Xu Hướng 5/2023 # Một Số Vấn Đề Về Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Của Hộ Gia Đình # Top 6 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Một Số Vấn Đề Về Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Của Hộ Gia Đình # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Một Số Vấn Đề Về Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Của Hộ Gia Đình được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một số vấn đề về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của hộ gia đình

Luật sư ĐÀO HOÀNG THẮNG

Đoàn luật sư TP Hà Nội.

LÊ THỊ HƯƠNG THỦY; NGUYỄN THỊ THU

Ban Pháp chế, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Mặc dù có tiềm năng và điều kiện phát triển, nhưng tốc độ phát triển của kinh tế hộ gia đình khu vực nông nghiệp, nông thôn so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng như thu nhập của hộ gia đình khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với sự đóng góp của hộ gia đình cho xã hội. Bài viết tập trung làm rõ những quy định chưa thực sự phù hợp về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của hộ gia đình, kiến nghị những giải pháp góp phần thúc đẩy các giao dịch của hộ gia đình, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

1. Địa vị pháp lý của hộ gia đình

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì: hộ là nhà, đơn vị để quản lý dân số [1] . Theo Từ điển Luật học, hộ gia đình là “tập hợp nhóm người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng” [2]

Điều 106 Bộ luật Dân sự (BLDS) quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.

Như vậy, hộ gia đình bao gồm những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng và hôn nhân, sinh sống bằng nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, là đơn vị sản xuất cơ bản, sản xuất ổn định, là điều kiện quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp. Do đó, hộ gia đình có đặc trưng riêng biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác, cũng vì thế mà hộ gia đình là đơn vị kinh tế – xã hội khá đặc biệt.

Về khía cạnh pháp lý, hộ gia đình thỏa mãn các điều kiện sau sẽ có thể là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự: Các thành viên có tài sản chung; Cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định.

Như vậy, theo quy định của BLDS thì chủ thể hộ gia đình trong quan hệ dân sự chỉ là chủ thể của quan hệ pháp luật trong một số giao dịch sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Điều 106: trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Điều đó không những làm kém đi tính hấp dẫn của loại hình chủ thể này đối với các thành phần kinh tế khác trong xã hội, mà còn không phản ánh được đầy đủ hoạt động kinh tế của các hộ gia đình. Trên thực tế, một hộ gia đình không chỉ tham gia vào các quan hệ trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp…, mà còn tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ, thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kể cả các quan hệ pháp luật phái sinh từ các hoạt động đó. Ví dụ: mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn mặt bằng, sử dụng các dịch vụ kinh tế – xã hội, vay vốn ngân hàng để sản xuất, ký hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa làm ra, thuê nhân công… Quy định này làm cho tư cách pháp lý của hộ gia đình so với các chủ thể độc lập khác trở nên bất bình đẳng, vì họ không được quyền lựa chọn các quan hệ pháp luật dân sự để tham gia. Do đó, không khuyến khích được các cá nhân lập ra nhiều hộ gia đình hoặc tự thừa nhận mình là hộ gia đình, bởi như vậy cũng có nghĩa là họ tự “trói chân” mình, tự đặt mình vào một quy chế chủ thể bất lợi. Việc hạn chế sự tham gia giao dịch dân sự của hộ gia đình đã đồng thời làm hạn chế hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh là hộ gia đình.

2. Tài sản chung và hoạt động kinh tế chung của hộ gia đình

Khái niệm tài sản chung của hộ gia đình được hiểu theo quy định tại Điều 108 BLDS: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm: quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ”. Như vậy, các thành viên hộ gia đình “có tài sản chung”, nhưng không phải là bất cứ tài sản nào cũng được coi là tài sản chung của hộ gia đình, mà chỉ trong trường hợp có tài sản chung theo quy định tại Điều 108 về “Tài sản chung của hộ gia đình” mới được coi là tài sản chung của hộ gia đình.

Tài sản chung là tài sản do các thành viên của cả hộ tạo lập nên trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế chung và các tài sản mặc dù thuộc sở hữu cá nhân nhưng có thỏa thuận góp vào khối tài sản chung hoặc các tài sản được sử dụng vào mục đích hoạt động kinh tế chung

là tài sản do các thành viên của cả hộtrong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế chung và các tài sản mặc dù thuộc sở hữu cá nhân nhưng có thỏa thuận góp vào khối tài sản chung hoặc các tài sản được sử dụng vào mục đích hoạt động kinh tế chung [3] . Tài sản chung này bao gồm: quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất (gồm cả đất ở và đất canh tác), rừng, rừng trồng của hộ khi được nhà nước giao đất canh tác, trồng rừng cho hộ và các tài sản chung được tạo thành theo các căn cứ được quy định tại Điều 170 BLDS bao gồm: Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Thu hoa lợi, lợi tức; Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; Được thừa kế tài sản; Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật này; Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Hoạt động kinh tế chung có thể hiểu là việc cùng sản xuất trên một diện tích mặt đất, mặt nước, cùng làm một nghề thủ công như: làm giấy, in tranh, đồ mộc, đồ sành sứ, làm đồ thủ công mỹ nghệ, cùng sản xuất một loại sản phẩm… mà mỗi thành viên phụ trách một công đoạn trong quá trình sản xuất hoặc cùng tạo ra một nhóm sản phẩm và tiến hành phân phối, bán, cho thuê trong một tổng thể… và cùng được hưởng lợi từ các hoạt động kinh tế chung nêu trên. Việc hưởng lợi có thể là trực tiếp (nhận tiền, tài sản chia cho từng người) hoặc thông qua việc thụ hưởng chung các lợi ích như nhà ở, ăn uống, đi lại bằng tài sản chung. Như vậy, các hoạt động đơn lẻ của thành viên hộ gia đình như mua bán phục vụ tiêu dùng cá nhân không được coi là quan hệ của hộ gia đình và hộ gia đình không phải chịu trách nhiệm với hành vi của cá nhân đó (trong trường hợp cá nhân đã thành niên và có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự).

Việc xác định tài sản chung, các hoạt động kinh tế chung của hộ gia đình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của hộ gia đình khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự.

Việc phân chia lợi nhuận, lợi ích từ hoạt động kinh tế chung của hộ gia đình không được pháp luật về hộ gia đình quy định cụ thể, nhưng có thể hiểu rằng, các thành viên hộ gia đình được hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của hộ gia đình một cách bình đẳng và ngang bằng nhau. Tuy nhiên, trên thực tế khó có thể tách bạch giữa tài sản của hộ gia đình sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh với tài sản để sinh hoạt cá nhân. Do đó, rất khó có thể phân biệt được rạch ròi hoạt động của các thành viên hộ gia đình với hoạt động kinh tế chung của hộ gia đình. 

3. Thời điểm định đoạt tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của hộ gia đình

Pháp luật chưa có hệ thống văn bản quy định cụ thể cách thức, trình tự, trách nhiệm của từng thành viên hộ gia đình khi hộ gia đình tham gia thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chính hộ gia đình hoặc cho người thứ ba. Do vậy, khi hộ gia đình tham gia thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ rất khó cho các chủ thể (bên bảo đảm – hộ gia đình; bên nhận bảo đảm) thực hiện.

      Điều 109 BLDS quy định về Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình: 1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận; 2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.

Như vậy, khi hộ gia đình tham gia thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,… thì phải được các thành viên của hộ gia đình định đoạt theo phương thức thỏa thuận. Trong trường hợp hộ gia đình định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại sản tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

Khi hộ gia đình tham gia giao dịch dân sự thì thời điểm định đoạt tài sản rất quan trọng, nó sẽ làm phát sinh trách nhiệm của các thành viên hộ gia đình. Theo đó, thời điểm định đoạt tài sản có thể là thời điểm giao kết giao dịch dân sự hoặc là thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm (xử lý tài sản bảo đảm).

Quy định này cần được pháp luật làm rõ, bởi xung quanh quy định này, có rất nhiều vấn đề phức tạp và tranh chấp phát sinh mà nguyên nhân là các bên tham gia giao dịch và thậm chí các cơ quan tư pháp cũng còn hiểu khác nhau. Có một số ý kiến cho rằng, thời điểm định đoạt là thời điểm giao kết giao dịch, nhưng ý kiến khác lại cho rằng, thời điểm định đoạt là thời điểm thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản. Nội dung này đối với cá nhân và pháp nhân thì không cần có sự phân biệt nhưng đối với hộ gia đình thì có sự khác biệt rất lớn, do quy định định đoạt tài sản với các thành viên đủ 15 tuổi như đã nêu. Rất nhiều tranh chấp đã xảy ra do khi giao kết hợp đồng, nhiều thành viên gia đình chưa đủ 15 tuổi nên không cần có ý kiến nhưng qua thời gian thực hiện giao dịch đến khi phải thực hiện nghĩa vụ (ví dụ giao tài sản hoặc chuyển nhượng tài sản để thực hiện nghĩa vụ) thì thành phần hộ gia đình đã có sự thay đổi số thành viên đủ 15 tuổi.

Bên cạnh đó, khái niệm “lớn” trong quy định “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn” cũng cần có quy định cụ thể, vì ở mỗi địa phương – theo mức độ phát triển khác nhau – khái niệm “lớn” cũng có những giá trị rất khác nhau.

