Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Của Stress Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xã hội ngày càng phát triển thì số người phải chịu đựng những hậu quả của stress ngày càng nhiều. Stress và hệ lụy của nó tác động nên hầu hết tất cả đối tượng và mọi mặt trong cuộc sống của họ. Hầu hết người bệnh mắc bệnh này tâm trạng thường bị bất ổn và sa sút trầm trọng kèm theo tư duy và hành động cũng đều có sự thay đổi. Việc chuẩn đoán bệnh không quá khó khăn nhưng biểu hiện của stress thường không rõ ràng nên cũng có nhiều trường hợp người bệnh không biết mình đang mắc bệnh. Tuy nhiên để có thể đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả cho vấn đề stress của mình thì việc tìm hiểu kỹ nguyễn nhân của stress sẽ giúp chúng ta tháo gỡ vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân chung dẫn đến vấn đề stress của người bệnh:
Do trải qua những cú sốc tâm lý trong quá khứ
Những cú sốc tâm lý có thể khiến người bệnh stress trong tương lai
Những người đã trải qua những biến cố, những chấn thương về tâm lý sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng stress kéo dài. Thật vây, những nghiên cứu gần đây của các nhà tâm lý học đã chứng minh một đứa trẻ bị những cú sốc về tâm lý khi còn nhỏ thì những căng thẳng về mặt thể chất, hành vi và cảm xúc ảnh hưởng suốt cuộc đời chúng. Những đứa trẻ tiếp xúc với những chấn thương tâm lý sớm thường dễ dàng tìm đến các chất kích thích như rượu , bia, thuốc lá, ma túy nên khiên tình trạng stress và căng thẳng trở nên trầm trọng hơn ở tuổi trưởng thành. Đây cũng là một nguyên nhân được đánh giá khá sâu xa trong việc hình thành stress tâm lý và là một trong những nguyên nhân khó giải quyết bởi nó in sâu từ trong tiềm thức để hình thành những hành vi, và thói quen trong tương lai của người bệnh.
Do nhưng chấn động tinh thần khi mất đi điều quan trọng
Cũng giống như những cú sốc tâm lý trong quá khứ, những chấn động tinh thần của người bệnh khi mất đi người thân yêu nhất, mất đi việc làm yêu thích hay mất đi một người quan trọng trong mối quan hệ tình cảm thì sẽ đẩy người bệnh vào trạng thái stress nặng nề. Cách lựa chọn đối mặt với vấn đề của mỗi người là khác nhau nhưng tuy nhiên có một điểm chung là hầu như tất cả mọi người sẽ phải trải qua vấn đề căng thẳng và mệt mỏi trong thời gian đó. Cũng có rất nhiều trường hợp người bệnh stress kéo dài dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như Trầm cảm, rối loạn lo âu toàn thể.
Do vấn đề tài chính
Vấn đề tài chính
Vấn đề tài chính cũng là một nguyên nhân cơ bản gây stress cho con người. Nghiên cứu cho thấy những người độc lập về tài chính, có đời sống kinh tế dư dả hơn sẽ sống thoải mái và thư giãn hơn những người nghèo và những người còn phụ thuộc vào người khác. Trường hợp thất nghiệp, mất đi công việc kiếm tiền cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái bế tắc, từ đó hình thành lên những dòng suy nghĩ tiêu cực, những rối loạn lo âu, những căng thẳng mệt mỏi.
