Bạn đang xem bài viết Những Hiểu Biết Cơ Bản Về Giải Pháp Erp được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
ERP là gì?
Đa số các doanh nghiệp đã đọc nhiều tại liệu, có khi đã tham gia nghe thuyết trình hay demo về mốt số giải pháp ERP trong và ngoài nước. Nhưng phần lớn thời gian ít ỏi này được nhà cung cấp sử dụng để giới thiệu về những “thế mạnh” của giải pháp mà họ sẽ mang tới. Doanh nghiệp thậm chí còn chưa hiểu được đúng “thế nào là ERP” nên phần lớn không hiểu được hết những gì mà nhà cung cấp muốn thuyết trình. Vậy ERP là gì? Tại sao ERP lại có ý nghĩa đối với doanh nghiệp tới mức doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua ERP?
ERP là phần mềm máy tính tự động hoá các tác nghiệp của đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của doanh nghiệp. Nói cách khác, ERP là phần mềm phục vụ tin học hóa tổng thể doanh nghiệp. Đây chỉ là một cách nhìn “dễ hiểu” về khái niệm ERP. Trên thực tế, khái niệm ERP theo chuẩn quốc tế giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn lực, các nguồn lực bao gồm nhân lực (con người), vật lực (tài sản, thiết bị…) và tài lực (tài chính). Khối lượng công việc trong hoạch định và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp chiếm phần lớn trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nên ERP thường được coi là hệ thống phần mềm rất lớn. Rất nhiều các giải pháp ERP chỉ thực hiện các chức năng theo đúng phạm vi này.
Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm ERP đã được mở rộng rất nhiều trong nhiều giải pháp ERP, kể cả giải pháp ngoại và giải pháp nội. Ví dụ chức năng quản lý quan hệ khách hàng (Module CRM – quản lý mối quan hệ khách hàng) cũng được tích hợp trong rất nhiều giải pháp ERP quốc tế mặc dù CRM là khái niệm khác so với ERP. Xét về các quy trình hoạt động của doanh nghiệp thì CRM quản lý khâu đầu tiên trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Đó là công việc xây dựng hệ thống khách hàng để tạo ra kết quả – các hợp đồng bán hàng và đây là điểm xuất phát của tất cả các hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp (mua hàng, sản xuất…) nên nếu phân hệ (module) này được tích hợp trong phạm vi hệ thống ERP thì cũng là điều dễ hiểu.
Thực tế thì nhu cầu quản lý của các doanh nghiệp “vô cùng phong phú” và không chỉ giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn lực. Ví dụ: Các công ty cổ phần có nhu cầu rất lớn về phần mềm “Quản lý cổ phần và cổ đông” và module này có mối quan hệ chặt chẽ với module kế toán nhưng không nằm trong khái niệm ERP. Nếu chúng ta hiểu ERP trên khía cạnh phần mềm quản lý “tổng thể” doanh nghiệp thì module này cũng nên được tích hợp vào thành phần của hệ thống ERP. Tóm lại, bạn chỉ nên hiểu khái niệm ERP một cách đơn giản nhất: ERP là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, trong đó phần hoạch định nguồn lực là phần cơ bản. Những gì quan trọng nhất trong hoạt động của doanh nghiệp đều được ERP quản lý, và với mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp thì kiến trúc module hay chức năng của hệ thống ERP có thể rất khác nhau.
Khác biệt cơ bản của ERP và những phần mềm quản lý riêng lẻ.
Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng phần mềmERP so với cách áp dụng nhiều phần mềm quản lý rời rạc khác (như phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý khách hàng…) là tính tích hợp. ERP chỉ là một phần mềm duy nhất và các module của nó thực hiện các chức năng tương tự như các phần mềm quản lý rời rạc, nhưng các module này còn làm được nhiều hơn thế trong môi trường tích hợp. Tính tích hợp của hệ thống ERP được gọi là tính “tổng thể hữu cơ” do các module có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các bộ phận trong cơ thể con người. ERP là phần mềm mô phỏng và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp theo quy trình.
Khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn ISO, bạn sẽ thấy rõ nét nhất về các quy trình. Với mỗi doanh nghiệp, các quy trình được phân thành các quy trình sản xuất kinh doanh chính và các quy trình phụ trợ. Các quy trình sản xuất kinh doanh chính là đối tượng đầu tiên được mô phỏng trên hệ thống ERP. Một điều cần nói là rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, cho dù đã hoạt động nhiều năm, nhưng vẫn không có các tài liệu về các quy trình hoạt động của mình và các tài liệu này chỉ được xây dựng dưới sự giúp đỡ của các công ty tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO.
