Xu Hướng 4/2023 # Nhiệm Vụ Của Bộ Phận Kiểm Toán Nội Bộ Của Tổ Chức Tín Dụng, Chi Nhánh Ngân Hàng Nước Ngoài # Top 6 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Nhiệm Vụ Của Bộ Phận Kiểm Toán Nội Bộ Của Tổ Chức Tín Dụng, Chi Nhánh Ngân Hàng Nước Ngoài # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Nhiệm Vụ Của Bộ Phận Kiểm Toán Nội Bộ Của Tổ Chức Tín Dụng, Chi Nhánh Ngân Hàng Nước Ngoài được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại tổ chức tín dụng trình Ban kiểm soát xem xét, phê duyệt sau khi báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.

2. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm hoặc đột xuất và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch hoặc kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

3. Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị, bộ phận, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chính sách, thủ tục, quy trình hoặc các vấn đề trong hoạt động) dựa trên mức độ rủi ro (cao, trung bình hoặc thấp) và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với tất cả những vấn đề có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm toán nội bộ cần thông báo kịp thời về bản chất và ảnh hưởng đối với hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục những vấn đề này.

4. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý những vi phạm; đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

5. Đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động nhằm ngăn ngừa, khắc phục những điểm yếu đã được báo cáo; các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; và theo dõi cho đến khi các vấn đề này được xử lý thỏa đáng.

6. Lập báo cáo kiểm toán; thông báo và gửi kịp thời kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định tại Điều 26, 27 và 28 Thông tư này.

7. Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của hoạt động ngân hàng.

8. Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng công tác kiểm toán nội bộ.

9. Thiết lập hồ sơ về trình độ năng lực và các yêu cầu cần thiết đối với kiểm toán viên nội bộ để làm cơ sở tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; lập kế hoạch tuyển dụng và bố trí đầy đủ nhân sự để đảm bảo công việc giám sát từ xa được liên tục; tổ chức đào tạo liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho kiểm toán viên nội bộ.

11. Tư vấn cho Người điều hành, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các bộ phận nghiệp vụ thực hiện các dự án xây dựng, áp dụng mới hay sửa đổi những quy trình nghiệp vụ quan trọng; cơ chế quản trị, điều hành; quy trình nhận dạng, đo lường, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn; hệ thống thông tin, hạch toán, kế toán; thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới với điều kiện không ảnh hưởng tới tính độc lập của kiểm toán nội bộ.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát giao.

Trân trọng!

Kiểm Toán Nội Bộ Ngân Hàng Thương Mại

Kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại

Ngày 23/08/2017 &nbsp&nbsp&nbsp 4,994 lượt xem ĐỀ CƯ­ƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHTM

2. Số tín chỉ: 3 3. Phân bổ thời gian: 48 tiết

Giảng lý thuyết trên lớp: 30

Tự học/nghiên cứu: 6

4. Điều kiện tiên quyết: Kế toán ngân hàng 1

5. Mục tiêu của môn học:

Sau khi nghiên cứu môn học, người học phải nắm bắt được những kiến thức sau:

Nguyên tắc tổ chức, thiết lập và điều hành hoạt động kiểm toán nội bộ của một TCTD;

Áp dụng các phương pháp kiểm toán, vận dụng kết hợp các kiến thức về pháp luật, kiến thức chuyên ngành để thực hiện kiểm toán nội bộ các hoạt động cơ bản của một TCTD như: Kiểm toán hoạt động huy động vốn, kiểm toán hoạt động tín dụng, kiểm toán hoạt động kinh doanh giao dịch và các hoạt động khác…

Bên cạnh các kỹ năng cơ bản về kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ thì học viên cần đặc biệt nắm vững các phương pháp, kỹ thuật nhằm thực hiện chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ là kiểm toán hoạt động

Trang bị về kỹ năng: Các kỹ năng sau sẽ được rèn luyện trong quá trình nghiên cứu môn học:

