Xu Hướng 4/2023 # Phân Công Nhiệm Vụ Trong Ban Lãnh Đạo Điều Hành Tkv # Top 8 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Phân Công Nhiệm Vụ Trong Ban Lãnh Đạo Điều Hành Tkv # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Phân Công Nhiệm Vụ Trong Ban Lãnh Đạo Điều Hành Tkv được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tổng Giám đốc Tập đoàn vừa ký quyết định về việc phân công nhiệm vụ trong Ban Lãnh đạo điều hành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV).

      Theo quyết định, từ 01/3/2020, nhiệm vụ của các thành viên Ban Lãnh đạo điều hành TKV được phân công như sau:

      TGĐ Đặng Thanh Hải:

      Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của TKV, điều hành các hoạt động hằng ngày của TKV, điều hành kế hoạch PHKD của Tập đoàn các công ty TKV theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của TKV và các nghị quyết, quyết định của HĐTV TKV.

      Trực tiếp chỉ đạo các công tác và lĩnh vực: Chiến lược phát triển và kế hoạch SXKD dài hạn của TKV và Tập đoàn các công ty TKV; Cân đối các nguồn lực cho sự phát triển bền vững Tập đoàn gồm tài nguyên, nguồn nhân lực, nguồn vốn và các nguồn lực khác; Công tác tổ chức và cán bộ quản lý, quản trị tài nguyên, đối ngoại và quan hệ quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành; Lĩnh vực công nghiệp hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.

      Là Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng; Phó Trưởng Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp; Trưởng Ban chỉ đạo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

      Phó TGĐ Lê Quang Dũng:

      Trực tiếp chỉ đạo và quản lý các công tác: Nội vụ, kinh phí hoạt động của cơ quan Tập đoàn; Thống kê, kế toán, tài chính, kiểm toán; Pháp chế doanh nghiệp và quản trị rủi ro; Quản lý tổng hợp công tác đầu tư, công tác khoa học và công nghệ, công tác sáng kiến, chiến lược phát triển; Quản lý công tác xuất nhập cảnh trong Tập đoàn.

      Giúp TGĐ chỉ đạo công tác tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp; Giúp TGĐ chỉ đạo tổng hợp công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, SXKD của toàn Tập đoàn; theo dõi tổng hợp công tác tự động hóa, tin học hóa trong Tập đoàn.

      Giúp TGĐ quản lý các quỹ: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng, Quỹ thưởng người quản lý Tập đoàn, Quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp; Quỹ khoa học công nghệ…

      Phó TGĐ Nguyễn Ngọc Cơ:

      Là Giám đốc Trung tâm ĐHSX than tại Quảng Ninh; phối hợp với các Phó TGĐ trong chỉ đạo các hoạt động SXKD của Tập đoàn tại Quảng Ninh.

      Trực tiếp quản lý và chỉ đạo các công tác: Điều hành sản xuất than; Đầu tư; Tổng hợp công tác AT-VSLĐ trong Tập đoàn; Tổng hợp công tác bảo vệ trong Tập đoàn; Trực tiếp quản lý và chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy trong Tập đoàn; Phối hợp chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Quảng Ninh; Giúp TGĐ quản lý chi phí cấp cứu mỏ tập trung…

      Phó TGĐ Nguyễn Hoàng Trung:

      Trực tiếp chỉ đạo và quản lý các công tác: Quản lý kinh tế; Kinh doanh than; Quản lý nguồn nhân lực; Công nghiệp khoáng sản, luyện kim, vật liệu xây dựng; Công nghiệp điện lực; Thi đua khen thưởng; Truyền thông báo chí; Chỉ đạo triển khai áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa trong lĩnh vực công nghiệp điện lực, khoáng sản, luyện kim, vật liệu xây dựng.

      Giúp TGĐ chỉ đạo công tác hợp tác đầu tư với nước ngoài và kinh doanh quốc tế; Giúp TGĐ quản lý chi phí tập trung, gồm đổi mới cơ cấu lao động, đào tạo, y tế và quỹ tiền lương dự phòng…

      Phó TGĐ Vũ Anh Tuấn:

      Là Bí thư Đảng uỷ Than Quảng Ninh, đồng thời được TGĐ phân công trực tiếp quản lý và chỉ đạo các công tác: Quản lý tổng hợp công tác môi trường của Tập đoàn; Quan hệ với cộng đồng và công tác xã hội, văn hoá, thể thao, xây dựng nhà truyền thống; Quân sự, động viên công nghiệp, dân quân tự vệ; Là Chủ tịch Hội đồng Câu lạc bộ văn hóa thể thao, Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ; Giúp TGĐ quản lý chi phí môi trường than – khoáng sản tập trung; Chỉ đạo hoạt động công nghiệp cơ khí của Tập đoàn; Phát triển các dự án đường sắt, băng tải, đường dây, trạm điện (ngoài dự án mỏ); Quản lý công tác quy hoạch, phát triển các dự án kết cấu hạ tầng, quản lý sử dụng đất đai trong Tập đoàn; Tổng hợp công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong Tập đoàn…

      Kế toán trưởng Đặng Thị Hương:

      Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng Tập đoàn theo quy định của pháp luật, theo Điều lệ và các quy chế quản lý của Tập đoàn. Trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ và quản lý Ban KTTC./.

Mẫu Phân Công Nhiệm Vụ Trong Ban Chấp Hành Chi Bộ

Mẫu phân công nhiệm vụ Đảng viên

Mẫu phân công nhiệm vụ trong Ban chấp hành chi bộ theo nhiệm kỳ được chúng tôi sưu tầm và đăng tải trong bài viết này, mời các bạn tham khảo. Mẫu phân công nhiệm vụ trong Ban chấp hành chi bộ đưa ra những yêu cầu, trách nhiệm, công việc của bí thư chi bộ, phó bí thư chi bộ và ủy viên.

Mẫu phân công nhiệm vụ trong Ban chấp hành chi bộ

1. Mẫu phân công nhiệm vụ trong BCH chi bộ số 1

ĐẢNG ỦY ………………………………

CHI BỘ ……………………. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ………………, ngày … tháng … năm 20…

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG BCH CHI BỘ

Nhiệm kỳ 20…- 20…

Căn cứ Quyết định số …-QĐ/ĐU ngày … tháng … năm 20… của Ban Thường vụ Đảng ủy ……………… về việc chuẩn y kết quả bầu BCH, Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ …………………… nhiệm kỳ 20… – 20…; căn cứ Quy chế làm việc của BCH, Chi bộ nhiệm kỳ 20… – 20… và Nghị quyết Hội nghị BCH Chi bộ ngày … tháng … năm 20…, BCH Chi bộ phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong BCH như sau:

1. Đồng chí ……………….. – Bí thư chi bộ

Chịu trách nhiệm trước Đảng bộ ……………… về toàn bộ hoạt động của Chi bộ. Phụ trách chung và lãnh đạo trực tiếp các công tác sau:

1.1. Công tác chính trị, tư tưởng

Lãnh đạo cán bộ, đảng viên, quần chúng giám sát mọi hoạt động của đơn vị theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy chế, Nội quy của Nhà trường.

Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, tác phong quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật, phòng chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

1.2. Công tác xây dựng Đảng

Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ và đội ngũ đảng viên nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong nhà trường; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.

Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.

Tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình. Giới thiệu sinh hoạt Đảng của chi bộ.

1.3. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh và quốc phòng

Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác chính trị nội bộ, an ninh và quốc phòng theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của Nhà trường.

Thực hiện Quy chế dân chủ của Trường, phát huy quyền làm chủ của đảng viên và công chức, viên chức, nhân viên, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, trù dập và các biểu hiện tiêu cực khác.

1.4. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng

Thực hiện công tác kiểm tra đảng hàng năm theo kế hoạch và đột xuất theo yêu cầu. Chịu trách nhiệm giải quyết các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đơn vị.

1.5. Mối quan hệ

2. Đồng chí ……………….. – Phó Bí thư Chi bộ

Giúp đồng chí Bí thư Chi bộ điều hành các công việc được phân công, lãnh đạo trực tiếp các mảng công tác sau:

2.1. Công tác tổ chức cán bộ, chế độ chính sách

– Lãnh đạo đơn vị tham mưu xây dựng và thực hiện chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và quy chế hoạt động của Trường.

– Lãnh đạo đơn vị tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cấp uỷ.

