Bạn đang xem bài viết Một Số Phương Pháp Dịch Thuật Phổ Biến Nhất được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để việc dịch thuật được thuận lợi, người biên dịch cần nắm rõ một số phương pháp dịch phổ biến sau.
Một số phương pháp dịch thuật phổ biến
1. Phương pháp dịch giao tiếp Theo Newmark (1995), trong phương pháp dịch giao tiếp người dịch có quyền sửa hoặc cải thiện tính logic trong giao tiếp; thay thế những từ chưa tinh tế; không dịch những từ khó hiểu; loại bỏ những chỗ lặp lại; những chỗ còn mơ hồ chưa rõ ràng; hay làm rõ các biệt ngữ.
2. Phương pháp dịch chuyển Theo Newmark (1981), phương pháp dịch chuyển là quá trình chuyển từ gốc của ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích và từ đó trở thành từ “vay mượn”. Nghĩa là, trong khi dịch người dịch phải quyết định liệu có chuyển hay không chuyển một từ mà không phổ biến ở ngôn ngữ đích. Nói chung, những sản phẩm văn hóa, những khái niệm nên được dịch chuyển để tôn trọng đặc thù văn hóa dân tộc của ngôn ngữ nguồn. Có hai cách sử dụng từ ‘vay mượn”. Thứ nhất, người dịch liên ngôn có thể sử dụng những từ vay mượn trực tiếp từ ngôn ngữ nguồn mà không cần giải thích. Chẳng hạn, email, fax, hotline, hot girl, photocopy, fast food…
Thứ hai, sử dụng từ “vay mượn” kèm theo lời giải thích. Một số từ vay mượn có khái niệm mới hoặc không phổ biến trong ngôn ngữ đích và vì vậy lời giải thích là cần thiết khi chúng xuất hiện lần đầu tiên. Chẳng hạn, từ supper- bữa ăn nhẹ của người Anh, từ pudding- một loại bánh làm bằng bột mì với mỡ và trứng, làm chín bằng cách nướng, luộc hoặc hấp (bánh pudding)- loại bánh này không quen thuộc với người Việt Nam. Từ ice hockey- môn thể thao đặc trưng của người Anh (khúc côn cầu) hay từ baseball- môn thể thao phổ biến ở Mĩ chơi bằng một cái gậy và một quả bóng, gồm hai đội với chín cầu thủ trên một sân có bốn góc (bóng chày) 3. Phương pháp dịch sát nghĩa Để có thể hiểu sâu hơn về phương pháp này chúng ta hãy tìm hiểu quan điểm của Newmark (1995). Theo ông, dịch sát nghĩa là chuyển ngữ pháp, trật tự từ và nghĩa của ngữ nguồn sang ngữ đích. Phương pháp dịch sát đa dạng từ cấp độ từ sang từ, mệnh đề sang mệnh đề, câu sang câu, v.v… Với quan điểm này, người dịch liên ngôn không chỉ là người truyền tin mà còn là đồng tác giả của văn bản ngữ đích .
4. Phương pháp dịch loại bỏ Theo Baker (1992), nếu nghĩa được truyền đạt bởi một từ hoặc một cụm từ không quan trọng trong việc phát triển văn bản hay phải giải thích dài dòng, thì người dịch có thể loại bỏ từ hoặc cụm từ đó. Chẳng hạn, từ ‘of’ khi dịch sang tiếng Việt có thể được loại bỏ trong trường hợp sau: “the case notions comprise a set of universal” (vai nghĩa gồm một tập hợp khái niệm phổ quát – không dịch vai nghĩa gồm một tập hợp khái niệm của phổ quát), từ ‘with’ trong câu “deep blue ceramic jar, painted with flowers” (âu gốm hoa lam, được vẽ hoa mai dây- không dịch âu gốm hoa lam được vẽ với hoa mai dây ). Ngoài ra, thì (tenses) trong tiếng Anh là một phạm trù ngữ pháp nên khi nói về một điều gì đó xảy ra trong quá khứ, người Anh không những để động từ đó ở thì quá khứ mà còn kèm theo một trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ như câu sau: “ She went to bed at eleven p.m yesterday”. Trong khi đó thì trong tiếng Việt không phải là phạm trù ngữ pháp nên khi dịch câu này sang tiếng Việt người dịch liên ngôn chỉ cần dịch “Hôm qua con bé đi ngủ lúc 11h” không dịch “hôm qua con bé đã đi ngủ lúc 11h”
Kết luận: Hoạt động dịch thuật đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nó giúp chúng ta thành công hơn trong giao lưu và hội nhập quốc tế. Trong quá trình dịch thuật, người dịch liên ngôn luôn phải đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng, dị biệt, sự lưỡng nghĩa, những ‘gu’ sử dụng từ ngữ giữa ngữ nguồn và ngữ đích để từ đó chọn được cách dịch tương đương nhất, thỏa đáng nhất. Ngoài ra, cần chú ý tới mục đích của mỗi bản dịch để có những phương pháp dịch phù hợp.