Theo chúng tôi, pháp luật nên quy định thời điểm định đoạt tài sản là thời điểm giao kết giao dịch dân sự vì theo quy định tại Điều 281 BLDS thì nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sau: “1. Hợp đồng dân sự; 2. Hành vi pháp lý đơn phương; 3. Thực hiện công việc không có ủy quyền; 4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; 5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; 6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định”.   

Như vậy, khi hộ gia đình giao kết giao dịch dân sự thì cũng chính là thời điểm công khai việc định đoạt tài sản của các thành viên hộ gia đình và là thời điểm phát sinh nghĩa vụ dân sự của các thành viên hộ gia đình.

Việc xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ dân sự của hộ gia đình không chỉ căn cứ vào thời điểm định đoạt tài sản, mà còn căn cứ vào phương thức định đoạt tài sản của các thành viên hộ gia đình. Theo quy định thì đối với tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

Đối với trường hợp đại diện hộ gia đình xác lập giao dịch dân sự không có ý kiến của các thành viên hộ gia đình, nhưng sau đó, các thành viên hộ gia đình đồng ý hoặc biết nhưng không phản đối hoặc không có ý kiến, thì theo quan điểm của chúng tôi, giao dịch dân sự đó vẫn phát sinh nghĩa vụ đối với hộ gia đình, đối với các thành viên hộ gia đình.

Tương tự, pháp luật cũng cần có quy định đối với trường hợp hoặc giao dịch dân sự do người đại diện hộ gia đình xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, hoặc người không có thẩm quyền đại diện hộ gia đình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhưng đại diện hộ gia đình và các thành viên khác của hộ gia đình đồng ý hoặc biết nhưng không phản đối hoặc không có ý kiến về việc đại diện của người đó, thì vẫn phát sinh nghĩa vụ dân sự đối với hộ gia đình, đối với các thành viên hộ gia đình tương tự như quy định tại Điều 145, Điều 146 BLDS.    Việc định đoạt tài sản của hộ gia đình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định nghĩa vụ dân sự của các thành viên hộ gia đình, xác định tư cách chủ thể của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự. Nhưng các nội dung này lại chưa được pháp luật quy định cụ thể. Do đó, sẽ rất khó khăn cho các chủ thể tham gia, thực hiện trong giao dịch, đặc biệt là bên nhận bảo đảm sẽ gặp nhiều rủi ro khi nhận tài sản bảo đảm của hộ gia đình. Do vậy, pháp luật cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng về việc định đoạt tài sản của hộ gia đình để các bên tham gia giao dịch có căn cứ, cơ sở để thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích của bên nhận bảo đảm khi tham gia giao dịch.

4. Chế độ chịu trách nhiệm của hộ gia đình

Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, hộ gia đình phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể của hộ gia đình có những nét tương đồng với năng lực chủ thể của pháp nhân ở chỗ: năng lực pháp luật và năng lực hành vi của hộ gia đình phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ gia đình với tư cách chủ thể. Tuy nhiên, hộ gia đình không có tư cách chủ thể đầy đủ, trọn vẹn như pháp nhân vì thời điểm phát sinh, chấm dứt tư cách chủ thể của hộ gia đình là khó xác định và không rõ ràng như pháp nhân (ở pháp nhân, thời điểm phát sinh và chấm dứt tư cách chủ thể là thời điểm thành lập, đăng ký hoạt động và thời điểm chấm dứt pháp nhân),pháp luật không quy định cách thức phát sinh, trình tự phát sinh hay chấm dứt một hộ gia đình mà phải căn cứ vào điều kiện thực tế tồn tại trong hộ gia đình đó để xác nhận. Có thể tồn tại trong một ngôi nhà có nhiều hộ gia đình với tư cách chủ thể, nhưng cũng có thể có hộ gia đình mà các thành viên sống ở nhiều ngôi nhà khác nhau, thậm chí thành viên của hộ gia đình có nơi cư trú khác nhau, nhưng thỏa mãn điều kiện: “có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung”.

Hộ gia đình chấm dứt trong các trường hợp như tài sản chung không còn hoặc các thành viên trong hộ đều đã chết, hoặc ly hôn, tách hộ để ra sống riêng, hoặc các thành viên thỏa thuận chấm dứt hoạt động của hộ gia đình… Do vậy, việc quy định căn cứ phát sinh năng lực chủ thể và chấm dứt tư cách chủ thể của hộ gia đình là hết sức cần thiết và ảnh hưởng lớn tới việc xác định tư cách thành viên, trách nhiệm của các thành viên hộ kinh doanh.

 BLDS cũng đã không quy định về các căn cứ làm phát sinh, chấm dứt tư cách của các thành viên trong hộ gia đình dẫn đến nhiều trường hợp, các thành viên không thể biết được mình có phải là thành viên của hộ gia đình hay không. Khi có sự tranh chấp trong hộ gia đình, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng khó có cơ sở pháp lý để buộc một người phải chịu trách nhiệm pháp lý với tư cách là thành viên của hộ về các nghĩa vụ tài sản của hộ gia đình. Việc quy định căn cứ làm phát sinh, chấm dứt tư cách thành viên hộ gia đình rất có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm của các thành viên hộ gia đình đối với trách nhiệm chung của hộ gia đình.

Hộ gia đình tham gia các giao dịch dân sự thông qua đại diện là chủ hộ. Tại Điều 107 BLDS quy định:  ”1. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện chủ hộ trong quan hệ dân sự. 2. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình”.

Theo quy định trên thì chủ hộ gia đình đương nhiên là người đại diện của hộ gia đình để xác lập các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 109 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình, thì chủ hộ gia đình không đương nhiên có quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, mà còn phải đáp ứng được một số điều kiện như: “1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận; 2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.

Việc phân biệt giao dịch dân sự do chủ hộ với tư cách là đại diện của hộ gia đình xác lập với giao dịch dịch dân sự do chủ hộ tham gia với tư cách là cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xác định là trách nhiệm của hộ gia đình hay trách nhiệm cá nhân.

BLDS quy định về trách nhiệm dân sự của hộ gia đình tại Điều 110 như sau: “1. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình. 2. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình”.

Theo đó, khi chủ hộ với tư cách là người đại diện hộ gia đình xác lập, thực hiện quan hệ dân sự nhân danh hộ gia đình sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự cho cả hộ gia đình. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm thực hiện những quyền và nghĩa vụ dân sự đó bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 109, thì có thể dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu và hộ gia đình không phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 110 này.

Nếu chủ hộ tham gia quan hệ dân sự với tư cách cá nhân thì sẽ chỉ cá nhân đó phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

Tuy nhiên, vấn đề này pháp luật đã có quy định nhưng chưa rõ ràng, rất khó để phân định rõ ràng được trách nhiệm của chủ hộ với tư cách là cá nhân với trách nhiệm của hộ gia đình do chủ hộ xác lập nhân danh hộ gia đình. Để quy trách nhiệm cho các thành viên hộ gia đình thì cần phải xác định được các thành viên của hộ gia đình, tuy nhiên không có căn cứ pháp lý để khẳng định những người nào là thành viên của hộ gia đình.

Trên thực tế, thường xác định các thành viên của hộ gia đình dựa vào sổ hộ khẩu gia đình, mặc dù, sổ hộ khẩu không phải là căn cứ pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ chung của các thành viên, mà để phục vụ cho mục đích quản lý nhân khẩu thường trú. Thành viên đăng ký trong sổ hộ khẩu thường xuyên có biến động do việc tách, nhập hộ; nhập cắt, chuyển khẩu do sinh, tử, di chuyển, thậm chí đăng ký cư trú nhờ… Theo quy định tại Điều 19 về “Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh”, Luật Cư trú năm 2006, thì ai cũng có thể được đăng ký vào sổ hộ khẩu của gia đình khác, chỉ cần người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà đồng ý bằng văn bản. Riêng việc nhập vào sổ hộ khẩu tại thành phố trực thuộc trung ương thì đòi hỏi có thêm điều kiện về quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng hoặc họ hàng ruột thịt. Do vậy, để xác định thành viên hộ gia đình làm cơ sở cho giao dịch dân sự theo đúng quy định của pháp luật, thì thường phải phát huy hết khả năng suy đoán để tìm ra mọi tình huống có thể.

5. Chế độ chịu trách nhiệm liên đới của các thành viên trong hộ gia đình

Khoản 2 Điều 107 BLDS quy định: “Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình” .

Trên thực tế, một hay nhiều thành viên của hộ gia đình sinh sống, làm việc tại một nơi khác nhưng vẫn có tên trong sổ hộ khẩu gia đình, khi người đại diện của hộ gia đình/hộ kinh doanh xác lập quan hệ dân sự thì liệu thành viên đang làm việc ở nơi khác đó có phải chịu trách nhiệm trả nợ liên đới với các thành viên khác của hộ gia đình hay không? Bên có quyền liệu có quyền yêu cầu những thành viên đó thực hiện nghĩa vụ trả nợ không?

