Bạn đang xem bài viết Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank Ngọc Lặc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nghiên cứu này đánh giá khái quát thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ này trong thời gian tới.
KHCN của ngân hàng là những người có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Các khoản vay KHCN bao gồm 2 hình thức: Vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh. Chất lượng cho vay được đánh giá ở 3 khía cạnh: Ngân hàng, khách hàng và góc độ kinh tế – xã hội. Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu đánh giá chất lượng cho vay trên góc độ của ngân hàng Agribank Ngọc Lặc.
Về tổng dư nợ và kết cấu dư nợ: Dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào nợ nhóm 1 gồm các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ có thời gian quá hạn dưới 10 ngày.
Với tỷ trọng nợ nhóm 1 luôn chiếm giữ ở mức cao trong suốt 3 năm, các khoản cho vay KHCN được đánh giá là khá tốt, chất lượng khoản vay cao, quan hệ tín dụng giữa các KHCN với Chi nhánh được duy trì tốt. Đây là cơ sở quan trọng để Chi nhánh tiếp tục duy trì và mở rộng mối quan hệ với nhóm khách hàng này. Tỷ trọng nợ xấu của Chi nhánh ở nhóm 3 cao hơn so với nhóm 2 và có xu hướng tăng qua các năm với mức tăng cao nhất vào năm 2023. Đáng kể hơn cả là nợ nhóm 5 gia tăng mạnh. Nguyên nhân là do doanh nghiệp (DN), cá nhân, hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, DN phá sản nhiều và hàng tồn kho tăng cao đã khiến tăng trưởng tín dụng đạt thấp, nhiều khách hàng lâm vào tình trạng vỡ nợ, phá sản dẫn đến việc mất khả năng thanh toán.
Về tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do kinh tế khó khăn, các ngành sản xuất cũng như thương mại dịch vụ đều giảm về lợi nhuận, doanh thu, nguồn trả nợ không được đảm bảo. Ngoài ra, do khả năng thẩm định các phương án/dự án sản xuất kinh doanh, thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chưa tốt, chưa kiểm soát tốt quá trình sử dụng vốn vay làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng. Nợ xấu tăng mạnh chủ yếu do nợ quá hạn tồn đọng từ các năm trước. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ xấu hiệu quả chưa cao. Năm 2023, do làm tốt các công tác quản lý nợ xấu, nợ quá hạn nên tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,12%.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Ngọc Lặc – Thanh Hóa là huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển trở lại cho nền kinh tế của Huyện; Lĩnh vực tín dụng chủ yếu là cho vay khách hàng cá nhân chiếm trên 90% tổng dư nợ của Chi nhánh; Lợi nhuận mang lại từ lĩnh vực khách hàng cá nhân chiếm trên 80% tổng lợi nhuận.
Nợ xấu trong cho vay đối với KHCN: Căn cứ vào cách đánh giá và chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng, nhiều khoản vay trong hạn mức nhưng nếu ngân hàng đánh giá là khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ thì vẫn bị xếp hạng là nợ xấu. Số liệu Bảng 3 cho thấy, nợ xấu trong cho vay với KHCN của Chi nhánh tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do cá nhân, hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, DN phá sản nhiều và hàng tồn kho tăng cao; mặt khác, do công tác thẩm định chưa chặt chẽ trong cho vay (cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tín chấp, cho vay ứng tiền bán chứng khoán…). Chi nhánh cũng chưa theo dõi đôn đốc giám sát khách hàng thường xuyên trong cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà đất, cho vay mua căn hộ, nhà dự án, cho vay mua ô tô… vì thế, tình hình nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng lên.
Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn luôn ở mức cao qua các năm (mặc dù Chi nhánh đã có nhiều giải pháp trong xử lý nợ xấu nhưng khả năng thu hồi các khoản nợ có rủi ro vẫn ở mức thấp). Trung bình trong 100 đồng nợ quá hạn có 70 đồng nợ xấu (đây là chỉ số cao nhất trong các chi nhánh). Các khoản nợ xấu chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh, khi nền kinh tế có nhiều biến động, hàng hóa khó tiêu thụ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro: Năm 2014, Chi nhánh trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) 2%, đây là tỷ lệ trích lập thấp nhất trong 4 năm từ 2014 đến năm 2023. Năm 2023, tỷ lệ này tăng thêm 2,3% lên 4,3% và ở mức 5,2% vào năm 2023; 6,1% vào năm 2023. Tỷ lệ trích lập dự phòng tăng lên là do chi nhánh nâng cao tỷ trọng cho vay KHCN, cùng với ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
Về hệ số khả năng bù đắp rủi ro: Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng là thước đo về khả năng bù đắp mất vốn của ngân hàng đối với nợ xấu. Nếu lớn hơn 1 chứng tỏ trích lập dự pḥòng là đầy đủ và có khả năng bù đắp vốn cho ngân hàng khi xảy ra rủi ro tín dụng. Năm 2014, tỷ lệ này của Agribank Ngọc Lặc ở mức 5 lần, hệ số này cao một phần vì số dư nợ đã xử lý không quá nhiều, nhiều khoản vay ngân hàng tiến hành cơ cấu lại nợ để tạo cơ hội cho khách hàng trả nợ thay vì sử dụng dự phòng để xử lý. Đây là một hành động đúng đắn và kịp thời của Chi nhánh trước tình hình nợ xấu của ngân hàng gia tăng. Mặc dù, đã triển khai quyết liệt giải pháp xử lý nợ xấu nhưng đến năm 2023, hệ số này vẫn ở mức khá cao là 3,82% và năm 2023 đã tăng lên 4,6%.
Chỉ tiêu lợi nhuận cho vay KHCN: Mục tiêu hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng như các DN là vì tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh chưa thể đạt hiệu quả cao, nếu lợi nhuận do hoạt động này mang lại thấp.
Để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, công cụ quan trọng nhất của Agribank Ngọc Lặc là sản phẩm cho vay cá nhân. Agribank Ngọc Lặc cần tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường để thu hút khách hàng, đồng thời cần cải tiến và làm mới sản phẩm bằng cách sáng tạo dịch vụ mới cho khách hàng cũ.
Phân tích lợi nhuận cho vay KHCN trong 3 năm từ 2023-2023 của Chi nhánh cho thấy, từ 2014-2023, tỷ trọng lợi nhuận trong cho vay KHCN/dư nợ cho vay KHCN của Agribank Ngọc Lặc giảm dần từ 9,97% năm 2014, xuống xuống 8,597% và có chiều hướng phục hồi từ năm 2023, lên mức 9,57%. Điều này cho thấy, cứ 100 đồng dư nợ cho vay KHCN mang lại 9,97 đồng lợi nhuận cho chi nhánh vào năm 2014; 8,927 đồng vào năm 2023, 8,597 đồng vào năm 2023 và 9,57 đồng năm 2023.
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân
Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ngọc Lặc cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại hạn chế cần khắc phục. Bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Agribank Ngọc Lặc nâng cao chất lượng cho vay KHCN, cụ thể:
Thứ nhất, thực hiện tốt quy trình thực hiện cho vay KHCN. Theo đó, cán bộ tín dụng phải theo sát quy trình, nhất là khâu thẩm định. Các cán bộ tín dụng cũng cần linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể. Tuân thủ quy trình chặt chẽ là cần thiết nhưng linh hoạt là điều kiện quan trọng để có quyết định cho vay đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đảm bảo an toàn, sinh lời cho ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ ba, xây dựng quy trình thẩm định và cho vay hợp lý. Để nâng cao chất lượng thẩm định hiệu quả đầu tư dự án, Agribank Ngọc Lặc cần triển khai các biện pháp sau:
– Về đánh giá tư cách khách hàng: Cán bộ quan hệ khách hàng cần làm rõ mục đích vay của khách hàng, có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành không xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng. Đối với khách hàng mới cần phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm thông tin tín dụng…
– Về xác minh thu nhập của cá nhân vay tiền: Cán bộ tín dụng phải xác định được nguồn trả nợ của cá nhân vay tiền như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản…; cần phân tích tình hình tài chính của dự án mà khách hàng vay vốn thông qua các tỷ số tài chính
– Các biện pháp bảo đảm tiền vay là điều kiện tiên quyết để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn quy định của Chi nhánh.
Thứ tư, xây dựng chính sách kiểm soát hoạt động cho vay KHCN. Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm đánh giá tiến độ thực hiện phương án vay vốn. Đồng thời, tận dụng triệt để những lần gặp gỡ KHCN để thu thập thông tin. Trong trường hợp khách hàng bị lỗ lớn không thể tiếp tục duy trì hoạt động và cam kết xử lý tài sản để trả nợ thì ngân hàng có thể cho phép khách hàng sử dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gian chấp nhận được. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho khách hàng do phải bán ngay tài sản ở mức giá quá thấp và không thể trả nợ ngân hàng. Các biện pháp mang tính thương lượng trên chỉ áp dụng đối với những khách hàng thực sự có tiền nhưng thiếu biện pháp trả nợ.
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Agribank
Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với ngân hàng mà còn đem lại những mặt tích cực cho khách hàng và cho toàn bộ nền kinh tế. Huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là một huyện thuần nông, nên nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng TMCP Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank) – Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Bài viết này nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Từ khóa: Chất lượng tín dụng, Agribank, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
1. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai 1.1. Kết quả đạt đượcCẩm Mỹ là một huyện thuần nông nên Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai tập trung chính vào hoạt động cho vay khách hàng là cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, lượng đầu tư tín dụng vào nhóm khách hàng này luôn tăng trưởng khá tốt qua các năm. Trong giai đoạn 2023 – 2023, Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ có tốc độ phát triển bình quân là 128,6%. Nợ quá hạn của chi nhánh giai đoạn 2023 – 2023 luôn ở mức thấp dưới 0,5% tổng dư nợ. Lãi suất cho vay tương đối thấp đã giúp kinh tế địa phương phát triển, giá cả mặt hàng nông sản luôn ở mức ổn định. Số khách hàng bình quân chung một cán bộ tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ quản lý là 715 khách hàng, cao hơn mức bình quân chung của toàn bộ các chi nhánh Agribank tại tỉnh Đồng Nai vào khoảng hơn 512 khách hàng.
