Xu Hướng 12/2023 # Phát Triển Bền Vững Thị Trường Mua Bán Nợ Doanh Nghiệp Tại Việt Nam: Góc Nhìn Từ Công Ty Tnhh Mua Bán Nợ # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phát Triển Bền Vững Thị Trường Mua Bán Nợ Doanh Nghiệp Tại Việt Nam: Góc Nhìn Từ Công Ty Tnhh Mua Bán Nợ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(thitruongtaichinhtiente.vn) – Bài viết phân tích thực trạng nợ của các doanh nghiệp (DN) và thị trường mua bán nợ DN ở Việt Nam trên góc nhìn từ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam để có cái nhìn tổng quan về thị trường nợ và hoạt động mua bán nợ DN nhằm phát triển thị trường mua bán nợ DN ở Việt Nam.

Tóm tắt: Nợ đang là một mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Nợ có thể giúp các doanh nghiệp (DN) kinh doanh tốt hơn, tuy nhiên nó cũng có thể khiến các DN gặp nhiều khó khăn về dòng tiền và khả năng thanh khoản. Trong khi đó, thị trường mua bán nợ ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu phát triển. Bài viết phân tích thực trạng nợ của các DN và thị trường mua bán nợ DN ở Việt Nam trên góc nhìn từ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam để có cái nhìn tổng quan về thị trường nợ và hoạt động mua bán nợ DN nhằm phát triển thị trường mua bán nợ DN ở Việt Nam.

Sustainable development of corporate debt market in Vietnam: A perspective from  Vietnam Debt & Asset Trading Corporation

Abstract: Debt is a big concern of Vietnamese enterprises. Debt can help enterprises  do business better, however it can also make them face many difficulties in controlling cash flow and liquidity. Meanwhile, the debt market in Vietnam is still in its early stage of development. The article analyzes current debt status of enterprises and debt market in Vietnam from the perspective of  business activities of Vietnam Debt & Asset Trading Corporation to get an overview of debt market and its operations in order to develop debt market in Vietnam.

1. Thực trạng nợ của các DN ở Việt Nam

1.1. Quan điểm về nợ DN, nợ xấu và hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam

Theo Hoàng Trần Hậu và Vũ Sỹ Cường (2023), trước hết nợ doanh nghiệp cũng là một khoản nợ, tức là một cam kết chưa được thanh toán. Doanh nghiệp phát sinh nợ phải trả khi (i) không trả cho một dịch vụ, hàng hóa hay tài sản đã được thỏa thuận trước; (ii) không trả các khoản bắt buộc theo luật quy định đầy đủ và kịp thời; (iii) đi vay tiền mặt của người cho vay hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp và (iv) cam kết với ngân hàng sự bảo lãnh về khoản vay của người khác, khi người đi vay không trả tiền, ngân hàng sẽ truy đòi doanh nghiệp bảo lãnh.

Nợ doanh nghiệp: có đặc trưng đầy đủ của một khoản nợ nên phải đi kèm với nguyên tắc hoàn trả, đảm bảo khả năng thanh toán cả gốc và phần cả phần giá trị tăng thêm biểu hiện qua tiền lãi. Khi nguyên tắc này không được đáp ứng ở mức độ nhất định thì khoản nợ đó bị coi là nợ xấu. Tổng kết quan điểm về nợ xấu của một số tổ chức như Ngân hàng Thế giới, nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group (AEG), Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng như Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), Nguyễn Thu Hương (2023), đưa ra kết luận: “Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trả nợ trên 90 ngày và/hoặc được đánh giá là khó có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi”.

Như vậy có thể đưa ra kết luận về hoạt động mua bán nợ nói chung hay cụ thể là đối với các khoản “Nợ xấu”, thực chất là việc bên Bán nợ (chủ nợ ban đầu) chuyển “khoản nợ phải thu” của mình đối với bên Khách nợ sang cho bên Mua nợ và bên Mua nợ sẽ trở thành chủ nợ mới của bên Khách nợ.

1.2. Đặc điểm nợ của các DN tại Việt Nam

– Nợ được các DN sử dụng nhiều, đơn giản và tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ở Việt Nam, với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thì hình thức mua bán chịu hàng hóa diễn ra ngày càng thường xuyên hơn. Theo thống kê với bộ dữ liệu của tác giả, các khoản phải thu khách hàng chiếm 18,68% tổng tài sản và khoản phải trả người bán chiếm 11,60% tổng tài sản. Tín dụng thương mại gần như thành quy luật chung của thị trường, người bán nhiều khi phải chấp nhận cho người mua thanh toán tiền hàng trả chậm như một hình thức khuyến mãi, cạnh tranh, thu hút người mua hàng. Do đó, các điều kiện mua hàng trả chậm tương đối đơn giản, dễ dàng và ít các điều khoản ràng buộc. Nó chủ yếu dựa trên mối quan hệ quen biết, bạn hàng, tin tưởng lẫn nhau bởi vì người Việt thường hay cả nể giúp đỡ nhau trong nhiều mối quan hệ. Tuy nhiên, đó chính là lý do làm cho nợ phát sinh nhiều rủi ro cho người bán, vì sẽ xảy ra những tình trạng quỵt nợ, nợ kéo dài giữa các DN.

– Chưa có những quy định cụ thể cho nợ

Tại Việt Nam, hình thức mua bán chịu hàng hóa đang dần trở nên quen thuộc với các DN. Trong số đó, có nhiều giao dịch chỉ được lập một văn bản thỏa thuận đơn giản về số tiền và thời gian thanh toán chậm. Do đó, chúng ít có giá trị pháp lý và khó giải quyết khi phát sinh tranh chấp hay khởi kiện.

1.3. Nợ của các DN Việt Nam từ kết quả điều tra khảo sát

1.3.1. Dữ liệu khảo sát

Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả loại ra những công ty có đặc thù không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Cuối cùng, nhóm tác giả thu được bảng dữ liệu là báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 326 công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch HNX và HOSE, được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2013-2023 với khoảng 1.630 quan sát.

Nợ của DN trên cơ sở khảo sát hoạt động tín dụng thương mại của DN gồm khoản phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp và nợ ròng.

1.3.2. Khoản phải thu khách hàng

Tỷ lệ khoản phải thu khách hàng được xác định là tỷ lệ khoản phải thu khách hàng trên tổng tài sản của DN.

Bảng 1. Tỷ lệ khoản phải thu khách hàng của các DN

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của nhóm tác giả

Qua bảng 1 ta thấy tỷ lệ khoản phải thu khách hàng trên tổng tài sản của các DN Việt Nam đang chiếm một tỷ lệ không nhỏ là 18,68%. Tuy nhiên, nếu so với nghiên cứu của García-Teruel and Martínez-Solano (2010) thì tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản của Việt Nam còn thấp so các nước khác, ví dụ như tỷ lệ này ở Tây Ban Nha là 39,28%, ở Hy Lạp là 36,55%, ở Pháp là 35,55%,… và thấp nhất là Phần Lan với tỷ lệ là 19,18%. Trong đó, ngành công nghệ là ngành có giá trị trung bình tỷ lệ khoản phải thu lớn nhất, chiếm 31,29% tổng tài sản. Điều này cho thấy, trong nền kinh tế hiện đại, công nghệ là một ngành đặc thù có tốc độ tăng trưởng cao, mức độ cạnh tranh trong ngành lớn, do đó buộc các DN phải mở rộng chính sách nợ nhằm thu hút khách hàng và mở rộng thị trường. Trong khi đó, hai ngành sử dụng chính sách nợ ít nhất là ngành các dịch vụ hạ tầng và ngành dịch vụ tiêu dùng với tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản tương ứng là 11,55% và 12,86%.

Khoản phải trả người bán được xác định là tỷ lệ khoản phải trả người bán trên tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) của DN.

Bảng 2. Tỷ lệ khoản phải trả người bán của các DN

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của nhóm tác giả

Trung bình khoản phải trả người bán toàn ngành chiếm 11,60% tổng nguồn vốn. Trong đó, ngành công nghệ là ngành có mức chiếm dụng vốn của nhà cung cấp lớn nhất, với tỷ lệ trung bình là 14,44% tổng nguồn vốn. Cá biệt trong ngành này có DN với tỷ lệ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp lên tới 69,45% tổng nguồn vốn của DN. Đây cũng chính là ngành cấp nợ cho khách hàng nhiều nhất trong toàn ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ chiếm dụng vốn của người bán ở các DN Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới. Ví dụ như trong nghiên cứu của García-Teruel and Martínez-Solano (2010) thì tỷ lệ này ở Pháp là 28,52%, Bỉ là 27,00%, Hy Lạp là 26,70%,… trong đó, ít nhất là ở Phần Lan nhưng vẫn còn lớn hơn ở Việt Nam với tỷ lệ 13,17%. Tuy nhiên, có những ngành như y tế và hàng tiêu dùng sử dụng rất ít nguồn vốn này với tỷ lệ lần lượt là 9,39% và 9,62% tổng nguồn vốn.

1.3.3. Nợ ròng

Nợ ròng được xác định là chênh lệch giữa khoản phải thu và khoản phải trả trên tổng tài sản. Như vậy, nếu nợ ròng dương chứng tỏ DN đang bị khách hàng chiếm dụng vốn và nếu nợ ròng âm chứng tỏ DN đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.

