Bạn đang xem bài viết Phát Triển Lưới Điện Thông Minh Tại Việt Nam : Việt Nam Cần Làm Gì? được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam [Kỳ 1]: Giới thiệu tổng quan KỲ 2: ĐỂ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH – VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ?
Lưới điện thông minh (LĐTM) là lưới điện được hiện đại hóa sử dụng công nghệ thông tin và mạng truyền thông để thu thập thông tin về sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện, cho phép tự động nâng cao hiệu quả, độ tin cậy, lợi ích kinh tế, cũng như tính bền vững trong tất cả các khâu.
Các quy tắc phát triển LĐTM đã được xác định ở Mỹ trong USCTC 42 152 IX § 17381 [1], ở châu Âu trong “Nền tảng Công nghệ châu Âu về Lưới thông minh” [2], ở Nga trong “Các qui định chính về hệ thống điện thông minh với lưới điện chủ động thích ứng” (IES AAS) [3].
Hình 1. So sánh lưới điện truyền thống và LĐTM.
Hình 2. Mô hình cấu trúc của LĐTM.
Lịch sử phát triển lưới điện
Trong thế kỷ 19: Lưới điện là một hệ thống truyền tải và phân phối một chiều với đặc tính: “cầu” điều khiển “cung”, và có không gian rất hẹp. Lưới điện xoay chiều đầu tiên được lắp đặt vào năm 1886 [5].
Đầu thế kỷ 20: Các mạng điện được phát triển theo khu vực, sau đó được kết nối với nhau vì lý do kinh tế và để nâng cao độ tin cậy của toàn bộ hệ thống. Đến những năm 1960, lưới điện ở các nước công nghiệp đã phát triển theo cấp số nhân, và được kết nối với nhau thông qua hàng nghìn “trung tâm” phát điện. Cấu trúc liên kết lưới của những năm 1960 là kết quả được hình thành nhờ các cơ sở phát điện quy mô lớn. Các nhà máy nhiệt điện (chạy than, khí đốt và dầu) có quy mô 1÷3 GW đã có hiệu quả kinh tế cao nhờ tối ưu hóa chi phí để tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Các nhà máy này được xây dựng ở gần mỏ than hoặc giếng dầu, gần đường sắt, đường bộ hoặc cảng. Các nhà máy thủy điện được xây dựng ở các vùng núi, xa các trung tâm phụ tải. Các nhà máy điện hạt nhân cũng rất kén chọn địa điểm. Tất cả các yếu tố khách quan này đều ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc của lưới điện.
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, lưới điện đã đến được với đa số người tiêu dùng ở các nước phát triển, và chỉ một số khu vực vùng sâu vùng xa nằm ‘ngoài lưới’.
Ban đầu, việc đo đếm điện năng được thực hiện riêng cho từng hộ. Do hạn chế về khả năng thu thập và xử lý dữ liệu, chỉ có biểu giá cố định, sau đó là biểu giá kép được áp dụng. Việc áp dụng các biểu giá này đã làm tăng lợi nhuận của các nhà sản xuất và truyền tải điện. Vì vậy, trong những năm 1960, lưới điện không có khả năng phản ánh chi phí thực của điện năng tại bất kỳ thời điểm nhất định nào.
Trong những năm 1970÷1990, “cầu” về điện tăng nhanh hơn “cung”. Nhiều khu vực, nguồn điện không đáp ứng kịp nhu cầu, đặc biệt là trong giờ cao điểm, dẫn đến chất lượng cung cấp điện bị giảm (sự cố tăng và dao động điện áp tăng). Người dùng điện ngày càng bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp điện đã yêu cầu phải nâng cao mức độ tin cậy trong cung cấp điện dựa trên các dự báo tin cậy về nhu cầu điện.
Từ những năm 1970, ở Liên Xô, Mỹ, và châu Âu người ta đã bắt đầu nghiên cứu về tính thông minh (chủ yếu là tự chuẩn đoán) của lưới điện với nhiệm vụ chính là tăng độ tin cậy trong hoạt động của thiết bị và khả năng điều khiển từ xa.
Vào cuối thế kỷ 20: Các mô hình dự báo về nhu cầu điện đã được phát triển. Nhu cầu điện trong giờ cao điểm được đáp ứng bằng các ‘tổ máy phát điện cao điểm’. Các tổ máy này thường là tua bin khí có chi phí so sánh thấp và có thể khởi động nhanh. Nhưng, chúng chỉ được sử dụng vào giờ cao điểm và trở nên “dư thừa” trong giờ thấp điểm, nên giá điện tua bin khí đã tăng lên đáng kể.
Vào đầu thế kỷ 21: Đã xuất hiện các cơ hội sử dụng những tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ điện tử để loại bỏ những khiếm khuyết và giảm giá thành của lưới điện. Các giải pháp công nghệ cho phép khống chế các phụ tải điện trong những giờ cao điểm của các hộ tiêu dùng với mức độ ảnh hưởng như nhau. Các quốc gia tiêu dùng nhiều điện (Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil) đã bắt đầu áp dụng các giải pháp này [6].
