâng vai phải cao trên mặt giường 20cm.
– Dẫn lưu thùy trên trái (phân thùy sau): nằm sấp, nâng đầu cao hơn chân 30 0.
– Dẫn lưu thùy giữa phải: nằm ngửa, nghiêng 3/4 sang trái, đầu dốc xuống 15 0 – 20 0, cánh tay dưới (trái) gấp 90 0.
– Dẫn lưu cả hai thùy dưới (phân thùy sau): nằm ngửa, đầu dốc xuống 30 0.
– Dẫn lưu thùy dưới phải (phân thùy bên): nằm nghiêng trái, đệm một gối dài giữa hai chân để bệnh nhân dễ chịu, đầu dốc xuống 30 0.
– Dẫn lưu thùy dưới trái, phân thùy bên và thùy dưới phải, phân thùy giữa: nằm nghiêng phải, đệm một gối dài giữa hai chân, đầu dốc xuống 30 0.
– Dẫn lưu cả hai thùy dưới, phân thùy sau: nằm sấp, đầu dốc 30 0.
Hình 5: Dẫn lưu cả hai thùy dưới phân thùy sau.
– Dẫn lưu thùy dưới phải (phân thùy sau): nằm sấp, chân phải co, đệm gối nâng vai phải cao hơn mặt giường 20cm, đầu dốc xuống 30 0.
– Dẫn lưu cả hai thùy dưới (phân thùy sau): nằm sấp, dùng chăn hay gối đệm nâng khung chậu lên cao hơn mặt giường 20 – 30cm (giống tư thế chổng mông).
– Nghe: so sánh tiếng thở trước, sau dẫn lưu, so sánh hai bên.
– Khám lồng ngực, rung thanh của phổi.
– Ho, số lượng dịch khạc ra, tính chất đờm.
– Các thay đổi về thông số hô hấp.
– Hình ảnh Xquang phổi có tốt lên không.
Làm rung lồng ngực cơ học, làm long đờm kết hợp với tư thế dẫn lưu để loại đờm, dịch ra khỏi đường hô hấp.
– Bàn tay kỹ thuật viên khum, các ngón tay khép. Khi vỗ sẽ tạo ra một đệm không khí giữa lòng bàn tay và thành ngực để tránh gây đau rát cho bệnh nhân.
– Vai, khuỷu tay, cổ tay của kỹ thuật viên phải giữ ở trạng thái thoải mái, dễ dàng và mềm mại, lắc cổ tay là chính.
– Hai tay vỗ nhịp nhàng và di chuyển trên thành ngực với lực đều nhau. Bệnh nhân phải thư giãn và chùng cơ khi vỗ.
– Lực vỗ vừa phải, bệnh nhân có cảm giác dễ chịu.
– Thời gian một lần vỗ nên duy trì từ 3 – 5 phút.
– Nếu vỗ gây đỏ da, bệnh nhân cảm thấy khó chịu là do không khum bàn tay để tạo đệm không khí hoặc lực vỗ quá mạnh cần điều chỉnh lại.
– Những bệnh nhân gầy nên lót một lớp vải trên da khi vỗ.
2.3. Kỹ thuật rung lồng ngực
Thông thường, tiến hành rung lồng ngực sau khi vỗ hoặc xen kẽ giữa vỗ và rung trong khi dẫn lưu tư thế. Rung có tính chất cơ học làm long đờm và đờm di chuyển vào phế quản, dẫn lưu để thoát ra ngoài.
– Rung và nén chỉ làm vào thì thở ra nên yêu cầu bệnh nhân hít vào sâu. Kỹ thuật viên để các ngón tay theo kẽ liên sườn, bắt đầu ấn và rung khi bệnh nhân bắt đầu thở ra và tiếp tục trong suốt thì thở ra. Nếu bệnh nhân khó thở, thở nhanh thì có thể rung cách một nhịp thở một lần.
– Vị trí bàn tay kỹ thuật viên khi rung thay đổi, có thể hai tay đồng thời rung hai bên ngực, có thể chồng hai tay lên nhau.