Kỹ năng nghiên cứu và làm việc độc lập

Kỹ năng viết và trình bày về một vấn đề khoa học tương đối trọn vẹn

Kỹ năng làm việc theo nhóm

Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

6. Tóm tắt nội dung môn học:

Kiểm toán nội bộ là môn học hướng dẫn sinh viên vận dụng các kiến thức cơ bản của Lý thuyết kiểm toán và của các môn học chuyên ngành khác để hiểu và có thể xây dựng một mô hình lý tưởng của bộ phận kiểm toán nội bộ nói riêng và hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung của một NHTM đồng thời có thể thực hiện việc kiểm toán các mảng nghiệp vụ của một NHTM như kiểm toán nghiệp vụ tín dụng, kiểm toán nghiệp vụ huy động vốn, kiểm toán nghiệp vụ kinh doanh giao dịch và kiểm toán các nghiệp vụ khác…Môn học Kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại không chỉ giúp cho học viên có kiến thức, cơ sở khoa học để thực hiện kiểm toán các Báo cáo tài chính, các báo cáo kế toán quản trị của NHT, kiểm toán việc tuân thủ các quy định của ngành của đơn vị mà môn học đặc biệt đi sâu vào chức năng kiểm toán hoạt động – chức năng đặc biệt quan trọng của kiểm toán nội bộ. Bằng cách kết hợp các chuẩn mực kiểm toán, kế toán với các chuẩn mực cũng như kinh nghiệm quốc tế trong từng mảng nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, học viên sẽ có cái nhìn về mô hình hoạt động chuẩn tắc từ đó có khả năng phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý nói chung cũng như từng mảng nghiệp vụ nói riêng của đơn vị mình, giúp kiểm soát hoạt động ngân hàng tốt hơn, quản trị rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Khóa học đi sâu vào nghiên cứu các nội dung chính sau:

Những vấn đề cơ bản về Kiểm soát nội bộ NHTM: Nghiên cứu 5 thành tố cơ bản của hệ thống Kiểm soát nội bộ theo mô hình COSO và vận dụng vào hoạt động kinh doanh NH

Tổng quan về Kiểm toán nội bộ NHTM: nghiên cứu về khái niệm, tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ trong NH, các chuẩn mực kiểm toán nội bộ.

Phương pháp và quy trình kiểm toán nội bộ: làm rõ phương pháp và quy trình kiểm toán áp dụng trong kiểm toán nội bộ tại NHTM.

Kiểm toán nội bộ các nghiệp vụ cơ bản: vận dụng phương pháp và quy trình kiểm toán nội bộ nhằm thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động cấp tín dụng, hoạt động huy động vốn, hoạt động kinh doanh giao dịch và các hoạt động khác…

7. Yêu cầu đối với học viên:

Ý thức tổ chức, kỷ luật: Có ý thức kỷ luật tốt, nghiêm túc trong mọi hoạt động, tính tự chủ và cầu thị.

Sách chuyên khảo: Kiểm toán nội bộ NHTM (Học viện Ngân hàng)

Tài liệu tham khảo/bài đọc:

Internal Auditing: Assurance and Consulting Services; The IIA Research Foundation; July 2007

Auditor’s Risk Management Guide: Integrating Auditing and ERM; Paul J. Sobel; CCH Incorporated; June 2007

Internal Auditing: Basics and Best Practices; David McNamee; Pleier Corporation; 2005

Tài liệu chuyên sâu và quy định pháp lý:

Luật các TCTD

Luật kiểm toán

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán

Hệ thống chuẩn mực kế toán

Tài liệu về các nguyên tắc kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro trong Ngân hàng (BASEL I&II) – Ủy ban giám sát Ngân hàng Basel

Thông tư 44/2011/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư 13&19/2010/TT-NHNN về các chỉ tiêu đảm bảo an toàn của TCTD QĐ 493/2005/QD-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Các văn bản pháp lý khác…

Các tài liệu điện tử/website:

TS. Nguyễn Hồng Yến

Ths. Trịnh Hồng Hạnh

Ths. Nguyễn Bảo Huyền

Ths. Nguyễn Minh Phương

Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Hương

11. Lịch trình giảng dạy

Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Ngân Hàng Nhà Nước Chi Nhánh Tỉnh Hà Tĩnh

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH HÀ TĨNH

(Được quy định tại Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 của Thống đốc NHNNVN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

1. Vị trí, chức năng

– Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Điều 1 Quyết định này (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước). Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.

– Chi nhánh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Thống đốc) thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật với các nội dung sau:

– Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.

– Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

– Giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

– Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

– Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.

– Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

– Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng khi được Thống đốc ủy quyền.

– Quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định.

– Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm gửi theo phân công ủy quyền của Thống đốc.

– Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

– Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa công sở.

– Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

– Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định.

– Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh.

– Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

3. Cơ cấu tổ chức.

–  Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ.

– Phòng Tiền tệ – Kho quỹ và Hành chính.

– Thanh tra, giám sát ngân hàng.

– Phòng Kế toán – Thanh toán.

Thanh tra, giám sát ngân hàng và Phòng Kế toán – Thanh toán có con dấu riêng để dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh quy định trên cơ sở nội dung của Phụ lục đính kèm.

4. Lãnh đạo, điều hành

– Lãnh đạo và điều hành Chi nhánh là Giám đốc. Giúp việc Giám đốc có một số Phó giám đốc. Tổ chức và hoạt động của Chi nhánh thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chế độ thủ trưởng.

– Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc:

+ Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Quyết định này; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về hoạt động của Chi nhánh;

+ Phân công nhiệm vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó giám đốc, các phòng trong Chi nhánh;

+ Quản lý biên chế, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức và người lao động theo phân cấp ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật;

+ Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ; công tác kiểm soát nội bộ; công tác thanh tra, giám sát; xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật;

+ Tham mưu, trình Thống đốc xem xét chấp thuận hoặc chấp thuận theo ủy quyền của Thống đốc danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn và thực hiện đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật;

+ Có ý kiến bằng văn bản với Tỉnh ủy, Thành ủy và với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trước khi các đơn vị này thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và tương đương của đơn vị trực thuộc trên địa bàn.

Trong trường hợp cần thiết, có quyền kiến nghị với cấp có thẩm quyền đình chỉ công tác, xử lý hành chính hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cán bộ, viên chức, người lao động thuộc tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn có hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

+ Yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh;

+ Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước trước cơ quan pháp luật tại địa phương theo ủy quyền của Thống đốc;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

– Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó giám đốc:

+ Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những nhiệm vụ được phân công phụ trách;

+ Tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Chi nhánh theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chế độ thủ trưởng;

+ Khi Giám đốc đi vắng, một Phó giám đốc được ủy quyền (bằng văn bản) thay mặt Giám đốc điều hành công việc chung của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc đã giải quyết và báo cáo lại khi Giám đốc có mặt.

             

Sơ Đồ Tổ Chức Nhà Hàng Và Nhiệm Vụ Từng Bộ Phận

Sơ đồ tổ chức nhà hàng và nhiệm vụ từng bộ phận

1. Ban Giám đốc

Vai trò của Ban Giám đốc trong nhà hàng chính là điều hành – giám sát – quản lý chung tất cả các công việc lẫn nhân viên. Họ là người có tiếng nói và quyết định cuối cùng đến các vấn đề quan trọng của nhà hàng như lên chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển cho đơn vị mình. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh mang tính đột xuất, có tính chất nghiêm trọng cũng cần có sự đồng ý của Ban Giám đốc.

2. Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là người hỗ trợ đắc lực cho Ban Giám Đốc, họ đảm nhận các hạng mục công việc:

Phân công và tổ chức phân công nhân sự thuộc cấp quản lý.

Giám sát các công việc nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất trong khu vực mà mình phụ trách.

Chịu trách nhiệm tài chính cho nhà hàng.

Phối hợp với Bếp trưởng để cập nhât, thay đổi hay xây dựng thực đơn cho nhà hàng.

Điều phối công việc của nhân viên. Đưa ra quyết định khen thưởng hay xử phạt nhân viên thuộc cấp quản lý của mình.

3. Giám sát nhà hàng

Sắp xếp và bố trí nhiệm vụ cho nhân viên thuộc cấp mình quản lý.

Giám sát quá trình hoạt động của nhân viên.

Đề xuất khen thưởng, xử phạt hoặc tuyển dụng thêm nhân viên.

Phối hợp với các bộ phận khác.

4. Bộ phận Lễ tân

Được xem là hình ảnh đại diện cho nhà hàng nên bộ phận Lễ tân có vai trò cực kỳ quan trọng trong sơ đồ nhà hàng. Những người làm trong bộ phận này chịu trách nhiệm đón/tiễn khách, giải đáp các thắc mắc cũng như xử lý các khiếu nại của khách hàng. Nếu có vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát thì lập tức thông báo với cấp trên để giải quyết.

5. Bộ phận Phục vụ

Cùng với Lễ tân, bộ phận Phục vụ chịu trách nhiệm đón và tiễn khách, sắp xếp chỗ ngồi và gợi ý cho khách chọn món, phục vụ nhu cầu của khách trong suốt thời gian khách thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng. Sau khi khách rời khỏi, nhân viên Phục vụ còn có trách nhiệm dọn dẹp và sắp xếp lại không gian ăn uống của khách.

6. Bộ phần quầy Bar

Đây là khu vực cung cấp thức uống cho thực khách nên nhiệm vụ của nhân viên quầy Bar là tạo ra các thức uống ngon, bổ dưỡng và đẹp mắt cho thực khách. Dĩ nhiên, họ cũng có trách nhiệm giữ gìn khu vực quầy Bar của mình sạch sẽ và tươm tất.

7. Bộ phận Bếp

Là bộ phận quan trọng bậc nhất tại nhà hàng, những nhân viên trong khu vực Bếp sẽ chịu trách nhiệm chế biến các món ăn chất lượng và có tính thẩm mỹ, mang lại sự hài lòng cho thực khách và níu chân họ quay lại. Trong khu vực Bếp có Bếp trưởng, Bếp phó, Ca trưởng, Đầu bếp, Phụ bếp,… để trao đổi và phối hợp với nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ đó.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhiệm Vụ Của Bộ Phận Kiểm Toán Nội Bộ Của Tổ Chức Tín Dụng, Chi Nhánh Ngân Hàng Nước Ngoài trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!