Xu Hướng 12/2023 # Phong Cách Lãnh Đạo Của Ông Phạm Nhật Vượng # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phong Cách Lãnh Đạo Của Ông Phạm Nhật Vượng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Là người đứng đầu Vingroup, phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng luôn là đề tài sôi nổi trong giới kinh doanh hiện nay.

Mi Edu muốn gửi đến độc giả bài viết về phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng – người đã góp ý chỉnh sửa cho cuốn sách đầu tay của Michelle Nguyen – Nhà Lãnh Đạo Kim Cương và ông luôn là ví dụ điển hình trong các khóa học lãnh đạo tại học viện.

Tư duy đắt giá trong phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng

Mỗi nhà lãnh đạo đều có tính cách và niềm tin về cách quản trị khác nhau, dẫn đến nhiều điểm khác biệt trong tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo của từng nhà quản trị. Trong một buổi phỏng vấn, tỷ phú Vingroup cũng đưa ra một số tư duy đắt giá về trong phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng đúc kết ra trong suốt quá trình làm nghề.

Công việc cần quy trình, phân nhóm nhiệm vụ và rà soát kỹ lưỡng

Mỗi công việc muốn hoàn thành cần có quy trình cụ thể được lập lên một cách bài bản. Để làm được từng bước trong quy trình đó cần tìm đến nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực phù hợp và chia từng nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng. Sau khi phân nhiệm vụ, để công việc diễn ra đúng như kế hoạch thì người lãnh đạo cần phải có sự giám sát và rà soát cụ thể. Để làm được điều đó thì rất cần đến nghệ thuật lãnh đạo của nhà quản trị.

Luôn giữ tinh thần cao, không để xuất hiện suy nghĩ hưởng thụ

Khi một người làm việc nhưng trong trạng thái lúc nào cũng nghỉ ngơi, tìm cách vừa làm vừa giải trí cùng một lúc thì hiệu quả làm việc không bao giờ cao bằng người có quỹ thời gian làm việc riêng và thời gian nghỉ ngơi riêng. Khi bạn luôn có một tinh thần vững vàng, luôn sẵn sàng thì bạn có thể xử lý tốt mọi tình huống xảy ra. Đây là một điểm khác biệt trong phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng.

Nhanh không có nghĩa là không chất lượng, chúng ta chỉ lấy nó làm lý do khi yếu kém

Bạn luôn luôn nghe được những câu như nhanh luôn đi với cẩu thả hay “nhanh nhẩu đoảng”, … Tuy nhiên, với những người vừa có chuyên môn vững vàng vừa có sự nhanh nhẹn thì khi họ làm việc nhanh như vậy đem lại hiệu quả rất cao. Hãy lưu ý, khi nhìn vào công việc của một người nhân viên, người ta thường đánh giá đến kết quả nhiều hơn là nhìn vào quá trình. Chính vì vậy, làm thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên cố gắng vì một kết quả tốt nhất.

Nghệ thuật trong phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng là phải dành thời gian để học hỏi

Người lãnh đạo cần trau dòi thêm thật nhiều kiến thức để có thể vững vàng khi đứng trước mọi tình huống của công ty, đưa công ty phát triển hơn nữa và có thể truyền đạt lại cho nhân viên của mình.

Làm việc trên tinh thần đam mê, nghiêm túc với công việc

Điểm tiếp theo trong phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng là khi làm việc có đam mê thì con người sẽ tự giác tìm tòi, tự giác hoàn thiện mình mà không cần ai nhắc nhở hay thưởng phạt. Từ đó những sản phẩm họ làm ra cũng chất lượng hơn, tự nhiên hơn, không bị gò bó bởi sự ép buộc. Tình huống tâm lý nghệ thuật lãnh đạo có vững vàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần.

Lắng nghe những phản hồi từ khách hàng

Đây là một trong phương pháp mà nhiều doanh nghiệp bỏ qua, bảo thủ luôn cho rằng sản phẩm của mình là tốt, là chất lượng. Tuy nhiên, dù có thế nào đi chăng nữa thì khách hàng vẫn là những người trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn.  Là một nhà lãnh đạo bạn nên chú ý đến phản hồi để biết rằng sản phẩm của mình có được ưa chuộng hay không? Có những ưu điểm và nhược điểm gì? Nguyên nhân nhược điểm xuất phát từ đâu, … Khi trả lời được hết tất cả những câu hỏi đó thì cũng là lúc bạn đưa ra được những công việc mà bạn cần làm tiếp theo.

Đó là tất cả những gì mà chúng tôi chia sẻ cho bạn về một số nghệ thuật trong phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng. Tại Mi Edu, ngoài phong cách lãnh đạo bằng kỷ luật yêu thương, chúng tôi luôn học hỏi và áp dụng những con người thật, việc thật, tại Việt Nam và trên toàn thế giới để đưa ra những dẫn chứng và bài học cụ thể cho các học viên.

Bạn có thể tham khảo các khóa học lãnh đạo của Mi Edu tại: https://mi.edu.vn/event/

Phạm Nhật Vượng Là Ai? Con Đường Thành Công Của Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng là ai? Phạm Nhật Vượng (sinh ngày 5/8/1968 tại Hà Nội, quê gốc Hà Tĩnh) hiện là người giàu nhất Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn VinGroup. Ông chủ Vingroup hơn một lần có tên trong danh sách 200 người giàu nhất thế giới với khối tài sản tỷ đô.

Với tổng tài sản 5,6 tỷ USD tính đến tháng 4/2023. ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, hiện đứng 286 trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Tạp chí Forbes, thấp hơn 47 bậc so với năm 2023. Nhưng tới ngày 26/10/2023 con số này hiện tại tăng lên 6,6 tỷ USD khi thị trường giá cổ phiếu Vingroup liên tục tăng

Vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng được tạp chí Bloobloop vinh danh trong top 50 người có ảnh hưởng nhất thế giới trong ngành công viên giải trí, nhờ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành. Đây là lần đầu tiên một đại diện Việt Nam được Blooloop vinh danh nhờ những đóng góp lớn đối với ngành công nghiệp sáng tạo thế giới.

Ông là người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú do tạp chí Forbes của Mỹ công bố, Top 10 tỷ phú mới xuất sắc nhất năm 2013, liên tiếp nhiều năm liền đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt,…’

Trước khi trở thành tỉ phú thế giới với khối tài sản khổng lồ, ông Phạm Nhật Vượng từng có quãng thời gian khởi nghiệp từ kinh doanh nhà hàng, sản xuất mì ăn liền ở Kharkov, Ukraine. Là người đi lên từ bàn tay trắng, ông đã làm được những điều không ai tin là có thể.

CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA PHẠM NHẬT VƯỢNG

Phạm Nhật Vượng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ những thành tích học tập xuất sắc, đã được chọn sang du học ở Moskva (Nga) tại Trường Mỏ địa chất và theo học ngành kinh tế địa chất.

“KHỞI NGHIỆP” TRÁI NGÀNH, “ÔNG VUA THỨC ĂN CHẾ BIẾN”

Năm 1993, ở thời điểm khi Liên bang Xô Viết đã tan rã với rất nhiều hệ lụy và cơ hội mới, Phạm Nhật Vượng sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế địa chất đã không lựa chọn nghề mỏ đã học mà bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, đầu tiên ở chính thủ đô Nga rồi chuyển đến Ukraina, mở nhà hàng và thành lập Công ty Technocom tại cố đô Kharkov.

Ngày 8/8/1993, ông bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền với thương hiệu “Mivina” theo quy trình sản xuất nhập khẩu từ Việt Nam. Đến năm 2004, mỳ ăn liền hiệu “Mivina” đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine. Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại súp đóng gói. Thành công vang dội, cái tên Phạm Nhật Vượng được xứng danh “ông vua thức ăn chế biến” tại thị trường Ukraina.

QUAY VỀ VIỆT NAM, ĐƯA TẬP ĐOÀN VINGROUP NGÀY MỘT VỮNG MẠNH

Đến năm 2010, sự nghiệp của ông rẽ sang một bước ngoặt khác khi Nestle mua lại công ty Technocom với mức giá không được tiết lộ. Sau đó Phạm Nhật Vượng quay về Việt Nam, ông nảy ra ý tưởng biến một số đảo hoang sơ tại Nha Trang thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả là Vinpearl Resort Nha Trang 225 phòng ra đời.

Một năm sau, ông khai trương Vincom Bà Triệu – tổ hợp trung tâm thương mại đầu tiên tại Hà Nội. Ba năm sau, ông bổ sung 260 phòng nữa tại Vinpearl và lắp cáp treo xuyên biển dài 3,2 km. Ông cũng cho xây dựng Vincom Village với hàng trăm biệt thự cao cấp. Vincom được niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007. Trong khi đó, Vinpearl vẫn là công ty kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng độc lập.

Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng được sự tín nhiệm tuyệt đối của Đại hội đồng cổ đông, bầu vào vị trí Chủ tịch Tập đoàn.

Tháng 2 /2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức được phát hành trên sàn giao dịch đã minh chứng tiềm lực của tập đoàn.

Hiện nay, Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm: Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang); Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp); Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như Vinmec (y tế chất lượng cao), Vinschool (giáo dục)… và mới nhất là Vinfast (ô tô).

Năm 2014 được đánh giá là năm bản lề gia nhập thị trường bán lẻ của tỷ phú Phạm Nhât Vượng khi mua lại chuỗi siêu thị thuộc quản lý của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và xây dựng các thương hiệu như VinFashion, BFF, VinDS (chuỗi siêu thị tổng hợp), VinPro (bán lẻ điện máy). Bên cạnh đó, đơn vị này cũng ra mắt thương hiệu thương mại điện tử “A Đây Rồi” để cùng các công ty con trong lĩnh vực bán lẻ khác mở rộng phạm vi hoạt động, tăng độ phủ trên thị trường.

Tiếp đó, Tập đoàn Vingroup chính thức công bố gia nhập lĩnh vực nông nghiệp với thương hiệu VinEco. Mục tiêu của VinEco là cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn, tiến tới việc đưa một số nông sản thế mạnh Việt Nam ra thế giới.

Sau đó, có thể kể đến là việc Vingroup đề xuất gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bày tỏ nguyện vọng được làm nhà đầu tư chiến lược của hai đơn vị thành viên thuộc Vinalines là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Sài Gòn (Cảng Sài Gòn) và Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (Cảng Hải Phòng).

Trước đó, Vingroup cũng đã nắm trong tay Cảng Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và một công ty con của Vingroup cũng đã nộp đơn xin trở thành thành đầu tư Dự án Xây dựng cảng hành khách Phú Quốc tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Tập đoàn Vingroup luôn được đánh giá là thương hiệu đa ngành lớn mạnh trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, tập đoàn này đã liên tục có những công trình lớn mang tầm cỡ quốc tế như Times City, Royal City, biệt thự Vinhomes Riverside hay sắp tới đây là chung cư Vinhomes Nguyễn Chí Thanh. Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch hội đồng quản trị VinGroup chính là người đã góp phần lớn nhất tạo nên một thương hiệu lớn mạnh hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam.

Tòa nhà cao nhất Việt Nam, Landmark 81 tại Hồ Chí Minh cũng là công trình nổi tiếng của tập đoàn đình đám này.

“BÙNG NỔ” VỚI NHIỀU CÚ HÍCH LỚN

Vingroup cũng khiến giới kinh doanh xe hơi ngạc nhiên với thương hiệu Vinfast ra mắt tháng 10/2023. Dù là một doanh nghiệp xe hơi non trẻ nhưng Vinfast khiến giới thị trường ngạc nhiên tại Triển lãm Paris Motor Show tại Pháp.

Ngoài ra, những ngày cuối năm 2023, Vingroup đã công bố ra mắt 4 mẫu điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart và ra mắt nhiều mẫu điện thoại mới trong năm 2023. Theo thông tin từ Vingroup sản phẩm điện thoại được “ra lò” chỉ trong 6 tháng kể từ khi công bố thành lập Vsmart.

Ngoài ra, trong mảng bất động sản bán lẻ, Vingroup đã mang Vincom Retail lên niêm yết từ cuối năm 2023. Theo đó, Vincom Retail đang sở hữu 4 dòng thương hiệu là Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza, Vincom+. Nó cũng đang vận hành 66 trung tâm thương mại tại 38 tỉnh thành. Năm 2023, VRE đạt doanh thu thuần gần 9.052 tỉ đồng và 2.414 tỉ đồng lợi nhuận, tương ứng tăng trưởng 64% và 19% so với những con số đạt được năm 2023.

Đặc biệt, Tập đoàn Vingroup tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng cách ra mắt thương hiệu hàng không Vinpearl Air với hy vọng trở thành hãng vận tải hàng không thứ sáu của Việt Nam, sau khi bước chân vào lĩnh vực sản xuất xe hơi và điện thoại thông minh.

Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng là tập đoàn đa ngành nổi tiếng nhất Việt Nam với những thương hiệu như:

Vinhomes: Hệ thống căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại cao cấp

Vincity: bất động sản đại chúng với hệ thống dịch vụ đồng bộ

Vincom: Chuỗi trung tâm thương mại

Vinpearl: Hệ thống nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí cao cấp

Vinmec: Hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế

Vinschool: Hệ thống giáo dục liên cấp

VinDS bao gồm VinDS Fashion – Sport – Shoes – Beauty và Index Living Mall

Vineco: sản phẩm nông nghiệp sạch

Vinmart: hệ thống bán lẻ

Vinpro: Siêu thị điện máy & công nghệ

Adayroi: Hệ thống thương mại điện tử

Vinfast: Công nghiệp nặng, chế tạo ô tô, xe máy…

Vinsmart: thiết bị điện tử, điện thoại thông minh

Vinuni: Trường đại học đẳng cấp

VinKC: bán lẻ ngành hàng trẻ em

Vincharm: chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe

Vintata: hãng phim hoạt hình

Vinfa: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc, sinh phẩm y tế, dược mỹ phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng

Vinpearl Air: Hãng hàng không của Vingroup

Quỹ Thiện Tâm (Kind Heart Foundation): tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện…

5/5

(4 Reviews)

Ông Phạm Nhật Vượng, Câu Chuyện Tạo Dựng Và Dẫn Dắt Thị Trường

Song song với việc phát triển các dự án nhà ở, Vingroup cũng đang dẫn đầu trong việc xây dựng các khu trung tâm thương mại bán lẻ, mở chuỗi. Tính đến cuối tháng 11.2023, có 13 trung tâm thương mại (TTTM) đã đi vào hoạt động, riêng trong năm 2023 có thêm bảy trung tâm mới trên khắp cả nước. Tổng cộng diện tích mặt bằng mà Vincom Retail cung cấp ra thị trường từ nay đến hết năm 2023 gần một triệu m 2, trong đó tỉ lệ lấp đầy tại các TTTM đã đi vào hoạt động trung bình đạt mức trên 90%. Dự kiến đến hết năm 2023, Vincom sẽ có gần 40 TTTM hoạt động trên 20 tỉnh thành phố trên cả nước gồm Hà Nội, chúng tôi Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Đắk Lăk, Đồng Nai, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu. Năm qua, Vingroup tập trung phát triển chuỗi siêu thị bán lẻ và cửa hàng tiện dụng trên cả nước, bằng các chiến lược xây dựng, mở chuỗi và kể cả mua bán, sáp nhập. Trong kế hoạch của tập đoàn, đến cuối năm 2023, mạng lưới cửa hàng bán lẻ sẽ bao gồm 50 VinMart (trong đó có chín cơ sở nhận chuyển giao từ thương vụ mua lại Maximark), 300 VinMart+; hơn 100 VinPro và VinPro+. Theo một nguồn tin từ Maximark, công ty thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, em gái doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, quyết định mua lại chuỗi siêu thị Maximark tại TP. HCM được chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đưa ra trong vòng một tuần. Theo phân tích của các công ty chứng khoán và nghiên cứu bất động sản, với chiến lược mở chuỗi bán lẻ quyết liệt trong năm 2023, nếu giải quyết tốt được bài toán phát triển logistics, Vingroup có thể đạt được mục tiêu thống lĩnh thị trường bán lẻ trong vài năm tới.

Một nhánh kinh doanh khác của Vingroup được thị trường chờ đợi nhiều là công ty thương mại điện tử Adayroi, mới tung ra thị trường website giao dịch bản thử nghiệm được hơn ba tháng nay. Adayroi được đầu tư khoảng 600 tỉ đồng cho tới thời điểm này, trải qua một đợt thay đổi nhân sự mạnh mẽ vào cuối năm 2014, và đang đứng trước triển vọng của một thị trường còn rất nhiều dư địa để phát triển.

Nông nghiệp là mảng kinh doanh hoàn toàn mới nhưng đã nhanh chóng có sản phẩm, tạo thêm nguồn năng lực cộng thêm cho các mảng kinh doanh bán lẻ cũng như giá trị cho các khu đô thị phức hợp của tập đoàn. Hai lĩnh vực giáo dục và y tế của Vingroup, tuy chưa có quy mô vượt trội trên thị trường, nhưng đã tạo được thương hiệu mạnh và chứng minh tính chuyên nghiệp cao. Tất cả các lĩnh vực mà Vingroup đầu tư đều là những khu vực có cơ hội tăng trưởng mạnh, và nhìn tổng thể, đều có khả năng tạo giá trị cho các sản phẩm mà tập đoàn cung cấp ra thị trường.

Liệu thị trường đã hiểu hơn về Vingroup kể từ bài báo đầu tiên mà Forbes Việt Nam thực hiện cách đây 2,5 năm? Thông tin về những dự án mới mà Vingroup thực hiện xuất hiện hằng tuần trên các phương tiện thông tin đại chúng. Gần như tất cả những đại lý bất động sản đang hoạt động trên thị trường Việt Nam đều bán hàng của Vingroup, do chiến lược làm việc với tất cả các đại lý, không ký độc quyền với một công ty nào – một trong rất nhiều những “cách của Vingroup” mà sau đó được nhiều công ty khác làm theo. Các khu nghỉ dưỡng – vui chơi phức hợp Vinpearl được mở rộng với tốc độ chóng mặt tại Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc… và luôn đông khách. Các thương hiệu của Vingroup đang trở thành những cái tên quen thuộc với nhiều gia đình trung lưu Việt Nam. “Các nhà phân tích chứng khoán rất thích Vingroup, nhưng thị trường nhìn chung e ngại, vì họ không hiểu hết Vingroup,” ông Vũ Thanh Tú của công ty chứng khoán Bản Việt nhận xét. Làm “quá nhiều và quá nhanh” là đánh giá từ bên ngoài. Từ bên trong, tại trụ sở chính của tập đoàn Vingroup giữa khu biệt thự sang trọng mang tên mới Vinhomes Riversides tại Hà Nội, ông chủ tập đoàn cho rằng, họ làm chưa đủ nhanh. Ông Vượng nhìn thấy cơ hội phát triển ở khắp mọi lĩnh vực trên nền kinh tế. Ông thường miêu tả ngày làm việc của mình là “không ngẩng được mặt lên.” Một trong những nhà đầu tư nước ngoài giấu tên, thuộc nhóm nhà đầu tư do Warburg Pincus dẫn đầu nhận xét: “Ông Vượng là người có sự năng động, tầm nhìn đáng nể.” Những nhà đầu tư quỹ tới thăm các dự án của Vingroup tại Phú Quốc đều khâm phục sự thay đổi mà tập đoàn này đang mang lại trên hòn đảo này chỉ trong vòng chưa đầy hai năm.

Xây Dựng Phong Cách Lãnh Đạo Của Người Đứng Đầu Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh

Phong cách lãnh đạo là tổng hợp những phương pháp, biện pháp, cách thức riêng, tiêu biểu mà người lãnh đạo sử dụng hằng ngày để thực hiện nhiệm vụ của mình. Phong cách được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức, điều kiện chính trị và điều kiện sống của người lãnh đạo.Phong cách lãnh đạo là khái niệm rộng hơn khái niệm phương pháp, cách thức, biện pháp. Phong cách lãnh đạo là cái chung, biểu hiện thông qua các phương pháp, cách thức và biện pháp, đồng thời phản ánh các phẩm chất bên trong của con người, phản ánh tư tưởng, đạo đức, năng lực, tính cách, sở trường của người lãnh đạo. Có một số yêu cầu trong phong cách lãnh đạo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hay nhắc tới, đó là: phong cách dân chủ, nhưng quyết đoán, lãnh đạo sâu sát, khéo dùng người, trọng dụng người tài, cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo.