Chú ý: những bệnh nhân có bệnh lý xương sườn như loãng xương, chấn thương ngực cần chống chỉ định để tránh gây gãy xương.
– Tập thở có chỉ định rộng rãi, có thể chỉ định trong mọi trường hợp có giảm thông khí.
– Đau do phẫu thuật hay chấn thương, các phẫu thuật vùng bụng thì cho bệnh nhân tập thở ngực, các phẫu thuật vùng ngực thì cho bệnh nhân thở bụng.
– Bệnh nhân căng thẳng, lo sợ.
– Các bệnh lý phế quản, phổi.
– Hạn chế hô hấp do bệnh lý lồng ngực, béo bệu.
– Sau dùng thuốc mê, suy nhược hệ thần kinh trung ương.
– Giảm thông khí phổi do mọi nguyên nhân.
– Các rối loạn chuyển hóa như toan máu, kiềm máu.
– Các bệnh nhân suy kiệt, bất động lâu ngày…
Bệnh nhân phải ở tư thế thoải mái, thư giãn để cơ thành bụng và thành ngực cử động tự do. Hít vào qua mũi thở ra qua miệng. Có thể hướng dẫn cho bệnh nhân kiểu thở bụng, thở một bên sườn hay cả hai bên, thở phân thùy, các bài tập tăng sức cơ thân mình hay tăng cường cơ hoành.
– Thở bụng (thở bằng cơ hoành):
+ Thở bụng là kiểu thở có hiệu quả nhất, kiểu thở bụng cần được áp dụng cho những người mổ vùng ngực, chấn thương vùng ngực khi cử động hô hấp của các xương sườn gây đau khiến bệnh nhân thở nông để tránh đau.
+ Bệnh nhân nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi, đầu gối gấp 45 0 và hai khớp háng xoay ngoài. Giải thích cho bệnh nhân mục tiêu của tập thở để bệnh nhân hợp tác.
+ Người hướng dẫn làm mẫu cho bệnh nhân xem và giải thích các động tác cho bệnh nhân. Thì hít vào, cơ hoành hạ xuống và bụng phồng lên, ngược lại thở ra cơ hoành nâng lên, bụng lõm xuống. Người hướng dẫn đặt một tay lên vùng thượng vị của bệnh nhân để theo dõi nhịp thở, yêu cầu bệnh nhân thở bình thường. Sau vài nhịp thở, yêu cầu bệnh nhân thở sâu để đẩy tay người hướng dẫn lên trong khi người hướng dẫn kháng lại lực đẩy đó cho đến khi bệnh nhân thở được bằng bụng, yêu cầu bệnh nhân duy trì cách thở đó.
+ Tránh thở ra một cách ép buộc vì dễ gây xẹp phổi.
+ Tránh kéo dài thì thở ra quá mức.
+ Quan sát kỹ thân mình của bệnh nhân để chắc chắn bệnh nhân không cố ưỡn lưng để làm ra vẻ đẩy bụng ra trước.
+ Chỉ nên tập thở từng thời gian ngắn để tránh gây tăng thông khí phổi. Người điều trị phải quan sát các dấu hiệu mà bệnh nhân phàn nàn như chóng mặt, “kiến bò” ở ngón tay.
+ Cần hướng dẫn cho bệnh nhân thở ở các tư thế khác nhau như nằm, ngồi, đi lại, lên cầu thang. Khi tập thở ở các tư thế, bệnh nhân để tay lên bụng vùng thượng vị để kiểm soát kiểu thở.
– Thở ngực: là kiểu thở gây cử động thành ngực mà không cử động cơ hoành, kiểu thở này ít hiệu quả so với thở bụng nhưng thường được áp dụng khi có chấn thương hoặc mổ vào vùng bụng, vì khi thở bụng các tạng trong ổ bụng di chuyển làm bệnh nhân đau không dám thở hoặc thở nông.
– Thở phân thùy hoặc thở kiểu cạnh sườn:
Chỉ định trong các trường hợp xẹp phổi, viêm phổi, đau ngực do tổn thương cơ, sau phẫu thuật lồng ngực, vẹo lồng ngực, gù vẹo cột sống.
