Bạn đang xem bài viết Những Việc Cần Làm Để Nâng Cao Sức Khỏe Người Lao Động Việt Nam Trong Thời Kỳ Mới – Vihema được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những việc cần làm để nâng cao sức khỏe người lao động Việt Nam trong thời kỳ mới
Chỉ thị 29 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” nêu rõ, cần đổi mới cơ chế, chính sách trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động theo […]
Chỉ thị 29 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” nêu rõ, cần đổi mới cơ chế, chính sách trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động theo hướng ưu tiên cho các hoạt động phòng ngừa, quản lý rủi ro, làm rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đầu tư cho công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Chú ý có chính sách bồi dưỡng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cơ chế đầu tư cho hoạt động phục hồi chức năng cho người bị tai nạn, bảo đảm công bằng và cuộc sống cho người bị nạn và thân nhân. Quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động, thường xuyên khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Củng cố và hoàn thiện các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động.Để thực hiện được các yêu cầu trên, cần huy động nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; mở rộng các hình thức bảo hiểm, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp linh hoạt theo ngành, lĩnh vực. Có cơ chế đầu tư cho các hoạt động cảnh báo, phòng ngừa, quản lý rủi ro, phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt các quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Phát triển các dịch vụ huấn luyện, kiểm định, tư vấn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm nâng cao quyền và lợi ích của người lao động.
Đầu tháng 8/2017 Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã tiến hành khảo sát điều kiện lao động tại một số vị trí sản xuất và tham gia biên soạn tài liệu và giảng dạy 12 lớp tập huấn “Chăm sóc mắt nghề nghiệp” cho các trưởng nhóm công nhân tại hai nhà máy sản xuất giày da và lắp ráp điện tử tại tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng (Viện Sức khỏe và Nghề nghiệp và Môi trường)
Công nhân Công ty CP May Việt Thắng luôn an tâm với bữa ăn ngon, bảo đảm vệ sinh – an toàn Ảnh: Thu HuệDinh dưỡng bữa ăn giữa ca của công nhân ở mức báo động, nên Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ 7 Khóa XI đã ban hành Nghị quyết 07 (25/2/2016) về chất lượng bữa ăn giữa ca cho người lao động. Theo đó, từ năm 2016, các công đoàn cơ sở trong khu vực doanh nghiệp và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (tại nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở) khi tiến hành đối thoại hoặc thương lượng tập thể cần đưa nội dung đảm bảo bữa ăn ca của người lao động với mức thấp nhất là 15.000 đồng (Mười lăm ngàn đồng), khuyến khích các doanh nghiệp nâng mức bữa ăn ca cao hơn. Công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên thực hiện khởi kiện giám đốc doanh nghiệp đối với doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.
Thành Phúc
Vai Trò Của Công Nghệ Trong Việc Nâng Cao Sức Khỏe Con Người
Trong bối cảnh các bệnh viện ngày càng quá tải, công nghệ chăm sóc sức khỏe mang một ý nghĩa lớn, giúp thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều người.
Ngành y tế được ưu tiên chuyển đổi công nghệ
Mặc dù thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, tình trạng quá tải, thiếu giường bệnh tại các bệnh viện lớn vẫn còn diễn ra. Tình trạng thiếu nhân sự y tế, bác sĩ, trang thiết bị hiện đại cũng trở thành vấn đề nan giải tại nhiều bệnh viện.
Trước bối cảnh này, theo Dự thảo Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đến năm 2030, Bộ Kế hoạch & Đầu tư công bố, y tế là một trong các lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi công nghệ. Trong đó, Abbott là một trong những đơn vị tiêu biểu mang đến các giải pháp đột phá, không ngừng đầu tư vào nghiên cứu khoa học, đưa ra các ứng dụng hiện đại vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Công nghệ đột phá từ Abbott
Tại Abbott, các nhà khoa học dành tâm huyết để phát triển các công nghệ thay đổi cuộc sống, giúp hàng triệu người trên thế giới có sức khỏe tốt. Abbott sản xuất những sản phẩm cung cấp dưỡng chất đầy đủ và cân đối cho các bà mẹ và trẻ nhỏ. Đồng thời, thương hiệu này còn mang đến giải pháp giúp người mắc đái tháo đường thoát khỏi cách kiểm tra đường huyết nhiều bất tiện; sáng tạo ra thiết bị y tế dành cho bệnh nhân tim mạch; nghiên cứu chuyên sâu về các virus đột biến…
Mỗi ngày Abbott đều nỗ lực tạo nên những phát kiến mới về chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, thương hiệu này còn tiên phong trong việc cung cấp các ứng dụng và thiết bị chẩn đoán trong xét nghiệm Hs Troponin (High Sensitive Troponin-I). Xét nghiệm này giúp thay đổi cách các bác sĩ xác định người có nguy cơ mắc bệnh tim thông qua một dấu ấn sinh học dành riêng cho tim.
