Xu Hướng 12/2023 # Nguyên Nhân Và Giải Pháp Hạn Chế Sinh Viên Bỏ Học # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Và Giải Pháp Hạn Chế Sinh Viên Bỏ Học được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SINH VIÊN BỎ HỌC

1. Đặc điểm của người học và nguyên nhân dẫn đến bỏ học nhiều:

– Ở độ tuổi này, các em rất dễ bị lôi kéo, ham chơi, rất thích thể hiện cái tôi nên các em rất dễ bị cám dỗ và lao vào các cuộc ăn chơi dẫn đến việc nghỉ học thường xuyên và cuối cùng là bỏ học.

– Hầu hết trình độ của các em không đều nhau giỏi khá ít trung bình là hầu hết ,nếu các em không tiếp thu được bài, không hiểu bài, các em cảm thấy tiết học nặng nề, tâm trạng luôn luôn chán nản, lo âu, không muốn đi học và thấy việc học rất nặng nề. Nếu thầy, cô hỏi tới không hiểu thì “quê”, hay trả bài không thuộc kỹ thì bị rầy… về lâu dài sinh ra chán nản và bỏ học.

– Họ sợ hãi khi phải đối mặt với thất bại nếu như còn phải tiếp tục đi trên con đường học hành, sợ kết quả yếu kém của mình, sợ cha mẹ, sợ gia đình, sợ bạn bè lối xóm, sợ mọi người cười chê. Sự học của các em bổng trở nên nặng nề, đầy áp lực, đau khổ.

– Phần đông các em ở xa gia đình không ai quản lý nên ham chơi không lo học.

– Họ không có động cơ học tập rõ ràng: học để làm gì? Các em nhận thức rằng: đi học không giúp ích được gì cho cuộc sống của mình, kiến thức không biến thành kỹ năng sống, không mang lại lợi ích cho người học.

– Hầu hết ý thức học tập chưa cao nên thường hay đi trễ, tự ý nghỉ học, các em hình như thích thì đi học, không thích thì nghỉ, điều đó dẫn đến học tập sút kém, ảnh hưởng đến nền nếp học tập và cuối cùng họ lại bỏ học vì phải học lại nhiều môn.

– Họ không nắm được kiến thức cơ bản, càng lên lớp cao, các em càng đuối sức nên chán nản, bỏ học. Có một số em vào lớp học không tập trung, nói chuyện, làm thầy cô bực mình. Thầy cô khiển trách – về nhà phụ huynh lại la rầy các em. Từ đó các em đâm ra nản chí, nảy sinh ý nghĩ cúp học một buổi đi chơi thử, nếu thầy, cô không biết, cha mẹ không phát giác ra kịp thời, thì các em sẽ tiếp tục nghỉ thử lần thứ hai, thứ ba, dần dần thành nghỉ thiệt một tuần, nửa tháng… và từ đó các em từ từ rời xa lớp học, rời xa bạn bè và thầy cô lúc nào mà các em chẳng hay.

– Các em trong lớp không đoàn kết, hay chơi theo nhóm, bè phái, không hòa đồng và không hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề học tập, cuộc sống.

– Nhà trường và Đoàn thanh niên không tạo được nhiều sân chơi lành mạnh và bổ ích cho sinh viên như đi tham quan và giao lưu các lớp. – đâm ra lười biếng và nghỉ học nhiều, cuối cùng dẫn đến bỏ học.

Vì vậy quan tâm đến việc chuyên cần cho các em là một việc làm rất cần thiết nhằm giảm tỷ lệ bỏ học cũng như giúp các em đạt kết quả tốt trong học tập.

+ Giúp người học nhận thức rằng việc học là vô cùng cần thiết, là điều bắt buộc, học cho mình, học để có kiến thức, để biết, để làm và để sống… Họ phải tự mình trả lời 3 câu hỏi: lý do học, học cái gì và học như thế nào, từ đó học sẽ học một cách tích cực hơn.

+ Giúp họ hiểu rằng họ đã thực sự cố gắng trong việc học chưa. Hỏi họ xem bỏ học vì lý do nào: vì không hiểu bài, học không nổi hay là vì không đủ thời giờ để… đi chơi. Chán học, bỏ học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, vì sức khỏe kém, vì tố chất tự nhiên từ lúc còn nhỏ… Nhưng các em có đủ sức khỏe để thể hiện mình lúc tham gia vui chơi cùng bạn bè, thậm chí đua xe, đánh nhau và các trò khác….Các em có thể ngồi hàng nhiều giờ hay cả ngày để lướt net, để trở thành một cao thủ siêu đẳng trong game thì không thể bảo các em thiếu khéo léo, thiếu thông minh. Vậy tại sao em cảm thấy chán nản, cảm thấy không còn chút hứng thú gì khi “phải” vào lớp, đến trường? Vì sao em vẫn rất ham muốn được hiểu biết thêm nhiều điều trên thế giới nhưng lại e ngại đến trường, nơi sẽ sẵn sàng cho các em kiến thức cùng bao bạn bè thân vui?

