Xu Hướng 6/2023 # Nâng Cao Chất Lượng Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Lực Lượng Bvdp, Đáp Ứng Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Trong Tình Hình Mới # Top 15 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nâng Cao Chất Lượng Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Lực Lượng Bvdp, Đáp Ứng Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Trong Tình Hình Mới # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Nâng Cao Chất Lượng Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Lực Lượng Bvdp, Đáp Ứng Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Trong Tình Hình Mới được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sau hai lần (1963, 1995), Bộ Công an ban hành văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, ngày 17-4-2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2006/NĐ-CP về Bảo vệ dân phố, đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến nay quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Bảo vệ dân phố.

Lực lượng Bảo vệ dân phố cùng Công an cơ sở triển khai kế hoạch tuần tra.

Thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Công an đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện; phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC, ngày 1-3-2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ; ban hành nhiều văn bản quy định về trang phục, về trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong hướng dẫn, quản lý, xây dựng lực lượng Bảo vệ dân phố; nhiều kế hoạch chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Lực lượng Bảo vệ dân phố được kiện toàn về tổ chức theo đúng quy định của Chính phủ. Đến nay, toàn quốc có 1.882 Ban Bảo vệ dân phố; 15.656 Tổ Bảo vệ dân phố, gồm 71.133 thành viên. Công tác bồi dưỡng, tập huấn pháp luật, nghiệp vụ được thực hiện thống nhất về chương trình, nội dung, phù hợp với thực tiễn.

100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho 153.966 lượt Bảo vệ dân phố. Một số địa phương như: Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, Đà Nẵng… đã tổ chức Hội thi Bảo vệ dân phố giỏi với hình thức sân khấu hóa, đem lại hiệu quả thiết thực.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ quy định của pháp luật, quy định cụ thể mức phụ cấp hằng tháng, các chế độ phụ cấp khác đối với các chức danh Bảo vệ dân phố; bố trí địa điểm làm việc, đảm bảo kinh phí hoạt động, trang bị phương tiện, đồng phục, mua sắm trang bị cho Bảo vệ dân phố vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phương tiện cần thiết khác…

Đến nay, 22,95% Ban Bảo vệ dân phố được bố trí trụ sở làm việc riêng; 47,23% Ban Bảo vệ dân phố có nơi làm việc. Một số địa phương vận dụng, có chính sách hỗ trợ thêm cho Bảo vệ dân phố kinh phí khi tuần tra đêm, làm ngoài giờ, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn.

Lực lượng Bảo vệ dân phố đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác nắm, phản ánh cho Công an, Ủy ban nhân dân phường tình hình an ninh, trật tự ở địa bàn; tham gia hòa giải, giải quyết kịp thời nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, quy ước, nội quy về bảo vệ an ninh, trật tự; tích cực đôn đốc, nhắc nhở nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy; cảm hóa giáo dục, giúp đỡ và quản lý những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư; tích cực tham gia phối hợp giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra trong địa bàn; tổ chức tuần tra, kiểm soát và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn đô thị.

Trong 10 năm qua, lực lượng Bảo vệ dân phố toàn quốc dã cung cấp cho lực lượng Công an 462.578 tin có giá trị, giúp lực lượng Công an điều tra, khám phá nhiều vụ án nghiêm trọng, triệt phá nhiều băng, ổ nhóm tội phạm nguy hiểm; hòa giải 122.409/146.935 (83,3%) vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân.

Phối hợp tham gia cùng với lực lượng Công an tổ chức kiểm tra tạm trú, tạm vắng 896.047 lượt; giải tỏa ùn tắc, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông 333.810 điểm, tuyến đường, đôn đốc, nhắc nhở hàng triệu lượt hộ gia đình không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo nổ trái phép; quản lý, cảm hóa, giáo dục 84.412 đối tượng chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc, đối tượng cải tạo không giam giữ, đối tượng chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương; vận động đầu thú và bắt 3.366 đối tượng có quyết định truy nã; bảo vệ hiện trường 87.812 vụ, sơ cứu 30.860 người bị nạn; tham gia bắt giữ 15.027 vụ phạm tội quả tang; tổ chức hàng vạn buổi tuần tra kiểm soát địa bàn, phát hiện hàng nghìn vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, kịp thời xử lý ngăn chặn, báo cáo Công an phường xử lý…