Do vấn đề sức khỏe
Khi bản thân người bệnh gặp vấn đề sức khỏe thì sẽ gia tăng khả năng bị stress căng thẳng kéo dài bởi trong đầu người bệnh luôn thường trực những suy nghĩ lo lắng về tình hình bệnh tật, đến những lo sợ về khả năng chữa khỏi bệnh, chi phí để trang trải bệnh tật khiến người bệnh trượt dài trong những suy nghĩ lo sợ. Cảm giác stress luôn thường trực. Tuy nhiên các nhà khoa học đã đưa ra lời khuyên cho người bệnh không nên quá căng thẳng với vấn đề bệnh tật bởi khi bị stress những căng thẳng sẽ khiến bệnh trở nên nặng nề hơn. Do vậy nếu đàng mắc một trong những vấn đề về sức khỏe thì nên giữ tinh thần lạc quan và thoải mái để cải thiện sức khỏe tinh thần và đáp ứng điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Do mối quan hệ cá nhân
Do mối quan hệ cá nhân
Có đôi khi người bệnh bị căng thẳng stress bởi những mối quan hệ cá nhân như vợ chồng cãi vã, cha mẹ mâu thuẫn trước mặt con cái, các mối quan hệ bạn bè sứt mẻ cũng là nguyên nhân hình thành những suy nghĩ tiêu cực gây stress cho não bộ. Tuy nhiên những stress căng thẳng này không gây ra quá nhiều căng thẳng bởi nó sẽ được giải tỏa khi các mối quan hệ được giải quyết êm đẹp.
Do gặp những tình huống thực tế nguy hiểm
Người bệnh bị stress do gặp những tình huống nguy hiểm như tai nạn ô tô xe máy, hỏa hoạn cũng đang là một trong những nguyên nhân cơ bản được thực tế chứng minh. Rất nhiều những ám ảnh kéo theo sau những sự vật sự việc nguy hiểm khiến người bệnh căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người bệnh. Việc bị ám ảnh căng thẳng kéo dài do gặp các tình huống nguy hiểm cũng là nguyên nhân gây ra các chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ cho người bệnh.
Stress do công việc là những phản ứng không tốt về mặt cảm xúc cơ thể khi xuất hiện những áp lực, những yêu cầu công việc vượt ra ngoài khả năng của bản thân. Stress do công việc có thể định nghĩa ngắn gọn hơn là sự mất cân bằng giữa các yêu cầu quá sức của công việc và cuộc sống của mỗi các nhân.
Stress do công việc
Nếu stress do công việc không được giải quyết sẽ dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức về cả thể chất và sức khỏe tinh thần cũng vì thế mà bị ảnh hưởng như đánh giá thấp bản thân mình, cảm giác tuyệt vọng bao trùm, hoặc nghiêm trọng hơn có thể buông bỏ công việc hiện tại để rồi đẩy bản thân mình vào trạng thái vô định dẫn đến trầm cảm vì thất nghiệp sau đó.
Một số nguyên nhân dẫn đến stress do công việc có thể kể đến:
Làm việc không đúng sở trường: Đây có thể được coi là nguyên nhân thường gặp nhất bởi tất cả chúng ta không ai có thể thoải mái nhất khi mặc một chiếc áo không vừa do vậy khi làm một công việc không đúng ở thích, sở trường của mình người bệnh sẽ không thể làm việc hiiệu quả và đạt kết quả cao được. Từ đó năng suất công việc k đạt kết quả gây chán nản stress cho người bệnh.
Môi trường làm việc quá khốc liệt, cạnh tranh cao: Việc hàng ngày phải giải quyết số lượng công việc quá nhiều với năng lực và thời gian của bản thân sẽ khiến người bệnh không tránh khỏi những căng thẳng mệt mỏi, đồng thời việc phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái áp lực kéo dài. là nguyên nhân gây ra strsss trong công việc. Cũng có thể căng thẳng đến từ những người quản lý hối thúc công việc hay sự cầu toàn khó tính, cứng nhắc trong công việc của họ cũng khiến người bệnh trở nên mệt mỏi trên đường đua.