Tại sao giá cả các hệ thống phần mềm ERP cao?
Đối với các công ty phần mềm, việc xây dựng hệ thống ERP khó hơn rất nhiều so với các phần mềm đơn lẻ. Giá trị lớn nhất và cũng là điều khó thực hiện nhất đối với công ty phần mềm là xây dựng được tính tích hợp trên phần mềm. ERP vừa phục vụ cho tác nghiệp chi tiết của từng nhân viên, vừa giải quyết mối quan hệ tổng thể của tất cả các phòng, ban và nhân viên trong doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu của ERP sẽ rất lớn và từ đó đặt ra thêm nhiều khó khăn cho các công ty phần mềm (để giải quyết vấn đề lưu trữ và xử lý tốc độ hoạt động của chương trình).
Băn khoăn của doanh nghiệp
Rất nhiều câu hỏi thể hiện sự băn khoăn của các doanh nghiệp trước ngưỡng cửa “tin học hoá quản lý doanh nghiệp”, mà cụ thể là có nên triển khai hệ thống ERP hay không? Và nếu triển khai thì phải lựa chọn giải pháp như thế nào? Một khi doanh nghiệp chưa hiểu được bản chất của hệ thống ERP, cũng như doanh nghiệp sẽ được gì khi trang bị hệ thống ERP thì doanh nghiệp chưa thể quyết định được về việc triển khai ERP. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ mơ hồ “cần phải tin học hóa doanh nghiệp nay mai”, hoặc trước trào lưu hội nhập và gia nhập WTO, doanh nghiệp rất sốt sắng nâng cấp hệ thống quản lý bằng việc “mua phần mềm ERP càng nhanh càng tốt!”. Nhưng ERP thực sự là một hệ thống phức tạp, có nhiều khái niệm trừu tượng không dễ gì có thể hiểu được nhanh và quyết định triển khai. Thực tế, các doanh nghiệp VN hiện nay đang có nhu cầu về dịch vụ tư vấn nhiều hơn so với việc triển khai ngay hệ thống ERP. Tuy nhiên, “cung” đang thấp hơn nhiều so với “cầu” vì hiện không có nhiều công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn này. Tuy vậy, doanh nghiệp có thể tham khảo tư vấn trực tiếp từ chính các công ty cung cấp giải pháp ERP.
Một điều nữa làm cho các doanh nghiệp rất băn khoăn là hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp triển khai thành công ERP để các doanh nghiệp khác lấy làm “gương” và “noi theo”. Họ chỉ nghe rằng ERP là cái gì đó “rất phức tạp” và có nhiều dự án triển khai ERP thất bại hơn là thành công. Vì vậy tại thời điểm hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam nào quyết định tiến hành triển khai ERP sẽ là doanh nghiệp thực sự đi tiên phong và rất “dũng cảm”. Điều này cũng đã xảy ra với phần mềm kế toán trước đây. Và các doanh nghiệp đi tiên phong trong việc áp dụng phần mềm kế toán đều là các doanh nghiệp thành công. Tất cả mọi thứ đều có giá của nó!