Bảng 3. Tỷ lệ nợ ròng của các DN

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của nhóm tác giả

Nhìn chung ở Việt Nam, nợ ròng trong toàn ngành cũng như trong từng ngành đều dương, chứng tỏ hầu hết các DN đều cấp nợ cho khách hàng nhiều hơn là chiếm dụng vốn của người bán. Qua bảng 3 ta thấy nợ ròng trung bình toàn ngành là 7,08% tổng tài sản, có nghĩa là trong toàn ngành thì trung bình các DN đang cho khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn là đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Riêng nhóm ngành các dịch vụ hạ tầng thì nợ ròng mang giá trị âm, tức là trung bình các DN trong ngành này chiếm dụng vốn của người bán nhiều hơn là cấp nợ cho khách hàng là 0,8% tổng tài sản. Nhưng với giá trị bé như vậy thì có thể thấy nhóm ngành các dịch vụ hạ tầng có tình hình công nợ phải thu và phải trả tương đối cân bằng nhất so với các nhóm ngành còn lại.

1.4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng nợ của các DN

1.4.1. Vai trò của nợ đối với các DN tại Việt Nam

– Tăng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhờ có nợ, các DN có thể tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh với thủ tục đơn giản và chi phí có thể thấp hơn so với đi vay ngân hàng, tùy thuộc vào mối quan hệ tín nhiệm giữa người bán và người mua. Như vậy, nợ giúp gia tăng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

– Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và chi phí lưu thông tiền tệ

– Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng DN này thừa vốn nhưng DN khác lại thiếu vốn thường xuyên diễn ra. Nhờ có vay nợ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, không gián đoạn ngắt quãng khi DN bị thiếu tiền tạm thời, đồng thời nó giúp cho các DN khác tiêu thụ được hàng hóa. Điều này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.

– Khuyến khích sản xuất kinh doanh

Theo mẫu nghiên cứu, các DN Việt Nam trung bình đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp khoảng 11,60% tổng vốn kinh doanh. Số vốn này có thể tạo động lực khuyến khích các DN sản xuất kinh doanh và tạo ra nhiều cơ hội kiếm lời. Hơn nữa, các DN còn có khả năng được hưởng một khoản lợi từ chiết khấu nếu thanh toán sớm theo thời gian quy định. Bên cạnh đó, DN cung ứng nợ cũng bán được hàng để tiếp tục chu kỳ sản xuất kinh doanh mới, giảm chi phí bảo quản lưu kho và tạo động lực sản xuất kinh doanh.

1.4.2. Ảnh hưởng của nợ

– Ảnh hưởng đối với DN có nợ tồn đọng

áp lực của một DN có nợ tồn đọng là vô cùng to lớn do các khoản nợ sẽ tạo ra những chi phí không mong đợi, sẽ ăn mòn dần vốn của DN và có khả năng dẫn đến nguy cơ phá sản.

– Ảnh hưởng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng

Nếu DN bị đối tác nợ nhiều thì sẽ có khả năng gia tăng nợ đối với các TCTD. Một tác động lớn đối với TCTD khi có nợ là làm giảm hiệu quả tín dụng và làm tăng chi phí cho TCTD. Nợ tăng cao có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ và giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của TCTD.

– Ảnh hưởng đối với nền kinh tế

Mối quan hệ giữa ngân hàng – khách hàng – nền kinh tế là hết sức chặt chẽ. Nợ phát sinh do khách hàng, DN sản xuất kinh doanh (SXKD) kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, SXKD đình trệ. Sự phá sản của DN, đặc biệt là hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra một cú sốc lớn đối với cả nền kinh tế. Thất nghiệp, bất ổn về an ninh, mất nguồn thu từ thuế hay thiếu sản phẩm đều là các yếu tố làm giảm GDP, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế so với các nước khác.

2. Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ của các DN Việt Nam

2.1. Thực trạng cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng

– Thực trạng cơ sở pháp lý

Thị trường mua bán nợ tại Việt Nam chỉ mới bao gồm thị trường mua bán các loại trái phiếu sau khi đã phát hành và thị trường mua bán các khoản nợ khác giữa các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quy định về hoạt động mua bán các sản phẩm phức tạp hơn của thị trường mua bán nợ như các công cụ phái sinh tín dụng và chứng khoán hoá. Trên thực tế, các loại hàng hoá này cũng chưa xuất hiện trên thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.

– Thực trạng cơ sở hạ tầng

Việt Nam chưa xây dựng được khung pháp lý đủ mạnh có tính răn đe trong việc yêu cầu các DN minh bạch trong cung cấp thông tin và cũng chưa có khung pháp lý trong việc bảo vệ nhà đầu tư.

2.2. Thực trạng cấu trúc thị trường mua bán nợ

Hình 1. Chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ ở Việt Nam

– Hàng hóa trên thị trường mua bán nợ: Bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu DN.

– Hình thức mua bán nợ: Bao gồm mua bán nợ thông qua đấu giá, mua bán nợ bằng cách thương lượng, đàm phán, mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt, mua bán nợ theo giá trị thị trường, mua bán nợ theo chỉ định của cấp có thẩm quyền và mua bán nợ thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A).

2.3. Thực trạng các tổ chức hỗ trợ

– Bên môi giới, tư vấn và cung cấp dịch vụ sàn giao dịch nợ

– Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và thẩm định giá

Nghị định số 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Hơn nữa, theo Quyết định 517/QĐ-TTg ban hành ngày 17/4/2023 phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2023 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, việc phát hành trái phiếu DN sẽ phải qua xếp hạng tín nhiệm kể từ năm 2023. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá và Bộ Tài chính đã ban hành được bộ 12 tiêu chuẩn thẩm định giá.

Tuy nhiên, theo thống kê của ADB (2023), Việt Nam chưa có các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và định giá có uy tín. Điều này gây khó khăn trong việc định giá các khoản nợ và nợ xấu trong quá trình mua bán nợ, cũng làm hạn chế sự phát triển của thị trường trái phiếu DN do chưa có các “điểm chuẩn” (benchmark) nhất định để nhà đầu tư và DN phát hành trái phiếu xác định mức giá trái phiếu phù hợp.

2.4. Thực trạng các tổ chức quản lý, giám sát thị trường mua bán nợ của các TCTD ở Việt Nam

– Trách nhiệm của Bộ Tài chính

+ Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với DN kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

+ Thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

– Trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

+ Báo cáo Bộ Tài chính về tình hình kinh doanh dịch vụ mua bán nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định kỳ, đột xuất.

– Trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh

+ Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký DN, đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký DN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

+ Báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tình hình cấp, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo định kỳ, đột xuất.

– Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước

Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của Nghị định 69/2023 đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại.

3. Đánh giá chung về phát triển bền vững thị trường mua bán nợ DN ở Việt Nam

Khi nợ được coi là một loại hàng hóa và hoạt động mua bán nợ đã được đề cập tới trong các văn bản luật chính thức thì khái niệm “thị trường mua bán nợ” hoặc “thị trường mua bán nợ xấu” vẫn chưa được các văn bản luật của Việt Nam đề cập tới. Theo Nguyễn Thu Hương (2023), “Thị trường mua bán nợ xấu là nơi mua bán các khoản nợ xấu, hàng hóa giao dịch trên thị trường mua bán nợ xấu là các khoản nợ xấu dưới dạng tài sản nợ hoặc các khoản nợ xấu được chứng khoán hóa”.

PGS.TS Đào Văn Hùng từng nhận định ở Việt Nam hiện nay, thị trường nợ của doanh nghiệp vẫn chủ yếu là thị trường sơ cấp, tức là các khoản nợ đi từ Chủ nợ ban đầu tới tay các công ty mua nợ, đặc biệt là Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) mà chưa có nhiều sự mua đi bán lại tại thị trường thứ cấp do sự hạn chế về đối tượng tham gia, sự phát triển của thị trường, các tổ chức định giá uy tín.

Phương thức mua bán nợ của DATC

Biểu đồ 1. Tổng hợp kết quả kinh doanh của DATC giai đoạn 2011- đầu 2023

Đvt: tỷ đồng

Quan điểm của DATC về tái cấu trúc thông qua mua bán nợ

Một trong những phương thức xử lý nợ xấu của DATC đó chính là tái cấu trúc toàn diện bao gồm 3 lĩnh vực để lập ra một kế hoạch kinh doanh tổng thế: (i) tái cấu trúc tài chính, (ii) tái cấu trúc hoạt động và (iii) tái cấu trúc quản trị và điều hành. Theo DATC: “tái cơ cấu DN khách nợ thông qua hoạt động mua bán nợ là việc DATC mua nợ từ các chủ nợ của DN, sau đó giúp DN xử lý các tồn tại yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho DN có điều kiện để hoạt động và phát triển có hiệu quả, từ đó tạo nguồn trả nợ cho các chủ nợ”.