Phong cách dân chủ, nhưng quyết đoán Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải “gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống.Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng, làm nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó.Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay không.Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành. Cứ như thế mãi thì lần sau chắc đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn lần trước. Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt”.

Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cải cách tổ chức, bộ máy nhà nước và nhiều công việc khác, cần phải thực hành cách liên kết sự lãnh đạo với quần chúng và “liên kết chính sách chung với sự chỉ đạo riêng”, tức là vận dụng quan điểm, đường lối chung phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.Theo Người, như vậy mới thật là biết lãnh đạo, quản lý.

Phong cách lãnh đạo dân chủ thì phải dựa vào quần chúng; là cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu không được quan liêu, hách dịch, coi thường quần chúng nhân dân. Phải biết đời sống thực của nhân dân như thế nào, khả năng thực của nhân dân ra sao? Họ đang nghĩ và đang mong muốn những gì? Mỗi lời nói, mỗi việc làm của người cán bộ phải phù hợp với quần chúng, phản ánh đúng được khát vọng của quần chúng. Cán bộ phải biết được những băn khoăn trăn trở của dân để kịp thời uốn nắn và tháo gỡ cùng dân.

Người phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, dẫn đến tình trạng người có ý kiến không dám nói, người muốn phê bình không dám phê bình, làm cho cấp trên cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng với Đảng xa rời nhau, không còn sáng kiến, không còn hăng hái trong khi làm việc. Người chỉ rõ: “Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng.

Nếu cán bộ không nói năng, không để ý kiến, không phê bình, thậm chí tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói, do uất ức mà hóa ra oán ghét, chán nản”.

Người đòi hỏi phải có phong cách làm việc thực sự dân chủ chứ không phải giả tạo, hình thức để che lấp ý đồ xấu của cá nhân. Bởi vì mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, thậm chí phá vỡ tập thể, mọi thói hình thức chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói mòn, thậm chí triệt tiêu dân chủ.

Cán bộ lãnh đạo, nhất là những người đứng đầu, là người có trọng trách trong một tập thể, vừa phải thực hành dân chủ, lắng nghe ý kiến của tập thể, đồng thời, phải quyết đoán, nhận thức đầy đủ trách nhiệm và dám ra quyết định, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đây cũng chính là việc thực hiện nghiêm nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.

Theo Hồ Chí Minh, một người dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề, cũng không thể biết hết được mọi việc trong đơn vị cũng như đời sống xã hội. Cho nên, cần phải có cách làm việc tập thể để phát huy được trí tuệ của tập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành sự nghiệp của một tập thể, một đơn vị hay địa phương mà nếu chỉ riêng người cán bộ lãnh đạo, quản lý thì không làm nổi. Tập thể lãnh đạo là dân chủ.

Cá nhân phụ trách là nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, người quản lý. Có ý thức tập thể cao, tạo ra bầu không khí làm việc dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng không có tính quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, thì không thể có những quyết định kịp thời, đáp ứng yêu cầu và công việc cũng không thể tiến triển được. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý các cán bộ lãnh đạo, quản lý rằng: “Những việc bình thường, một người có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết đi. Những việc quan trọng mới cần tập thể quyết định”.

Kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, thực hiện trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu để khắc phục những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc ngược lại, dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm cá nhân… làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý của người cán bộ lãnh đạo.

Lãnh đạo sâu sát sẽ nâng cao được tính khách quan, minh bạch, tăng cường được công tác kiểm tra, giám sát, từ đó kiểm soát tốt hơn đối với việc thực thi quyền lực, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tài sản của Nhà nước, của nhân dân, góp phần phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Hồ Chí Minh yêu cầu dựa vào quần chúng nhân dân để giám sát, kiểm tra, nhằm loại trừ các hành vi trục lợi, ăn cắp, tham ô, đục khoét, biến của công thành của riêng…

Theo Hồ Chí Minh, sau khi nghị quyết đã được ban hành, phải tổ chức tốt việc thực hiện để nghị quyết đi vào cuộc sống. Điều đó gắn liền với công việc kiểm tra, giám sát. Muốn tốt, “phải đi tận nơi, xem tận chỗ”. Theo Người, sở dĩ sự thật còn bị bưng bít vì sự kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp, không nghiêm túc, chưa chặt chẽ.

Sau kiểm tra, giám sát, thì cái sai cần khắc phục, sửa chữa ngay và cái đúng, cái tốt phải được động viên khen thưởng, kịp thời, vì khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng lúc sẽ động viên, giáo dục, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc. Người yêu cầu nhanh chóng biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, động viên khuyến khích bằng vật chất hoặc tinh thần, nhằm phát triển cái tốt để chống lại cái xấu, vì mục tiêu xây dựng con người mới, làm cho xã hội ngày một tiến bộ. Mỗi khi đọc trên báo chí, thấy tấm gương “người tốt, việc tốt” nào, nhất là những người đi đầu khởi xướng phong trào, Người liền cử cán bộ đi xác minh và tặng “Huy hiệu Bác Hồ” cho người có thành tích xứng đáng. Cả nước có khoảng 5.000 người đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng “Huy hiệu Bác Hồ” qua phong trào “Người tốt, việc tốt”. Những ai được nhận “Huy hiệu Bác Hồ” đều tự hào kể lại những mẩu chuyện cảm động khi nhận phần thưởng cao quý này. Quan trọng hơn nữa, những phần thưởng đó, sau này trở thành bài học nêu gương cho các thế hệ con cháu họ.

Hồ Chí Minh từng yêu cầu: “Tôi ra lệnh cho Bộ Tổng tư lệnh mau chóng khen thưởng những đơn vị và những chiến sĩ đã lập nhiều chiến công oanh liệt”. Trong “những việc cần phải làm ngay” gửi cán bộ, chiến sĩ tỉnh Hòa Bình, Lào Cai, Người nhắc nhở: “Xét kỹ và báo cáo những đơn vị và cá nhân có công trạng đặc biệt để Chính phủ khen thưởng”, “vì khen thưởng khuyến khích rất nhiều, vì khen thưởng là tổng kết và phổ biến kinh nghiệm ra cho mọi ngành hoạt động”, “vì khen thưởng cũng là một cách giáo dục và cổ động. Bộ đội, đồng bào có thành tích mà Trung ương, Chính phủ khen thưởng thì mới hăng hái hơn và những người chưa có thành tích sẽ thi đua tích cực. Từ trước đến nay địa phương rất ít báo cáo, bây giờ các cô, các chú phải tích cực làm”.

