Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Giữa Chế Độ Bridge Và Repeater Của Wireless được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
tonthatanhquan Sat Mar 10, 2012 4:58 pm
1)Bridge là thiết bị hoạt động ở layer 2 (data link) trong mô hình OSI với chức năng dùng để kết nối các network segment lại với nhau. Chức năng này cũng tương tự như repeater và hub, nhưng nó hoạt động theo cơ chế Bridging để quản lý luồng dữ liệu lưu thông giữa các segment một cách hiệu quả, giúp hoạt động của hệ thống mạng được tối ưu hơn thay vì chỉ đơn thuần là chuyển tải dữ liệu trên toàn mạng.
Do hoạt động ở layer 2 nên Bridge sẽ xử lý các thông tin trong từng frame dữ liệu mà nó nhận được với các thông tin địa chỉ MAC của thiết bị gửi và thiết bị nhận. Để phân giải ra các network segment chứa trong thông tin địa chỉ MAC của các frame dữ liệu nhận được, các bridge sẽ sử dụng hai phương pháp sau đây:
* Transparent bridging: Sử dụng cơ sở dữ liệu chuyển tiếp để gửi các frame sang các network segment. Ban đầu, cơ sở dữ liệu chuyển tiếp này chưa có thông tin, khi bridge nhận các frame dữ liệu thì các mục ghi trong cơ sở dữ liệu này sẽ được cập nhật để sử dụng. Nếu không tìm thấy một mục ghi địa chỉ trong cơ sở dữ liệu chuyển tiếp thì bridge sẽ phát tán lại frame cho tất cả các port của bridge, khi mạng đích nhận được sẽ gửi tín hiệu trả lời cho Bridge và khi đó mục ghi mới sẽ được cập nhật lên cơ sở dữ liệu để sử dụng cho các lần chuyển tiếp tiếp theo. Ưu điểm của Bridge được thể hiện qua việc nó không những có thể ghi lại đường đi của các frame đến các network segment tương ứng mà còn có thể theo dõi giám sát băng thông của các luồng dữ liệu này để ngăn chặn các hiện tượng looping trong quá trình chuyển tiếp dữ liệu. Các Bridge sử dụng phương pháp này được gọi là adaptive bridges.
* Source route bridging: Phương pháp này sử dụng hai dạng frame để tìm ra đường đi đến các network segment cho các frame dữ liệu, hai dạng frame này là Single-Route (SR) và All-Route(AR). Các frame Single-Route chứa đựng hầu hết các lưu thông mạng và đích đến, trong khi các frame All-Route thường để tìm đường đi. Bridge gửi các frame All-Route bằng cách phát tán chúng lên các nhánh mạng và lưu lại từng đường đi của chúng, khi frame All-Route đầu tiên đến được địa chỉ đích cần đến thì nó sẽ được xem đó là đường đi nhanh nhất cho các frame Single-Route sau đó, còn các frame All-Route còn lại sẽ bị loại bỏ. _Ưu điểm của bridge có thể cấu hình được, giá thành tương đối thấp, giúp giảm qui mô xung đột mạng, cho phép quản lý và điều khiển truy cập, phân chia các mạng tương kết một cách tách biệt rõ ràng, đặc biệt là không bị ràng buộc về các yếu tố vật lý như số lượng thiết bị đầu cuối, số lượng repeater và chiều dài của các phân đoạn mạng. _Tuy nhiên, bridge vẫn còn tồn tại những điểm yếu như: không thể giới hạn các phân vùng phát tán dữ liệu, không áp dụng được cho các hệ thống mạng có qui mô đặc biệt lớn, khả năng lưu trữ và chuyển tiếp còn chậm, bị lỗi khi kết nối các giao thức MAC khác nhau. Và do bridge thực hiện nhiều tác vụ xử lý hơn so với repeater nên khi xử lý các lưu lượng mạng lớn sẽ khiến nó trở nên chậm hơn và có giá thành cao hơn so với repeater.
_Riêng về wireless bridge thì cũng với chức năng kết nối một hoặc nhiều network segment riêng biệt lại với nhau bằng sóng wireless theo các tiêu chuẩn qui định 802.11 của tổ chức IEEE. Các wireless bridge thường hoạt động theo cặp đôi hoặc nhiều hơn và có thể triển khai dưới hai hình thức liên kết point–to–point hoặc point–to-multipoint. Trong đó, liên kết point-to-point hoạt động theo cặp đôi wireless bridge để kết nối hai network segment lại với nhau, điển hình như kết nối hệ thống mạng LAN của hai toà nhà, văn phòng ở xa nhau. Liên kết point-to-multipoint lại hoạt động kết hợp nhiều hơn ba wireless bridge lại với nhau, trong đó có một wireless bridge đóng vai trò là root bridge, các bridge còn lại sẽ đóng vai trò là non-root bridge và kết nối vào root bridge này. Khi đó, một non-root bridge này muốn chuyển dữ liệu cho một non-root bridge khác thì bắt buộc nó phải chuyển dữ liệu cho root bridge làm điểm trung gian.