Trong những năm qua, thông qua việc cho vay đã tăng cường thêm mối quan hệ đoàn kết giữa nhân dân và chính quyền, các tổ chức đoàn thể, góp phần phát triển phong trào nông thôn mới tại địa phương. Việc được hỗ trợ vay vốn đã giúp các hộ tại huyện Cẩm Mỹ có thêm vốn để xây dựng chuồng trại kiên cố, mua con giống, thức ăn, thuốc thú y… phát triển sản xuất không ngừng, nâng cao đời sống nhân dân cũng như đưa kinh tế của huyện đi lên. Nhiều hộ nhờ có nguồn vốn vay đã vươn lên thoát nghèo, trở thành những hộ kinh tế khá trong vùng.
Quá trình cho vay đã giúp cho cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nắm vững và thuần thục nghiệp vụ, thủ tục và quy trình cho vay; hiểu thêm về đời sống của nhân dân trên địa bàn từ đó có những biện pháp triển khai phù hợp đồng bộ để mở rộng khả năng cho vay, nâng cao hiệu quả của đồng vốn, chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và quy định, định hướng của địa phương, các nguyên tắc của ngành.
Đã thực hiện đổi mới quy trình cho vay, gọn nhẹ thuận tiện cho người dân mà vẫn đảm bảo tính pháp lý cũng như đảm bảo khả năng thu hồi của ngân hàng. Đặc biệt từ khi có chủ trương của Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn trong lĩnh vực tín dụng mà đã có thêm nhiều lượt hộ nông dân được vay vốn, mức vay lên đến 50 triệu đồng mà không cần thế chấp tài sản, đây là những ưu đãi hết sức có ý nghĩa cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên khắp cả nước cũng như tại địa phương.
Lợi nhuận của Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ liên tục tăng qua các năm như vậy là do quy mô hoạt động của chi nhánh tăng lên, nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức thấp và cơ cấu dư nợ của chi nhánh có sự dịch chuyển từ ngắn hạn sang trung hạn do đó chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào tăng lên.
1.2. Một số hạn chế tồn tạiDù vậy, hoạt động tín dụng của Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:
Thứ nhất, việc đầu tư tín dụng về cơ bản đã đúng định hướng, sát với mục tiêu phát triển của huyện. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn chưa chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện cho vay theo nghị định của Chính phủ, chậm chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng.
Thứ hai, chi nhánh chưa làm tốt công tác huy động nguồn vốn để phục vụ cho công tác đầu tư tín dụng. Đặc biệt chưa quan tâm đến nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, bệnh viện, các trường học trên địa bàn để tăng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn.
Thứ ba, chi nhánh còn chưa thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ tín dụng chưa thực hiện tốt công tác thẩm định vay vốn, dẫn tới nợ xấu vẫn còn cao so với các chi nhánh khác.
Thứ tư, việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ đã được Trung ương và tỉnh, huyện triển khai, nhưng thực tế công tác kiểm tra còn thiếu, chưa được thường xuyên, điều này ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động nhất là công tác tín dụng của chi nhánh.
Thứ năm, tài sản đảm bảo tiền vay của chi nhánh chủ yếu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại khu vực nông thôn có giá trị thấp, rất khó phát mại khi người vay không trả được nợ cho nên cần thiết phải có các hình thức đảm bảo tiền vay khác an toàn, hiệu quả, tránh rủi ro cho ngân hàng.
Thứ bảy, chi nhánh chưa ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn, đặc biệt công tác theo dõi dự báo để xử lý nợ kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh nợ xấu. Đây là mối lo ngại lớn bởi không kịp xử lý sẽ tiến triển thành nợ xấu. Chưa có biện pháp đồng bộ đề phòng rủi ro tín dụng, chưa trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro nhằm giảm thấp nợ xấu.
Thứ chín, khách hàng của Agribank đa số là hộ nông dân, trình độ nhận thức còn hạn chế, nhưng việc đơn giản các thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm tốt hơn.
1.3. Một số nguyên nhânNhững hạn chế còn tồn tại là do các nguyên nhân sau:
Hai là, tình hình tài chính của khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch, quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, quản lý phương án, dự án theo kiểu gia đình, tỷ lệ nợ cao đến khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến mất khả năng chi trả.
Ba là, năng lực trình độ của cán bộ nghiệp vụ chưa đồng bộ: Cùng với việc áp đặt các chỉ tiêu kinh doanh ngoài tín dụng như bán chéo sản phẩm bảo hiểm, huy động vốn, phát triển sản phẩm dịch vụ… Hiện nay, cán bộ ngân hàng chịu khá nhiều áp lực, thậm chí vượt quá năng lực của họ để thực hiện chính xác các khoản vay.
Bốn là, do lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay còn nhiều hạn chế, lượng khách hàng phải quản lý khá lớn nên việc sắp sếp thời gian là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là các phương án, dự án có quy mô lớn.
2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai 2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm địnhCon người là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và trong hoạt động tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tế càng phát triển, hệ thống ngân hàng ngày càng hiện đại, đòi hỏi chất lượng con người trong ngân hàng ngày càng phải biến đổi về chất, chất lượng ngày càng phải đáp ứng kịp thời trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng.
Theo khảo sát, trình độ và thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng của Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ được đánh giá cao, 12/12 cán bộ tín dụng có trình độ đại học. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu phát triển trong cơ chế thị trường và trong môi trường canh tranh ngày càng gay gắt trên địa bàn hiện nay, Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ cần tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng theo hướng: Đảm bảo đủ số lượng cán bộ làm công tác tín dụng trên cơ sở có thời gian kiểm soát, quản lý khoản vay một cách đầy đủ, chặt chẽ từ khi phát sinh đến khi thu hồi nợ. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập trong điều kiện hiện nay. Theo đó, cán bộ tín dụng phải đủ yếu tố về kiến thức, năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp.
Về trình độ chuyên môn: Tất cả cán bộ tín dụng phải có năng lực chuyên môn vững vàng, cũng như hiểu biết về tình hình kinh tế, xã hội, thị trường, pháp luật. Đồng thời, có khả năng đánh giá, nhìn nhận tốt, nắm bắt nhanh, sáng tạo những phương pháp thẩm định mới, nhanh nhạy, linh hoạt trong xử lý công việc, tình huống phát sinh, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ trợ, khai thác xử lý thông tin.
Về đạo đức nghề nghiệp: Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững vàng và có ý thức tự rèn luyện, bồi dưỡng, góp sức mình vào sự phát triển của cơ quan. Cán bộ tín dụng nếu không có đạo đức nghề nghiệp tốt thì mọi tiêu chuẩn khác sẽ không có giá trị vì dễ bị vật chất cám dỗ dẫn đến đưa ra những quyết định sai lệch với sự thật là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu phát sinh.
Để xây dựng được được đội ngũ cán bộ tín dụng vừa có tầm vừa có tâm, chi nhánh cần chú ý đến công tác đào tạo và thường xuyên thông qua các chương trình về nâng cao trình độ, tập huấn nghiệp vụ, tổ chức các buổi hội thảo, có chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần tốt, thường xuyên rà soát và đánh giá và bố trí cán bộ phù hợp với tính chất công việc, năng lực và sở trường của mỗi cá nhân.
2.2. Hoàn thiện quy chế cho vayTuyệt đối tuân thủ các bước trong quy trình cấp tín dụng, nếu như trước đây tài sản thế chấp được xem như yếu tố quan trọng hàng đầu trong điều kiện cấp tín dụng thì hiện nay ngân hàng thường quan tâm đến phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dòng tiền dự án, khả năng tài chính của khách khách hàng, các yếu tố này quan trọng hơn rất nhiều so với tài sản thế chấp. Cần tránh trường hợp chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến phương án, dự án, khả năng tài chính của khách hàng, vì điều này dễ gây ra hậu quả tín dụng là nợ xấu sẽ tăng cao lúc đó chất lượng tín dụng sẽ không tốt.
Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính chất nguyên tắc trong quy trình cấp tín dụng, như: Năng lực pháp lý của khách hàng, tư cách của khách hàng, hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, mục đích vay vốn, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng kiểm soát khoản vay.
Coi trọng kết quả đánh giá, xếp hạng tín dụng có hệ thống làm căn cứ phân loại khách hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động dầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quyết định chính sách tín dụng cho mối loại đối tượng khách hàng, là cơ sở xác định các chính sách, chế độ ưu tiên về lãi suất, các mức phí áp dụng, các chính sách ưu đái khách hàng khác.
