Xu Hướng 12/2023 # Nghệ Thuật Ẩn Dụ Trong Ca Dao # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nghệ Thuật Ẩn Dụ Trong Ca Dao được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thơ ca trữ tình dân gian là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn dân tộc. Ý nghĩa cơ bản của thơ ca trữ tình dân gian là biểu đạt những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc của nhân dân.Những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc ấy được chuyển tải thông qua những hình ảnh giàu giá trị tạo hình và qua một thế giới nghệ thuật lung linh sắc màu. Một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của ca dao là ẩn dụ. 

1. Khái niệm

– Ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái khác mà bản thân cái được nói đến thì được ẩn đi một cách kín đáo.

2. Ý nghĩa của ẩn dụ trong ca dao.

a. Ý nghĩa nhận thức

 - Biện pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới, một lối tư duy mới về sự vật.

Tiếc thay hạt gạo tám xoan

Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà

Ở đây trong nghĩa hiển ngôn ta tiếp nhận được đặc điểm và suy ra mối quan hệ giữa gạo tám xoan, nồi đồng(những thứ đáng giá) với nước cà(là thứ vô giá trị) là mối quan hệ khập khiễng không tương xứng, từ nhận thức về mối quan hệ giữa các sự vật ấy giúp người tiếp nhận liên tưởng về những sự khập khiễng trong cuộc đời, về những sự vô tâm, vô tình, hờ hững của những mối quan hệ giữa con người.

 Như vậy rõ ràng ẩn dụ đã tạo ra một lối tư duy mới cả về phương diện miêu tả sự vật cụ thể lẫn những khái niệm trừu tượng, không định hình, khó đong đếm.

 

b. Ý nghĩa thẩm mỹ.

Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng những hình tượng nghệ thuật vừa khái quát vừa giàu chất thơ.

Quả đào tiên ruột mất vỏ còn

Buông lời hỏi bạn, lối mòn ai đi

Quả đào tiên là loại quả quý nhưng cái quý nhất là ruột thì lại mất rồi , chỉ còn lại cái vỏ mà thôi. Ngụ ý bài ca dao này nói về một cô gái không còn giữ được phẩm chất, nhân cách. Vậy thiết nghĩ ít có cách diễn đạt nào tế nhị, bóng bẩy và hay như thế.

 

c. Ý nghĩa biểu cảm

Trong đặc điểm của loại hình nghệ thuật sáng tác theo phương thức trữ tình, cái đọng lại trong lòng người tiếp nhận không chỉ ở chỗ sự vật ấy được phản ánh ra sao mà quan trọng là tình cảm, trạng thái tâm hồn của con người thể hiện như thế nào qua cách phản ánh ấy.

Trong thơ ca trữ tình dân gian, tính chất trữ tình đặc biệt được thể hiện qua các thán từ “trách ai”, “tiếc thay”…

Tiếc thay hạt gạo trắng ngần

Đã vo nước đục lại vần than rơm.

 

Trách người quân tử vô tình

Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao

 

    Em tưởng nước giếng sâu em nối sợi gầu dài

    Ai ngờ nước giếng cạn em tiếc hoài sợi dây

 

     Công anh bắt tép nuôi cò

    Cò ăn cò lớn cò dò lên cây.

Như vậy thông qua các thán từ, tác giả dân gian đã bộc lộ rất rõ cảm xúc, thái độ, tình cảm đối với đối tượng được đề cập, ca dao có bao hàm và chứa đựng hầu hết các ý nghĩa: Thẩm mỹ, nhận thức và biểu cảm.

 

Ca dao là thể loại văn học dân gian được các nhà nghiên cứu để tâm đến nhiều bởi giá trị nhiều mặt của nó. Những thế giới nghệ thuật trong ca dao như một mảnh đất rộng rãi và hấp dẫn cho những ai quan tâm, yêu thích vẻ đẹp của ca dao.

Trung tâm gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC

                                                                (nguồn từ internet)

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: [email protected]

Thủ Pháp Nghệ Thuật Trong Ca Dao Việt Nam

So sánh

Cấu trúc thủ pháp so sánh trong ca dao được phân thành so sánh trực tiếp và so sánh song hành.

So sánh trực tiếp là kiểu so sánh với sự hiện diện của các liên từ “như”, “như thể”, “cũng thế”. Trong cấu trúc so sánh trực tiếp có hai dạng:

– Cấu trúc so sánh triển khai, nghĩa là câu 6 nêu lên định đề có tính chất khái quát: A như B. Còn câu 8 là B’ nêu rõ đặc tính nào đấy của B theo dấu hiệu tương đồng.

Đôi ta như thể con tằm (A như B)

Cùng ăn một lá cùng nằm một nong (B’)

Nếu chỉ ví đôi ta như thể con tằm mà không có sự triển khai tiếp theo, chắc chắn người nghe sẽ thấy khó hiểu, không rõ con tằm ở đây được nhấn mạnh với đặc điểm gì. Vì vậy B’ đã triển khai rõ ràng cùng ăn một lá cùng nằm một nong để diễn tả một cách đặc sắc phù hợp với việc bộc lộ tình cảm của đôi lứa yêu nhau.

– Cấu trúc so sánh tương hỗ bổ sung, ở kết cấu này không có mệnh đề triển khai mà nêu lên một hoặc hai đối tượng cùng lúc so sánh với nhiều sự vật khác nhau. Các sự vật này có nét tương đồng hoặc đối lập nhau.

Có thể là một đối tượng (cái so sánh) được nhấn mạnh trong quan hệ liệt kê bổ sung:

Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu

Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây

Như chim chèo bẻo xa cây măng vòi

Đối tượng so sánh được so sánh với nhiều sự vật khác nhau nhằm nhấn mạnh đối tượng.

Có thể hai đối tượng trong quan hệ so sánh tương đồng:

Tình anh như nước dâng cao

Tình em như dải lụa đào tẩm hương

Anh và em được so sánh như nhau nhằm nhấn mạnh sự sâu sắc trong tình cảm của cả 2 đối tượng.

Có thể hai đối tượng trong mối quan hệ so sánh đối lập:

Anh như chỉ gấm thêu cờ

Em như rau má mọc bờ giếng khơi

Hai hình ảnh so sánh này hoàn toàn đối lập nhau. Hình ảnh so sánh với anh thì cao quý, với em thì dân dã, nhỏ nhoi.

So sánh song hành là kiểu so sánh chìm giữa hai vế không có liên từ “như”, “như thể”, “là”…

Cây rầu thì lá cũng rầu

Anh về anh bỏ mối sầu cho ai

Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con

Giữa hai vế A (bức tranh thiên nhiên), nêu lên những đặc điểm có tính ổn định mang tính quy luật của thiên nhiên và vế B (bức tranh tâm trạng) có nét tương đồng tạo nên sự so sánh ngầm (nhưng chưa hẳn là ẩn dụ vì chủ thể chưa ẩn đi hoàn toàn). Sự so sánh này làm tăng sức mạnh của lý lẽ được nêu ra, tạo nên sức mạnh của đòn bẩy nghệ thuật.

Ẩn dụ

Ẩn dụ trong ca dao có ba ý nghĩa:

Ý nghĩa nhận thức, đưa đến cho ta một nhận thức mới, một lối tư duy mới về sự vật.

Tiếc thay hạt gạo tám xoan

Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà

Ở đây trong nghĩa hiển ngôn ta tiếp nhận được đặc điểm và suy ra mối quan hệ giữa gạo tám xoan, nồi đồng (những thứ đáng giá) với nước cà (vô giá trị) là mối quan hệ khập khiễng không tương xứng, từ nhận thức về mối quan hệ giữa các sự vật ấy giúp chúng ta liên tưởng về những sự khập khiễng trong cuộc đời, về những sự vô tâm, vô tình, hờ hững của những mối quan hệ giữa con người.

Ý nghĩa thẩm mỹ, giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng những hình tượng nghệ thuật vừa khái quát, vừa giàu chất thơ.

Quả đào tiên ruột mất vỏ còn

Buông lời hỏi bạn, lối mòn ai đi

Quả đào tiên là loại quả quý nhưng cái quý nhất là ruột thì lại mất rồi, chỉ còn lại cái vỏ mà thôi. Ngụ ý bài ca dào này nói về một cô gái không còn giữ được phẩm chất, nhân cách.

Ý nghĩa biểu cảm. Trong đặc điểm của loại hình nghệ thuật sáng tác theo phương thức trữ tình, cái đọng lại trong lòng người tiếp nhận không chỉ ở chỗ sự vật ấy được phản ánh ra sao mà quan trọng là tình cảm, trạng thái tâm hồn của con người thể hiện như thế nào qua cách phản ánh ấy.

Trong thơ trữ tình dân gian, tính chất trữ tình đặc biệt thể hiện qua các thán từ “trách ai”, “tiếc thay”…

Tiếc thay hạt gạo trằng ngần

Đã vo nước đục lại vần than rơm.

Trách người quân tử vô tình

Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao

Như vậy thông qua các thán từ, tác giả dân gian đã bộc lộ rất rõ cảm xúc, thái độ, tình cảm đối với đối tượng được đề cập,.

Nghệ Thuật Chơi Chữ Trong Ca Dao Dân Ca Việt Nam

Trần Minh Thương

Chơi chữ là một nghệ thuật độc đáo trong ngôn ngữ nói chung và trong Tiếng Việt nói riêng. Có nhiều định nghĩa, khái niệm, … giải thích vấn đề này, xin được nêu một số ý kiến như sau:

Tự điển Tiếng Việt giải thích: “Chơi chữ là lợi dụng hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, v.v, … trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước, …) trong lời nói. (Hoàng Phê (chủ biên) – Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo Dục. H. 1994).

Từ điển thuật ngữ văn học gọi chơi chữ là “lộng ngữ” và giải thích là một biện pháp tu từ có đặc điểm: người sáng tác sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người, người nghe”. Các hình thức của lộng ngữ rất phong phú, trong đó có: nói lái, dùng từ đồng âm hoặc gần âm, dùng từ gần nghĩa, tách một từ thành các từ khác nhau. (có thể xem đây là hình thức của nghệ thuật chơi chữ – người viết chú thêm). Các tác giả trong quyển “từ điển” này cho rằng: nhìn chung các lộng ngữ đều mang tính hài hước, thường được sử dụng trong văn thơ trào phúng (có thể xem đây là tác dụng của nghệ thuật chơi chữ – người viết chú thêm). (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi – Từ điển thuật ngữ văn học – Nhà xuất bản Giáo Dục . H. 2007

Tác giả Hữu Đạt thì xem chơi chữ là một đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ thơ Việt Nam và nêu định nghĩa: “Chơi chữ là một biện pháp tu từ nghệ thuật dựa vào những khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, vận dụng linh hoạt đơn vị cơ bản của tu từ học (là chữ hoặc tiếng) đặt nó trong mối quan hệ nhiều chiều, nhiều phía với các đơn vị cùng bậc và khác bậc, nhằm khai thác tính chất nước đôi của các đơn vị ngôn ngữ dựa vào sự hiện diện của văn cảnh”. (Hữu Đạt – Ngôn ngữ thơ Việt Nam – Nxb Giáo dục. H. 1996).