– Lãnh đạo đơn vị tham mưu thực hiện nghiêm túc chế độ, chính sách đối với người lao động.

2.2. Công tác pháp chế

2.3. Giúp Bí thư Chi bộ lập chương trình công tác hàng năm, hàng quý

Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời gian, chuẩn bị các vấn đề cần đề xuất để đưa ra hội nghị chi bộ xem xét quyết định; giúp Bí thư chi bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp của chi bộ; bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đúng định kỳ, đúng thủ tục, đúng nguyên tắc; không ngừng tăng cường đoàn kết nội bộ BCH và toàn chi bộ; làm công tác tổ chức Lễ kết nạp đảng viên và các sự kiện khác của Chi bộ.

2.4. Công tác báo cáo

Giúp Bí thư lập báo cáo của Chi bộ theo yêu cầu của Đảng ủy các cấp.

Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong BCH theo kế hoạch tháng, quý, năm phục vụ cho các cuộc họp tổng kết, rút kinh nghiệm của BCH, Chi bộ và đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên hàng năm.

2.5. Các công tác khác theo yêu cầu của BCH chi bộ.

3. Đồng chí …………………… – Ủy viên BCH

Giúp đồng chí Bí thư Chi bộ điều hành các công việc được phân công, lãnh đạo trực tiếp các công tác sau:

3.1. Công tác hành chính, tổng hợp; thi đua, khen thưởng, kỷ luật

2.2. Công tác đoàn thể

Lãnh đạo hoạt động của Tổ Công đoàn, Nữ công thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của tổ chức đoàn thể.

Yêu cầu Tổ Công đoàn thể lập kế hoạch hoạt động hàng năm, quý, tháng để tổng hợp báo cáo BCH Chi bộ thông qua. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đoàn thể thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.

3.3. Công tác dân vận

Kịp thời phổ biến quán triệt để cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm vững và chấp hành đúng đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của Nhà trường, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên.

3.4. Thư ký các cuộc họp BCH; cập nhật, lưu trữ hồ sơ chi bộ; thu, chi, nộp đảng phí lên cấp trên theo quy định của điều lệ Đảng.

3.5. Các công tác khác theo yêu cầu của BCH chi bộ.

– TV Đảng ủy Trường; BÍ THƯ

– Bí thư, P.Bí thư Chi bộ;

– Đảng viên;

– Trưởng phòng;

– Lưu HS chi bộ.

2. Mẫu phân công nhiệm vụ trong Ban chấp hành chi bộ trường học

Về việc phân công nhiệm vụ Chi uỷ và các đảng viên trong chi bộ Nhiệm kỳ 2020 – 2022 CHI UỶ CHI BỘ TRƯỜNG THCS ………..

Căn cứ vào Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số …-QĐ/ĐU ngày … của Đảng ủy xã …………. về việc chuẩn y kết quả bầu cử Chi ủy, Phó Bí thư Chi bộ Trường THCS …………. nhiệm kỳ 2020- 2022;

Căn cứ Quy chế làm việc của Chi bộ trường THCS …………. nhiệm kỳ 2020-2022;

Thực hiện Nghị quyết số …-NQ/CB ngày 9/01/2020 về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kì 2020- 2022 của Chi bộ trường THCS …………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong chi uỷ và các Đảng viên trong Chi bộ nhiệm kỳ 2020 – 2022 (Có danh sách kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thực hiện trong suốt nhiệm kỳ 2020-2022.

Điều 3. Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và các đồng chí có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHI UỶ VÀ ĐẢNG VIÊN TRONG CHI BỘ NHIỆM KỲ 2020 – 2022

( Kèm theo Quyết định số: …/QĐ ngày … tháng 01 năm 2020)

1. Đồng chí:……………………..

– Chỉ đạo mọi hoạt động chung

– Phụ trách chung, công tác tổ chức – cán bộ, lãnh đạo mọi hoạt động của Chi bộ; phụ trách công tác tư tưởng, chính trị. Triển khai việc thực hiện Chỉ thi, Nghị quyết .

– Dự thảo các Nghị quyết của Chi bộ;

– Chủ trì các cuộc họp của Chi bộ;

– Trực tiếp chỉ đạo công tác khen thưởng, kỷ luật;

– Họp và phản ánh tình hình của Chi bộ với Đảng cấp trên;

Theo dõi, giám sát hoạt động và nâng cao chất lượng hiệu quả công việc tổ Văn phòng.

– Phụ trách công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác phát triển đảng (kết nạp, chuyển chính thức)

– Công tác thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị;

– Phụ trách chuyên môn, giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác CSVC.

– Phụ trách công tác công đoàn của nhà trường, xây dựng cơ quan văn hóa.

– Theo dõi, giám sát hoạt động và nâng cao chất lượng giáo dục của tổ Sinh-Hóa-Địa-C,Nghệ

3. Đồng chí:…………….. – Chi ủy viên Chi bộ

– Điều hành các cuộc họp chi bộ khi đồng chí Phó Bí thư chi bộ vắng mặt.

– Ghi sổ nghị quyết chi ủy

– Làm các loại hồ sơ để chi bộ xem xét và quyết nghị;

– Phụ trách công tác tài chính của chi bộ;

– Theo dõi, giám sát hoạt động và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Toán.

4. Đồng chí:…………………………

– Phụ trách hoạt động của tổ chức Đoàn – Đội, công tác lao động vệ sinh.

– Phụ trách công tác duy trì nề nếp của nhà trường. Theo dõi giúp đỡ hoạt động Đội TNTPHCM.

– Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp. Bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.

– Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn âm nhạc, phụ trách các chương trình hoạt động văn nghệ ca múa nhạc của nhà trường.

5. Đồng chí:………………………..

– Phụ trách việc chấp hành kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ trong cơ quan. công tác tuyên truyền, dân vận của chi bộ.

– Phụ trách việc thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và hoạt động của tổ chức chi đoàn giáo viên.

– Phụ trách nguyên tắc tập trung dân chủ, tinh thần tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng.

– Phụ trách hoạt động và chịu trách nhiệm chất lượng giáo dục của môn Công nghệ. Nghề vi sinh dinh dưỡng

– Dìu dắt, giúp đỡ quần chúng tổ KHTN vào hàng ngũ của Đảng

6. Đồng chí:…………………..

– Theo dõi, giám sát hoạt động và nâng cao hiệu quả công tác lao động, duy trì cảnh quan môi trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn; công tác đảm bảo an ninh trật tự tại đơn vị.

– Phụ trách hoạt động và chịu trách nhiệm chất lượng giáo dục của của tổ KHTN.

– Dìu dắt, giúp đỡ quần chúng tổ KHTN vào hàng ngũ của Đảng

– Xây dựng các kế hoạch hoạt động chuyên môn, chỉ đạo hoạt chuyên môn của tổ KHTN. Báo cáo các hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn định kỳ hàng tháng, học kì và cuối năm học

7. Đồng chí:…………………….

– Ghi Nghị quyết, biên bản của chi bộ

– Phụ trách công tác xây dựng đảng, công tác tuyên truyền.

– Phụ trách hoạt động và chịu trách nhiệm chất lượng giáo dục của của tổ KHXH.

– Dìu dắt, giúp đỡ quần chúng tổ KHXH vào hàng ngũ của Đảng

– Xây dựng các kế hoạch hoạt động chuyên môn, chỉ đạo hoạt chuyên môn của tổ KHXH. Báo cáo các hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn định kỳ hàng tháng, học kì và cuối năm học

8. Đồng chí:…………………….

– Phụ trách việc thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, học tập Nghị Quyết, các Quy định của Đảng.

– Phụ trách việc thực hiện Quy chế làm việc của Chi bộ.

– Phụ trách công tác thanh tra trong nhà trường.

9. Đồng chí:………………………….

– Phụ trách công tác văn hóa văn nghệ. Tham gia giảng dạy môn Địa lý.

– Phụ trách phần tài chính Công Đoàn.

– Dìu dắt, giúp đỡ quần chúng tổ KHXH vào hàng ngũ của Đảng

10. Đồng chí:………………………….

– Phụ trách hoạt động của tổ Văn phòng. Kiêm nhiệm thủ quỹ nhà trường

– Phụ trách công tác thư viện, phụ tá thí nghiệm. Tham gia công tác tuyển sinh đầu cấp (lớp 6)

11. Đồng chí:………………………

– Phụ trách bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường.