Đồng thời, vấn đề môi trường trong sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã dẫn đến việc phát triển mạnh hơn các nguồn năng lượng tái tạo. Chi phí đầu tư điện mặt trời và điện gió đang giảm nhanh chưa từng thấy. Tuy nhiên, các nguồn điện này rất không ổn định, đã đặt ra sự nghi vấn về việc phát triển các trung tâm điện mặt trời và điện gió lớn, và đòi hỏi phải có các hệ thống điều khiển thông minh hơn để kết nối các nguồn này với hệ thống lưới điện có điều khiển. Hệ thống điều khiển thông minh ra đời đã cho phép phát triển điện mặt trời và điện gió một cách có hiệu quả theo hướng chuyển dịch từ “tập trung lớn” sang “phân tán cao”.
Cuối cùng, những lo ngại ngày càng tăng về chủ nghĩa khủng bố ở một số quốc gia đã dẫn đến nhu cầu về một hệ thống điện đáng tin cậy hơn, ít phụ thuộc hơn vào các nhà máy điện tập trung – mục tiêu tiềm tàng của một cuộc tấn công [7].
Quá trình hoàn thiện lưới điện
Thuật ngữ “lưới điện thông minh” đã xuất hiện từ năm 2003 trong bài báo “Nhu cầu về độ tin cậy sẽ thúc đẩy đầu tư” của Michael T. Burr [8], trong đó đã liệt kê một số định nghĩa về chức năng và công nghệ, cũng như một số lợi ích của LĐTM. Một điểm chung trong hầu hết các định nghĩa là áp dụng việc xử lý dữ liệu và truyền thông kỹ thuật số vào lưới điện. Khả năng tích hợp rộng rãi các công nghệ kỹ thuật số, cũng như tích hợp mạng truyền thông số để điều khiển các quá trình và vận hành hệ thống tối ưu, là những vấn đề công nghệ then chốt trong LĐTM. Ngành điện đang được chuyển đổi theo ba cấp: Cải thiện cơ sở hạ tầng; áp dụng kỹ thuật số – bản chất của LĐTM và chuyển đổi các quy trình kinh doanh để LĐTM trở nên có hiệu quả.
Các công nghệ cơ bản của LĐTM đã xuất hiện từ những nỗ lực ban đầu trong việc sử dụng điều khiển, đo lường và giám sát bằng điện tử. Năm 1980, việc đọc công tơ tự động được sử dụng để theo dõi mức tiêu thụ năng lượng của các khách hàng lớn và phát triển thành công tơ điện thông minh của những năm 1990, cho phép lưu trữ thông tin về việc sử dụng điện vào các thời điểm khác nhau trong ngày [9]. Công tơ điện thông minh có liên lạc liên tục với nhà sản xuất điện, cho phép việc giám sát diễn ra theo thời gian thực và có thể được sử dụng làm giao diện cho các thiết bị phản ứng nhanh và phích cắm thông minh.
Các hình thức quản lý nhu cầu ban đầu là các thiết bị ghi nhận một cách thụ động phụ tải trên hệ thống điện bằng cách giám sát các thay đổi về tần số của nguồn điện. Các thiết bị chạy điện công nghiệp và gia dụng (máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, máy sưởi v.v…) có thể điều chỉnh chu kỳ hoạt động của chúng để tránh khởi động trong thời gian cao điểm của lưới.
Từ năm 2000, dự án Telegestore của Ý đã áp dụng công nghệ băng thông rộng cho một mạng điện lớn của 27 triệu ngôi nhà (có sử dụng công tơ điện thông minh) được kết nối qua một mạng kỹ thuật số sử dụng chính đường dây tải điện [10]. Sau đó, công nghệ không dây đã được sử dụng trong cấu trúc liên kết lưới để kết nối đáng tin cậy hơn với các thiết bị khác nhau trong một ngôi nhà, cũng như hỗ trợ đo đếm cho các tiện ích khác như khí đốt và nước.
Cuộc cách mạng giám sát và đồng bộ hóa mạng WAN diễn ra vào đầu những năm 1990 khi cơ quan Bonneville Power Administration của Mỹ mở rộng nghiên cứu về LĐTM với các cảm biến có khả năng phân tích rất nhanh các dị thường về chất lượng điện trên các quy mô rất về lớn địa lý. Công việc này đã đạt đến đỉnh cao trong Hệ thống đo lường diện rộng (WAMS) đầu tiên vào năm 2000 [11]. Nhiều quốc gia đã ngay lập tức áp dụng công nghệ này, ví dụ như Trung Quốc [12].
Các yếu tố thúc đẩy LĐTM
LĐTM trên thế giới được coi là:
1/ Một bước chuyển đổi sáng tạo, tiên phong của ngành điện trong kỷ nguyên số.
2/ Thể hiện vai trò/vị trí ngày càng quan trọng của ngành điện trong xã hội hiện tại và tương lai.
3/ Xác định những yêu cầu khách quan của xã hội đối với ngành điện, cách tiệm cận, nguyên tắc, phương pháp và công cụ để ngành điện đáp ứng yêu cầu đó.
