Xu Hướng 6/2023 # Những Giải Pháp Để Triển Khai Bệnh Án Điện Tử Trong Các Cơ Sở Y Tế # Top 10 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Giải Pháp Để Triển Khai Bệnh Án Điện Tử Trong Các Cơ Sở Y Tế # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Những Giải Pháp Để Triển Khai Bệnh Án Điện Tử Trong Các Cơ Sở Y Tế được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời gian qua, ngành Y tế Thái Bình và các bệnh viện đã vào cuộc một cách tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường các điều kiện cần thiết khác để thực hiện bệnh án điện tử. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ về nguyên nhân của những bất cập và những giải pháp cụ thể để thực hiện bệnh án điện tử.

Tại sao vẫn còn khó khăn khi thực hiện bệnh án điện tử.

Hạn chế trong ứng dụng chữ ký số, chữ ký điện tử là một khó khăn. Hiện nay Bộ Y tế chưa quy định chuẩn phần mềm cho toàn ngành Y tế, trong khi đó, chi phí cho phần mềm quản lý bệnh viện, phần cứng cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin khá tốn kém. Vì thế dẫn đến tình trạng “Mạnh ai nấy làm”, mỗi bệnh viện tự đầu tư hoàn thiện số hóa trong nội bộ bệnh viện và phát triển phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử khác nhau, tùy theo khả năng của mình, dẫn đến sự thiếu liên kết, liên thông, thiếu đồng bộ.

Ông Tống Đức Thuận – Trưởng phòng Công nghệ Thông tin bệnh viện Nhi Thái Bình: Thứ nhất là phải đầu tư hệ thống lưu trữ, thứ hai là khi sử dụng hệ thống lớn cũng cần tính bảo mật của cơ sở dữ liệu do đó hệ thống an ninh mạng cũng cần phải đầu tư.

Bác sĩ Đinh Văn Nghị – Phó trưởng khoa phụ, Bệnh viện Phụ sản Thái Bình : Tất cả mẫu bệnh án áp dụng vào hệ thống bệnh án điện tử của chúng tôi cũng chưa phù hợp, mong muốn là sau này có thể sửa đổi hoặc chỉnh sửa cho phù hợp của mẫu bệnh án điện tử của Bộ Y tế quy định …

Với quan điểm: Khó khâu nào, từng bước gỡ vướng ở khâu đó, và thực hiện theo lộ trình, trước hết ngành Y tế Thái Bình thực hiện ở một số bệnh viện đã cơ bản đảm bảo đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, từ đó nhân diện rộng để người bệnh sớm được hưởng lợi từ thực hiện hồ sơ, bệnh án điện tử.

Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dịu – Giám đốc Sở Y tế Thái Bình: Một là đội ngũ cán bộ Y tế cả lãnh đạo nhân viên phải hiểu kỹ hệ thống sử dụng máy tính, các phần mềm, đặc biệt có tính năng động, điểm thứ hai là cán bộ Y tế trong quá trình thực hiện phải cập nhật thường xuyên các thông tin nhất là bổ sung thuốc theo diễn biến bệnh của người bệnh…

Ngay từ năm 2013, nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh, nhất là các bệnh viện hạng I, bệnh viện chuyên khoa đã tập trung đầu tư đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thay đổi các phần mềm cho phù hợp với quản lý hoạt động của ngành, đào tạo nhân lực tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin hiện đại.

Ông Phạm Quang Huy – Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình: Phải chuẩn hóa lại các chuẩn mực về công nghệ thông tin theo lộ trình, tiến độ khoa học công nghệ mới…

Thực hiện bệnh án điện tử là việc triển khai mới, còn nhiều bất cập, và lúng túng đối với các bệnh viện. Tuy nhiên khó, không có nghĩa là không làm được. Trong khi cần Bộ Y tế có những hướng dẫn đồng bộ và cụ thể hơn nữa, thì các bệnh viện cần có sự chủ động, vào cuộc tích cực hơn, để mong muốn của bệnh nhân trở thành hiện thực: Mỗi người bệnh sẽ có một mã số riêng, là kho dữ liệu thông tin sức khỏe cá nhân trong suốt cuộc đời.