12. Đồng chí:………………………

– Nhắc nhở, đôn đốc học sinh trong các hoạt động ngoại khóa

– Giảng dạy bộ môn Ngữ văn

– Dìu dắt, giúp đỡ quần chúng tổ KHXH vào hàng ngũ của Đảng

– Tham gia công tác tuyển sinh đầu cấp (lớp 6)

Cơ Cấu, Chức Năng, Nhiệm Vụ Lãnh Đạo, Phòng Ban Thuộc Ubnd Huyện

I. QUY CHẾ LÀM VIỆC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA LÃNH ĐẠO UBND HUYỆN.

1. Quy chế làm việc của UBND huyện.

2. Phân công chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo UBND huyện.

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC UBND HUYỆN.

1. VĂN PHÒNG H ĐND&UBND HUYỆN;

2. PHÒNG NỘI VỤ;

3. PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH;

4. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO;

5. PHÒNG TƯ PHÁP;

6. PHÒNG KINH TẾ – HẠ TẦNG;

7. PHÒNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG;

8. PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN;

9. PHÒNG VĂN HÓA – THÔNG TIN;

10. LAO ĐỘNG TB&XH;

11. THANH TRA HUYỆN;

12. PHÒNG Y TẾ;

13. PHÒNG DÂN TỘC.

VĂN PHÒNG HĐND – UBND HUYỆN:

1. Vị trí và chức năng

– Văn phòng HĐND và UBND huyện Yên Thế (gọi tắt là Văn phòng) có chức năng tham mưu, tổng hợp cho Thường trực HĐND và UBND huyện Yên Thế; tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực hành chính; tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện về công tác chỉ đạo, điều hành; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.

– Văn phòng HĐND và UBND huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1) Tổ chức các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các đại biểu HĐND huyện Yên Thế. Tổ chức các hoạt động của UBND và Chủ tịch UBND trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính nhà nước; giúp Chủ tịch UBND huyện tổ chức việc điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, HĐND và UBND các xã, thị trấn, để thực hiện nhiệm vụ, chương trình công tác của UBND huyện

2) Tham mưu cho Thường trực Hội đồng nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; tham mưu giúp UBND huyện về công tác ngoại vụ và công tác tiếp công dân; đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, “một cửa điện tử”.

3) Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch công tác tháng, quý, năm của Thường trực HĐND, UBND huyện.

4) Tổng hợp, thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của HĐND, UBND, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình hoạt động của HĐND và UBND huyện.

5) Trình UBND huyện các chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi của Văn phòng HĐND và UBND huyện.

7) Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị và HĐND, UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch của HĐND, UBND huyện.

8) Tiếp nhận, tham mưu giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi quản lý của Văn phòng HĐND và UBND huyện.

10) Quản lý tài chính, tài sản của Văn phòng HĐND và UBND huyện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.

11) Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng HĐND và UBND huyện theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

12) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do HĐND và UBND huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Cơ cấu tổ chức của đơn vị

– Văn phòng HĐND và UBND huyện Yên Thế gồm có: Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng, cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên.

– Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND, UBND, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về công tác được giao.

– Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND huyện và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về nhiệm vụ được ủy quyền.

– Văn phòng HĐND và UBND huyện Yên Thế được phân chia thành 03 tổ cụ thể như sau:

1) Tổ Tổng hợp (Kinh tế – nông nghiệp, Văn xã, nội chính, HĐND).

2) Tổ quản trị, hậu cần.

3) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

4. Địa chỉ liên hệ

– Trụ sở cơ quan: Nhà làm việc HĐND và UBND huyện Yên Thế. Thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

– Số điện thoại: 0204.3.876.261

– Mail: yenthe_vt@gmail.bacgiang.gov.vn

– Cổng thông tin điện tử: http//yenthe.bacgiang.gov.vn hoặc http//yenthe.vn

5. Thông tin lãnh đạo

Chánh Văn phòng

– Họ và tên: Nguyễn Đình Quyết

– Năm sinh: 1975

– Chức vụ: Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện

– Trình độ chuyên môn: Cao học QLGD

– Trình độ Chính trị: Thạc sỹ

– Số điện Thoại: 0204.3.609.668

– Địa chỉ mail: quyetnd_yenthe@bacgiang.gov.vn

PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1. Quá trình thành lập

Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tuyên cáo “Về việc thành lập Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, trong 13 Bộ đầu tiên ở nước ta đã có Bộ phụ trách công tác Lao động và Cứu tế xã hội. Cùng với quá trình phát triển của sự nghiệp cách mạng, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội được thành lập trên cơ sở kế thừa và phát huy chức năng, nhiệm vụ của Bộ phụ trách công tác Lao động và Cứu tế xã hội trước đây. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám thành công, công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ đã được đặt ra. Phong trào quyên góp tiền, quần áo, thuốc men … nuôi dưỡng chiến sĩ bị thương đã hình thành. Đầu năm 1946, Hội Giúp binh sĩ được thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh là Hội trưởng danh dự. Cuối năm 1946, phong trào “Mùa đông binh sĩ” được dấy lên và lan rộng ở khắp các địa phương. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, để điều trị chăm sóc tốt hơn cho thương bệnh binh, động viên lực lượng chiến đấu lâu dài, ngay năm 1947 các chính sách về trợ cấp thương tật, tiền tuất được ban hành. Theo sáng kiến của Bác Hồ, ngày 27/7/1947 được chọn là ngày Thương binh toàn quốc đầu tiên (sau này đổi là ngày Thương binh -Liệt sĩ).

Ở huyện Yên Thế, quá trình xây dựng và phát triển ngành LĐTBXH luôn gắn liền với tiến trình phát triển và sự nghiệp đổi mới của huyện, cùng với việc xây dựng chính quyền, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng,…việc thực hiện các chính sách về việc làm, lao động dạy nghề, ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, giảm nghèo, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội và bình đẳng giới cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của huyện.

2. Cơ cấu tổ chức

* Vị trí và chức năng:

– Phòng Lao động – TB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Phòng có trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực công tác: Lao động việc làm, dạy nghề; tiền lương, tiền công, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, chính sách người có công, chính sách BTXH, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.

– Phòng Lao động- TB&XH chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND huyện Yên Thế, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động- TB & XH tỉnh Bắc Giang, có con dấu riêng và tư cách pháp nhân, tài khoản riêng, hoạt động theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ và quyền hạn:

– Trình UBND huyện ban hành các văn bản, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước ở các lĩnh vực: Lao động việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, chính sách NCC, chính sách BTXH, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, chương trình giảm nghèo và thống kê hộ nghèo hàng năm.

– Hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã, thị trấn trong huyện thực hiện việc quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình văn hóa ghi công liệt sĩ, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công trình được giao.

– Phối hợp các ngành, đoàn thể huyện chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc giúp đỡ đối tượng chính sách, người có công.

– Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện của cơ sở về các lĩnh vực: Lao động việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, chính sách người có công với cách mạng, BTXH, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn, bình đẳng giới, chương trình giảm nghèo của huyện và giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân về lĩnh vực LĐ-TB&XH theo quy định của pháp luật.

– Quản lý tài chính, tài sản được giao.

– Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực công tác Lao động – TB&XH trên địa bàn huyện với chủ tịch UBND huyện và Giám đốc Sở Lao động – TB&XH tỉnh.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo UBND huyện.

* Cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động – TB&XH:

– Tổng số biên chế: Theo chỉ tiêu giao các cấp có thẩm quyền (có từ 06 – 07 người). Phòng có 01 trưởng phòng và 2 phó trưởng phòng.

Tuy nhiên đến nay Phòng mới có 06 biên chế (thiếu 01 biên chế).

+ Đ/c Trưởng Phòng Phụ trách chung, lĩnh vực BTXH;

+ 01 Đ/c PTP trực tiếp phụ trách lĩnh vực người có công, ngoài ra còn phụ trách lĩnh vực BVCSTE, bình đẳng giới, công tác thông tin tổng hợp.

+ 01 đ/c PTP phụ trách lĩnh vực lao động – việc làm – đào tạo nghề; giảm nghèo; phòng chống TNXH.

+ 01 kế toán.

+ 01 chuyên viên: Tham mưu, giúp việc Trưởng Phòng, trong lĩnh vực BTXH, BVCSTE và thủ quỹ.