2)Repeater cũng có chức năng tương tự như bridge là mở rộng phạm vi kết nối mạng nhưng hoạt động ở physical layer thấp hơn nhưng chỉ đơn thuần là tăng cường tín hiệu và chuyển tiếp dữ liệu mà thôi. Hiểu một cách chính xác hơn thì repeater khi nhận tín hiệu sẽ khuyếch đại tín hiệu lên và chuyển tiếp ở cấp độ và công suất cao hơn để tín hiệu có thể truyền ở phạm vi xa hơn. Có hai dạng repeater hoạt động theo hai cách thức khác nhau là analog (khuếch đại tín hiệu nhận được để chuyển tiếp mà không cần quan tâm đến trạng thái của dữ liệu như thế nào) hoặc digital (cũng khuếch đại tín hiệu nhưng có thêm các bước định hình, định lại giờ cho tín hiệu nhận được trước khi truyền đi). Tùy vào tín hiệu truyền dạng nào (analog hay digital) mà ta sử dụng repeater phù hợp. Nhưng đa số các repeater sử dụng trong các mạng máy tính hiện nay đều là digital repeater. _Như vậy, về tính năng thì Bridge và Repeater khá giống nhau, nhưng xét về kỹ thuật thì 2 thiết bị này hoàn toàn khác nhau do chúng hoạt động trên 2 layer khác nhau theo các cách thức khác biệt hoàn toàn. Repeater chỉ đơn thuần là 1 thiết bị vật lý để khuyếch đại tín hiệu và chuyển tiếp nên khả năng xử lý của nó nhanh hơn so với bridge, nhưng bù lại nó không có các cơ chế tối ưu hiệu năng cho hệ thống mạng. Ngược lại, Bridge là một thiết bị thông minh hơn, không chỉ đơn thuần là tăng cường chất lượng tín hiệu mạng mà còn có thể mở rộng mạng bằng cách kết nối thêm nhiều network segment lại với nhau, ngoài ra còn có các cơ chế giúp cho hệ thống mạng vận hành ổn định và hiệu quả hơn như đã đề cập trong phần ưu điểm của bridge mà các repeater không có được. Đôi khi một wireless bridge cũng có thể vừa là Bridge vừa là Repeater, tùy vào từng tình huống cụ thể và cách thiết lập mà nó sẽ hoạt động theo chức năng nào.
Trong trường hợp bạn cần mở rộng một hệ thống mạng wireless để kết nối thêm nhiều network segment khác lại với nhau và quản lý chúng thì khi đó bắt buộc bạn phải cần đến Bridge. Lúc này, Bridge sẽ được đặt tại vị trí trung tâm giao nhau của các network segment để các network segment này có thể giao tiếp với nhau thông qua Bridge trung tâm tương tự như một hub/switch nhưng khác ở chỗ là hub/switch chỉ có thể liên kết các IP có cùng Net ID trong khi Bridge có thể liên kết các IP có Net ID khác nhau. Một số ít wireless bridge không có cổng ethernet thì chỉ có thể kết nối các mạng wireless với nhau, nhưng thông thường đa số các wireless bridge đều có một hoặc nhiều cổng ethernet (JR45) để liên kết các network segment dùng cable lại với nhau, hoặc liên kết cả các network segment dùng cable lẫn các network segment wireless thành một mạng thống nhất.
Còn nếu chỉ đơn giản là mở rộng phạm vi phủ sóng của hệ thống mạng wireless hiện tại để hoạt động xa hơn thì chỉ cần đến Repeater là đủ. Khi đó, Repeater sẽ được đặt tại vị trí giao thoa giữa các network segment để tăng cường tín hiệu trao đổi giữa các network segment đó nhằm mở rộng hệ thống mạng về phạm vi hoạt động, thông thường thì các wireless repeater được thiết kế nhằm mục đích mở rộng tầm phủ và tăng cường tín hiệu sóng wireless nên đa số không có các cổng ethernet như Bridge, một số thiết bị Bridge đôi khi còn được nhà sản xuất thiết kế để có thể hoạt động như là một Repeater thông thường.
Do không có một qui định cụ thể về giao diện của trình quản lý các thiết bị này nên mỗi hãng sản xuất đều viết trình quản lý và trình bày giao diện theo ý riêng của mình, vì vậy không thể chỉ dẫn cụ thể cách truy cập vào mục quản lý của từng thiết bị được, mà chỉ nêu ra các bước thực hiện để thiết lập cho các thiết bị này mà thôi.