Một ứng dụng công nghệ hiện đại khác của Abbott là giải pháp HIV DBS. Đây là giải pháp giúp xét nghiệm HIV cho người dân tại các khu vực vùng sâu vùng xa, đã được phê duyệt trong hướng dẫn quốc gia về HIV. Tại Việt Nam, Abbott đã bắt đầu hợp tác với Bộ Y tế để đào tạo các phòng thí nghiệm trên khắp miền Bắc, đưa ra giải pháp này vào cải thiện quản lý chương trình HIV trên cả nước.
Thêm một minh chứng khác về việc đưa công nghệ vào chăm sóc sức khỏe của thương hiệu này là Alinity m – hệ thống hỗ trợ chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong các xét nghiệm chẩn đoán sinh hóa, miễn dịch và huyết học. Hệ thống này có biên bản ghi nhớ được ký với Bộ Y tế.
Hệ thống Alinity m được thiết kế để đơn giản hóa việc chẩn đoán, nhằm giúp phòng xét nghiệm trả kết quả chính xác. Công nghệ phân tử mới này được kỳ vọng sẽ giúp ngành y tế bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng về xét nghiệm bệnh truyền nhiễm. Hệ thống sẽ cung cấp sự linh hoạt trong thử nghiệm chẩn đoán phân tử, cho phép thực hiện nhiều thử nghiệm trong các khung thời gian ngắn hơn; đồng thời giảm không gian và số lượng dụng cụ để tiến hành một lượng lớn xét nghiệm.
Với lĩnh vực dinh dưỡng, Abbott cũng mang đến sự cải tiến về dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và người cao tuổi với sản phẩm Similac bổ sung HMO và Ensure Gold mới với HMB. Các sản phẩm này giúp người tiêu dùng tiếp cận những giải pháp chăm sóc sức khỏe mới trên thế giới.
“Tất cả chúng ta đều đã nhận thức được công nghệ có sức mạnh thay đổi cuộc sống. Và tại Abbott, các nhà khoa học, các nhân viên không ngừng tìm ra những giải pháp đột phá, tiên tiến, để giúp mỗi người có thể hướng tới cuộc sống tốt đẹp và trọn vẹn hơn”, đại diện Abbott chia sẻ.
Nâng Cao Sức Khỏe Ở Việt Nam
Nâng cao sức khỏe là quá trình cho phép mọi người tăng cường kiểm soát và cải thiện sức khỏe của họ. Khái niệm này vượt ra ngoài phạm vi các hành vi cá nhân để hướng tới các can thiệp diện rộng ở cấp xã hội và môi trường để nâng cao sức khỏe con người.
Hội nghị Toàn cầu lần thứ 9 về Nâng cao Sức khỏe được tổ chức tại Thượng Hải năm 2016 đã nhấn mạnh ba khía cạnh chính của nâng cao sức khỏe bao gồm: quản trị tốt, kiến thức về sức khỏe và các thành phố lành mạnh.
Quản trị tốt: Nâng cao sức khỏe đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách trong tất cả các cơ quan chính phủ phải coi sức khỏe là trung tâm trong chính sách của chính phủ, đưa yếu tố sức khỏe vào tất cả các quyết định của họ và ưu tiên các chính sách giúp tạo ra một môi trường sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và phòng ngừa thương tích cho mọi người.
Kiến thức về sức khỏe: Mọi người cần có được kiến thức, kỹ năng và thông tin để đưa ra những lựa chọn lành mạnh, chẳng hạn như thực phẩm họ ăn và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe họ cần. Để có thể đưa ra những lựa chọn này, họ cần được tiếp cận với các cơ hội và sự bảo đảm về một môi trường hỗ trợ nơi mọi người có thể yêu cầu các hành động chính sách tiếp theo để cải thiện hơn nữa sức khỏe của họ.