Môi trường làm việc nhàm chán, không tìm ra hướng phát triển bản thân: Như nguyên nhân bên trên thì môi trường quá khốc liêt, áp lực sẽ gây stress cho người bệnh nhưng nếu công việc quá nhàm chán sẽ đẩy người bệnh vào trạng thái mất phương hướng, vô định, không tìm ra hướng đi phát triển bản thân cũng như tìm tòi những tiềm tàng trong con người mình. Không biết làm gì tiếp theo và đi theo hướng nào cũng sẽ nhất chìm người bệnh vào stress
Khi xảy ra xung đột với đồng nghiệp hoặc cấp trên: Mối quan hệ trong công việc rất quan trọng, trường hợp mối quan hệ bị mất đi hoặc bế tắc thì điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và gây ra stress cho người bệnh
Do chính bản thân mình: Trong con người mỗi chúng ta hầu như đều có những luồng suy nghĩ mẫu thuẫn. Những người hiểu được bản thân mình nghĩ gì thường sẽ biết định hướng công việc cũng như tìm hướng phát triển cho bản thân mình. Tuy nhiên nếu đặt ra cho mình quá nhiều tham vọng khi thực hiện không tốt sẽ gây chán nản và căng thẳng cho chính bản thân.
Xem bài viết sau để giảm stress: Mẹo vặt giúp giảm stress tức thì
Nguyên nhân dẫn đến stress của sinh viên
Nếu như những sinh viên thành thị chịu áp lực học tập và những vấn đề cảm xúc thì những sinh viên từ tỉnh lẻ theo học ở các trường đại học lớn lại có nhiều những áp lực từ nhiều phía hơn. Một số nguyên nhân chung dẫn đến stress của sinh viên cụ thể:
Nguyên nhân dẫn đến stress ở sinh viên
Áp lực về học phí: Những áp lực về học phí đối với những sinh viên tỉnh lẻ là một trong những nguyên nhân gây ra stress cho sinh viên. Với tình trạng học phí tăng dần theo từng năm thì điều này có lẽ sẽ là nguyên nhân gây ra stress kéo dài của sinh viên.
Áp lực về chi phí sinh hoạt tăng cao: Không chỉ có những áp lực về học phí. Áp lực về chi phí sinh hoạt cũng làm cho nhiều sinh viên rơi vào trạng thái bế tắc căng thẳng stress. Do bản thân vẫn chưa làm ra kinh tế nên khi phải chi trả một số tiền lớn cho sinh hoạt tại các thành phố lớn sẽ không tránh khỏi những suy nghĩ lo âu, áp lực hàng ngày khiến cơ thể bị stress.
Áp lực học tập: Đây là vấn đề hầu như xảy ra ở tất cả tất cả chúng ta khi trải qua quãng đời sinh viên. Việc học tập ở các trường đại học , những kiến thức chuyên môn, áp lực thi cử , áp lực về điểm số sẽ gây ra cho sinh viên nhiều chăng thẳng. Đã có rất nhiều trường hợp sinh viên thức đêm nhiều ngày để ôn thi khiến cơ thể suy nhược, mọc mụn và đặc biệt tình trạng stress trở nên nghiêm trọng hơn.
Căng thẳng từ phía gia đình: Sinh viên có gia đình không hòa hợp, bố mẹ cãi nhau, anh chị em không thương yêu đùm bọc sẽ khiến người bệnh trở nên căng thẳng trong tính cách. Cũng có nhiều trường hợp sinh viên cũng bị áp lực do sự quan tâm quá lớn từ phía gia đình ,
Áp lực với nỗi cô đơn: Điều này đang ngày càng xảy ra với nhiều sinh viên không chỉ với những sinh viên tỉnh lẻ xa gia đình mà còn với những sinh viên ở thành thị bởi cô đơn là trạng thái cảm nhận hàng ngày của mỗi người, cảm giác cha mẹ không quan tâm, cô đơn do phải “bước đi” một mình. Việc sử dụng smart phone và những vấn đề công nghệ cũng khiến sinh viên rơi vào trạng thái cô đơn sau đó.
Một số cách để khắc phục tình trạng căng thẳng (stress):
Thiền trong vài phút mỗi ngày giúp tâm trí thoải mái, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi
Đi bộ thư giãn, hít thở không khí trong lành giúp cơ thể loại bỏ những yếu tố tiêu cực gây mệt mỏi, căng thẳng
Chia sẻ cảm giác căng thẳng của mình với người tin tưởng giúp giải phóng năng lượng tiêu cực, giúp tâm trạng thoải mái hơn
Thử các kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ hoặc các giấc ngủ ngắn giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng.