Tìm Hiểu Về Chế Độ Bridge Mode Của Router
Tìm Hiểu Về Chế Độ Bridge Mode Của Router
12 092 lượt xem
Viết bởi: admin
Ngày: 25/04/2023
3.5
/
5
(
2
votes
)
Bridge mode của router là chế độ cầu nối. Có thể nói Bridge mode là bộ phận trung gian. Hay nói cách khác Bridge mode của router là thành phần phụ ở trong mạng chịu quản lý của thiết bị khác. Bài viết này camera vinh tín sẽ giúp bạn tìm hiểu về chế độ Bridge mode của router.
Bridge mode của router là gì?Có thể hiểu nôm na chế độ Bridge modem của router chính là một chế độ cầu nối. Hay có thể nói Bridge mode của router là bộ phận trung gian cũng là thành phần phụ trong mạng chịu sự quản lý bởi thiết bị khác.
Hoặc có thể nói rằng Bridge mode là một cấu hình có khả năng vô hiệu hóa được tính năng NAT trên modem. Đồng thời nó cho phép bộ định tuyến có thể hoạt động được giống như máy chủ DHCP, thế nhưng nó lại không hề gây ra sự xung đột với địa chỉ IP.
Bạn có thể dùng Bridge mode của router ở trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn như bạn muốn thay thế modem nhưng lại không thể bỏ nó được. Vậy lúc này bạn hãy chuyển cấu hình của modem chuyển về chế độ Bridge mode để thế cho thiết bị quang.
Hoặc bạn đang có ý định mở rộng Internet lên đến tầng 2,3… nhưng lại không hề muốn phải kéo dây. Vậy lúc này chúng ta hãy chuyển sang chế độ Bridge mode của router để có thể tạo ra được mạng nội bộ liên kết từ tầng 1 tới các tầng khác trong nhà. Routuer mới này sẽ thế cho modem quản lý và nó sẽ cấp phát Wifi, DHCP, quản lý băng thông và DNS động.
Lý do bạn nên dùng chế độ Bridge mode?Những thiết bị modem nhà mạng được cấp miễn phí thường gặp phải một vài lỗi không đáng có như:
– Số lượng thiết bị được kết nối hạn chế chỉ khoảng từ 5 – 10 thiết bị. Nếu quá số lượng này sẽ dẫn đến hiện tượng như lag, mạng treo, thậm chí là đẩy IP kết nối ra.
– Modem bị treo bởi cấu hình cứng yếu hơn với băng thông cùng với số giao dịch chạy qua. Đồng thời nó còn phải giải mã cả tín hiệu quang bên trong. Cho nên modem sẽ bị nóng dần lên và dẫn đến việc truy cập mạng không được ổn định.
– Firmware mặc định ở trên Modem của nhà mạng cung cấp là độc quyền. Nó rất ít khi được update, đồng thời bạn sẽ không thể nào tùy biến được. Hay có thể nói bạn sẽ bị lệ thuộc hoàn toàn vào thiết bị do nhà mạng cung cấp.
Việc dùng mạng mà gặp những lỗi này sẽ khiến cho việc dùng mạng của bạn trở nên khó khăn. Nó sẽ gây ra cảm giác khó chịu, phiền toái cho người dùng. Nhất là đối với những doanh nghiệp hay công ty cần tới hệ thống mạng.
Thay đổi cấu hình modem sang chế độ Bridge mode có gây ảnh hưởng đến máy tính không?Việc đổi thay cấu hình của modem sang chế độ Bridge mode hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến máy tính. Không những thế nó còn giúp cho việc truy cập vào Internet tốt hơn, các đường truyền ổn định hơn, số lượng thiết bị truy cập có thể hơn 10 thiết bị đồng thời chế độ này còn có thể giúp tránh được vài vấn đề về mạng xảy ra.
Bạn có thể yên tâm dùng mạng Internet mà không cần lắng lo về vấn đề lag hay mạng bị treo hoặc kết nối bị đẩy ra. Việc chuyển sang chế độ Bridge mode bạn có thể thực hiện dễ dàng, không cần nhờ đến thợ hay chuyên gia.
Cài đặt chế độ Bridge mode của routerĐể có thể cài đặt chế độ Bridge mode của router bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Hãy mở trình duyệt ra rồi đăng nhập vào địa chỉ IP được mặc định trên thiết bị (IP: 192.168.1.1) sau đó bấm Enter.
– Bước 2: Tiếp đó khi giao diện hiện lên bạn hãy nhập Username cùng với Password cố định là admin/admin rồi bấm OK để có thể đăng nhập được vào thiết bị.
– Bước 4: Bạn hãy chọn Bridging mode rồi bấm vào next để router khởi động thiết bị và vận hành chế độ Bridging mode.
Chỉ thực hiện đơn giản qua 4 bước ở trên bạn đã dễ dàng có thể chuyển được về chế độ Bridge mode của router một cách dễ dàng.