Người xác định, việc dùng người phải hợp lý, đúng năng lực và sở trường của họ, đúng người, đúng việc, chớ “dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn” và phải cho họ hiểu rõ mọi mặt các công việc họ phải phụ trách. Dùng người mà không đúng công việc sẽ không chạy, không được việc, làm thui chột nhân tài, có hại cho Đảng và cũng thể hiện sự yếu kém trong công tác cán bộ của Đảng.Người cho rằng, vì “cách lãnh đạo của ta còn kém, thói quan liêu còn nồng cho nên có những người như thế cũng bị dìm xuống, không được cất nhắc. Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người lãnh đạo, quản lý phải biết trọng dụng nhân tài, nếu không sẽ làm “thui chột” nhân tài. Việc trọng dụng nhân tài theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải làm thường xuyên, liên tục như “người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trọng dụng nhân tài phải biết tuỳ tài mà dùng người: “Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”. Bởi vậy, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, trong lúc còn bộn bề khó khăn, thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm tìm người tài để xây dựng đất nước và Người chính là tấm gương sáng cho việc tìm nhân tài và trọng dụng nhân tài. Ngày 14/11/1945, trên báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Người chủ trương phải “tìm người tài đức”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một quốc gia, một đất nước không biết sử dụng nhân tài là một khuyết điểm to, làm lãng phí một vốn quý của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và kiến thiết.

Nhiệt tình cách mạng là yếu tố cơ bản trong phẩm chất của người cán bộ đứng đầu, người lãnh đạo. Vì có nhiệt tình cách mạng, người cán bộ lãnh đạo mới say mê, tận tuỵ với công việc để tìm ra những phương án sáng tạo nhằm thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Tính cách mạng, lòng yêu nước, thương dân là động lực lớn thôi thúc người lãnh đạo, quản lý chuyên tâm, lo toan, tận tuỵ, say mê với công việc. Đồng thời, người lãnh đạo phải có sự tìm tòi sáng tạo, đề xuất được những ý kiến hay, những phương án tối ưu để thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ lãnh đạo, phải là những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, có đạo đức cách mạng, có tinh thần anh dũng, gương mẫu, chịu đựng gian khổ, hy sinh và có năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hồ Chí Minh cho rằng, tính khoa học phải được đảm bảo bằng tri thức khoa học. Nhiệt tình cách mạng chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi nó được thống nhất với các tri thức khoa học và trên cơ sở khoa học. Nhiệt tình cách mạng sẽ trở thành duy tâm, duy ý chí nếu thiếu tri thức khoa học. Thực tiễn cho thấy, có nhiệt tình mà thiếu tri thức khoa học sẽ dẫn tới sai lầm, chệch hướng, làm hỏng đường lối, chính sách, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến phá hoại vô ý thức. Những chương trình, dự án, kế hoạch với những ý tưởng tốt đẹp, nhưng do thiếu tri thức dẫn đến thất bại, gây ra tổn thất nặng nề.

Để có tri thức khoa học, người cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về chính trị, văn hoá, nghiệp vụ cũng như nắm được tình hình trong và ngoài nước. Chủ quan, tự mãn, ít nghiên cứu lý luận và thực tiễn nên gặp thuận lợi dễ lạc quan, gặp thành công sớm dễ mắc phải căn bệnh kiêu ngạo; khi gặp khó khăn thì dễ lúng túng, bị động, dẫn đến bi quan, dao động, lập trường cách mạng không vững… Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ đảng viên nói chung, nhất là với cán bộ lãnh đạo: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.

Học tập, nghiên cứu, “học và hành” theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm. Cán bộ, đảng viên cần phải có lý luận lãnh đạo cần nắm chắc lý luận mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”, “làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”.

Khẳng định vai trò của lý luận, Hồ Chí Minh chỉ rõ sự cần thiết phải biết liên hệ lý luận với thực tiễn trong công tác lãnh đạo. Vì: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”, nên lý luận mà xa rời thực tiễn thì sớm muộn sẽ dẫn tới bệnh giáo điều, sách vở, nên người cán bộ lãnh đạo phải nắm chắc lý luận, đồng thời qua kinh nghiệm làm việc, phải hiểu rõ sự vận động của các quan điểm lý luận trong thực tiễn, qua đó dự báo được những biến đổi của tình hình, của nhiệm vụ cách mạng, từ đó mới có thể thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình.

Một trong những yêu cầu về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu là phải nắm chắc lý luận, nhưng không được “lý luận suông”, mà phải có năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta”. Người chủ trương “phải gắn lý luận với công tác thực tế”. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng một mặt phải xuất phát từ tình hình cụ thể,giải thích cho quần chúng hiểu và thực hiện các chủ trương, chính sách đó như thế “lý luận mới không tách rời thực tế”.

Trong mọi công tác, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, người lãnh đạo có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, cần có sự vững vàng, không thay đổi trong những vấn đề thuộc về nguyên tắc, đó là những vấn đề có tính chiến lược, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là “bất biến, phải giữ vững như sắt đá”.

Cùng với kiên định về nguyên tắc, những vấn đề chiến lược, thì sách lược cách mạng, các hình thức, phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành phải mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với thực tế để có thể đạt kết quả cao nhất. Điều đó thuộc về bản lĩnh của người lãnh đạo, thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến”, thể hiện sự linh hoạt trong hoạt động lãnh đạo của mình.

Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu đặt ra phải được cụ thể trong từng giai đoạn. Tính bất biến, mục tiêu trong tất cả các giai đoạn của cách mạng là độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong bản Di chúc, Người nói lên mong muốn cuối cùng, cũng là mục tiêu chung của cuộc cách mạng là “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Tuy nhiên, con đường đi đến mục tiêu đó là con đường đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ. Người đứng đầu, người lãnh đạo cần sáng suốt, tỉnh táo, nhạy bén để xác định sách lược, hình thức, biện pháp thực hiện trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể, trong mỗi bước đi, mỗi bước tiến lên của cách mạng.

Những nội dung xây dựng phong cách lãnh đạo nêu trên không nằm ngoài những quy định chung trong phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên, đồng thời, có yêu cầu cao hơn, thể hiện vị trí, vai trò, trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên trên cương vị lãnh đạo./.

Xây Dựng Phong Cách Lãnh Đạo, Quản Lý Dân Chủ Của Cán Bộ Cơ Sở

Ngày đăng: 04/04/2023 02:50

Cán bộ xã trực tiếp làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở cơ sở – Nguồn: laichau.gov.vn

Từ nhận thức…

Cán bộ cơ sở là người trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có quan hệ trực tiếp với quần chúng, với dân, gần dân, sát dân nhất, giải quyết mọi vấn đề ở cơ sở, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân. Phong cách, lề lối làm việc của cán bộ cơ sở có vai trò to lớn để nghị quyết, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước thấm sâu vào nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, niềm tin của quần chúng và đi vào cuộc sống.