Các hình thức để xử lý bao gồm: tổ chức đòi nợ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tài chính trung gian; hoặc tiến hành bán nợ và tài sản tồn đọng bằng các hình thức thỏa thuận, đấu thầu, đấu giá; sử dụng nợ đã mua để góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh. Hoán đổi nợ thành vốn cổ phần để đảm bảo quyền sở hữu của Nhà nước và giảm đòn bẩy nợ của các doanh nghiệp, ngoài ra còn tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi góp vốn vào DN.

Hình 1. Quy trình tái cấu trúc thông qua mua bán nợ của DATC

Xử lý nợ xấu DN thông qua tái cấu trúc của DATC là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự tương tác ít nhất 3 bên DATC (bên Mua nợ), bên Chủ nợ và bên Khách nợ (công ty con nợ). Khi ấy, DATC cùng một lúc đóng 2 vai trò vừa là Chủ nợ mới của bên Khách nợ, vừa là cổ đông tiềm năng của DN đó. Hiện nay, DATC đã xây dựng bài bản, chi tiết quy trình tái cấu trúc thông qua mua bán nợ.

– ADB (2023), Báo cáo thường niên, ADB.

– Bộ Tài chính (2004), Thông tư 39/2004/TT-BTC của về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của DN, ban hành ngày 11tháng 5 năm 2004.

– Chính phủ (2001), Nghị định số 32/2001/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành pháp lệnh thương phiếu, ban hành ngày 5 tháng 7 năm 2001.

– Chính phủ (2005), Nghị định số 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá, ban hành ngày 03 tháng 8 năm 2005

– Chính phủ (2014), Nghị định số 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, ngày 26 tháng 09 năm 2014

– Chính phủ (2023), Nghị định số 69/2023/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, ban hành ngày 1 tháng 7 năm 2023.

– García-Teruel, P. J. and Martínez-Solano, P. (2010), ‘Determinants of trade credit: A comparative study of European SMEs’, International Small Business Journal, số 28(3), tr. 215–233.

– Hoàng Trần Hậu và Vũ Sỹ Cường (2023), “Chuyên đề 24: Thị trường mua bán nợ– thực trạng và triển vọng phát triển ở Việt Nam”, truy cập ngày 7/12/2023, http://www.daotaomof.vn/bvct/chi-tiet/369/chuyen-de-24-thi-truong-mua-ban-no-thuc-trang-va-trien-vong-phat-trien-o-viet-nam.html.

– Nguyễn Thu Hương (2023), Luận án Tiến sĩ kinh tế Học viện Tài chính, “Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam”.

– Thời báo Tài chính Việt Nam (2023), Chứng khoán hóa nợ xấu để phát triển thị trường mua bán nợ, truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2023, từ http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2023-11-29/chung-khoan-hoa-no-xau-de-phat-trien-thi-truong-mua-ban-no-50963.aspx

– Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 517/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến 2023 và tầm nhìn đến 2030, ban hành ngày 17 tháng 04 năm 2023.

– Ủy ban thường vụ quốc hội (1999), Pháp lệnh số 17/1999/PL-UBTVQH10 về thương phiếu, ban hành ngày 24 tháng 12 năm 1999.

Bài đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 16/2023

Phát Triển Thị Trường Mua, Bán Nợ Xấu Tập Trung Giải Pháp Bền Vững Cho Xử Lý Nợ Xấu Tại Việt Nam

Ngày đăng:11:06 06/09/2023

Thời gian gần đây ghi nhận thành công của hệ thống Ngân hàng Việt Nam khi đưa về và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ở mức dưới 3% (Mức an toàn theo thông lệ quốc tế). Tuy nhiên, phải nhìn nhận nợ xấu thực tế bao gồm nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản thanh toán bằng Trái phiếu đặc biệt (TPĐB) và nợ tiềm ẩn rủi ro chuyển thành nợ xấu còn khá cao. Do vậy, nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn hệ thống là hiện hữu.

Trong điều kiện không sử dụng NSNN, thực tế đặt ra yêu cầu phải tìm ra giải pháp xử lý nợ xấu một cách bền vững, tạo ra sự ổn định, an toàn lâu dài cho hệ thống ngân hàng

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN NỢ XẤU

Thời gian qua, tham gia hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu chủ yếu vẫn là Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính, Công ty quản lý tài sản (AMC) thuộc các tổ chức tín dụng và một số ít các chủ thể khác.

Sau 5 năm thành lập, VAMC đã tập trung mọi nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các TCTD thực hiện mua nợ bằng TPĐB, hoàn thành nhiệm vụ được Chính phủ, NHNN giao góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng về dưới 3%.

– Kết quả mua nợ bằng TPĐB và xử lý nợ, từ khi thành lập đến 30/9/2023:

+ Mua nợ xấu bằng TPĐB với tổng dư nợ gốc nội bảng: 307.932 tỷ đồng với giá mua 277.755 tỷ đồng.

+ Thu hồi các khoản nợ đã mua bằng TPĐB: 102.716 tỷ đồng.

+ Thanh toán TPĐB: 119.048 tỷ đồng.

+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với 65 khoản nợ của 37 khách hàng với dư nợ gốc: 1.138 tỷ đồng.

+ Miễn giảm lãi đối với 1.905 khoản nợ của 1.602 khách hàng với số tiền miễn giảm lãi: 4.452 tỷ đồng.

+ Điều chỉnh lãi suất đối với 262 khoản nợ của 186 khách hàng với dư nợ gốc: 2.236 tỷ đồng.

DATC được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 với mục tiêu xử lý nợ và tài sản tồn đọng, góp phần làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước.

Hoạt động trọng tâm là mua bán nợ và tài sản, hỗ trợ doanh nghiệp và các TCTD trong xử lý nợ xấu. Từ năm 2004, DATC đã tham gia các phương án xử lý nợ và tài sản theo nhiệm vụ Chính phủ giao và theo cơ chế thị trường. 06 tháng đầu năm 2023, DATC đã mua để xử lý gần 1.500 tỷ đồng nợ phải thu của các TCTD [2].

Tuy nhiên, DATC hoạt động trên nguyên tắc mua nợ xấu chủ yếu theo đối tượng vay, đa phần là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp cổ phần. DATC hoạt động như một tổ chức tái cơ cấu doanh nghiệp, mua nợ xấu để thực hiện cơ cấu phục hồi doanh nghiệp vay nợ.

Mô hình Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập theo Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 để xử lý nợ tồn đọng của các NHTM với mục đích chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý và xử lý nợ xấu, góp phần xử lý nợ xấu nhanh chóng, hiệu quả, từng bước phát triển hoạt động mua bán nợ xấu, quản lý, kinh doanh tài sản.

Hiện tại, có khoảng hơn 20 AMC thuộc các NHTM đăng ký hoạt động, các AMC đều hoạt động dưới mô hình công ty TNHH một thành viên do ngân hàng mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hiện nay, hoạt động của AMC các NHTM rất đa dạng như: xử lý nợ, thẩm định giá, dịch vụ quản lý tòa nhà, quản chấp kho,…Tuy nhiên, hoạt động chính vẫn là quản lý và xử lý nợ, trong đó một số AMC của NHTM [3] đã thực hiện hoạt động mua, bán nợ xấu của TCTD và AMC khác.

Ngoài các chủ thể chính nêu trên, một số chủ thể là cá nhân, doanh nghiệp cũng đã bước đầu tham gia hoạt động mua bán nợ xấu theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội. Thời gian qua, VAMC đã bán đấu giá thành công một số khoản nợ xấu cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp và AMC của TCTD với tổng số tiền trúng đấu giá hơn 386 tỷ đồng.

Theo số liệu từ NHNN, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đến tháng 6/2023 là 2,09%, ước khoảng 143.000 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC thanh toán bằng TPĐB và các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro chuyển thành nợ xấu thì tổng nợ xấu vào khoảng 468.000 tỷ đồng, chiếm 6.67%/tổng dư nợ [4].

Số nợ xấu trên được xử lý thông qua các biện pháp: Đôn đốc thu hồi nợ; Bán TSBĐ; Cơ cấu lại nợ; Trích lập dự phòng rủi ro;…Tổng dư nợ gốc các khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá thị trường từ năm 2023 đến nay đạt hơn 4.000 tỷ đồng chiếm khoảng 2,8% tổng nợ xấu nội bảng của toàn ngành Ngân hàng, nếu tính cả số nợ xấu đã bán cho VAMC bằng TPĐB và nợ tiềm ẩn rủi ro chuyển thành nợ xấu thì số nợ xấu VAMC xử lý theo giá trị thị trường chỉ chiếm 0,85%. Các số liệu trên cho thấy, khối lượng hàng hóa cho thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam là tương đối dồi dào.

Hạ tầng cho thị trường mua, bán nợ xấu

Hiện có 02 loại tổ chức đóng vai trò hỗ trợ để thực hiện các khâu trong quá trình mua, bán nợ xấu, đó là tổ chức đấu giá và tổ chức thẩm định giá.

Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam có 408 tổ chức đấu giá tài sản, bao gồm 61 Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và 347 Công ty đấu giá.

Về mô hình tổ chức: Các Trung tâm dịch vụ đấu giá là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc sở Tư pháp các địa phương (mỗi tỉnh có 01 Trung tâm). Các Công ty đấu giá là các đơn vị tư nhân được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về đấu giá tài sản.