BT Tổng hợp
Những Kiến Thức Cơ Bản Cần Biết Về Microsoft Word
Published on
17. Vẽ hình ô val, hình tròn; : Tạo ô hình chữ nhật chứa văn bản; : Vẽ đường thẳng; Vẽ mũi tên. Cách vẽ hình như sau: Bước 1: Dùng chuột nhắp lên nút chứa hình cần vẽ; Bước 2: Dùng chuột vẽ hình đó lên tài liệu. Khi con trỏ chuyển hình mũi tên, bạn có thể thay đổi kích cỡ hình vẽ. Chúng ta để ý, trên khối hình thường có các điểm đánh dấu , nếu đặt con trỏ chuột vào những điểm đánh dấu này bạn có thể co dãn được kích cỡ của hình vẽ bằng cách kéo rê chuột. Sử dụng các khối hình AutoShape Ngoài các khối hình đơn giản mở bạn thấy trên thanh công cụ Drawing, nút AutoShapes còn cung cấp rất nhiều các mẫu hình vẽ đa dạng. Để sử dụng một mẫu hình trong AutoShapes, Bạn làm như sau: Nhấp nút AutoShapes trên thanh công cụ Drawing: Danh sách các mẫu hình được liệt kê ra, bạn có thể chọn và vẽ chúng lên tài liệu như đã hướng dẫn ở trên. Định dạng hình vẽ Thanh công cụ Drawing cung cấp nhiều nút tính năng giúp bạn định dạng trên khối hình vẽ: : Nút này dùng để chọn đối tượng cần định dạng; : Chọn độ dầy mỏng của đường; : Chọn kiểu nét của đường; : Chọn chiều mũi tên (khi vẽ mũi tên trên hình); : Chọn mẫu sắc cho đường; : Tô mầu nền cho một hình kín; : Chọn mẫu sắc cho chữ; : Tạo bóng cho hình vẽ; : Chọn khối hình trong không gian 3 chiều (3D); : Để quay hình vẽ. Làm việc tập hợp các hình vẽ Một khối hình vẽ thường bao gồm tổ hợp nhiều hình vẽ ghép lại. Tính năng nhóm (Group) giúp gom nhóm các hình nhỏ cần thiết thành một khối hình lớn. Điều này rất thuân lợi cho việc sử dụng cũng như quản lý khối hình vẽ trên tài liệu. Gom nhóm (Group) Để gom nhóm một tập hợp các hình, bạn làm như sau: Bước 1: Sử dụng nút trên thanh công cụ Drawing, kết hợp việc giữ phím Shift. Rồi lần lượt chọn các hình nhỏ cần nhóm lại (bằng cách nhấn chuột lên từng hình) hoặc dùng chuột khoanh vùng bao quanh khối hình cần nhóm; Bước 2: Kích hoạt tính năng nhóm bằng cách: nhấn nút Draw trên thanh công cụ Drawing, chọn Group . Tất cả các hình nhỏ đã chọn sẽ được nhóm lại thành một hình lớn. Gỡ nhóm (Ungroup) Trong trường hợp muốn sửa lại từng cấu trúc hình nhỏ trên khối đã nhóm, bạn phải thực hiện gỡ nhóm. Cách làm như sau: Bước 1: Sử dụng nút để chọn hình (lớn) cần gỡ nhóm; Bước 2: Kích hoạt tính năng gỡ nhóm bằng cách: nhấn nút Draw trên
Những Thiết Bị Mạng Cơ Bản Bạn Nên Biết
Switch là gì?
Switch được coi như một Bridge nhiều cổng. Switch được gọi chính xác hơn là Network Switch (thiết bị chuyển mạng), mặc dù bạn hiếm khi thấy thiết bị này được gọi với cái tên như vậy. Một Switch cũng thường được gọi là hub chuyển mạch. Nó có khả năng kết nối được nhiều hơn tùy thuộc vào số cổng có trên thiết bị này. Chức năng chính của thiết bị Switch đó là chuyển dữ liệu từ nguồn đến đích và xây dựng các bảng Switch.
Nhưng điều nên biết về Switch: Thiết bị Switch có thể kết nối với nhiều thiết bị khác nhau nhưng phải thông qua cáp mạng. Bạn có thể sử dụng Switch ở cả hai hình thức quản lý và không quản lý. Tuy nhiên, ở hình thức quản lý bạn có thể tự cài đặt và nâng cao cấu hình của thiết bị Switch. Ngược lại ở Switch không được quản lý thì sẽ không có chức năng này.
Repeater là gì?
Repeater chính là thiết bị có khả năng khuếch đại, truyền tín hiệu xa và ổn định hơn. Trong mô hình OSI thì thiết bị này nằm ở lớp 1. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này đó là sẽ giúp những tín hiệu vật lý ở đầu vào được khuếch đại. Từ đó sẽ giúp đường truyền sóng wifi được mạnh và đến những thiết bị nằm cách xa Modem wifi.
Chính vì vậy, nếu bạn sử dụng máy tính trong không gian lớn và muốn tốc độ truy cập internet bằng wifi được mạnh thì nên chọn Repeater. Nếu bạn muốn đảm bảo tốc độ đường truyền với những khu vực văn phòng làm việc lớn, hay sử dụng trong điện tín, truyền thông tin qua sợi quang,… thì bạn nên chọn Repeate.
Hub là gì?