LĐTM được hình thành dựa trên hệ thống quan điểm (tầm nhìn) tổng thể đã được phát triển và thống nhất toàn diện trong xã hội về vai trò và vị trí của ngành điện trong tương lai, về các mục tiêu và yêu cầu đối với sự phát triển của ngành điện, về cách tiếp cận triển khai, nguyên tắc và phương pháp thực hiện, và về thiết lập các cơ sở công nghệ cần thiết. Điều này được thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất trong các tài liệu cơ bản do các cơ quan quản lý nhà nước của EU và Hoa Kỳ soạn thảo và thông qua.
Quá trình phát triển của ngành điện trong những thập kỷ qua đã làm xuất hiện nhiều yếu tố mới đòi hỏi ngành điện phải được chuyển đổi một cách cơ bản, đó là:
Thứ nhất: Sự gia tăng liên tục của chi phí điện trên toàn thế giới.
Thứ hai: Nhu cầu nâng cao hiệu quả về năng lượng và về môi trường của ngành điện.
Thứ ba: Yêu cầu của người tiêu dùng về độ tin cậy và chất lượng cung cấp điện tăng.
Thứ tư: Có nhiều công nghệ tiên tiến xuất hiện, nhưng chưa được ứng dụng trong ngành điện.
Thứ năm: Độ tin cậy trong cung cấp điện bị suy giảm.
Thứ sáu: Những thay đổi trong hoạt động của thị trường điện và công suất phát điện.
Trên thế giới, người ta đã tiến hành một cuộc phân tích sâu về các phương thức phát triển có thể có của ngành điện. Kết quả phân tích đã chỉ ra những rào cản lớn cho việc phát triển ngành điện, đó là:
1/ Sự cạn kiệt trong dài hạn của các nhiên liệu hóa thạch.
2/ Sự xuất hiện các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường.
3/ Sự kìm hãm trong phát triển cơ sở hạ tầng mạng (ở các khu vực có mật độ dân số cao – có rủi ro ngày càng gia tăng cho phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng).
4/ Cơ sở công nghệ hiện có của ngành năng lượng thực tế đã không còn khả năng tăng năng suất của thiết bị.
5/ Sự hạn chế về nguồn lực đầu tư cho xây dựng các cơ sở năng lượng mới và phát triển cơ sở hạ tầng mạng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, xã hội loài người phát triển theo hướng thay đổi cơ bản các đặc tính sử dụng điện năng; và, các nền kinh tế phát triển theo hướng đột phá về hiệu quả sử dụng điện. Trong bối cảnh như vậy, đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ bản về nguyên tắc phát triển và cơ chế hoạt động của ngành điện.
Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các quan điểm mới về chiến lược phát triển/đổi mới của ngành điện dựa trên hai trụ cột chính:
Một là: Phù hợp với các quan điểm, mục tiêu và giá trị hiện đại của phát triển xã hội và cộng đồng, đáp ứng các nhu cầu mới nổi và được mong đợi của con người và của toàn xã hội.
Hai là: Dựa trên các xu hướng chính của tiến bộ khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực đời sống và hoạt động của xã hội. LĐTM chính là chiếc cầu được xây trên hai trụ cột này để ngành điện bước vào tương lai.
Khái niệm LĐTM không có biên giới giữa truyền tải và phân phối điện, vì về lâu dài, biên giới giữa các phương thức hoạt động này sẽ dần biến mất. Các nhiệm vụ của LĐTM trong lĩnh vực mạng đường trục gồm:
1/ Đánh giá mức độ an toàn của lưới điện theo thời gian thực – phân tích độ tin cậy theo thời gian thực của hệ thống điện có phụ tải cao và sử dụng trong tính toán về động lực học khi ra quyết định theo thời gian thực.
2/ Đánh giá tình trạng lưới truyền tải – đảm bảo chất lượng và độ chính xác của dữ liệu hệ thống điện trong thời gian thực (ví dụ, sử dụng rộng rãi hơn công nghệ WAMS).
3/ Nâng cao an toàn lưới truyền tải – nâng cao an ninh lưới điện và đảm bảo không vượt quá giới hạn đã thiết lập về ổn định chức năng.
4/ Trực quan: Thể hiện các điều kiện phức tạp và tới hạn của hệ thống thông qua giao diện của người dùng.
Trong LĐTM, độ tin cậy về thông tin và vật lý đóng một vai trò quan trọng. Nhiều chuyên gia lo ngại về tính bảo mật thông tin của LĐTM vì mọi thông tin được truyền qua Internet đều có thể bị tấn công và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Ví dụ nổi bật về sự ‘không hoàn thiện’ của LĐTM là sản phẩm phần mềm của công ty sản xuất bộ vi điều khiển cho tấm pin mặt trời của Trung Quốc. Trang web của nhà sản xuất này chứa thông tin về các hệ thống giám sát quang điện đã được lắp đặt rất phổ biến trên khắp thế giới. Có hơn 200 nghìn trạm điện mặt trời và gần 1 triệu bộ biến tần được kết nối với máy chủ của công ty này. Nếu muốn, người ta có thể tìm thấy nhiều hệ thống điện riêng của người dùng và các dữ liệu về tiêu thụ và sản xuất điện từ các hệ thống điện của các nước khác nhau.