Từ khi triển khai thực hiện Nghị định 38/2006/NĐ-CP về Bảo vệ dân phố đến nay, có 14 đồng chí Bảo vệ dân phố hy sinh, 146 đồng chí bị thương trong khi làm nhiệm vụ, trong đó có 7 đồng chí được công nhận liệt sĩ, 15 đồng chí được công nhận thương binh (một số đang trong giai đoạn làm hồ sơ đề công nhận là liệt sỹ, thương binh); có 3 tập thể, 3 cá nhân được Chính phủ tặng bằng khen; 100 tập thể, 258 cá nhân được Bộ Công an tặng bằng khen; 1.177 tập thể, 2.661 cá nhân được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tặng bằng khen; hàng vạn cá nhân được Bộ Công an tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tổ chức thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế. Nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền ở một số nơi về vị trí, vai trò của lực lượng Bảo vệ dân phố chưa đầy đủ; việc thực hiện chế độ, chính sách, công cụ hỗ trợ, phương tiện phục vụ công tác chưa được quan tâm đúng mức; công tác tuyển dụng và lực lượng Bảo vệ dân phố còn gặp khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức và hiệu quả hoạt động của Bảo vệ dân phố.

Việc đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện, thực hiện chế độ, chính sách đối với Bảo vệ dân phố còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chế độ phụ cấp cho Bảo vệ dân phố quá thấp so với mặt bằng chung, chưa phù hợp với nhiệm vụ và tính chất công việc được giao. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động của Bảo vệ dân phố có nơi, có lúc chưa sâu sát, kịp thời; chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ an ninh, trật tự của Bảo vệ dân phố ở một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, còn một số trường hợp Bảo vệ dân phố có sai phạm trong khi thi hành nhiệm vụ phải xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy tố trước pháp luật.

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của lực lượng Bảo vệ dân phố đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, Công an các đơn vị, địa phương cần tập trung thực hiện tốt công tác trọng tâm sau:

Hai là, chủ động tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo, quản lý, xây dựng lực lượng Bảo vệ dân phố vững mạnh về tổ chức. Thường xuyên tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bảo vệ dân phố; kịp thời củng cố, kiện toàn tổ chức lực lượng Bảo vệ dân phố đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Chú trọng rà soát, xử lý kịp thời vi phạm; lựa chọn, giới thiệu những người có năng lực, phẩm chất đạo đức, sức khỏe để nhân dân tín nhiệm bầu vào lực lượng Bảo vệ dân phố.

Ba là, đổi mới chương trình, nội dung, định kỳ tổ chức bồi dưỡng, tập huấn pháp luật, nghiệp vụ, cung cấp thông tin về công tác bảo vệ an ninh, trật tự đối với lực lượng Bảo vệ dân phố. Đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng, tập huấn pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng Bảo vệ dân phố đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Xây dựng, ban hành bộ tài liệu bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự đối với lực lượng Bảo vệ dân phố phù hợp với tình hình, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay để thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

Bốn là, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Bảo vệ dân phố. Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, biện pháp, kế hoạch công tác; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; các quy định về lề lối làm việc, quy trình công tác của Bảo vệ dân phố, kịp thời phát hiện, uốn nắn, khắc phục những hạn chế, thiếu sót ngay từ khi mới phát sinh.

Năm là, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm của Bảo vệ dân phố trong thực hiện nhiệm vụ; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong lực lượng Bảo vệ dân phố. Hằng năm, tham mưu tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết thi đua, kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân Bảo vệ dân phố có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, xây dựng, hướng dẫn, quản lý lực lượng Bảo vệ dân phố.

Sáu là, chủ động tham mưu với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm hơn đến phụ cấp, các chế độ, chính sách, trang bị công cụ, phương tiện cần thiết đối với Bảo vệ dân phố, nhất là những trường hợp bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ; có chế độ khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với lực lượng Bảo vệ dân phố.