Tóm lạiVới những thông tin mà Vinh Tín – địa chỉ tư vấn lắp đặt Camera tại Đà Nẵng chia sẻ bên trên hy vọng sẽ phần nào giúp bạn hiểu chi hơn về chế độ Bridge mode của router.
Chắc chắn rằng những bài viết hay cùng thông tin rất chi tiết, trung thực mà chúng tôi chia sẻ trên Website sẽ mang đến cho bạn có được sự hài lòng ngoài mong đợi.
Ngoài ra nếu cần tư vấn chế độ Bridge mode của router chi tiết hơn bạn đừng ngại, hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho Camera Đà Nẵng vinh tín chúng tôi qua số điện thoại 0787.728.768 hoặc 0906.475.686.
Phân Biệt Giữa Switch, Router Và Modem
Switch, router và modem: Tất cả đều là thiết bị mạng chính
Chúng ta sẽ bắt tay vào định nghĩa từng thiết bị mạng và vai trò của chúng trong một mạng.
Modem là gì?Modem thường do nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp cho người dùng để có thể truy cập mạng vào Internet. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể được cấp một thiết bị kết hợp modem và router. Thiết bị này có thể hoạt động hiệu quả ở một mức độ nào đó, nhưng nó thực sự hạn chế tiềm năng mạng của bạn. Vì vậy, hãy yêu cầu một modem độc lập để tăng tài nguyên có sẵn trên mạng.
Router là gì?Khi kết nối nhiều thiết bị với một modem, bạn cần sử dụng router. Router lấy thông tin từ modem và định tuyến nó đến các thiết bị được gắn vào modem, sau đó router sẽ tạo địa chỉ IP riêng bên trong được sử dụng kỹ thuật NAT đến các thiết bị được kết nối để chúng có thể truy cập được. Các thiết bị như máy tính, bộ điều khiển game, v.v… có thể được kết nối không dây hoặc bằng cáp mạng với router. Một số tính năng nâng cao của router gồm tường lửa tích hợp để bảo vệ mạng khỏi lưu lượng không mong muốn.
Switch mạng là gì?Switch (như 10GbE switch hoặc Gigabit PoE switch) được sử dụng để cung cấp thêm cổng, mở rộng khả năng của router. Một switch mạng tìm hiểu sự liên kết giữa địa chỉ Mac của thiết bị được kết nối và cổng chuyển đổi của nó. Switch chỉ gửi dữ liệu đến nơi cần đến, do đó làm giảm dữ liệu trên mạng, tăng hiệu suất tổng thể của các thiết bị kết nối trong khi cải thiện bảo mật. Switch thường được kết nối với router, nó không có khả năng định tuyến do đó không được kết nối trực tiếp với modem trừ khi DHCP server ở nơi khác trên mạng.
Switch mạng còn được gọi là bridging hub, switching hoặc MAC bridge. Thiết bị switch sử dụng địa chỉ MAC để chuyển tiếp dữ liệu đến đúng đích. Hệ điều hành ở lớp liên kết dữ liệu sử dụng tính năng chuyển mạch gói để nhận, xử lý và chuyển tiếp dữ liệu.
Switch cung cấp hỗ trợ để xử lý dữ liệu và biết các địa chỉ cụ thể để gửi tin nhắn. Nó có thể quyết định máy tính nào nhận và gửi dữ liệu trực tiếp đến máy tính phù hợp. Hiệu quả của switch có thể được cải thiện bằng cách cung cấp tốc độ mạng nhanh hơn.
Thiết bị switch sử dụng địa chỉ MAC để chuyển tiếp dữ liệu đến đúng đích
Một số ứng dụng của switch bao gồm:
Switch giúp quản lý luồng dữ liệu trên toàn mạng.
Mạng LAN có kích thước trung bình đến lớn chứa một số managed switch được liên kết.
Switch được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng SOHO (Small Office/Home Office). SOHO chủ yếu sử dụng một switch duy nhất để truy cập các dịch vụ băng thông rộng khác nhau.
Switch được sử dụng trong một mạng máy tính để kết nối các thiết bị với nhau theo cách vật lý.
Switch có thể truyền dữ liệu đến bất kỳ thiết bị nào khác, sử dụng chế độ bán song công hoặc chế độ song công toàn phần.
Ưu điểm
Nhược điểm
Switch, router và modem: điểm tương đồng và khác biệtLà các thành phần tiêu chuẩn trong mạng Ethernet, switch, router và modem có những điểm giống nhau nhưng cũng có một số đặt điểm để phân biệt chúng.
Điểm giống nhau:
Switch, router và modem đều là những thiết bị điện hình hộp nhỏ bằng nhựa hoặc kim loại.
Chúng đều cho phép máy tính kết nối với nó để có thể liên lạc với nhau thông qua Internet Protocol.
Các thiết bị này đều có một số cổng vật lý ở phía trước hoặc phía sau, cung cấp điểm kết nối cho máy tính, kết nối với nguồn điện và đèn LED hiển thị tình trạng hoạt động.