+ 01 chuyên viên: Tham mưu, giúp việc trong lĩnh vực lao động – việc làm – đào tạo nghề; giảm nghèo.

– Hiện còn thiếu lĩnh vực người có công chưa có chuyên viên theo dõi. Theo Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện được giao 01 biên chế theo dõi lĩnh vực dạy nghề nhưng đến nay chưa được bố trí.

3. Địa chỉ liên hệ:

– Trụ sở cơ quan được đặt tại nhà làm việc bộ phận 1 cửa UBND huyện Yên Thế.

– Số điện thoại: 0204 3534979 – 0204 3876235

– Email: pld_yenthe@bacgiang.gov.vn

2. Thông tin lãnh đạo

Trưởng phòng:

– Họ và tên: Trần Thị Thanh Tâm

– Năm sinh: 1976

– Chức vụ: Trưởng Phòng

– Trình độ chuyên môn: Đại học

– Trình độ Chính trị: Cao cấp

– Số điện thoại: 02043876235

– Địa chỉ mail: tamtt_yenthe@bacgiang.gov.vn

Phó Trưởng phòng:

– Họ và tên: Nguyễn Thị Dự

– Năm sinh: 1985

– Chức vụ: Phó Trưởng Phòng

– Trình độ chuyên môn: Đại học

– Trình độ Chính trị: Trung cấp

– Số điện thoại: 02043876235

– Địa chỉ mail: dunt_yenthe@bacgiang.gov.vn

Phó Trưởng phòng:

– Họ và tên: Vũ Trung Kiên

– Năm sinh: 1982

– Chức vụ: Phó Trưởng Phòng

– Trình độ chuyên môn: Đại học

– Trình độ Chính trị: Trung cấp

– Số điện thoại: 02043876235

– Địa chỉ mail: kienvt_yenthe@bacgiang.gov.vn

PHÒNG TƯ PHÁP HUYỆN

1. Quá trình thành lập:

Phòng Tư pháp huyện yên Thế được thành lập từ tháng 10/1983 với biên chế ban đầu gồm 03 người. Năm 1989 Phòng Tư pháp giải thể để sáp nhập vào Văn phòng HĐND và UBND huyện. Tháng 10/ 1993 thực hiện Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ, Phòng Tư pháp được tái thành lập với 03 biên chế, đồng chí Trần Vân Trường được bổ nhiệm Quyền trưởng phòng, năm 1996 được bổ nhiệm làm Trưởng phòng và liên tục gắn bó với công tác Tư pháp của huyện cho đến nay.

2. Cơ cấu tổ chức

a) Vị trí, Chức năng:

Phòng tư pháp huyện yên Thế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở, Theo dõi thi hành pháp luật, Bồi thường trách nhiệm nhà nước, công tác đấu giá tài sản và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

b) Nhiệm vụ và Quyền hạn:

– Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn về công tác tư pháp và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn theo quy định; các văn bản về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

– Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp xây dựng quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân huyện do các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân huyện chủ trì xây dựng; Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân huyện ban hành theo quy định của pháp luật; góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

– Theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn với Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tư pháp.

– Giúp Ủy ban nhân dân huyện tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân huyện ban hành; hướng dẫn công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ban hành; Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.

– Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.

– Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật sau khi được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, thị trấn và ở các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật.

– Thẩm định dự thảo hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

– Hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Tư pháp – Hộ tịch thuộc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;

– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn; giúp Ủy ban nhân dân huyện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân xã, thị trấn cấp trái với quy định của pháp luật (trừ việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình).

– Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở; thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Công tác bồi thường trách nhiệm của Nhà nước, công tác đấu giá tài sản và một số công tác khác theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao.

2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị:

Phòng Tư pháp huyện Yên Thế có 03 biên chế gồm Trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 01 chuyên viên.

3.2. Địa chỉ liên hệ:

1. Trụ sở cơ quan: Phố Đề nắm, thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế

– Email: phongtuphap_yenthe@bacgiang.gov.vn.

– Điện thoại CQ: 0204.3876.112

4. Thông tin lãnh đạo

1. Trưởng phòng:

– Họ tên: Phan Văn Chung

– Năm sinh: 1960;

– Trình độ chuyên môn: Đại học;

– Trình độ chính trị: Trung cấp lý luận;

– Số điện thoại: 02043876113

– Địa chỉ Mail: phongtuphap_yenthe@bacgiang.gov.vn.

2. Phó trưởng phòng

Họ tên: Thân Văn Bình;

– Ngày, tháng, năm sinh: 26/8/1958;

– Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật;

– Trình độ chính trị: Trung cấp lý luận;

– Số điện thoại: 0988 983 613

– Địa chỉ Mail:thanbinh1958@gmail.com.vn

PHÒNG Y TẾ HUYỆN

1. Quá trình thành lập:

Phòng Y tế được thành lập theo Quyết định số 137/2005/QĐ-UB ngày 17/02/2005 của UBND huyện Yên Thế kể từ ngày 01/02/2005. Phòng Y tế thuộc UBND huyện Yên Thế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và hoạt động theo quy định của pháp luật. Khi mới thành lập Phòng có 02 biên chế là 01 trưởng phòng và 01 chuyên viên trực tiếp quản lý Trung tâm Y tế và Y tế xã, thị trấn.

2. Cơ cấu tổ chức:

2.1. Vị trí chức năng:

Phòng y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế.

2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

2.2.1. Trình UBND huyện:

* Dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm; đề án, chưng trình phát triển y tế, cải cách hành chính, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện.

* Dự thảo biện pháp huy động liên ngành trong quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; dân số- KHHGĐ, hành nghề y dược tư nhân; an toàn vệ sinh thực phẩm; khắc phục hậu quả của dịch, bệnh, tai nạn thương tích, thiên tai thảm họa ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân xảy ra trên địa bàn huyện.

2.2.2: Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoach, kế hoạch, đề án, chương trình phát triển y tế trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt.

2.2.3: Giúp UBND huyện thẩm định các điều kiện hành nghề y tế trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND tỉnh .

2.2.4: Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, đề án, chương trình, dự án và hoạt động đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế trên dịa bàn huyện.

2.2.5: Hướng dẫn UBND xã, thị trấn tổ chức thực hiện chương trình y tế cơ sở, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng, chống các dịch bệnh.

2.2.6: Quản lý, tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.

2.2.7: Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.

2.2.8: Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao và theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức và biên chế: Phòng y tế có 04 biên chế gồm: 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và 02 công chức chuyên môn.

4. Địa chỉ liên hệ:

4.1 Trụ sở cơ quan:

– Số điên thoại: 02043 832935; 02043.509459

– Mail: phongyte_yenthe@bacgiang.gov.vn

Thông tin lãnh đạo

1. Trưởng phòng:

– Họ và tên: Lư Văn Giang

– Năm sinh: 1965

– Trình độ chuyên môn: Đại học

– Trình độ chính trị: Cao cấp

– Số ĐT: 0982 832034

– Địa chỉ mail: phongyte_yenthe@bacgiang.gov.vn

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP HUYỆN

1. Quá trình thành lập

– Trung tâm Phát triển Quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Yên Thế được thành lập theo Quyết đinh số: 111/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 31 tháng 3 năm 2011. Chính thức đi vào hoạt động từ 01/8/2011.

2. Cơ cấu tổ chức

* Vị trí pháp lý:

– Trung tâm Phát triển Quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Yên Thế là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, trực thuộc UBND huyện Yên Thế; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

* Chức năng:

a) Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Yên Thế có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và ổn định thị trường bất động sản trên địa bàn huyện; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phát triển khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi; đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng.

b) Giúp UBND huyện trong việc thành lập, mở rộng, bổ sung quy hoạch, đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp và tham gia quản lý các doanh nghiệp đầu tư trong cụm công nghiệp của huyện theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ:

1- Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng theo quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân huyện;

2- Tạo lập quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, phục vụ sự nghiệp giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế; văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các nhu cầu khác của huyện, góp phần ổn định thị trường bất động sản trên địa bàn huyện;

3- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật;

4- Tổ chức phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư phục vụ việc thu hồi đất thực hiện các dự án;

5- Tổ chức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được giao quản lý để đấu giá.