Từ những cách lý giải trên soi rọi vào ca dao chúng ta dễ dàng thấy được nghệ thuật độc đáo mà ngày xưa cha ông ta đã vận dụng.

Từ những từ láy lại đơn giản:

Trong chúng ta ai đó đã từng nghe câu hát của những người làm “nghề ” nói thơ dạo của những năm cuối thế kỷ trước:

Vân Tiền, Vân Tiễn, Vân Tiên Ai cho đồng tiền tôi kể Vân Tiên.

Vân Tiên là tên nhân vật chính trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả dân gian khi hát đã láy lại thành câu lục “Vân Tiền, Vân Tiễn, Vân Tiên” trong cặp lục bát dẫn trên cho đủ lượng chữ cần thiết của một dòng thơ. Giá trị của việc chơi chữ ở đây chỉ có vậy.

Cũng tương tự như thế ta có thể dẫn chứng một trường hợp khác: chơi chữ bằng việc sử dụng từ láy kiểu như trên:

Con mèo, con mẻo, con meo Ai dạy mày trèo, mà chẳng dạy tao?

Từ “con mèo” được láy lại hai lần nhằm tạo âm hưởng cho câu thơ!

Với cách chơi chữ lặp đi lặp lại như thế, nhiều câu ca dao đã gợi nên cuộc sống quẩn quanh bế tắc không lối thoát của phận cái kiến, con ong ở xã hội ngày trước:

Leo phải cành cụt leo ra, leo vào Leo phải cảnh cụt leo vào, leo ra.

Hoặc như trong một tình cảnh khác, chơi chữ kiểu láy này để thể hiện nét nghĩa gắn lết không muốn xa rời nhau của đôi nam nữ “đá trót dan díu”…

Đó là cách chơi chữ bình thường vốn dĩ quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của ng dân quanh năm “một nắng hai sương” bên cánh đồng thửa ruộng. Trong thơ ca bình dân còn có nhiều kiểu “chơi chữ” khác mà dụng ý của nó cũng rất uyên thâm.

Chơi chữ bằng cách dùng hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa giữa từ đơn tiết với tiếng trong từ đa tiết:

Xin dẫn bài ca dao quen thuộc sau đây để làm ví dụ:

Một trăm thứ dầu, dầu chi là dầu không thắp? Một trăm thứ bắp, bắp chi là bắp không rang? Một trăm thứ than, than chi là than không quạt? Một trăm thứ bạc, bạc chi là chẳng ai mua? Trai nam nhi anh đối đặng thì gái bốn mùa xin theo.

Muốn biết nghĩa của các từ “dầu”; “bắp”; “than”; “bạc” trong các câu hát đố trên, ta xem tiếp phần đáp lại thì hiểu được sự điêu luyện của nghệ thuật này.

Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp. (Một dị bản khác: Một trăm thứ dầu, dãi dầu thì không ai thắp)

Một trăm thứ bắp, bắp chuối thì chẳng ai rang. (Một dị bản khác: Một trăm thứ bắp lắp bắp mồm, lắp bắp miệng thì chẳng ai rang)

Một trăm thứ than, than thân là than không ai quạt. Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua Chơi chữ là cách dùng các từ đơn tiết đồng âm nhưng khác nghĩa: Răng đó(5) không phân qua nói lại đôi lời cho đây hay?

Từ đó mà tác giả dân gian sử dụng trong bài ca dao trên vừa là danh từ chỉ một dụng cụ đánh bắt, vừa là đại từ chỉ nơi chốn được “mượn” làm đại từ nhân xưng chỉ người. Từ là thú vị và đa tầng nghĩa nhất vậy.

Gợi lên một ý nghĩa khác “tục” mà thanh bởi từ “đẩy” đa nghĩa (cả nghĩa trong khẩu ngữ) của câu ca dao sau đây:

Em ơi nên lấy thợ bào Khom lưng ảnh đẩy cái nào cũng êm

Xét từ ngữ nghĩa tường minh của văn bản thì không có gì hết, nó chỉ miêu tả một hành động bình thường của anh thợ mộc làm động tác bào cây, gỗ, nhưng xét về nghĩa hàm ẩn của nó thì thật là “độc”, mà cái “độc” ấy là do nghệ thuật “chơi chữ’ tạo ra.

Công dụng của nét chơi chữ ấy dùng để phê phán. Phê phán thầy đồ đạo cao đức trọng, cố ý “thanh cao” nhưng không tránh khỏi cái bản năng bình thường của con người, tác giả dân gian chơi chữ “đồ” để mỉa mai hết sức thâm thuý trong bài ca dao sau đây:

Nhân lúc đồ ngồi nhàn hạ Ra hồ sen xem ả hái hoa Đêm năm canh đồ nằm khôn nhắp Những mơ màng đồ nọ tưởng đồ kia

“Đồ nọ” tưởng “đồ kia” là hai từ đồng âm nhưng một từ với nghĩa là thầy đồ – một hạng người trong xã hội, và một từ “đồ” cũng là danh từ nhưng để chỉ sinh thực khí của phụ nữ!

Nhiều khi cách chơi chữ đồng âm này tránh được cái tục, một sự nói tránh hết sức tinh tế:

Sáng trăng em nghĩ tối trời Em ngồi em để sự đời em ra Đen như mõm chó chém cha sự đời.

Cái sự đời mà câu ca dao đề cập bằng việc dùng nghĩa lấp lửng nước đôi như trên chắc chắn rằng ai cũng biết đó là cái gì rồi!

Phê phán “bà già” còn muốn chồng được tác giả dân gian mỉa mai bằng cách chơi chữ “lợi” trong một bài ca dao quen thuộc:

Bà già đi chợ Cầu Đông Xem bói một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi vừa là tính từ chỉ việc có ích, vừa chỉ một bộ phận trong vòm họng con người: cái ” nướu răng”!

Đôi khi kín đáo hơn, nhẹ nhàng, để nói đến thân phận bấp bênh về thân phận của người phụ nữ trong xã hội ngày trước dân gian có câu:

Lao xao giữa chợ biết về tay ai.

Ví “thân em” với cá rô mề, quả là khó còn từ ngữ nào đắc hơn trong văn cảnh vừa dẫn, bởi nói vừa chỉ được nhiều điểu mà người sáng tạo ra nó muốn nói.

Trái lại hiện tượng trên, là việc dùng từ đồng nghĩa để chơi chữ với dụng ý phê phán rõ ràng:

Xong có lẽ hiện tượng dùng từ cùng trường nghĩa, gần nghĩa để tạo nét liên tưởng thú vị là phổ biến nhất trong ca dao:

Con quạ nó ăn tầm bậy tầm bạ nó chết, Con diều xúc nếp làm chay, Con bịp nó dậy, nó bày mâm ra. Mẹ nó đi chợ đàng xa chưa về.

Bài ca dao tập hợp những con chim sống trọng bụi quạ, diều, tu hú, bìm bịp, cuốc, cho mỗi con đóng vai trò thích hợp với đặc điểm của chúng: diều với quạ cùng loại nên đóng vai trò chính; tu hu đầu mùa hè hay kêu; bìm bịp thường hay ở trong bụi rậm, ít bay đi đêm, như người nội trợ; cuốc lủi trong bụi như tìm ai, tiếng kêu của nó sầu não như khóc như than. Đây là cách chơi chữ dùng các từ cùng trường nghĩa để khắc hoạ lên những bức tranh dân gian về một đám ma nghèo nhưng đầy đủ lễ thức. Vừa phản ảnh một phong tục ngày trước với nhiều màu sắc độc đáo nhưng cũng không giấu tính châm biếm sắc sảo.

Cùng kiểu như vậy ta còn có thể gặp trong các bài ca dao tương tự:

Con cò chết rủ trên cây, Chim ri ríu rít bò ra chia phần Chim chích cỡi trần vác mõ đi rao.

Hoặc:

Con quạ ở nhà mua nếp làm chay Con cu đánh trống bằng tay

Chọn những con vật cùng trường nghĩa khác, bài ca sau đây cũng dùng cách chơi chữ ấy:

Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!

Tác giả dân gian tập hợp trong bài ca dao này các con vật cùng loài với cóc: nhái, chẫu chuộc, chầu chàng (chẫu chàng thân và chi mảnh, dài; chẫu chuộc cũng giống như chẫu chàng nhưng lớn hơn); ễnh ương, ngoé là giống nhái bén. “Chàng” trong câu câu ca trên vừa là con vật (chẫu chàng) vừa là đại từ chỉ người trong cặp đại từ nhân xưng cổ: chàng – nàng. Như vậy, bài ca dao vừa chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm, vừa chơi chữ bằng cách dùng các từ cùng trường nghĩa.

Đôi lúc ghép những từ cùng trường nghĩa để chơi chữ với tính chất “trào lộng”:

Những từ đồng âm khác nghĩa (Xuân, thu, đông) và các kết hợp các từ cùng trường nghĩa với nhau tạo nên nét độc đáo: hoá ra đó là bốn mùa trong năm!

Một bài khác:

Vui đùa với chữ là dụng ý chính của những câu ca dao này!

Hoặc để chỉ một cảnh sinh hoạt bình thường của một gia đình làm nghề chài lưới:

Hay như để chỉ các sản vật là lương thực mà con người đổ không biết bao nhiêu giọt mồ hôi để tạo ra, tác giả dân gian gửi gắm:

Thấy nếp thì lại thèm xôi Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm Hai tay xới xới đơm đơm Công ai cày cấy sớm hôm đó mà. Chiết tự ra từ một từ láy, hoặc một từ ghép để “chơi chữ”: Cô giỏi cô giang, cô đang xúc tép Cô thấy anh đẹp cô đổ tép đi

Từ “giỏi giang” được chiết tự ra làm hai thành tố để rồi kết hợp lại nhằm nhấn mạnh tính cách của chủ thể “cô” trong câu ca trên. Đó cũng là một dạng của nghệ thuật chơi chữ!

Việc dùng từ trái nghĩa trong cùng một câu thơ, cũng là một hiện tượng chơi chữ của dân gian: Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít Trầu cả khay sao dám gọi trầu không.