Phương Duyên

Cổng Thông Tin Điện Tử Sở Y Tế Hà Nội

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA SỞ Y TẾ HÀ NỘI

Căn cứ quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 8/9/2016 của UBND TP Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thành phố Hà Nội.

I. Vị trí, chức năng

Sở Y tế thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP có chức năng tham mưu, giúp UBND TP quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm;  bảo hiểm y tế; dân số – kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND TP; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình UBND TP

a) Dự thảo quyết định, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính và văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của HĐND và UBND TP thuộc lĩnh vực y tế;

b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế;

c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với cấp Trưởng, Phó các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Y tế thuộc UBND cấp huyện;

2. Trình Chủ tịch UBND TP

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND TP thuộc lĩnh vực y tế;

b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế theo quy định của pháp luật;

d) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, dân số – kế hoạch hóa gia đình và công tác y tế khác ở địa phương.

3. Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về y tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.

5. Về truyền thông, giáo dục sức khỏe

a) Tổ chức triển khai thực hiện công tác truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe;

b) Làm đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí, người dân về công tác y tế ở địa phương.

6. Về y tế dự phòng

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; HIV/AIDS; dự phòng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện; bệnh không lây nhiễm; bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, vệ sinh và sức khỏe lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn thành phố;

b) Chỉ đạo, tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, phát hiện sớm và xử lý các bệnh truyền nhiễm gây dịch; thực hiện thông báo tình hình dịch theo quy định của pháp luật; tham mưu cho UBND TP về việc công bố dịch và hết dịch theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vắc xin và sử dụng sinh phẩm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;

d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với các phòng xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

đ) Làm đầu mối về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn trên địa bàn thành phố;

e) Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS của thành phố.

7. Về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần theo phân cấp quản lý và theo phân tuyến kỹ thuật;

b) Cấp, cấp lại, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật;

d) Cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới theo quy định của pháp luật.

8. Về y dược cổ truyền

a) Tổ chức thực hiện việc kế thừa, phát huy, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc y dược cổ truyền tại địa phương;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y dược cổ truyền trên địa bàn thành phố theo phân cấp;

c) Cấp, cấp lại, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định của pháp luật.

9. Về dược và mỹ phẩm

a) Hướng dẫn triển khai và giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn thành phố. Chỉ đạo, theo dõi việc thu hồi thuốc theo quy định;

b) Chỉ đạo, triển khai công tác quản lý kinh doanh thuốc, hành nghề dược (cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược), cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, cấp số công bố mỹ phẩm theo đúng quy định của pháp luật;

c) Thực hiện quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc theo quy định của pháp luật;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác dược bệnh viện và các nhiệm vụ khác theo đúng thẩm quyền được phân cấp.

10. Về an toàn thực phẩm

a) Chủ trì, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương theo quy định của pháp luật;

b) Giám sát chất lượng sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ chứa đựng, vật liệu bao gói, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và các thực phẩm khác trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế;

c) Tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại cá chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý;

đ) Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương.

11. Về trang thiết bị và công trình y tế

Hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về trang thiết bị và công trình y tế.

12. Về dân số – kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản

a) Tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo thuộc lĩnh vực dân số – kế hoạch hóa gia đình; chỉ đạo, hướng dẫn các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình;

c) Quyết định cho phép thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính, thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật;

d) Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình của thành phố.

13. Về bảo hiểm y tế

Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.

14. Về đào tạo nhân lực y tế

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế và chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn thành phố;

b) Quản lý cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo sự phân công của UBND TP.

15. Giúp UBND TP quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đối với các hội và tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế ở địa phương theo quy định của pháp luật;

16. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực y tế theo mục tiêu chương trình cải cách hành chính nhà nước của UBND TP.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo phân công hoặc ủy quyền của UBND TP.

18. Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế đối với Phòng Y tế thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố.

19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế.

20. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND TP.

22. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND TP.

23. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

24. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND TP.

25. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND TP và Bộ Y tế.

26. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND TP, Chủ tịch UBND TP giao và theo quy định của pháp luật.