2.3. Xây dựng chiến lược phát triển khách hàngXác định rõ đối tượng khách hàng, địa bàn hoạt động của mình là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn thì cần có biện pháp thu hút khách hàng sao cho phù hợp với đối tượng của mình cần phục vụ. Bằng hình thức hàng năm mỗi cán bộ tín dụng phai thực hiện điều tra cơ bản tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn mình quản lý để thu thập chính xác thông tin những đối tượng đầu tư tín dụng: Số doanh nghiệp, số hộ kinh doanh, tổng đàn gia súc, gia cầm, cây trồng vật nuôi chủ lực… để từ đó có chiến lược tiếp cận, tiếp thị để khơi thông nguồn vốn tín dụng trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập. Trong xây dựng chính sách khách hàng, chi nhánh cần căn cứ vào nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau để từ đó đề ra chính sách phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau và mục tiêu trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng mới và khách hàng tiềm năng, để có chính sách ưu đãi phừ hợp, có chính sách quan tâm đến việc phát triển khách hàng thay vì khách hàng tự tìm đến. Chủ động tư vấn cho khách hàng để tạo ra những dự án, phương án khả thi, có hiệu quả. Ngân hàng nên tăng cường công tác mở rộng khách hàng, mở rộng các đối tượng khách hàng thông qua tổ chức hội nghị khách hàng, qua đó có thể rút ra được những kinh nghiệm từ những ý kiến đóng góp của khách hàng. Tuyên truyền, quảng bá những sản phẩm ngân hàng và những tiện ích khi khách hàng đến vay tại chi nhánh.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vayCông tác kiểm tra, kiểm soát phải được tiến hành ngay trước trong và sau khi cho vay và trong suốt quá trình vay vốn cho đến khi thu hồi toàn bộ khoản vay. Do hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ra xảy ra nhất, vì vậy việc kiểm tra – kiểm soát của ngân hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao và được coi là hoạt động thường xuyên cảu công tác quản trị điều hành. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì Agribank – Chi nhánh Cẩm Mỹ cần thường xuyên tổ chức các đọt kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai phạm, kịp thời khắc phục và ngăn ngừa những sai sót phát sinh, tránh những sai sót được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong công tác kiểm tra lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại được đặc biệt quan tâm do đặc thù lĩnh vực này có nhiều biến động, đòi hỏi ngân hàng sau khi cho vay phải bám sát, nắm vững tình hình, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp. Đối tượng của những đợt kiểm tra không chỉ dừng lại ở mặt hồ sơ mà còn đối chiếu kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng, tình hình thực hiện dự án, phương án kinh doanh, thực trạng tài sản đảm bảo, việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong công tác tín dụng.
2.5. Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vayBảo đảm tiền vay được xem là nguồn trả nợ cuối cùng của khách hàng, vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh cần thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với đối tượng bắt buộc phải có tài sản bảo đảm. Mặc dù tài sản bảo đảm có ý nghĩa rất lớn trong hạn chế rủi ro tín dụng nhưng tại chi nhánh một số các bộ tín dụng chưa nhận thức được vai trò cảu nó, có bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, còn các yếu tố khác không chú trọng đúng mức, đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng. Bởi bảo đảm tiền vay chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp sự cố thực hiện hợp đồng tín dụng chứ không phải là cơ sở để quyết định cho vay.
Hiện nay, chi nhánh thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay theo Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/1/2014 về việc ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank nhưng để bảo đảm đảm tiền vay phát huy đúng ý nghĩa của nó thì ngân hàng phải: Kiểm tra tính đầy đủ pháp lý của tài sản bảo đảm, tài sản có đủ điều kiện giao dịch hay không, đánh giá tài sản không được vượt quá giá trị thị trường của tài sản, thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm, với tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay tài sản dề hao mòn vô hình nhanh chóng, bên cạnh đó một số tài sản tại chi nhánh là các máy móc thiết bị thường xuyên ở ngoài trời, cường độ sử dụng cao do đó tốc đọ hao mòn rất nhanh. Đối với các loại tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị, nhà xưởng cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ đảm bảo tiền vay và hiện trường thực tế để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: Mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển nhượng quyền sử hữu, những biến động về giá trị thị trường của tài sản… Do đó, việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm cần được tiến hành thường xuyên qua đó có biện pháp hạn chế rủi ro. Từ việc xem xét thực trạng tài sản và tham khảo thông tin trên thị trường như giá cả, xu hướng phát triển, các mặt hàng thay thế. Đặc biệt các tài sản đảm bảo là các bất động sản mà chi nhánh định giá theo giá thị trường hay có sự biến động lớn như hiện nay, vì vậy phải thường xuyên theo dõi, cập nhật và định giá lại, nếu có biến động giảm thì yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản hoặc giảm dư nợ tương ứng với giảm giá tài sản.
2.6. Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấuCán bộ tín dụng trong trường hợp phát hiện một khoản vay để phát sinh nợ quá hạn gốc hoặ lãi thì việc đầu tiên mà cán bộ tín dụng phải làm là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề thông qua việc trực tiếp xuống kiểm tra, phân tích từ các nguồn thông tin khác nhau. Ngân hàng có thể dựa vào kết quả phân tích để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.
Tích cực đeo bám khoản vay, tận dụng mọi khoản thu của khách hàng để thu hồi nợ, đối với những khoản nợ có phát sinh nợ quá hạn được xác định là có mức độ nghiêm trọng tương đối thấp thì ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp khác nhau như tư vấn cho khách hàng khôi phục tình hình tài chính, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng như gia hạn nợ, điều chỉnh kế hoạch trả nợ, khoanh nợ cho khách hàng biện pháp này sẽ giúp khách hàng duy trì hoạt động đồng thời giúp ngân hàng thu hồi đầy đủ khoản nợ sau này.
Đối với khách hàng truyền thống của chi nhánh có uy tín trong quan hệ tín dụng, có triển vọng phát triển nhưng phát sinh nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng, đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu khó khăn, chung tay cùng tìm ra giải pháp hỗ trợ.
Trong trường hợp các biện pháp nghiệp vụ ngân hàng đưa ra không mang lại hiệu quả, khách hàng cố tình dây dưa, để nợ quá hạn kéo dài thì ngân hàng cần sử dụng các biện pháp cứng rắn, kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng phát mãi tài sản thế chấp, như: khởi kiện ra tòa, cưỡng chế để thu hồi nợ. Tuy nhiên, đây là biện pháp cuối cùng, bởi vì để thu hồi một khoản nợ thông qua khởi kiện đến khi thi hành án được tài sản phải mất thời gian khá dài và tốn kém chi phí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Chính phủ (2023), Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (thay cho Nghị định số 41/NĐ-CP).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2023), Thông tư số 39/2023/TT-NHNN ngày 30/12/2023 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Ngân hàng Agribank Đồng Nai – Chi nhánh Cẩm Mỹ (2023 – 2023). Báo cáo tổng kết công tác tín dụng của chi nhánh huyện Cẩm Mỹ năm 2023, 2023 và 2023.
Nguyễn Minh Kiều (2023). Tiền tệ ngân hàng, NXB Tài chính.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010.
SOLUTIONS TO IMPROVE THE CREDIT QUALITY AT CAM MY BRANCH OF AGRIBANK – DONG NAI PROVINCETRUONG VAN GIANG
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Cam My branch
TRAN HUU DAO
Thanh Do University
ABSTRACT:
The credit quality improvement not only plays a great important part for banks but also brings positive benefits for customers as well as the entire economy. Cam My district, Dong Nai province is an agricultural district, hence the major income source of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank) – Cam My branch is from credit services which are potentially high risk activities. Therefore, it is necessary to improve the credit quality of Agribank’s Cam My branch. This article is to analyze and propose solutions to improve the credit quality of Agribank’s Cam My branch.
Keywords: Credit quality, Agribank, Cam My district, Dong Nai province.
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi Nhánh Đông Đô
Published on
3. LỜI CẢM ƠN Khóa luận này là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học Thăng Long và quá trình tìm hiểu thực tế của bản thân em tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô trong thời gian qua. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới trường Đại học Thăng Long cũng như tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Em cũng xin cảm ơn Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Đông Đô đã tạo điều kiện cho em cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Bên cạnh đó, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Lê Thị Hà Thu- người đã nhiệt tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thiện khóa luận này. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót, vì thế em rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô để khóa luận này được hoàn thiện hơn cả về nội dung và hình thức.