Về hoạt động: Một số tổ chức đấu giá tài sản hoạt động khá mạnh và uy tín như: Trung tâm đấu giá Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Công ty Thành An, Công ty Lạc Việt,… Tuy nhiên, phần nhiều các doanh nghiệp đấu giá quy mô còn nhỏ, chưa có kinh nghiệm trong bán đấu giá khoản nợ.

VAMC tuy không phải là một doanh nghiệp đấu giá tài sản nhưng được pháp luật quy định có chức năng bán đấu giá (VAMC không cung cấp dịch vụ bán đấu giá mà chỉ thực hiện bán đấu giá tài sản là khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu VAMC đã mua). Từ khi thành lập Ban Đấu giá tài sản, VAMC đã tự tổ chức đấu giá thành công 04 khoản nợ xấu với tổng số tiền trúng đấu giá hơn 386 tỷ đồng.

Hiện có khoảng 250 doanh nghiệp thẩm định giá đang hoạt động. Thời gian qua, để mua bán các khoản nợ xấu theo giá thị trường, VAMC và các TCTD đều thuê các công ty thẩm định giá chuyên nghiệp để thực hiện thẩm định giá khoản nợ làm cơ sở xác định giá mua, bán. Tuy nhiên, phần nhiều các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định giá khoản nợ nên còn lúng túng khi thực hiện. Có tình trạng cùng một tài sản nhưng các tổ chức thẩm định giá khác nhau cho kết quả khác nhau. Thực tế hoạt động thẩm định vẫn chưa thực sự độc lập, khách quan.

MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẬP TRUNG

Hoạt động mua, bán nợ xấu thời gian qua đã có một số thành công bước đầu tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển của thị trường mua, bán nợ xấu tập trung, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và vướng mắc.

Trong số các chủ thể tham gia mua bán nợ xấu, ngoài VAMC và DATC có quy mô vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng trở lên, các AMC và một số chủ thể khác đều hạn chế về vốn. Nguồn vốn bị hạn chế, trong khi tốc độ xử lý nợ xấu chậm (có những khoản nợ phải mất vài năm để xử lý) càng gây khó khăn cho các chủ thể tham gia. Hoạt động mua, bán nợ xấu hiện cần có một đơn vị đầu mối đủ năng lực đóng vai trò trung tâm thúc đẩy thị trường.

Hoạt động của các tổ chức bán đấu giá chưa chuyên nghiệp, đa phần có quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm bán đấu giá khoản nợ xấu. Số doanh nghiệp thực chất hoạt động chuyên nghiệp về bán đấu giá tài sản trong tổng số doanh nghiệp có đăng ký hoạt động bán đấu giá tài sản là rất ít. Phần lớn doanh nghiệp còn lại có đăng ký hoạt động bán đấu giá tài sản nhưng trên thực tế chưa thực hiện phiên đấu giá nào.

Sự cần thiết phải phát triển thị trường mua bán nợ xấu tập trung

Xuất phát từ thực trạng và những tồn tại, hạn chế của hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu thời gian qua, với yêu cầu xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, tạo ra sự ổn định bền vững cho hệ thống ngân hàng trong bối cảnh nguồn lực của Nhà nước có hạn đòi hỏi cấp thiết phải hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu tập trung. Việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu tập trung sẽ giúp:

Tháo gỡ nút thắt về vốn để xử lý nợ xấu trong điều kiện không sử dụng ngân sách nhà nước. Hiện nay, khối lượng nợ xấu cần xử lý rất lớn, với điều kiện không sử dụng NSNN, trong khi số lượng chủ thể tham gia ít với nguồn lực có hạn, việc xử lý nợ xấu “đơn lẻ” chủ yếu bằng vốn tự có như thời gian qua là rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý nhanh, thực chất nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng.

Việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu tập trung sẽ huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế nhất là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia, qua đó, giúp tháo gỡ nút thắt về nguồn vốn để xử lý nhanh nợ xấu mà vẫn đảm bảo không sử dụng NSNN.

Thị trường mua, bán nợ xấu là cơ sở cho việc hình thành và phát triển thị trường mua, bán nợ trong tương lai. Là một bộ phận của thị trường mua bán nợ, việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu sẽ tạo tiền đề thực tế, cụ thể và là căn cứ thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách trong giai đoạn soạn thảo khung khổ pháp lý cho việc hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.

GIẢI PHÁP ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẬP TRUNG

Mặc dù đạt được kết quả đáng ghi nhận đã nêu ở trên, hoạt động mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường vẫn còn khá manh mún. Để hình thành và phát triển thị trường mua, bán nợ xấu tập trung, các cơ quan hữu quan, các đơn vị tham gia hoạt động mua, bán nợ xấu cần tích cực phối hợp, triển khai một số giải pháp như sau:

Thành lập Hiệp hội Mua bán nợ xấu Việt Nam

Hoạt động mua, bán nợ xấu theo giá thị trường thời gian qua được thực hiện một cách đơn lẻ, mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin. Do đó, cần thiết phải thành lập Hiệp hội Mua bán nợ xấu Việt Nam với các hội viên đầu tiên và chủ chốt gồm VAMC, DATC và AMC của các TCTD.

Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội: Tập hợp các hội viên để hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ thông tin trong hoạt động mua, bán nợ xấu, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên trong quá trình mua, bán, xử lý nợ xấu, đồng thời làm cầu nối giữa các hội viên với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xây dựng khung khổ pháp lý cho việc hình thành và phát triển của thị trường mua, bán nợ xấu tập trung.

Thành lập Sàn giao dịch mua bán nợ xấu

Để tăng thêm chủ thể tham gia thị trường, minh bạch hóa thông tin các khoản nợ xấu, TSBĐ, công khai các quy định, thủ tục, cách thức thực hiện giao dịch, thúc đẩy thanh khoản trên thị trường nhất thiết phải thành lập Sàn giao dịch mua, bán nợ xấu, trong đó VAMC sẽ đóng vai trò trung tâm để cung cấp thông tin về nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được đánh giá, phân loại, hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý để có thể niêm yết, mua bán trên Sàn giao dịch.

Đề nghị Quốc hội xem xét ban hành Luật xử lý nợ xấu

Như đã đề cập ở trên, Nghị quyết 42 hiện chỉ được áp dụng đối với TCTD và Tổ chức mua bán xử lý nợ xấu do Nhà nước sở hữu 100% vốn, mang tính chất thí điểm và có thời hạn. Để tạo lập thị trường mua bán nợ xấu tập trung, thu hút nhiều các chủ thể tham gia thì cần phải có sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể.

Quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của bên mua khoản nợ xấu. Luật Đất đai 2013 quy định chủ thể sử dụng một số loại đất như: Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; Đất cảng hàng không, sân bay dân dụng; Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam (Khoản 4 Điều 156, Khoản 2 Điều 174, Khoản 1 Điều 175, Khoản 2 Điều 183) chỉ được thế chấp tại TCTD. Khi thị trường mua bán nợ xấu phát triển, với sự tham gia đa dạng của các chủ thể mua bán nợ thị trường, việc quy định như trên của Luật Đất đai 2013 sẽ gây khó khăn cho việc nhận chuyển giao TSBĐ, nhận bổ sung TSBĐ của các chủ thể mua nợ xấu là tổ chức không phải TCTD, cá nhân.

Về thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp. Khoản 1 Điều 18 Nghị định 102/2023/NĐ-CP ngày 1/9/2023 về đăng ký biện pháp giao dịch bảo đảm chỉ quy định trường hợp: “Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm”.

Theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, VAMC trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm. Các quy định này đang mâu thuẫn nên khi bên mua nợ đi đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm thì các văn phòng đăng ký nhà đất, Sở Tài nguyên Môi trường từ chối giải quyết do chưa có hướng dẫn hoặc yêu cầu phải có Hợp đồng sửa đổi, bổ sung Hợp đồng thế chấp, chữ ký của bên thế chấp trên Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp. Trên thực tế, điều này là không khả thi vì bên bảo đảm thường bất hợp tác trong việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký thế chấp.

Về thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cá nhân mua nợ. Theo Điểm c Khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013 thì người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trong trường hợp VAMC xử lý nợ bằng biện pháp nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 33/2023/TT-BTNMT ngày 29/9/2023) có quy định tại Điều 9b về trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho tổ chức mua bán nợ theo quy định tại Nghị quyết 42. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn đối với trường hợp bên mua nợ là tổ chức, cá nhân khác (không phải là tổ chức mua, bán nợ theo Nghị quyết 42) được đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

Đề nghị Quốc hội xem xét ban hành Luật Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu

Tham gia quá trình chứng khoán hóa có 4 chủ thể chính là: (i) Người đi vay hoặc/và bên bảo đảm; (ii) Tổ chức tập hợp, phân loại, đóng gói các khoản vay hoặc tài sản bảo đảm để phát hành chứng khoán; (iii) Nhà đầu tư mua, bán chứng khoán; (iv) TCTD. Ở đây, rủi ro sẽ được chuyển từ TCTD có nợ xấu sang nhà đầu tư sở hữu chứng khoán.