Bảy là, quan tâm xây dựng, củng cố lực lượng Công an cơ sở trong sạch, vững mạnh, có đủ phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác để tham mưu, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực lượng Bảo vệ dân phố thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thượng tướng Bùi Văn Nam – Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an

Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Đáp Ứng Yêu Cầu Phát Triển

Những kết quả nổi bật

Nhiệm kỳ 2015-2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao” là 1 trong 4 nhiệm vụ trọng tâm. Điều này khẳng định tầm quan trọng và chiến lược của tỉnh coi phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng để tạo chuyển biến đưa Tuyên Quang cơ bản trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra, các cấp, các ngành đã xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch, quy hoạch, đề án; ban hành chính sách, huy động các nguồn lực cho phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là công tác lao động, việc làm, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo…

Khuôn viên trường Đại học Tân Trào.

Tỉnh đã ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại tỉnh thu hút hàng trăm người có trình độ cao như tiến sỹ, thạc sỹ, sinh viên xuất sắc về công tác tại các cơ quan, đơn vị, các trường học. Tiêu biểu như Trường Đại học Tân Trào đã quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ ngày càng cao. Từ năm 2015 đến năm 2020 đã thu hút 8 tiến sỹ về trường công tác, đồng thời cử 79 cán bộ, giảng viên đi đào tạo trình độ cao. Đến nay, nhà trường có 1 phó giáo sư, 35 tiến sỹ, 185 thạc sỹ, 52 nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Hiện 100% giảng viên của trường trực tiếp giảng dạy có trình độ từ thạc sỹ trở lên, trong đó tiến sỹ, bác sỹ CKII trên 25%. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Bá Đức, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, trong thời gian qua, nhà trường đã đặc biệt quan tâm phát triển, thu hút nhân lực có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong đó, khuyến khích cán bộ, giảng viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ, tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào thực tiễn, công tác giảng dạy. Cùng với đó trường đã đổi mới công tác quản lý, quản trị nhà trường theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Nhà trường đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học, đây là một bước tiến đánh dấu sự lớn mạnh của nhà trường trong lộ trình phát triển.

Hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện và phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh và khu vực. Việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực trong các cơ quan, đơn vị luôn được quan tâm để cán bộ, người lao động phát huy năng lực, sở trường, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn tăng qua các năm, đạt mục tiêu đề ra. Theo báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, hiện nay, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ trên đại học là 17,5%, tăng 5,1% so với năm 2016; viên chức có trình độ trên chuẩn đạt trên 51%, tăng hơn 6% so với năm 2016. Cùng với đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%, trong đó qua đào tạo nghề đạt hơn 37%. Số lượng cán bộ, giáo viên, người lao động có trình độ cao, có tay nghề đã từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Giải pháp trọng tâm

 Đồng chí Vũ Đình Hưng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, để thực hiện hiệu quả việc phát triển giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, trong thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường tham mưu với tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút giáo viên, sinh viên chất lượng cao về công tác tại tỉnh. Cùng với đó, ngành nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học, thực hiện đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý bằng hình thức thi tuyển. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW. Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp trọng yếu để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4…

Đào tạo nghề Điện công nghiệp tại trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hà, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang nói, trường vừa tổ chức đánh giá kết quả năm học 2019 – 2020 và triển khai nhiệm vụ năm học 2020 – 2021. Qua số liệu rà soát thống kê cho thấy tỷ lệ học viên sau tốt nghiệp có việc làm đạt trên 85%. Kết quả trên đã phần nào phản ánh việc đổi mới trong công tác đào tạo, tuyển sinh đã mang lại kết quả tích cực. Song để tiếp tục thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng trường thành trường trọng điểm đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ cao của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh thì cần sự quyết tâm cao của mỗi cán bộ, giáo viên và học viên nhà trường. Trong đó, mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo vẫn được đặt lên hàng đầu để từ đó thu hút học sinh, sinh viên. Cùng với đó sẽ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tạo môi trường làm việc khoa học, thân thiện và hiệu quả, chú trọng dạy nghề gắn với giáo dục kỹ năng sống, tác phong công nghiệp cho học viên; đẩy mạnh các hoạt động liên kết, đào tạo theo nhu cầu xã hội… Từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ học viên có việc làm sau khi ra trường, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới đang được các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đưa nghị quyết vào cuộc sống, bảo đảm xây dựng tỉnh Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện và bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc.