Điểm khác biệt:Router vs modem
Router hoạt động ở lớp mạng 3 của mô hình OSI và xử lý địa chỉ IP. Router đặc biệt được sử dụng để kết nối các mạng với nhau và định tuyến traffic giữa chúng. Khi sử dụng tại nhà, router của bạn kết nối với mạng cục bộ nội bộ (do nhà cung cấp dịch vụ cung cấp) trên một đầu và đầu kia nối với switch (mạng cục bộ). Thông thường, cổng Internet trên router sẽ kết nối với modem và các cổng còn lại cho switch. Modem có một cổng đồng trục duy nhất cho kết nối cáp từ nhà cung cấp dịch vụ Internet và một cổng Ethernet duy nhất để liên kết với cổng mạng trên router. Modem được sử dụng để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet qua đường dây điện thoại (đối với DSL), kết nối cáp hoặc cáp quang.
Switch, router và modem: trình tự kết nối như thế nào?Quy tắc đơn giản để kết nối switch, router và modem là modem-router-switch (điểm truy cập)- nhiều máy khách. Đặt switch sau router để tất cả các thiết bị được kết nối với switch hoặc router có thể truy cập Internet đồng thời. Trong khi đặt switch ngay sau modem là một hành động vô nghĩa, nó sẽ lãng phí phần cứng và cáp của bạn vì tất cả cổng switch ngoài hai cổng ở giữa router và modem sẽ vô dụng.
Bài viết đã giới thiệu cho bạn khái niệm cơ bản về switch, router, modem, cũng như điểm tương đồng và khác biệt giữa các thiết bị này.
Phân Biệt Giữa Ldl Cholesterol Và Hdl Cholesterol
Cholesterol là phần chất béo thiết yếu mà tế bào trong cơ thể chúng ta cần. Cholesterol có hai nguồn gốc, một là được tạo ra từ gan, hai là được hấp thu từ thức ăn, và cholesterol không hoàn toàn là chất có hại.
Cholesterol được vận chuyển trong máu nhờ lipoprotein – chất trung gian vận chuyển. Do đó có hai khái niệm, là LDL cholesterol và HDL cholesterol:
LDL cholesterol (low density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp
HDL cholesterol (high density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao.
2. Sự khác nhau giữa HDL cholesterol và LDL cholesterol là gì?Sự khác nhau cơ bản giữa HDL cholesterol và LDL cholesterol là: HDL cholesterol là ” Cholesterol tốt“, còn LDL cholesterol là ” Cholesterol xấu “.
HDL cholesterol chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu, được cho là tốt bởi nó vận chuyển cholesterol từ máu về gan, vận chuyển cholesterol khỏi các mảng xơ vữa, do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và biến cố tim mạch nghiêm trọng khác.
LDL cholesterol là thành phần “xấu” của cholesterol, khi LDL cholesterol tăng nhiều trong máu dẫn đến lắng đọng ở thành mạch máu, gây nên các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu, dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
3. HDL cholesterol và LDL cholesterol nên ở mức bao nhiêu?LDL cholesterol là cholesterol xấu, nên hạn chế ở mức thấp trong máu, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.
4. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới LDL cholesterol và HDL cholesterol?HDL cholesterol bị giảm xuống có thể do hút thuốc lá, thừa cân, béo phì,… Do đó, để làm tăng HDL cholesterol, cần bỏ hút thuốc, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường thể dục thể thao…
5. Phương pháp để có mức LDL cholesterol và HDL cholesterol tối ưu?Để có nồng độ LDL cholesterol và HDL cholesterol đạt giá trị tối ưu không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự kiên trì thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn lành mạnh và tập luyện hợp lý. Càng bắt đầu cuộc sống lành mạnh sớm bao nhiêu thì kết quả càng tốt bấy nhiêu. Các chuyên gia khuyên:
Thức ăn nên ăn
Ăn nhiều rau, hoa quả.
Ăn các loại ngũ cốc.
Uống sữa không béo.
Thịt nạc, thịt gia cầm không da.
Cá béo (nhiều dầu), ít nhất 2 lần/tuần.
Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…).
Thức ăn nên hạn chế
Bơ thực vật, mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ.
Sữa béo (nguyên kem).
Phủ tạng động vật.
Thức ăn chế biến sẵn: pate, xúc xích, salami…
Các đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh (bao gồm cả mì ăn liền).
Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân…
Chế độ tập luyện hợp lý
Tập tối thiểu mỗi ngày 30 phút.
Tập đều đặn các ngày trong tuần.
Cường độ tập đủ mạnh, đủ ra mồ hôi (nếu có bệnh lý trong người nên tham khảo các bác sĩ về chế độ tập luyện cụ thể).