Hoặc như:

Chạch là loại cá trông giống lươn cỡ nhỏ, thân ngắn. Thờn bơn là loại cá thân dẹt, miệng và mắt lệch lên phía trên đầu. Trai là loại động vật thân mềm, vỏ cứng, gồm hai mảnh, thường há ra như cái miệng. Với nghệ thuật chơi chữ để giễu nhại giống như kiểu: “Chuột chù chê khỉ rằng hôi/ Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm” tác giả dân gian muốn châm biếm những người đem chủ quan của mình gán ghép cho người khác mà không thấy được mình cũng có khuyết điểm tương tự như thế, chả ai hơn ai, chả biết mèo nào cắn mỉu nào!

Trong nhiều lời hát đối đáp cũng có hiện tượng như vậy:

Cá vàng hoá bạc chàng rày đối chi? Chơi chữ là dùng cách nói lái, tức là đảo vị trí phần vần và thanh điệu của hai từ liền kề nhau:

Và:

Chơi chữ bàng cách dùng các từ thuần Việt đồng nghĩa với nhau: Đi tu Phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.

“Chó với cầy là những từ cùng nghĩa, gần nghĩa được sử dụng “chơi” để phê phán một hiện tượng “ngược đời”

Hay:

Bạn vàng chơi với bạn vàng Chớ chơi với Vện ra đàng cắn nhau.

Từ “bạn vàng” của “những con chó” làm cho người nghe liên tưởng đến “bạn vàng của con người” cũng là một dụng ý thật đắc mà nghệ thuật chơi chữ tạo ra.

Hoặc đôi lúc dùng một tiếng Việt đồng nghĩa với một từ Hán Việt để chơi chữ: Lúc trăng đang tỏ thì hoa đang thì.

“Nha” là từ Hán Việt tương đương với từ thuần Việt “răng”!

Hay như:

Rồi thì:

Cái độc đáo ở nghệ thuật chơi chữ trong câu thơ này là vừa có hai từ tương đương nghĩa “cha con” (thuần Việt) với “phụ tử” (Hán Việt); “về quê” (thuần Việt) với “hồi hương” (Hán Việt). Rồi “thầy thuốc” để chỉ nghề nghiệp của hai “cha con” mà “hồi hương”, “rồi phụ tử” là những vị thuốc nổi tiếng trong đông y!

Cuối cùng hết của các dạng chơi chữ trong ca dao mà chúng tôi khảo sát được là việc đảo trật tự từ ngữ để tạo ra nghĩa ngược với thực tế:

Bao giờ cho đến tháng ba Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi Nắm xôi nuốt bé lên mười, Con gà mâm rượu nuốt người lao đao Lươn nằm cho trúm bò vào Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô Lúa mạ nhảy lên ăn bò, Cỏ năn, có lác rình mò bắt trâu Gà con đuổi bắt diều hâu, Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông.

Tất cả các sự việc, các hành động và chủ thể tạo nên hành động trong bài ca dao trên đều ngược nghĩa so với hiện thực cuộc sống. Đều mà tác giả dân gian muốn gửi gắm ở đây có lẽ với hai dụng ý rõ rệt: vừa mua vui với chữ nghĩa, vừa muốn nói lên một sự bất công ngang trái trong xã hội ngày trước!

Như vậy, tuy khác nhau về lời lẽ song có thể thấy mấy điểm chung trong các cách hiểu trên về chơi chữ.

– Chơi chữ là một biện pháp tu từ được dùng trong ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn thơ)

– Biện pháp chơi chữ được thực hiện dựa trên các tiềm năng về chất liệu ngôn ngữ dân tộc. Các tiềm năng về âm thanh, chữ viết, từ đồng âm, đồng nghĩa, v.v, …càng phong phú thì càng tạo điều kiện cho chơi chữ phát triển.

– Chơi chữ tạo nên những liên tưởng bất ngờ, thú vị về nhận thức, đồng thời có tác dụng châm biếm, hài hước, thư giãn bằng chữ nghĩa, v.v…

Riêng trong ca dao chơi chữ đã thể hiện nét phong phú độc đáo trong tâm hồn của người nông dân “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”./.

Biện Pháp Nghệ Thuật Ẩn Dụ

TỔ 5CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH HÔM NAY DANH SÁCH TỔ 5Nguyễn Ngọc Bảo ChiNguyễn Thị Thu HàTrương Lê Hoài NhiNguyễn Thị Kim PhụngNguyễn Thị Xuân PhươngNguyễn Thị Thanh ThảoĐinh Nguyên Hồng ThủyTạ Hoàng Thủy Tiên

Từ trồng vốn chỉ hoạt động trồng cây, nhưng ở câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó còn được dùng để chỉ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con người. Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ,… đối với cây và đối vói con người có quan hệ tương đồng, do đó từ trồng (thứ hai) là một ẩn dụ. c) Nói ngọt lọt đến xương. (Tục ngữ)

Từ ngọt vốn chỉ cảm nhận của vị giác khi lưỡi tiếp xúc với thức ăn, đưa lại cảm giác dễ chịu, khác với cay, chua, mặn, chát,… Nhưng ở câu tục ngữ này, nó chỉ cảm giác về lời nói âm thanh (thính giác). Hai cảm giác này (vị giác và thính giác) đem lại ấn tượng giống nhau, nếu lời nói dễ chịu, khéo léo thì nó cũng ngọt.

2. Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:

Em tưởng nước giếng sâuEm nối sợi gàu dàiAi ngờ nước giếng cạnEm tiếc hoài sợi dây (Ca dao)

a) Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chảy qua mặt. (Tô Hoài)– Mùi hồi chín, là cảm nhận bằng khứu giác (hương thơm của trái cây).– Chảy qua mặt, cảm nhận bằng thị giác (có thể nhìn thấy). Ấn dụ chuyển đổi cảm giác.– Tác dụng: Diễn tả mùi thơm lan toả nhiều đến mức có thể nhìn thấy được.b) Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai. (Hoàng Trung Thông)– Thường thì ánh nắng được cảm nhận bằng thị giác: Vàng óng, vàng tươi, vàng, vàng nhạt.– Ánh nắng trong câu thơ “chảy đầy vai”, ánh nắng chảy thành dòng có thể cảm nhận bằng xúc giác. Câu thơ vì vậy mà gợi hình, gợi cảm hơn.c) Em thấy cả trời sao Xuyên qua từng kẽ lá Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố. (Phan Thế Cải)– Trời sao trạng thái tĩnh, Xuyên qua từng kẽ lá trạng thái động, sự chuyển động trong cảm nhận của thị giác.– Thấy cơn mưa là cảm nhận bằng thị giác, tiếng cười cảm nhận bằng thính giác, Ướt tiếng cười vừa bằng thị giác, vừa thính giác và xúc giác.– Tác dụng: Thể hiện sự ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ thơ. Bài tập 4: a.Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong câu thơ sau của Nguyễn Bính: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.*Gợi ý: – Hoán dụ: thôn Đoài, thôn Đông – ng­ười thôn Đoài, ngư­ời thôn Đông (ẩn)

– Ẩn dụ: cau, trầu – chỉ ng­ười đang yêu, đang nhớ nhau – cách nói lấp lửng, bóng gió trong tình yêu đôi lứa(ẩn)b. Xác định hoán dụ trong ví dụ sau: Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân đầu gối vẫn săn gân. (Tố Hữu)*Gợi ý : bắp chân đầu gối vẫn săn gân – tinh thần kháng chiến dẻo dai (ẩn)

Bài 5:Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ và nêu lên ý nghĩa:a. Tục ngữ có câu : “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “giọt máu đào, ao nước lã” chỉ cái gì?“giọt máu đào” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống – “ao nước lã” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống. Đó là những người dưng nước lã. à Cả câu tục ngữ khẳng định : những người có chung một huyết mạch dù xa bao nhiêu đời vẫn gần gũi hơn những người không có quan hệ huyết thống. b. Phân tích tác dụng ẩn dụ tu từ trong bài ca dao sau : “Bây giờ mận …. Chưa ai vài” Mận, đào, lối vào vườn hồng là những ẩn dụ tu từ. Nói xa xôi chuyện mận, đào, để nói chuyện về đôi ta. Cái lối vào vườn hồng vòng vèo và kín đáo thực chất là sự tỏ tình. Ẩn dụ làm cho cách nói trở nên tế nhị, sâu sắc chàng trai muốn tỏ tình với cô gái đã mượn cách nói này. Bài tập 6:Chỉ ra các ẩn dụ và nêu ý nghĩa ẩn dụ trong các câu ca dao, câu thơ sau: a) Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đ­ưa.*Gợi ý:Cây đa bến cũ – những kỷ niệm đẹpCon đò khác đ­ưa – cô gái đã đi lấy ngư­ời con trai khác làm chồng – đã thay đổi, xa nhau…(Tác giả dân gian đã chọn được hình ảnh ẩn dụ đẹp,quen thuộc, gợi nhớ diễn đạt được một lời oán trách kín đáo).b) Thuyền ơi có nhớ bên chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền*Gợi ý: thuyền – ng­ười con trai (người đang xuôi ngược, đi lại – di động) bến – ngư­ời con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại – cố định)Đặt trong quan hệ song song: thuyền – bến, những vật cần có nhau, luôn luôn gắn bó – so sánh ngầm.(hình ảnh ẩn dụ gần gũi, đẹp dễ rung động diễn tả được nỗi nhớ, tấm lòng rất mực thủy chung, chờ đợi của người con gái).c) Dưới trăng quyên đã gọi hè,Đầu t­ường lửa lựu lập loè đơm bông.*Gợi ý: lửa lựu – mùa hè( hoa lựu màu đỏ, nở vào đầu hè – ý nói mùa hè đang đến)d) Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đ­ưa tay tôi hứng. *Gợi ý: con chim chiền chiện – cuộc sống mới hót – ca ngợi mùa xuân, đất nư­ớc, cuộc đời mới đầy sức sống đang trỗi dậy (tiếng reo vui của con người)

giọt (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác )- ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cuộc sống. hứng (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác ) – sự thừa hưởng một cách trân trọng những thành quả cách mạng e) Về thăm nhà Bác làng sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (- Nguyễn Đức Mậu) – Lửa hồng – màu đỏ – Thắp lên – nở hoaCẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

Ẩn Dụ Về Con Người Trong Ca Dao Việt Nam Dưới Góc Nhìn Văn Hoá

(Trần Thị Minh Thu, In trong ”

Những vấn đề ngữ văn

” (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

Ngôn ngữ và văn hoá: “mối quan hệ biện chứng lẫn nhau”

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác[1]. Từ định nghĩa trên, chúng ta không chỉ nhận ra được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong đời sống của con người mà bên cạnh đó, chúng ta còn nhận ra được mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa – một “mối quan hệ biện chứng lẫn nhau”[2]. Nghiên cứu ngôn ngữ nói chung dưới góc độ văn hóa đã trở nên phổ biến trong giới ngôn ngữ học hiện nay, hướng tiếp cận ngôn ngữ – văn hóa không chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu, khoa học mà nó còn đem lại nhiều giá trị về mặt nhận thức, thực tiễn.