Mục tiêu là tập trung thở vào vùng tổn thương để làm tăng thông khí vùng này. Tay kỹ thuật viên đặt lên thành ngực tương ứng với vùng phổi cần tăng thông khí. Để tay chuyển động lên xuống theo nhịp thở vài lần rồi ấn đẩy lồng ngực khi bệnh nhân thở ra, để lồng ngực cử động tự do khi bệnh nhân hít vào. Người điều trị tiếp tục trợ giúp khi bệnh nhân thở ra và kháng lại đôi chút khi bệnh nhân hít vào, yêu cầu người bệnh hít vào gắng sức để đẩy ngược lại bàn tay người điều trị. Động tác này giúp cho bệnh nhân thở vào được đầy đủ hơn.
CHIA SẺ BÀI VIẾT
Phục Hồi Chức Năng Hô Hấp: Cơ Hội Mới Cho Bệnh Nhân Copd
COPD là căn bệnh mạn tính của đường hô hấp khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chính là do thuốc lá: Cứ 100 người bị COPD thì có đến 90 người hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá, một số ít trường hợp còn lại có thể do ô nhiễm môi trường. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn thế giới cứ 1.000 người nam thì có hơn 9 người bị COPD và con số này ở nữ giới là hơn 7 người. Tại VN, số người mắc COPD đang tăng nhanh: Ở Bệnh viện (BV) Phạm Ngọc Thạch, mỗi năm số bệnh nhân COPD đến khám và điều trị tăng thêm 1.000 người; còn ở BV Chợ Rẫy, bệnh nhân COPD chiếm 20% ở Khoa Hô hấp. Tỉ lệ tử vong đứng thứ tư Người mắc COPD thường ho và khạc đàm, nhưng không ít trường hợp bệnh diễn tiến thầm lặng, kéo dài trong nhiều năm. Do vậy bệnh nhân thường không hay biết gì, chỉ đi khám khi thấy khó thở, hụt hơi. Có người thì xuất hiện cảm giác nặng ngực, như có hòn đá to đè lên ngực làm không thở được. Nhìn chung, khi bệnh nhân khó thở thì chức năng hô hấp đã bị ảnh hưởng nặng và không thể hồi phục. Khó thở sẽ diễn ra ngày một nặng hơn, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức hay làm việc nặng, về sau khó thở cả khi làm việc nhẹ và cuối cùng khó thở ngay cả khi sinh hoạt cá nhân như thay quần áo, đi vệ sinh, hay thậm chí khi nghỉ ngơi. Khi tiến triển nặng, bệnh gây tàn phế hô hấp làm cho người bệnh trở thành gánh nặng không nhỏ cho gia đình và xã hội đồng thời tuổi thọ bị rút ngắn đáng kể. Theo thống kê, số người tử vong do COPD trên thế giới đứng hàng thứ tư sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. 5 nội dung của chương trình phục hồi chức năng hô hấp Hiện nay, COPD được điều trị chủ yếu bằng các loại thuốc giãn phế quản để giúp cho đường thở thông thoáng, làm người bệnh giảm bớt cảm giác khó thở. Tuy nhiên, thuốc chỉ làm giãn phế quản tạm thời mà không cải thiện được tiến triển của bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc, 2 biện pháp điều trị không dùng thuốc là cai thuốc lá, đặc biệt là phục hồi chức năng hô hấp (PHCNHH), mang lại hiệu quả khá cao nhưng thường bị bỏ qua. Kể từ tháng 4-2005, BV Phạm Ngọc Thạch đã triển khai chương trình PHCNHH dành cho bệnh nhân COPD, bao gồm:
– Giáo dục sức khỏe: Người bệnh được hướng dẫn cặn kẽ những kiến thức về sức khỏe, hướng dẫn cách sử dụng thuốc đúng cách, kỹ năng dùng ống bơm xịt, bình hít hay máy phun khí dung; các phương pháp thông đàm, luyện thở. – Vật lý trị liệu hô hấp và thể dục vận động: Mỗi bệnh nhân đến BV 3 lần/ tuần trong 8 tuần, được thực hành các kỹ thuật thông khí, thông đàm, học các bài tập thể dục và vận động để tăng cường thể chất và khắc phục hậu quả căn bệnh. Các bài tập được thiết kế phù hợp với mỗi bệnh nhân. – Tham vấn dinh dưỡng và hỗ trợ tâm lý: Gầy ốm, suy dinh dưỡng và rối loạn tâm lý kiểu trầm cảm thường đi kèm với COPD. Bệnh nhân sẽ được tham vấn để cải thiện những tình trạng này.