– Giảng viên giảng dạy nên thường xuyên điểm danh và kiểm tra bài của sinh viên cho điểm . Hình thức này có tác dụng vì sinh viên sợ bị điểm kém, nếu sinh viên nghỉ học từ 2 buổi trở lên (hay điểm danh xong mà bỏ về luôn thì xin xem như buổi đó vắng mặt). Vì vậy, điểm danh có hiệu quả cũng là một giải pháp, không chỉ hạn chế số SV bỏ tiết mà còn tạo ra sự công bằng giữa các SV.

– GVCN phải đi sâu đi sát với lớp chủ nhiệm, thường xuyên quan tâm đến lớp; quan hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn lớp và cả phụ huynh. Các tổ tự quản và BCS lớp phải kết hợp với nhau để bám sát tình hình học tập của lớp, các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống để kịp thời báo cáo với GVCN và nhà trường giải quyết. Ví dụ: gọi điện hay gửi thư về cho gia đình …

– Nhà trường cần có biện pháp hữu hiệu để nắm được thông tin chính xác về bản thân cũng như gia đình học sinh để có thể liên lạc được một cách nhanh chóng và kịp thời nhất khi có sự cố cần đến sự hỗ trợ của gia đình HS.

Tuy nhiên để giúp đỡ các em trong việc học, ngoài các biện pháp mang tính khách quan và bắt buộc trên thì yếu tố duy trì sự chuyên cần trong học tập cho các em là vô cùng quan trọng.

Nếu giảng viên chủ nhiệm không kịp thời nắm bắt và tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời thông báo đến phụ huynh thì chắc chắn số ngày nghỉ của các em càng nhiều. Hệ quả kéo theo là kết quả học tập của các em sẽ vô cùng tồi tệ.

– GV phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh nghỉ học không phép.

Chúng ta phải bình tĩnh, khéo léo, tìm hiểu nguyên nhân và dùng các biện pháp tâm lý hạn chế từ từ. Đối với những trường hợp vi phạm lần đầu hoặc ít hơn ta dùng lời lẽ phân tích sự có hại khi các em vi phạm đi học chưa đều, khuyên răn. Song song, ta tìm cho em đó một người bạn tốt, học lực thuộc loại khá, giỏi kết thành đôi bạn học tập nhằm giúp em học sinh đó trong soạn bài, làm bài tập. Trường hợp ngoại lệ nếu biện pháp giáo dục từ trường không có hiệu quả thì ta phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Và sự cộng tác không thể thiếu là hợp tác với giáo viên bộ môn chia nhóm học tập, để cho giáo viên hiểu từng hoàn cảnh của mỗi em vì ngoài việc truyền kiến thức, người giảng viên cần nghiên cứu, tìm ra cách dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi…. Đặc biệt là chúng ta phải sử dụng các phương pháp giảng dạy dễ hiểu nhất, tạo cho các em sự hứng khởi, say mê cho các em thông qua các cách dẫn dắt từ thật dễ đến khó và có thể lồng ghép những trò chơi có thưởng. Tôi nghĩ rằng với cách làm đó sẽ lôi cuốn các em. Từ đó, các em nhận ra được việc học rất hữu ích và cần thiết cho bản thân và gia đình. Vì ngoài việc làm giàu cho kiến thức của mình, các em sẽ vui hơn khi được cô khen, thầy thưởng. Do đó việc nghỉ học chắc chắn sẽ giảm.

– Ngoài ra, việc lập ra biểu điểm thi đua mặt chuyên cần giữa các lớp trong nhà trường cũng là một biện pháp hạn chế hoặc ngăn chặn việc nghỉ học trong học sinh ở các lớp. Nhà trường cần khen thưởng và khiển trách kịp thời và công việc này phải làm thường xuyên sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc nghỉ học của các em.

– Nên định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho các em hiểu để các em thích thú trong việc học và việc làm sau này.

– Phải kết hợp giữa nhà trường và gia đình để quản lý và tạo điều kiện cho các em học tôt hơn.

– Đoàn Thanh niên khoa nên liên hệ với Đoàn thanh niên của trường để thường xuyên tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động vui chơi bổ ích cho các em nhân dịp các ngày kỷ nhiệm như văn nghệ, các hoạt động thể thao, hội thảo, hoạt động từ thiện hay tình nguyện hè …

– Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho sinh viên như các CLB, hoạt động ngoại khóa, giáo dục pháp luật và các tệ nạn xã hội, sinh sản vị thành niên giáo dục giới tính cho các em. Nếu các em đang học nữa chừng mà có con thì sẽ nghỉ học.