4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Thu Hằng Thang Long University Library
5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………10 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ……………..1 1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại …………………………………………………………………………………………………..1 1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay đối với Khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại ………………………………………………………………………………1 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân……………….1 1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân …………………..3 1.1.4. Các hình thức cho vay Khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại ………………………………………………………………………………………………4 1.1.5. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân hiện nay ………………..4 1.2. Tổng quan về hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân………6 1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân………6 1.2.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân …………………………………………………………………………………………….7 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 7 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân …………………………………………………………………………………………..11 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ……………………………….19 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô……………………………………………………………………….19 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô ………………………………….19 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự, nhiệm vụ của các phòng ban…………20
6. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2010 – 2012….21 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn ………………………………………………………..21 2.1.3.2 Hoạt động cho vay……………………………………………………………………26 2.1.3.3. Một số hoạt động kinh doanh khác …………………………………………30 2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh………………………………………………31 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô………………….35 2.2.1. Các quy định chung về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – nhánh Đông Đô..35 2.2.1.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay……………………………………………..35 2.2.1.2. Số tiền cho vay………………………………………………………………………36 2.2.1.3. Thời gian cho vay ………………………………………………………………….36 2.2.1.4. Lãi suất cho vay …………………………………………………………………….37 2.2.1.5. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân……………………………………..37 2.2.1.6. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô………………………………41 2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô………………42 2.2.3. Tình hình doanh số thu nợ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô………………43 2.2.4. Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô………………44 2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô …………49 2.3.1. Chỉ tiêu định tính…………………………………………………………………….49 2.3.2. Chỉ tiêu định lượng………………………………………………………………….51 2.4. Đánh giá hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô………………….58 2.4.1. Những kết quả đạt được…………………………………………………………..58 Thang Long University Library
7. 2.4.2. Những khó khăn và hạn chế…………………………………………………….59 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế……………………………………………………….60 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ …………………………………………………….63 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vương chi nhánh Đông Đô giai đoạn năm 2013 – 2023…63 3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay………………………………….63 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ….64 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô ………64 3.2.1. Công tác huy động vốn…………………………………………………………..64 3.2.2. Chính sách cho vay………………………………………………………………….65 3.2.3. Áp dụng linh hoạt quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay…..66 3.2.4. Công tác thẩm định tín dụng…………………………………………………….67 3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực……………………………………….67 3.2.6. Xử lý nợ quá hạn …………………………………………………………………….69 3.2.7. Giải pháp khác………………………………………………………………………..69 3.3. Một số kiến nghị ………………………………………………………………………..70 3.3.1. Đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ……………………70 3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô …………………………………………………………………………………………….70 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………….72 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………..73
8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ DPRR Dự phòng rủi ro KHCN Khách hàng cá nhân NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn VPBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank Đông Đô Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô Thang Long University Library
9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của VPBank Đông Đô giai đoạn 2010 -2012……..23 Bảng 2.2.Tình hình hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2010 – 2012……………………………………………….29 Bảng 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh khác tại chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2010 – 2012 …………………………………………………………………………………………………………….30 Bảng 2.4.Tình hình thu nhập – chi phí của VPBank Đông Đô giai đoạn 2010 – 2012.34 Bảng 2.5. Tình hình doanh số cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012 ….43 Bảng 2.6. Tình hình doanh số thu nợ giai đoạn 2010 – 2012 …………………………………44 Bảng 2.7. Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012 ………47 Bảng 2.8. Tình hình dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ giai đoạn 2010 – 2012 ……….48 Bảng 2.9.Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ đối với KHCN của chi nhánh Đông Đô từ năm 2010 đến năm 2012………………………………………………………..51 Bảng 2.10. Hệ số chất lượng cho vay KHCN của chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2010 – 2012 ……………………………………………………………………………………………………………….52 Bảng 2.11. Tỷ lệ trích lập DPRR cho vay KHCN…………………………………………………54 Bảng 2.12. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro …………………………………………………………….55 Bảng 2.13. Tình hình thu lãi cho vay khách hàng cá nhâncủa chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2010 – 2012……………………………………………………………………………………………..57 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô…………………………………………………………………..20 Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay KHCN ………………………………………………………………….40
11. “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng – chi nhánh Đông Đô” làm nội dung viết khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là nhằm tìm hiểu hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ổ chức tín dụng nói chung và của VPBank Đông Đô nói riêng để từ đ cho vay khách hàng cá nhân Ngân hàng trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng ngiên cứu: hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.- Phạm vi nghiên cứu: hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN tại Ngân- hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô trong 3 năm: 2010, 2011 và 2012 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích. Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh như quá trình thực tập trực tiếp tại ngân hàng, phỏng vấn cán bộ nhân viên của ngân hàng, các báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dụng,… Phương pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô. 5. Kết cấu của khóa luận Nội dung của khóa luận gồm 3 chương : Chƣơng 1: Lý luận chung về hiệu quả hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng – chi nhánh Đông Đô Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng – chi nhánh Đông Đô
12. 1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay đối với Khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại Cho vay là hoạt động truyền thống nhất của NHTM và thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tỷ trọng tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất. Đây là một hình thức cấp tín dụng mà theo đó NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Khách hàng vay vốn của NHTM bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Trong đó khách hàng cá nhân và hộ gia đình ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động cho vay của NHTM. Các cá nhân và hộ gia đình vay tiền từ NHTM để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc đầu tư cho mục đích kinh doanh sản xuất của mình. Theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam năm 2010: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” Như vậy, cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM bao gồm các hình thức cho vay mà ngân hàng cung cấp cho các cá nhân hoặc hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Khách hàng của hoạt động cho vay KHCN là các cá nhân, hộ gia đình những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên và ổn định có nhu cầu vay vốn phục vụ cho những mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay hộ gia đình đó. Khác với khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, KHCN thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng và chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của KHCN cũng khác nhau tùy thuộc vào tình hình nền kinh tế, trình độ dân trí, thu nhập, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của dân cư. KHCN đến ngân hàng xin vay vốn thường nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của họ, các khoản vay này có thể là vay để mua ô tô, mua nhà hoặc sửa chữa nhà…hoặc vay kinh doanh trên quy mô nhỏ. Thang Long University Library
15. 4 Đối với nền kinh tế, cho vay KHCN có tác dụng tích cực trong việc kích cầu tiêu dùng, từ đó tạo nên hiệu ứng kích thích sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. 1.1.4. Các hình thức cho vay Khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, các khoản vay KHCN bao gồm hai hình thức: vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh. Vay tiêu dùng: là các khoản vay phục vụ nhu cầu chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình như: xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc, du học,… Vay sản xuất kinh doanh: là các khoản vay phục vụ cho nhu cầu bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình như bổ sung vốn lưu động, mua sắm máy móc,… Đối với hai hình thức vay trên, thời gian cho vay có thể là ngắn hạn (thời gian cho vay dưới 12 tháng), trung hạn (thời gian cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng), dài hạn (thời gian cho vay từ 60 tháng trở lên) Phương thức vay có thể là: Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay trả góp: là phương thức cho vay mà khi vay ngân hàng và khách hàng thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời gian cho vay. Cho vay theo hạn mức thấu chi: là phương thức cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho vay chi vượt số tiền khách hàng có trong tài khoản của mình phù hợp với quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Riêng đối với các khoản vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì phương thức cho vay là hạn mức tín dụng: ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một mức dư nợ vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định được sử dụng khá phổ biến. Các điều khoản đảm bảo khoản vay là yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt cho vay khách hàng của ngân hàng. Hiện tại các ngân hàng xem xét cho vay với khách hàng theo hai hình thức: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp). 1.1.5. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân hiện nay Các sản phẩm cho vay KHCN được thiết kế rất đa dạng và mang đặc trưng riêng của từng NHTM. Số lượng sản phẩm và tiện ích của các sản phẩm cho vay KHCN ở
18. 7 vốn cho KHCN, phù hợp với khả năng của ngân hàng và chính sách phát triển kinh tế của địa phương, được doanh nghiệp đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất, tạo ra được lượng tiền lớn hơn để chi trả đủ chi phí, có lợi nhuận và hoàn trả nợ đầy đủ cho ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn”. 1.2.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Nâng cao hiệu quả cho vay KHCN là yêu cầu tất yếu của bản thân mỗi ngân hàng. Bởi cho vay là hoạt động đặc trưng cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi ngân hàng ở hầu hết các nước. Khi hoạt động cho vay của ngân hàng có chất lượng đồng nghĩa với việc đồng vốn ngân hàng bỏ ra được sử dụng hiệu quả, ngân hàng có khả năng thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn và có được lợi nhuận từ mỗi khoản vay của khách hàng. Ngoài ra, hiệu quả cho vay tốt cũng phản ánh trình độ tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và trình độ của cán bộ ngân hàng. Nhờ đó, ngân hàng không những thu được lợi nhuận cao mà còn xây dựng được hình ảnh và uy tín với khách hàng, giữ được khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Ngân hàng có nhiều điều kiện mở rộng hoạt động cho vay cũng như các dịch vụ ngân hàng khác, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Hiện nay, các ngân hàng không chỉ cạnh tranh qua chính sách lãi suất mà còn cạnh tranh qua chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay là cần thiết và là xu thế tất yếu của các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động cho vay của NHTM là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho các KHCN hiện nay. Nhờ có vốn vay từ ngân hàng mà các KHCN có thêm nguồn vốn để tiêu dùng, kinh doanh,… Cho vay KHCN của NHTM góp phần thúc đẩy tiêu dùng, sản xuất,… Nó còn góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực quốc gia, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn phục vụ SXKD, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng cho vay, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Khi các KHCN sử dụng vốn vay đúng mục đích kinh doanh, hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn sẽ tạo nên các nguồn lực, củng cố cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Nếu tăng trưởng cho vay chậm và chất lượng cho vay kém tức là việc sử dụng vốn không có hiệu quả, khả năng hấp thụ vốn của các giúp cho nền kinh tế phát triển mạnh, ổn định, bền vững, tạo điều kiện hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Các chỉ tiêu định tính- Sự phù hợp của các thông lệ, quy trình và chính sách cho vay là cơ sở pháp lí đảm bảo cho các khoản vay được an toàn, hiệu quả. Hiện nay, một số quy trình cho Thang Long University Library
20. 9 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng KHCN phản ánh số vòng chu chuyển vốn tín dụng của NH đối với khách hàng. Vòng quay vốn càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay NH đã luân chuyển nhanh hay nói một cách khác là đồng vốn ngân hàng cho khách hàng vay đã tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Vòng quay vốn tín dụng KHCN nhanh chứng tỏ tốc độ quay vòng vốn của khách hàng vay vốn cao, khách hàng hoạt động có hiệu quả với đồng vốn vay của ngân hàng, phản ánh tình hình ngân hàng quản lý vốn tín dụng đối với khách hàng tốt, chất lượng tín dụng cao. Ngược lại chỉ số này thấp chứng tỏ có những bất ổn có thể xảy ra trong quá trình thu hồi vốn. Thông qua đó ngân hàng sớm có biện pháp nhắc nhở, đôn đốc khách hàng, kịp thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Đây cũng là căn cứ để ngân hàng đưa ra quyết định có cho vay trong những lần tiếp theo hay không. Tỷ lệ Nợ quá hạn khách hàng cá nhân+ Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH) KHCN là tỷ lệ phần trăm giữa NQH cho vay KHCN và tổng dư nợ cho vay KHCN của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ này cho biết tại thời điểm xác định cứ 100 đồng ngân hàng đã cho vay thì có bao nhiêu đồng là NQH. Tỷ lệ NQH KHCN = NQH cho vay KHCN x 100% Tổng dư nợ cho vay KHCN NQH cho vay KHCN là khoản nợ gốc hay lãi mà KHCN không trả được khi đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là lời cảnh báo cho ngân hàng, hy vọng thu lại tiền vay trở nên mong manh. Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu thiệt hại kịp thời như tăng cường công tác đôn đốc doanh nghiệp trả nợ khi đến hạn, tích cực đòi nợ đã quá hạn cũng như giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm giảm thiểu những rủi ro trong cho vay có thể đến. Chất lượng cho vay cũng được thể hiện một phần thông qua NQH. Tỷ lệ NQH càng cao chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng và có khả năng mất vốn. Các NHTM phải tiến hành phân loại các nhóm nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN. Việc phân loại nhóm nợ cụ thể này sẽ giúp cho các NHTM có thể đưa ra các chính sách hợp lý cho từng nhóm nợ, qua đó cũng có thể đánh giá được chất lượng cho vay của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân+ Thang Long University Library
27. 16 Uy tín: là ý thức và trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người đi vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín nên NHTM sẽ quyết định một cách chủ quan liệu người vay có khả năng hoàn trả nợ vay hay không. NHTM sẽ kiểm tra những khoản nợ của người vay trước đây, xem xét những báo cáo tín dụng, và trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của ngươi vay. Các vấn đề khác của người vay cũng sẽ được NHTM xem xét cụ thể. Năng lực: nói đến khả năng người đi vay có tiền để thanh toán cho cá khoản vay hay không. Vì đây là nguồn cơ bản để người vay trả các khoản vay, NHTM muốn biết chính xác kế hoạch trả nợ của người vay trong tương lai. NHTM sẽ xem xét luồng tiền trong kinh doanh, thời gian chi trả, khả năng chi trả thành công khoản vay. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 của khóa luận đã đề cập đến một số lý luận chung về KHCN, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nhu cầu vốn cũng như những khó khăn của KHCN khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Chương 1 cũng đã đề cập đến những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay cũng như những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay KHCN. Có thể thấy cho vay KHCN của NHTM đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN tại NHTM có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tăng trưởng hoạt động cho vay của các ngân hàng, đảm bảo cho các NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định chính sách tiền tệ quốc gia.