Để thực hiện thành công giải pháp này, thông tin về khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ thủ tục pháp lý, trong đó VAMC là cơ quan có đủ cơ sở và tiềm lực để thực hiện chức năng này, cùng với sự tham gia của các tổ chức đánh giá, xếp hạng các khoản nợ xấu, kết hợp với một khung khổ pháp lý hoàn thiện để đảm bảo nhà đầu tư chứng khoán thực thi được quyền của mình đối với tài sản mà họ đã mua, đảm bảo thu hồi số tiền đã đầu tư và tạo ra

Tóm lại, trong bối cảnh nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng trở lại, đòi hỏi các cơ quan hữu quan, TCTD, tổ chức tham gia mua bán, xử lý nợ xấu phải áp dụng đồng bộ các giải pháp để xử lý, thu hồi nợ xấu trong đó phát triển thị trường mua bán nợ xấu tập trung được coi như một giải pháp đột phá. Hy vọng những khuyến nghị được nêu trong bài viết sẽ giúp hình thành và phát triển một thị trường mua bán nợ xấu tập trung qua đó, hình thành một kênh bền vững góp phần xử lý nhanh, triệt để nợ xấu tạo sự ổn định vững chắc lâu dài cho hệ thống các TCTD ở Việt Nam.

[1] Bài báo là một phần của Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “Luận cứ khoa học cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng của Việt Nam”, thuộc chương trình KX01/16-20

[2] https://m.baomoi.com/doanh-thu-tu-hoat-dong-mua-ban-no-cua-datc-tang-25/c/27043645.epi

[3] AMC của: Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Quân đội,…Trong đó, AMC của 01 TCTD đã trúng đấu giá 01 khoản nợ xấu VAMC bán đấu giá.

[4] Thông tin trên được NHNN công bố tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058 về xử lý nợ xấu, tổ chức ngày 28/8/2023.

1. The World Bank, Public Asset Management Companies – A Toolkit.

2. DBA International. 2011. “The debt buying industry”. White paper.

3. Liquidity and Funds Management (1997), “Asset Securitization: Comptroller’s Handbook”, Comptroller of the Currency – Administrator of National Banks.

4. Học viện Chính sách và Phát triển, Vai trò của Nhà nước trong phát triển hệ thống tài chính Việt Nam (2023).

5. Lê Vĩnh Triển, Nguyễn Huỳnh Nhụy (2012), “Mô hình chứng khoán hóa cho thị trường tài chính Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 7 – Tháng 4/2012.

6. Luật Chứng khoán 70/2006/QH11 quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 06 năm 2006.

7. Luật Chứng khoán sửa đổi 62/2010/QH12 bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11, Quốc hội ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2010.

8. Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 05 năm 2013.

TS. Nguyễn Tiến Đông

Nguồn: TCNH số 22/2023

Gỡ ‘Nút Thắt’ Thị Trường Mua Bán Nợ Xấu

Theo số liệu từ Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC), tính đến tháng 8/2023, lũy kế mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đạt 329.007 tỉ đồng. Trong đó, mua nợ bằng TPĐB sau khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đạt 67.612 tỉ đồng, mua nợ theo giá trị thị trường từ 2023 đến 2023 đạt 8.341 tỉ đồng. Kết quả thu hồi nợ từ biện pháp xử lý tài sản đảm bảo tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn trước đó. Thu hồi từ biện pháp bán nợ tăng gấp hơn 4 lần so với giai đoạn trước đó…

Đặc biệt, sau khi Nghị quyết 42 ra đời, VAMC được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỉ đồng nhằm tăng cường nguồn lực phục vụ hoạt động mua nợ theo giá trị thị trường và đã triển khai một loạt giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ.

Hiện nay, thị trường mua bán nợ Việt Nam có sự tham gia của gần 40 doanh nghiệp. Mặc dù vậy, hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu ở thị trường sơ cấp, các khoản nợ xấu của TCTD được bán trực tiếp cho các tổ chức mua bán, xử lý nợ do Chính phủ thành lập (Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), VAMC, hoặc tổ chức mua bán nợ khác để thu hồi nợ.

Trong khi đó, số giao dịch mua bán nợ giữa các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp còn tương đối hạn chế. Nguyên nhân một phần là do chưa có sàn giao dịch nợ xấuchuyên nghiệp tại Việt Nam để các TCTD, nhà đầu tư tiếp cận, trao đổi thông tin và thực hiện giao dịch các khoản nợ xấu. Chính điều này cũng làm cho thị trường mua bán nợ chưa phát triển như kỳ vọng.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gian tài chính- ngân hàng, điều quan trọng nhất là làm sao thu hút được nhà đầu tư ngoại tham gia mua bánnợ xấu. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có thị trường chính thống, chuyên nghiệp, đã cản trở mua bán nợ của các nhà đầu tư ngoại. Do vậy để thị trường này sôi động, cần gỡ những “nút thắt” hiện nay đang cản trở mua bán nợ theo giá thị trường và tăng thanh khoản cho thị trường này.

Đến nay, quy định pháp luật về xử lý nợ xấu nói chung và xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu nói riêng còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các ngân hàng xử lý nợ xấu.

Cụ thể, chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ làm cơ sở cho các tổ chức thẩm định giá thực hiện. Việc ban hành một khung pháp lý hoàn chỉnh, vững chắc về xử lý nợ xấu không chỉ giúp ngân hàng bớt thấp thỏm trong xử lý nợ xấu, mà còn khiến nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham gia thị trường này.

Vì vậy, để tạo lập, phát triển thị trường mua bán nợ, ông Nguyễn Giang Nam- Phó Tổng Giám đốc VAMC cho rằng, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về phát triển thị trường mua bán nợ, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ tạo cơ sở pháp lý để thực hiện, thành lập Hiệp hội các công ty mua bán nợ (AMC) nhằm kết nối, chia sẻ thông tin, minh bạch thông tin về hàng hóa (nợ xấu và tài sản bảo đảm)… Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ xấu thông qua việc tăng quyền của chủ nợ.

Nhiệm Vụ, Cơ Chế Hoạt Động Công Ty Mua Bán Nợ Việt Nam

Trong đó, DATC có chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản; mua, xử lý các khoản nợ và tài sản trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại DATC; ưu tiên tập trung nguồn lực của DATC để hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ và tài sản theo cơ chế thị trường.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu giao.

Ngành nghề kinh doanh chính của DATC là tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản. Cụ thể, tiếp nhận nợ tài sản theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ để xử lý theo quy định tại Nghị định này.

Tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gồm: nợ phải thu và các tài sản (bao gồm cả các tài sản tồn đọng, các tài sản gắn với xử lý nợ theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý, thu hồi vốn cho Nhà nước theo quy định tại Nghị định này.

Bên cạnh đó, DATC mua, xử lý nợ và tài sản gồm:

+ Quản lý, sử dụng chủ yếu nguồn lực tài chính của công ty để thực hiện mua, xử lý các khoản nợ và tài sản (bao gồm cả các dự án cần hỗ trợ xử lý nợ để tiếp tục đầu tư, khai thác) theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

+ Mua, xử lý các khoản nợ và tài sản của các tổ chức, cá nhân không trùng lắp với mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Ngoài ra, ngành nghề kinh doanh chính của DATC là tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua, bán, xử lý nợ.

Nhà nước là chủ sở hữu của DATC. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với DATC. Bộ Tài chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo phân công, phân cấp của Chính phủ.

Hội đồng thành viên DATC thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với DATC theo quy định của pháp luật và Điều lệ của DATC.

Xây Dựng Thị Trường Mua Bán Nợ: Giải Pháp Xử Lý Nợ Xấu

Ngày đăng:01:26 19/08/2023

Trong những nỗ lực quản lý nợ công nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia theo đúng chủ trương của Đảng và các nghị quyết của Quốc hội thì việc khuyến khích xây dựng thị trường mua bán nợ với tư cách là một trong những giải pháp xử lý nợ xấu trong nền kinh tế là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cao. Bài viết so sánh thực trạng xây dựng thị trường mua bán nợ của Việt Nam với thông lệ quốc tế để đưa ra một số khuyến nghị về những điều kiện cần cân nhắc để có thể phát triển một thị trường mua bán nợ hiệu quả.

1. Thực trạng quản lý nợ công và xử lý nợ xấu trong nền kinh tế

Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG, 2023), tỷ lệ nợ công trên GDP năm 2023 ở mức 62,6%, thấp hơn so với mức 63,6% cuối năm 2023 do tăng trưởng kinh tế khả quan đạt kế hoạch 6,7% cùng với hàng loạt giải pháp đồng bộ về cơ cấu lại ngân sách, nợ công của Chính phủ như Nghị quyết 51/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 07-NQTW về giải pháp cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công, Nghị định 04/2023/NĐ-CP về hạn chế đối tượng, xiết chặt điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ, Nghị định 52/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài đối với chính quyền địa phương. (Hình 1)

Những nỗ lực này đã góp phần làm dư nợ Chính phủ so với GDP giảm xuống mức 51,8% từ mức 52,6% của năm 2023. Ngoài ra, áp lực trả lãi trong nước cũng giảm do một số nguyên nhân như: (i) kỳ hạn phát hành bình quân TPCP tăng từ 8,7 năm trong năm 2023 lên 13,5 năm vào năm 2023); (ii) lãi suất phát hành bình quân trái phiếu chính phủ giảm từ 6,28% năm 2023 xuống 6,1% năm 2023.