– Lãnh đạo khoa nên phân công những người có tâm huyết và có kinh nghiệm làm chủ nhiệm , đặc biệt những GV này cần được trực tiếp giảng dạy tại lớp mà họ chủ nhiệm để hiệu quả công việc đạt được cao hơn.

– Hoặc đưa ra cuộc vận động “Phòng chống học sinh bỏ học” để làm tốt hơn công việc này.

– Đưa ra giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho chính những giảng viên bộ môn để duy trì sỉ số, coi việc duy trì sĩ số là một trong các tiêu chí để đánh giá thi đua trong công tác giảng dạy.

– Chúng ta nên có chính sách khen thưởng, động viên các thầy cô có thành tích tốt trong việc giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học của lớp mình đảm nhận.

Tạo được nền nếp học tập, chuyên cần của sinh viên là góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên bộ môn nói chung và giúp sinh viên học yếu, học sinh trung bình có được vốn kiến thức cơ bản, không bị một lỗ hổng kiến thức nào khác. Từ đó giúp các em tự tin, nắm vững bài học. Tất nhiên kéo theo sau là sự hứng khởi, sự yêu thích chuyện học hành. Các em sẽ gắn kết với trường lớp hơn và chắc chắn đạt được kết quả tốt trong học tập, nhất là trong kỳ kiểm tra, thi và tốt nghiệp khi ra trường.

Nguyên Nhân Sinh Viên Bỏ Học Và Giải Pháp Khắc Phục

Lấy nội dung ” vì sao sinh viên bỏ học và giải pháp để giảm tỷ lệ bỏ học” vào mỗi buổi sinh hoạt lớp hằng tháng tôi đều lấy ý kiến của sinh viên, cho các em nêu nguyên nhân tại sao các bạn bỏ học, đa số ý kiến cho rằng do các bạn không có ý thức học tập, coi nhẹ việc học, nên không thích đến trường . Nhưng theo bản thân tôi các em nghỉ học do một số nguyên nhân sau:

– Nghỉ học vì thi đậu đại học

– Chưa định hướng được nghề mình chọn nên khi vào học thấy không thích

– Gia đình cho đi học nhưng các em thiếu ý thức học tập

– Đi du học

– Do hoàn cảnh gia đình không đủ khả năng đi học

– Trốn nghĩa vụ

Từ những nguyên nhân trên tôi xin phân tích từng nguyên nhân vào đưa ra giải pháp

Nghỉ học vì thi đầu đại học hay chưa định hướng được nghề mình sẽ đi.

Các em chưa định hướng ngành nghề rõ ràng, do chọn nghề theo bạn bè, hoặc do nhu cầu xã hội, nên khi học một thời gian cảm thấy chán nản, bỏ học hoặc chuyển sang học nghề khác. Nguyên nhân thứ 2 là do “Tâm lý của học sinh, phụ huynh vẫn thích vào học đại học. Có trường hợp các em chọn học cao đẳng nghề, nhưng trong quá trình học cố gắng luyện thi để thi đại học”. Điều này cũng dễ lý giải vì sao các trường cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp công lập lẫn ngoài công lập, hằng năm đều có “hao hụt” học sinh trong quá trình học hoặc sau khi tốt nghiệp.

– Từ nguyên nhân trên tôi xin đưa ra giải pháp: trường hợp các em có nghị lực phấn đấu thi và đậu vào đại học thì tôi xin không đưa ra giải pháp, riêng trường hợp các em chưa định hướng được nghề nghiệp thì nhà trường nên có một bộ phận hướng nghiệp rõ ràng cho các em trong giai đoạn tuyển sinh và trong học kỳ 1 năm đầu tiên

– Nhà trường nên xây dựng và hiệu chỉnh lại chương trình đào tạo hệ cao đẳng, vì có thể một số nội dung và môn học chưa phù hợp với trình độ của sinh viên hệ cao đẳng, vì đa phần các em vào trường là những thành phần nhát học, nhưng chúng ta nặng về lý thuyết nhiều quá chính vì vậy gây cho các em sự nhàm chán và không đạt được mục tiêu mong muốn.

– Nâng cao thiết bị học tập, để cho sinh viên thực hành nhiều hơn.

– Tổ chức cho các em đi thực tế

Gia đình cho đi học nhưng do các em thiếu ý thức học tập:

Trường hợp này nó cũng rơi vào một phần của trường hợp thứ nhất, vì bản thân các em đã có năng lực yếu kém, không thích đến trường nên nhà trường, nên nhà trường cần làm sao cho các em thích đến trường như cho các em đi thực tế, tổ chức những chương trình cho các em vui chơi. Trường hợp chúng ta không khích lệ dược các em thì chúng ta vận động gia đình khuyên nhủ các em đến trường, một bộ phận không kém phần quan trọng để ràng buộc các em đến trường là bộ phận giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.

Có khi nào các thầy cô đứng lớp thắc mắc và tìm cách lý giải cho những giờ học rất nhiều SV bỏ tiết, nhưng có những giờ học lại rất đông đủ?