31. 22 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 283.826.795.886 đồng, sang đến năm 2011 đạt 525.167.715.612 đồng, tăng 241.340.919.726 đồng (tương đương 85,03%) so với năm 2010. Năm 2012, tổng số tiền huy động của Chi nhánh đạt 902.811.527.736 đồng, giảm 377.643.812.124 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỉ lệ 71,91%. Sự gia tăng về tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các năm vì trong thời gian này, Chi nhánh đã liên tục quảng bá rộng rãi tới khách hàng các chương trình khuyến mại, các gói tiết kiệm hấp dẫn và lãi suất ưu đãi. Trong giai đoạn này, Chi nhánh đã mở rộng và phát triển thêm các hình thức huy động đa dạng như tiết kiệm online hay tiết kiệm tại nhà; các sản phẩm tiết kiệm siêu linh hoạt cho trẻ em, sản phẩm tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm hay giảm phí cho các loại tiền gửi thanh toán. Cùng sự nỗ lực trong công tác Marketing, chi nhánh đã nâng cao được hình ảnh và vị thế của mình trong khu vực, được nhiều người biết đến và tin tưởng, giúp tăng lượng tiền gửi và tăng nguồn vốn hoạt động cho Chi nhánh.
34. 25 nhuận cho ngân hàng. Song việc duy trì một tỉ lệ nhất định nguồn vốn trung dài hạn là cần thiết, vì nếu tỉ lệ này quá thấp sẽ dẫn tới trình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động – cho vay. Bởi nếu có rủi ro xảy ra, tức là nguồn vốn huy động trung, dài hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn thì chi nhánh phải sử dụng đến nguồn vốn ngắn hạn có chi phí cao để bù đắp. Vì vậy, Chi nhánh cần có biện pháp để điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn huy động theo kì hạn sao cho hợp lý. Tiền gửi theo thành phần kinh tế Từ bảng 2.1, ta có thể thấy nguồn vốn từ các cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động (Năm 2010: 75,02%; năm 2011: 74,06%, năm 2012: 69,9%) và biến động mạnh qua các năm (năm 2011 tăng 82,66%; năm 2012 tăng 62,25%). Nguyên nhân chính để lý giải cho những số liệu trên là do đối tượng khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các cá nhân, hộ gia đình hay nói cách khác chi nhánh đang thực hiện tốt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ của Việt Nam. Đồng thời năm 2011 và 2012 các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chính vì thế các doanh nghiệp khó có thể vay vốn do không có khả năng trả nợ. Từ đó ta có thể thấy sự gia tăng này phần nào đã thể hiện sự tin tưởng của các cá nhân vào ngân hàng, đồng thời cho thấy ngân hàng đã làm tốt các hoạt động quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín chất lượng hoạt động làm cho không chỉ các tổ chức kinh tế mà các cá nhân cũng đã biết đến ngân hàng nhiều hơn. Theo loại tiền gửi Bảng 2.1 cho thấy sự chênh lệch giữa nguồn tiền huy động từ VNĐ và từ ngoại tệ. Lượng tiền gửi VNĐ năm 2012 là 802.689.729.310 đồng, chiếm tỷ trọng là 88,91% (năm 2011 tỷ trọng là 86,90% và năm 2010 tỷ trọng là 87,32%) tăng về số tuyệt đối là 346.318.984.443 đồng, tương ứng tăng 75,89% so với năm 2011 và năm 2011 tăng tới 84,14% so với năm 2010. Lượng tiền gửi VNĐ giảm trong năm 2012 như vậy phù hợp với tình hình chung của các NHTM khác. Trong những năm gần đây ta đã chứng kiến nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Điều đó đã làm cho khách mất sự tin tưởng vào ngân hàng. Đồng thời Chính sách điều hành lãi suất trong năm 2012 có nhiều thay đổi lớn và liên tục. Trần lãi suất huy động VNĐ ngắn hạn liên tục được hạ xuống từ 14%/năm trong những tháng đầu năm và kết thúc năm 2012 ở mức 8%/năm. Đồng thời, từ tháng 7/2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạ ớng các NHTM giảm lãi suất cho vay xuống tối đa 15%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạ VNĐ đối với nhu cầu phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm từ tháng 12/2012.. Nguyên nhân nữa là do nền kinh tế khó khăn nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của Thang Long University Library
35. 26 nhiều cá nhân, hộ gia đình đã phá sản, thất bại. Bên cạnh đó là cuộc sống khó khăn, lạm phát tăng cao, mức lương không đủ chi trả cho sinh hoạt nên cá nhân, hộ gia đình không còn tiền tiết kiệm để gửi. Thông tư số 7/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/5/2012. Theo đó, trạng thái ngoại tệ của các TCTD bị thu hẹp từ +/-30% vốn tự có xuống còn +/-20% vốn tự có, đã hạn chế các cơ hội đầu cơ và kinh doanh của các TCTD trong lĩnh vực này. Lãi suất huy động ngoại tệ của Chi nhánh luôn thấp hơn một số NHTM nhỏ khác khoảng 0,01%, trong khi lãi suất huy động nội tệ ổn định hơn. Do vậy lượng tiền gửi bằng nội tệ vẫn chiếm ưu thế. Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm. Nếu như năm 2011, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ chiếm 13,1% thì đến năm 2012 giảm xuống còn 11,09%, kéo theo mức tăng về giá trị tương đối thấp hơn so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm huy động bằng ngoại tệ như trên là do năm 2012, ngân hàng nhà nước đã có quy định về việc hạ trần lãi suất huy động ngoại tệ xuống còn 2%/năm. Quy định trên của NHNN đã tác động làm cho nhiều cá nhân, tổ chức thay vì gửi ngoại tệ đã chuyển đổi sang đồng nội tệ hoặc tìm kiếm một kênh đầu tư khác sinh lời hơn, làm cho tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh giảm trong năm 2012. Từ sự phân tích trên có thể nói nguồn vốn huy động giảm là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên để đạt được những kết quả trên là do ngân hàng đã thực hiện tốt khâu tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch; thực hiện thu hút khách hàng tiền vay, làm tốt các khâu dịch vụ góp phần gián tiếp thu hút khách hàng mở tài khoản; đa dạng hoá các loại tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn, mở ra nhiều hình thức tính lãi phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của các tầng lớp dân cư. 2.1.3.2 Hoạt động cho vay Qua bảng số liệu 2.2, có thể thấy dư nợ cho vay của VPBank Đông Đô như sau: Năm 2011 dư nợ cho vay tăng 238.250.906.742 đồng, tương đương 35,45% so với năm 2010. Năm 2012, giảm 146.152.730.300 đồng (tương đương giảm 16,06%) so với năm 2011, đạt dư nợ cho vay 764.136.266.800 đồng. Sự gia tăng giảm về dư nợ cho vay này tỉ lệ thuận với sự gia tăng giảm về nguồn vốn huy động. Theo thời gian Theo bảng 2.2 dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh, chủ yếu trên 58%. Tỉ trọng cho vay tăng nhưng giá trị của các khoản vay ngắn hạn lại tăng trưởng không ổn định qua các năm và có phần sụt
36. 27 giảm vào năm 2012 (giảm 12,17% so với năm 2011). Điều này cho thấy Chi nhánh đang ngày càng chú trọng vào các khoản vay ngắn hạn do đối tượng khách hàng chủ yếu của Chi nhánh chính là các KHCN chủ yếu có nhu cầu sử dụng nguồn vốn trong ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh tuy nhiên năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn khiến hoạt động kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình cũng bị đình trệ nên họ cũng giảm nhu cầu vay vốn. Đối với các khoản vay trong trung và dài hạn, do tính chất rủi ro của các khoản vay này, cộng với điều kiện cho vay ngặt nghèo nên khách hàng rất khó có thể đáp ứng được để vay vốn. Các khoản vay dài hạn chủ yếu là cho vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu dân cư như cho vay mua xe ô tô, cho vay mua nhà hay các sản phẩm cho vay du học. Chính vì vậy tỉ trọng dư nợ của dư nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010, nếu tỉ trọng dư nợ trung hạn là 24,11% thì năm 2012 chỉ còn 19,77%. Tỉ trọng dư nợ dài hạn năm 2010 là 17,77% thì năm 2012 là 15,1%. Không chỉ giảm về tỉ trọng mà về mức tăng qua các năm cũng giảm dần, đặc biệt là dư nợ trung hạn. Nếu năm 2011 tăng mạnh tới 34,84% so với năm 2010 thì năm 2012 chỉ giảm 28,35% so với năm 2011. Theo khách hàng Từ bảng 2.2 ta có thể thấy khách hàng chủ yếu của chi nhánh là khách hàng cá nhân. Một phần do đặc thù vị trí của Chi nhánh nằm trên phố Huế, xung quanh địa bàn này tập trung dân cư đông đúc, tiện đi lại… Đồng thời mục tiêu của VPBank nói chung và của Chi nhánh nói riêng là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Vì thế nếu như nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu đến từ các cá nhân thì dư nợ cho vay của Chi nhánh cũng tập trung giải ngân cho các đối tượng này. Các con số đã chỉ ra dư nợ cho vay cá nhân luôn chiếm giữ một mức cao hơn hẳn so với dư nợ cho vay đối với các tổ chức kinh tế. Cụ thể: Năm 2010, chiếm tỉ trọng 84,11%; năm 2011 và năm 2012 giảm không đáng kể, duy trì ở mức 83,94% và 83,44%. Sự giảm của tỷ trọng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và tăng của cho vay cá nhân (năm 2010 là 84,11% đến năm 2012 là 83,44%) là do trong thời gian gần đây, ngân hàng ngày càng nâng cao được uy tín của mình, được nhiều cá nhân biết đến và tin tưởng, làm phát sinh nhiều hơn các quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tuy nhiên tổng dư nợ cho vay cá nhân tính đến năm 2012 đã giảm 126.501.283.148 đồng. Nguyên nhân là do tình hình chung của nền kinh tế khó khăn và thách thức đều lớn hơn dự báo: Giá lương thực thực phẩm, giá dầu thô và nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng cao; Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh; Khủng hoảng nợ công diễn ra tại nhiều nước; Tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại; Lạm phát tăng cao tại hầu hết các quốc gia… Những biến động sóng gió đó của nền kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực Thang Long University Library