SỞ Y TẾ HÀ NỘI

Bệnh Viện E Xây Dựng Cơ Sở Y Tế Xanh

Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương hạng I trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập từ năm 1967. Đến nay, bệnh viện đã phát triển với quy mô hơn 1.000 giường bệnh (gồm 4 trung tâm, 40 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 11 phòng chức năng) trên diện tích 41.000 m2. Việc xây dựng bệnh viện xanh- sạch- đẹp là một trong những nội dung được bệnh viện rất chú trọng để hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Đổi mới từ những điều nhỏ nhất để trở thành BV xanh – sạch- đẹp

GS.TS. Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E cho biết, Bệnh viện luôn xác định việc cải tạo, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình hoạt động của bệnh viện.

Thời gian qua, bệnh viện đã đầu tư chỉnh trang, cải tạo vườn hoa cây cảnh, đặt nhiều ghế đá ở những nơi thoáng mát để bệnh nhân và người nhà thư giãn khi thăm nom, chăm sóc bệnh nhân; các khoa, phòng bố trí cây xanh và sắp xếp phù hợp, đảm bảo nhà vệ sinh, buồng bệnh sạch sẽ, không trơn trượt, không bị đọng nước, không có mùi hôi…; bệnh viện đã cải tạo lại toàn bộ hệ thống đường đi trong bệnh viện, nâng cấp từ đường đổ bê tông thành đường rải nhựa đường; trồng thêm nhiều cây xanh; thảm cỏ xanh; xây dựng khu dịch vụ thân thiện với bệnh nhân…; xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy định, có sổ theo dõi số lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lí hàng ngày…

Tiếp theo chuỗi hoạt động xây dựng Bệnh viện E xanh – sạch – đẹp, Ban Giám đốc quy hoạch đến bến đỗ của các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, taxi vận chuyển… Theo quy định từ ngày 1/1/2017, các phương tiện giao thông như ô tô 4 bánh trở lên đi vào và đi ra từ cổng số 1 (87 Trần Cung); xe máy, xe đạp đi vào và đi ra từ cổng số 3 (91, Trần Cung)… Điều này đã giúp các phương tiện đi lại trong bệnh viện được thuận lợi. Tại các điểm đỗ xe tĩnh: xe ô tô của nhân viên bệnh viện và các phương tiện vào đón trả khách (bệnh nhân) được sắp xếp quy củ, thẳng hàng. Xe máy cũng được sắp thẳng hàng, ngăn nắp, khiến bãi trông xe không lộn xộn và luôn có đủ chỗ trống cho người đến sau. Chị Dương Ngân – người nhà bệnh nhân cho biết: “Việc sắp xếp xe máy gọn gàng, giúp người bệnh và người nhà lấy xe dễ dàng”.

Một góc trong khuôn viên bệnh viện

Để triển khai thực hiện kế hoạch này, bệnh viện đã tổ chức hoạt động tuyên truyền cho nhân viên y tế và người bệnh về ý thức giữ gìn bệnh viện xanh – sạch – đẹp, không hút thuốc, vứt rác bừa bãi… Trong thời gian tới, bệnh viện xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ người bệnh; Quản lý sát sao việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế, chất thải thông thường; Tăng cường công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện; Thực hiện môi trường bệnh viện không khói thuốc; Đẩy mạnh việc truyền thông, nâng cao năng lực và nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của nhân viên y tế, người bệnh về quản lý, sử dụng, bảo quản, duy trì vệ sinh bệnh viện và đề xuất khen thưởng cho các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Các tiêu chí đánh giá CSYT xanh, sạch, đẹp

Được biết, Bệnh viện E là một trong những bệnh viện đầu tiên trong cả nước quan tâm đến việc xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, hiện đại, sạch sẽ nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của người bệnh và người nhà bệnh nhân, đảm bảo phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa, nhiễm trùng bệnh viện…

Để được công nhận là cơ sở xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường, các CSYT phải đạt được các tiêu chí (theo quy định của Bộ Y tế):