Có nhiều kiểu phong cách lãnh đạo, quản lý song cán bộ cơ sở cần định hướng lựa chọn và xây dựng cho mình một phong cách dân chủ, bởi đây là kiểu phong cách có nhiều ưu điểm nhất, đem lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức và nâng cao uy tín của người cán bộ.

Phong cách dân chủ được đặc trưng bằng việc người cán bộ biết sử dụng quyền lực của mình một cách hợp lý, không lạm dụng quyền lực; biết lắng nghe, tranh thủ ý kiến của cán bộ cấp dưới, của quần chúng, đưa họ tham gia vào việc ra quyết định và thực hiện quyết định; có cách thức làm việc khoa học, tác phong sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ. Người cán bộ cơ sở phải luôn đặt lợi ích của tập thể, của quần chúng lên trên hết, vì lợi ích của tập thể, của quần chúng. Mọi suy nghĩ hành động đều vì tập thể, vì quần chúng. Không có biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị, vì lợi cá nhân mà vi phạm lợi ích của tập thể, vì lợi ích nhóm mà vi phạm lợi ích của tập thể lớn, làm giảm sút niềm tin của cấp dưới, của quần chúng nhân dân đối với mình. Sinh thời, Bác Hồ đã căn dặn mỗi cán bộ: “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”(1).

Trong công tác lãnh đạo, quản lý người cán bộ biết đặt mình trong khuôn khổ tổ chức. Không bao giờ được đặt mình cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra, giám sát của tổ chức. Biết kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng phải có tính nguyên tắc, tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, có những quyết định kịp thời, đặc biệt trong những thời điểm quan trọng, then chốt, không dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, thiếu trách nhiệm.

Người cán bộ cơ sở cần có cách thức làm việc khoa học, mang tính kế hoạch, bài bản, sáng tạo và hiệu quả. Biết tổ chức, phân chia, sắp xếp công việc, tổ chức động viên cấp dưới và quần chúng thực hiện. Kiểm soát khéo léo việc chấp hành của cấp dưới và quần chúng, biết rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng kịp thời. Không ngừng sáng tạo, đổi mới, tìm ra hướng đi mới, cách làm hay, mang lại hiệu quả. Khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí, được chăng hay chớ, tùy tiện, thiếu kế hoạch, luộm thuộm, gặp sao làm vậy, làm chiếu lệ, không ngăn nắp, làm không đến nơi đến chốn, hoặc bệnh phô trương hình thức.

Cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện, cấp hành động, hiện thực hóa đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, chủ trương, kế hoạch, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, đòi hỏi người cán bộ phải có tác phong sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, gương mẫu, nói đi đôi với làm. Thực sự hiểu rõ từng người, từng việc, từng mốc thời gian cụ thể. Đi sâu, đi sát cấp dưới, quần chúng để hiểu rõ cấp dưới, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Khắc phục bệnh quan liêu xa rời quần chúng, chung chung, qua loa, đại khái, nói mà không làm, nói nhiều làm ít hoặc “nói một đường, làm một nẻo”.

Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và trong cuộc sống cá nhân phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải thể hiện siêng năng, chăm chỉ, toàn tâm, toàn ý với công việc chung. Thực hiện nếp sống văn minh, đoàn kết, tương thân, tương ái; thực hành tiết kiệm, sống khiêm tốn, giản dị, trong sạch, chống xa hoa, lãng phí.

Thực tiễn cho thấy ở nơi nào, ở người cán bộ nào có phong cách dân chủ sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cấp dưới, cho quần chúng chủ động trong công việc, phát huy trí tuệ, sáng kiến, tham gia tích cực vào công việc chung, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực, gần gũi, thân thiện, đoàn kết, tin tưởng. Uy tín của người cán bộ vì thế ngày càng được củng cố và nâng cao. Ngược lại ở nơi nào, cán bộ nào có phong cách độc đoán, chuyên quyền, hoặc tự do, tùy tiện thì ở đó mất dân chủ, trí tuệ tập thể không được phát huy, công việc không chạy, kém hiệu quả, tập thể không đoàn kết, niềm tin thấp.

Thực tế hiện nay vẫn còn cán bộ cơ sở thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý theo kiểu độc đoán, chuyên quyền, tập trung quyền lực vào tay mình; chưa vì tập thể, hoặc vì lợi ích nhóm mà vi phạm lợi ích của tập thể, của quần chúng. Không tuân thủ nghiêm nguyên tắc lãnh đạo tập thể, thiếu khiêm tốn, thiếu tôn trọng quần chúng, chưa thu hút và phát huy trí tuệ tập thể. Quyết định hay việc làm còn có biểu hiện mang tính chủ quan, thiếu sự phân tích, xem xét kỹ lưỡng. Một số cán bộ cơ sở còn có biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, hành chính, giấy tờ, không nghiên cứu, xem xét tình hình thực tiễn “cưỡi ngựa xem hoa”, thiếu sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, không gương mẫu, nói chưa đi đôi với làm hay “nói một đường, làm một nẻo”, còn lãng phí, tham nhũng, làm giảm sút niềm tin của cấp dưới, của quần chúng.

Đến hành động…

Phong cách lãnh đạo, quản lý là nét đặc sắc, đặc trưng riêng và là sự sáng tạo của mỗi cán bộ, thông qua quá trình học tập và rèn luyện thực sự nghiêm túc và trách nhiệm, trên cơ sở sự chuyển hóa từ nhận thức đến hành động, thấm sâu giữa lời nói với việc làm, sự thống nhất giữa cách nghĩ, cách làm và cách sống. Vì vậy, để xây dựng, củng cố phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ của cán bộ cơ sở, cần quan tâm một số biện pháp sau:

Một là, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ cơ sở.

Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức là yếu tố nền tảng để hình thành và phát triển phong cách lãnh đạo, quản lý. Chỉ có lập trường chính trị, tư tưởng kiên định, vững vàng, đạo đức, lối sống tốt đẹp, người cán bộ mới tích cực nghiên cứu, tìm chọn con đường, biện pháp thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích thiết thực cho tập thể. Đó chính là mảnh đất tốt để nảy nở, phát triển phong cách dân chủ. Cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; cách làm việc dân chủ, tập thể, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn chỉ có thể là sản phẩm của trí tuệ, của tri thức, tình cảm đúng đắn, của phẩm chất nhân cách người cán bộ. Vì vậy, yêu cầu mỗi cán bộ ở cơ sở phải tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống để có khả năng gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và cấp dưới, lôi cuốn, thuyết phục, khơi dậy niềm tin ở người khác bằng tính kiên định, vững vàng trước thử thách, khó khăn, bằng ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ, tính nhất quán trong lời nói và hành động.