Việc giám sát hoạt động trong lĩnh vực lưới điện ở nhiều nước cho thấy mức độ đổi mới của các quyết định được đưa ra trong tổ hợp phân phối cao hơn so với trong truyền tải điện cao áp. Điều này có nhiều nguyên nhân, trước hết, đây là hệ quả của nhu cầu kết nối các nguồn năng lượng tái tạo và phát điện phân tán, cũng như giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Lưới điện cao áp là một thành phần thiết yếu của LĐTM, vì vậy hàng loạt các dự án thử nghiệm và các giải pháp sáng tạo về LĐTM được thực hiện trong lĩnh vực này. Ví dụ:
Thứ nhất: Công nghệ chuyển đổi điện áp nguồn VSC (Voltage-Sourced Converter) đa cấp để truyền tải điện năng (Siemens Energy, Mỹ và Đức) gồm các giải pháp HVDC (dòng điện một chiều cao áp) và FACTS (hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt) đảm bảo tính thích ứng với những thách thức mới của LĐTM. Công nghệ VSC đã trở thành tiêu chuẩn cho các bộ chuyển đổi tự chuyển mạch và sẽ ngày càng được sử dụng cho lưới cao áp trong tương lai.
Thứ hai: Công nghệ quản lý vận hành các hệ thống điện tự trị của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Điện lực Trung ương Nhật (CRIEPI, Tokyo). Dự án này là một phần của chương trình triển khai các hệ thống điện tự trị, với mục tiêu là đảm bảo kết nối và vận hành hiệu quả của hệ thống phát điện phân tán, tránh ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn cung cấp điện. Dự án đã chứng minh khả năng cung cấp điện liên tục trong điều kiện vận hành độc lập phần cao áp của mạng sử dụng điều khiển công suất vòng, cũng như thiết kế và trình diễn hoạt động độc lập của mạng phân phối hạ áp có các nguồn năng lượng tái tạo, ác qui điện và công nghệ ngắt tải tiêu dùng riêng. Nhờ áp dụng công nghệ này, khi xảy ra sự cố, toàn bộ mạng hạ áp vẫn có thể tiếp tục vận hành độc lập, không phải cắt điện ở người tiêu dùng.
Thứ ba: “Strong Smart Grid” (Lưới thông minh mạnh): Dự án của Công ty lưới điện Trung Quốc State Grid hợp tác với McKinsey. State Grid có kế hoạch triển khai hệ thống LĐTM bao gồm truyền tải điện siêu cao áp (UHV) với các thiết bị đo lường tiên tiến (AMI) và các thiết bị mạng được nâng cấp. Ở Trung Quốc, các thiết bị lưới điện được chú ý đặc biệt nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển hệ thống truyền tải điện áp siêu cao từ các khu vực miền Trung và miền Tây thừa năng lượng đến các vùng duyên hải thiếu năng lượng.
Tóm lại: LĐTM là một hệ thống truyền tải điện từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, có khả năng tự theo dõi và phân phối dòng điện một cách độc lập để đạt được hiệu quả năng lượng tối đa. Tất cả các thiết bị của LĐTM tương tác với nhau, tạo thành một hệ thống cung cấp điện thông minh thống nhất nhờ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Thông tin thu thập được từ thiết bị được phân tích, kết quả phân tích giúp tối ưu hóa việc sử dụng điện, giảm chi phí, tăng độ tin cậy và tăng hiệu quả của hệ thống điện.
Các phương tiện kỹ thuật của LĐTM
Các phương tiện kỹ thuật của LĐTM, đảm bảo khả năng điều khiển của nó, quyết định phần lớn khả năng “trí thức hóa” của ngành điện. Về cơ bản, các phương tiện kỹ thuật này có thể được chia thành các nhóm chính sau [3]:
1/ Thiết bị điều chỉnh (bù) công suất phản kháng và điện áp kết nối song song với mạng.
2/ Thiết bị điều chỉnh các thông số mạng (các điện trở mạng mắc nối tiếp vào mạng).
3/ Thiết bị kết hợp các chức năng của hai nhóm đầu tiên – thiết bị chuyển mạch dọc – ngang.
4/ Thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch.
5/ Các thiết bị lưu trữ năng lượng điện.
6/ Các bộ biến đổi dòng điện (AC thành DC và DC thành AC).
7/ Các đường dây cáp điện cho dòng điện một chiều và xoay chiều dựa trên chất siêu dẫn nhiệt độ cao.
Nhận xét
Việc phát triển ngành điện Việt Nam theo hướng nâng cao hiệu quả (có sự tham gia của các thành phần kinh tế) và thân thiện với môi trường (với sự gia tăng các nguồn điện tái tạo) đòi hỏi hệ thống điện phải ngày càng trở nên thông minh và minh bạch hơn.
Vernon Smith – người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2002 nói: “Các cuộc đấu giá của người bán, trong đó người mua bị động và không thể sử dụng cơ chế đấu thầu để gửi hồ sơ dự thầu của chính họ, làm suy yếu sự cạnh tranh”. Nhận xét này rất đúng đối với thị trường điện Việt Nam hiện nay (không có bất cứ cơ chế nào tạo ra sự cạnh tranh từ phía người mua, hiệu quả sử dụng điện năng thấp và giá điện cao).
LĐTM là giải pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu phát triển và khắc phục tình trạng không có cạnh tranh của thị trường điện.