Tiêu chí xanh: CSYT phải trồng cây xanh trong khuôn viên hàng năm để tăng diện tích cây xanh; bố trí chậu hoa, cây cảnh tại các khu vực phòng khám, phòng chờ, hành lang, cầu thang; vườn hoa, cây cảnh được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên tạo cảnh quan xanh mát…

Tiêu chí sạch: CSYT phải đảm bảo có đầy đủ nước ăn, uống, sinh hoạt hợp vệ sinh; Mỗi khoa/phòng có khu vệ sinh riêng cho người bệnh, người nhà và cán bộ y tế, trong đó khu vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, có sẵn giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay; Tại các khoa phòng, buồng bệnh, nhà vệ sinh, hành lang phải đảm bảo thông khí, đủ ánh sáng và bố trí thùng rác đầy đủ…

Hệ thống đường đi trong bệnh viện đều được sửa chữa, cải tạo lại

Tiêu chí quản lý CTYT: CSYT phải phân loại đúng các loại CTYT; Có đủ túi, thùng đựng CTYT; Có khu lưu giữ các loại CTYT và thực hiện lưu giữ đúng quy định; Chất thải rắn y tế được thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định; Hệ thống thu gom nước thải của cơ sở y tế kín, không có mùi hôi thối. Nước thải được xử lý đạt quy chuẩn.

Tiêu chí đẹp, thân thiện với môi trường: CSYT phải bố trí ghế ngồi, thuận tiện cho người bệnh và người nhà người bệnh. Phòng chờ có tranh ảnh, sách, báo, ấn phẩm truyền thông về chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, VSMT; Trần nhà, tường nhà, cửa, cổng, hành lang, cầu thang được định kỳ sơn hoặc quét vôi sạch, đẹp; Chăn, ga gối, quần áo người bệnh, giường tủ trong các khoa, phòng sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; Cán bộ y tế, người bệnh và người nhà người bệnh mang trang phục cơ sở y tế theo đúng quy định…

Nan Giải Bài Toán Lựa Chọn Giải Pháp Bệnh Án Điện Tử

Triển khai bệnh án điện tử là một tín hiệu tốt cho thấy sự phát triển của Việt Nam trong tiến trình số hóa. Đã có rất nhiều những bệnh viện trên cả nước đang bước đầu thí điểm triển khai hệ thống Bệnh án điện tử, mặc dù nhận được sự quan tâm, đầu tư, hướng dẫn và hỗ trợ từ Bộ Y tế nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa đáp ứng được sự kì vọng của những người trong cuộc.

Theo Lãnh đạo của một bệnh viện tuyến cuối, việc triển khai Bệnh án Điện tử của Bộ Y tế là hướng đi đúng đắn, các bệnh viện luôn hoan nghênh và đã sớm có kế hoạch triển khai từng bước số hóa các dịch vụ. Tuy nhiên, vị này cũng cho biết, khó khăn lớn nhất của các bệnh viện hiện nay là làm sao để chọn lựa được một Giải pháp Bệnh án điện tử vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn Thông tư mà Bộ Y tế đã ban hành đồng thời phải thực sự mang được giá trị, lợi ích đối với người bệnh, nhân viên Y tế và bệnh viện…

Lợi ích khi triển khai Bệnh án Điên tử 4.0

Vấn đề thứ nhất là: Vướng mắc khi Bệnh án điện tử là phân hệ trong Hệ thống Quản lý bệnh viện

Việc giải thích cho vấn đề này tương đối phức tạp và cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những người rất am hiểu về Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Y tế. Trên thị trường hiện giờ có rất nhiều giải pháp Bệnh án điện tử (EMR) và đa phần các giải pháp này đang là một phân hệ nằm trong Hệ thống quản lý Bệnh viện (HIS). Lợi thế của việc này là EMR sẽ dùng chung cơ sở dữ liệu với HIS và việc truy xuất dữ liệu sẽ trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, cũng giống như EMR, HIS cũng đã là vấn đề nổi cộm trong thập kỉ trước khi có đến hàng chục đơn vị tại Việt Nam tập trung xây dựng và triển khai các Hệ thống Quản lý Bệnh viện.