Hai là, chú trọng bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, tri thức khoa học lãnh đạo, quản lý, trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, tri thức về khoa học lãnh đạo, quản lý như chức năng của lãnh đạo, quản lý; nhân cách của người lãnh đạo, quản lý; những vấn đề tâm lý trong công tác cán bộ và quan điểm của Đảng về công tác cán bộ; các kiểu phong cách lãnh đạo, quản lý; phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ; những kỹ năng cần thiết của cán bộ lãnh đạo, quản lý (kỹ năng lập kế hoạch, phân tích, xử lý thông tin; kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng giao việc, bố trí, phân công công việc; kỹ năng thuyết trình, động viên, khuyến khích cấp dưới, giao tiếp, ứng xử, phối hợp và làm việc nhóm; kỹ năng sử dụng phương tiện). Đồng thời, cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển phong cách dân chủ.

Tổ chức bồi dưỡng cán bộ thông qua các đợt tập huấn, học tập chính trị tại chức hàng năm. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 15-5-2023 “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Hướng dẫn Số 52-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 20-11-2023 về học tập chuyên đề năm 2023 “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Thông qua bình xét phân loại đảng viên, nhận xét, đánh giá cán bộ, thông qua đóng góp, phê bình của tổ chức tổ chức quần chúng như công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Tổ chức thăm dò ý kiến của quần chúng trong cơ quan, đơn vị, địa phương đối với phẩm chất, năng lực, phong cách của đội ngũ cán bộ. Thực hiện tốt quy định cán bộ cấp trên bồi dưỡng cán bộ cấp dưới; phát huy tính tự giác, tích cực tự bồi dưỡng của mỗi cán bộ.

Ba là, tăng cường rèn luyện trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, trong sinh hoạt, học tập, trong hoạt động phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị, trong giải quyết các mối quan hệ xã hội.

Bất cứ việc gì cũng cần đầu tư suy nghĩ, làm việc có kế hoạch, mục đích rõ ràng, bám sát nhiệm vụ chính trị, sâu sát thực tế, nghiên cứu nắm chắc tình hình; chương trình kế hoạch phải phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, đối tượng và thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình tổ chức thực hiện. Xác định rõ nội dung, yêu cầu, chỉ tiêu và những giải pháp cụ thể. Lãnh đạo, quản lý toàn diện, nhưng không dàn trải mà có trọng tâm trọng điểm, coi trọng tính thiết thực, hiệu quả. Chú trọng rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn.

Nêu cao tính tự giác, làm chủ bản thân trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập. Tôn trọng tập thể, lắng nghe ý kiến quần chúng. Luôn thể hiện thái độ đoàn kết, thân tình, trung thực, có nếp sống văn hoá, ý thức tổ chức kỷ luật, nêu cao tự phê bình và phê bình, nghiêm khắc với bản thân, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm; phát huy tính tự giác, mô phạm, nói đi đôi với làm, gương mẫu cho cấp dưới và quần chúng noi theo.

Bốn là, chủ động khắc phục phong cách quan liêu. Đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện xa rời tập thể, xem thường quần chúng, trốn tránh trách nhiệm, làm việc vô nguyên tắc, nói một đường, làm một nẻo; chỉ biết lo cho mình, không biết quan tâm người khác; làm việc thiếu kế hoạch, thiếu tiến độ, thụ động chờ đợi chỉ thị cấp trên; thiếu sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, thiếu gương mẫu.

Để khắc phục phong cách quan liêu một cách triệt để, phải nêu cao ý thức phục vụ nhân dân, thật sự tôn trọng và bảo đảm quyền làm chủ của quần chúng. Rèn luyện phong cách dân chủ, khoa học, thiết thực, cụ thể, sâu sát. Nâng cao kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ. Cải tiến tổ chức bộ máy gọn nhẹ, giảm bớt những khâu trung gian không cần thiết. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kết hợp chặt chẽ kiểm tra, giám sát của Đảng và tổ chức chính quyền với kiểm tra của quần chúng.

Năm là, hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế, quy tắc trên cơ sở quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy môi trường hoạt động dân chủ trong cơ quan, đơn vị, địa phương.

Hoàn thiện hệ thống quy chế lãnh đạo của các tổ chức đảng, quy chế hoạt động của tổ chức chính quyền. Định kỳ kiểm tra, rà soát, bổ sung hệ thống quy chế cho phù hợp với sự phát triển của tình hình. Kịp thời phổ biến những nội dung mới, những nội dung bổ sung, điều chỉnh trong chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, hệ thống văn bản, quy chế mới, làm cơ sở cho đội ngũ cán bộ kịp thời có sự bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện phong cách lãnh đạo, quản lý của mình.

Thực tiễn luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, đặt ra những yêu cầu mới đối với việc tu dưỡng, rèn luyện và hoàn thiện phong cách lãnh đạo, quản lý của người cán bộ. Việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện phong cách dân chủ của cán bộ cơ sở đòi hỏi thực hiện sự thống nhất và đồng bộ giữa giải pháp từ phía lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương và tự học tập, rèn luyện không ngừng của bản thân mỗi cán bộ. Có như vậy mới đem lại hiệu quả thiết thực./.

Nguyễn Văn Tỵ

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.56

Theo: tapchicongsan.org.vn

Học Và Làm Theo Bác Về Phong Cách Lãnh Đạo Dân Chủ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Phong cách lãnh đạo là yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, vì vậy, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có phong cách lãnh đạo dân chủ là một nội dung quan trọng để đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở rèn luyện đạo đức, phong cách người lãnh đạo, thiết thực hoàn thành nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó.

1. Phong cách dân chủ là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo, quản lý, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở. Trong mọi hoàn cảnh, tinh thần ấy phải thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của mỗi người, góp phần khơi dậy sự tham gia nhiệt tình và những đóng góp sáng tạo của quần chúng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ quan, đơn vị. Theo đó, thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề, vì: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”.

Theo Hồ Chí Minh, phong cách lãnh đạo dân chủ chính là mỗi người cán bộ lãnh đạo không phải đứng trên tập thể mà phải gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể; không bao giờ đặt mình cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra, giám sát của tổ chức mà luôn luôn tranh thủ bàn bạc với tập thể để có được quyết định chính xác và kịp thời nhất. Vì “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi, cũng là một nghĩa vụ của mọi người”[1], nên người cán bộ lãnh đạo phải biết động viên, khuyến khích để cho cấp dưới “cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là để cấp dưới không sợ nói sự thật và cấp trên không sợ nghe sự thật.