Sử dụng liệu pháp an toàn để giảm căng thẳng, lo âu như Ecologic Barrier. Đây là sản phẩm thuộc nhóm psychobiotics (những chủng lợi khuẩn đường ruột tác động trên tâm trạng) được chứng minh lâm sàng có khả năng điều tiết trạng thái tâm lý, giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và tăng cường ghi nhớ sau stress.
Bệnh Còi Xương: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Phòng Tránh
Còi xương là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, biểu hiện bằng tình trạng loạn dưỡng xương. Bệnh thường hay gặp ở lứa tuổi dưới 3 tuổi. Vùng dịch tễ hay gặp trẻ em còi xương là miền núi, nơi sương mù nhiều, ít ánh nắng. Do đó dẫn đến việc tổng hợp Vitamin D bị thiếu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa của Canxi và Photpho, là những nguyên liệu cần thiết tạo nên bộ khung xương.
Tuy nhiên trẻ em thành thị cũng có thể bị còi xương do trẻ được bao bọc quá kỹ trong nhà, không được tắm nắng thường xuyên cũng dẫn đến thiếu tổng hợp Vitamin D.
Cũng theo số liệu thống kê tại Trung tâm khám tư vấn Viện Dinh Dưỡng thì bệnh còi xương là bệnh hay gặp nhất và có xu hướng tăng trong mấy năm gần đây tại Trung tâm, chiếm tới hơn một nửa số trẻ đến khám.
Ngoài vấn đề còi xương do thiếu Vitamin D bởi nguồn cung không đủ, bệnh còi xương còn do rối loạn chuyển hóa Vitamin D, khiến không đủ Vitamin D3 là loại tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo xương
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh còi xương là thiếu Vitamin D. vitamin D là yếu tố giúp tạo xương. Ngoài vitamin D cung cấp từ nguồn thức ăn, vitamin D còn được cơ thể tự tổng hợp dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Vitamin D tồn tại dưới 2 dạng là cholecalciferol (vitamin D3) – từ nguồn động vật, và ergocalciferol (vitamin D2)- do nhân tạo tăng cường vào thực phẩm, cả hai dạng được gọi chung là calciferol.
Các nguyên nhân thiếu vitamin D:
– Thiếu ánh nắng mặt trời: đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc nắng sớm sẽ hay bị ốm. Điều này rất đáng buồn vì nước ta là nước nhiệt đới hầu như quanh năm ánh nắng thừa thãi vậy mà tỷ lệ còi xương vẫn cao chỉ vì thiếu hiểu biết không cho con trẻ phơi nắng.
Các bà mẹ cần lưu ý trẻ 2 tuần tuổi đã cần được phơi nắng: tốt nhất là vào buổi sáng (khoảng 7h-8h) nếu không có thời gian thì buổi chiều (khoảng 4h-5h). Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15’/ngày tùy vào khả năng phơi nắng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động (nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể phơi nắng lâu hơn).
– Trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp do mẹ không /ít tiếp xúc ánh nắng.
– Sai lầm trong chế độ ăn dặm của trẻ:
+ Ăn sữa bò ở trẻ dưới 1 tuổi: là lứa tuổi nhu cầu vitamin D đang rất cao và nguồn dự trữ canxi hay thiếu hụt ở trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ non vì vậy ở những trẻ này rất dễ thiếu vitamin D dẫn đến còi xường.
+ Trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm (thịt) gây tình trạng toan chuyển hóa à tăng đào thải canxi ra nước tiểu.
– Các yếu tố thuận lợi khác: tuổi (càng nhỏ càng dễ bị còi xương), đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, bệnh nhiễm khuẩn, trẻ rối loạn tiêu hoá kéo dài.