Ca dao là một trong những thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam. Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt, trước đây, người ta còn gọi ca dao là phong dao bởi vì có nhiều bài ca dao đã phản ánh những phong tục, tập quán của từng địa phương, của từng thời đại lịch sử. Có nhiều định nghĩa khác nhau về ca dao nhưng tựu trung lại, chúng ta có thể định nghĩa ca dao như sau: Ca dao là những bài văn vần do nhân dân sang tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân[3]. Những bài ca dao với những vần điệu trữ tình, đằm thắm không biết tự bao giờ đã đi vào đời sống văn hóa – tinh thần của người dân Việt Nam như một món ăn thanh tao nhưng đậm đà hương vị; nó không chỉ tái hiện trước mắt người đọc những danh lam thắng cảnh, những bức tranh làng quê bình dị của đất nước Việt Nam với bao cảnh vật nên thơ mà đó còn là những khúc hát tâm tình nhẹ nhàng mà sâu lắng, da diết của những người dân lao động hiền lành, chất phác. Ca dao được ví như một chuyến đò ân tình chuyên chở biết bao tình cảm của người dân Việt từ xưa đến nay; và nó cũng chuyên chở trên những vần thơ trữ tình ấy bao nét tinh hoa của văn hóa Việt Nam.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết, “biện chứng” và không thể tách rời. Không phải ngẫu nhiên mà W. V. Humboldt nhận định rằng: Ngôn ngữ là linh hồn dân tộc. Không có ngôn ngữ nào nằm ngoài văn hóa cũng như không có văn hóa nào mà lại không được biểu thị thông qua ngôn ngữ. Do đó, muốn tìm hiểu đặc trưng và bản sắc nền văn hóa ta không thể không nghiên cứu ngôn ngữ và các hình thức biểu hiện của nó. Vì vậy, nếu chúng ta muốn giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không thể lơ là, không coi trọng đến việc bảo vệ và phát triển ngôn ngữ.

Kế thừa những thành tựu của những công trình khoa học đi trước, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ca dao Việt Nam dưới góc độ văn hóa để tìm ra những ẩn dụ về con người, nhân dân lao động. Vén mở tâm tình của người dân lao động qua những vần ca dao, chúng ta thấy được cái ý nhị, tinh tế trong tâm hồn, trong suy nghĩ, tình cảm của ông bà ta đã gửi gắm kín đáo qua những ẩn dụ, biểu tượng mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt. Qua khảo sát như vậy sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những đặc trưng của văn hóa trong đời sống sinh hoạt của người Việt. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “Ẩn dụ về con người trong ca dao Việt Nam dưới góc độ văn hóa”

Ẩn dụ về con người trong ca dao dưới góc nhìn văn hoá

Ẩn dụ là phương thức tu từ được sử dụng rất phổ biến trong ngôn ngữ nói chung, đặc biệt là trong ngôn ngữ nghệ thuật – các tác phẩm văn chương nói riêng. Với bản chất giàu tính hình tượng và hàm súc, ẩn dụ làm cho ngôn ngữ trong văn, thơ trở nên bóng bẩy, trau chuốt, chứa đựng nhiều tầng nghĩa tinh tế, đẹp và gợi cảm hơn.

Trong công trình Phong cách học và các phong cách chức năng Tiếng Việt, tác giả Hữu Đạt đã định nghĩa “Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra…thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc”. Ở đây, tác giả nhấn mạnh việc đặt ẩn dụ trong mối tương quan chặt chẽ giữa ngôn ngữ với bối cảnh văn hóa, truyền thống dân tộc. Nếu như không am hiểu về văn hóa Việt Nam với những đặc trưng tiêu biểu của nền văn hóa nông nghiệp, văn minh lúa nước thì ắt hẳn sẽ không thể hiểu được:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

(Ca dao)

Hay

Hôm nay lan huệ sánh bày

Đào đông ướm hỏi liễu tây một lời

Lạ lùng ướm hỏi nhau chơi

Một mai cá nước chim trời gặp nhau

(Ca dao)

Những mận, đào, lan, huệ, đào đông, liễu tây, cá nước, chim trời….là những hình ảnh rất quen thuộc của làng quê Việt Nam, và ấy cũng chính là những hình ảnh ẩn dụ – những biểu tượng – mộc mạc giản dị mà rất đỗi gần gũi, thân thương cho những người lao động bình dân – những con người suốt ngày “chân lấm tay bùn” nhưng tâm hồn thanh tao và có một đời sống tình cảm phong phú, sâu nặng nghĩa tình.

Ở những phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích những ẩn dụ về con người – những ẩn dụ đã được khái quát hóa qua những biểu tượng, hình ảnh tiêu biểu – trong ca dao để thấy rõ hơn nét đặc trưng văn hóa nông nghiệp của Việt Nam.

1. Biểu tượng “HOA”

Trong công trình Người phụ nữ qua những hình ảnh so sánh trong ca dao Việt Nam của Lưu Thị Nụ (1992), tác giả đã đưa ra kết luận sau khi khảo sát 3506 lời ca dao là trong bốn hình ảnh thường được ví với người phụ nữ: “hoa”, “chim”, “cây”, “quả” thì “hoa” xuất hiện với tần số nhiều nhất.

Hoa thơm trồng dựa cành rào

Gió nam, gió chướng, gió nào cũng thơm

Hoa kia tươi tốt rườm rà,

Tuy rằng tươi tốt, khi mà ong châm.

Có thể nhận định rằng “hoa” là một biểu tượng nổi bật trong ca dao Việt Nam, trong đó hoa nhài là một biểu tượng thẩm mĩ đặc biệt, nó gắn liền với quan niệm thẩm mĩ – văn hóa của từng thời đại; bên cạnh đó chúng ta cũng bắt gặp nhiều hình ảnh ẩn dụ tinh tế khác như hoa sen, hoa dâm bụt, hoa hồi, hoa bèo, hoa cúc.. trong ca dao.

Hoa nhài/ hoa lài

Trong ca dao, hoa nhài thường được ví với nụ cười duyên dáng, đáng yêu của người con gái:

Miệng em cười như cánh hoa nhài

Như nụ hoa quế như tai hoa hồng

Ước gì anh được làm chồng

Để em làm vợ, tơ hồng trời xe.

Hay

Miệng cười như cánh hoa nhài nở nang

Nếu ở những câu ca dao trên, hoa nhài chỉ xuất hiện với vẻ đẹp thuần túy bên ngoài thì ở những câu ca dao sau đây, cùng với những ẩn dụ tinh tế, hoa nhài nổi bật lên một “vẻ đẹp lâu bền, khó phai” bên trong; điều này cũng tựa như tâm hồn của những cô thôn nữ chốn làng quê Việt.

Càng thắm lại càng mau phai

Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu

Trong thế giới tự nhiên cũng như trong ca dao dân gian, hoa nhài không phải là loài hoa chiếm ngôi vị “nữ hoàng”, đó không phải là loài hoa hương sắc nhất, càng không phải loài hoa kiêu sa, đài các như hoa hồng thế nhưng trong cái ngôi bậc “khiêm nhường” ấy của mình, hoa nhài lại càng khẳng định cái “duyên ngầm” đáng yêu của mình:

Hoa lí là chị hoa lài

Hoa lí có tài, hoa lài có duyên.

Đào kia chưa thắm đã phai

Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu…

Anh đừng tham bông quế, bỏ phế cái bông lài

Mai sau quế rụng, bông lài thơm xa…

Vẻ đẹp bình dị, hiền hòa của hoa nhài còn được ví von với vẻ đẹp của đôi lứa xứng đôi

Đôi ta lấm tấm hoa nhài

Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời

Không chỉ có vẻ đẹp thanh tao cùng tâm hồn tinh tế, hương hoa nhài còn là biểu tượng của vẻ thanh lịch, cao quý:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Như vậy, trong tư duy của người dân lao động thời xưa, hoa nhài/ hoa lài là một loài hoa đẹp, cao quý, thanh tao. Qua ý nghĩa của hoa nhài, chúng ta thấy được quan niệm thẩm mĩ, văn hóa và đạo đức của nhân dân lao động. Đó là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: quý trọng thủy chung, tình nghĩa sắt son, thích “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”; quý cái tình, cái duyên bên trong hơn là những vẻ đẹp hào nhoáng, sáo rỗng, vô hồn.

Các loài hoa khác

Bên cạnh biểu tượng hoa nhài/ hoa lài tiêu biểu trong ca dao, chúng ta còn bắt gặp nhiều hình ảnh ẩn dụ “hoa” khác như hoa cúc, hoa sen, hoa lan, hoa huệ…  về người dân lao động, những hình ảnh vốn rất quen thuộc, bình dị của nông thôn, làng quê nhưng không hề thiếu sự tinh tế, thể hiện những nét đẹp dân dã cùng phẩm chất tốt đẹp, nhân hậu của người dân lao động, chẳng hạn như trong các câu ca dao sau:

Hôm nay lan huệ sánh bày

Đào đông ướm hỏi liễu tây một lời

Lạ lùng ướm hỏi nhau chơi

Một mai cá nước chim trời gặp nhau

(Ca dao)

Hoa sen mọc bãi cát lầm

Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen

Cánh hồng bay bổng trời thu,

Thương con chim gáy cúc cu trong lồng.

Duyên may, tay bế tay bồng,

Thương ai vò võ trong phòng chiếc than.

Cũng có khi tác giả dân gia mượn “hoa” để châm biếm nhẹ nhàng:

Có đỏ mà chẳng có thơm

Như hoa dâm bụt, nên cơm cháo gì!

Vì hoa tham lấy sắc vàng,

Cho nên hoa phải muộn màng tiết thu.

Trên đời gì rẻ bằng bèo,

Chờ khi nước lụt, bèo trèo trên sen.

Trên đời gì đẹp bằng sen,

Quan yêu, dân chuộng, rã bèn cũng hư.

2. Biểu tượng “CON VẬT”

Con cò

Trong ca dao Việt Nam, có rất nhiều bài nói đến hình ảnh con cò. Có khi là con cò lặn lội bờ ao, có khi là co cò bay lả bay la, có khi là con cò trắng bạch như vôi, con cò bay bổng bay cao, con cò kì, con cò quăm…

Cái cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

– Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Ở nhà có nhớ anh chăng?

Để anh kể nỗi Cao Bằng mà nghe.