Điều này xuất phát từ việc thầy cô có điểm danh chặt hay không. Nếu thầy cô chỉ điểm danh theo kiểu gọi tên, SV ( một ai đó ở dưới) hô “có” thì rất dễ xảy ra tình trạng điểm danh hộ. Còn nếu như điểm danh chặt thì ít có SV nào dám cúp tiết. Vậy có cách nào để điểm danh và quản lý chặt SV không?

Xin nêu ra một vài cách đó là: điểm danh nhìn mặt, điểm danh giấy rồi thầy đi thu từng bàn và đếm số SV, và SV còn phải sợ hơn nếu có một lời cảnh báo từ phía thầy cô: nghỉ học từ 2 buổi trở lên hay điểm danh xong mà bỏ về luôn thì xin mời học lại. Vì vậy, điểm danh có hiệu quả cũng là một giải pháp, không chỉ hạn chế số SV bỏ tiết mà còn tạo ra sự công bằng giữa các SV.

Nếu điểm danh chặt mà SV vẫn còn tiếp tục bỏ tiết thì chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ nguyên nhân vì sao?

Vậy lý do SV bỏ tiết là gì? Cũng có những lý do chính đáng, nhưng lý do tiêu cực đó chính là do SV buồn ngủ, lười đi học, ngại trời mưa, không có cảm hứng học, môn học chán, hay…thầy cô dạy chán.

Theo bản thân tôi trường hợp này có thể khắc phục theo cách sau :

– Cho các bạn nghỉ học thành lập thành 1 nhóm và tổ chức cho các bạn một chương trình vui chơi cụ thể là: Chúng ta đưa ra trò chơi cam kết đi học và bầu ra một bạn làm thủ quỹ, nếu bạn nào nghỉ học một ngày thì phải nộp cho thủ quỹ một số tiền ( theo quy định của nhóm ), số tiền này cuối tháng hoặc cuối kỳ sẽ dẫn cả nhóm đi uống café, nếu cả nhóm đều đi học đủ thì GVCN sẽ dẫn nhóm đi uống càfe vào cuối kỳ, như vậy các em có thêm một trò chơi và hứng thú hơn khi đến lớp đỡ lẫn nhau trong học tập.

– Khuyến khích SV học và tìm nguồn cảm hứng từ bè bạn:

Cũng giống như một buổi đi chơi không thể vui khi vắng bạn bè, một môn học có thể trở thành niềm say mê của SV khi được bạn bè tác động. GVCN có thể giúp đỡ SV của mình tham gia các nhóm tự học tập tại nhà với bạn bè. Qua đó GVCN định hướng những mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng cho SV (để tránh tình trạng buôn dưa lê) hoặc giúp đỡ các SV yếu kém kết bạn với những bạn học “cực đỉnh” trong lớp để có thể hiểu vì sao bạn ấy lại giỏi đến vậy.

Những giải pháp trên chỉ để hỗ trợ cho SV, khiến những buổi học thú vị hơn. Điều cốt yếu vẫn là chính bản thân SV mà thôi. Khi SV kiên quyết nói không, những cám dỗ chẳng thể nào nói có được, đúng không nào?

3. Gia đình quá khó khăn không có điều kiện để đi học, phải nghỉ học ở nhà đi làm phụ giúp gia đình kiếm miếng ăn hằng ngày. Để những SV này trở lại trường thì cần tạo điều kiện cho các em. Bởi vì chỉ khi nào gia đình các em ổn định về kinh tế thì các em mới dồn tâm trí cho chuyện học được. Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ những gia đình khó khăn có con em đi học như hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế, có chính sách ưu đãi đặc biệt. Ngoài ra, nhà trường cũng nên tích cực trong việc vận động kêu gọi sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp để xây dựng quĩ học bổng giúp đỡ học sinh nghèo.

Ngoài những giải pháp trên nhà trường nên có những biện pháp thưởng – phạt( là hình thức để các em phấn đấu – ví dụ: có những suất học bổng nho nhỏ để làm tục tiêu cho các em phấn đấu )

GVHa Lien

Giải Pháp Hạn Chế Học Sinh Bỏ Học

Kính thưa:

– Quí vị đại biểu;

– Quí thầy cô giáo.

Tôi xin thay mặt toàn thể giáo viên trường THCS Phổ Thạnh, tham gia báo cáo tham luận về “làm thế nào để hạn chế học sinh bỏ học”.

Tình trạng học sinh bỏ học và đi học không đều là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay . Theo thống kê của trường THCS Phổ Thạnh, tỉ lệ bỏ học của học sinh trong các năm học vừa qua như sau:

Năm học 20232023: số học sinh bỏ học 17 HS, tỷ lệ: 1.26%

Năm học 20232023: số học sinh bỏ học 13 HS, tỷ lệ: 0.95%

Năm học 20232023 số học sinh bỏ học: 15 HS, tỷ lệ: 1,06%.