Lực Lượng Tham Mưu Công An Tỉnh Bạc Liêu: Đổi Mới, Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Tham Mưu Nhằm Đáp Ứng Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Trong Tình Hình Mới .Công An B?C Li�U

LỰC LƯỢNG THAM MƯU CÔNG AN TỈNH BẠC LIÊU: ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THAM MƯU NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Cập nhật ngày: 15-04-2018

1. Trong những năm qua, được sự quan tâm, tin tưởng của Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh; cũng như sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp, các ngành và Công an các đơn vị, địa phương, lực lượng Tham mưu Công an tỉnh đã không ngừng phấn đấu và trưởng thành; các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng Tham mưu luôn nêu cao bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, với Tổ quốc và nhân dân; thường xuyên rèn luyện nâng cao phẩm chất và đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực công tác, gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân. Trước yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH trong tình hình hiện nay, Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan tâm và không ngừng chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu Công an; trong các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về nhiệm vụ công tác công an hàng năm của Công an tỉnh đều có các giải pháp để không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ huy.

Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh, trong những năm qua, công tác tham mưu đã đạt nhiều kết quả quan trọng: (1) Tổ chức, bộ máy cơ quan tham mưu từng bước được củng cố, kiện toàn theo quy định; chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tham mưu, của các Đội, Trung tâm trực thuộc phòng Tham mưu; các đội Tham mưu, tổng hợp của Công an các đơn vị, địa phương từng bước được điều chỉnh, bổ sung phù hợp. (2) Công tác tham mưu đã quán triệt kịp thời, nghiêm túc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu cấp ủy, chính quyền ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, với nhiều giải pháp phù hợp, bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh. (3) Lực lượng Tham mưu làm tốt chức năng kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chương trình, kế hoạch, mệnh lệnh công tác của cấp trên, nhất là tham mưu kiểm tra chức trách, nhiệm vụ và vai trò nêu gương của người đứng đầu Công an đơn vị, địa phương. (4) Công tác sơ, tổng kết chuyên đề, lĩnh vực công tác Công an được chú trọng, qua đó đút kết kinh nghiệm và góp phần xây dựng, hoàn thiện lý luận CAND như: tổng kết công tác bảo vệ ANQG trong tình hình mới; công tác bảo vệ chính trị nội bộ;  các chuyên đề về phòng, chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chuyên đề về xây dựng lực lượng CAND… (5) Tích cực phối hợp với Công an các các đơn vị, địa phương; làm đầu mối phối hợp các lực lượng như Quân sự, Bộ đội Biên phòng trong công tác nắm, phân tích, dự báo tình hình; đồng thời là kênh trao đổi, phối kiểm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo. (6) Công tác trực ban, trực chỉ huy, ứng trực được tổ chức thực hiện nghiêm túc; có đánh giá, rút kinh nghiệm, tổ chức tập huấn… đảm bảo thực hiện thống nhất, nghiêm túc. Việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo, thống kê của các, đơn vị, địa phương đã đi vào nề nếp; các vụ, việc nổi lên đã kịp thời tổng hợp, báo cáo, tham mưu chỉ đạo xử lý. (7) Quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công tác tham mưu; nhiều cán bộ được đưa đi đào tạo, tập huấn kỹ thuật, vừa nâng cao trình độ, vừa góp phần đảm bảo an ninh, an toàn thông tin của Công an tỉnh; trực tiếp nghiên cứu, xây dựng nhiều phần mềm phục vụ công tác , qua đó góp phần khắc phục tình trạng báo cáo chậm, thống kê không chính xác, không đầy đủ….  

 

Thượng tá Phan Hoài Vũ – Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại buổi Tọa đàm về “Sửa đổi lối làm việc của cán bộ, đảng viên Đảng bộ cơ sở Tham mưu gắn với chuyên đề “phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.  