37. 28 đến nền kinh tế Việt Nam. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; giá vàng trên thị trường biến động bất thường; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; thị trường bất động sản gần như bị đóng băng; nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn. Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã nhất quán điều hành chính sách tài chính-tiền tệ thắt chặt và có nhiều quyết đoán mạnh mẽ. NHNN triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp, trong đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tăng trưởng tín dụng dưới 20%, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011. Các doanh nghiệ ặp nhiều khó khăn, tình trạng doanh nghiệp phá sản nhiều và hàng tồn kho tăng cao đã khiến tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Nợ xấu ngành ngân hàng trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong năm 2012. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành cả năm 2012 chỉ đạt 8,91%, thấp hơn nhiều so vớ ớc và thấp hơn so với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 10 – 12% của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng còn có nhiều bất ổn. Vì thế khách hàng thiếu niềm tin vào nền kinh tế do đó doanh nghiệp và KHCN đều không muốn vay, ngân hàng không muốn cho vay nhưng buộc phải làm. Đây là một bài toán khó cho các ngân hàng nói chung và của VPBank Đông Đô nói riêng để giải quyết và thu hút thêm khách hàng. Theo loại tiền cho vay Các khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh chủ yếu là các cá nhân trong nước, do đó ngân hàng chủ yếu sử dụng đồng nội tệ để cho vay. Theo bang 2.2 dư nợ nội tệ luôn chiếm tỉ trọng cao (trên 80%) trong 3 năm. Năm 2011, chi nhánh cho vay bằng VNĐ là 746.528.006.522 đồng, tăng 34,48% so với năm 2010 và năm 2012 là 624.987.052.616 đồng, giảm 16,28% so với năm 2011. Tốc độ tăng (giảm) của dư nợ nội tệ tương đương với mức tăng (giảm) của nguồn vốn huy động bằng nội tệ. Dư nợ ngoại tệ chiếm một tỉ trọng nhỏ hơn nhưng có xu hướng tăng nhẹ về tỉ trọng. Năm 2010 chiếm 17,4%, tăng thêm 0,81% đạt 18,21% vào năm 2012. Số dư nợ ngoại tệ này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân tham gia hoạt động du lịch, nộp học phí hoặc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuy nhiên dư nợ ngoại tệ lại có xu hướng giảm nên năm 2012 đạt 139.149.214.184 đồng, giảm 24.611.776.394 đồng tương đương 15,03% so với năm 2011. Một phần là do tình hình kinh tế khó khăn nên nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ của khách hàng giảm. Tuy nhiên đây là điều mà chi nhánh cần phải chú ý để có biện pháp đẩy mạnh thị trường, cạnh trạnh với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố.
38. 29 Bảng 2.2.Tình hình hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Đông Đô Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền tăng (+) giảm (-) Đạt tỷ lệ (%) Số tiền tăng (+) giảm (-) Đạt tỷ lệ (%) Tổng dƣ nợ cho vay 672.038.090.316 100 910.288.997.100 100 764.136.266.800 100 238.250.906.742 35,45 (146.152.730.300) (16,06) I. Theo thời gian 1. Nợ ngắn hạn 390.588.538.092 58,12 566.654.900.695 62,25 497.681.950.567 65,13 176.066.362.603 45,08 (68.972.950.128) (12,17) 2. Nợ trung hạn 162.028.383.575 24,11 182.603.972.818 20,06 151.069.739.946 19,77 20.575.589.243 12,70 (31.534.232.872) (17,27) 3. Nợ dài hạn 119.421.168.649 17,77 161.030.123.587 17,69 115.384.576.287 15,1 41.608.954.938 34,84 (45.645.547.300) (28,35) chúng tôi khách hàng 1. Cho vay tổ chức kinh tế 106.786.852.551 15,89 146.192.412.934 16,06 126.540.965.782 16,56 39.405.560.383 36,90 (19.651.447.152) (13,44) 2. Cho vay cá nhân 565.251.237.765 84,11 764.096.584.166 83,94 637.595.301.018 83,44 198.845.346.401 35,18 (126.501.283.148) (16,56) III. Theo loại tiền cho vay 1. VND 555.103.462.601 82,6 746.528.006.522 82,01 624.987.052.616 81,79 191.424.543.921 34,48 (121.540.953.906) (16,28) 2. Ngoại tệ (quy đổi) 116.934.627.715 17,4 163.760.990.578 17,99 139.149.214.184 18,21 46.826.362.863 40,04 (24.611.776.394) (15,03) (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô) Thang Long University Library
Đề Tài Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Tiệc Buffet Sáng Tạo Nhà Hàng Khách Sạn Hoàng Ngọc
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 3
I. Khái niệm và phân loại nhà hàng: . 3
1. Khái niệm nhà hàng: . 3
2. Phân loại nhà hàng: 3
2.1. Căn cứ vào tính độc lập: . 3
2.2. Căn cứ vào chất lượng phục vụ: 3
2.3. Căn cứ vào đặc điểm của các món ăn, đồ uống mà nhà hàng phục vụ: . 3
2.4. Căn cứ vào phương thức phục vụ: . 3
2.5. Căn cứ cào vị trí địa lý của nhà hàng: 3
II. Đặc điểm của nhà hàng: 3
1. Đặc điểm về kinh doanh: 3
2. Đặc điểm về lao động: . 4
3. Đặc điểm về kiến trúc và trang trí nội thất: . 4
3.1. Đặc điểm về kiến trúc: . 4
3.2. Đặc điểm về trang trí nội thất: 4
4. Đặc điểm về đối tượng phục vụ: . 5
5. Đặc điểm về môi trường phục vụ: . 5
III. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh nhà hàng đối với kinh doanh khách sạn 5
1. Đối với kinh doanh khách sạn 5
2. Đối với ngành du lịch: . 6
IV. Chức năng hoạt động nhà hàng trong khách sạn 6
V. Tổ chức lao động trong nhà hàng: 6
1. Đội ngũ nhân viên phục vụ: 6
2. Đặc điểm của nghề phục vụ bàn: 7
2.1. Đối tượng lao động là con người: . 7
2.2. Cường độ lao động: 8
2.3. Thời gian lao động: . 8
2.4. Môi trường lao động: . 8
2.5. Các mối quan hệ trong lao động: . 8
VI. Chức năng và nhiệm vụ của tổ bàn: . 9
1. Chức năng: . 9
2.1. Nhiệm vụ chung: 9
2.2. Nhiệm vụ cụ thể hằng ngày: 9
VII. Yêu cầu đối với nhân viên bàn: . 9
1. Kỹ năng giao tiếp: . 9
2. Trình độ chuyên môn: 10
3. Phong thái phục vụ: . 10
4. Đạo đức nghề nghiệp: 10
5. Hình thức và thể chất: 10
6. Vệ sinh cá nhân: . 11
VIII. Quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng: 11
1. Quy trình phục vụ: . 11
2. Quy trình phục vụ: . 11
IX. Khái niệm và đặc điểm của tiệc buffet: . 12
1. Khái niệm: . 12
2. Phân loại tiệc: có 2 loại . 12
3. Đặc điểm của tiệc Buffet: . 12
4. Quy trình phục vụ tiệc Buffet: . 12
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TẠI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN “HOÀNG NGỌC” . 14
I. Giới thiệu sơ lược về khách sạn Hoàng Ngọc: . 14
1. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Hoàng Ngọc: 14
2. Vị trí, quy mô, đặt điểm của khách sạn Hoàng Ngọc: . 14
3. Cơ sở tổ chức bộ máy hoạt động của khách sạn Hoàng Ngọc: 15
4. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: . 15
4.1. Bộ phận lễ tân: . 15
4.2. Bộ phận nhà hàng: 15
4.3. Tổ bảo vệ: . 16
4.4. Phòng kinh doanh: . 16
4.5. Bộ phận nhà hàng: . 16
4.6. Phòng kỹ thuật: . 16
4.7. Phòng kế toán: . 16
4.8. Bộ phận nghiên cứu thị trường: . 18
5. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của khách sạn Hoàng Ngọc:. 19 6. Các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh trong khách sạn Hoàng Ngọc
7. Các tiện nghi cơ cấu vật chất có trong phòng: . 21
8. Tình hình về nguồn khách chủ yếu của khách sạn Hoàng Ngọc:. 22
9. Tình hình kinh doanh của khách sạn Hoàng Ngọc: . 24
III. Thực trạng về quy trình phục vụ Buffet sáng tại nhà hàng Hoàng Ngọc: . 27
1. Cơ cấu trình độ lao động của nhân viên tại nhà hàng khách sạn Hoàng Ngọc 27
2. Quy mô chất lượng phục vụ tại nhà hàng: . 27
3. Quy trình phục vụ tiệc Buffet sáng tại nhà hàng: . 27
3.1. Quy trình phục vụ: . 27
3.2. Thực đơn: . 28
3.3. Một số tình huống: 28
PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TIỆC BUFFET SÁNG TẠI NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN “HOÀNG NGỌC” . 30
I. Phương thức hoạt động của khách sạn trong thời gian đến 30
II. Giải pháp: . 30
1. Xu hướng phát triển của nhu cầu tiềm hiểu văn hóa ẩm thực: 30
2. Những giải pháo nhằm thu hút khách đến nhà hàng: . 30
2.1. Biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên:
2.2. Biện pháp cải thiện điều kiện cho nhân viên trong bộ phận nhà hàng: . 31
2.3. Biện pháp tập trung nghiên cứu thị trường: 31
2.4. Biện pháp giữ vững nguồn khách truyền thống, khai thác nguồn khách tiềm năng: . 32
3. Những giải pháp trực tiếp: 32
3.1. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý ăn uống của khách . 32
3.2. Đa dạng hóa thực đơn cho tiệc Buffet sáng: . 32
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Vpbank
1.1. Ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 4
1.2. Cho vay tiêu dùng tại NHTM 8
1.2.1. Khái niệm và đặc diểm cho vay tiêu dùng 8
1.2.2. Phân loại 11
1.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng 13
1.3. Chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại 16
1.3.1. Khái niệm 16
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá 17
1.3.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay 17
1.3.2.2. Các chỉ tiêu nợ quá hạn. 18
1.3.2.3. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng. 19
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng CVTD tại NHTM 20
1.4.1. Nhân tố chủ quan 20
1.4.2. Nhân tố khách quan 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH – CHI NHÁNH THĂNG LONG 28
2.1. Tổng quan về VPBank – chi nhánh Thăng Long 28
2.1.1. Thông tin chung về VPBank 28
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 28
2.1.3. VPBank chi nhánh Thăng Long 31
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank – chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây 37