Cái cò là cái cò con

Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ,

Cái cò bay bổng, bay bơ,

Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng

Đem về nàng nấu, nàng rang,

Nàng ăn có dẻo thời nàng lấy anh.

Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân lao động lại hay nhắc đến con cò như vậy. Như Vũ Ngọc Phan từng nhận định trong Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam: Trong các loài kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần nhiều người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng.

Một đàn cò trắng bay tung

Đôi bên nam nữ, ta cùng hát lên!…

Hình ảnh con cò trắng “tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng nó có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc đời mà người dân lao động nước ta thời xưa hằng mong ước”[4].

Trong khi lao động vất vả, thấy đàn cò trắng cùng nhau sum họp, người nông dân lại cất lên những câu ca dao trữ tình, thắm thiết:

Một đàn cò trắng bay quanh

Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta

Mình nhớ ta như cà nhớ muối

Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng.

Sự đoàn tụ của đàn cò là hình ảnh ẩn dụ cho niềm mong ước được gần gũi và tâm tình với nhau của những người lao động chất phác, hiền lành. Trong con mắt của người lao động thời xưa, con cò và những con chim đồng loại với nó như con bồ nông, con hạc, con vạc có tình bạn thắm thiết với nhau, chúng túm tụm sum họp với nhau đều có sự gần gũi với cảnh tình của người nông dân. Số phận “con cò lặn lội bờ sông” cũng tựa như số phận những con người lao động ngày đêm vất vả lao động để làm ra hạt thóc hạt gạo thế nhưng lại hẩm hiu, bèo bọt

Con cò mày đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,

-Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

Những câu cao dao trên đều rất kín đáo, ý nhị, tác giả dân gian không hề đả động gì đến con người và cũng không nhắc đến giá trị lao động của học nhưng chúng ta đều ngầm hiểu cái “thân cò” ấy chính là than phận người nông dân sớm nắng chiều mưa, đầu tắt mặt tối. Hình ảnh “con cò” không gì khác ấy chính là hình ảnh những người nông dân Việt Nam muôn đời, những con người cần cù, chăm chỉ, chất phác, kiên cường, luôn bền bỉ nhẫn nại cả trong lao động sản xuất lẫn trong đấu tranh chống những thế lực đàn áp mình.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.

Cái cò là cái cò con,

Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà,

Mẹ đi một quãng đồng xa,

Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn,

Ông kia có chiếc thuyền nan,

Chở vào ao rậm, xem lươn bắt cò..

Ông kia chống gậy lò dò,

Con lươn tụt xuống, con cò bay lên…

Trong xã hội phong kiến Việt Nam, ngoài nghề nông, người dân còn làm nghề buôn, nghề thủ công. Không kể người dân ở bất kỳ ngành nghề gì, bọn giai cấp thống trị tham lam, độc ác, chúng không vơ vét, bóc lột tận xương những người dân khốn khổ.

Cái cò cái vạc cái nông

Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào!

Vặt lông cái vạc cho tao!

Hành, răm, nước mắm bỏ vào mà thuôn.

Chúng sẵn sàng bóc lột, tra tấn thậm chí là giết chóc nhẫn tâm có khi chỉ vì một lí do cỏn con

Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày dẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

Không không tôi đức trên bờ

Mẹ con các diệc đổ ngờ cho tôi!

Chẳng tin ông đứng mà coi

Mẹ con nhà nó còn ngồi ở kia.

            Người dân lao động trong cái xã hội ấy bị rẻ rúm đến mức chết cũng chẳng nguyên vẹn, toàn thây. Cái chết tang thương ấy có khi lại thành trò, món béo bở cho bọn nanh độc.

Con cò chết rũ trên cây,

Bồ cu mở lịch xem ngày làm ma.

Cà cuống uống rượu la đà,

Bao nhiêu cóc nhái nhảy ra chia phần,

Chào mào thì đánh trống quân,

Chim chích mặc quần vác mõ đi rao…

Nhưng trong các bài ca dao của mình, không phải lúc nào hình ảnh “con cò” cũng dung để ví von với những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân mà các tác giả dân gia cũng có khi dung “con cò” để nói về những kẻ xấu như: những kẻ hay ăn quà như “con cò kỳ”; những kẻ hay đánh vợ như “con cò quăm”. Chẳng hạn như trong câu ca dao sau:

Cái cò là cái cò quăm,

Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai?

-Có đánh thì đánh sớm mai

Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm!

Lời ca dao tuy để châm biếm, trách móc, giễu cợt nhưng cũng dí dỏm, hài hước nhẹ nhàng; đúng tinh thần nhân ái của người dân Việt

-Có đánh thì đánh sớm mai

Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm!

Như vậy, qua những câu ca dao trên, chúng ta thấy rằng người dân lao động thời xưa đã mượn hình ảnh con cò để nói về cuộc sống của chính mình, dùng hình ảnh con cò để “gợi hứng, để tỏ sự mong muốn của mình, nói lên những đức tính của mình, nông nỗi khổ cực của mình và cả những thói xấu của mình nữa”[5].

Con bống/ cái bống

Con bống (hay cái bống, cá bống) cũng là hình ảnh tiêu biểu thường xuyên xuất hiện trong ca dao Việt Nam. Theo Vũ Ngọc Phan, đối với người Việt, nếu như con cò có thể là hình ảnh nói chung của người dân lao động, có thể là nam hoặc nữ; thì cái bống hay con bống là biểu tượng đặc trưng cho người thiếu nữ hay thiếu phụ. Nhà nghiên cứu quả là đúng đắn khi đưa ra nhận định “nói chung đối với người nông dân, con cá bống có vẻ xinh xẻo, hiền lành, cho nên mỗi khi nói đến cái Bống là người nông dân nước ta nói bằng một giọng nâng niu”[6]. Tiêu biểu như những câu ca dao như sau:

Cái bống cõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.

Chú lái ơi, cho tôi mượn cỗ gầu sòng,

Tôi tát nước cạn cho chồng tôi lên.

Cái bống mặc xống ngang chân

Lấy chồng kẻ chợ cho gần xem voi

Các con vật khác

Trong ca dao Việt Nam, ngoài hình ảnh con cò, cái bống là những hình ảnh tiêu biểu, chúng ta còn bắt gặp những hình ảnh của các con vật khác – những hình ảnh ẩn dụ cho người dân lao động thời xưa như: con nhện, con tằm, con tép, con tôm, con tép, con cua, con cóc,con gà, con rùa, con tò vò, con cá, con chim, ong, bướm, loan phượng… Mượn những hình ảnh quen thuộc của làng quê, người dân muốn gửi gắm vào trong những tôm tép, con tằm, con nhện.. ấy những tâm tư, tình cảm của chính mình. Chẳng hạn như những câu ca dao như sau:

Thương thay thân phận con rùa

Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia.

Lươn ngắn lại chê trạch dài

Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm.

Xa xôi dịch lại cho gần,

Làm thân con nhện mấy lần vương tơ.

Chuồn chuồn mắc phải tơ vương,

Nào ai quấn quýt thì thương cho cùng.

Có nên thì nói là nên

Chẳng nên sao để đấy quên đây đừng

Làm chi cho dạ ngập ngừng,

Đã có cà cuống thì đừng hạt tiêu.

Cá trong lờ đỏ hoe con mắt,

Cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô.

Tung tăng như cá trong lờ,

Trong ra không được ngoài ngờ là vui.

3. Biểu tượng “CÂY”

Cây trúc, cây mai

Hình ảnh trúc, mai là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt và cũng xuất hiện rất nhiều lần trong ca dao. Tác giả dân gian nhắc đến trúc, mai; nhưng không phải để tả thực cây trúc cây mai, cũng không phải bàn chuyện trúc mai phong cảnh, mà họ mượn mai, trúc để nói về con người.

Thân em như tấm lụa đào

Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai

Em vin cành trúc, em tựa cành mai

Đông đào tây liễu biết ai bạn cùng.

Trong ca dao, khi trúc đứng một mình, thường đó là biểu tượng cho người con gái xinh đẹp, thướt tha, duyên dáng:

Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh

Hình ảnh trúc mai quấn quýt bên nhau chính là ẩn dụ cho tình cảm đôi lứa thắm thiết, mặn nồng của người dân lao động

Hôm qua sum họp trúc mai

Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm.

Đêm qua nguyệt lặn về tây

Sự tình kẻ đấy, người đây còn dài…

Trúc với mai, mai về, trúc nhớ

Trúc trở về, mai nhớ trúc không?

Bây giờ kẻ Bắc người Đông

Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư!

Mượn hình ảnh trúc mai, tác giả dân gian khéo léo lột tả nhiều cung bậc cảm xúc, tình cảm của những đôi lứa yêu nhau.

Có khi đó là lời nhắn nhủ, niềm hy vọng

Đợi chờ trúc ở với mai,

Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng.

Cũng có khi đó là tâm trạng vui mừng, hân hoan:

Trầu này trúc, cúc, mai, đào,

Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi

Có khi nó thể hiện ước mơ sum họp của tình yêu

Bao giờ sum họp trúc mai

Lòng nguyền kết tóc lâu dài trăm năm

Đó cũng là tâm tình gửi gắm

Có lòng tạc một chữ vàng

Thiếp đưa duyên lại đôi đàng cậy anh

Tìm nơi trúc tốt mai xanh

Tìm nơi bóng cả lắm ngành dựa nương.

Lòng lại dặn lòng dù non mòn biển cạn

Dạ lại dặn dạ dù đá nát vàng phai

Dù cho trúc mọc thành mai

Em cũng không xiêu lòng lạc dạ, nghe ai phỉnh phờ

Cũng có khi mai trúc tượng trưng cho nỗi buồn của con người

Lênh đênh chiếc bách giữa dòng,

Thương than góa bụa, phòng khi lỡ thì.

Gió đưa cây trúc ngã quỳ

Ba năm trực tiết, còn gì là xuân!

Cũng có khi đó là những lời trách móc, giận hờn nhau

Những là lên miếu xuống nghè

Để tôi đánh trúc, đánh tre về trồng.

Tưởng rằng nên đạo vợ chồng.

Nào ngờ nói thế mà không có gì

Như vậy, hình ảnh trúc, mai trong ca dao Việt Nam thường được dùng để ví với đôi bạn trẻ, cho tình yêu lứa đôi. Mượn hình ảnh trúc, mai, người dân xưa đã khéo léo nói lên tâm trạng của chính mình một cách tinh tế, ý nhị.

Các loại cây khác

Bên cạnh hình ảnh cây trúc, cây mai, trong ca dao, ông bà ta còn lấy hình ảnh các loại cây, trái, quả khác để tượng trưng cho người dân lao động như: quế, hương, mận, đào, cây đa, cây tùng, cây xoan đào, cây liễu, chanh, cam, lê lựu, gừng, bòng, cau trầu….