Người lãnh đạo muốn có phương pháp lãnh đạo tốt, có phong cách gần gũi quần chúng cần phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể, vì đề ra chủ trương, nghị quyết đã khó nhưng người thực hiện là tập thể, là quần chúng. Do đó, có dân chủ, bàn bạc tập thể mới cùng thông suốt, nhất trí để cùng quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị; tránh được hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”; tránh được sự mất đoàn kết vì sự chuyên quyền, độc đoán, áp đặt chủ quan…

Phong cách lãnh đạo dân chủ phải được thể hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ, ở tất cả các lĩnh vực; trong đó, người cán bộ lãnh đạo phải nhận trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách theo tinh thần: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách, tức là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung“[2]. Theo Hồ Chí Minh, “lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau”[3], để “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người”[4]. Muốn làm được như vậy, phải đề cao vai trò của tập trung, thực hiện tập trung trong Đảng để tạo sự thống nhất ý chí và hành động, tạo thành sức mạnh lãnh đạo to lớn trong tiến trình cách mạng. Cùng với tập trung, cũng luôn phải chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, làm cho Đảng tập trung được trí tuệ, tăng cường sức mạnh lãnh đạo của Đảng.

Người cán bộ lãnh đạo không có phong cách làm việc dân chủ mà độc đoán, chuyên quyền sẽ dẫn đến kìm hãm tính tích cực, sáng tạo của đảng viên và nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từn nói, trong thực tế, chúng ta đã ra sức kêu gọi phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái, nhưng đến nay, cán bộ và đảng viên vẫn ít sáng kiến, ít hăng hái. Đó là vì lẽ gì? “Vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì: Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực. Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế”…

Người cán bộ lãnh đạo thấu triệt những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo dân chủ thường không quyết định mọi việc theo ý kiến chủ quan của mình mà luôn mở rộng dân chủ, tranh thủ, động viên mọi người tham gia vào các quyết định khi tiến hành quản lý, điều hành và giải quyết các nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, trong công tác lãnh đạo, luôn thực hiện phân quyền phù hợp, không ôm đồm, không chỉ góp phần tạo sự đoàn kết, nhất trí trong tổ chức mà còn giúp cấp dưới chủ động trong việc thi hành công tác; tạo điều kiện để cán bộ, nhân viên trong tập thể có cơ hội phát huy sáng kiến, năng động, sáng tạo, do đó, tinh thần làm việc được nâng cao, nhằm “đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân”…

2. Suốt cuộc đời mình và nhất là trong gần một phần tư thế kỷ ở vị thế một nguyên thủ quốc gia, nhưng không khi nào Hồ Chí Minh đặt mình ở trên nhân dân, ở xa nhân dân và không lắng nghe ý kiến của nhân dân, dù được nhân dân suy tôn là “Cha già dân tộc”. Người là tấm gương mẫu mực của phong cách lãnh đạo dân chủ, luôn thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Dù là người đứng đầu Đảng và Nhà nước nhưng Người luôn tôn trọng ý kiến tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân trong công việc; tự phê bình, nhận trách nhiệm trước Đảng, Quốc hội và nhân dân khi có khuyết điểm. Phong cách lãnh đạo dân chủ của Người thể hiện nhất quán, theo nguyên tắc: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc”[5] và “cách làm việc, cách tổ chức… của chúng ta đều phải lấy câu này làm khuôn phép: “Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng“[6].

Để có phong cách dân chủ trong công tác, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải thường xuyên hướng về cơ sở, tiếp xúc với quần chúng, nắm tâm tư, nguyện vọng và thật sự quan tâm tới đời sống mọi mặt của quần chúng; đồng thời phải tin yêu, tôn trọng quần chúng, lắng nghe ý kiến đóng góp phê bình xây dựng của quần chúng. Người yêu cầu mỗi cán bộ không chỉ giáo dục, cổ vũ, động viên quàn chúng nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm…mà còn phải học hỏi quần chúng và nêu gương cho quần chúng noi theo. Song trong khi lắng nghe, phải thấm nhuần nguyên tắc “học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng”[7], “không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo”[8]. Trong khi làm việc với quần chúng cần phải nắm vững tình hình, có phân loại quần chúng, để từ đó có biện pháp làm việc hiệu quả, phát huy được những ưu điểm, hạn chế được những nhược điểm của bản thân quần chúng.

3. Thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Để đáp ứng yêu cầu và tình hình nhiệm vụ mới, hơn bao giờ hết, đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp càng phải thấm nhuần những chỉ dẫn của Người về rèn luyện đạo đức và phong cách người lãnh đạo.

Trong đó, cấp ủy đảng các cấp phải chú trọng thường xuyên việc giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên về nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Điều lệ Đảng. Tiếp tục phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của người cán bộ lãnh đạo trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Phát huy tinh thần dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị; khắc phục tình trạng dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể hoặc độc đoán, chuyên quyền khi quyết định những vấn đề quan trọng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng phải gương mẫu trong thực hiện tự phê bình và phê bình trên tinh thần “có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn; kiên quyết phê phán các hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức; tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phòng và chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Thực hiện nghiêm chế độ lãnh đạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng công tác; kịp thời xử lý nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng vi phạm kỷ luật trong công tác lãnh đạo, điều hành, vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm; ngăn chặn, khắc phục các khuyết điểm, sai phạm của cán bộ, đảng viên, nhất là biểu hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, độc đoán, chuyên quyền gây mất đoàn kết nội bộ. Bên cạnh đó, kịp thời lựa chọn, bồi dưỡng và nhân rộng những tấm gương điển hình tiên tiến của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự lan tỏa trong địa phương, cơ quan, đơn vị và cộng đồng.

Phong cách không có sẵn, không phải là bẩm sinh mà là nét đặc sắc, đặc trưng riêng và là sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Nét đặc sắc đó, sự sáng tạo đó chỉ có được thông qua quá trình học tập và rèn luyện thực sự nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người. Mỗi cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng thấu triệt trong học tập và làm theo phong cách dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên, hằng ngày; được thực hiện gương mẫu từ chính bản thân mình; coi đó là bổn phận, danh dự của chính mình, sẽ thiết thực góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp vừa hồng, vừa chuyên, tận tâm tận lực với nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, gắn bó mật thiết với nhân dân./.

                                                                                                                            Nguồn: www.tuyengiao.vn-HT

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Nxb Chính trị quốc gia, H,2002, t.8, tr.216

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H,2002, t.5, tr.505

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H,2002, t.5, tr.505

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H,2002, t.5, tr.553

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H,2002, t.5, tr.246

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H,2002, t.5, tr.248

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H,2002, t.5, tr.293

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H,2002, t.5, tr.297

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H,2002, t.5, tr.108

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Cách Lãnh Đạo Của Ông Phạm Nhật Vượng trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!