Trung bình 3 năm học thì mỗi năm học có 15 HS bỏ học, tỷ lệ là 1.09%.

Thời điểm học sinh bỏ học chủ yếu tập trung sau hè và sau kì nghỉ Tết nguyên

đán. Trong thời gian đó, học sinh thường bị lôi kéo bởi các đối tượng đã nghỉ học trước đó, đã làm ra tiền.

II. NGUYÊN NHÂN HỌC SINH BỎ HỌC

– Phổ Thạnh là một trong những xã vùng ven biển của huyện Đức Phổ, là địa phương đa ngành nghề nhưng tập trung nhiều nhất chủ yếu là nghề biển, cha mẹ thường xuyên xa nhà, hơn nữa do chủ yếu phát triển kinh tế biển nên đa số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em, còn khoáng trắng cho nhà trường. Đa số phụ huynh chưa động viên thuyết phục con mình đến lớp, có tư tưởng học cũng được, không học cũng được.

– N hiều HS ỷ lại kinh tế của gia đình vững vàng, nên chưa có định hướng tốt để tập trung chăm lo cho việc học , có suy nghĩ không nhất thiết phải học vẫn có thể làm ra tiền. Nhiều HS bị bạn bè đã nghỉ học lôi kéo đi làm kiếm tiền

– Do tác động của cơ chế thị trường làm cho 1 bộ phận phụ huynh và học sinh chưa nhận thức được vai trò của việc học tập hiện nay, dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng. Do công tác hướng nghiệp chưa tốt nên nhiều học sinh và phụ huynh còn tư tưởng để con em đi học thì sau này ra trường cũng không có việc làm nên nghỉ học sớm.

– Một số học sinh bỏ học sớm để tránh đi nghĩa vụ quân sự, tập trung nhiều ở học sinh khối 6, 7.

– Do bản tính ham chơi nhất là các trò chơi điện tử, lười học, lại thiếu sự quan tâm của gia đình dẫn đến học yếu, lười học, bỏ học. Nhiều em bị hỏng kiến thức cơ bản của các lớp dưới dẫn đến kết quả học tập không tốt nên thường chán nản và bỏ học.

III. GIẢI PHÁP

– Công tác chủ nhiệm của giáo viên chưa thật sự đi vào chiều sâu.

– Công tác phối với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường: GVCN cần thường xuyên phối hợp với GVBM, Liên đội và Chi Đoàn để nắm bắt tình hình học tập của học sinh để có giải pháp kịp thời.

– Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” nhằm thu hút học sinh đến trường, làm sao cho tất tả học sinh thấy được ( mỗi ngày đến trường là một ngày vui ). Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, đưa các trò chơi dân gian vào trường học, giúp cho học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Tổ chức tốt công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém; xây dựng khối đoàn kết trong lớp để các em có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau.

– Tổ tư vấn học đường của nhà trường cần hoạt động hiệu quả hơn. Tổ tư vấn có trách nhiệm tìm hiểu nắm được hoàn cảnh, tâm tư của từng em nhất là những học sinh có nguy cơ bỏ học để sớm giúp đỡ kịp thời.Tổ tư vấn cần có kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng việc kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm đỡ đầu cho từng em cụ thể .Về mặt tinh thần, hàng tuần tổ tư vấn mời những em có nguy cơ bỏ học đến để động viên, hỏi thăm và phối hợp với các đoàn thể như Đoàn, Đội, Công đoàn có việc làm thiết thực để giúp các em.

– Đối với việc học sinh bỏ học thì việc quan trọng đầu tiên người giáo viên chủ nhiệm cần làm là tìm hiểu được chính xác nguyên nhân vì sao các em bỏ học để đưa ra biện pháp tác động đúng, hiệu quả. Người giáo viên cần phải khéo léo lựa chọn biện pháp tác động phù hợp cho từng loại nguyên nhân, và cho dù đó là biện pháp nào thì giáo viên cũng cần phải cân nhắc đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Khi các em đã quay lại trường học thì cần theo sát các em, giúp đỡ, động viên, nhắc nhở, khuyên bảo kịp thời.

– GVCN cần thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho HS, đặc biệt là trong xu thế các em bị tác động bởi tư tưởng học xong không xin được việc làm nên bỏ học sớm.

Tóm lại, để làm tốt công tác hạn chế tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường THCS, đòi hỏi phải có sự thống nhất cao giữa các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể xã, hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, gia đình các em học sinh. Ngoài ra phải nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với con em của mình. Đây là yếu tố hết sức quan trọng góp phần thành công lớn trong công tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường THCS. Bởi vì người dân không có nhận thức cao, không có trách nhiệm trong việc cho con em đến trường, thì công tác vận động học sinh đến trường, công tác dạy học và giáo dục gặp rất nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả như mong muốn.