Rõ ràng, trong thời đại Công nghệ đang phát triển một cách chóng mặt, những kiến trúc mà các hệ thống HIS đang áp dụng ngày càng trở nên lỗi thời. Điều này dẫn đến việc nếu triển khai EMR là một phân hệ nằm trong HIS thì EMR cũng sẽ sử dụng những công nghệ cách đây chục năm cho dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc cải tiến từ các Nhà cung cấp. Muốn thay đổi, nâng cấp, cải tiến về nguyên lý hoạt động của EMR thực sự là một bài toán rất khó đối với các đơn vị triển khai HIS khi mà mục đích ban đầu của các đơn vị này là xây dựng để vận hành hệ thống Quản lý Bệnh viện chứ không phải để sau này xây dựng thêm hệ thống Bệnh án điện tử trong khi Hệ thống HIS vẫn đang hoạt động ổn định tại viện. Tuy nhiên, theo Thông tư 54 mà Bộ Y tế ban hành vào ngày 29/12/2017, có nêu rõ EMR là 1 trong 8 tiêu chí về Ứng dụng CNTT tại cơ sở khám chữa bệnh, tách biệt hoàn toàn với HIS.

8 tiêu chí về Ứng dụng Công nghệ thông tin tại Cơ sở khám chữa bệnh Vấn đề thứ 2 là: Không nhìn thấy giao diện tờ bệnh án cho đến khi hoàn thiện

Khi EMR là một phân hệ trong HIS, các nhân viên Y tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thay đổi thói quen do chuyển từ Bệnh án giấy sang Bênh án điện tử khi không thể nhìn thấy giao diện các tờ phiếu, biểu mẫu bệnh án mà chỉ đến khi kết thúc nhập liệu xong các trường thông tin cần thiết thì mới có thể xem các tờ bệnh án dưới định dạng pdf – không có sự trực quan và quen thuộc như khi làm Bệnh án giấy.

Có thể lấy ví dụ như trong Tờ điều trị, bác sĩ nhập thông tin vào các cột Diễn biến bệnh và ra các Y lệnh; sau khi bấm kết thúc chọn xem dưới định dạng pdf thì hệ thống sẽ chèn chữ kí của bác sĩ vào trong Tờ điều trị. Phương pháp này khiến cho các Lãnh đạo bệnh viện sẽ rất khó kiểm soát và đối chứng việc thực hiện Y lệnh của các bác sĩ vì không có chức năng kí từng phần nên sẽ không có lịch sử nào lưu vết để chứng thực việc làm trên. Chức năng kí từng phần cũng là điều mà các Lãnh đạo của Cục Công nghệ Thông tin Bộ Y tế và các giám đốc Bệnh viện trăn trở khi tham khảo các Giải pháp Bệnh án điện tử hiện có trên thị trường.

Vấn đề thứ 3 là: Chi phí đầu tư không hiệu quả

Có thể thấy rõ nếu EMR là một phân hệ nằm trong HIS thì chi phí thực hiện sẽ không phải là quá lớn bởi EMR có thể lấy trực tiếp Cơ sở dữ liệu có trong hệ thống HIS. Tuy nhiên, trường hợp Ban Lãnh đạo Bệnh viện A đang triển khai Hệ thống HIS B nhưng lại muốn triển khai Hệ thống EMR C thì chỉ có phương án là thay thế hệ thống HIS B bằng hệ thống HIS C. Trong khi, để có thể triển khai một hệ thống HIS mới cần ít nhất là từ 6-24 tháng tùy vào quy mô của Bệnh viện và chi phí để thực hiện cho việc thay thế trên là không hề nhỏ, chưa kể đến chi phí dành cho hệ thống EMR và cơ sở hạ tầng phần cứng triển khai; nhưng nếu triển khai hệ thống EMR B thì Lãnh đạo Bệnh viện lại không hài lòng với sản phẩm. Do đó, rất nhiều bệnh viện để thời điểm hiện tại vẫn phân vân không biết xử lý và lựa chọn theo phương án nào – thay HIS hoặc không triển khai EMR.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Giải Pháp Để Triển Khai Bệnh Án Điện Tử Trong Các Cơ Sở Y Tế trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!