Tuy nhiên, số liệu về các chỉ tiêu kiểm soát nợ công ở Bảng 1 cho thấy mặc dù hiện nay, tỷ lệ nợ công hiện vẫn trong giới hạn Quốc hội nhưng đang tiến dần tới ngưỡng trần. Đặc biệt trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ công có xu hướng gia tăng, cụ thể như trong giai đoạn 2006 – 2010, tăng thêm 15% GDP; vào giai đoạn 2011 – 2023, tăng thêm khoảng 7% GDP, bình quân mỗi năm tốc độ tăng nợ công khoảng 18,4%, cao gấp gần 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (bao gồm cả trả nợ gốc và lãi) ước khoảng 25% tổng thu NSNN, nếu tính cả vay đảo nợ thì nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ còn cao hơn. Bên cạnh đó, bội chi NSNN vẫn ở mức cao và chưa đạt mục tiêu đề ra, đi đôi với việc tăng trưởng GDP chưa đạt kế hoạch nhưng không điều chỉnh giảm bội chi tương ứng thì nợ công càng có xu hướng tăng cao, nhất là khi có phát sinh rủi ro về giá dầu, tỷ giá (Tân, 2023). Bởi vậy, Chính phủ vẫn cần tiếp tục thực thi các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ mức bội chi hàng năm và trần nợ công để đảm bảo mục tiêu duy trì mức trần nợ công không quá 65% GDP và sau năm 2023, không quá 62% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP, nợ nước ngoài không quá 50% GDP. (Bảng 1)

Trải qua 01 năm triển khai áp dụng vào thực tiễn, Nghị quyết số 42/2023/QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg đã góp phần củng cố năng lực tài chính của các TCTD. Tính đến 30/6/2023, vốn điều lệ của toàn hệ thống ước đạt 519,01 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2023, tăng 6,3% so với cuối năm 2023; vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ước đạt 720,43 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2023, tăng 21,1% so với cuối năm 2023. Đến 30/6/2023, hệ thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng). Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70,23 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 21,59 nghìn tỷ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46,46 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,59%) (NHNN, 2023).

Trong những năm gần đây, vấn đề hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam đã được nhìn nhận như là một trong những yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trên thực tế, hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam đã xuất hiện từ năm 2003 với sự ra đời và hoạt động của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp – Bộ Tài chính. Ngày 29/4/2014, Công ty đã chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Đặc biệt, tháng 6/2013, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được thành lập và chính thức bắt đầu mua nợ xấu từ ngày 1/10/2013. Hiện nay, ngoài VAMC và DATC, còn có hơn 20 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) thuộc các ngân hàng thương mại và khoảng 20 công ty mua bán nợ tư nhân tham gia mua bán nợ trên thị trường Việt Nam.

2. So sánh thị trường mua bán nợ Việt Nam với thông lệ quốc tế

Hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam đã có từ 15 năm nay nhưng sự phát triển của thị trường mua bán nợ của Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế cả về chiều rộng và chiều sâu cũng như chưa có sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế. Các sản phẩm trên thị trường còn tương đối đơn giản, giao dịch hầu như chỉ mới dừng lại ở thị trường sơ cấp. Mặc dù Chính phủ cũng đã có những chính sách ban đầu khuyến khích phát triển thị trường mua bán nợ, tuy nhiên, nếu so sánh cấu trúc thị trường mua bán nợ của Việt Nam với thông lệ quốc tế cho thấy có hai vướng mắc lớn cần khắc phục cụ thể là: (i) khung pháp lý quản lý thị trường mua bán nợ; và (ii) hoạt động của các thành phần tham gia trên thị trường mua bán nợ.

Về đối tượng áp dụng: đối tượng áp dụng của Nghị định 69 (Chính phủ, 2023) là tương đối hẹp do chỉ gồm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ và tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (Điều 2). Trong khi đó, một số chủ thể khác đang hoạt động trên thị trường mua bán nợ hiện nay vẫn tiếp tục được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác.

Về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ: Nghị định 69 nêu rõ “Doanh nghiệp mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng từ ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính ngân hàng đó” (khoản 5, Điều 7). Mục đích của quy định là phòng ngừa khả năng doanh nghiệp vay tiền ngân hàng mua nợ cũ để tạo ra nợ mới hay thực chất là đảo nợ. Tuy nhiên, điều này cũng bất hợp lý vì theo các nguyên tắc thị trường và nghiệp vụ kinh doanh mua bán nợ thông thường thì doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ các khoản vay độc lập. Hơn nữa, với vốn điều lệ 100 tỉ đồng theo như quy định trong Nghị định 69 thì việc đưa ra những quy định có thể hạn chế các doanh nghiệp mua bán nợ vay vốn tín dụng để mua nợ thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp này.

Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp trông đợi nhất là điều kiện để được tham gia mua nợ xấu từ VAMC hay từ các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các TCTD. Do đa số các khoản nợ này đều có tài sản đảm bảo nên có khả năng sinh lời, vì vậy, hấp dẫn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ xấu. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được đề cập tới trong Nghị định 69.

Một vấn đề khác là việc cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia mua bán nợ. Theo quy định về thành lập và hoạt động của VAMC hiện nay thì việc gọi vốn nước ngoài trong xử lý nợ xấu là gần như không thể do quy chế về quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài chưa được quy định rõ. Trong khi đó, hiện nay, VAMC và các ngân hàng có những khoản nợ có đầy đủ giấy tờ pháp lý, có thể tổ chức bán đấu giá để thu hồi vốn nhưng các doanh nghiệp trong nước không có đủ năng lực tài chính để mua. Những trường hợp như vậy nên cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia mua để kéo nguồn vốn ngoại vào thị trường, tuy nhiên, vấn đề này cũng chưa được quy định trong Nghị định 69 (Minh, 2023).

Thông lệ quốc tế cho thấy sự có mặt đầy đủ và hoạt động của các thành phần tham gia trên thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ. Cùng với những vấn đề tồn đọng trong khung pháp lý thì hiện nay, trên thị trường mua bán nợ Việt Nam, vẫn chưa có đủ các thành phần cơ bản hoặc là có nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Đây được coi là một trong những điểm yếu rất lớn trong phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.

– Về hàng hóa trên thị trường

Thị trường trái phiếu là kênh dẫn vốn rất quan trọng đối với nền kinh tế, tuy nhiên, ở Việt Nam, kênh huy động vốn này gần như chưa phát triển do nhiều nguyên nhân như hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, sức khỏe của doanh nghiệp, sự minh bạch của thị trường, tính thanh khoản. Thêm vào đó, cơ cấu thị trường trái phiếu Việt Nam có tỷ lệ trái phiếu chính phủ lớn hơn 90% tổng lượng trái phiếu được phát hành, tương đương với những thị trường kém phát triển trong khu vực như Indonesia và Philippines.

Mặc dù khung pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ và trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một kênh huy động vốn ngày càng quan trọng, tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể là số lượng doanh nghiệp và lượng vốn huy động từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chủ yếu là các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế mà đa phần là doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn thiếu nhiều yếu tố quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng như quản trị doanh nghiệp, tổ chức định mức tín nhiệm, hệ thống thông tin giao dịch thứ cấp, hệ thống nhà đầu tư… Do vậy, nhà đầu tư thiếu thông tin hỗ trợ, đặc biệt là thông tin về độ rủi ro của trái phiếu để xác định giá vốn, mức lãi suất hợp lý khiến cho trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư.

Hạn chế về số lượng: Số lượng các công ty tham gia mua nợ chuyên nghiệp trên thị trường Việt Nam hiện còn hạn chế và hoạt động chưa hiệu quả. Hiện bên cầu về mua nợ chỉ có DATC, VAMC và một số công ty mua bán nợ trực thuộc ngân hàng cũng như công ty mua bán nợ tư nhân. Tuy nhiên, nhiều công ty AMC thuộc các ngân hàng hiện nay chỉ thực hiện một số nghiệp vụ như thanh lý tài sản gán nợ, quản lý tài sản cầm cố, thu hồi nợ cho ngân hàng mẹ trong khi việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu thì gần như không thực hiện. Thêm vào đó, trong một số trường hợp, các công ty AMC còn là công cụ để các ngân hàng lách quy định của Nhà nước như lách trần tín dụng, vì thế, sẽ không giải quyết được gốc của vấn đề là xử lý nợ xấu. Mặc khác, nợ doanh nghiệp chủ yếu vẫn là do DATC mua mà không có các công ty mua bán nợ khác tham gia.

Hạn chế về năng lực và nhân sự: Năng lực tài chính và nhân sự các công ty tham gia mua bán nợ còn hạn chế đặc biệt là thiếu chuyên gia giỏi trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong số các tổ chức đã hoạt động tương đối thuần thục chỉ duy nhất có DATC, tuy nhiên, quy mô, phạm vi, nguồn lực tài chính cũng như kinh nghiệm xử lý của DATC không đáng kể so với quy mô nợ cần mua bán của Việt Nam.