Kiến nghị
1/ Quốc hội cần sửa đổi Luật Điện lực để tạo ra khung pháp lý cho việc phát triển LĐTM: Tạo ra thị trường cạnh tranh cho người dùng điện; và xây dựng cơ chế tích lũy vốn cho LĐTM từ hiệu quả của việc ứng dụng LĐTM (‘mỡ nó rán nó’).
2/ Chính phủ cần hỗ trợ việc thành lập các trung tâm nghiên cứu, khoa học và giáo dục về phát triển công nghệ LĐTM với sự tham gia của các viện nghiên cứu và các trường đại học trong và ngoài nước.
3/ Bộ Khoa học Công nghệ cần sớm ban hành các tiêu chuẩn về LĐTM. Sử dụng tiêu chuẩn hóa để mở đường cho việc áp dụng các công nghệ LĐTM trong ngành điện.
4/ Bộ Công Thương cần đưa LĐTM vào nội dung quy hoạch ngành điện như một công cụ quan trọng nhất để đổi mới toàn diện và phát triển hiệu quả ngành điện./.
NGUYỄN THÀNH SƠN – ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
PHAN NGÔ TỐNG HƯNG – PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
[1] U.S. Department of Energy. Smart Grid / Department of Energy.
[3] Các qui định chính về hệ thống điện thông minh với lưới điện thích ứng tích cực/Основные положения концепции интеллектуальной энергосистемы с активно-адаптивной сетью. 2012
[4] Torriti, Demand Side Management for the European Supergrid Energy Policy, vol. 44, pp. 199-206, 2012.
[5] [http://edisontechcenter.org/HistElectPowTrans.html The History of Electrification: The Birth of our Power Grid]. Edison Tech Center.
[6] Mohsen Fadaee Nejad, AminMohammad Saberian and Hashim Hizam. Application of smart power grid in developing countries (англ.)
[7] Smart Grid Working Group. Challenge and Opportunity: Charting a New Energy Future, Appendix A: Working Group Reports (PDF). Energy Future Coalition (июнь 2003).
[8] Michael T. Burr, “Reliability demands drive automation investments, “ Public Utilities Fortnightly, Technology Corridor department, Nov. 1, 2003.
[9] Federal Energy Regulatory Commission staff report. Assessment of Demand Response and Advanced Metering (Docket AD06-2-000) (англ.) : journal. - United States Department of Energy, 2006. – August. – P. 20.
[10] National Energy Technology Laboratory. NETL Modern Grid Initiative- Powering Our 21st-Century Economy (англ.): journal. - United States Department of Energy Office of Electricity Delivery and Energy Reliability, 2007. – August. – P. 17.
[11] Gridwise History: How did GridWise start?. Pacific Northwest National Laboratory (30 октября 2007). Дата обращения: 3 декабря 2008. Архивировано 27 октября 2008 года.
[12] Qixun Yang, Board Chairman, Beijing Sifang Automation Co. Ltd., China and .Bi Tianshu, Professor, North China Electric Power University, China. WAMS Implementation in China and the Challenges for Bulk Power System Protection (англ.)
[13] https://eneca.by/novosti/energetika-i-energoeffektivnost/smart-grid-ili-umnye-seti-elektrosnabzheniya.
Đánh Giá Giải Pháp Công Nghệ Lưới Điện Thông Minh Tại Việt Nam
Hội thảo nằm trong các hoạt động của Dự án Lưới điện thông minh cho năng lượng tái tạo và máy phát điện công nghiệp cũ giá rẻ hiệu quả năng lượng do Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) thực hiện.
Hiện nay các hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA)/hệ thống quản lý năng lượng (EMS) đang được triển khai áp dụng rộng rãi nhằm quản lý và điều khiển tự động đến hầu hết các lưới truyền tải cũng như mở rộng khả năng kết nối của hệ thống tự động điều chỉnh tăng giảm công suất phát điện (AGC) đối với tất cả các nhà máy điện có công suất trên 30 MW. Tất cả các máy biến áp và kháng điện 500 kV đều được trang bị thiết bị giám sát đầu máy biến áp trực tuyến (DGA), trong khi các máy biến áp 220 kV quan trọng cũng đang được lên kế hoạch trang bị thiết bị DGA.
Bên cạnh đó, trên quy mô lớn nhiều Tổng công ty điện lực đang triển khai thành công hệ thống tự động thu thập và quản lý dữ liệu đo đếm từ xa (AMR) đến hầu hết các khách hàng trong khi các Tổng công ty điện lực còn lại đặt mục tiêu trang bị hệ thống này đến toàn bộ các khách hàng trong 1-2 năm tới. Một phần các TBA 110 kV đã được trang bị Hệ thống tự động hóa trạm (SAS)…
Trong khi đó ở quy mô nhỏ, xe điện và hệ thống trạm sạc xe điện chưa được phát triển rộng rãi, nhiều hệ thống mà lưới điện Việt Nam vẫn chưa có như: Hệ thống đánh giá an ninh động (DSA), máy biến áp phân phối (MV,LV) điều chỉnh điện áp, hệ thống quản lý kế hoạch sửa chữa (OMS), hệ thống lưu trữ điện năng hay truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC)…
Tại hội thảo, các chuyên gia tư vấn đã giới thiệu 14 công nghệ đã và đang được triển khai cho lưới điện của nhiều nước trên thế giới có thể áp dụng tại Việt Nam trong tương lai để hỗ trợ tăng cường hòa lưới các nguồn năng ượng tái tạo vào lưới điện quốc gia, bao gồm: Hệ thống dự báo, đánh giá ổn định động của hệ thống điện (DSA) trực tuyến, bộ chuyển đổi thông minh (Inverter), công tơ điện thông minh… “Hiện phần lớn ở Việt Nam đang dùng công tơ điện tử (có khả năng đo đếm dữ liệu) chứ chưa phải là công tơ thông minh với nhiều chức năng được tích hợp khác”, Tiến sĩ Nis Martensen – Cơ quan năng lượng Đức cho biết.