Thành phố lành mạnh: Các thành phố có vai trò chính trong việc thúc đẩy nâng cao sức khỏe. Sự lãnh đạo và cam kết mạnh mẽ ở cấp thành phố là điều cần thiết cho quy hoạch đô thị lành mạnh và xây dựng các biện pháp dự phòng trong cộng đồng và tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu. Từ các thành phố lành mạnh sẽ phát triển các quốc gia lành mạnh và cuối cùng, một thế giới lành mạnh hơn.
Thủy Ngân Và Các Nguy Cơ Đối Với Sức Khỏe Con Người – Vihema
Thủy ngân và các nguy cơ đối với sức khỏe con người
Đặc tính của thủy ngân Thủy ngân nguyên tố (Hg) là một kim loại nặng, ánh bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 38,9oC và sôi ở 357oC. Nó là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Giọt thủy ngân rất di động và kết hợp với các kim loại […]
Đặc tính của thủy ngân Thủy ngân nguyên tố (Hg) là một kim loại nặng, ánh bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 38,9oC và sôi ở 357oC. Nó là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Giọt thủy ngân rất di động và kết hợp với các kim loại khác như thiếc, đồng, vàng, và bạc tạo thành hợp kim (gọi là amalgam). Trọng lượng riêng của thủy ngân là 13.5g/cm3 ở 25oCError! Reference source not found..
Hình Giọt thủy ngân( Internet) Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10oC. Ở nước ta, giới hạn cho phép đối với thủy ngân trong không khí vùng làm việc được quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế Error! Reference source not found.: ‐ Thủy ngân hữu cơ: Trung bình 8 giờ (TWA) 0,01mg/m3 Từng lần tối đa (STEL) 0,03mg/m3. – Thủy ngân và hợp chất thủy ngân vô cơ : Trung bình 8 giờ (TWA) 0,02mg/m3 Từng lần tối đa (STEL) 0,04mg/m3. Thủy ngân không phân hủy và tồn tại trong môi trường. Khi giải phóng vào không khí, nó tuần hoàn trong không khí, đất, và nước, và tạo thành các hợp chất hóa học phức tạp và biến đổi vật lý thành các dạng khác nhau của thủy ngân. Thủy ngân nguyên tố là dạng phổ biến nhất của thủy ngân trong không khí. Trong các hệ thống thuỷ sinh, thủy ngân được chuyển đổi thành dạng hữu cơ methyl thủy ngân độc hơn dạng vô cơ và tích lũy sinh học trong cá và động vật hoang dã rồi vào chuỗi thức ăn.. Nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe: Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Thủy ngân giải phóng từ chất thải có chứa thủy ngân tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người. Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu). Các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Hơi thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến.
Nhiễm độc cấp tính: Thường do tai nạn như vỡ bình chứa, hỏa hoạn, hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kẽ lan tỏa. Gây viêm thận, đạm huyết tăng nhanh ( 4-5g urê/l), giảm clo huyết, nhiễm a xit. Gây viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp. Nạn nhân khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ. Nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp: Tiếp xúc với nồng độ thấp kéo dài các triệu chứng chủ yếu trên hệ tiêu hóa và hệ thống thần kinh. Ngoài ra còn có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tiết niệu… – Các triệu chứng về tiêu hóa như viêm ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm lợi, kèm vị đắng khó chịu, viêm miệng, loét niêm mạc, có thể thấy đường viền thủy ngân màu xanh ở bờ răng lợi. – Các triệu chứng về thần kinh: Như run cố ý; bệnh Parkinson với biểu hiện run khi nghỉ và giảm chức năng vận động. – Tiếp xúc mãn tính với thủy ngân có thể gây ra run mí mắt và rối loạn thị giác, viêm màng tiếp hợp, thu hẹp thị trường. – Thủy ngân có thể gây ung thư, biến đổi gen và gây quái thai. Ngoài ra, có thể có cảm giác đau lan tỏa hay bong da bàn tay và bàn chân. Điển hình là bệnh Minamata do ăn cá và sò nhiễm độc methyl thủy ngân tại vịnh Minamata tỉnh Kumamoto Nhật Bản làm nhiễm độc 17.000 người, chết 1.484 người và 10.626 được bồi thường (tính đến 1997). Từ năm 1976, nước ta đã công nhận bệnh nhiễm độc thủy ngân là bệnh nghề nghiệp được đền bù. Thanh Hảo
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Việc Cần Làm Để Nâng Cao Sức Khỏe Người Lao Động Việt Nam Trong Thời Kỳ Mới – Vihema trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!