Bạn đang xem bài viết Nhóm Ngân Hàng Thế Giới (Ngân Hàng Thế Giới được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tháng 7.1944, đại biểu của 44 nước họp tại Britơn Ut (Bretton Woods) ở Niu Hampsơ (New Hampshire, Hoa Kỳ) đã sáng lập ra Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm xây dựng lại và hỗ trợ trật tự kinh tế và tài chính quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (hai thể chế này, vì vậy, còn gọi là Thể chế Britơn Ut). Bắt đầu hoạt động từ 1946, Ngân hàng Thế giới có quan hệ chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ quốc tế, thành viên của Ngân hàng Thế giới cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng Thế giới có hơn 40 văn phòng đặt tại các nước.
Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.
Nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm năm tổ chức: Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD), được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi nền kinh tế các nước này được khôi phục , IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển; Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA),được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo; Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo; Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển và Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.
Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển là tổ chức đầu tiên và chủ yếu của Nhóm Ngân hàng thế giới. Hiện nay Ngân hàng Thế giới có 184 thành viên với 1,5 triệu cổ phiếu, trị giá 181 tỉ USD, trong đó Hoa Kỳ chiếm 14,98%, Nhật Bản 10,76%, Đức 6,97%, Anh 5,04%, Pháp 4,2% (1996).
IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án.
MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển.
Những hoạt động chính: WB thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển thông qua trợ giúp kĩ thuật, cho vay vốn dự án đối với các chính phủ. WB huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.
Cơ quan cao nhất là của WB Hội đồng Quản trị. Cơ quan chấp hành là Ban Giám đốc. Trụ sở đặt tại Oasinhtơn (Hoa Kỳ). Có phân ban tại Tôkyô (Nhật Bản) và Pari (Pháp). Việt Nam là thành viên từ 1976.
Các Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới. Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (tên gọi đầy đủ của chức vụ này là “Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học, nhà kinh tế trưởng”) là cấp bậc quản lý cao nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người giữ chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất tới kinh tế thế giới, và thường là những học giả kinh tế xuất chúng. Chức vụ này bắt đầu có từ năm 1982. Gồm các vị: Anne Krueger – giai đoạn 1982-1986; Stanley Fischer – 1988-1990; Lawrence Summers – 1991-1993; Joseph E. Stiglitz – 1997-2000; Nicholas Stern – 2000-2003; François Bourguignon – 2003 đến nay.
BVK (biên soạn)
Nghiệp Vụ Kế Toán Ngân Quỹ Tại Ngân Hàng Như Thế Nào
Kế toán ngân quỹ là việc thu thập, ghi chép, xử lý các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Về hoạt động tiền tệ, tín dụng và dich vụ ngân hàng dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị ngân hàng. Đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác quản lý tại ngân hàng và các tổ chức cá nhân khác.
Công tác kế toán ngân quỹ tại ngân hàng trong các đơn vị ngân hàng. Khác biệt rất nhiều so với kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp hay trong các doanh nghiệp.
Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu các phần hành kế toán ngân quỹ tại ngân hàng. Trước hết đó là nghiệp vụ kế toán ngân quỹ tại ngân hàng.
Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có độ thanh khoản lớn nhất. Như tiền mặt, ngoại tệ, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nhà nước hoặc ở các tổ chức tín dụng khác.
2. Chứng từ sử dụng trong kế toán ngân quỹ tại ngân hàng
Các chứng từ sử dung trong nghiệp vụ kế toán ngân quỹ bao gồm: Giấy nộp tiền, Giấy lĩnh tiền, Séc lĩnh tiền, Phiếu thu, Phiếu chi, Hối phiếu, Biên bản giao nhận ngoại tệ
3. Tài khoản sử dụng trong kế toán ngân quỹ tại ngân hàng
– Tài khoản cấp I: TK 10 – Tiền mặt chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quý, đã quý
– Tài khoản cấp II:
+ TK 101 – Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
+ TK 103 – Tiền mặt ngoại tệ
+ TK 104 – Chứng từ có giá trị ngoại tệ
+ TK 105 – Kim loại quý, đã quý
4. Quy trình hạch toán kế toán ngân quỹ
4.1. Kế toán tiền mặt bằng đồng Việt Nam
Là việc phản ánh số tiền mặt nhập vào, xuất ra của các loại quỹ ngân hàng. Từ đó cho biết các thông tin về sự biến động cũng như số dư tại các thời điểm nào trong ngày, tháng, quí.