Sống lành mạnh, bỏ những thói quen có hại
Bỏ hút thuốc lá: hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sự hình thành xơ vữa động mạch, mà còn gây rối loạn lipid máu cũng như nhiều ảnh hưởng bất lợi khác.
Nếu uống rượu, không nên uống nhiều, tránh lạm dụng rượu. Tốt nhất nếu uống thì nên uống rượu vang đỏ, số lượng không quá 142 ml mỗi ngày.
Giảm cân nặng nếu thừa cân/béo phì, duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức lý tưởng (BMI từ 19 – 23).
Tránh lối sống tĩnh tại, tránh căng thẳng
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Phân Biệt Các Chế Độ Tắt Máy Tính: Shutdown, Hibernate, Sleep…
Bạn thường xuyên sử dụng máy tính, nhưng chưa hẳn đã am hiểu về các chế độ tắt máy tính. Các chế độ tắt máy tính là những tính năng cần thiết, để giúp bạn sử dụng máy tính một cách khoa học.
Đối với các chế độ tắt máy tính như: Shutdown, Restart, Lock có lẽ bạn đã hiểu rõ. Nhưng vẫn còn có nhiều chế độ tắt máy khác, mặc dù luôn bắt gặp nhưng bạn vẫn không dám sử dụng. Vì đơn giản là bạn chưa hiểu rõ tác dụng của nó là gì?
Trong bài viết này, BkViet muốn nói lên sự khác nhau giữa các chế độ tắt máy tính. Nên tắt máy tính ở chế độ nào?, tắt máy tính như thế nào là hợp lý?
Phân biệt các tùy chọn tắt máy tính WindowsĐây là chức năng đã rất quen thuộc đối với người sử dụng máy tính và cũng được sử dụng nhiều nhất.
Shutdown là gì? Shutdown là chế độ tắt máy hoàn toàn, có nghĩa là mọi chức năng trên máy tính sẽ dừng hoạt động. Điều này đồng nghĩa máy tính sẽ không còn tiêu tốn điện năng. Tuy nhiên, khi khởi động lại máy tính thì Shutdown sẽ tốn nhiều điện năng hơn hai chức năng Hibernate, Sleep. Nhìn chung, Shutdown là chế độ tắt máy cần phải tồn tại trên máy tính.
Sleep còn được gọi là Chế độ ngủ trưa. Đây cũng là chế độ tắt máy được người dùng ưa thích. Về cơ bản, khi kích hoạt chức năng Sleep máy tính sẽ bị tắt: Tắt màn hình, bàn phím chuột cũng không hoạt động, USB, các thiết bị ngoại vi khác cũng tắt hẳn…
Tuy nhiên, CPU và RAM thì vẫn còn hoạt động, để đảm bảo các chương trình bạn đang mở sẽ vẫn còn nguyên chứ không bị tắt. Khi mở lại máy tính, dữ liệu trên máy tính sẽ được nạp trong vài giây và bạn lại có thể tiếp tục các công việc của mình.
Chế độ Sleep sẽ thích hợp trong trường hợp muốn dừng làm việc trong một thời gian ngắn, ví dụ: đi ngủ trưa 20 phút, đi ăn trưa… Nếu sử dụng chế độ này thì bạn không nên di chuyển máy tính, vì máy chưa được tắt hoàn toàn.
Hibernate còn được gọi là Chế độ ngủ đông.
Đối với chế độ Hibernate, các dữ liệu sẽ được lưu tạm vào các tệp tin trên ổ cứng (HDD/SSD), thay vì lưu trên bộ nhớ RAM. Dữ liệu sẽ được lưu trữ cho đến khi bạn mở máy tính trở lại, thì nó sẽ nhanh chóng được lấy ra từ ổ cứng và nạp vào bộ nhớ RAM để bạn có thể tiếp tục các công việc.
Khi tắt máy tính ở chế độ Hibernate thì bạn được phép di chuyển máy tính, trong khi hệ thống vẫn đang còn lưu lại toàn bộ các chương trình, ứng dụng đang được mở. Sử dụng Hibernate là hợp lý, vì chẳng lẽ công việc chưa giải quyết xong mà dùng luôn Shutdown thì sẽ rất mất công.
Restart là chế độ khởi động lại máy tính. Tức là máy tính sẽ không rơi vào trạng thái ngừng hoạt động, mà chỉ để thiết lập hoạt động lại trạng thái khởi động mà thôi.
Với chế độ Restart sẽ cần thiết trong những trường hợp: Sau khi sử dụng phần mềm diệt Virus, máy tính bị lỗi hoặc nghi ngờ bị lỗi, phần mềm đang hoạt động bỗng dưng bị lỗi. Hoặc là bạn cài một phần mềm, sau đó phải khởi động lại máy tính để quá trình cài đặt có hiệu lực.