Lại tìm được niềm vui sống
Ngày 6-5, tại phòng tập PHCNHH của BV Phạm Ngọc Thạch, bác N.T.N, 72 tuổi, ngụ tại phường 4, quận 4-TPHCM, cho biết dù chỉ mới tập được 2 tuần, nhưng nay đã có thể ăn ngon, ngủ ngon hơn trước đây. Hút thuốc lá trong 30 năm, trung bình 1 gói/ngày, năm trước bác N. từng nhập viện cấp cứu vì khó thở. Bác T.V.Q, 74 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, cũng hút thuốc lá trên 30 năm. Sau khi tập PHCNHH được 3 tuần, hiện nay bác đã có thể đi bộ xa hơn, mức độ xịt thuốc thưa hơn. Bác L.Đ.H, 78 tuổi, ngụ tại phường 5, quận Phú Nhuận, thì thấy dễ thở, bớt nặng ngực, ăn nhiều hơn sau 2 tuần tập. “Thành tích” hút thuốc của bác H. là 2 gói/ngày, kéo dài hơn 30 năm. Bác H. cho biết, trước đây dù đã chạy chữa nhiều nơi, nhưng không nơi nào tìm ra bệnh của bác. Qua thông tin từ báo chí, bác đến BV Đại học Y Dược TPHCM và được phát hiện bị COPD. Theo bác H. cần phổ biến kiến thức về bệnh này đến tận tuyến y tế cơ sở để bệnh nhân được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
P.S
ThS – BS Đỗ Thị Tường Oanh
Phương Pháp Tập Thở Giúp Phục Hồi Chức Năng Hô Hấp Cho Bệnh Nhân Ung Thư Phổi
Phương pháp tập thở cơ hoành và thở chúm môi sẽ giúp người bệnh “chủ động, tích cực” nhất trong các phương pháp phục hồi chức năng hô hấp.
Một trong những bước đầu tiên trong việc học thở là học cách hít thở sâu bằng cơ hoành. Cơ hoành là một cơ hình vòm nằm bên dưới phổi. Khi bạn hít vào, cơ hoành hạ xuống tạo ra một chân không hút không khí vào phổi.
Thở bằng cơ hoành là một kỹ thuật giúp tăng cường sức mạnh cơ hoành và các cơ bụng. Điều này sẽ giúp tăng cường lượng không khí di chuyển ra- vào phổi mà không làm mệt mỏi các cơ hô hấp ngực.
Thở hoành giúp người bệnh tăng cường tống thải đờm dịch. Ở một số người bệnh, tập thở hoành tốt đã là biện pháp dẫn lưu hiệu quả, ngoài ra thở hoành còn làm tăng thông khí, tăng trao đổi ôxy, giúp người bệnh bớt khó thở hơn.
Khi được sử dụng với chúm môi thở và thực hành thường xuyên sẽ giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng.
Nên tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày cho đến khi trở thành thói quen. Bạn có thể tập thở ở tư thế ngồi hoặc đứng với đầu giữ thẳng. Sau khi đã thành thạo kỹ thuật, nên tập thở cơ hoành cả khi đi bộ và cả khi làm việc nhà.
Nằm ngửa, thả lỏng cổ và vai, toàn thân thư giãn, tinh thần thoải mái.
Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.
Hít vào chậm, đều qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên. Lồng ngực không di chuyển.
Hóp bụng lại dần theo nhịp thở ra, thở chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác lõm xuống. Tập thở sâu, từ từ, tăng dần mỗi ngày và không quá sức.