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, phải thẳng thắn đánh giá, nhìn nhận công tác tham mưu còn những hạn chế, yếu kém, đó là về nhận thức về vị trí, vai trò công tác tham mưu của một số cấp ủy, lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, biểu hiện ở việc thiếu quan tâm chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu; bố trí cán bộ không phù hợp; chưa quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tham mưu; công tác phối hợp nắm tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình chưa đáp ứng yêu cầu; phương pháp, lề lối tham mưu còn tình trạng hành chính đơn thuần, chưa bảo đảm đúng tính chất cơ quan tham mưu của lực lượng vũ trang chiến đấu… 2. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch, bọn phản động và tội phạm gia tăng các hoạt động chống phá… Điều đó đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ rất nặng nề đối với lực lượng tham mưu; phải tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, không ngừng đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng các mặt công tác Công an, nhất là phải đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu. Để thực hiện được mục tiêu trên, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau đây: Thứ nhất, cấp ủy, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương phải thật sự coi trọng công tác tham mưu, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Trong đó, cần phải thống nhất nhận thức, tham mưu là một trong những chức năng của toàn lực lượng, từ lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp đến cán bộ, chiến sĩ đều phải làm công tác tham mưu. Do đó, người lãnh đạo, chỉ huy phải có trách nhiệm nêu gương, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để tham mưu có tính chất chiến lược, toàn diện cho cấp ủy, chính quyền, tham mưu cho Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh về bảo đảm ANTT trên địa bàn tỉnh.  Thứ hai, lực lượng Tham mưu phải quán triệt và nắm vững các yêu cầu, nhiệm vụ về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong từng thời kỳ; phải bảo đảm chất lượng tham mưu, đề xuất đúng, chính xác, có tầm nhìn lâu dài, bảo đảm tính khả thi; đáp ứng được các yêu cầu về cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay. Muốn vậy, phải tuân thủ các nguyên tắc, luôn quán triệt và chấp hành tuyệt đối quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề cao trách nhiệm cá nhân trong công tác tham mưu và bảo đảm nguyên tắc toàn diện, tổng hợp trong công tác tham mưu. Thứ ba, trên cơ sở bám sát chức năng, nhiệm vụ và đổi mới phương pháp, lề lối làm việc, lực lượng Tham mưu phải nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, tập trung vào các lĩnh vực, chuyên đề lớn, những vấn đề mới phát sinh. Từ đó đề xuất cấp ủy, Thủ trưởng đơn vị, địa phương chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện tốt các nghị quyết, kế hoạch, chương trình hoạt động bảo đảm khoa học, chất lượng, có tính lâu dài; thường xuyên nắm chắc tình hình thực tiễn, kịp thời phát hiện và kiến nghị bổ sung vào chương trình làm việc những vấn đề quan trọng, mới nảy sinh để cấp ủy, thủ trưởng đơn vị, địa phương xem xét, chỉ đạo kịp thời, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nghị quyết, chương trình, kế hoạch đề ra. Thứ tư, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tiến hành sơ kết, tổng kết thực tiễn việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, đề án, chương trình công tác đã đề ra; các chuyên đề nghiệp vụ, các vụ án lớn… để rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc đề xuất các chủ trương, biện pháp, đối sách, góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống lý luận Công an, gắn công tác tham mưu với công tác nghiên cứu khoa học, lịch sử. Thứ năm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Cán bộ làm công tác tham mưu phải có các phẩm chất như có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thực, tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy, tâm huyết với công việc; linh hoạt, nhạy bén để phát hiện vấn đề quan trọng nổi lên; có năng lực khái quát, tổng hợp cao, biết tổng kết thực tiễn để đúc rút thành lý luận; có năng lực tổ chức, hợp tác, hiệp đồng, cùng giải quyết công việc với tính chất làm việc nhóm và với các cơ quan hữu quan; có tri thức toàn diện theo hướng giỏi chuyên môn, hiểu những chuyên ngành gần kề, biết tri thức cơ bản của các chuyên ngành khác, sử dụng thành thạo các phương tiện CNTT hiện đại để khai thác tốt nhất mọi nguồn lực phục vụ hoạt động tham mưu. Phan Vũ

Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Giáo Viên Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới

Đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục. Bởi vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên luôn được Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn xác định là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu dạy học, đổi mới giáo dục trong thời kỳ mới.