Khi ngân hàng thu tiền, chi tiền bắt buộc phải có giấy nộp lĩnh tiền, Séc lĩnh tiền hoặc phiếu thu, phiếu chi và phải đầy đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm theo quy định.
b. Các nghiệp vụ phát sinh
– Thu tiền: Dựa vào những từ thu tiền mặt như phiếu nộp tiền, phiếu thu kế toán hạch toán:
Nợ TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị
Có TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng
Có TK 2111: Trả nợ tiền vay
– Chi tiền: Căn cứ vào chứng từ séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền mặt hạch toán
Nợ TK 4211, 2111: hoặc các TK thích hợp khác
Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị
– Ngân hàng chuyển tiền cho đơn vị khác, hoặc đơn vị phụ thuộc
Nợ TK 1012: Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ
Nợ TK 1019: Tiền mặt đang vận chuyển
Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị
– Khi nhận được giấy báo nhận tiền của các đơn vị khác
Nợ TK 4211, 5211, 5012: Tùy theo hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng
Có TK 1012, 1019 :
– Khi chuyển tiền cho máy ATM
Nợ TK 1014: Tiền mặt tại máy ATM
Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị
– Khi nhận được các tín hiệu từ thẻ của người rút tiền
Nợ TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn KH trong nước
Nợ TK thích hợp khác
Có TK 1014: Tiền mặt tại máy ATM.
4.2. Kế toán tiền gửi tại ngân hàng nhà nước
– Căn cứ để hạch toán: Các giấy báo có, báo nợ, bảng sao kê của Ngân hàng Nhà nước kèm theo các chứng từ gốc( Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc…)
– Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng Nhà nước gửi đến kế toán phải đối chiếu số liệu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch thì phải thông báo đến NH Nhà nước để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
– Khi gửi tiền vào tài khoản tại NH Nhà nước
Nợ TK 1111, 1121, 1113..
Có TK 1011, 1031…
– Khi rút tiền từ TK tiền gửi tại NH Nhà nước
Nợ TK 1011, 1031…
Có TK 1111, 1121, 1113..
– Thanh toán qua tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
Nơ TK 321, 3221, 3222
Có TK 1113, 1123
4.3. Kế toán kim loại quý, đá quý
a. Nguyên tắc
– Khi hạch toán phải quy đổi giá trị hiện vật sang đồng Việt Nam
Theo giá vàng thực tế mua vào tại thời điểm lập báo cáo.
– Phải phân biệt vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ
+ Vàng tiền tệ: Là ngoại hối. Được coi như 1 loại ngoại tệ và tài sản dự trữ thanh toán quốc tế
+ Vàng phi tiền tệ: Là vàng được mua với mục đích gia công chế tác làm đồ trang sức. Vàng phi tiền được coi như một loại vật tư, hàng hóa thông thường.