Hai bên bên liễu bên đào

Mặc tình ý bạn thương bên nào thì thương.

Bao giờ cho chuối có cành,

Cho sung có nụ cho cành có hoa.

Già thời bế cháu đỡ con,

Già đâu lại ước cau non trái mùa.

– Già nay ước những của chua

Cau non trái mùa già vẫn muốn ăn

Quý chi một nải chuối xanh

Nam bảy người giành cho mủ dính tay

Vên vên cứng, dành dành cũng cứng

Mù u tròn, trái nhãn cũng tròn.

Vàng thau tuy lộn một bồn

Anh là tay thợ lựa lòn phải ra.

4. Một số hình ảnh  ẩn dụ khác trong ca dao Việt Nam

Trong ca dao, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam được các tác giả dân gian sử dụng rất khéo và tinh tế để tượng trưng cho người dân lao động, để gửi gắm những tâm tư, tình cảm thầm kín của họ vào những câu ca dao mượt mà, đằm thắm, trữ tình.

Đó có khi là hình ảnh thuyền bến, bờ sông

Em thương ai nấp bụi nấp bờ

Sớm trông đò ngược, tối chờ đò xuôi

Thuyền anh đậu bến lâu rồi

Sao em chưa xuống mà ngồi thuyền anh.

Một thuyền một bến một dây

Ngọt bùi ta hưởng đắng cay chịu cùng.

Đói lòng ăn nắm lá sung,

Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng

Một thuyền một lái chẳng xong

Một chĩnh đôi gáo còn nong tay vào.

Có khi đó là hình ảnh của mây, núi, gió, trăng

Vì mây cho núi lên trời

Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng

Vì chuôm cho cá bén đăng

Vì tình nên phải đi trăng về mờ

Chim xanh ăn trái xoài xanh

Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.

Cực lòng em phải nói ra,

Chờ trăng, trăng xế, chờ hoa, hoa tàn.

Có khi đó lại là những hình ảnh rất mộc mạc của hạt gạo, nước cà, bát sứ, bát đàn, của gối chăn, gương lược

Chăn kia nửa đắp nửa hờ,

Gối kia nửa đợi nửa chờ duyên em

Tiếc thay hột gạo trắng ngần

Đã vo nước đục lại vần than rơm

Tiếc thay hột gạo tám xoan

Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.

Có bát sứ tình phụ bát đàn

Nâng niu bát sứ vỡ tan có ngày

Trách người quân tử bạc tình

Có gương mà để bên mình biếng soi.

Có khi ấy là giếng nước, mảnh chĩnh, cái chuông

Tiếc thay cái giếng nước trong

Để cho bèo tấm, bèo ong lọt vào.

Khen ai khéo đúc chuông chì,

Dáng thì có dáng, đánh thì không kêu.

Chuông khánh còn chẳng ăn ai,

Nữa là mảnh chĩnh bỏ ngoài bờ tre.

Chuông khánh còn chẳng ăn chè,

Nữa là mảnh chĩnh rò rè ăn xôi.

Hình ảnh cây đa, con đò cũng là một biểu tượng cho tình yêu đôi lứa

Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đưa

Như vậy, trong ca dao chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như trầu, cau, lan, huệ, trúc, mai, nhài… Tác giả dân gian không mấy khi nói đến hình ảnh trúc mai, lan huệ để tả thực cây trúc, cây mai mà ở đây mai, trúc… đã trở thành những biểu tượng thân thương nhằm thể hiện con người – người lao động bình dân với những tình cảm tha thiết, chân thành, mộc mạc mà rất đỗi ân tình. Ẩn dụ này trong ca dao Việt Nam cũng gắn liền với những đặc trưng tiêu biểu của nền văn minh lúa nước. Những hình ảnh rất đỗi quen thuộc và dung dị của làng quê Việt: những thuyền, bến, những cây đa, mái đình, giếng nước; những con cò, cái bống, con trâu, con nghé, con cá, con tằm; những hoa sen, hoa cúc, hoa hồi; những con ong, cánh bướm… đã bước ra từ làng quê mộc mạc, đơn sơ đi vào những câu ca dao đằm thắm và trở thành những hình ảnh ẩn dụ tinh tế – những biểu tượng trữ tình, gợi cảm – cho những con người lao động chất phác, hiền lành mà chan chứa thương yêu, ân tình sâu sắc. Họ đã mượn những hình ảnh gần gũi, quen thuộc để giãi bày, để tâm sự, để gửi gắm và sẻ chia những tâm sự thầm kín trong lòng; tất cả những tình cảm ấy đậm đà qua từng vần ca dao, nó da diết mà vẫn kín đáo, ý nhị; thể hiện rõ nét văn hóa tinh tế trong đời sống tinh thần của người dân Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.       SÁCH

Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Văn học Việt Nam văn học dân gian những tác phẩm chọn lọc (Tái bản lần thứ tư), NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2004.

Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Văn học Việt Nam văn học dân gian những công trình nghiên cứu (Tái bản lần thứ tư), NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2003.

Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Phong cách học tiếng Việt (Tái bản lần thứ sáu), NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2006.

Mã Giang Lân (tuyển chọn và giới thiệu), Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB. Văn học, Hà Nội, 2009.

Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, NXB. ĐHQG Hà Nội, 2008.

Nhiều tác giả, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Tái bản lần thứ tư), NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2001.

Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam (Tái bản lần thứ hai), NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1999.

Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (Tái bản lần thứ mười lăm có sửa chữa và bổ sung), NXB. Văn học, Hà Nội, 2007.

B.       WEBSITES

http://www.vanhoahoc.edu.vn/content/view/1607/37/: Phan Mậu Cảnh

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA, CỘI NGUỒN VĂN HÓA VÀ SỰ THỂ HIỆN CHÚNG TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