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn 37
2.1.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng 39
2.1.4. Những thuận lợi, khó khăn của chi nhánh- định hướng phát triển của VPBank Thăng Long 40
2.1.4.1. Thuận lợi 40
2.1.4.2. Khó khăn 41
2.1.4.3. Định hướng phát triển 41
2.2. Thực trạng về chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank – Chi nhánh Thăng Long 42
2.3. Đánh giá về chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh 47
2.3.1. Kết quả đạt được 47
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 49
2.3.2.1. Hạn chế 49
2.3.2.3. Nguyên nhân 49
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG 53
3.1. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng Chi nhánh 53
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh 54
3.3. Một số kiến nghị 57
3.3.1. Với Ngân hàng Nhà nước 57
3.3.2. Với Ngân hàng VPBank 58
Giải Pháp Mở Rộng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Tỉnh Hưng Yên
PHẦN NỘI DUNG PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.2 Cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân 1.2.2 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.2.3 Phân loại các khoản cho vay khách hàng cá nhân 1.3 Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 1.3.1 Quan niệm về mở rộng cho vay KHCN 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay KHCN của NHTM 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay KHCN của NHTM 1.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan thuô ôc về phía Ngân hàng 1.4.2 Nhóm nhân tố khách quan CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1 Giới thiệu đôi nét về Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín chi nhánh Đống Đa 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín chi nhánh Đống Đa
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa 2.2 Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank Đống Đa 2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của phòng quan hệ khách hàng cá nhân 2.2.2Quy trình cho vay đối với KHCN tại Sacombank Đống Đa 2.2.3 Chính sách cho vay KHCN tại Sacombank Đống Đa 2.2.4 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân Sacombank đang áp dụng 2.2.5 Dư nợ cho vay KHCN tại Sacombank Đống Đa 2.2.6 Số lượng khách hàng cá nhân tại Sacombank Đống Đa 2.2.7 Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank Đống Đa 2.2.8 Chất lượng tín dụng cho vay KHCN tại Sacombank Đống Đa 2.2.9 Hiệu quả cho vay KHCN tại Sacombank Đống Đa 2.3 Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay KHCN tại Sacombank Đống Đa 2.3.1 Kết quả đạt được 2.3.2 Khó khăn vướng mắc và nguyên nhân CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 3.1 Định hướng hoạt động cho vay đối với KHCN 3.1.1 Định hướng phát triển lâu dài của Sacombank 3.1.2 Định hướng cho vay KHCN của Sacombank Đống Đa
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay KHCN tại Sacombank Đống Đa 3.2.1Hoàn thiện chiến lược cho vay KHCN 3.2.2Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay KHCN 3.2.3Nâng cao trình độ cán bộ quan hệ khách hàng 3.2.4Đầu tư và khai thác tính tiện ích của công nghệ ngân hàng 3.2.5 Nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh 3.2.6Đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng 3.2.7Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân 3.3 Kiến nghị 3.3.1Kiến nghị với các cơ quan nhà nước và Chính phủ 3.3.2Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Viê tô nam KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT – TCTD: Tổ chức tín dụng – TCKT: Tổ chức kinh tế – NHTM: Ngân hàng thương mại – BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sacombank Đống Đa: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng yên – PGD: Phòng giao dịch – KHCN: Khách hàng cá nhân – CBQHKHCN: Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhấn – QTTD: Quản trị tín dụng – CBDVKHCN: Cán bộ dịch vụ khách hàng cá nhân – CBQTTD: Cán bộ quản trị tín dụng – LĐPQHKHCN: Lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng cá nhân – LĐPGD: Lãnh đạo phòng giao dịch – SIBS: Phân hệ phần mềm – DPRR: Dự phòng rủi ro
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của BDV Hưng yên……………………………29 BẢNG Bảng 2.1
Tổng tài sản năm 2007-2009……………………………………30
Bảng 2.2
Tình hình huy động vốn năm 2007- 2009…………………31
Bảng 2.3
Tình hình sử dụng vốn năm 2007- 2009……………………34
Bảng 2.5
Cơ cấu các sản phẩm của Sacombank Đống Đa năm 2007-2009……………………………………………………………..51
Bảng 2.6
Số lượng KHCN của Sacombank Đống Đa năm 2007-2009……………………………………………………………..55
Bảng 2.7
Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ…………56
Bảng 2.8
Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn của từng sản phẩm sản phẩm…………………………………………………57
Bảng 2.9
Chất lượng tín dụng các sản phẩm của BIDV trong các năm 2007-2009…………………………………………………59
Bảng 3.1
Định hướng cho vay KHCN của BIDV năm 20102012………………………………………………………………………71
Bảng 3.2 Định hướng cho vay KHCN của Sacombank Đống Đa năm 2010-2012…………………………………….72 BIỂU Biểu số 2.1 Trình độ cán bộ nhân viên BIDVHưng yên đến ngày 31/12/2009……………………………………………………………..37
1
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi Việt nam mở cửa nền kinh tế và gia nhập WTO, nền kinh tế Việt nam đang chuyển mình mạnh mẽ, GDP luôn đạt ở mức trung bình 7.0% và dự báo tiếp tục tăng trưởng. Các ngành kinh tế của đất nước đang phát triển thuận lợi, cơ hội được tiếp cận những quan điểm, mô hình kinh doanh mới từ các nước phát triển, từ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam. Đi tiên phong trong đó là ngành ngân hàng tài chính. Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã làm rất tốt trong quá trình lưu thông tiền tệ đối với nền kinh tế, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy mọi thành phần của nền kinh tế phát triển. Đối với ngành ngân hàng của chúng ta vẫn tập trung tới hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp, chiểm tỷ lệ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chưa chú trọng nhiều tới nhu cầu của cá nhân. Một nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp tập trung huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán hay phát hành trái phiếu, cổ phiếu…hạn chế vay vốn từ các ngân hàng. Hệ thống ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ phi tín dụng cho doanh nghiệp và chú trọng tới cung cấp các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của cá nhân, doanh thu từ hoạt động này là từ 35-60% tổng doanh thu. Chính vì lẽ đó, trong xu hướng phát triển tất yếu của ngành
2
ngân hàng Việt nam trong thời gian tới sẽ phát triển theo mô hình ngân hàng bán lẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngân hàng bán lẻ trong xu thế hiện nay, các ngân hàng trong nước đã đưa ra các chính sách, sản phẩm và định hướng lâu dài. Thể hiện rõ nhất là các ngân hàng ACB, ngân hàng Đông Á, Sacombank, Techcombank….. Các ngân hàng nước ngoài như ANZ, HSBC, CitiBank… sau khi thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng muốn tham gia thị trường còn sơ khai này. Các ngân hàng quốc doanh, hay chuyển đổi cổ phần hoá cũng đã có nhứng chiến lược lâu dài, thời kỳ cho phát triển ngân hàng bán lẻ. Hoạt động cho vay cá nhân là một phần trong hoạt động của ngân hàng bán lẻ, nó tạo ra khoản thu nhập lớn và ổn định dựa trên số đông người sử dụng, đồng thời tăng hình ảnh của ngân hàng trong con mắt người dân, góp phần vào sự phát triển bền vững, lâu dài của ngân hàng. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Việt nam vẫn còn khá nhỏ bé so với tiềm năng của nó và chưa được các ngân hàng thương mại khai thác triệt để, chỉ tính con số 86 triệu dân, trong đó 2/3 là dân số trong độ tuổi lao động và chỉ mới khoảng 17% dân số có tài khoản và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Trước đây, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân còn hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như công nghệ kém không đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm; nhận thức của ngân hàng đối với các khoản vay cá nhân còn hạn chế được nhìn dưới góc độ rủi ro…dẫn đến các sản phẩm chưa đa dạng. Các ngân hàng vẫn chỉ tập trung tới
3
cho vay các doanh nghiệp, thị phần cho vay cá nhân rất thấp. Nhận thức được lợi ích mở rộng cho vay khách hàng cá nhân, và qua quá trình công tác tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng yên đề tài: “Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng yên” được chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài tập trung vào các nội dung: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại. Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng yên trong các năm 2007, 2008, 2009. Đưa ra các giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng yên. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, suy luận logic, phương pháp so sánh thống kê, toán học, phân tích kinh tế… khi nghiên cứu đề tài. 4. Đối tượng và phạm vi thực hiện của đề tài Đối tượng của đề tài: cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng yên. Phạm vi thực hiện của đề tài: thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng yên
4
trên cơ sở số liệu báo cáo từ năm 2007 – 2009 và định hướng cho các giai đoạn tiếp theo. 5. Bố cục luận văn Phần mở đầu Chương 1:
Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại.