Mong tất cả các cấp, các ngành cùng vào cuộc, nhằm đào tạo những thế hệ trẻ, có đủ đức, đủ tài cống hiến cho đất nước. Đưa đất nước phát triển, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bài tham luận của bản thân còn mang tính chủ quan, rất mong quý vị đại biểu, lãnh đạo nhà trường và quý thầy cô giáo tham gia góp ý để đưa ra các giải pháp hạn chế học sinh bỏ học một cách hiệu quả nhất.

Cuối cùng xin chúc quí đại biểu, quí thầy cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn.

Làm Gì Để Hạn Chế Sinh Viên Bỏ Học

Tư vấn tuyển sinh giúp thí sinh hiểu nhằm định hướng ngành nghề ngay từ ban đầu.

Ảnh hưởng định hướng nghề

Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển ĐH, mấy năm nay, Bộ GD&ĐT chủ trương không khống chế thí sinh đăng ký NV xét tuyển. Tuy nhiên, tình trạng sinh viên nghỉ học sau khi theo học một thời gian khá nhiều. “Có tới hơn 5% trên tổng số sinh viên đỗ vào trường đã bỏ học sau hai học kỳ đầu tiên. Lý do bởi các em đăng ký tới 6, 7 NV nhưng lại trúng tuyển ở NV gần cuối cùng”, TS Phạm Thanh Hà, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Giao thông vận tải giải thích.

Có những ý kiến cho rằng, việc Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh đăng ký nhiều NV đáp ứng được tính nhân văn của ngành đối với người học trong giáo dục và thi cử. Từ quan niệm này, theo PGS, TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), việc mở nhiều NV cho thí sinh không có bất cập, nhất là khi Bộ GD&ĐT đã có phần mềm sàng lọc ảo. Thí sinh đăng ký nhiều NV nhưng chỉ neo đậu ở một NV là chuyện bình thường. Nhưng, dưới góc độ chuyên môn và định hướng ngành nghề, PGS Anh Tuấn cho rằng Bộ GD&ĐT nên cân nhắc giới hạn NV. “Điều này nhằm ngoại trừ nguy cơ học sinh đỗ ở NV thấp quá thì sau này vào học, sự gắn bó với trường, tính yêu nghề và gắn bó với nghiệp không cao. Việc đó sẽ gây ra hậu quả rất lớn cho nhiều bộ phận khác nhau như đảo lộn trong đào tạo; gia đình tốn kém tiền bạc; người học lãng phí về thời gian, học phí, chi phí sinh hoạt. Bộ nên cân nhắc chỉ cho thí sinh lựa chọn năm NV đã là nhiều”, PGS Anh Tuấn kiến nghị.

Mở rộng tư vấn truyền thông

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nên tăng cường truyền thông tuyển sinh để thí sinh và người nhà hiểu nhằm định hướng ngành nghề ngay từ ban đầu. Nhận thức rõ sức mạnh của truyền thông nên tại thời điểm này, nhiều trường ĐH đã in tờ rơi giới thiệu về trường, khoa, ngành và chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, khối xét tuyển, cơ hội việc làm khi ra trường. Nhiều trường đã thành lập các tổ truyền thông làm nhiệm vụ tư vấn trực tiếp, trực tuyến để trả lời câu hỏi của thí sinh thông qua website, fanpage, facebook… Năm 2023 này, mô hình “đại sứ sinh viên” vẫn đang được nhiều trường ĐH thực hiện bởi mang lại hiệu quả thiết thực. Từng nhóm sinh viên đã được tập huấn cách tư vấn lan tỏa đến trường THPT – nơi đã từng học để giới thiệu cho các em học sinh khóa sau về trường mình đang theo học. Trường ĐH ấy có những truyền thống, đặc điểm gì, chủ trương phát triển mô hình đào tạo, thuận lợi và thử thách đối với sinh viên…

Nhiều năm làm công tác tuyển sinh, PGS, TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, thí sinh rất khó xác định mình làm được gì, thích nghề gì nhất, sở trường ra sao. Vì thế việc chọn ngành chỉ có tính chất tương đối, quan trọng hơn là thái độ đối với việc học. Chẳng hạn, khi đã chọn ngành rồi, các em phải học tập nghiêm túc, phấn đấu hết mình. Còn nếu thấy học khó lại nản, thời gian qua đi, cơ hội đến không biết nắm bắt thì rất khó thành công. Còn việc tư vấn chọn ngành theo nhu cầu nhân lực cũng rất khó vì nền kinh tế của đất nước đang phát triển, biến động nghề nghiệp diễn ra rất mạnh nên người học phải thích ứng. Về phía các nhà trường ĐH nên thực hiện đào tạo trên diện rộng với những kiến thức căn bản.