Biểu hiện
– Các biểu hiện ở hệ thần kinh:
+ Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm)
+ Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình
+ Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều)
+ Đối với CX cấp có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, hay nôn, nấc khi ăn. Có thể co giật do hạ calci máu.
– Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò.
– Các biểu hiện ở xương:
+ Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh.
+ Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn
+ Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn.
+ Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong
– Toàn thân: nếu không được điều trị, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, da xanh thiếu máu, lách to.
Khi cần có thể làm các xét nghiệm để khẳng định bệnh và xác định mức độ bệnh: Phosphatase kiềm, Calci máu, phospho máu, chụp XQ xương
Phòng bệnh
Với mẹ: nên phòng từ khi có thai bằng cách:
– Mẹ nên tiếp xúc ánh nắng hàng ngày
– Mẹ uống ở quý cuối cùng của thời kỳ thai nghén nên bổ sung 1000 đến 1200UI/ngày hoặc một lần duy nhất 100.000 -200.000UI từ tháng thứ bảy, nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
Với bé:
– Ăn uống: tốt nhất là bú mẹ. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục uống sữa công thức tối thiểu 300ml/ngày, ăn tăng các loại đạm từ tôm cua cá trong bữa bột cháo hàng ngày. Tránh ăn dặm bột quá sớm khi trẻ mới 3, 4 tháng tuổi rất dễ gây còi xương.
– Tắm nắng, chơi ngoài trời với thời gian thích hợp 10-15′ mỗi ngày vào sáng hoặc chiều.
– Phòng bệnh đặc biệt bằng vitamin D: 400UI/ngày (đặc biệt cần với trẻ đẻ nhẹ cân thiếu tháng: vì giai đoạn 6 tuần trước sinh, bào thai được cung cấp tới 1/2 lượng canxi dự trữ của cả quá trình phát triển thai. Những trẻ này cần được bổ sung vitamin D ngay từ khi mới sinh cho tới khi trẻ đạt đến 2kg, hoặc bổ sung liên tục trong 6 tháng đầu, cùng với bú mẹ
– Bên cạnh đó để đảm bảo cho quá trình khoáng hoá xương tốt, bên cạnh bổ sung vitamin D cần bổ sung kèm theo Calci và phosphor đặc biệt ở trẻ nhẹ cân theo khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 với liều bổ sung calcium 2 mmol/kg thể trọng/ngày và phosphorus 0,5 mmol/kg thể trọng/ngày.
Hồng Vân
ad syt ad
Hãy Nêu Hiện Trạng, Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Giải Pháp Của Phòng Tránh Lây Nhiễm Hiv/Aids
HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư…Theo số liệu thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS trực thuộc Bộ y tế, tính đến ngày 17/4/2013 trên cả nước có 210.612 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có 54.361 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 54.485 người tử vong.Riêng tại Đồng Nai, theo Trung tâm phòng chống HIV/AIDS trực thuộc Sở y tế Đồng Nai thì: Tính đến tháng 4 năm 2013, đã có 6.169 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có 2.423 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 1.428 người tử vong;Và theo dự báo, nếu chúng ta không có những biện pháp hữu hiệu, thì đến năm 2020, số người lây nhiễm HIV/AIDS có thể lên đến 700.000 người…Và cứ mỗi ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam, lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS. Vì vậy biết cách tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:– Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.– Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.– Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:– Không tiêm chích ma túy.– Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.– Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV– Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,…3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:– Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.– Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.– Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Máy Giặt Vắt Yếu Cực Hiệu Quả
Các hiện tượng máy giặt vắt yếu
Trong chế độ spin rất lớn, tốc độ quay của lồng giặt của máy giặt có thể bị lắc rất mạnh. Nguyên do lồng giặt bị lắc mạnh, làm mất cân bằng khi quần áo bị dồn về một phía.
Nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy trước khi thiết bị quay với tốc độ cao sẽ phải trải qua những lần đảo chiều nhẹ, để đồ giặt chia đều và thực hiện các công đoạn quay vắt với tốc độ thấp trước khi chuyển sang tốc độ cao nhất.Đối với hiện tượng máy giặt vắt yếu, người dùng khó quan sát được tốc độ quay của lồng giặt và không nhận viết được tốc độ quay bị giảm ít.