Chương 2:
Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng yên.
Chương 3:
Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng yên
Kết luận
5
6
hoạt động sử dụng vốn và hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính.
Hoạt động nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu tuy không chiếm tỷ lệ lớn, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng và quyết định năng lực tài chính, quy mô hoạt động của NHTM. Nó là nguồn vốn riêng có của NHTM khi được tạo lập và bổ sung trong quá trình kinh doanh, bao gồm: vốn điều lệ và các quỹ ngân hàng. Vốn huy động: là tài sản bằng tiền của khách hàng mà NHTM đang tạm thời quản lý và sử dụng. Đây là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của các NHTM. Vốn huy động bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá, kỳ phiếu, trái phiếu. Nguồn vốn đi vay: Trong trường hợp vốn tự có và vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, NHTM có thể vay vốn: Vay của NHNN dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cầm cố, tái cầm cố các thương phiếu, vay theo hợp đồng tín dụng. Vay của các NHTM khác qua thị trường liên ngân hàng. Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế. Hoạt động sử dụng vốn: Dự trữ: Trước tiên các NHTM phải dành một phần nguồn vốn dự trữ dưới các hình thức: Dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN, dự trữ tiền mặt tại quỹ để phục vụ thanh toán hàng ngày, tiền gửi tại các TCTD khác để phục vụ thanh toán; dự trữ các giấy tờ có
7
giá có thể chuyển thành tiền dễ dàng, đề phòng khi nhu cầu thanh toán tăng lên đột ngột. Những khoản dự trữ của NHTM thường không mang lại lợi tức hoặc mang lại lợi tức thấp nên các NHTM phải tính toán sao cho tài sản dự trữ không quá lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như không quá nhỏ dẫn đến khó khăn về thanh khoản. Tín dụng: Là nghiệp vụ cơ bản hàng đầu của NHTM trong đó NHTM thoả thuận với khách hàng (qua hợp đồng tín dụng) để khách hàng sử dụng một khoản tiền nhất định, có lãi suất và phải hoàn trả. Nghiệp vụ tín dụng mang lại lợi tức nhiều nhất cho ngân hàng nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn các rủi ro rất lớn cho NHTM nên các NHTM cần có nhiều sản phẩm tín dụng khác nhau để cung ứng cho khách hàng và phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp để ngăn ngừa rủi ro. Đầu tư: Là nghiệp vụ giúp NHTM phân tán rủi ro đồng thời tạo ra thu nhập: Đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính. Đầu tư trực tiếp là hình thức NH bỏ vốn đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp hay tổ chức khác và trực tiếp tham gia quản lý để tạo ra lợi nhuận. Đầu tư tài chính được thực hiện bằng cách: Đầu tư vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu kho bạc, với hệ số rủi ro bằng không. Đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu công ty có lãi suất cao hơn song tỷ lệ rủi ro cao. Hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính: Các dịch vụ thanh toán thu, chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền,
8
9
hàng doanh nghiệp, cho vay tổ chức tài chính và cho vay khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh. Hình thức cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp rất đa dạng như cho vay ngắn hạn theo món, vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn,… Khách hàng tổ chức tài chính bao gồm: các ngân hàng khác, hợp tác xã tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính,… Thường cho vay NHTM nhằm đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn của các ngân hàng này và các giao dịch thường diễn ra trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Khách hàng cá nhân: là cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. Đối tượng vay vốn những khách hàng có nhu cầu vốn để mua nhà, sửa chữa nhà, xây dựng nhà, mua ô tô, mua các thiết bị gia dụng, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh và đáp ứng một số yêu cầu khác. Các phương thức vay vốn đa dạng như: cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, cho vay theo hạn mức,… 1.2
Cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng
thương mại 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân
10
11
12
là khoản mục mang lại lợi nhuận khá cao với lãi suất “cứng nhắc”. Điều đó có nghĩa là nó đủ để bù đắp chi phí huy động vốn của ngân hàng, không như hầu hết các khoản cho vay khác hiện nay với lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường, như vậy với cho vay KHCN ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất khi chi phí huy động vốn tăng lên. Tuy nhiên, các khoản vay này thường được định giá rất cao (vì đã bao hàm cả một phần bù rủi ro lãi suất) đến mức mà bản thân lãi suất vay vốn trên thị trường lẫn tỷ lệ tổn thất tín dụng phải tăng lên đáng kể thì hầu hết các khoản cho vay KHCN mới không mang lại lợi nhuận. Nguồn thu nhập càng ổn định, ngân hàng có khả năng kiểm soát thì lãi suất áp dụng cho khách hàng sẽ giảm đi, do rủi ro từ việc cho vay đã được hạn chế. Hạn mức cho vay KHCN: là số tiền tối đa mà ngân hàng cho khách hàng vay. hạn mức cho vay KHCN được xác định dựa trên các yếu tố như: nhu cầu vốn của khách hàng, số vốn tự có của khách hàng, giá trị của tài sản đảm bảo. Đối với các hình thức vay, các ngân hàng thường quy định các hạn mức khác nhau dựa trên giá trị tài sản đảm bảo hoặc nhu cầu vay hợp lý. Thông thường, cho vay cầm cố có hạn mức cao nhất, chẳng hạn như nếu khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm, trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi có thể được cấp một hạn mức bằng 100% giá trị tài sản cầm cố. Để có thể xác định được hạn mức tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo của khách hàng, các ngân hàng cần phải định giá chính xác tài sản đó. Nếu định giá quá thấp sẽ làm giảm số tiền vay của khách hàng, nếu định giá quá cao
13
sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. 1.2.2 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Hoạt động trước kia của các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế có những khoản vay lớn. Mà ít chú trọng đến đối tượng khách hàng là các cá nhân, dẫn đến những lãng phí trong khai thác tiềm năng cũng như lợi ích từ nhóm đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, các NHTM cũng đã có những điều chỉnh trong hoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đến đôí tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình…. các sản phầm cho đối tượng khách hàng cá nhân ngày một đa dạng, phong phú, đáp ứng được phần nào nhu cầu của từng đối tượng khách hàng Đối tượng khách hàng cá nhân không chỉ là đối tượng có nhu cầu vay vốn. Mà những đối tượng này còn là một lực lượng cung cấp cho các ngân hàng một lượng vốn tương đối lớn và ổn định. Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản tiết kiệm của các cá nhân, vì vậy tính ổn định của nó rất cao tạo thuận lợi cho việc đầu tư vào các tài sản trung và dài hạn của ngân hàng Tạo dựng tốt mối quan hệ với nhóm đối tượng khách khách hàng này, các NHTM vừa tiếp cận được các món cho vay phát sinh từ nhu cầu tiêu dùng cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó khi có những khoản tiết kiệm hình thành từ nhóm khách hàng này thì các ngân
14
hàng đó cũng là nơi mà khách hàng thường sẽ lựa chọn gửi tiền tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ bán chéo của ngân hàng. Khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động của một NHTM. Vị thế này không những được lý thuyết khẳng định mà còn được thực tế hoạt động của ngân hàng. 1.2.3 Phân loại các khoản cho vay khách hàng cá nhân Để có thể quản lý tốt cho vay KHCN cần thiết phải phân loại cho vay. Có nhiều tiêu thức để phân loại một khoản cho vay, dưới đây tôi xin đề cập phân loại theo một số tiêu chí sau: Căn cứ vào mục đích vay Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích cư trú: cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Đặc điểm của khoản vay này là thời gian dài và quy mô vay là lớn. Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng: cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, học hành, giải trí, chữa bệnh,… Đặc điểm của khoản vay này là quy mô nhỏ, thời gian ngắn, rủi ro thấp hơn cho vay phục vụ mục đích cư trú. Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh: cho vay để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh nhỏ ở từng cá nhân, hộ gia đình, vay để buôn bán sản xuất kinh doanh,… Đặc điểm của các khoản cho vay này là thời hạn vay ngắn phụ thuộc vào
15
Cập nhật thông tin chi tiết về Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank Ngọc Lặc trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!