– Khi ngân hàng xuất tiền mặt mua vàng bạc đá quý
Nợ TK 105 – Vàng , đá quý tại đơn vị
Có TK 1011, 1031
– Khi chuyển vàng cho đơn vị hạch toán báo sổ
Nợ TK 1052 – Vàng, đá quý tại đơn vị hạch toán báo sổ
Có TK 1052 – Vàng, đá quý tại đơn vị
– Khi chuyển vàng đi ghi công chế tác
Nợ TK 1053 – Vàng mang đi ghi công chế tác
Có TK 1051 – Vàng, đá quý tại đơn vị
– Khi gửi vàng vào các TCTD khác trong nước hoặc nước ngoài
Nợ TK 135 – Vàng gửi tại các TCTD khác trong nước
Nợ TK 136 – Vàng gửi tại các TCTD ở nước ngoài
Có TK 1051 – Vàng, đá quý tại đơn vị
Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ trong ngân hàng là một công việc diễn ra rất nhiều trong ngày. Do đó các kế toán viên cần phải nắm rõ cách hạch toán, định khoản cũng như quy trình luân chuyển chứng từ trong phần hành này.
Ngân Hàng Số Là Gì? So Sánh Ngân Hàng Số Và Ngân Hàng Điện Tử
Ngân hàng số là gì?
Ngân hàng số hay Digital Banking là thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã được đề cập từ lâu nhưng thời gian gần đây mới được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngân hàng số là ngân hàng hoạt động trên nền tảng Internet không cần đến chi nhánh, phòng giao dịch nhưng vẫn có thể sử dụng sản phẩm, dịch vụ và thực hiện các giao dịch với ngân hàng một cách nhanh chóng qua ứng dụng hoặc một kênh công nghệ nào đó.
Ngân hàng số là 1 ngân hàng thu nhỏ dựa vào trí tuệ nhân tạo, không cần thông qua nhân viên giao dịch, khách hàng vẫn tiếp nhận được các sản phẩm của một ngân hàng chính thống vốn có. Ngân hàng số tồn tại theo mô hình phòng giao dịch tự động online chứ không chỉ còn ở mảng ứng dụng ngân hàng.
Các tính năng của ngân hàng số
Với ngân hàng số, khi sử dụng ứng dụng hoặc sử dụng trên website, bạn có thể trải nghiệm các tính năng như:
Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống ngân hàng đang sử dụng, chuyển tiền quốc tế dễ dàng.
Thanh toán hoá đơn nhanh chóng.
Gửi tiết kiệm an toàn, bảo mật cao.
Dễ dàng vay nợ ngân hàng khi gặp khó khăn về tài chính.
Quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp.
Tham gia các sản phẩm tài chính như đầu tư, bảo hiểm,… một cách thuận tiện.
So sánh ngân hàng số và ngân hàng điện tử
Ngân hàng số và ngân hàng điện tử đều có thể giao dịch và quản lý tài khoản trực tuyến một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Tuy nhiên, ngân hàng số và ngân hàng điện tử cũng có những điểm khác nhau như sau:
Ngân hàng số (Digital Banking) Ngân hàng điện tử (Internet Banking)
Định nghĩa
– Digital Banking là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống
– Internet Banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ngân hàng điện tử của các ngân hàng.
Phương tiện hoạt động
– Hoạt động trọn gói trên website hoặc thiết bị di động
– Thiết bị được sử dụng cho dịch vụ này là điện thoại, laptop, máy tính bàn có kết nối internet.
Chức năng
– Rút tiền, chuyển tiền.
– Gửi tiết kiệm kỳ hạn, không kỳ hạn có lãi suất.
– Quản lý tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm.
– Thanh toán hóa đơn.
– Vay ngân hàng.
– Sử dụng dịch vụ tiện ích khác.
– Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống.
– Truy vấn tài khoản.
– Thanh toán hóa đơn, thanh toán thuê bao điện thoại trả sau, nạp tiền điện thoại trả trước, tạo và gửi tiền tiết kiệm…
Ưu điểm của ngân hàng số đối với cuộc sống
Ngân hàng số ngày càng được nhiều người biết đến nhờ những ưu điểm vượt trội sau:
Thủ tục đơn giản, không phí mở thẻ: Với ngân hàng số, việc đăng ký tài khoản diễn ra rất tiện lợi, chỉ cần đăng ký trên website cũng như xác nhận thông tin qua email là đã có thể sử dụng ngay tiện ích này.