Hub là thiết bị nhiều cổng và được ví như một Repeater nhiều cổng, có khả năng truyền tín hiệu tới nhiều thiết bị khác nhau. Nghĩa là nếu một cổng trên Hub được truyền tín hiệu thì những cổng khác cũng sẽ nhận được thông tin ngay lập tức.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại Hub phổ biến đó là Active Hub và Smart Hub, mỗi loại sẽ có những đặc điểm và tính năng riêng. Ví dụ như Active Hub có khả năng khuếch đại tín hiệu, giúp tốc độ truyền tin được ổn định. Smart Hub cũng có những tính năng tương tự như Active Hub nhưng còn có khả năng dò lỗi trên mạng một cách tự động.
Bridge là gì?
Bridge nằm ở lớp thứ hai trong mô hình OSI. Chức năng của thiết bị mạng này chính là để nối hai mạng Ethernet với nhau để tạo thành một mạng lớn. Nghĩa là Bridge sẽ giúp sao chép lại gói tin và chuyển dữ liệu tới máy tính cần nhận kể cả khi hai máy tính này lại sử dụng hai mạng khác nhau.
Tóm lại, cho dù bạn sử dụng nhiều hệ thống mạng khác nhau nhưng chỉ Bridge thì những tín hiệu vẫn có thể trao đổi qua lại một cách dễ dàng. Không chỉ có khả năng kết nối hai mạng với nhau mà Bridge còn có thể xử lý được nhiều luồng thông tin từ nhiều mạng khác nhau trong cùng một lúc.
Thiết bị Gateway là gì?
Chức năng chính của thiết bị mạng Gateway là kết nối các máy tính với nhau một cách dễ dàng ngay cả khi những thiết bị này không sử dụng chung một giao thức. Ví dụ như Gateway có thể kết nối máy tính sử dụng giao thức IP với máy tính sử dụng giao thức SNA, IPX,..
Ngoài ra, thiết bị này còn có khả năng phân biệt các giao thức. Vì vậy, thường được ứng dụng trong việc chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác kể cả đường truyền xa.
Router là gì?
Trong mô hình OSI thì Router nằm ở lớp thứ 3. Hay còn gọi là thiết bị định tuyến hay bộ định tuyến, thiết bị này dùng để đóng gói và chuyển các gói dữ liệu từ một liên mạng đến các thiết bị đầu cuối.
Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc độ thì khả năng kết nối hai mạng của Router chậm hơn so với Bridge. Bởi trước khi truyền tin Router sẽ thực hiện việc tính toán để tìm ra đường đi chính xác nhất cho các gói tin. Đặc biệt, nếu những đường truyền này có tốc độ truyền khác nhau thì Router còn phải làm việc nhiều hơn.
Qua bài viết này, với những chia sẻ ở trên hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thiết bị mạng cơ bản.
Tham khảo website Totolink
Tìm Hiểu Cơ Bản Về Mô Hình Tcp/Ip
Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng công nghiệp và Internet là thứ không thể thiếu. Đố mọi người sống 1 ngày mà không lên mạng đó. Như mình là mình không làm được đâu (ham chơi game). Vậy mọi người có hiểu rõ cách thức hoạt động của Internet ra sao không? TCP/ IP chính là một phương thức truyền dẫn được sử dụng khá phổ biến đối với Internet ngày nay. Nhưng TCP/ IP có mô hình ra sao? Chức năng của mỗi tầng trong mô hình TCP/IP là gì? Bài viết này mình sẽ giới thiệu cơ bản về TCP/IP
1. Mô hình TCP/IP
TCP/IP là tên viết tắt của cụm từ Transmission Control Protocol/Internet Protocol, là một tập hợp các giao thức (protocol) trao đổi thông tin được sử dụng để truyền tải và kết nối các thiết bị trong mạng Internet. Cụ thể hơn, TCP/IP chỉ rõ cho chúng ta cách thức đóng gói thông tin (còn được gọi là gói tin ), được gửi và nhận bởi các máy tính có kết nối với nhau. (Dễ hiểu phải không ạ)
2. Mô hình phân tầng trong TCP/IP
Tầng ứng dụng (Application)
Nhìn tên gọi của nó chúng ta cũng biết nó có nhiệm vụ gì rồi phải không ạ.
Nó cung cấp giao tiếp đến người dùng.
Cung cấp các ứng dụng cho phép người dùng trao đổi dữ liệu ứng dụng thông qua các dịch vụ mạng khác nhau (như duyệt web, chat, gửi email,…).
Dữ liệu khi đến đây sẽ được định dạng theo kiểu byte nối byte, cùng với đó là các thông tin định tuyến giúp xác định đường đi đúng của một gói tin.