Hạn chế về vốn: Số vốn của các công ty tham gia mua bán nợ còn thấp trong khi vẫn chưa có các quỹ đầu tư lớn tham gia vào thị trường mua bán nợ của Việt Nam. Hiện trên thị trường chỉ có DATC thuộc Bộ Tài chính với số vốn là tương đối lớn trong khi hầu hết các AMC khác đều có quy mô vốn nhỏ, nên gặp nhiều khó khăn khi xử lý những món nợ xấu lớn. Vốn nhỏ dẫn tới tốc độ xử lý nợ chậm chạp và do vậy, tốc độ quay vòng vốn của các công ty mua bán nợ chậm, có khi phải mất từ 3 – 5 năm để xử lý một khoản nợ. Ví dụ như với khoản nợ xấu ngân hàng gia tăng đột biến thì tốc độ xử lý của DATC phải tăng lên gấp trăm lần mới đáp ứng đủ.

– Về tổ chức quản lý, giám sát hoạt động thị trường

Thị trường mua bán nợ của Việt Nam hiện vẫn đang giai đoạn sơ khai, vì vậy, vẫn chưa có một cơ quan quản lý nhà nước nào được giao nhiệm vụ chính thức quản lý và giám sát hoạt động của thị trường này. Mặc dù Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán nợ bao gồm Bộ Tài chính, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đăng ký kinh doanh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những quy định khung, trên thực tế, các cơ quan quản lý cần xây dựng những biện pháp cụ thể hơn để có thể thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được phân công.

– Về yêu cầu công bố thông tin

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2023 có đề cập giải pháp cải thiện chất lượng nguồn cung thông qua áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về công bố thông tin, quản trị công ty và xây dựng cơ chế bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, cho tới thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng được khung pháp lý đủ mạnh có tính răn đe trong việc yêu cầu các doanh nghiệp minh bạch trong cung cấp thông tin và cũng chưa có khung pháp lý trong việc bảo vệ nhà đầu tư.

+ Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm & thẩm định giá

Theo thống kê của (ADB, 2023), hiện Việt Nam chưa có các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và thẩm định giá có uy tín. Sự phát triển của những tổ chức này sẽ giúp định giá khoản nợ một cách hợp lý và đáng tin cậy hơn, hỗ trợ nhà đầu tư có thể xác định có nên mua các khoản nợ hay không và mua ở mức giá nào. Như vậy, thị trường mua bán nợ mới có thể trở nên minh bạch và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn.

3. Một số hàm ý nhằm phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam

Để bổ sung cho những quy định pháp luật thì các hiệp hội nghề nghiệp cũng đưa ra những quy định hay thông lệ riêng để hỗ trợ quản lý và giám sát hoạt động của thị trường mua bán nợ. Ví dụ như DBA International là Hiệp hội lớn nhất tập hợp các công ty mua nợ phát hành các quy định hoạt động cho thành viên của mình hay ACA International, hiệp hội lớn nhất của các công ty thu nợ cũng ban hành những quy định ứng xử đối với các công ty thu nợ nói chung và các công ty thu nợ đồng thời thực hiện hoạt động mua nợ.

b. Thực hiện tổ chức quản lý giám sát hoạt động thị trường mua bán nợ

Để thị trường mua bán nợ phát triển, cần đảm bảo lợi ích cho các thành viên chính tham gia vào thị trường cụ thể là bên bán nợ, bên mua nợ và khách hàng/con nợ mà mấu chốt là đảm bảo hoạt động thu nợ phải được diễn ra một cách công bằng, minh bạch và hợp pháp. Để đạt được những mục tiêu như vậy, cần thành lập những tổ chức quản lý và giám sát thị trường một cách chặt chẽ và hiệu quả.

Tại các quốc gia có thị trường mua bán nợ phát triển theo thống kê của PWC (2023) thì việc thu nợ của 35% số nợ chưa thanh toán cần tới sự hỗ trợ của các tổ chức mua nợ và thu nợ chuyên nghiệp. Do đó, chính phủ các quốc gia này đặt nặng trọng tâm vào việc quản lý hoạt động của các tổ chức này. Điều đó đồng nghĩa là các công ty mua nợ hay thu nợ phải đáp ứng những quy định pháp luật ngày càng chặt chẽ hơn nên luôn phải thường xuyên theo dõi các thay đổi trong các quy định pháp luật để kịp thời điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình như tăng lợi nhuận, cải thiện quan hệ với khách hàng và đáp ứng những quy định pháp luật mới. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của FRBP (2013) thì một quy định quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động thu nợ sẽ làm giảm 1,1 % tỷ nợ thu hồi. Như vậy, nếu càng nhiều quy định quản lý chặt hơn thì các công ty mua/thu nợ sẽ không chỉ tăng chi phí thu nợ, mà còn hạn chế nhiều hơn khi lựa chọn các chiến lược hoạt động và do vậy, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính hiệu quả của họ.

Đảm nhiệm vị trí tổ chức tư vấn nói trên có thể là các công ty tư vấn chuyên nghiệp hoặc các cơ quan quản lý của Chính phủ. Ví dụ như tại Mỹ trong năm 2023, CFPB đã tiến hành khảo sát các công ty mua nợ và thu nợ để tìm hiểu rõ hơn về chi phí hoạt động của các tổ chức này, qua đó, giúp cho CFPB đánh giá được tốt hơn tác động của các quy định mới tới các tổ chức này. Hoạt động này của CFPB đã giúp các công ty mua nợ và thu nợ có thể dự kiến được những biến đổi trong các quy định quản lý và cân nhắc điều chỉnh chiến lược hoạt động của mình cho phù hợp và kịp thời (CFPB, 2023b).

– Công ty thẩm định giá tài sản chuyên nghiệp

Để thị trường mua bán nợ hoạt động có hiệu quả thì cần thiết phải có mặt các công ty thẩm định giá chuyên nghiệp có chức năng định giá độc lập các khoản nợ sẽ được đưa ra mua bán trên thị trường.

Để kiểm soát và quản lý hoạt động thẩm định giá phát triển đúng hướng, phát huy được vai trò tích cực trong nền kinh tế, chính phủ các nước thông thường không chỉ quan tâm xây dựng các quy định quản lý, mà còn thành lập các các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động thẩm định giá và các tổ chức nghề nghiệp trên cơ sở các luật lệ đã ban hành. Nhiều nước đã giao cho tổ chức Hội chức năng quản lý và kiểm soát khá lớn. Ví dụ như tại Trung Quốc, Hội Thẩm định giá được Chính phủ bảo trợ thành lập, hỗ trợ kinh phí và ủy quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước như cấp giấy phép hoạt động, ban hành các tiêu chuẩn, quy tắc thẩm định giá… Hay tại Việt Nam thì Hội Thẩm định giá Việt Nam là một tổ chức tổ chức xã hội – nghề nghiệp phi chính phủ được thành lập theo Quyết định số 138/2005/QĐ-BNV ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính. Mục đích của Hội là đại diện cho quyền và lợi ích của cộng đồng các pháp nhân và thể nhân hoạt động thẩm định giá trên phạm vi cả nước nhằm phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp và các cá nhân hành nghề thẩm định giá, các nhà quản lý về hoạt động thẩm định giá, tổ chức và cá nhân ở trong nước và ngoài nước đóng góp, tạo điều kiện phát triển sự nghiệp thẩm định giá; động viên khuyến khích hội viên nghiêm túc chấp hành pháp luật, nâng cao kiến thức, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong lĩnh vực thẩm định giá, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hội viên phát triển bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên.

– Tổ chức xếp hạng tín nhiệm

1. Tạp chí Tài chính. (25/2/2023, Feb. 25). truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023 tại địa chỉ: DATC và một số vướng mắc đặt ra: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thong-tin-doanh-nghiep/datc-va-mot-so-vuong-mac-dat-ra 135849.html.

2. ADB. (2023). Báo cáo thường niên. ADB.

3. Chính phủ. (2023). Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Hà Nội: Chính phủ.

4. Cứ, P.S. (2013). Vai trò của Xếp hạng tín nhiệm trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam truy cập từ: http://crvietnam.com/tabid/229/post/154/Vai-tro-cua-Xep-hang-tin-nhiem-trong-nen-kinh-te-thi-truong-va-hoi-nhap-quoc-te-o-Viet-Nam.aspx

5. Học viện chính sách phát triển. (2014). Xúc tiến hình thành trung tâm tài chính để thu hút vốn đầu tư từ các ngân hàng, công ty tài chính và các quỹ đầu tư lớn. Hà nội: Học viện chính sách

6. Minh, Đ. T. (2023). Công ty Luật TNHH Vietthink. truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023, tại địa chỉ: Khung pháp lý về dịch vụ mua bán nợ vẫn còn nhiều nút thắt: http://vietthink.vn/1184/print-article.html.