Sau phần trình bày của các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế, nhiều câu hỏi đến từ các tổng công ty điện lực và EVN cũng được đặt ra đối với báo cáo đánh giá hiện trạng lưới điện thông minh tại Việt Nam cũng như 14 công nghệ được giới thiệu tại hội thảo.
Dựa trên ý kiến của các đại biểu, các chuyên gia tư vấn sẽ đưa ra danh sách các công nghệ năng lượng thông minh phù hợp nhất để phát triển tại Việt Nam với ưu tiên hàng đầu là hòa lưới nhiều nguồn năng lượng tái tạo và thúc đẩy hiệu quả năng lượng.
Ông Ingmar Stelter – Giám đốc Chương trình hỗ trợ năng lượng Bộ Công Thương/GIZ nhận định: “Hệ thống điện Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của nhiều nguồn năng lượng tái tạo hòa vào lưới điện, đặc biệt là điện mặt trời ở quy mô lớn. Với sự gia tăng nhanh chóng của các dự án điện gió và điện mặt trời, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Đó là chưa kể đến sự phát triển của những nhà máy điện năng lượng tái tạo quy mô lớn sẽ khuyến khích sự gia tăng nhanh chóng của các đơn vị phát điện nhỏ hơn và phi tập trung nhất là các hệ thống điện mặt trời áp mái”.
“Do vậy chúng ta cần nhanh chóng xác định các giải pháp công nghệ lưới điện thông minh nhằm giảm thiểu tác động của những thay đổi đáng kể lên hệ thống điện Việt Nam khi nhiều nguồn năng lượng tái tạo được hòa lưới, đồng thời vẫn hỗ trợ được việc quản lý nhu cầu điện đang ngày càng tăng cao”, ông Ingmar Stelter chia sẻ.
Ông Ingmar Stelter cũng khẳng định, chương trình sẽ có bán máy phát điện công nghiệp một hội thảo dự kiến tổ chức trong tháng tới nhằm sớm đưa ra quyết định lựa chọn công nghệ cho lưới điện thông minh tại Việt Nam.
Với sản phẩm cân điện tử của Cty cân điện tử Việt Nhật và May bien tan sẽ dúp tiết kiệm điện nên hãy dùng máy biến tần: Công ty khăn ướt vina chuyên sản xuất, gia công các loại khăn ướt giá rẻ, khan uot bạn có muốn mua cân điện tử.
Cân phân tích điện tử dùng Bộ quả cân chuẩn chuyên dùng để cài đặt cân điện tử – bộ quả cân chuẩn f1 và bộ quả cân chuẩn e2.
Máy biến tần dúp bảo vệ động cơ và tiết kiệm điện hãy nên dùng may bien tan: Cty Đại Quang chuyên mua bán máy biến tần các loại từ máy biến tần 1 pha cho đến máy biến tần 3 pha. Đặc biệt hơn chúng tôi cung cấp cả máy biến tần giá rẻ.
Cân phân tích giá rẻ là dòng cân điện tử chuyên dùng được coi là cân phân tích phòng thí nghiệm có các loại như: cân phân tích 2 số lẻ hay loại khác là cân phân tích 4 số lẻ và cao cấp hơn là loại cân phân tích 5 số lẻ. Tân Nam Phát – Can dien tu ha noi hang đầu, Cân điện tử tại hà nội bạn cần mua can dien tu o ha noi.
quần lót nam giá sỉ tphcm, quần lót nam giá rẻ ở tphcm, Cơ sở sản xuất quần lót nam, Công ty sản xuất quần lót nam, Xưởng sản xuất quần lót nam, bán quần lót nam giá rẻ, cung cấp sỉ quần lót nam,
Nếu các bạn quan tâm đến cân bàn điện tử trong ngành nông sản đặc biệt là cân bàn điện tử giá rẻ hoặc loại cân vàng điện tử dùng trong ngành vàng bạc đá quý cũng như cân phân tích điện tử dùng trong phòng thì nghiệm, đặc biệt nhất là cân treo điện tử Xin liên hệ cân điện tử Tiến Đạt. Công ty cân điện tử Tiến Đạt chuyên sản xuất – mua bán – sửa chữa các sản phẩm can dien tu.
bạn tìm căn hộ cho thuê ở biên hòa thì xin hạy liên hệ chúng tôi để tìm thuê căn hộ chung cư tại biên hòa ưng ý như thể cho thuê nhà nguyên căn biên hòa . đặc biệt nhiều người đang có nhu cầu cho thuê nhà giá rẻ tại biên hòa, và dù thị trường có đến đâu vẫn có đủ cho thuê nhà tại biên hòa. Kể cả là thị trường mới nổi vể căn hộ dịch vụ cho thuê tại biên hòa vẫn hấp dẩn hơn cho thuê căn hộ biên hòa. Tại Biên Hòa đang nổi lên cho thue can ho amber court và cho thuê căn hộ The Pegasus Plaza.