Một số giao thức trao đổi dữ liệu
FTP (File Transfer Protocol): giao thức chạy trên nền TCP cho phép truyền các file ASCII hoặc nhị phân theo 2 chiều.
TFTP (Trival File Transfer Protocol) : giao thức truyền file chạy trên nền UDP.
SMTP ( Simple Mail Transfer Protocol) : giao thức dùng để phân phối thư điện tử.
Telnet : cho phép truy nhập từ xa để cấu hình thiết bị.
SNMP (Simple Network Managerment Protocol) : Là ứng dụng chạy trên nền UDP , cho phép quản lý và giám sát các thiết bị mạng từ xa.
Domain Name System ( DNS) : Là giao thức phân giải tên miền, được sử dụng trong hỗ trợ truy nhập Internet.
Tầng giao vận (Transport)
Chịu trách nhiệm duy trì liên lạc đầu cuối trên toàn mạng.
Tầng này có 2 giao thức chính là TCP ( Transmisson Control Protocol) và UDP ( User Datagram Protocol )
TCP sẽ đảm bảo chất lượng truyền gửi gói tin, nhưng tốn khá nhiều thời gian để kiểm tra đầy đủ thông tin từ thứ tự dữ liệu cho đến việc kiểm soát vấn đề tắc nghẽn lưu lượng dữ liệu.
Trái với TCP, UDP có thấy tốc độ truyền tải nhanh hơn nhưng lại không đảm bảo được chất lượng dữ liệu được gửi đi (tức là nó không quan tâm dữ liệu có đến được đích hay không).
Tầng mạng (Internet)
Xử lý quá trình truyền gói tin trên mạng.
Định tuyến: tìm tuyến đường qua các nút trung gian để gửi dữ liệu từ nguồn tới đích.
Chuyển tiếp: chuyển tiếp gói tin từ cổng nguồn tới cổng đích theo tuyến đường.
Định địa chỉ : định danh cho các nút mạng.
Đóng gói dữ liệu: nhận dữ liệu từ giao thức ở trên, chèn thêm phần Header chứa thông tin của tầng mạng và tiếp tục được chuyển đến tầng tiếp theo.
Đảm bảo chất lượng dịch vụ(QoS): đảm bảo các thông số phù hợp của đường truyền theo từng dịch vụ.
QoS (Quality of Service) là tập hợp các kĩ thuật cho phép cấp phát các tài nguyên một cách thích hợp cho các loại dữ liệu khác nhau, từ đó có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng cho các loại dữ liệu này .
Tầng vật lý (Network Access)
Là tầng thấp nhất trong mô hình TCP/IP.
Chịu trách nhiệm truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong cùng một mạng. Tại đây, các gói dữ liệu được đóng vào khung (Frame) và được định tuyến đi đến đích được chỉ định ban đầu.
3. Cách thức hoạt động của TCP/IP
Khi truyền dữ liệu , quá trình tiến hành từ tầng trên xuống tầng dưới, qua mỗi tầng dữ liệu được thêm vào thông tin điều khiển gọi là Header. Khi nhận dữ liệu thì quá trình xảy ra ngược lại, dữ liệu được truyền từ tầng dưới lên và qua mỗi tầng thì phần header tương ứng sẽ được lấy đi và khi đến tầng trên cùng thì dữ liệu không còn phần header nữa.
Ở đây, IP có vai trò quan trọng, nó cho phép các gói tin được gửi đến đích đã định sẵn, bằng cách thêm các thông tin dẫn đường (chính là Header) vào các gói tin để các gói tin được đến đúng đích đã định sẵn ban đầu.
Giao thức TCP đóng vai trò kiểm tra và đảm bảo sự an toàn cho mỗi gói tin khi đi qua mỗi trạm. Trong quá trình này, nếu giao thức TCP nhận thấy gói tin bị lỗi, một tín hiệu sẽ được truyền đi và yêu cầu hệ thống gửi lại một gói tin khác.
Tầng ứng dụng: dữ liệu là các luồng được gọi là stream.
Tầng giao vận: đơn vị dữ liệu mà TCP gửi xuống gọi là TCP segment.
Tầng mạng: dữ liệu mà IP gửi xuống tầng dưới gọi là IP Datagram
Tầng liên kết: dữ liệu được truyền đi gọi là frame.
4. Ưu điểm của mô hình TCP/IP
Thanks for reading
All Rights Reserved
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Hiểu Biết Cơ Bản Về Giải Pháp Erp trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!