Tuy nhiên, nếu tốc độ của máy giặt quay bị giảm nhiều, người sử dụng có thể phát hiện ra ngay nhờ tiếng kêu và độ rung khác thường. Mặt khác, sau khi thực hiện chức năng vắt thì máy giặt vắt quần áo không được khô như mọi khi. Đây cũng là hiện tượng máy giặt bị vắt yếu.
Lượng quần áo quá nhiều dẫn tới quá tải
Khi lồng của máy giặt có dấu hiệu quay yếu thì bạn cần phải kiểm tra khối lượng quần áo đã cho vào thiết bị trước tiên. Vì cấu tạo của mỗi máy giặt có khả năng chứa được một khối lượng quần áo nhất định. Bởi thế, mỗi loại máy ghi tải trọng ở trên thiết bị như 8; 8.5; 9kg…
Trước khi dùng thiết bị để giặt chăn hoặc áo khoác thì bạn cần đảm bảo máy giặt đó có chức năng giặt được những loại quần áo, chăn màn đó. Mặt khác, nếu số lượng quần áo quá nhiều thì bạn hãy chia thành nhiều lần giặt. Nhiều người còn giặt riêng quần hoặc áo để quần áo sạch sẽ hơn và máy không phải làm việc quá tải.
Do máy giặt đặt nơi không cân bằng
Nếu mát giặt bị đặt lệch hay nghiêng về một phía, chân kê dưới không chắc chắn, khiến thiết bị có độ lắc, rung mạnh. Khi đó, máy sẽ hoạt động không đúng với quy trình vắt.
Bộ lọc hoặc ống xả bị bẩn, tắc nghẽn
Một trong những nguyên nhân máy giặt vắt yếu chính là quần áo bị dính quá nhiều bùn đất, xi măng hay côn trùng chui vào bên trong máy. Cộng thêm nguồn nước không sạch dẫn tới tình trạng màng lọc hay ống xả bị tắc, làm cho chế độ vắt bị yếu.
Do đó, trước khi nhấn nút giặt, bạn cần phải kiểm tra kỹ bộ lọc nước hay xem kỹ phần ống xả có bị tắc chỗ nào hay không. Sau đó, bạn tiến hành tháo những bộ phận đó ra vệ sinh sạch sẽ.
Do Board mạch của máy giặt bị lỗi
Board của máy giặt được xem như là trung tâm điều khiển mọi chế độ hoạt động của thiết bị. Nếu bộ phận board máy giặt bị lỗi chương trình cài đặt thì quá trình hoạt động của sản phẩm sẽ bị gián đoạn. Đôi khi cũng có trường hợp board cấp tín hiệu cho máy thực hiện việc cấp nước vào, nhưng không cấp tín hiệu quay ở lồng giặt.
Những nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng máy giặt vắt yếu
Ngoài những nguyên nhân mà chúng tôi vừa thống kê ở trên thì máy giặt vắt yếu còn có những hiện tượng sau:
– Cánh cửa máy bị hở.
– Bên trong lồng giặt bám nhiều cặn bẩn gây kẹt và máy không vắt được.
– Phần khay chứa bột giặt chưa được đóng kín.
– Các linh kiện ở máy giặt cũ và không còn hoạt động tốt.
Tóm lại, nguyên nhân máy giặt bị yếu là do tốc độ quay của lồng giặt chậm hơn. Tức là động cơ và dây curoa của thiết bị chạy chậm hơn. Đồng thời phần điều khiển vẫn làm việc bình thường.
Nếu như chưa xác định được nguyên nhân làm cho chức năng của máy giặt có chế độ vắt yếu. Bạn cần liên hệ ngay tới kỹ thuật viên của hãng hoặc thợ sửa chữa chuyên nghiệp đến kiểm tra lại tổng thể thiết bị.
(Visited 1.433 times, 1 visits today)
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Của Stress Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!