Thi giáo viên dạy giỏi bậc Tiểu học, cấp thành phố Bắc Kạn năm học 2019-2020.

Năm học 2019-2020, toàn ngành có 6.942 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Thực hiện tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, mạng lưới trường lớp giảm; số lượng giáo viên, cán bộ quản lý giảm, so với năm học 2015-2016 giảm 463 người. Cụ thể, bậc mầm non giảm 100 người, tiểu học giảm 260 người, TH&THCS tăng 119 người, THCS giảm 95 người, các trường THPT và các trung tâm trực thuộc Sở giảm 127 người (TH&THCS tăng là do việc dồn, ghép trường, đa số thực hiện ghép trường tiểu học với trường THCS).

Hiện nay, tổng số giáo viên trực tiếp đứng lớp là 5.535 người; trong đó mầm non 1.516 người, tiểu học 2.154 người, THCS 1.359 người, THPT 506 giáo viên. So với năm học 2015-2016 giảm 238 người, cụ thể: Mầm non giảm 58 người, tiểu học giảm 128 người, THCS tăng 31 người, THPT giảm 83 người, qua đó góp phần tinh gọn bộ máy. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hiện nay cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng ngày một nâng cao đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, đối với đội ngũ nhân viên, nhiều đơn vị chưa đáp ứng về số lượng, cơ cấu theo quy định.

Thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy, đội ngũ giáo viên đã và đang nỗ lực phấn đấu để có những bước phát triển toàn diện và vững chắc trong công tác GD&ĐT. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo được đẩy mạnh, toàn tỉnh hiện có 99,8% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên.

Để chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao, theo Sở Giáo dục và Đào tạo, thời gian tới, ngành tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nhà giáo; thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị số 05-CT/TW. Tiếp tục tham mưu thực hiện nghiêm túc công tác rà soát, sắp xếp, tuyển dụng, bố trí cán bộ quản lý và giáo viên; thực hiện việc điều chuyển giáo viên các trường học để cân đối lại đội ngũ giáo viên, khắc phục tình trạng vừa “thừa” vừa “thiếu”. Tham mưu thực hiện công tác tuyển dụng giáo viên nhằm kịp thời bố trí, sắp xếp đội ngũ đáp ứng nhiệm vụ theo từng năm học.

Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên như bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh; tổ chức khảo sát lại giáo viên phổ thông, trên cơ sở đó, xây dựng phương án đào tạo lại hoặc có giải pháp cụ thể đối với những giáo viên sau khi sát hạch lại không đạt yêu cầu. Lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phổ thông cốt cán để thực hiện bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy lớp 1. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ… theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm của giáo viên trong toàn ngành nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT mới.

Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, phân loại, chế độ chính sách đối với giáo viên; đánh giá, phân loại gắn với việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế; rà soát, điều chỉnh kịp thời vị trí việc làm, tổ chức thi, xét thăng hạng và bổ nhiệm, xếp lương theo quy định; thực hiện tốt chế độ, chính sách, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề.

Cùng với đó, ngành Giáo dục tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc Chương trình  giáo dục phổ thông hiện hành, đổi mới  phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học gắn với thực tiễn; tăng cường phụ đạo, giúp đỡ học sinh có học lực yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi đảm bảo hiệu quả, chất lượng, tránh chung chung, hình thức. Ngành chỉ đạo tăng cường sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường; đổi mới nội dung sinh hoạt tập trung theo hướng nghiên cứu bài học và việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học…

Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tổ chức tập huấn chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên cấp THCS và THPT; thực hiện hiệu quả công tác phân luồng học sinh; tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, cộng đồng dân cư trong việc quản lý, giáo dục học sinh trong thời gian ở ngoài nhà trường; tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, hỗ trợ cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành Giáo dục trong việc cùng toàn xã hội tạo ra điều kiện, môi trường tốt nhất cho giáo viên được phát triển và cống hiến./.

Hồng Hạnh

Cập nhật thông tin chi tiết về Nâng Cao Chất Lượng Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Lực Lượng Bvdp, Đáp Ứng Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Trong Tình Hình Mới trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!