Chuyển khoản và nạp tiền dễ dàng: Bạn sẽ không cần phải đến các chi nhánh hay phòng giao dịch của ngân hàng số mà vẫn có thể thực hiện các thao tác chuyển tiền. Đặc biệt, sẽ không có một khoản chi phí nào phải trả cho dịch vụ này.
Mọi thao tác đều có thể thực hiện online: Các bạn có thể thực hiện mọi giao dịch vào bất cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào chỉ cần có một thiết bị điện tử có kết nối internet trong tay. Mọi giao dịch hàng ngày như tra cứu số dư, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn đều được thực hiện dễ dàng nhất.
Dịch vụ ngân hàng số ra đời đã đáp ứng nhu cầu của nhiều người dùng trong việc thực hiện các giao dịch. Đồng thời, hiểu được ngân hàng số là gì sẽ giúp các bạn tối ưu về mặt thời gian và chi phí trong các dịch vụ ngân hàng.
Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Của Ngân Hàng Thương Mại
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại có vai trò rất lớn, là cầu nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó các dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tính chất quyết định.
1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
“Dịch vụ ngân hàng (DVNH) là toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, gồm các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vì mục tiêu lợi nhuận”. Đây là cách phân loại phổ biến ở các nước phát triển, phù hợp WTO và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hoa Kỳ.
“Dịch vụ ngân hàng bán lẻ (DVNHBL) là việc cung ứng sản phẩm, DVNH đến tay từng cá nhân riêng lẻ thông qua mạng lưới chi nhánh, hoặc là việc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm, DVNH thông qua các phương tiện công nghệ thông tin, điện tử viễn thông” – Theo WTO.
“DVNHBL là dịch vụ ngân hàng dành cho quảng đại quần chúng, thường là một nhóm các dịch vụ tài chính gồm cho vay trả dần, vay thế chấp, tín dụng chứng khoán, nhận tiền gửi và các tài khoản cá nhân” – Theo từ điển Ngân hàng và Tin học.
Hiện nay, các NHTM đang thực hiện tái cấu trúc mô hình hoạt động theo đối tượng khách hàng: cá nhân, SMEs và doanh nghiệp lớn. Vì vậy, có thể cho rằng ” Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hiểu là các dịch vụ ngân hàng được cung ứng tới từng cá nhân riêng lẻ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới kênh phân phối truyền thống hoặc mạng lưới phân phối điện tử“.
2. Đặc trưng của dịch vụ NHBL trong so sánh với bán buôn
– Đối tượng DVNHBL gồm số lượng rất lớn các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hướng tới hàng triệu, hàng tỷ dân cư, hộ gia đình và hàng triệu doanh nghiệp SMEs (chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số doanh nghiệp trên thế giới, riêng Việt Nam số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 93%), lượng khách hàng thể nhân và SMEs của DVNHBL lớn hơn nhiều lượng khách hàng bán buôn. Đối tượng dịch vụ ngân hàng bán buôn gồm một số lượng hạn chế các NHTM có quy mô vừa và nhỏ, các TCTD (công ty tài chính, cho thuê tài chính…), các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty có quy mô lớn. Thông thường, một NHTM cung ứng song hành dịch vụ bán buôn và dịch vụ bán lẻ có số lượng khách hàng bán lẻ chiếm khoảng 70-90% tổng số lượng khách hàng.