7. NHNN. (2023, August 28). 01 năm triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058: Bước đột phá trong xử lý nợ xấu. Retrieved December 12, 2023, from https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet

8. Tân, N. M. (2023, ngày 11 tháng 5). Giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công ở Việt Nam. truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/giai-phap-co-cau-lai-ngan-sach-nha-nuoc-va-no-cong-o-viet-nam-126381.html.

9. Quỳnh, Đ.H. (25/4/2023) truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023 tại địa chỉ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu–trao-doi/trao-doi-binh-luan/hoat-dong-mua-ban-xu-ly-no-va-mot-so-bat-cap-dat-ra-140128.html.

10. UBGSTCQG. (2023). Báo cáo toàn cảnh thị trường tài chính tiền tệ năm 2023. Hà Nội: Ủy ban Giám sát Tài chinh Quốc gia.

11. UBGSTCQG. (2023). Báo cao tình hình kinh tế tài chính xã hội tháng 5 năm 2023. Hà Nội: Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia.

12. Consumer Financial Protection Bureau (CFPB). 2023. Fair Debt Collection Practices Act, CFPB Annual Report.

13. Consumer Financial Protection Bureau (CFPB). 2023b. Study of third-party debt collection operations.

14. Federal Trade Commission. 2013. The structure and practices of the debt buying industry. http://www. ftc.gov/os/2013/01/debtbuyingreport.pdf

15. Horwitz, J. (2012). Bank of America sold card debts to collectors despite faulty records. American Banker. http://www.americanbanker.com/issues/177_62/bofa-credit-cards-collections-debts-faulty-records-1047992-1.htm

16. Office of the Comptroller of the Currency (OCC). 2013a. Statement of the Office of the Comptroller of the Currency provided to the Subcommittee on Financial Institutions and Consumer Protection; Senate Committee on Banking, Housing, and Urban Affairs; Shining a light on the consumer debt industry. http://www.occ.gov/news-issuances/ congressional-testimony/2013/pub-test-2013-116-oral.pdf.

17. Office of the Comptroller of the Currency. 2013b. Risk Management Guidance. http://www.occ.gov/news-issuances/bulletins/2014/bulletin-2014-37.html.

18. PricewaterhouseCoopers LLP. 2023. A new normal in consumer debt collections and recoveries: Focusing on compliance while delivering results. https://www.pwc.ie/media-centre/assets/publications/2023-a-new-normal-in-consumer-debt-collections-and-recoveries.pdf.

TS. Trần Thị Vân Anh

Nguồn: TCNH số 2+3/2023

Những Giải Pháp Tạo Lập Thị Trường Mua Bán Nợ

Các TCTD vẫn phải trích lập 20% dự phòng rủi ro trong vòng 5 năm và có trách nhiệm thu đòi nợ. Nguồn: internet

Bên cạnh đó, nên nghiên cứu việc cho ra đời hoạt động của các công ty định giá có chức năng định giá độc lập các khoản nợ như mô hình các công ty định giá hiện tại. Việc ra đời các công ty dạng này sẽ giúp cả bên mua nợ và bên bán nợ có cơ sở để xem xét, quyết định việc mua bán và đảm bảo việc mua bán nợ được thực hiện khách quan. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các TCTD nhà nước, khi trách nhiệm về sử dụng và mất vốn luôn rất nặng nề.

Khi đã có sự thống nhất về cách phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu thì quy định buộc các TCTD phải bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nếu tỷ lệ nợ xấu trên 3% mới phát huy được hiệu quả, buộc các TCTD phải thực hiện bán nợ, làm tăng cung của thị trường.

Giải pháp phía cầu Xây dựng chính sách ưu đãi thuế

Nhiều nhà đầu tư (NĐT) sau khi mua nợ không bán lại nợ, mà trực tiếp cấp thêm vốn để khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, trước khi bán lại để thu hồi vốn. Vì thế, chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động mua bán nợ sẽ khuyến khích và tạo động lực cho các NĐT tham gia.

Ổn định và lành mạnh hóa thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường mua bán nợ và việc tái cấu trúc nền kinh tế. Doanh nghiệp sau khi được mua bán sẽ được đầu tư vốn để khôi phục hoạt động sản xuất – kinh doanh, đến khi có đủ điều kiện, chủ nợ mới sẽ tiến hành phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và đưa doanh nghiệp lên niêm yết trên sàn chứng khoán để thu hồi vốn. Đây là cách phổ biến được các nước phát triển áp dụng để xử lý nợ xấu, trường hợp tiêu biểu nhất gần đây chính là Công ty General Motors đã niêm yết trở lại TTCK Mỹ sau hơn 1 năm nộp đơn tuyên bố phá sản (Chính phủ Mỹ đã bỏ ra gần 50 tỷ USD và tiếp nhận 61% cổ phần của Công ty).

Một TTCK minh bạch, tăng trưởng tốt sẽ là thước đo chính xác sức khỏe của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng và nền kinh tế nói chung, đồng thời làm tăng niềm tin của các NĐT mua nợ, bởi TTCK là một trong những biện pháp thu hồi vốn đầu tư.

Mở cửa cho NĐT nước ngoài

Tại Hội thảo “Chuyển động kinh tế vĩ mô và triển vọng tái cấu trúc hệ thống TCTD Việt Nam” mới đây, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, mặc dù VAMC mới ra đời, nhưng đã có rất nhiều NĐT nước ngoài muốn mua nợ xấu của Việt Nam, trong số đó có những NĐT lớn của thế giới như Blackstone Group, Deutsche Bank Capital…

Thực lực của các công ty mua bán nợ tại Việt Nam hiện không đủ sức để xử lý khoản nợ xấu lớn với giá trị khoảng 14 tỷ USD, vì vậy Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các NĐT nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ. Với nguồn vốn lớn và kinh nghiệm hàng chục năm phát triển thị trường mua bán nợ, các NĐT ngoại sẽ là một trong những đối tác tham gia hoạt động hiệu quả trên thị trường Việt Nam.

Thúc đẩy phạm vi hoạt động của các AMC

Các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) của các ngân hàng thường chỉ co hẹp hoạt động trong việc xử lý nợ của ngân hàng mẹ. Nếu các công ty này không tham gia mua bán các khoản nợ của các ngân hàng khác, thì không thể hình thành thị trường mua bán nợ tập trung. NHNN nên có quy định, các TCTD có nợ xấu trên 3% phải thành lập AMC riêng, phạm vi hoạt động là toàn bộ tài sản và các khoản nợ xấu trên thị trường.

Hoàn thiện khung pháp lý

Muốn có thị trường mua bán nợ thì phải có người mua, người bán; phải có khuôn khổ pháp lý tốt cho thị trường hoạt động. Đặc biệt, muốn thu hút các NĐT nước ngoài tham gia thị trường này thì khuôn khổ pháp lý phải tạo thuận lợi cho họ, đặc biệt là vấn đề trần tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp, nhất là các ngân hàng, cũng như việc sở hữu tài sản tại Việt Nam, nhất là bất động sản. Cần rà soát và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán nợ, về quan hệ giữa công ty xử lý nợ với các TCTD. Môi trường đầu tư minh bạch, rõ ràng, thủ tục nhanh chóng, đơn giản sẽ thu hút được NĐT nước ngoài tham gia thị trường.

Một số giải pháp khác Thành lập Hiệp hội Các công ty mua bán nợ

Thực tế cho thấy, mô hình hiệp hội hoạt động tương đối hiệu quả tại Việt Nam. Tuy đã có Hiệp hội Ngân hàng, nhưng việc thành lập Hiệp hội Các công ty mua bán nợ có thể là nhân tố cần thiết để thị trường mua bán nợ Việt Nam có điều kiện phát triển. Hiệp hội là đại diện cho tiếng nói của các công ty mua bán nợ, bao gồm VAMC, DATC và các AMC của các TCTD cũng như các tổ chức, doanh nghiệp khác có chức năng mua bán nợ.

Thêm các giải pháp xử lý nợ xấu

Việc thành lập VAMC đang bắt đầu phát huy tác dụng khi đã có nhiều TCTD đánh tiếng muốn bán nợ xấu. Đến nay, VAMC đã mua được 38.900 tỷ đồng nợ xấu, tương đương 32.400 tỷ đồng giá trị trái phiếu đặc biệt. Tuy nhiên, sau khi mua nợ xấu, VAMC làm gì thì vẫn chưa rõ ràng. Đối với những khoản nợ này, các TCTD vẫn phải trích lập 20% dự phòng rủi ro trong vòng 5 năm và có trách nhiệm thu đòi nợ.

Trường hợp VAMC không bán được nợ xấu, các TCTD sẽ phải mua lại các khoản nợ xấu đã bán và tiếp tục xử lý. Như vậy, nợ xấu không được xử lý dứt điểm, mà chỉ tạm thời chuyển khỏi bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp chuyển sang VAMC trong vòng 5 năm. Đây chỉ là biện pháp tạm thời để giảm bớt tỷ lệ nợ xấu, giúp các ngân hàng giải quyết một phần vốn tồn đọng trong nợ xấu để đưa dòng tiền vào lưu thông trong nền kinh tế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Bền Vững Thị Trường Mua Bán Nợ Doanh Nghiệp Tại Việt Nam: Góc Nhìn Từ Công Ty Tnhh Mua Bán Nợ trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!