Ngành vệ sinh công nghiệp đang phát triển mạnh với may xoa san be tong đặc biệt là may xoa san be tong gia re, không những vậy cùng theo đó là máy đánh bóng bê tông, hiện chúng tôi đang cung cấp nhiều loại may danh bong be tong để phục vụ xây dựng công nghiệp. Ngoài hai máy này còn có máy mài nền bê tông cũng như may mai san để phục vụ công trình xây dựng cùng Máy mài sàn bê tông mà bạn chựa thể biết hết công năng May mai nen .
Cân bàn điện tử của can dien tu Việt Nhật được dánh giá cao cùng cân phân tích điện tử và cân treo điện tử cũng như cân mini điện tử. Đó mới chỉ là một trong rất nhiều sản phẩm của cân điện tử Việt Nhật các sản phẩm dùng cân nông sản như cân bàn điện tử hoặc cân sàn điện tử đang dược bán nhiều nhất cùng với cân treo điện tử hay cân phân tích điện tử dùng trong phòng thí nghiệm và cân vàng điện tử cao cấp sang trọng.
Hiện nay nhu cầu mua bán cân điện tử ở bình dương ngày càng nổi trội và rầm rộ. Chúng tôi chuyên bán cân điện tử ở bình dương chất lượng uy tín, các bạn có thể tìm mua cân điện tử ở bình dương mà không cần đi đâu xa vì cân điện tử giá rẻ tại bình dương chúng tôi luôn chất lượng. Cân điện tử tại bình dương ngoài ra chúng tôi còn sửa cân điện tử ở bình dương nhanh chóng tiện lợi…
Căn hộ Novaland quận 2 đang thịnh hành VD: căn hộ Victoria Village quận 2 một trong những dự án hút hàng bán căn hộ Novaland quận 2. Dự án Novaland quận 2 đang rất hút nhà đầu tư như dự án Swan Bay Nhơn Trạch của chủ đầu tư Swan City, cũng chủ đầu tư này đang phát triển dự án Swan Park Nhơn Trạch, dự án Swanpark Đông Sài Gòn đang phát triển song song với dự án Swan Bay Đại Phước. Swan Park Đông Sài Gòn được kỳ là thành phố vệ tinh thông minh nhất cho TpHCM, từ đó Swan Park Đồng Nai sẽ kéo lên Swan Bay đảo Đại Phước.
Làm Gì Để Phát Triển Năng Lượng Bền Vững Tại Việt Nam?
Làm gì để phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam?
Ông Lê Tuấn Phong
Ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng (Bộ Công Thương): “Vốn đầu tư của ngành năng lượng rất lớn”
Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong lĩnh vực năng lượng như nhu cầu năng lượng tăng trưởng cao gây áp lực rất lớn đến việc đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời cũng tạo sức ép lớn cho nền kinh tế Việt Nam về vốn đầu tư cho ngành năng lượng.
Việt Nam cần nỗ lực, thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện việc hoạch định chiến lược phát triển ngành năng lượng, quy hoạch năng lượng, xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh để cải thiện hiệu quả và năng suất của ngành năng lượng, tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, thúc đẩy các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ông Tô Quốc Trụ
Ông Tô Quốc Trụ, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học năng lượng VEA (VESB): Phát triển và khai thác hợp lý các nguồn năng lượng
Để đảm bảo phát triển năng lượng bền vững, Việt Nam cần hết sức quan tâm đến điều hành, quản lý, phát triển và khai thác hợp lý các nguồn năng lượng.
Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được nhấn mạnh và đưa ra biện pháp mạnh để thực hiện. Trên phương diện tổng thể, Việt Nam cần ưu tiên phát triển các ngành kinh tế – xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng có cường độ năng lượng thấp, áp dụng công nghệ mới sản xuất các trang thiết bị hiệu suất cao, khuyến khích về thuế cho các doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, miễn giảm thuế thu nhập hàng hóa và thiết bị tiết kiệm năng lượng…
Ông Nguyễn Tài Anh
Ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN: Thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức mình để thực hiện các trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, thực hiện các mục tiêu công ích, an sinh xã hội, đưa điện lưới quốc gia về tới 99,8% số xã, 98,76% số hộ dân nông thôn, đảm nhận cấp điện cho 9/12 huyện đảo trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Cùng với việc bảo đảm đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng về chất lượng, dịch vụ, thực hiện các trách nhiệm về môi trường, EVN đang xây dựng chương trình tái cấu trúc lại tổ chức, nâng cao năng lực quản trị, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ tổn thất điện năng bao gồm cả lưới điện truyền tải và phân phối điện của EVN đã giảm từ 10,15% năm 2010 xuống còn 7,94% năm 2015, mục tiêu đến năm 2020 là dưới 6,5%. Các chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện liên tục được cải thiện: Chỉ số thời gian cắt điện trung bình (SAIDI) giảm từ 8.077 phút năm 2012 xuống còn 2.110 phút năm 2015. EVN đặt mục tiêu phấn đấu năm 2.016 phút còn dưới 400 phút/năm, tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực.