Lock là chế độ khóa màn hình máy tính. Tức là bạn sẽ đặt mật khẩu cho máy tính, để người khác không thể truy cập vào được máy tính của mình. Chỉ có bạn mới toàn quyền được sử dụng trên máy tính. Tóm lại, Lock là một tùy chọn trên máy tính thực sự hữu ích, tăng khả năng riêng tư khi không muốn cho người khác truy cập vào được máy tính.
Switch User là chức năng dùng để chuyển đổi giữa các tài khoản Windows.
Ví dụ bạn đang đăng nhập với tài khoản A, bạn khóa máy lại với tài khoản A này và sau đó chuyển đổi sang tài khoản B trong khi tài khoản A vẫn đang được đăng nhập (còn hoạt động).
Log Off (dùng cho Windows XP, Windows 7) và Sign Out (dùng cho Windows 8, Windows 10). Mặc dù tên gọi khác nhau, nhưng chúng đều có chung tác dụng là “đăng xuất tài khoản Windows”.
Do Windows là hệ điều hành “đa nhiệm”, cho nên người dùng có thể dễ dàng quản lý máy tính của mình trên nhiều tài khoản khác nhau. Giả sử bạn sử dụng tài khoản A cho phiên làm việc trên máy tính. Sau đó, bạn sử dụng tính năng Log Off để đăng xuất tài khoản A và có thể đăng nhập vào phiên làm việc trên tài khoản B.
Nên tắt máy tính như thế nào là hợp lý?Nhiều người dùng vẫn chưa biết cách tắt máy tính sao cho hợp lý, thì có thể tham khảo vài mẹo sau đây:
Nên sử dụng Sleep trong thời gian ngắn, mục đích để dễ dàng bật máy trở lại. Sử dụng Hibernate khi có công việc đột xuất, phải di chuyển nhưng vẫn muốn sử dụng máy tính. Đối với Shutdown, nếu không còn mục đích sử dụng thì cứ tắt.
Nếu vào mùa Đông, sau vài ngày mới có ý định Shutdown cũng chả sao. Nếu có ý định sử dụng máy tính liên tục, thì bạn cứ cách 15 tiếng nên Restart máy một lần.
Còn mùa Hè do thời tiết nóng, cứ sau 8 tiếng bạn nên Restart máy một lần. Sau 1 ngày nên Shutdown máy tính, và vài chục phút sau có thể sử dụng lại. Do mùa hè nhiệt độ tăng cao, máy tính rất dễ xảy ra hiện tượng sập nguồn đột ngột. Bởi vậy, bạn nên giám sát nhiệt độ máy tính bằng các phần mềm như CrystalDiskInfo.
Như vậy, BkViet đã cùng bạn đọc tìm hiểu và so sánh các chế độ tắt máy tính. Cũng như nêu rõ quan điểm: Nên tắt máy tính như thế nào là đúng cách? Có nên tắt máy tính thường xuyên hay không?
Repeater Wifi Là Gì? So Sánh Giữa Repeater Wifi Và Access Point Wifi
3 445 lượt xem
Viết bởi: admin
Ngày: 25/07/2023
Repeater Wifi chính là một bộ kích sóng Wifi. Ngoài ra bạn cũng có thể gọi Repeater Wifi là bộ khuếch đại sóng Wifi, bộ mở rộng sóng Wifi. Có thể hiểu một cách ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu hơn Repeater wifi là một thiết bị có khả năng thu – phát sóng Wifi nhằm giữ được độ ổn định của tín hiệu đường truyền mạng Internet một cách tốt nhất tới một nơi xa hơn.
Giả sử như nếu bạn đang sinh sống tại một ngôi nhà có nhiều tầng. Thế nhưng Wifi của bạn lại không thể nào phủ sóng được hết khắp cả tòa nhà. Lúc này để cho Wifi có thể phủ sóng được khắp mọi nơi trong căn nhà. Chúng ta cần phải dùng tới Repeater Wifi – thiết bị kích sóng Wifi.
Trong trường hợp này thiết bị Repeater Wifi sẽ thu sóng Wifi tại nơi mà sóng Wifi có thể phát tới với một tín hiệu yếu, không được mạnh. Và sau đó thiết bị này sẽ phát ra sóng Wifi với tín hiệu mạnh và ổn định hơn đi xa tính từ nơi mà Repeater Wifi nhận sóng Wifi. Từ đó bạn có thể kết nối được Wifi ở bất cứ vị trí nào trong ngôi nhà của mình từ thiết bị Repeater Wifi rồi.
So sánh giữa Repeater Wifi và Access Point WifiRepeater Wifi như đã nói ở trên thì nó đóng vai trò là một bộ kích sóng Wifi, mở rộng, khuếch đại sóng Wifi.
Còn Access Point Wifi lại là một điểm truy cập AP hay có thể nói nó là thiết bị mạng không dây và có hoạt động giống như cổng thông tin cho những thiết bị khác có thể kết nối với một mạng lưới trong một khu vực địa phương. Ngoài ra AP còn đóng vai trò như là điểm kết nối giữa mạng WLAN với mạng dây cố định.