www.thivien.net

www.google.com

www.wikipedia.com: ca dao dân ca Việt Nam

Biện Pháp Nghệ Thuật So Sánh Trong Ca Dao Ở Chương Trình Thpt

chứa đựng biết bao phẩm chất, niềm tin của cô về nhân phẩm của mình. Mặt khác, "nước" còn là biểu trưng cho số phận hẩm hiu của những cuộc đời mồ côi lạc lõng. Chàng ơi! Thương thiếp mồ côi, Như bèo cạn nước biết trôi đằng nào. Phản ánh sự phong phú trong biểu hiện của "sông nước" nhân dân ta đồng thời cũng bộc lộ khả năng quan sát tinh tường của mình trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ có khi nắm vững những đặc tính của thiên nhiên thì nhân dân ta mới có thể đưa vào những hình tượng này những ý nghĩa biểu trưng đa dạng như vậy. Nhìn chung, tác giả dân gian đã thật sự phát huy đặc trưng bản chất của so sánh. Trong thế giới hình tượng thuộc về thiên nhiên, nhân dân ta đã đưa vào đó tất cả những tâm tình, những kinh nghiệm sống của mình. Bằng những biểu tượng nghệ thuật đa dạng. 2.Hệ thống hình ảnh so sánh thuộc thế giới thực vật. Hình tượng Số lần xuất hiện Hoa Bèo Sen 8 9 5 Khác với nề văn chương bác học, ca dao ta sử dụng một hệ thống hình tượng rất dân dã. Thật vậy, chúng ta hãy thử nhìn lại bảng thống kê. Bước vào ca dao, không phải là những thứ cao sang, quyền quý hay cổ điển ước lệ mà đó là một hình ảnh rất giản dị, gần gũi. Trong nhóm này, "hoa" là hình tượng được nói đến nhiều nhất. Một dòng sông dài ngun ngút, một cánh bèo trôi dạt lênh đênh. Tất cả đã đem lại nguồn cảm hứng vô tận cho cho những tâm hồn nhạy cảm. Thế nhưng cảm hứng chung mà người nghệ sĩ dân gian gửi vào cánh "bèo" là sự thấp kém, nghèo khó, là thân phận hẩm hiu. Để nói về thân phận bấp bênh của người phụ nữ ngày xưa, cánh bèo đã hiện lên với tất cả sự vô định, lạc loài của mình. Thân em như thể cánh bèo, Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi. Hay: Thiếp than cha mẹ thiếp nghèo, Thiếp than phận thiếp như bèo trôi sông. Cùng có nét tương đồng là sự thấp kém, lạc lõng nên "cánh bèo" cũng được biểu trưng cho những người mồ côi. Chàng ơi! Thương thiếp mồ côi, Như bèo cạn nước biết trôi đằng nào. Trên mặt nước "bèo" đã lênh đênh vô định nhưng dù sao đó cũng là cuộc sống chính. Nhưng khi nước cạn rồi thì thân phận ấy sẽ ra sao?. Vì vậy, "cánh bèo cạn nước" là biểu trưng cho sự đau khổ, bơ vơ đến tột cùng. Trên dòng chảy chung của cảm hứng về thân phận con người qua hình ảnh "cánh bèo" thì "sen" cũng được nhắc đến. Bởi lẽ, đối lập với ý nghĩa về sự thấp kém của bèo là sự thanh khiết, cao quý của "sen": Thân chị như cánh hoa sen, Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào. Nhưng cũng có khi dựa vào ý nghĩa thường trực là sự thanh khiết thì "sen" cũng được so sánh để chỉ sự oen ố. Đem thân vào chốn cát lầm, Cho thân lấm láp như mầm hoa sen. Nhìn chung, viết về "cánh bèo, hoa sen" ta thường bắt gặp hai ý nghĩa biểu trưng đối lập nhau. Thế nhưng cả hai hình tượng này đều có chung một điểm là thường được so sánh với người phụ nữ. Dù là những thực vật sông nước, vốn nhỏ bé, yếu ớt nhưng "bèo, sen" cũng đã trở thành những hình tượng quen thuộc mà xúc động trong lòng của mỗi người khi tiếp nhận ca dao. Phần lớn, "hoa" thường biểu trưng cho người con gái, "hoa" được so sánh đi liền với cái đẹp: Nhát trông thấy bóng một người Răng đen nhưng nhứt, miệng cười như hoa Trong tình yêu, hoa còn là hình tượng luôn đi liền với "bướm". Vì vậy, "hoa - bướm" là hình ảnh biểu tượng cho người con trai và người con gái. Em như hoa nở trên cành, Anh như con bướm lượn vành trên hoa. Khi đôi trai gái được gắn bó bên nhau hoa cũng được dùng làm biểu tượng ẩn dụ: Mình với ta như con một nhà, Như áo một mắc như hoa một chùm 1. Hệ thống hình ảnh so sánh thuộc thế giới động vật. Hình tượng Số lần xuất hiện Cá Chim Bướm 8 6 4 Không chỉ thế giới thực vật mà thế giới động vật cũng là mãnh đất phì nhiêu cho vườn cây tâm hồn của thi sĩ đơm hoa kết trái. Nhiều nhất trong nhóm hình tượng này là "chim" và "cá". Cánh "chim" thường tự do tung bay trên bầu trời cao rộng bao la. Vì thế, cánh chim như chở lấy ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Trong ca dao, đặc biệt là ca dao về tình yêu đôi lứa, hình tượng "chim" đã chở lấy những cung bậc tình cảm, những nỗi buồn, niềm vui mà bao trái tim yêu hằng ấp ủ. "Cánh chim" cũng được nói đến với niềm vui và niềm hạnh phúc : Sao cho trong ấm ngoài êm, Như thuyền có bến, như chim có bầy Nếu "chim có bầy" là hình ảnh biểu tượng cho niềm vui, hạnh phúc thì "chim lạc đàn" là ẩn dụ, biểu tượng cho nỗi buồn, cho sự nhớ mong xa cách. Thương nhau nên phải đi tìm, Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn. Hình tượng "chim" bước vào ca dao không chỉ là những hình tượng đơn lẽ mà nó còn kết hợp với các yếu khác để tạo ra một ý nghiã biểu trưng phù hợp. So sánh là một biện pháp dựa trên sự tương đồng, nhưng so sánh cũng dựa vào sự tương đồng đó để tạo ra sự đối lập. Đó là lí do biến hình tượng "chim" thành hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ đã có chồng ngày xưa. Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng, như cá cắn câu. Hình ảnh so sánh "chim vào lồng" như đã nói lên được tất cả sự tù túng mất tự do. Cánh chim không còn được làm chủ cả một bầu trời rộng lớn thì cũng như cô gái không còn có được sự tự do trong cuộc sống của mình. Với đặc trưng là công khai hai vế nên so sánh đã giúp ta xác định chính xác đối tượng được nói đến, xác định ý nghĩa biểu trưng của hình tượng. Cũng như "cánh chim" thường là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái. Nhưng cái quan trọng hơn trong biện pháp này không phải là ý nghĩa bề nổi đó mà là những màu sắc tình cảm bên trong. Vì vậy, "cá" cũng được nói đến và thường là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái. Nhưng ẩn sau ý nghĩa đó là cả một thế giới tâm hồn phức tạp của người nghệ sĩ. Trong phạm vi tài liệu, những hình ảnh so sánh dùng hình tượng "cá" cũng khá nhiều. Điều này làm cho hình tượng "cá" trở nên rất quen thuộc trong ca dao. Nói đến "cá" thì chúng ta thường liên tưởng ngay đến môi trường sống, đó là "nước". Trong ca dao, hình ảnh "cá, nước" kết hợp với nhau để biểu trưng cho hạnh phúc, cho sự gắn bó lâu dài của đôi trai gái. Tình cờ bắt gặp mình đây, Như cá gặp nước, như mây gặp rồng. Hay: Đôi ta gắn bó dài đồng, Như cá gặp nước, như rồng gặp mây. Nếu nói "cá" thường biểu trưng cho người con gái thôi thì vẫn chưa đủ. Bởi lẽ trong so sánh "cá" còn là hình ảnh chỉ người con gái với đặc trưng là đối tượng săn đuổi của các chàng trai. Em như con cá giữa vời, Ai nhanh tay thì được, ai chậm lời thì thôi. Rõ ràng "cá" không hề khô cứng với ý nghĩa bề nổi mà chúng ta còn bắt gặp ở đây bóng dáng của cảm hứng về thân phận. Con cá rơi vào tay ai thì vẫn còn tuỳ thuộc vào từng người bắt cũng như cuộc đời của cô gái vậy. Chính vì vậy, người bắt được thì mãn nguyện, hạnh phúc nhưng ai không bắt được thì tiếc rẽ vô cùng Em như cá lượn đầu cầu, Anh về lấy lưới, người câu mất rồi. Chương 3 Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ CỦA BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT SO SÁNH TRONG CA DAO. 1. Giá trị tạo hình. Như chúng ta đã biết, nói đến văn chương là nói đến tính hình tượng. Muốn hiểu được những trăn trở, tâm tư của người nghệ sĩ thì nhất thiết phải thông qua hệ thống hình tượng. Trong ca dao, đặc biệt ở biện pháp nghệ thuật so sánh, tính hình tượng đã tạo nên những giá trị nghệ thuật độc đáo. So sánh là cách đối chiếu giữa hai đối tượng khác loại, một bên là thế giới hiện thực mà nhân dân ta rút ra từ cuộc sống và một bên là tâm trạng, tình cảm của con người. Dựa trên sự liên tưởng tương đồng để nhân dân ta có thể phản ánh một cách sâu sắc tâm trạng của mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhân dân ta đã xây dựng một hệ thống hình ảnh bên ngoài mà sức sống của hình ảnh đó lại là điều mà nhân dân ta muốn giãi bày. Nhiệm vụ của chúng ta là dựa trên những hình ảnh đó để tìm hiểu nội dung phản ánh của vấn đề. Với đặc trưng đó, bao giờ cũng vậy, so sánh có giá trị tạo hình rất cao . Ví dụ: Thương ai rồi lại nhớ ai, Mặt buồn rười rượi như khoai mới trồng. Ở đây, nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình được gửi vào hình ảnh "khoai mới trồng". Dựa vào kinh nghiệm rút ra được từ cuộc sống của mỗi người để từ hình ảnh này ta cảm nhận được nỗi buồn chất chứa trong lòng của tác giả dân gian.Tâm tư, tình cảm là những cái vốn rất trừu tượng, khó nói hoặc không thể nói.Thông qua hình ảnh bên ngoài đó mà tâm tình của nhân dân ta hiện lên thật cụ thể. Có thể nói, cùng với những biện pháp nghệ thuật cụ thể là những biện pháp nghệ thuật tu từ thì so sánh có giá trị tạo hình rất cao. Bao giờ so sánh cũng công khai hai vế khi đối chiếu và chỉ đối chiếu với một đặc điểm nào đó của sự vật hiện tượng. Đó là lí do làm cho đối tượng được so sánh (sự vật hiện tượng) hiện lên rất cụ thể, chân thật bởi dễ cảm nhận, dễ có những tác động vào sự liên tưởng của con người. Và như một chìa khoá mở cánh cửa bí mật, những hình ảnh sóng động đó đã mang lại sự biểu hiện sâu sắc cho nội dung tình cảm. So với nền văn chương bác học, thì giá trị tạo hình của so sánh trong ca dao có gì đặc biệt không? Có thể nói, để phản ánh những nội dung vừa phong phú, vừa sâu sắc thì so sánh đã thực sự chứng minh khả năng nghệ thuật của mình. Hàng loạt những hình ảnh gần gũi, quen thuộc thừ thế giới tự nhiên như ùa vào ôm lấy tâm trạng con người. Điều đó đã làm xuất hiện một hệ thống hình ảnh hết sức thân quen. Đây là nhân tố quan trọng để góp phần hiểu sâu sắc hơn, chính xác hơn về tình cảm của nhân dân ta. Hay nói khác hơn, thế giới hình tượng trong ca dao là thế giới cụ thể, không xa lạ với cuộc sống con người. Thế giới đó đã không ngừng phản ánh những tình cảm hết sức tự nhiên, mộc mạc mà lại sâu sắc của nhân dân lao động Việt Nam. Còn trong văn chương bác học, đặc biệt là thơ. Vì những quy định chặt chẽ đối với người cầm bút nên thế giới hình tượng được nằm trong khuôn khổ nhất định. Đặc biệt hơn, những hình ảnh được dùng làm hình tượng mang nặng tính chất ước lệ, cổ điển. Chính điều đó làm nên vẻ uyên bác, hàn lâm cho thơ xưa. Nhưng trái lại thế giới đó đôi khi mang lại sự khó hiểu cho người tiếp nhận hoặc hiểu nhưng không cặn kẽ vấn đề. Thật ra trong ca dao, so sánh không phải không sử dụng những hình ảnh ước lệ, cổ điển. Vẫn còn ở đó những: rồng - mây, trúc - mai, loan - phụng, nhưng chúng luôn được sử dụng trong tiêu chí