Những ngày đầu tiên trong quá trình tập luyện chỉ nên thực hiện từ 5- 10 chu kỳ/ lượt, sau đó thư giãn thở đều tự nhiên 2-3 phút trước khi lặp lại lượt tiếp theo. Mỗi buổi từ 5 – 10 lượt, mỗi ngày tập từ 1 – 2 lần.
Khi thành thạo kỹ thuật, không cần kiểm soát của hai bàn tay đặt trên bụng và ngực nữa, có thể tập cả ở tư thế ngồi hoặc đứng, thậm chí ngay cả khi đi lại, làm việc.
Ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do tình trạng ứ khí trong phổi làm cho người bệnh khó thở. Thở chúm môi là phương pháp ra bằng miệng với môi chúm lại, tạo áp suất dương trong phổi giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn qua đó tăng cường lưu thông đường hô hấp
Tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai, toàn thân thư giãn, tinh thần thoải mái. Hít vào chậm qua mũi (tốt nhất nên kết hợp thở cơ hoành như mô tả trên).
Sau đó từ từ thở ra với môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Ngoài ra nên áp dụng kỹ thuật thở chúm môi bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở như đi cầu thang, tập thể dục, làm việc nhà. Nên tập thở chúm môi kết hợp thở cơ hoành. Tập lặp đi lặp lại nhiều lần sao cho thật thành thạo và trở thành thói quen.
Tập thở hoành cần được duy trì lâu dài cho người bệnh ung thư phổi cũng như mắc các bệnh về phổi, ngay cả khi người bệnh đã ra viện, là biện pháp tốt nhất để đề phòng những biến chứng của bệnh, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm những đợt cấp tái phát.
Thực Phẩm Chức Năng Với Bệnh Đường Hô Hấp
Thực phẩm chức năng với bệnh đường hô hấp
( Viêm phế quản – Sưng phổi – Sung Huyết phổi )
Viêm phế quản là tình trạng viêm ở các ống phế quản, phổi chủ yếu do virus.
Triệu chứng: Bệnh bắt đầu bằng tình trạng viêm niêm mạc mũi sau đó lan xuống họng rồi tới phổi, vì thế tốt nhất nên chặn viêm khi nó vừa mới bắt đầu ở mũi. Triệu chứng thường gặp là ho, khản giọng thỉnh thoảng có đờm. Nếu ho kéo dài vài tháng sẽ chuyển thành ho mạn tính rổỉ thành viêm phổi, khí thũng phổi.
Nguyên nhân: qua tiếp xúc lây nhiễm từ người hoặc lây theo nước bọt, hoặc hơi thở chứa virus.
Gợi ý cách chữa trị :
Nghỉ ngơi
Bỏ hút thuốc
Thở không khí trong lành
Dùng các kháng sinh tự nhiên
Dùng nhiều tỏi và keo ong
Các vitamin cC
A&E củng cố các niêm mạc trong cơ thể.
Cam thảo đã được sử dụng hàng ngàn năm làm thuốc giảm ho và chống các bệnh hô hấp. Cam thảo có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch rất tuyệt vời.
Bạch quả có tác dụng giãn phế quản rất hữu hiệu, nhất là khỉ người bệnh cảm thây khó thở, thiếu ôxy.
Xoa gelatin chế từ lô hội, hoặc là chất chiết xuất từ lô hội và dầu nóng lô hội kèm khuynh diệp lên vùng ngực và lưng.
Lô hội có tác dụng vận chuyển đưa khuynh diệp thấm sâu vào khoang ngực. Khuynh diệp có tác dụng tản sung huyết đổng thời giảm các cơn đau do ho gây ra.
Chú ý: Nếu bạn bị ho và sốt nhiều ngày điều trị như trên vẫn không giảm, hoặc khạc ra máu bạn phải đến khám bác sĩ.
Liều nên dùng hàng ngày cho người lớn (cân nặng 150 pao tương đương 67,5 kg)
Bổ sung cần thiết
Liều nên dùng hàng ngày
Lưu ý
1. Keo ong và/hoặc
4 đến 6 viên mỗi ngày, mỗi bữa ăn uong 2 viên
Có tác dụng của kháng sinh tự nhiên, diệt vi khuẩn và virus, tăng cường hệ thống miễn dịch.