Vấn đề này pháp luật không quy định rõ nên rất khó xác định trách nhiệm của từng thành viên hộ gia đình, rất khó cho người có quyền thực hiện các quyền trong việc yêu cầu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Theo chúng tôi, trách nhiệm chung của hộ gia đình và trách nhiệm liên đới của các thành viên hộ gia đình đối với việc thực hiện nghĩa vụ do người đại diện hộ gia đình xác lập vì lợi ích chung của hộ gia đình được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 107 BLDS “Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình”. Theo đó, tất cả các thành viên của hộ gia đình đã thành niên hay chưa thành niên đều phải chịu trách nhiệm trả nợ bằng tài sản chung và tài sản riêng của mình.

Trường hợp, một hay nhiều thành viên khác của hộ gia đình sinh sống, làm việc ở địa phương khác nhưng vẫn đứng tên trong sổ hộ khẩu gia đình thì sẽ không phải chịu trách nhiệm liên đới trả nợ với các thành viên khác của hộ gia đình. Bởi, tại Điều 106 BLDS quy định tư cách chủ thể pháp luật của hộ gia đình như sau: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.

Như vậy, chỉ những thành viên của hộ gia đình có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định mới tạo thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là hộ gia đình. Do đó, với những thành viên sinh sống, làm việc ở địa phương khác thì không thể có điều kiện tham gia, cùng đóng góp công sức vào hoạt động kinh tế chung. Mặt khác, thành viên đó lại làm việc trong lĩnh vực khác so với hoạt động kinh tế chung của hộ gia đình. Vì vậy, không thể quy trách nhiệm trả nợ liên đới của thành viên hộ gia đình sinh sống, làm việc ở một địa phương khác với trách nhiệm liên đới của các thành viên khác của hộ gia đình.

Theo quy định tại Điều 298 về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ liên đới, bên có quyền có quyền yêu cầu một thành viên của hộ gia đình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của hộ gia đình. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho cả hộ gia đình thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của hộ với mình.

Trong các quy định của BLDS không có quy định về phần nghĩa vụ liên đới của các thành viên hộ gia đình. Do đó, khi một thành viên đã đứng ra thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho hộ gia đình bằng tài sản riêng thì được thực hiện quyền yêu cầu các thành viên khác phải trả tiền lại cho mình theo“phần nghĩa vụ liên đới” mà không xác định được phần nghĩa vụ liên đới của các thành viên còn lại như thế nào, nên sẽ xảy ra các tranh chấp về trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ dân sự của từng thành viên trong hộ gia đình.

Như vậy, việc xác định tư cách đại diện, tài sản của hộ gia đình không đơn giản, ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân khác khi tham gia giao dịch với hộ gia đình. Nếu các chủ thể khác tham gia giao dịch dân sự với hộ gia đình không xác định đúng tư cách đại diện, tài sản chung của hộ thì sẽ xảy ra nhiều rủi ro trong việc thực hiện quyền của mình.

Tóm lại, để đảm bảo nguyên tắc các bên đều bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình nói riêng và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung phát triển thì pháp luật cần quy định cụ thể về hộ gia đình: tư cách hộ gia đình, trách nhiệm của hộ gia đình, của các thành viên hộ gia đình.

Biện Pháp Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ

Tóm tắt: Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều đổi mới như đa dạng hóa các biện pháp bảo đảm, các phương thức xử lý tài sản bảo đảm, đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm, đã hoàn thiện phương thức đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, tăng tính chủ động của bên nhận bảo đảm trong xử lý tài sản bảo đảm… Tuy nhiên, về mặt lý luận vẫn còn những nội dung chưa phù hợp với bản chất của biện pháp bảo đảm, thậm chí mâu thuẫn, khó thực thi, cần có các giải pháp sửa đổi, bổ sung.

Từ khóa: biện pháp bảo đảm, lợi ích bảo đảm, tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm.

Abstract: Security measures for performance of obligations set out in the Civil Code of 2015 do appear many innovations such as diversification of security measures, methods of dealing with security assets, simplification of procedures for performance of the security contract, it also has completed the method of countering the third party of the security measure, increased the autonomy of the secured party in the handling of security property … However, in terms of theory, there are still issues that are not suitable with the nature of the security measures, even if they are inconsistent and difficult for implementation.

Keywords: Security measures; security interests, collateral assets; security property handling

1. Phân loại các biện pháp bảo đảm Một số vấn đề chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định 9 loại biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín chấp, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản. Vậy, nếu các bên thỏa thuận về biện pháp bảo đảm khác không thuộc 9 biện pháp bảo đảm nêu trên thì pháp luật không cho phép. Điều này là không phù hợp với quyền tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia các quan hệ bảo đảm.

Khác với cách nhìn nhận của BLDS Việt Nam, Bộ luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (UCC), Luật về Các biện pháp bảo đảm bằng động sản của Úc năm 2009 (PPSA 2009) không chú trọng tới việc phân chia các biện pháp bảo đảm về mặt hình thức mà chỉ chú trọng tới lợi ích bảo đảm và đặc quyền của bên nhận bảo đảm trên tài sản bảo đảm (TSBĐ) khi có vi phạm của bên được bảo đảm (bên có nghĩa vụ) hoặc bên bảo đảm.

Điều 12 PPSA 2009 có định nghĩa về lợi ích bảo đảm như sau: “Lợi ích bảo đảm là lợi ích trên động sản được xác lập bởi một giao dịch nhằm mục đích bảo đảm việc thanh toán hoặc thực hiện một nghĩa vụ mà không quan trọng hình thức của giao dịch hay đặc điểm của chủ thể”. Điều 12.2 liệt kê một số giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm bao gồm: đặc quyền cố định, đặc quyền thả nổi, chứng thư bảo lãnh động sản, hợp đồng mua bán có điều kiện (bao gồm cả hợp đồng mua bán có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hàng hóa); hợp đồng thuê mua, cầm cố, tín thác, ký gửi (ký gửi thương mại hoặc không); thuê hàng hóa; chuyển nhượng; chuyển giao quyền sở hữu; nghĩa vụ có điều kiện (flawed asset arrangement). Ngoài ra, PPSA 2009 còn thừa nhận các lợi ích sau là lợi ích bảo đảm: (a) Lợi ích của người nhận chuyển nhượng quyền đòi nợ hoặc chứng thư cầm cố; (b). Lợi ích của người ký gửi hàng cho người nhận ký gửi theo giao dịch ký gửi thương mại; (c) Lợi ích của người cho thuê hàng hóa theo hợp đồng thuê PPS. Như vậy, theo pháp luật của Úc, lợi ích bảo đảm rất đa dạng tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào với bất kỳ chủ thể nào miễn có nội dung bảo đảm việc thực hiện một nghĩa vụ cơ sở. Có thể nói rằng, PPSA áp dụng cách tiếp cận “chức năng” để định nghĩa lợi ích bảo đảm[1]. Lợi ích bảo đảm được xác lập khi (1) có hợp đồng bảo đảm (a security agreement); (2) bên nhận bảo đảm phải đưa ra giá trị, ví dụ dưới hình thức cấp vốn vay hoặc cam kết cấp vốn vay; và (3) con nợ phải có quyền đối với TSBĐ (điều này có nghĩa là đối với TSBĐ là tài sản hình thành trong tương lai lợi ích bảo đảm chỉ được xác lập khi con nợ thủ đắc tài sản”. Lợi ích bảo đảm nếu không được xác lập thì sẽ không tồn tại biện pháp bảo đảm[2].

Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm

Một biện pháp nếu có nội dung về lợi ích bảo đảm nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thì được coi là biện pháp bảo đảm. Vì vậy, các biện pháp bảo đảm rất phong phú và đa dạng, không thể liệt kê hết được. Do đó, BLDS chỉ nên quy định về nội dung các biện pháp bảo đảm, về lợi ích bảo đảm, về TSBĐ và xác lập giao dịch bảo đảm, về xử lý TSBĐ và quyền ưu tiên, về hoàn thiện giao dịch bảo đảm (perfection)[3], về biện pháp bảo đảm có chiếm hữu và biện pháp bảo đảm không chiếm hữu, không cần phải liệt kê các biện pháp bảo đảm về hình thức như hiện nay. Biện pháp bảo đảm sẽ do các bên tự thỏa thuận miễn là biện pháp đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội và khi có tranh chấp các bên phải thực hiện các cam kết như đã thỏa thuận.