kết hợp với những hình ảnh hay những tình cảm gần gũi, giản dị khác. Vì thế, có thể thấy qua ca dao, tình cảm, ước muốn, tâm trạng của nhân dân ta hiện lên như một bức tranh, một thế giới màu sắc, sóng động. Thiên nhiên, ngoại cảnh như có hồn, có sức sống vì được nói tiếng nói của con người, được đập những nhịp đập thổn thức của trái tim khi con người có nỗi buồn hoặc niềm vui. Chỉ một vài câu ca dao ngắn ngủi nhưng so sánh đã thực sự tạo ra những hình tượng hoàn chỉnh nhờ giá trị tạo hình mà nội dung thể hiện thì lại không hề đơn giản. Vả lại, thiên nhiên là nguồn nguyên liệu vô tận để nhân dân ta vận dụng khi so sánh. Chính vì thế, hiện lên trong ca dao là kho tàng hình tượng phong phú. Điều đó phần nào nói lên được nhu cầu biểu hiện tình cảm mạnh mẽ của nhân dân ta. Tóm lại, giá trị tạo hình không chỉ riêng trong ca dao mới có cũng như không chỉ so sánh mới tạo được giá trị này. Nhưng ở đây nó được biểu hiện rõ nhất, cụ thể nhất, sinh động nhất. 2. Giá trị nhận thức. Bất kỳ người nghệ sĩ nào cũng vậy, khi muốn nói lên một vấn đề gì thì lại rất mong người tiếp nhận có thể hiểu nó để từ đó chia sẻ với anh ta niềm vui hoặc nỗi buồn. Ca dao ta cũng không nằm ngoài điều đó. Dù người nghệ sĩ dân gian có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào đi chăng nữa thì ở đó vẫn thấm nhuần ước muốn giãi bày được lòng mình và có người đồng cảm với nỗi lòng đó. Và như một quy luật, trong so sánh, nhờ những hình ảnh cụ thể, gần gũi ở giá trị tạo hình mà việc tìm hiểu nội dung ca dao thêm phần phong phú. Chính điều đó đã mang lại giá trị nhận thức sâu sắc. Như đã trình bày, văn chương là một hình thức nghệ thuật mà ở đó đòi hỏi cao khả năng tư duy của người nghệ sĩ. Ca dao ta cũng không ngoại lệ. Cũng được ra đời nhằm đáp ứng cho nhu cầu tinh thần, tình cảm của con người. Và vì thế, dù là những nghệ sĩ dân gian nhưng mỗi tác phẩm họ tạo ra dều chứa đựng ở đó những tình cảm, những trăn trở về một vấn đề gì đó trong cuộc sống. Đặc biệt qua biện pháp so sánh, mỗi câu ca dao là những giá trị nhận thức to lớn. Trước hết, đó là nhận thức của người nghệ sĩ. Tuy ai cũng có thể sáng tác ca dao nhưng qua những câu ca dao sử dụng biện pháp so sánh, chúng ta có dịp nhìn lại khả năng sáng tạo, hiểu biết của dân tộc. Ca dao vốn nặng chất trữ tình, thiên về tình cảm. Điều đó đã phần nào lí giải cho những âm điệu ngọt ngào, êm ả ở ca dao. Việc bày tỏ tình cảm là chủ yếu vàthiên nhiên đối với nhân dân ta là đối tượng tin cậy để trút cạn bầu tâm sự của mình. Có thể nói, ca dao ta đã vận dụng rất thành công biện pháp so sánh. Để làm được điều này so sánh đã mang lại rất nhiều giá trị cho nội dung diễn đạt của ca dao. Việc sử dụng so sánh trong ca dao đã tạo nên một phương thức diễn đạt ngắn gọn, súc tích làm thành đặc trưng của thể loại trữ tình dân gian này. Như nhà văn hiện thực Nga A.P. Sêkhôp đã từng đưa ra quan điểm nghệ thuật đặc biệt của mình: "Biết nói ngắn về những chuyện dài; Nghệ thuật viết là nghệ thuật rút gọn". Để thực hiện điều này thì lại không hề đơn giản. Thế nhưng trong ca dao, so sánh đã làm được điều đó. Bằng bức tranh thiên nhiên mà hình ảnh so sánh gợi ra tuy rất giản đơn, ngắn gọn về ngôn từ nhưng ẩn sâu ở đó là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn. Tuy nói ít nhưng lại được hiểu nhiều, nói giản đơn mà lại thấm rất sâu. Tuỳ vào khả năng liên tưởng của mỗi người mà ý nghĩa của câu ca dao sẽ được khai thác sâu cạn nhất định. Tóm lại, là một bộ phận của văn học nghệ thuật nói chung, ca dao mang những giá trị nhận thức sâu sắc. Rõ ràng không chỉ có so sánh mới có giá trị nhận thức. Bởi lẽ bất kỳ một biện pháp nghệ thuật nào cũng được dùng đẻ diễn tả một điều gì đó, điều mà chúng ta cần khám phá, tìm hiểu. Thế nhưng ở so sánh, vì giữa cái so sánh và cái được so sánh luôn song hành với nhau. Điều đó cũng có nghĩa là phạm vi đối tượng đã bị giới hạn lại. Đây là đặc điểm quan trọng để mỗi chúng ta có thể đi thẳng, đi nhanh, đi sâu vào nội dung được diễn đạt. Nếu văn chương là một "cuốn sách giáo khoa về đời sống" thì ca dao là "cuốn sách giáo khoa về tình cảm con người". Cuốn sách ấy đến với bao lớp người và trở thành công cụ thẩm mỹ giúp người tiếp nhận nhận thức được những giá trị tình cảm quý báu của dân tộc. Đọc cuốn sách ấy tâm hồn con người thêm bay bổng, mở rộng chân trời tình cảm. 3. Giá trị thẩm mỹ. Bằng việc khám phá thế giới tự nhiên, đem lại cho thế giới ấy diện mạo mới, sát nhập thế giới tự nhiên với thế giới tình cảm con người nhưng điều đó phải tuân theo quy luật của cái đẹp. Là một biện pháp được nhân dân ta sử dụng thường xuyên trong việc thể hiện nội dung ca dao thì cái đẹp ( giá trị thẩm mỹ) cũng là giá trị to lớn mà so sánh có được. Có thể nhận thấy rằng, nói đến giá tri thẩm mỹ là nói đến cái đẹp nhưng không chỉ văn chương nghệ thuật mới có cái đẹp. Mọi hoạt động thực tiễn vật chất của con người đều có ý nghĩa thẩm mỹ. Tuy vậy, phải công nhận rằng cái đẹp trong nghệ thuật là tập trung nhất, mãnh liệt nhất, biểu hiện rõ nhất của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Ca dao cũng là một hình thức nghệ thuật mà trong đời sống tinh thần của nhân dân ta ca dao đảm đương trọng trách biểu hiện và truyền thụ giá trị thẩm mỹ, trong đó cái đẹp là trung tâm. Giá trị thẩm mỹ được bộc lộ bằng việc làm thoả mãn nhu cầu về lí tưởng thẩm mỹ, ước mơ, sự hoàn thiện hoàn mỹ của con người trước thế giới. Trong thế giới trữ tình của ca dao Việt Nam, giá trị thẩm mỹ được biểu hiện rõ nhất là việc biểu lộ, bày tỏ tình cảm của con người. Hay cụ thể hơn đó là việc biểu hiện tâm trạng con người. Chúng ta - những người tìm hiểu ca dao, tiếp nhận tâm trạng, tình cảm đó của nhân dân cũng có nghĩa là tiếp nhận giá trị thẩm mỹ sâu sắc. Đến với giá trị thẩm mỹ đó nó có thể đem đến cho ta một khoái cảm hay một niềm xúc động. Vì một lẽ, nếu đã gọi là cái đẹp thì nhất thiết nó phải chân thực, sinh động, có khả năng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Đó cũng là nhiệm vụ được đặt ra cho bất kỳ một biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng - so sánh là tiêu biểu. Dùng đặc trưng cơ bản của mình là cụ thể hoá một cách hình ảnh những tâm trạng của nhân dân ta, so sánh đã không ngừng giúp tác giả dân gian thể hiện tình cảm, ước muốn của mình. Mỗi hình ảnh, sự vật, hiện tượng từ thế giới tự nhiên bước vào ca dao làm thành hình ảnh so sánh là mỗi biểu hiện khác nhau của trạng thái tình cảm con người. Chúng ta cần nhận ra rằng, tạo hình, nhận thức, thẩm mỹ là ba giá trị của biện pháp so sánh. Chúng luôn tác động vào nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá trị này làm nền tảng, cơ sở để xây dựng giá trị kia. Gía trị thẩm mỹ có thể phát huy tác dụng mãnh liệt khi so sánh đạt được giá trị nhận thức cao và ngược lại. Nhưng muốn nhận thức được thì giá trị tạo hình cũng không thể xem nhẹ. Vả lại, một khi ở so sánh, giá trị tạo hình và nhận thức được biểu hiện tập trung, rõ nét thì điều đó cũng mang lại giá trị thẩm mỹ đầy ý nghĩa. Nhìn chung, ca dao ta có thể sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật nào đó để đáp ứng nhu cầu tình cảm một cách hết sức cô đọng, tinh tế, cụ thể nhưng không thể bỏ qua so sánh. Đây là hình thức nghệ thuật khi sử dụng đạt hiệu quả rất cao. Nhờ sự vận dụng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc mà so sánh đã giúp tác giả dân gian nói lên ước mơ, khát vọng hạnh phúc, của mình một cách mãnh liệt. Qua đó thế giới tự nhiên như được gần gũi hơn, đẹp hơn và thật sự hoà nhập với con người hơn. Làm được điều này, so sánh đã đem lại gía trị to lớn - giá trị thẩm mỹ. KẾT LUẬN Nếu ai đã từng không biết nhớ khi phải sống xa quê, từng ruồng bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà không thấy tiếc thì hẳn kẻ đó chưa từng được tiếp xúc với ca dao dân tộc. Đến với ca dao là đến với sự ấm áp nghĩa tình, những kỷ niệm vui buồn từ đồng ruộng, từ luỹ tre làng, đến với con người Việt Nam cần cù chân chất mà có thế giới tâm hồn vô cùng phong phú. Có thể nói, ca dao như một bức tranh lưu giữ tất cả những kinh nghiệm làm ăn, tâm trạng, tình cảm của dân tộc ta. Có nhiều chất liệu để vẽ lên bức tranh ấy mà biện pháp nghệ thuật so sánh là chất liệu tiêu biểu. Tìm hiểu biện pháp nghệ thuật so sánh, chúng ta không thể bỏ qua hệ thống kết cấu đa dạng lại càng không thể bỏ qua những hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng phong phú. Bởi lẽ, đây là hai yếu tố quan trọng của so sánh trong việc giúp tác giả dân gian thể hiện những trăn trở, những tâm tình của mình trước cuộc sống hay cuộc đời. Nếu chúng ta dễ dàng nhận ra biện pháp này với những từ quan hệ cụ thể thì vẫn còn ở đó hình thức so sánh chẳng có từ chỉ quan hệ nào. Mặt khác, so sánh là cách đối chiếu giữa hai đối tượng khác loại, và bao giờ cũng vậy, những hình ảnh mà nhân dân ta rút ra từ thực tế cuộc sống vẫn được đi vào ca dao làm hình ảnh so sánh nhiều nhất. Đó là những hiện tượng tự nhiên, những vật thể vũ trụ, môi trường địa lý hay cây cỏ, loài vật gắn chặt với đời sống của con người. Bên cạnh đó là những hình ảnh ước lệ, cổ điển góp phần làm nên vẻ trang trọng mà gần gũi cho ca dao. Cũng như những biện pháp nghệ thuật khác, nghĩa là so sánh cũng mang nhiệm vụ đưa cái trừu tượng trở về với sự cụ thể, gần gũi. Nhưng cái riêng của so sánh là việc công khai hai vế khi đối chiếu. Chính vì vậy, hình ảnh đã cụ thể thì lại càng cụ thể hơn, tình cảm đã sâu sắc thì lại càng sâu sắc hơn. Mỗi hình ảnh tuy chỉ được nói đến với một đặc trựng nào đó nhưng đó là bản chất, là hoà hợp với tình cảm con người. Cũng từ đây, việc chọn lựa cho mình một thuộc tính của đối tượng đã để lại khả năng sáng tạo đến tinh tường và đã đi sâu vào sự khám phá hiện thực của nhân dân ta. Đến với "Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao", chúng ta có dịp tìm hiểu một thứ tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Có dịp nhìn lại sự phong phú mà sáng tạo trong tâm hồn, trí tuệ của người dân lao động Việt Nam ngày xưa. Hơn bao giờ hết, việc tìm hiểu tâm hồn dân tộc trong ca dao như tìm hiểu một quyển sách quý để có thể mở mang và cảm nhận. Ca dao ta như một mạch nước ngầm mà làm nên sự trong trẻo, vị ngọt ngào cho mạch nước ấy, so sánh đã không ngừng thay hình đổi dạng để làm tròn nhiệm vụ nghệ thuật của mình.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghệ Thuật Ẩn Dụ Trong Ca Dao trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!