Ông Nguyễn Văn Biên
Ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV): Phát triển ngành than gắn với bảo vệ môi trường
Mặc dù TKV đã tích cực và đang phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhưng Tập đoàn cũng rất cần sự chia sẻ, thấu hiểu của các nhà làm chính sách đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nộp ngân sách, lợi nhuận để đầu tư phát triển doanh nghiệp như ngành mỏ các nước đã thực hiện nhiều năm nay.
Các nhà làm chính sách cần sớm điều chỉnh thuế, chi phí tương đương với các nước trong khu vực để cạnh tranh giữ vững thị trường và năng lực sản xuất của ngành, góp phần phát triển bền vững.
Ngoài ra cũng cần triển khai các giải pháp theo Quy hoạch phát triển ngành than như: Các bộ, ngành phối hợp với các địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo đủ điều kiện để phát triển ngành than theo Quy hoạch; cần tìm kiếm các cơ hội và thu xếp nguồn vốn để thực hiện việc đầu tư thăm dò, khai thác than ở nước ngoài bằng nhiều hình thức…
Những Xu Hướng Phát Triển Của Nhà Thông Minh Ở Việt Nam
Nhà thông minh Việt Nam là một khái niệm không còn xa lạ với nhiều người. Không những thế, thị trường nhà thông minh Việt Nam phát triển mạnh chủ yếu tại những thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh. Bởi tại những thành phố lớn, việc tiếp cận các khái niệm và công nghệ mới dễ dàng hơn.
Ngoài nhà thông minh Hà Nội, Đà Nẵng, và Hồ Chí Minh thì ở hầu hết các thành phố trực thuộc tỉnh đểu có các đại lí hoặc Showroom nhà thông minh Lumi. Thị trường nhà thông minh Việt Nam thì Lumi chiếm thị phần lớn với 85 đại lí trên khắp Việt Nam.
Xu hướng nhà thông minh trên thế giới:
Đối với các ông lớn về công nghệ thì cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 và công nghệ IoT được xem là cơ hội tỉ USD trên thị trường đầy tiềm năng này.
Theo một thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Statista thì vào năm 2020 giá trị thị trường của Smarthome -nhà thông minh dự bảo đạt tới 43 tỉ USD. Con số này tăng gấp 3 lần so với năm 2014. Xu hướng nhà thông minh được dự báo như một trong những ứng dụng công nghệ một cách toàn diện nhất vào cuộc sống, là cả một căn nhà chứ không chỉ là một thiết bị thông minh.
Xu hướng nhà thông minh tại Việt Nam
Với những tiềm năng phát triển đó, có nhiều nhà phát triển và xâm nhập thị trường nhà thông minh Việt Nam như Lumi, Bkav,… hay tới các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Tuy chỉ mới phát triển từ 3 -5 năm nay, nhưng nhiều đơn vị trong nước đã nắm được thị phần phân phối nhà thông minh tại Việt Nam khá lớn như Lumi, Bkav.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn cung cập các giải pháp nhà thông minh thiên về giải pháp an ninh, an toàn, điều khiển thiết bị thông qua smartphone, điều khiển qua loa thông minh,..
Tìm hiểu chi tiết về dòng sản phẩm này Tại Đây
“Vài năm trở lại đây, khi thế giới đang dần tiến vào kỷ nguyên Internet of Things (IoTs), kết nối mọi vật qua Internet, nhà thông minh trở thành một xu hướng công nghệ tất yếu, là tiêu chuẩn của nhà ở hiện đại. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này”, ông Vũ Thanh Thắng Phó chủ tịch phụ trách phần cứng của Bkav, nhận xét. ( Nguồn -Dân Trí).
Chi phí cho một ngôi nhà thông minh Việt Nam.
Hiện tại, thị trường nhà thông minh ở Việt Nam chia thành 2 phân khúc lá trung cấp và cao cấp. Với phân khúc cao cấp khách hàng phải bỏ từ vài trăm triệu tới vài tỉ động cho trọn bộ giải pháp nhà thông minh. Các đơn vị thực hiện thường là đối tác ủy quyền của những ông lớn về công nghệ trên thế giới như Mỹ, Pháp, Đức,…
Còn đối với nhà thông minh Việt Nam, khách hàng chỉ mất chi phí từ 30 -50 triệu là có thể hoàn thiện một căn hộ chung cư thông minh. Và với chi phí từ 70 -100 triệu động cho một căn biệt thự liền hề full giải pháp. Không những thế, việc thi công chỉ mất từ 2 -3 ngày mà không đập phá hay phải đi dây lại hệ thống điện.
Năm bắt ngay xu hướng nhà thông minh Việt Nam để sở hữu một căn hộ thông minh. Liên hệ ngay với chúng tôi để được báo giá và trải nghiệm tiện ích nhà thông minh tại 129 Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Lưới Điện Thông Minh Tại Việt Nam : Việt Nam Cần Làm Gì? trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!