Giải Pháp Hạn Chế Học Sinh Bỏ Học Và Bạo Lực Học Đường

Vấn đề đáng quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội là thực thi tốt các quyền cơ bản của trẻ em, để những mầm non của đất nước được chăm sóc, giáo dục, phát triển toàn diện. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ chính là tình trạng trẻ bỏ học và bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.

Học sinh ở xã Đạ Tông – huyện Đam Rông

Năm học 2023 – 2023 là năm thứ 3 ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục và đào tạo Lâm Đồng đã đạt được những thành quả đáng kể. Bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm của ngành và toàn xã hội, trong đó việc duy trì sĩ số học sinh, hạn chế học sinh bỏ học là một chỉ tiêu quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

Theo con số thống kê của ngành, từ năm học 2013 – 2014 đến học kỳ I năm học 2023 – 2023, toàn tỉnh có 5.158 học sinh bỏ học. Cụ thể: Năm học 2013 – 2014, số học sinh bỏ học là 1.649 em, chiếm 0,67% tổng số học sinh; năm học 2014 – 2023 có 2.359 học sinh bỏ học, chiếm 0,98% và tính đến hết học kỳ I năm học 2023 – 2023 có 1.150 học sinh bỏ học (chiếm 0,46%). Như vậy, tỉ lệ học sinh bỏ học của học kỳ I năm học 2023 – 2023 có giảm so với năm học trước. Đối tượng học sinh bỏ học ở cấp tiểu học rất ít, chủ yếu là học sinh THPT. Học sinh bỏ học tập trung ở các trường thuộc vùng sâu, vùng khó khăn, vùng DTTS.

Nguyên nhân học sinh bỏ học chủ yếu là: Sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa tốt, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng phó mặc con em cho nhà trường; điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ không đủ điều kiện cho con đến trường buộc các em phải nghỉ học để phụ việc nhà và lao động sớm; học sinh lười học, học lực yếu, kém nên mặc cảm tự ti với bạn bè, ngại đến lớp rồi bỏ học; một số em không có ý chí vươn lên trong học tập, ham chơi hoặc thích đi làm nên bỏ học. Hiện tượng tảo hôn ở một số địa phương vẫn xảy ra, đặc biệt là học sinh nữ của các dân tộc phía Bắc di cư vào, yêu sớm, lớp 8 – 9 đã bỏ học để lập gia đình. Điều kiện đường sá đi lại khó khăn, nhiều em ở cách trường hơn 10 km, không có phương tiện đi lại nên nghỉ học thường xuyên, kiến thức mất căn bản nên học lực yếu, kém rồi chán nản bỏ học.

Bạo lực học đường cũng là một trong những nguyên nhân khiến học sinh bỏ học. Theo ghi nhận của Trường THCS & THPT Tây Sơn, từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2023 -2023, xảy ra 42 vụ bạo lực học đường với 153 học sinh vi phạm. Cao nhất là năm học 2009 – 2010 có 15 vụ với 54 học sinh, riêng 2 năm học gần đây đã giảm xuống 2 vụ/năm với 4 – 8 học sinh vi phạm. Học sinh đánh nhau vì những lý do tưởng chừng đơn giản như “tại nó nhìn đểu em” hoặc “tại nó sĩ” hay tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp, hay mách chuyện với thầy cô… hoặc những vụ việc học sinh va chạm xảy ra ngoài trường, ngoài gia đình nhưng lại gọi bạn bè đến đánh nhau…

Nguyên nhân bạo lực học đường được Trường THCS & THPT Tây Sơn nhận định: Do trường có 2 cấp học với số học sinh quá đông, trên 2.200 em/56 lớp nên công tác quản lý học sinh còn gặp nhiều khó khăn; không ít phụ huynh vì hoàn cảnh khó khăn mà thiếu sự quan tâm đến con em, ngược lại, cũng không ít gia đình có điều kiện thì quá nuông chiều khiến con em dễ hư. Kinh nghiệm phòng chống bạo lực học đường của Trường THCS & THPT Tây Sơn là huy động tất cả các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, đội tự vệ tham gia vào việc đảm bảo an ninh trật tự trường học; tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm nội quy và bạo lực học đường; nhà trường quản lý chặt chẽ số học sinh chưa ngoan (cá biệt), phối hợp chặt chẽ với Công an địa phương trong việc quản lý, giám sát, ngăn chặn các hành vi phạm pháp, vi phạm an toàn giao thông và bạo lực học đường.

Nhiều Giải Pháp Hạn Chế Học Sinh Bỏ Học, Lưu Ban

Học sinh Trường THCS An Thạnh đến trường. Ảnh: PH. Hân

Tình trạng học sinh bỏ học và lưu ban trên địa bàn tỉnh được kéo giảm qua từng năm. Các trường có cố gắng khắc phục nhưng vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng học sinh lưu ban ở các cấp và bỏ học sau dịp nghỉ hè.