2. Tỏi
6 viên nang mỗi ngày, mỗi bữa ãn uống 2 viên.
Chống lại và ngăn chặn nhiễm trùng, tăng cường hệ’thống miễn dịch.
3. Nước lô hội nóng, hoạt chất chiết xuất lô hội, gelatin chế từ lô hội
Xoa bóp vùng ngực nhiều lần mỗi ngày bằng hỗn hợp các thành phần đó theo tỷ lệ bằng nhau.
Chống viêm, giảm đau nhức, long đờm.
4. Cam thảo
2 đến 3 viên nang mỗi ngày, trước mỗi bữa ăn uống 1 viên.
Chống viêm, kích thích tạo kháng thể và sức đề kháng hệ thống miễn dịch, chống ho rất hữu hiệu.
Hỗ trợ thêm
5. Bạch quả
3 viên mỗi ngày, trước mỗi bữa ăn uống 1 viên.
Giãn phế quản rất tốt, có tác dụng tốt trong viêm phế quản mạn tính và hen do dị ứng.
6. Vitamin c
6 viên loại 60 mg, mỗi bữa ăn 2 viên.
Tăng lực và củng cố hệ thống miễn dịch.
7. Beta caroten
2 viên nang mỗi ngày, mỗi bữa ăn uống 1 viên.
Chất chống ôxy hóa mạnh, giúp ngăn chặn nhiễm trùng, phục hổi và duy trì các mô của cơ thể.
8. Nước ép gel hoặc mật hoa lô hội
4 đến 6 auxd mỗi ngày (khoảng 120- 180g), trước mỗi bữa ăn uống 2 auxơ.
Là kháng sinh tự nhiên, làm giảm viêm.
9. Hoạt chất chiết xuất lô hội
Tri cảm lạnh, sổ mũi.
Nhỏ 2 giọt hoạt chất chiết xuất lô hội vào mỗi lỗ mũi. Chống viêm, tác dụng co mạch. Giúp thông mũi, dễ thở.
Nên dùng vitamin và khoáng chất (dùng hàng ngày trong bữa ăn)
Liều dùng cho trẻ em xin xem: dinh dưỡng trẻ em
Các vitamin
A 15.000 IU hoặc beta caroten – 9 mg)
c 1300 đến 3000 mg
E1500 IU
Các chất khoáng
Canxi -1000 mg
Kẽm 50 mg.
Thực phẩm chức năng Forever Living Products FLP Lô Hội hỗ trợ bệnh đường hô hấp :
1, FOREVER BEE PROPOLIS VIÊN KEO ONG – SÁP ONG 027
2, FOREVER GARLIC THYME HỖ TRỢ TIM MẠCH 065
Hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
Giúp ổn định cho tim mạch.
Chống nấm, virut xâm hại cơ thể.
3, ALOE HEAT LOTION KEM MÁT XA LÔ HỘI ALOE VERA 064
4, FOREVER LYCIUM PLUS HỖ TRỢ TIÊU HÓA 072
Chống ô xy hóa, cải thiện làn da, giúp trẻ lâu.
Duy trì năng lượng và thị lực.
Giải độc, chống viêm.
Hỗ trợ tiêu hóa.
5, FOREVER GINKGO PLUS HỖ TRỢ TUẦN HOÀN MÁU 073
6, FOREVER ABSORBENT C BỔ SUNG VITAMIN C 048
7, FOREVER A-BETA-CARE GIÚP SÁNG MẮT ĐẸP DA 054
8, ALOE VERA GEL NƯỚC UỐNG DINH DƯỠNG LÔ HỘI ALOE VERA 015
Đào thải độc tố tích tụ ra ngoài cơ thể.
Vận chuyển cholesterol trong động mạch, tạo thành năng lượng nuôi cơ thể.
Nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phục Hồi Chức Năng Cho Bệnh Nhân Bị Bệnh Đường Hô Hấp trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!