– Số lượng giao dịch lớn, giá trị từng giao dịch nhỏ: Do khách hàng bán lẻ rất lớn về số lượng, rất đa dạng về nhu cầu nên số lượng giao dịch bán lẻ cũng lớn hơn rất nhiều so với số lượng giao dịch bán buôn. Tuy nhiên, giá trị các món vay tiêu dùng hoặc giá trị thanh toán hàng hóa dịch vụ của khách hàng thể nhân có giá trị nhỏ, giá trị các gói tín dụng cho SMEs cũng không lớn như các gói tín dụng cho khách hàng bán buôn. Tuy vậy, nếu tính tổng thì số dư huy động bán lẻ cũng tạo ra một nguồn vốn đáng kể, dư nợ tín dụng từ hoạt động bán lẻ cũng tạo được nguồn thu ổn định và tăng trưởng bền vững nếu NHTM duy trì và phát triển sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Là quan hệ tín dụng giữa NHTM với các cá nhân, hộ gia đình, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tín dụng bán lẻ mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi. Tín dụng bán lẻ bao gồm: Huy động vốn bán lẻ và cho vay bán lẻ.
Là việc các NHTM động viên các nguồn vón từ các cá nhân, hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xã hội để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Các hình thức chủ yếu bao gồm:
+ Tiền gửi tiết kiệm dân cư có kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm dân cư không không kỳ hạn,
+ Tiền gửi thanh toán
b) Huy động từ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
+ Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Tiền gửi thanh toán hay tài khoản vãng lai của các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
+ Tiền gửi phi giao dịch của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi
+ Phát hành kỳ phiếu, hối phiếu hoặc trái phiếu
Là hình thức cho vay trực tiếp đến người vay cuối cùng, chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gồm:
+ Cho vay cá nhân:
+ Cho vay hộ gia đình
+ Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
b) Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp;
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân;
+ Cho vay mua bất động sản;
+ Cho vay sản xuất nông nghiệp;
+ Cho vay kinh doanh xuất khẩu;
+ Tín dụng thuê mua
c) Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng
d) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
+ Cho vay không TSĐB: Cho vay tín chấp, không thế chấp hoặc bảo lãnh
+ Cho vay có đảm bảo: cho vay thế chấp bằng tài sản, hoặc được bảo lãnh
e) Căn cứ vào phương thức cho vay
+ Cho vay theo món vay
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi
+ Cho vay qua thẻ tín dụng
+ Tín dụng bảo lãnh (underwriting; L/C)
+ Tín dụng thông qua chiết khấu chứng từ có giá
+ Tín dụng thuê mua
f) Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay
+ Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn
+ Cho vay trả nợ nhiều lần hay còn gọi là cho vay trả góp
+ Tín dụng dựa trên chiết khấu giấy tờ có giá
+ Tín dụng chấp nhận
+ Tín dụng bảo lãnh
+ Tín dụng chứng từ
+ Tín dụng thuê mua
+ Thanh toán thông qua ủy nhiệm chi
+ Thanh toán thông qua ủy nhiệm thu (ghi nợ)
+ Dịch vụ chuyển tiền xuất khẩu/nhập khẩu
+ Thư tín dụng xuất khẩu/nhập khẩu
+ Nhờ thu xuất khẩu/ nhập khẩu
+ Thanh toán qua Pre-paid card
+ Thanh toán qua thẻ ATM
+ Thanh toán qua Debit card
+ Thanh toán qua Credit card
Dịch vụ thanh toán qua các loại hình ngân hàng điện tử
+ Thanh toán qua ebanking, mobile banking, SMS banking, phone banking
+ Dịch vụ thanh toán lương tự động
– Mobile banking, các giao dịch được thực hiện trên điện thoại thông minh.
– SMS banking, các giao dịch được thực hiện qua tin nhắn điện thoại di động.
– Telephone banking, giao dịch được thực hiện qua đầu số điện thoại cố định.
– Dịch vụ bao thanh toán, là nghiệp vụ trong đó doanh nghiệp bán các khoản phải thu cho ngân hàng bao thanh toán với mức chiết khấu nào đó.
– Dịch vụ thu đối ngoại tệ; Dịch vụ tư vấn tài chính; Dịch vụ cất giữ tài sản…
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhóm Ngân Hàng Thế Giới (Ngân Hàng Thế Giới trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!