6 – Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng; quỹ đất đã được nhận chuyển nhượng; quỹ đất đã tạo lập và phát triển; quỹ nhà đất đã xây dựng để phục vụ tái định cư và quỹ đất thu hồi theo qui định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003 thuộc khu vực đô thị và khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị nhưng chưa giao dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất;

7 – Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo qui định của pháp luật;

8 – Lập phương án sử dụng quỹ đất được giao quản lý và các phương án, đề án, dự án đầu tư tạo lập và phát triển quỹ đất trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;

9 – Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất, quỹ đất cho các tổ chức cá nhân theo yêu cầu;

10 – Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, phương án, dự án, đề án và các hoạt động dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được giao;

11- Thực hiện nhiệm vụ quản lý Cụm công nghiệp theo Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

* Quyền hạn:

2- Tư vấn, cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao cho tổ chức và cá nhân;

3- Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ, dịch vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

4- Thuê tư vấn, thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

* Cơ cấu tổ chức

1. Tổ chức

Trung tâm được tổ chức, hoạt động theo chế độ Thủ trưởng, Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm điều hành và quyết định mọi hoạt động của đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND huyện về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Hiện nay Trung tâm có Giám đốc và chưa có Phó Giám đốc.

2. Cơ cấu

Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp hiện tại có 05 biên chế hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao, gồm có 03 bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ:

– Bộ phận Hành chính, tài vụ;

– Bộ phận dịch vụ và thu hồi đất;

– Bộ phận quản lý quỹ đất và doanh nghiệp trong cụm công nghiệp.

3. Địa chỉ liên hệ

– Trụ sở cơ quan: Trung tâm Phát triển Quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Yên Thế. Thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

– Số điện thoại: 0204 3535 828

– Email: quydatccn_yenthe@bacgiang.gov.vn;

THÔNG TIN LÃNH ĐẠO

1. Giám đốc:

– Họ và tên: Trần Anh Tuấn

– Năm sinh: 1965

– Chức vụ: Giám đốc.

– Trình độ chuyên môn: Đại học

– Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp

– Số điện Thoại:

– Địa chỉ mail: viettv_yenthe@bacgiang.gov.vn

ĐÀI TRUYỀN THANH – TRUYỀN HÌNH HUYỆN

1. Quá trình hình thành và phát triển:

Đài Truyền thanh – Truyền hình Yên Thế là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Thế, đồng thời là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, chịu trách nhiệm trước Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện. Thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của cấp uỷ Đảng và chính quyền điạ phương, quản lí phát triển sự nghiệp truyền thanh cơ sở trên địa bàn huyện.

2. Vị trí và chức năng:

Đài Truyền thanh – truyền hình là đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện.

Đài Truyền thanh – truyền hình cấp huyện chịu sự quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và truyền thông, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Phát thanh và truyền hình cấp tỉnh.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn:

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh bằng tiếng Việt và bằng các tiếng dân tộc trên hệ thống loa truyền thanh, thiết bị phát sóng phát thanh được trang bị nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, các hoạt động tại cơ sở, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác an ninh trật tự, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến tới nhân dân theo quy định của pháp luật.

Tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và truyền hình cấp tỉnh phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Trực tiếp quản lý hệ thống kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện việc tiếp sóng, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình cấp tỉnh sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh.

Quản lý, vận hành các đài phát lại truyền hình, đài phát sóng phát thanh trên địa bàn theo sự phân công. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật đối với Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Quản lý, sử dụng lao động, tài sản, ngân sách và nguồn thu từ dịch vụ; thực hiện chính sách đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên. Tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan cấp trên tổ chức. Tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Tham gia ý kiến với UBND cấp huyện và cơ quan chức năng để củng cố, mở rộng sự nghiệp truyền thanh, truyền hình trên địa bàn.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện giao theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức bộ máy:

Mặc dù trải qua các thời kỳ biến động về cơ cấu quản lí nhưng Đài Truyền thanh – Truyền hình Yên Thế vẫn không ngừng phát triển. Hệ thống cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, hoàn thiện, đội ngũ nguồn nhân lực được quan tâm đào tạo nhằm đáp ứng kịp nhu cầu của thời đại.

Tổng số cán bộ CNVC: 14 đ/c, nữ: 6 đ/c, cán bộ có trình độ Đại học: 8 đ/c, cao đẳng: 2 đồng chí; Trình độ trung cấp 3 đ/c; sơ cấp: 01 đồng chí (bảo vệ).

Trình độ lý luận chính trị: 02 đồng chí cao cấp, 01 đồng chí trung cấp, 5 đồng chí sơ cấp. 02 đồng chí có thẻ Nhà báo, là hội viên Hội nhà báo Việt Nam, tỉnh Bắc Giang (Đ/c Đàm Thị Khánh, đ/c Nguyễn Thị Hoa).

Ban lãnh đạo đài gồm: Trưởng đài và 02 phó trưởng đài (trong đó 01 phó trưởng đài phụ trách nội dung, 01 phó trưởng đài phụ trách kỹ thuật). Có 2 tổ chuyên môn gồm: Tổ Nội dung và Tổ kỹ thuật.

Với đặc thù là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Thế, là cầu nối giữa nhân dân với chính quyền các cấp, là diễn đàn của nhân dân, Đài truyền thanh – Truyền hình Yên Thế đặt biệt coi trọng nội dung phát trên sóng. Nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo và nhân viên của Đài đã vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xứng đáng là những nhà báo, phóng viên “vừa hồng, vừa chuyên”. Luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị, kịp thời phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ của KHKT, từng bước nâng cao các chương trình phát thanh – truyền hình. Đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng và những vấn đề được xã hội quan tâm.

Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đài Truyền thanh – Truyền hình Yên Thế đã được Tổng giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam tặng cờ thi đua là đơn vị xuất sắc năm 2003; được UBND tỉnh, Đài Phát thanh – Truyền hình Bắc Giang, Sở thông tin truyền thông và UBND huyện Yên Thế tặng nhiều bằng khen và giấy khen.

5. Địa chỉ liên hệ:

– Trụ sở cơ quan: số 95 Phố Hoàng Hoa Thám – thị trấn Cầu Gồ – huyện Yên Thế – Bắc Giang.

– Số điện thoại: 0204 3876 245

– Email: daittth_yenthe@bacgiang.gov.vn

THÔNG TIN LÃNH ĐẠO

1. Trưởng Đài:

– Họ và tên: Đàm Thị Khánh

– Năm sinh: 1964

– Chức vụ: Trưởng Đài

– Trình độ chuyên môn: Đại học

– Trình độ Chính trị: Cao cấp

– Số điện Thoại: 0983 800 964

– Địa chỉ mail: khanhdam64@gmail.com

2. Phó Trưởng Đài:

– Họ và tên: Nguyễn Thị Hoa

– Năm sinh: 1969

– Chức vụ: Phó Trưởng Đài

– Trình độ chuyên môn: Đại học

– Trình độ Chính trị: Cao cấp

– Số điện Thoại: 0983 624 467

– Địa chỉ mail: nhuhoa083@gmail.com

3. Phó Trưởng Đài:

– Họ và tên: Trần Thế Vinh

– Năm sinh: 1966

– Chức vụ: Phó Trưởng Đài

– Trình độ chuyên môn: Đại học

– Trình độ Chính trị: Trung cấp

– Số điện Thoại: 0985 845 116

– Địa chỉ mail: vinhdaittth@gmail.com

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN

Địa chỉ: Phố Đề Nắm, Thị trấn Cầu gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Điện thoại: 0204.3876.217

Email: pgiaoduc_yenthe@bacgiang.gov.vn

I. Bộ máy tổ chức

1. Ông Trịnh Quang Đạt

– Chức vụ: Trưởng phòng

– Điện thoại: 0204.3876. 217

– Email: dattq_yenthe@bacgiang.gov.vn

3. Ông Nguyễn Thế Bình

– Chức vụ: Phó trưởng phòng

– Điện thoại: 0204.3876.217

– Email: binhnt_yenthe

3. Ông Giáp Văn Thành

– Chức vụ: Phó trưởng phòng

– Điện thoại: 0204.3876.217

– Email: thanhgv_yenthe

II. Nhiệm vụ – quyền hạn

1. Trình Uỷ ban nhân dân huyện:

a. Dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của Uỷ ban nhân dân huyện về hoạt động giáo dục trên địa bàn;

b. Dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch hàng năm, 5 năm, 10 năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn;

c. Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ thông), trường Tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non và Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo;

d. Dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các các cơ sở giáo dục công lập, gồm: trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ thông), trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non; cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường, các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật.

2. Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.

3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của huyện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương.

5. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện.

6. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện xây dựng kế hoạch biên chế; tổng hợp biên chế của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

7. Giúp ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật.

8. Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch: Hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đã được phân cấp tự quản lý ngân sách lập dự toán hang năm; trực tiếp lập dự toán ngân sách đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc chưa được phân cấp tự quản lý; tổng hợp và lập dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách giáo dục cho các đơn vị trực thuộc đã được phân cấp quản lý ngân sách đơn vị; lập dự toán chi và tổ chức thực hiện dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của huyện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính.

9. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền việc thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

10. Về công tác tổ chức, cán bộ.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng nội dung, kế hoạch về công tác tổ chức cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật, thống nhất với Trưởng phòng Nội vụ trình UBND huyện các nội dung cụ thể sau:

Trình Uỷ ban nhân dân huyện kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu hợp đồng làm việc cho các cơ sở trường học trực thuộc; Hướng dẫn các cơ sở trường học trực thuộc sử dụng quỹ biên chế và hợp đồng làm việc.

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, hợp đồng làm việc thuộc sự nghiệp giáo dục hàng năm gồm: giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm, nhân viên thư viện theo giới thiệu của Hội đồng tuyển dụng viên chức tỉnh. Trình UBND huyện quyết định tuyển dụng viên chức, tuyển dụng hợp đồng làm việc thuộc sự nghiệp giáo dục huyện.

Trình Chủ tịch UBND huyện giải quyết chuyển ngành, chuyển nơi công tác ra ngoài sự nghiệp giáo dục, chuyển công việc khác đối với sự nghiệp giáo dục.

Trình Chủ tịch UBND huyện giải quyết chế độ nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc thuộc sự nghiệp giáo dục.

Trình Chủ tịch UBND huyện Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, không bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, giải quyết thôi giữ chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các đơn vị trường học trực thuộc.

Trình Chủ tịch UBND huyện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện.

Thực hiện chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.

Phân công viên chức, hợp đồng làm việc khi được Chủ tịch UBND huyện Quyết định tuyển dụng đến các cơ sở trường học. Hướng dẫn các cơ sở trường học ký hợp đồng lao động quản lý, sử dụng, đánh giá xếp loại đối với viên chức, hợp đồng làm việc tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

Xây dựng kế hoạch sắp xếp, điều động viên chức, hợp đồng làm việc đảm bảo tính cân đối, điều hoà giữa các trường học trực thuộc, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.

11. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đối với các đơn vị trực thuộc khi chưa phân cấp cho đơn vị tự quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đã phân cấp tự quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đơn vị theo quy định của pháp luật.

12. Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với ủy ban nhân dân huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo.

13. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện giao và theo quy định của pháp luật.

PHÒNG KINH TẾ – HẠ TẦNG

Địa chỉ: Phố Đề Nắm, Thị trấn Cầu gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Điện thoại:

Email: ktht_yenthe@bacgiang.gov.vn

I. Bộ máy tổ chức

Ảnh (chưa cập nhật) 1. Ông: Chu Văn Thi

Chức vụ: Trưởng phòng

Điện thoại:

Email: thicv_yenthe

2. Ông: Thân Nhân Khuyến

Chức vụ: Phó trưởng phòng

Điện thoại:

Email: khuyentn_yenthe

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Trình UBND huyện dự thảo, Quyết định, Chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về giao thông, xây dựng, khoa học công nghệ, công nghiệp, TTCN, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm. Giúp UBND huyện lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện hàng năm trong lĩnh vực giao thông, xây dựng, khoa học công nghệ.

2. Các nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực:

2.1. Về xây dựng:

– Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; các quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng trên địa bàn huyện; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.

– Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.

– Giúp và chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

– Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn huyện theo sự phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

– Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức lập, thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, hoặc tổ chức lập để Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức lập, thẩm định Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp II để Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo phân cấp.

– Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức công bố, công khai các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch xây dựng; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn huyện theo phân cấp.

– Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

– Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở và công sở trên địa bàn huyện.

– Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp tình hình đăng ký, chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn huyện.

– Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

– Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý của Phòng đối với các công chức chuyên môn nghiệp vụ về Địa chính – Xây dựng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã; phối hợp với Thanh tra xây dựng cấp huyện hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các công chức Thanh tra xây dựng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (áp dụng tại các thành phố có thí điểm thành lập Thanh tra chuyên ngành xây dựng đến cấp xã);

– Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.

– Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

– Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng theo sự phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

2.2. Về giao thông:

– Tham mưu UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt trên địa bàn huyện. Tham mưu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện về giao thông vận tải trên địa bàn. Xây dựng quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải trên địa bàn huyện.

– Tham mưu UBND huyện về công tác an toàn giao thông hành lang đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Bảo vệ các công trình giao thông, đình chỉ và xử lý các vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông trên địa bàn.

– Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu an toàn giao thông trên các tuyến giao thông thuộc huyện quản lý.

– Xây dựng kế hoạch làm đường giao thông nông thôn đối với các xã, thị trấn.

– Lập kế hoạch tu bổ, sửa chữa, nâng cấp và làm mới các tuyến đường giao thông thuộc huyện quản lý.

– Thực hiện chức năng chủ đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo quy định của pháp luật.

2.3. Về khoa học công nghệ:

– Hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của nhà nước về khoa học, công nghệ, Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn huyện.

– Tổ chức phổ biến tuyên truyền và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống ở địa phương. Thực hiện nhiệm vụ phổ cập kiến thức khoa học công nghệ; lựa chọn các tiến bộ khoa học và công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học và các sáng kiến cải tiến kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và đời sống phù hợp với điều kiện của huyện.

– Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng khoa học công nghệ huyện.

– Phối hợp với các cơ quan chức năng và Thanh tra Sở khoa học công nghệ, kiểm tra, thanh tra các hoạt động về khoa học công nghệ, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân đối với mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện.

2.4. Về công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp:

– Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, các quy định của UBND tỉnh, Sở Công Thương về hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của huyện theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức hướng dẫn và khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân vào phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh.

– Tổ chức các hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

– Giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực trên địa bàn, quản lý Nhà nước về điện nông thôn.

– Tổ chức triển khai các ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

– Thực hiện công tác thống kê, thông tin công nghiệp theo hướng dẫn của Sở Công Thương.

– Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với UBND huyện và Sở Công Thương.

– Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện.

2.5. Về Thương mại:

– Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển các chương trình dự án về thương mại đã được phê duyệt.

– Chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại gồm: các loại hình chợ, trung tâm thương mại, hệ thống các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hợp tác xã thương mại và các loại hình kết cấu thương mại khác.

– Tổ chức hướng dẫn, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách lưu thông hàng hoá về dịch vụ thương mại trên địa bàn.

– Tổng hợp xử lý thông tin về thị trường trên địa bàn huyện về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả các mặt hàng thiết yếu.

– Theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND huyện và Sở Công Thương tình hình thực hiện các biện pháp phát triển xuất khẩu hàng hoá cho phù hợp yêu cầu thực tế trên địa bàn huyện.

– Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý thị trường trên địa bàn huyện.

– Tổng hợp và báo cáo tình hình thị trường và công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý những vi phạm theo quy định và yêu cầu của cấp trên.

– Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật; được yêu cầu thương nhân báo cáo tình hình và cung cấp thông tin về hoạt động thương mại của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện phục vụ cho nhiệm vụ quản lý nhà nước của Phòng.

– Thực hiện chế độ thông tin về thương mại, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực phân công theo quy định của UBND huyện và Sở Công Thương.

– Kiểm tra việc thi hành pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Phòng.

– Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và của UBND huyện.

PHÒNG LAO ĐỘNG – TB&XH HUYỆN

Địa chỉ: Phố Đề Nắm, Thị trấn Cầu gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Điện thoại: 02043876235

Email: pld_yenthe@bacgiang.gov.vn

I. Bộ máy tổ chức

Ảnh (chưa cập nhật) 1. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm

– Chức vụ: Trưởng phòng

– Điện thoại: 02043876235

– Email: tamntt_yenthe@bacgiang.gov.vn

2. Bà Nguyễn Thị Dự

– Chức vụ: Phó trưởng phòng

– Điện thoại: 02043876235

– Email: dunt_yenthe

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Trình ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

2. Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản hướng dẫn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

4. Tham mưu giúp ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.

5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ pháp luật, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.