Các điều kiện đối với TSBĐ

Điều 293 BLDS năm 2015 quy định nghĩa vụ được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật, trong đó có bảo đảm cả nghĩa vụ hình thành trong tương lai. Vậy, trong trường hợp các bên thỏa thuận phạm vi bảo đảm trong giao dịch bảo đảm vượt quá phạm vi của nghĩa vụ bảo đảm thì thỏa thuận này có bị vô hiệu không? Điều này chưa được quy định rõ trong luật. Theo quy định của BLDS Pháp (Điều 2013) thì phạm vi bảo đảm sẽ đương nhiên được hạ xuống bằng phạm vi nghĩa vụ thực tế được bảo đảm và thỏa thuận về bảo đảm không bị vô hiệu (nếu bảo lãnh vượt quá nghĩa vụ thì chỉ bị giảm xuống đến giới hạn của nghĩa vụ chính). Điều này là hợp lý nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ bảo đảm, bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi con nợ vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Điều 295 BLDS năm 2015 quy định 3 điều kiện đối với TSBĐ sau: 1. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu; 2. Tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được; 3. Giá trị tài sản có thể bằng, nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Nội dung của điều kiện thứ nhất chưa phù hợp với thực tiễn xác lập và thực hiện các giao dịch bảo đảm. Ví dụ, đối với đất đai, Hiến pháp năm 2013 (Điều 53), Luật Đất đai năm 2013 (Điều 167) ở Việt Nam quy định: Đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền thế chấp quyền sử dụng đất (không phải là quyền sở hữu) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Điều 6 Khoản 1 quy định: “Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác”. Vậy, tài sản công chỉ thuộc quyền quản lý, sử dụng của các đơn vị, tổ chức mà không phải thuộc quyền sở hữu. Nếu quy định “cứng” trong BLDS là tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm là không hợp lý, cần được bổ sung theo hướng có thể là cả tài sản thuộc quyền sử dụng, quản lý của bên bảo đảm.

Điều kiện thứ hai yêu cầu tài sản phải xác định được. Trong khi đó, nếu TSBĐ là tài sản hình thành trong tương lai thì điều kiện này rất khó đáp ứng (ví dụ bảo đảm bằng chứng khoán sẽ được đấu giá thành công trong tương lai). Bởi lẽ, rất khó xác định số lượng và giá trị chứng khoán sẽ mua được, vì việc đấu giá theo quy luật cung cầu trên thị trường và theo các nguyên tắc của thị trường chứng khoán. Vì vậy, BLDS nên chỉ dừng ở điều kiện về việc yêu cầu tài sản phải mô tả được. Tuy nhiên, cũng cần có hướng dẫn cụ thể đối với mô tả tài sản đặc thù như hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho, quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai. Điều này có ý nghĩa trong việc đảm bảo tính hiệu lực của các giao dịch bảo đảm.

Cách quy định điều kiện thứ ba của BLDS về giá trị TSBĐ là không cần thiết vì không có ý nghĩa (nhỏ, lớn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ bảo đảm đều được). Điều quan trọng là tài sản phải được phép giao dịch và có giá trị, có tính thanh khoản. Do đó, BLDS nên quy định theo hướng TSBĐ phải có giá trị, được phép giao dịch và có tính thanh khoản. Điều này xuất phát từ bản chất của các giao dịch bảo đảm để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khi nghĩa vụ bị vi phạm và quyền lợi của chủ nợ cần được bảo vệ thông qua việc xử lý TSBĐ.

Điều 303 BLDS năm 2015 quy định 3 phương thức xử lý TSBĐ. Một trong các phương thức xử lý TSBĐ là bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm (gán nợ). Vậy, bên bảo đảm ở đây phải đồng thời là bên có nghĩa vụ. Do đó, phương thức xử lý bảo đảm theo thỏa thuận này không áp dụng cho trường hợp một bên thế chấp hay cầm cố tài sản của mình để bảo đảm cho một bên khác vay vốn tại ngân hàng. Trong trường hợp này, các bên cần quy định các phương thức xử lý TSBĐ khác. Trong khi đó, khoản 1 Điều 295 BLDS năm 2015 quy định: “TSBĐ phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm”. Như vậy, BLDS năm 2015 không khẳng định bên bảo đảm phải là bên có nghĩa vụ. Do đó, bên thứ ba có thể bảo đảm bằng tài sản để thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ. Từ đây cho thấy, không có lý do gì mà lại hạn chế quyền của chủ nợ đối với TSBĐ là tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Vì vậy, cần sửa đổi BLDS theo hướng cho phép sự thỏa thuận về phương thức “gán nợ” đối với cả tài sản của bên thứ ba khi đưa ra bảo đảm.

Bên cạnh đó, quy định của Điều 303 cho thấy, phải đạt được sự thỏa thuận của các bên hoặc có sự đồng ý của bên bảo đảm về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nếu không tài sản phải được xử lý theo phương thức bán đấu giá. Với quy định này, việc xử lý TSBĐ của các tổ chức tín dụng sẽ gặp nhiều vướng mắc khi các cơ quan nhà nước yêu cầu “thỏa thuận”, “sự đồng ý của bên bảo đảm”. Trong khi đó, mục đích và bản chất của biện pháp bảo đảm là dành cho bên nhận bảo đảm quyền định đoạt có điều kiện. Quyền đó được pháp luật thừa nhận mà không cần phải có sự thỏa thuận cụ thể của các bên hay sự đồng ý của bên nhận bảo đảm. Điều đó có nghĩa rằng, khi bên bảo đảm sử dụng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thì mặc nhiên suy đoán rằng bên bảo đảm đã trao cho bên nhận bảo đảm quyền định đoạt có điều kiện đối với tài sản của mình. Chỉ cần phát sinh sự kiện bên có nghĩa vụ được bảo đảm vi phạm nghĩa vụ này đối với bên nhận bảo đảm thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý TSBĐ bằng việc thu hồi TSBĐ và định đoạt TSBĐ theo phương thức mà bên nhận bảo đảm cho là phù hợp, miễn rằng việc xử lý TSBĐ được thực hiện một cách thiện chí, trung thực theo nguyên tắc công bằng và hợp lý.

Vì vậy, cần sửa đổi Điều 303 BLDS năm 2015 theo hướng nếu các bên không có thỏa thuận, bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý TSBĐ không qua phương thức bán đấu giá nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:

(1) Trước khi xử lý TSBĐ, bên nhận bảo đảm phải thông báo cho bên bảo đảm về việc bên có nghĩa vụ được bảo đảm vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm và phương thức xử lý TSBĐ được áp dụng.

(3) Giá bán, giá chuyển nhượng tài sản hoặc giá chuyển giao TSBĐ không thấp hơn giá thị trường hiện thời của TSBĐ (trong trường hợp có thị trường được thừa nhận cho tài sản cùng loại) hoặc theo giá trị được định giá bởi tổ chức định giá có thẩm quyền[4].

Ngoài ra, BLDS năm 2015 cũng không cho phép bên nhận bảo đảm khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan công quyền (Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an) trong việc thu giữ TSBĐ để xử lý trong khi thực tiễn cho thấy, bên nhận bảo đảm (đặc biệt là các ngân hàng thương mại) triển khai khá hiệu quả cơ chế này.

Biện pháp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba

Vì vậy, cần phải sửa đổi Điều 301 BLDS năm 2015 theo hướng bổ sung quyền thu giữ TSBĐ cho bên nhận bảo đảm. Đồng thời, cần quy định rõ trách nhiệm và chế tài đối với vi phạm của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc phối hợp thu giữ TSBĐ, xử lý TSBĐ; quyền thu giữ TSBĐ của bên nhận bảo đảm phải được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước hoặc sự hỗ trợ từ phía cơ quan công quyền. Từ đó hạn chế các tranh chấp về xử lý TSBĐ và các tranh chấp về hợp đồng tín dụng, bảo vệ quyền lợi của chủ nợ.

BLDS năm 2015 chưa quy định rõ về chủ thể là bên thứ ba tham gia với tư cách là bên bảo đảm bằng tài sản. Vậy, nếu bên thứ ba tham gia các giao dịch bảo đảm thì các giao dịch này có bị vô hiệu không? Về nguyên tắc chủ thể bảo đảm bằng tài sản có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nếu có tài sản thỏa mãn các điều kiện đối với TSBĐ. Nếu BLDS không quy định cụ thể vấn đề này sẽ tác động tới (hạn chế) việc xác lập các giao dịch trong nền kinh tế, ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ nợ và con nợ. Các nghĩa vụ nếu được bảo đảm bởi bên thứ 3 bằng tài sản thì sẽ hạn chế được rủi ro cho chủ nợ khi con nợ vi phạm nghĩa vụ thanh toán thông qua cơ chế xử lý TSBĐ. Do đó, cần sửa đổi BLDS năm 2015 theo hướng bổ sung quy định để phân biệt: i) cầm cố, thế chấp bằng tài sản của bên có nghĩa vụ và cầm cố, thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba và ii) cầm cố, thế chấp để bảo đảm thực hiên nghĩa vụ bảo lãnh.

Khoản 2 Điều 306 BLDS năm 2015 quy định, “việc định giá TSBĐ phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường”. Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi của bên nhận bảo đảm khi xử lý TSBĐ. Đặc biệt, quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bảo đảm trong trường hợp bên nhận bảo đảm tự xử lý TSBĐ bằng việc bán tài sản. Tuy nhiên, theo quy định của khoản 1 Điều 306 BLDS năm 2015, “bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá của TSBĐ”. Câu hỏi được đặt ra là: hai bên có thể thỏa thuận giá của TSBĐ thấp hơn so với giá thị trường không? Quy định của khoản 3, Điều 306 về chế tài bồi thường thiệt hại áp dụng cho hành vi vi phạm của tổ chức định giá trong quá trình định giá tài sản, có thể hiểu rằng, yêu cầu định giá phù hợp với giá thị trường chỉ áp dụng cho việc định giá thông qua tổ chức định giá. Điều này là hoàn toàn hợp lý nhằm tôn trọng sự thỏa thuận của các bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Bên nhận bảo đảm phải bồi thường thiệt hại nếu bên bảo đảm chứng minh được việc xác định giá TSBĐ không theo ý chí của bên bảo đảm. Điều này cũng phù hợp với tinh thần của điểm c khoản 3 Điều 104 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2012. Tòa án chỉ can thiệp định giá tài sản trong trường hợp “các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá”.

2. Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai Một số vấn đề cụ thể về các giao dịch bảo đảm cầm cố, thế chấp, bảo lãnh

Vì vậy, cần sửa đổi khoản 2 Điều 306 BLDS năm 2015 theo hướng, “việc định giá TSBĐ phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường” không áp dụng đối với trường hợp các bên đạt được sự thỏa thuận về giá của TSBĐ khi xử lý.

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

Điều 318 BLDS năm 2015 không quy định về tài sản thế chấp là tài sản được hình thành trong tương lai, trong khi đó Điều 295 của Bộ luật này lại cho phép TSBĐ có thể là tài sản hình thành trong tương lai. Sự không nhất quán này dẫn đến việc khó áp dụng các quy định trên trong thực tế. Về nguyên tắc, tài sản thế chấp có thể là tài sản hình thành trong tương lai nếu bên nhận bảo đảm chấp thuận để bảo vệ quyền lợi của chính bên nhận bảo đảm. Đặc biệt, rất nhiều trường hợp trong thực tế xảy ra gắn với việc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng, theo đó đảm bảo luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Pháp luật của nhiều quốc gia cho phép tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra để thế chấp, ví dụ BLDS năm 1995, sửa đổi, bổ sung năm 2015, Luât Cầm cố Bất động sản năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2004 của Liên bang Nga, Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC), BLDS Pháp…

Để đảm bảo tính thống nhất với Điều 295 và đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn về loại giao dịch bảo đảm này, cần sửa đổi Điều 318 BLDS năm 2015 theo hướng, bổ sung thêm loại tài sản thế chấp hình thành trong tương lai.

Điểm a khoản 2 Điều 324 BLDS năm 2015 quy định: “Nếu người thứ ba giữ tài sản thế chấp… làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường”. Quy định này dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau. Vì vậy, cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành điều luật này nhằm bảo đảm tính khả thi của điều luật trên thực tế.

Khoản 2 Điều 310 BLDS năm 2015 quy định, cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Vậy, cầm cố bất động sản khác gì so với cầm cố động sản? Vấn đề này chưa được làm rõ trong BLDS năm 2015. Vì vậy, trên thực tế việc cầm cố được thực hiện chủ yếu đối với động sản.

Pháp luật hiện hành của Liên bang Nga về cầm cố bất động sản (BLDS năm 1995, Luật Cầm cố 1992, Luật Cầm cố bất động sản năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật này ngày 30/12/2004) quy định, đây là loại cầm cố không chuyển giao tài sản, bởi lẽ bất động sản là những tài sản không di dời được, không thể chuyển từ tay người này sang tay người khác được. Trong trường hợp này, người cầm cố vẫn có thể sử dụng tài sản cầm cố cho mục đích của mình, còn người nhận cầm cố có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng này để tránh tình trạng tài sản cầm cố bị phá huỷ và “bị triệt tiêu”. Hợp đồng cầm cố bất động sản không bắt buộc phải công chứng, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng có thoả thuận khác. Theo hợp đồng cầm cố đất, tài sản cầm cố không chỉ là đất đai mà còn bao gồm cả các tài sản đang có và sẽ có trên mảnh đất đó. Điều này khẳng định, đất và tài sản trên đất là một khối thống nhất, không tách rời nhau, do vậy nó cần phải được định giá khi cầm cố. Ngoài ra, bất động sản đang trong tình trạng bị cho thuê cũng có thể được đưa ra để cầm cố[5].

Như vậy, ở Liên bang Nga, cầm cố tài sản có thể gắn với chuyển giao (nếu là động sản) hoặc không chuyển giao tài sản (nếu là bất động sản). Từ đó sẽ có các cơ chế khác biệt đối với sử dụng và xử lý tài sản cầm cố là bất động sản như bên cầm cố bất động sản vẫn có thể sử dụng bất động sản cầm cố, việc xử lý tài sản này yêu cầu bên cầm cố phải giao bất động sản cho bên nhận cầm cố để xử lý…

Theo chúng tôi, đối với khoản 2 Điều 310, cần thu gọn lại nội dung này và có giải trình rõ hơn.

Ngoài ra, BLDS Việt Nam không cho phép bên nhận cầm cố sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác (Khoản 2 Điều 313). Tuy nhiên nếu được sự đồng ý của bên cầm cố thì việc cầm cố lại cũng cần được cho phép để đảm bảo sự thỏa thuận của các bên và tạo điều kiện để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, thương mại trong nền kinh tế. BLDS của Nhật Bản (Điều 348, 360) cũng có ghi nhận việc cầm cố lại, theo đó người nhận cầm cố có quyền cầm cố lại, nghĩa là dùng tài sản cầm cố đã nhận để bảo đảm một nghĩa vụ khác như tài sản thuộc sở hữu của mình với điều kiện là thời hạn cầm cố lại không được dài hơn thời hạn cầm cố lần đầu tiên[6].

Về xử lý tài sản cầm cố: Điều 314 Khoản 2 quy định quyền của bên nhận cầm cố xử lý theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Vậy nếu giá trị của tài sản cầm cố nhỏ hơn so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần giá trị nghĩa vụ chưa thanh toán sẽ xử lý như thế nào? Về vấn đề này, Điều 305 quy định phần giá trị nghĩa vụ chưa thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm (đối với phương thức gán nợ). Còn đối với các phương thức xử lý TSBĐ khác pháp luật chưa có quy định cụ thể và bên nhận bảo đảm thường phải tiếp tục đòi nợ theo thủ tục chung, không có đặc quyền gì khác. Về vấn đề này có thể tham khảo kinh nghiệm pháp luật của Liên bang Nga: nếu như pháp luật không quy định hoặc các bên không thỏa thuận khác thì trong trường hợp số tiền thu hồi được từ việc xử lý TSBĐ không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận bảo đảm có quyền xiết nợ từ tài sản khác của bên bảo đảm (Khoản 3 Điều 334 BLDS của Nga). Ngoài ra, nếu tài sản cầm cố không thuộc sở hữu của bên cầm cố và bên nhận cầm cố không biết về tình trạng này của tài sản cầm cố thì chủ sở hữu đích thực của tài sản cầm cố sẽ chịu trách nhiệm thay cho bên cầm cố (nếu pháp luật hoặc các bên trong hợp đồng cầm cố không có thỏa thuận khác)[7]. Trong trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về việc giao tài sản cho ngân hàng để xử lý nếu đến hạn bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ./.

1. John G H Stumbles (2011), The impact of the personal property securities act on assignment of accounts, Melbourne University Law Review, Vol. 37

2. Anthony Duggan, Dropped HS and the PPSA: Lessons from the Fairbanx case, UNSW Law Journal, Volume 34(2)

3. Donald B. King, Calvin A. Kuenzel, Bradford Stone, W.H. Knight, Jr. (1997), Commercial transactions under the Uniform Commercial Code and other laws, New York [etc.]: Mathew Bender, Cop.

4. Dan Prentice, Arad Reisberg (2011), Corporate finance law in the UK and EU, Oxford University Press.

5. Kenneth W. Clarkson, Roger LeRoy Miller and Frank B. Cross (2011), Business Law Text and Cases – Legal, Ethical, Global, and Corporate Environment twelfth edition, Cengage Learning

6. Tài liệu Hội thảo: “Quyền xử lý TSBĐ của các tổ chức tín dụng” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức ngày 06/12/2016.

7. chúng tôi Lê Thị Thu Thủy (2016), Bảo đảm sự thuận lợi, công bằng và hợp lý trong việc tự xử lý TSBĐ khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo các hợp đồng tín dụng, Tạp chí Khoa học Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội số 2, tháng 06/2016.

8. chúng tôi Lê Thị Thu Thủy (2016), Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một Số Điểm Mới Của Chế Định Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Của Bộ Luật Dân Sự Năm 2022

Một số điểm mới của chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật Dân sự năm 2015

Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017 có nhiều nội dung đổi mới, trong đó có phần nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nhìn một cách tổng thể, nội dung phần bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiệm cận tốt hơn với thông lệ quốc tế và cơ bản giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm. Có thể nói, những tiếp cận mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có sự ảnh hưởng và tác động mang tính chất chi phối đến cơ chế điều chỉnh pháp luật và nhận thức pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm.

          1. Bộ luật Dân sự năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận và thể hiện được một số giá trị cốt lõi của lý thuyết vật quyền khi điều chỉnh quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong sự hài hòa hóa với lý thuyết trái quyền

          Bộ luật Dân sự năm 2005 tiếp cận biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dựa trên nền tảng của lý thuyết trái quyền. Thực tiễn cho thấy, cách tiếp cận quan hệ bảo đảm thuần túy theo lý thuyết trái quyền chưa thể giải quyết được triệt để những vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm.

          Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì giao dịch bảo đảm (là giao dịch dân sự do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này)[1]chính là căn cứ để bên nhận bảo đảm thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm (Điều 336, Điều 355, Điều 721 Bộ luật Dân sự năm 2005). Đây chính là yếu tố trái quyền của quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cách tiếp cận này luận giải được căn cứ (cơ sở) để bên nhận bảo đảm có quyền và thực thi quyền xử lý đối với tài sản bảo đảm đó chính là hợp đồng bảo đảm. Vì tài sản bảo đảm vốn dĩ không thuộc quyền sở hữu của bên nhận bảo đảm, do đó, việc thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm phải dựa trên thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo đảm đã giao kết.[2]

          Tuy nhiên, điểm yếu của cách tiếp cận thuần túy trái quyền này là ở chỗ, quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm chỉ được thực hiện thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm đã giao kết. Hay nói cách, quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm được thực thi trong sự phụ thuộc vào ý chí của bên bảo đảm (chủ sở hữu tài sản). Bên nhận bảo đảm không có quyền “trực tiếp” mang tính chất “chi phối” và “ngay tức khắc” đối với tài sản bảo đảm. Trường hợp bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết thì bên nhận bảo đảm chỉ có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 721 Bộ luật Dân sự năm 2005).

          Cách tiếp cận này đã làm cho thủ tục xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc quá nhiều vào ý chí của bên bảo đảm (chủ sở hữu tài sản). Trong khi đó, xử lý tài sản bảo đảm dẫn đến sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên bảo đảm sang người mua hoặc bên nhận bảo đảm (trong trường hợp bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm). Do vậy, bên bảo đảm thường có thái độ thiếu thiện chí, thậm chí là bất hợp tác, chây ỳ trong việc chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý. Thực tế này đã làm cho bên nhận bảo đảm trở thành bên có “vị thế yếu” đối với tài sản bảo đảm, trong khi đó, đáng lẽ ra, theo quy định của pháp luật và hợp đồng bảo đảm đã giao kết, họ có toàn quyền xử lý để thu hồi nợ khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận.

          2. Bộ luật Dân sự năm 2015 tăng cường quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận, tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch bảo đảm theo tinh thần và nguyên tắc của Hiến pháp năm 2013, đồng thời đã đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm

          Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có những quy định tăng cường quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận, tự chịu trách nhiệm của các bên trong các giao dịch dân sự nói chung cũng như các bên tham gia giao dịch bảo đảm nói riêng theo tinh thần và nguyên tắc của Hiến pháp năm 2013, ví dụ như tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.”. Quyền dân sự (bao gồm cả quyền tự do cam kết, tự do hợp đồng) chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (khoản 2 Điều 2 Bộ luật Dân sự năm 2015). Đồng thời, trên cơ sở kế thừa quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 một lần nữa khẳng định nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện các cam kết, thỏa thuận dân sự. Theo quy định của khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”

          Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các bên tham gia quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ví dụ như Bộ luật Dân sự năm 2015 cho phép các bên chỉ cần tiến hành thoả thuận, giao kết một lần về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hình thành trong tương lai. Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó, bao gồm cả việc ký kết lại hợp đồng bảo đảm, công chứng cũng như đăng ký biện pháp bảo đảm (khoản 2 Điều 294 Bộ luật Dân sự năm 2015)…

          3. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung hai biện pháp bảo đảm mới trên cơ sở kế thừa và phát triển nội dung các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và bản chất “bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” của các biện pháp

          3.1. Tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ lần lượt bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản. Với việc sắp xếp các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo thứ tự nói trên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ngầm định phân loại các nhóm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thành hai nhóm lớn, đó là: (1) Nhóm biện pháp bảo đảm được xác lập theo thỏa thuận gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và (2) Nhóm biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định của luật gồm cầm giữ tài sản. Trong nhóm biện pháp bảo đảm được xác lập theo thỏa thuận có 02 nhóm với tính chất bảo đảm hoàn toàn khác nhau, đó là: (1) Nhóm biện pháp bảo đảm bằng tài sản (hay còn gọi là Nhóm biện pháp bảo đảm đối vật) bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu và (2) Nhóm biện pháp bảo đảm không bằng tài sản (hay còn gọi là Nhóm biện pháp bảo đảm đối nhân), bao gồm bảo lãnh, tín chấp.

          Việc phân định các nhóm biện pháp bảo đảm này của Bộ luật Dân sự năm 2015 không chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu, mà nó cho thấy cách tiếp cận khoa học của Bộ luật này khi xây dựng phần nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bởi lẽ, mỗi biện pháp bảo đảm có những tính chất, đặc điểm và vai trò khác nhau trong việc thúc đẩy tiếp cận tín dụng có bảo đảm của nền kinh tế, do đó, về mặt tư duy pháp lý, cần phải phân định rõ để từ đó xây dựng và thiết lập cơ chế điều chỉnh phù hợp với đặc tính của từng biện pháp, qua đó, giúp khuyến khích và phát huy tối đa ưu thế của từng biện pháp.

          3.2. So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung thêm hai biện pháp bảo đảm mới, đó là “cầm giữ tài sản” và “bảo lưu quyền sở hữu”. Tuy nhiên, đây không phải là các định chế mới mà thực tế chúng đã được ghi nhận và thể hiện ở Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng không phải ở giác độ biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

          – Về cầm giữ tài sản: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, cầm giữ tài sản được quy định ở Điều 416 tại “Phần II. Thực hiện hợp đồng” với ý nghĩa là biện pháp mà luật cho phép bên có quyền sử dụng nhằm gây “sức sép” đối với bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ để bên này phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng song vụ. Chính vì tính chất (bản chất) của biện pháp cầm giữ tài sản là chiếm giữ tài sản để bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, do vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiếp cận cầm giữ tài sản với tư cách là một biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định của luật.

          – Về bảo lưu quyền sở hữu: bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 461 Bộ luật Dân sự năm 2005 với tư cách là một thỏa thuận (một nội dung) trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần. Đến Bộ luật Dân sự năm 2015, bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán được tiếp cận với tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cách tiếp cận mới này của Bộ luật Dân sự năm 2015 phù hợp với bản chất “bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Nó cho thấy sự tiệm cận gần hơn với thông lệ quốc tế về biện pháp bảo đảm của Bộ luật Dân sự năm 2015.

          4. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã hoàn thiện cơ chế (phương thức) làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm

          Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa quy định cụ thể về các phương thức làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm. Tại khoản 3 Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2005 mới chỉ quy định: “Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký.”. Khắc phục hạn chế này, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã hoàn thiện cơ chế (phương thức) làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm. Cụ thể là, lần đầu tiên Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định một cách minh thị về hai phương thức làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, đó là: (1) nắm giữ (hoặc chiếm giữ) tài sản bảo đảm và (2) đăng ký biện pháp bảo đảm (Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015).

          Việc bổ sung nắm giữ là phương thức làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, độc lập và bình đẳng với phương thức đăng ký là phù hợp và thống nhất với nguyên tắc bảo vệ “tình trạng hòa bình” của việc chiếm hữu thực tế mà Bộ luật Dân sự năm 2015 hướng đến. Theo đó, về nguyên tắc, ai (chủ thể nào) đang nắm giữ trực tiếp (chiếm hữu thực tế) tài sản thì được suy đoán là chủ thể có quyền đối với tài sản được nắm giữ (khoản 1, khoản 2 Điều 184 Bộ luật Dân sự năm 2015). Quan điểm này tiếp cận vào quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thể hiện ở chỗ, việc (tình trạng) nắm giữ tài sản bảo đảm cũng được xem là căn cứ xác định biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, bình đẳng với phương thức đăng ký và bên nhận bảo đảm đang nắm giữ tài sản bảo đảm hoàn toàn bình đẳng với bên nhận bảo đảm trong biện pháp bảo đảm được đăng ký trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, đặc biệt là quyền thanh toán theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. (Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015).

          5. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có cách tiếp cận mới về đăng ký biện pháp bảo đảm, tạo tiền đề và nền tảng pháp lý quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và đổi mới Hệ thống đăng ký

          5.1. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đổi mới về căn bản cách tiếp cận về đăng ký biện pháp bảo đảm, từ đăng ký là “nghĩa vụ” của công dân sang đăng ký là “quyền” của công dân

          Bộ luật Dân sự năm 2015 tiếp cận đăng ký giao dịch bảo đảm dước giác độ là nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thế chấp (khoản 2 Điều 350, khoản 2 Điều 717, khoản 1 Điều 719). Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có cách tiếp cận mang tính chất đổi mới về đăng ký biện pháp bảo đảm, đó là lần đầu tiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã nhìn nhận đăng ký biện pháp bảo đảm dưới giác độ “quyền” của công dân trong xã hội dân sự hiện đại.