Access Point Wifi được dùng để mở rộng vùng phủ sóng của mạng Internet và làm tăng lên số lượng người dùng kết
Chức năng của Access Point WifiĐối với Access Point Wifi ngoài việc cung cấp nền tảng cho những thiết bị khác nhau để chúng có thể giao tiếp với nhau, nó cũng có chức năng là bảo vệ mật khẩu và tường lửa. Điều này có thể đảm bảo rằng những thiết bị không dây khi kết nối sẽ được bảo vệ khỏi tất cả mọi mối đe dọa từ bên ngoài mạng cục bộ.
Ngoài ra Access Point còn có thêm chức năng là giúp kết nối tất cả những thiết bị có hỗ trợ kết nối được mạng không dây tới mạng cục bộ sử dụng dây. Thế nhưng chúng chỉ có thể kết nối được mạng dây với Wifi chứ không hề cấp phát địa chỉ IP.
Bên cạnh đó Access Point cũng là một bộ phát Wifi thống nhất trong một môi trường kinh doanh nhiều người dùng. Vì thế đây là một thiết bị khá phù hợp với những khách sạn, doanh nghiệp, nhà hàng….
Chức năng của Repeater WifiThiết bị Repeater Wifi có chức năng thu sóng và phát sóng, đồng thời chuyển đổi tín hiệu sóng Wifi mạnh, ổn định hơn.
Bên cạnh đó thiết bị kích sóng Wifi này còn giúp giữ vững được tốc độ Wifi tại bất cứ địa điểm nào. Và nó cũng có khả năng gia tăng độ phủ sóng Wifi ở trên diện rộng và xa hơn.
Cách thức hoạt động Repeater, Access Point Repeater WifiVề hoạt động của Repeater Wifi quý vị có thể hiểu nó sẽ hoạt động bằng cách đó là nhận những tín hiệu từ nguồn phát như Router gốc, Modem. Sau đó nó Repeater Wifi sẽ phát lại tín hiệu Wifi đó tới những thiết bị đang cần dùng tới Wifi như laptop, điện thoại, máy tính, tivi,…. Nếu ở trong một ngôi nhà có nhiều từng và dùng nhiều thiết bị Repeater Wifi thì chúng sẽ giống như những nút để có thể đảm bảo cho đường truyền phát được sóng Wifi luôn được ổn định.
Về nguyên tắc hoạt động thì để cho Repeater Wifi hoạt động được hiệu quả, nó cần có hai thiết bị định tuyến không dây. Hai thiết bị định tuyến này khá tương tự như những Router không dây, thế nhưng độ khuếch tán, bao phủ lại rộng hơn so với Router.
Cách thức hoạt động của Repeater Wifi là một trong những thiết bị định tuyến có chức năng chọn lên trên mạng lưới hiện đang có Wifi. Sau đó chuyển tín hiệu này tới những bộ định tuyến không dây khác và nhờ đó mà tín hiệu Wifi sẽ được truyền tải mạnh mẽ hơn.
Access Point là gì? Thế Nào Là Thiết Bị Access Point
Access Point WifiĐể Access Point Wifi hoạt động bạn chỉ cần kết nối cổng LAN trong Router chính đến cổng WAN trong AP Wifi. Những thiết bị kết nối tới sóng Wifi hoặc là cổng LAN sẽ nhận một địa chỉ IP được cấp bởi Router chính.
Dữ liệu khi ra internet sẽ đều được truyền trực tiếp tới Router chính xử lý rồi chuyển ra internet. Lớp mạng LAN trong Router chính cùng với Access Point Wifi là một.
Repeater Wifi và Access Point Wifi nên dùng?Dùng Repeater Wifi hay Access Point Wifi cái nào tốt hơn?
Câu trả lời : Thông thường trong nhà phố hoặc các mô hình nhỏ họ thường dùng Repeater cho các phạm vi sóng yếu mà khó đi dây hoặc không thể đi dây. lượng user ít
Tuy nhiên ở các mô hình mạng lớn Repeater thường là không đáp ứng được khi đó họ thường dùng các thiết bị chuyên dụng làm access poin . Access poin chỉ có tác dụng phát wifi, và có khả năng chịu tải cao, các thiết bị chuyên dụng chịu trách nhiệm phân phát DHCP, định tuyến, loadbancing…
Hy vọng thông qua những chia sẻ ngắn này của Vinh Tín các bạn có thể phân biệt giữa Router Wifi và Access Point Wifi.
Chúng tôi luôn có đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ 24/7 giúp giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách hàng một cách nhiệt tình, tận tâm và hoàn toàn miễn phí.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Giữa Chế Độ Bridge Và Repeater Của Wireless trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!