6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn huyện.

7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

8. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.

9. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện.

10. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND huyện và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

11. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng.

12. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

13. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.

PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN

Địa chỉ: Phố Đề Nắm, Thị trấn Cầu gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Điện thoại: 02043876051

Email: nv_yenthe@bacgiang.gov.vn.

I. Bộ máy tổ chức

Ảnh (chưa cập nhật) 1. Ông Trần Ánh Tuyết

– Chức vụ: Trưởng phòng

– Điện thoại: 02043876051

– Email: tuyetta_yenthe@bacgiang.gov.vn

2. Bà Nguyễn Thị Nga

– Chức vụ: Phó trưởng phòng

– Điện thoại: 02043876051

– Email: Ngant_yenthe@bacgiang.gov.vn

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Trình ủy ban nhân dân cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ, tôn giáo, dân tộc, thi đua, khen thưởng, văn thư, lưu trữ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

2. Trình ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

4. Về tổ chức, bộ máy:

4.1. Tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo hướng dẫn của Sở Nội vụ và Sở quản lý ngành;

4.2. Trình ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc để ủy ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện;

4.3. Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định;

4.4. Tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp luật.

5. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:

5.1. Tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc;

5.2. Giúp ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp;

5.3. Giúp ủy ban nhân dân huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã.

6. Về công tác xây dựng chính quyền:

6.1. Giúp ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của ủy ban nhân dân cấp huyện và hướng dẫn của ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ;

6.2. Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của ủy ban nhân dân cấp xã; giúp ủy ban nhân dân huyện trình ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;

6.3. Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;

6.4. Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, bản, tổ dân phố.

7. Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

8. Về cán bộ, công chức, viên chức:

8.1. Tham mưu giúp ủy ban nhân dân huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức. Hướng dẫn và kiểm tra công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cán bộ, công chức cấp xã.

8.2. Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý và chế độ chính sách đối với công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách xã; cán bộ y tế cơ sở, khuyến nông cơ sở theo phân cấp.

9. Về cải cách hành chính:

9.1. Giúp ủy ban nhân dân huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn và ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương;

9.2. Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện;

9.3. Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo ủy ban nhân dân huyện và cấp tỉnh.

10. Giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.

11. Về công tác văn thư, lưu trữ:

11.1. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;

11.2. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và Lưu trữ huyện.

12. Về công tác thi đua, khen thưởng:

12.1. Tham mưu, đề xuất với ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp huyện;

12.2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Địa chỉ: Phố Đề Nắm, Thị trấn Cầu gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Điện thoại: 02043876222

Email: nnptnt_yenthe@bacgiang.gov.vn

I. Bộ máy tổ chức

1. Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân

– Chức vụ: Trưởng phòng

– Điện thoại: 02043876222

– Email: xuanntt_yenthe@bacgiang.gov.vn

2. Ông Nguyễn Xuân Đông

– Chức vụ: Phó trưởng phòng

– Điện thoại: 02043876222

– Email: dongnx_yenthe@bacgiang.gov.vn

3. Ông Lương Văn Hiến

– Chức vụ: Phó trưởng phòng

– Điện thoại: 02043876222

– Email: hienlv_yenthe@bacgiang.gov.vn

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Trình ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm; đề án, chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao trên địa bàn huyện.

2. Trình Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển khoa học và công nghệ, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành trên địa bàn sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

4. Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn.

5. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; công trình nuôi trồng thủy sản; công trình cấp thoát nước nông thôn; công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; quản lý mạng lưới thuỷ nông, trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

6. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

8. Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản, diễn biến rừng; tổ chức thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp để khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

9. Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; vật tư nông nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

10. Tổ chức thực hiện công tác công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.

11. Giúp UBND huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và sự phân công của UBND cấp huyện.

12. Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý trên địa bàn huyện.

14. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; tìm kiếm cứu nạn; các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện theo quy định; đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão, sạt, lở, hạn hán, úng ngập và dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện.

15. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ theo quy định của UBND cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ.

16. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

17. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao và theo quy định của pháp luật.

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH

Địa chỉ: Phố Hoàng Hoa Thám, Thị trấn Cầu gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Điện thoại: 0204.3876 214

Email: tckh_yenthe@bacgiang.gov.vn

I. Bộ máy tổ chức

1. Bà Lưu Thị Uyên

Chức vụ: Trưởng phòng

Điện thoại: 0204.386.214

Email: uyenlt_yenthe@bacgiang.gov.vn

2. Ông Nguyễn Đức Dương

Chức vụ: Phó trưởng phòng

Điện thoại: 0204.3876.214

Email: duongdd_yenthe@bacgiang.gov.vn

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Nhiệm vụ kế hoạch kinh tế – xã hội và đầu tư

– Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh tế xã hội và đầu tư; trình UBND huyện và Sở Kế hoạch – Đầu tư, các văn bản hướng dẫn về công tác kế hoạch kinh tế – xã hội và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của UBND huyện và Sở Kế hoạch – Đầu tư.

– Trình UBND huyện các quy hoạch, kế hoạch 10 năm, 5 năm và hàng năm, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt. Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch và hướng dẫn của tỉnh.

– Thẩm định báo cáo đầu tư trình UBND huyện phê duyệt, xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm trình UBND huyện phê duyệt, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ xã, thị trấn làm công tác kế hoạch và đầu tư.

– Tham mưu cho UBND huyện cấp đăng ký kinh doanh cho Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

– Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh tế – xã hội, xây dựng cơ bản, nhiệm vụ được giao báo cáo UBND huyện và trình HĐND huyện.

2. Nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách.

– Phòng Tài chính – Kế hoach là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp UBND huyện quản lý về tài chính từ khâu lập, chấp hành, quyết toán, quản lý về giá cả; xây dựng kế hoạch dự toán thu chi ngân sách hàng năm vă 5 năm, tổ chức phân phối, Giám đốc tài chính theo phân cấp quản lý ngân sách của nhà nước.

– Trình UBND huyện quyết định kế hoạch, dự toán thu, chi ngân sách hàng năm ( bao gồm dự toán đầu năm và bổ sung trong năm) cho các đơn vị dự toán, đơn vị thụ hưởng ngân sách, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

– Kiểm tra việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách sau khi được phê duyệt.

– Kiểm tra việc sử dụng kinh phí bổ sung và kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị dự toán theo quy định.

– Hướng dẫn kiểm tra các chương trình, mục tiêu; sự nghiệp kinh tế, nông lâm nghiệp, giao thông xây dựng, sự nghiệp Môi trường và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.

– Hướng dẫn các đơn vị dự toán, đơn vị thụ hưởng ngân sách, các xã, thị trấn thực hiện Luật Ngân sách và chế độ chính sách về tài chính.

– Thẩm định quyết toán thu chi ngân sách hàng năm đối với ngân sách cấp xã và các đơn vị dự toán của huyện, các đơn vị thụ hưởng kinh phí từ nguồn ngân sách của huyện theo Luật Ngân sách quy định.

– Quyết toán ngân sách hàng năm trình HĐND huyện phê duyệt.

– Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất về nhiệm vụ tài chính, ngân sách theo quy định của UBND huyện và Sở Tài chính.

– Đề ra biện pháp phối kết hợp với các cơ quan đơn vị như: Chi cục Thuế, Đội Quản lý thị trường, Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Kinh tế – Hạ tầng và UBND các xã, thị trấn để tổ chức khai thác tốt các nguồn thu, tiết kiệm chi ngân sách.

3. Nhiệm vụ giá:

– Trình UBND huyện các quyết định về giá tài sản trờn đất phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, mua sắm tài sản, thanh lý tài sản và bán hàng tịch thu sung công quỹ nhà nước.

– Thẩm định quyết toán vốn các công trình xây dựng cơ bản theo hướng dẫn.

– Thực hiện công tác thông tin báo cáo giá theo quy định của Sở Tài chính.

PHÒNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

Địa chỉ: Phố Hoàng Hoa Thám, Thị trấn Cầu gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Điện thoại:

Email : TNMT_yenthe@bacgiang.gov.vn

I. Bộ máy tổ chức

1. Ông Trịnh Văn Việt

Chức vụ: Trưởng phòng

Điện thoại:

Email: viettv_yenthe@bacgiang.gov.vn

2.. Ông Nguyễn Văn Quý

Chức vụ: Phó trưởng phòng

Điện thoại:

Email: quynv_yenthe@bacgiang.gov.vn

3. Bà Thân Thị Gấm

Chức vụ: Phó Trưởng phòng

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Trình UBND cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý Tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND cấp huyện ban hành.

2. Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã.

3. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện.

4. Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai; quản lý hoạt động của Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện theo phân cấp của UBND cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã, thị trấn (sau đây gọi tắt là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã); thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.

6. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND cấp huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản (nếu có).

7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn UBND cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.

8. Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.

9. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND cấp huyện

10. Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường .

11. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

12. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.

13. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã.

14. Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.

15. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.

16. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

PHÒNG VĂN HÓA – THÔNG TIN

Địa chỉ: Phố Hoàng Hoa Thám, Thị trấn Cầu gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Điện thoại: 0204.3876 266

Email: vanhoatt_yenthe

I. Bộ máy tổ chức

Ảnh (chưa cập nhật) 1. Ông Triệu Văn Phượng

Chức vụ: Trưởng phòng

Điện thoại: 0204.3876.266

Email: phươngtv_yenthe

2. Bà Nguyễn Thị Thanh Phương

Chức vụ: Phó trưởng phòng

Điện thoại: 0204.3876.266

Email: phuongntt_yenthe@bacgiang.gov.vn

2. Ông Trần Hoàng Biên

Chức vụ: Phó trưởng phòng

Điện thoại: 0204.3876.266

Email: bienth_yenthe

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Trình ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm; đề án; chương trình phát triển văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, phát triển thông tin truyền thông.

2. Trình ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch và gia đình, thông tin và truyền thông và các biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao theo phân cấp của UBND tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành trên địa bàn sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

4. Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thực hiện phong trào văn hóa, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, đơn vị văn hóa; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

5. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hóa, thể thao, các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao du lich, điểm vui chơi công cộng; các doanh nghiệp, đại lý bưu chính, viễn thông, internet; các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

6. Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở.

7. Giúp UBND huyện thẩm định, đăng ký cấp các loại giấy phép thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông; tổ chức công tác bảo vệ an toàn an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn thông, công nghệ thông tin, internet, phát thanh theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của UBND huyện.

8. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch, đối với các chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã, phường, thị trấn. Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn quản lý các đại lý Bưu chính, viễn thông, Internet trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Theo dõi, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn theo sự phân công của UBND huyện.

10. Tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

11. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao về tình hình hoạt động văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và các hoạt động thông tin truyền thông theo quy định của UBND huyện và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông.

12. Quản lý tổ chức biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và sự phân công của UBND huyện.

13. Quản lý tổ chức bộ máy, điều hành hoạt động của Trung tâm Văn hoá, Thông tin – Thể dục thể thao theo sự phân công của UBND huyện.

14. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

15. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao và theo quy định của pháp luật.

THANH TRA HUYỆN

Địa chỉ: Phố Đề Nắm, Thị trấn Cầu gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Điện thoại: 0204.38786

Email: thanhtra_yenthe@bacgiang.gov.vn

I. Bộ máy tổ chức

1. Ông: Nguyễn Văn Bắc

– Chức vụ: Chánh Thanh tra

– Điện thoại:

– Email: bacnv_yenthe@bacgiang.gov.vn

2. Ông: Nguyễn Thị Liên

– Chức Vụ: Phó Chánh Thanh tra

– Điện thoại:

– Email: liennt_yenthe@bacgiang.gov.vn

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

4. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức xã, thị trấn.

5. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

6. Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cung cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban Thanh tra nhân dân xã, thị trấn.

7. Về Thanh tra:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao;

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra huyện và của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

8. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a) Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

b) Thanh tra, kiểm tra trỏch nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc tiếp công dan, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

c) Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện khi được giao;

d) Xem xétt, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đó giải quyết nhưng có vi pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đó giải quyết xem xét, giải quyết lại theo quy định;

đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

9. Về phòng, chống tham nhũng:

a) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

b) Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân,Toà án nhân dân trong việc phỏt hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng;

c) Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

d) Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

11. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra huyện.

12. Tổng hợp, thông tin, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Thanh tra tỉnh.

13. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra huyện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

14. Quản lý tài chớnh, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

15. Thực hiện nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao và theo quy định của pháp luật.

Chức Năng Nhiệm Vụ Lãnh Đạo Ubnd Huyện

Trang chủ

GIỚI THIỆU

Chức năng nhiệm vụ lãnh đạo UBND huyện

Chức năng nhiệm vụ lãnh đạo UBND huyện

 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Văn Ngà:

– Chỉ đạo, điều hành, quản lý chung các hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện và thành viên Ủy ban nhân dân huyện.

– Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực:

+ Cải cách hánh chính, tổ chức bộ máy; công tác cán bộ, xây dựng chính quyền; dân vận chính quyền; đối ngoại; công tác dân tộc, tôn giáo; an sinh xã hội; công tác tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác thanh tra; công tác thi hành án dân sự; công tác thi đua – khen thưởng.

+ Chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên toàn huyện và chỉ đạo thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo, sửa chữa theo kế hoạch.

+ Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

+ Quốc phòng và an ninh; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

+ Các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc lĩnh vực phụ trách.

– Trực tiếp phụ trách các ngành: Công an; Quân sự; Đồn Biên phòng; Cơ quan Tổ chức – Nội vụ; Cơ quan Kiểm tra – Thanh tra; Tư pháp; Dân tộc; Chi cục Thi hành án dân sự; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện.

– Chỉ đạo các xã: Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn, Mỹ Hòa, Nhị Trường.

– Giữ mối quan hệ thường xuyên giữa Ủy ban nhân dân huyện với Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Ban dân vận Huyện ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể trong công tác xây dựng, củng cố chính quyền, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương.

2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Thanh Hùng

Giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

– Chỉ đạo trực tiếp các lĩnh vực:

+ Giao thông, khoa học – công nghệ; quy hoạch đô thị và nông thôn; xúc tiến đầu tư, thương mại; kinh tế tập thể thuộc lĩnh vực phụ trách; công nghệ thông tin; tài chính, ngân hàng; công tác giáo dục và đào tạo, lĩnh vực lao động – thương binh và xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện; bảo hiểm xã hội.

+ Các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc lĩnh vực phụ trách. Chương trình giảm nghèo bền vững.

+ Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện.

– Phụ trách các ngành: Kinh tế – Hạ tầng; Tài chính – Kế hoạch; Giáo dục – Đào tạo; Lao động, Thương binh và Xã hội; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên; Điện lực; Kho bạc; Thuế; các tổ chức tín dụng; Bảo hiểm Xã hội; Quỹ tín dụng nhân dân và các hội thuộc khối.

– Theo dõi và chỉ đạo công tác văn phòng HĐND và UBND huyện.

– Chỉ đạo các xã, thị trấn: Kim Hòa, Thuận Hòa và Vinh Kim, thị trấn Cầu Ngang, thị trấn Mỹ Long.

3. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Trường Giang

Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quản lý, điều hành và chỉ đạo  các lĩnh vực: 

– Nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây dựng nông thôn mới; nước sạch, vệ sinh môi trường; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; khai thác tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường; kinh tế hợp tác, hợp tác xã; kinh tế đối ngoại; nước sạch, vệ sinh môi trường; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp 

– Chỉ đạo về quản lý, sử dụng đất đai, giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng theo quy định của pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

– Trưởng Ban chỉ đạo Hội trại tòng quân; Chủ tịch Hội đồng xét công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh.

– Các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc lĩnh vực phụ trách.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực phụ trách.

– Phụ trách các ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường;  Trạm Thú y; Trạm bảo vệ thực vật; Trạm khuyến nông; Trạm Thủy sản vùng II; Hạt Kiểm lâm; các hợp tác xã trên địa bàn; Chi cục Thống kê; Văn hóa ,Thông tin và Thể thao; Bệnh viện; Dân số – Gia đình và trẻ em; các hội thuộc khối như: Chữ thập đỏ, Khuyến học, Đông y.

– Chỉ đạo các xã: Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông, Nhị Trường, Trường Thọ, Hiệp Hòa.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND huyện phân công.

 

Tweet

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Công Nhiệm Vụ Trong Ban Lãnh Đạo Điều Hành Tkv trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!