          Theo quy định của khoản 4 Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2015, đăng ký thế chấp được nhận diện là “quyền” của bên nhận thế chấp. Việc tiếp cận đăng ký biện pháp bảo đảm dưới giác độ quyền công dân trong xã hội dân sự hiện đại của Bộ luật Dân sự năm 2015 có ý nghĩa và tác động rất lớn đối với công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về đăng ký biện pháp bảo đảm cũng như thực tiễn vận hành Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm của nước ta, cụ thể như sau:

          Thứ nhất, đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm: Việc tiếp cận đăng ký biện pháp bảo đảm với tư cách là quyền dân sự của công dân sẽ tác động đến cơ chế điều chỉnh đối với pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm. Bởi lẽ, một khi đăng ký biện pháp bảo đảm được nhìn nhận dưới giác độ là quyền công dân thì pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ phải điều chỉnh theo hướng hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện quyền dân sự của mình chứ không chỉ dừng lại ở mức độ mô tả hành vi, các bước thực hiện thủ tục hành chính thuần túy. Hay nói cách khác, khi nhìn nhận đăng ký biện pháp bảo đảm với tư cách quyền dân sự của người dân, thì cơ chế pháp lý điều chỉnh sẽ phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt, những quy định cản trở người dân thực hiện quyền sẽ phải bị loại bỏ, thay bằng những quy định hỗ trợ và tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện quyền của mình. Điều này cho thấy, chính cách tiếp cận đăng ký biện pháp bảo đảm là “quyền” của công dân của Bộ luật Dân sự năm 2015 sẽ góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ và bảo đảm hơn nữa quyền của công dân trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm[4].

          Thứ hai, với quy định đăng ký biện pháp bảo đảm là quyền của công dân, Bộ luật Dân sự năm 2015 đang hướng đến xây dựng một Hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm theo mô hình Hệ thống đăng ký chỉ có giá trị đối kháng với người thứ ba chứ không phải mô hình Hệ thống đăng ký nhằm xác lập quyền.

          Trên thế giới hiện đang tồn tại 02 Hệ thống đăng ký, đó là Hệ thống đăng ký nhằm xác lập quyền[5] và Hệ thống đăng ký chỉ có giá trị đối kháng với người thứ ba[6]. Hai Hệ thống đăng ký này có sự khác biệt về nguyên tắc vận hành và tổ chức hoạt động. Cụ thể là, Hệ thống đăng ký nhằm xác lập quyền được vận hành theo nguyên tắc, quyền đối với tài sản được hình thành kể từ thời điểm đăng ký trong Sổ đăng ký, nghĩa là, nếu chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký thì quyền chưa được hình hành.Trong khi đó, Hệ thống đăng ký nhằm xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba lại được vận hành theo nguyên lý, quyền đối với tài sản được hình thành kể từ thời điểm hai bên thỏa thuận (xác lập hợp đồng), còn việc đăng ký chỉ có giá trị đối kháng với người thứ ba.

          Việc lựa chọn mô hình đăng ký đối kháng hay đăng ký nhằm xác lập quyền tùy thuộc vào truyền thống pháp lý cũng như thực trạng tổ chức và hoạt động của Hệ thống đăng ký của từng quốc gia. Thực tiễn cho thấy, một Hệ thống đăng ký dựa trên nguyên lý đăng ký là căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền đối với tài sản (bao gồm cả vật quyền bảo đảm) đòi hỏi Hệ thống đăng ký phải rất hoàn thiện, thông tin trong Sổ đăng ký phải bảo đảm chính xác tuyệt đối. Đồng thời đi kèm với nó là cơ chế bảo vệ người ngay tình trong trường hợp họ đã tin vào thông tin lưu trữ tại cơ quan đăng ký mà thiết lập giao dịch. Việc đòi hỏi một sự chính xác cao của Hệ thống đăng ký này nhằm hạn chế khả năng công nhận sai quyền về tài sản của các chủ thể, qua đó, ngăn chặn nguy cơ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền đích thực. Do vậy, đối với các nước có Hệ thống đăng ký chưa hoàn thiện, có thể nói, việc lựa chọn mô hình đăng ký nhằm xác lập quyền có nguy cơ gây rủi ro rất lớn cho các bên và bất ổn trong giao lưu dân sự.

          Ở Việt Nam, các quy định của pháp luật thực định chưa thể hiện (chưa cho thấy) một cách minh định và rõ ràng chúng ta đang lựa chọn (đang áp dụng và vận hành) mô hình đăng ký nào, đăng ký nhằm xác lập quyền hay đăng ký nhằm xác lập giá trị đối kháng với người thứ ba. Tuy nhiên, từ các quy định của pháp luật hiện hành, có thể nói, Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm của nước ta đang có sự dung hòa và pha trộn của cả hai trường phái (hai mô hình đăng ký) nói trên. Cụ thể là, theo quy định của pháp luật hiện hành, thì: (1) việc đăng ký giao dịch bảo đảm vừa có tính chất bắt buộc (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013), vừa có tính chất tự nguyện (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP, khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013); và (2) việc đăng ký vừa là điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm (khoản 7 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013), lại vừa có giá trị đối kháng đối với người thứ ba (Điều 11 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm). Thực tiễn cho thấy, việc thiếu tính định hướng trong việc xây dựng mô hình đăng ký là một trong những nguyên nhân làm cho việc xây dựng và phát triển Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm của nước ta thiếu thiết kế mang tính chất tổng thể với tầm nhìn và định hướng phát triển trong dài hạn.

          Khắc phục hạn chế này, Bộ luật Dân sự năm 2015 lần đầu tiên đã thể hiện một cách minh thị hơn định hướng xây dựng Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm của nước ta. Theo cách tiếp cận của Bộ luật Dân sự năm 2015, về nguyên tắc, đăng ký biện pháp bảo đảm là quyền, chứ không phải là nghĩa vụ (khoản 4 Điều 323). Ngoài ra, theo quy định của khoản 2 Điều 298 Bộ luật Dân sự năm 2015, “Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”. Theo đó, đăng ký biện pháp bảo đảm chỉ mang tính bắt buộc và là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định (khoản 1 Điều 298 Bộ luật Dân sự năm 2015). Những quy định nói trên cho thấy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đang hướng đến xây dựng một Hệ thống đăng ký chỉ có giá trị đối kháng với người thứ ba. Có thể nói, cùng với quy định tách thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và thời điểm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, việc nhận diện đăng ký biện pháp bảo đảm là quyền của công dân của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cho thấy bước chuyển biến mới trong tư duy của các nhà lập pháp đối với thiết chế đăng ký biện pháp bảo đảm, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn vận hành Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm của nước ta trong thời gian vừa qua

          Thứ ba, việc đổi mới cách tiếp cận về đăng ký biện pháp bảo đảm của Bộ luật Dân sự năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng để cải thiện về căn bản chất lượng cung cấp dịch vụ đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm của các cơ quan đăng ký.

          Một thực tế cần phải thừa nhận rằng, Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm của nước ta vẫn đang vận hành trong quá trình chuyển đổi chế độ hành chính từ chế độ hành chính “cai quản” sang chế độ hành chính “phục vụ”[7]. Do vậy, ở một số cơ quan đăng ký, thay vì tư duy đăng ký là “phục vụ” người dân thì hiện tại, một số cán bộ đăng ký lại nhận thức vấn đề thành đăng ký là “cho” người dân. Vì vậy, vẫn còn tình trạng gây khó khăn, thậm chí là nhũng nhiễu người dân trong quá trình cung cấp dịch vụ công về đăng ký. Điều này cho thấy, một khi đăng ký biện pháp bảo đảm chưa được nhận thức là quyền của công dân thì sẽ vẫn còn tồn tại cơ chế “xin cho” và tâm lý “xin cho” trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký. Do đó, việc Bộ luật Dân sự năm 2015 tiếp cận đăng ký biện pháp bảo đảm dưới giác độ quyền công dân mang lại giá trị thực tiễn rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ đăng ký biện pháp bảo đảm. Nó có ý nghĩa trong việc xóa bỏ thói quen “ban phát”, “ban ơn” và tạo lập, xây dựng “văn hoá” phục vụ người dân trong Hệ thống cơ quan đăng ký. Đây chính là nền tảng, là tiền đề pháp lý quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp[8].

          5.2. Với việc xác định đối tượng của hoạt động đăng ký là “biện pháp bảo đảm”, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiếp cận gần hơn với thiết chế đăng ký “quyền”, chứ không phải đăng ký hình thức ghi nhận và thể hiện thỏa thuận của các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (giao dịch bảo đảm) như Bộ luật Dân sự năm 2005

          Bộ luật Dân sự năm 2005 tiếp cận đối tượng của hoạt động đăng ký là giao dịch bảo đảm (hình thức ghi nhận và thể hiện thỏa thuận của các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ)[9]. Cách tiếp cận này không thực sự phù hợp với lý thuyết chung về đăng ký cũng như thực tiễn vận hành Hệ thống đăng ký của nước ta. Bởi lẽ, nhìn một cách tổng thể, đăng ký biện pháp bảo đảm chính là sự công bố công khai quyền được bảo đảm bằng tài sản của một (hoặc) nhiều chủ thể đối với tài sản bảo đảm. Vì tài sản bảo đảm vốn dĩ thuộc quyền sở hữu của một chủ thể khác, do vậy, việc đăng ký biện pháp bảo đảm có ý nghĩa và vai trò như là sự tuyên bố quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm cho công chúng biết và dĩ nhiên, đi cùng với nó chính là sự thông báo “gián tiếp” về sự hạn chế quyền của chủ sở hữu đối với tài sản bảo đảm cũng như của các chủ thể khác chưa xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba đối với biện pháp bảo đảm. Chính vì vậy, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hiện hành cũng chỉ ghi nhận: “Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.”, chứ không phải đăng ký toàn bộ nội dung của giao dịch bảo đảm, bao gồm cả các nội dung khác ngoài biện pháp bảo đảm[10]. Điều này cho thấy, việc Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định đăng ký đối với biện pháp bảo đảm, chứ không phải đăng ký đối với giao dịch bảo đảm (hình thức thỏa thuận của các bên về biện pháp bảo đảm) như Bộ luật Dân sự năm 2005 là phù hợp và tiệm cận gần hơn với vai trò, địa vị pháp lý của thiết chế đăng ký trong nền kinh tế thị trường, đó chính là thiết chế đăng ký quyền, công bố quyền và công khai quyền.