Tình trạng học sinh bỏ học sau nghỉ hè ở huyện Thạnh Phú xảy ra từ nhiều năm nay. Mỗi năm, số lượng học sinh bỏ học có giảm nhưng chưa nhiều. Năm học 2014-2023, có 95 học sinh bỏ học, tập trung ở các trường trung học cơ sở (THCS): An Thạnh, An Thuận, An Điền và Thạnh Hải. Trường THCS An Thạnh còn 22 học sinh chưa vào lớp, tăng 3 em so với năm học trước. Thầy Đào Văn Tài – giáo viên phụ trách phổ cập THCS của Trường THCS An Thạnh cho biết: Hiện số học sinh chưa vào lớp cao hơn năm trước, rải rác ở các khối lớp. Có nhiều học sinh học lực giỏi nhưng phải bỏ học vì gia đình quyết định cho nghỉ học.

Chị Hồ Thị Ngọc Loan ở ấp 3, xã Mỹ An là mẹ của em Lê Anh Tầng, quyết định cho con nghỉ học để phụ giúp gia đình khi Tầng mới học xong lớp 7. Chị Nguyễn Thị Ngọc Lin – Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ An cho biết: Ban vận động xã đã đến vận động nhưng vẫn chưa thuyết phục được chị Loan cho em Tầng trở lại lớp. Hiện em Tầng ở nhà phụ nuôi bò, cha mẹ đi làm lưới. Gia đình em Tầng không thuộc diện nghèo. Ban vận động xã sẽ tiếp tục vận động để em sớm đến lớp.

Thực tế cũng có nhiều học sinh trí nhớ kém, nhiều năm phải ở lại lớp nên mặc cảm, ngại học chung với các bạn nhỏ tuổi… rồi nghỉ học luôn. “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhưng nguyên nhân chủ yếu là do học sinh có kết quả học tập yếu kém, nhiều năm không được lên lớp dẫn đến nản chí. Trên 80% học sinh bỏ học do gia đình chưa quan tâm đúng mức. Một số ít gia đình làm ăn thua lỗ, cho con nghỉ học để phụ giúp công việc nhà. Học sinh thuộc diện hộ nghèo luôn được hưởng đúng chế độ như miễn giảm học phí và hỗ trợ dụng cụ học tập”, thầy Trần Văn Hùng – phụ trách phổ cập giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Thạnh Phú cho biết.

Ở huyện Giồng Trôm, có 27 học sinh bỏ học từ đầu năm học, 153 học sinh lưu ban tập trung ở các trường THCS: Hưng Nhượng, Châu Bình. Theo ông Đặng Thanh Hải – chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Giồng Trôm, nguyên nhân chủ yếu do học sinh lười học, học yếu kém dẫn đến chán nản. Ngoài ra, một số em còn mê chơi game, thường xuyên trốn học, gia đình không quan tâm. Để kéo giảm tình hình học sinh bỏ học và lưu ban trong thời gian tới, Phòng GD-ĐT huyện Giồng Trôm ngoài việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề giáo viên, từng trường xây dựng và phân công giáo viên phụ đạo cho các học sinh yếu kém; thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kiểm tra thời gian học tập tại nhà của các em học sinh.

Những năm gần đây, các phòng GD-ĐT đã tham mưu UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống học sinh bỏ học, với sự tham gia của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể để kéo giảm tình trạng học sinh bỏ học. Trước ngày khai giảng năm học mới, các trường rà soát danh sách học sinh, giao giáo viên chủ nhiệm cùng ban vận động cấp xã đến từng gia đình động viên, phân tích nguyên nhân và từng lúc có biện pháp giúp đỡ đối với gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Theo ông Võ Quốc Khanh – Phó Chánh văn phòng Sở GD-ĐT, năm học 2014-2023, toàn tỉnh có 1.066 học sinh bỏ học trong hè (giảm 111 học sinh), có 124 học sinh bỏ học đầu năm, trên 2 ngàn học sinh lưu ban ở 3 cấp học. Phần lớn học sinh bỏ học do học lực yếu kém, lười học, gia đình không quan tâm. Các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống học sinh bỏ học, triển khai nhiều biện pháp và đã vận động được 272 học sinh trở lại trường trong năm học này.

Ông Khanh cho biết thêm, ngoài việc vận động các em học sinh bỏ học theo học lại tại các lớp bổ túc văn hóa, Sở chỉ đạo các trường tổ chức, giao nhiệm vụ cho tổ chuyên môn hướng dẫn phụ đạo cho học sinh yếu kém, giúp các em ôn lại kiến thức căn bản, ngăn chặn tình trạng lưu ban, bỏ học trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các trường còn phối hợp với các đoàn thể địa phương khuyến khích, động viên các em đến lớp, hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng học sinh bỏ học.

Phan Hân

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Và Giải Pháp Hạn Chế Sinh Viên Bỏ Học trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!