          5.3. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có cách tiếp cận đúng hơn và khoa học hơn về giá trị pháp lý (hệ quả pháp lý) của đăng ký biện pháp bảo đảm

          Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa là điều kiện, là căn cứ pháp lý để xác định giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý với người thứ ba (khoản 3 Điều 323). Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự năm 2015, đăng ký được nhìn nhận dưới giác độ là phương thức để biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba (khoản 1 Điều 297). Cách tiếp cận của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giá trị pháp lý của đăng ký biện pháp bảo đảm so với Bộ luật Dân sự năm 2005 chính xác hơn và khoa học hơn.

          Bởi lẽ, mọi giao kết, thỏa thuận dân sự, bao gồm cả thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự hợp pháp đều có giá trị pháp lý đối với người thứ ba và phải được tất cả các chủ thể khác tôn trọng (khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015), không phụ thuộc vào việc cam kết, thỏa thuận đó được hay không được đăng ký. Việc đăng ký trong trường hợp này chỉ có ý nghĩa là phương thức pháp lý công bố công khai quyền được bảo đảm bằng tài sản của bên nhận bảo đảm, để đối kháng với người thứ ba trong trường hợp có nhiều lợi ích được thiết lập lên một tài sản. Nghĩa là, khi biện pháp bảo đảm được đăng ký thì người thứ ba[11] có lợi ích đối kháng với bên nhận bảo đảm trong biện pháp bảo đảm được đăng ký phải tôn trọng quyền được bảo đảm bằng tài sản của bên nhận bảo đảm, trong đó có hai quyền năng quan trọng là quyền truy đòi tài sản bảo đảm và quyền được thanh toán trước (khoản 2 Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015). Theo đó, trường hợp có nhiều chủ thể cùng có lợi ích “đối kháng” nhau trên cùng một tài sản bảo đảm thì đăng ký chính là căn cứ xác định lợi ích của chủ thể nào được ưu tiên bảo vệ trước dựa trên các nguyên tắc quy định tại Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015. Nghĩa là, việc đăng ký chỉ có ý nghĩa trong việc phân định thứ tự ưu tiên bảo vệ lợi ích được bảo đảm trong trường hợp có sự đối kháng về lợi ích, hay nói cách khác có nhiều lợi ích đối kháng cùng xác lập lên một tài sản bảo đảm, chứ không phải là điều kiện để giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba.

          6. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã hoàn thiện cơ chế xử lý tài sản bảo đảm theo hướng tăng cường tính chủ động của bên nhận bảo đảm trong việc xử lý tài sản bảo đảm, qua đó, góp phần thúc đẩy tiến trình xử lý nợ xấu cho nền kinh tế

          Thứ nhất, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tăng cường tính chủ động của bên nhận bảo đảm trong việc xử lý tài sản bảo đảm thông qua việc xây dựng các cơ chế pháp lý hỗ trợ bên nhận bảo đảm thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm, ví dụ như ghi nhận quyền truy đòi tài sản bảo đảm để xử lý của bên nhận bảo đảm (khoản 2 Điều 297); quyền tự bán tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 303)…

          Thứ hai, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã xây dựng cơ chế xử lý đồng thời quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản bảo đảm.

          Trên thực tế, vì đặc tính tự nhiên vốn có của tài sản nên đất và tài sản gắn liền với đất thường là một thể thống nhất về hiện trạng và tình trạng pháp lý, do vậy, nếu không có cơ chế xử lý đồng thời trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là vấn đề bán (chuyển quyền sở hữu) tài sản thế chấp cho người mua.

          Do vậy, để giải quyết “điểm nghẽn” về xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp nói trên, trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định của khoản 19 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, khoản 1 Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định: “Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”. Tương tự cách tiếp cận như trên, khoản 1 Điều 326 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”. Đây được xem là giải pháp quan trọng có tính chất đột phá của Bộ luật Dân sự năm 2015 trong việc tháo gỡ vướng mắc, khó khăn khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và ngược lại.

          Tuy nhiên, về vấn đề này, cần thống nhất về mặt nhận thức, việc xử lý đồng thời tài sản gắn liền với đất (trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất) hoặc quyền sử dụng đất (trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất) nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản bảo đảm chứ không đồng nghĩa với việc nó là căn cứ để xác định tài sản được xử lý đồng thời với tài sản thế chấp cũng trở thành tài sản thế chấp. Theo đó, trên nguyên tắc, tài sản được xử lý đồng thời không phải là tài sản thế chấp, nên khoản tiền thu được từ việc bán tài sản này sẽ chỉ được thanh toán cho bên nhận thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận và việc thanh toán sẽ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật[12]./.

[5]Ví dụ như Hệ thống đăng ký của Cộng hòa liên bang Đức.

[6]Ví dụ như Hệ thống đăng ký của Mỹ, Canada.

[9]Xêm thêm Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2005.

[11]Khái niệm “người thứ ba” trong trường hợp này được hiểu là bất kỳ chủ thể nào có lợi ích đối kháng với bên nhận bảo đảm.

[12]Ví dụ như theo nguyên tắc ưu tiên thanh toán khoản nợ có bảo đảm trước các khoản nợ không có bảo đảm; nguyên tắc xác định thứ tự thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm bằng tài sản quy định tại Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015 trong trường hợp tài sản được xử lý đồng thời đã được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác…

   Nguyễn Quang Hương Trà

    Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp

Trích dẫn từ: http://dkqg.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=49

Một Số Chức Năng Của Gia Đình Hiện Nay

Gia đình là một xã hội thu nhỏ bao gồm một hay nhiều thế hệ khác nhau sống và hoạt động bên nhau một cách có tổ chức có nguyên tắc thành văn hay bất thành văn. Sự hòa thuận được đảm bảo bởi sự ấm cúng, cảm giác an toàn và tình yêu thương” [Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, tr.205].

Các chức năng cơ bản của gia đình– Chức năng tái sản xuất ra con người, tất cả các nhóm xã hội, các thiết chế xã hội khác không có chức năng này, trừ gia đình. Việc thực hiện chức năng này không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu, mong ước của người vợ, người chồng mà còn là vấn đề xã hội, vấn đề duy trì tính liên tục của xã hội.

– Chức năng xã hội hoá, giáo dục con cái: Có thể nói, giáo dục gia đình có ý nghĩa to lớn để giúp trẻ thành người. Ngôn ngữ mẹ đẻ, thói quen sinh hoạt gia đình, cách ăn mặc, giao tiếp, cách quan sát, các nhu cầu và phương thức thoả mãn nhu cầu đều được gia đình hướng dẫn, hướng trẻ theo một nếp sống, truyền thống ổn định. Đây chính là cơ sở đầu tiên và quan trọng bậc nhất để hình thành nhân cách trẻ sau này.

– Chức năng kinh tế: Chức năng kinh tế biểu hiện trên cả hai phương diện: sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện hiện nay, nhiều gia đình có thành viên làm ở các công ty, nhà nước… chính vì vậy, chức năng kinh tế của gia đình được giảm nhẹ ở khâu tổ chức, sản xuất, nhưng với tư cách là đơn vị tiêu dùng thì tính toán thu chi hàng tháng, hàng năm vẫn là nỗi lo của các chủ gia đình.

– Chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm lý của các thành viên trong gia đình. Đây là chức năng đặc biệt quan trọng trong việc chia sẻ trách nhiệm, tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình là một cộng đồng đặc biệt, không một cộng đồng hay tổ chức nào có thể đem lại tình cảm ấm áp, sâu sắc và thiêng liêng như gia đình. Gia đình vừa là nơi nuôi dưỡng cho con người trưởng thành, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió của cuộc đời.

– Chức năng chăm sóc sức khỏe: Mặc dù hiện nay các dịch vụ y tế công cộng đã phát triển tốt, nhưng việc gia đình có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình vẫn hết sức quan trọng, nhất là với người ốm, người già. Chăm sóc sức khoẻ ở đây không chỉ đơn thuần sức khoẻ về thể chất mà còn cả sức khoẻ tinh thần.

Mai Văn Hải (Viện Tâm Lý Học)

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Vấn Đề Về Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Của Hộ Gia Đình trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!