Các Phương Án Sao Lưu Dữ Liệu Offsite Phổ Biến Nhất
Bản sao lưu sẽ kém an toàn nếu không đảm bảo tính chất offsite – nghĩa là lưu trữ cách xa dữ liệu gốc. Bởi bạn không thể biết trước sự cố gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu là sự cố hư ổ cứng, nhân viên xóa nhầm hay virus phá hoại, bạn vẫn an toàn với bản sao lưu onsite. Nhưng nếu là cháy nổ, thiên tai, trộm cắp, kẻ xấu phá hoại, bạn chắc chắn gặp rắc rối to.
Hãy nhìn lại câu chuyện phá hoại nghiêm trọng trong đợt biểu tình phản đối giàn khoan Hải Dương 981 vào tháng 05/2014 tại Bình Dương, Đồng Nai, chúng tôi và nhiều tỉnh/thành khác. Nhiều doanh nghiệp hư hỏng dữ liệu nặng nề, thậm chí mất sạch dữ liệu khi cả server lẫn thiết bị sao lưu NAS, Tape đều bị đập phá, trộm cắp. Rõ ràng, khó có thể dự đoán được chuyện gì sẽ xảy ra. Thế nên, điều quan trọng là luôn sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Với hệ thống CNTT, sao lưu offsite chính là phương án mang đến sự sẵn sàng này.
Thực tế, doanh nghiệp bạn không cần phải có các Data Center cách xa nhau mới có thể sao lưu offsite. Với một ngân sách CNTT hạn hẹp, bạn vẫn có thể đảm bảo sao lưu offsite bằng 3 phương án sao lưu sau:
– Sao lưu bằng Tape – Sao lưu sang DR Site – Sử dụng dịch vụ Cloud Backup 1. Sao lưu bằng Tape
Với lịch sử hơn 50 năm, Tape đã quá cũ và đang dần được thay thế. Tuy nhiên, vẫn còn khá lâu để Tape kết thúc vai trò của mình. Tính linh hoạt và chi phí thấp giúp Tape vẫn được sử dụng ở nhiều doanh nghiệp. Điều quan trọng, bản thân Tape không đảm bảo tính chất offsite. Nên bạn cần tiến hành việc này một cách thủ công.
Ở nước ngoài, công tác lưu trữ Tape offsite có thể thuê ngoài một đơn vị cung cấp dịch vụ. Nhưng tại Việt Nam chưa có một nhà cung cấp như vậy. Do đó, đa phần người IT phải tự mình tiến hành thao tác lưu trữ offsite này. Cũng vì sự bất tiện, tốn nhiều thời gian như vậy nên thường công tác này rất ít được đảm bảo định kỳ.
Hiện tại, Tape đang dần được thay thế bởi nó mang nhiều điểm yếu khó khắc phục, không còn đáp ứng được yêu cầu sao lưu và phục hồi của doanh nghiệp (ngoại trừ các doanh nghiệp lớn cần sao lưu lượng dữ liệu hàng chục TB):
– Cài đặt, cấu hình, quản trị phức tạp
– Quá trình lưu trữ offsite phải tiến hành thủ công
– Khó khắc phục khi gặp lỗi thiết bị, lỗi phần mềm
– Phục hồi đòi hỏi nhiều thao tác, mất nhiều thời gian
– Khó tiến hành testing phục hồi định kỳ
– Phục thuộc lớn vào hỗ trợ của HĐH, phần mềm sao lưu
2. Sao lưu sang DR Site
Một lựa chọn khác cho những doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng, nhà máy cách xa trụ sở chính. Bạn có thể biến nơi này thành DR Site với hệ thống Backup Server hoàn chỉnh hoặc đơn giản chỉ trang bị một thiết bị NAS để lưu trữ dữ liệu sao lưu từ các server ở trụ sở chính.
Nếu công ty không có một địa điểm như vậy, bạn có thể thuê Data Center của nhà cung cấp dịch vụ để triển khai DR Site. Có thể thuê Colocation để đặt thiết bị hoặc thuê Dedicated Server để thiết lập Backup Server.
Tuy nhiên, phương án này lại gây nhiều phiền phức trong quản lý hệ thống sao lưu ở DR Site. Bởi cho dù có DR Site riêng hay thuê từ nhà cung cấp, bạn vẫn phải quản trị toàn bộ hệ thống sao lưu. Mà bạn hiểu rất rõ, rắc rối thường xảy ra nhất với sao lưu là vấn đề con người. Bởi đây là công tác nhàm chán nhất với người IT. Việc quản trị thường không được đảm bảo cho đến lúc…sự cố xảy ra.
Một số điểm yếu dễ thấy ở phương án này là:
– Đầu tư (hoặc thuê) hệ thống DR Site
– Cài đặt, thiết lập hệ thống sao lưu
– Theo dõi, quản lý sao lưu hàng ngày
3. Sử dụng dịch vụ Cloud Backup
Cũng như các dịch vụ Cloud Computing khác, Cloud Backup đang là xu hướng, là lựa chọn của doanh nghiệp lẫn người IT. Với đường truyền Internet ngày càng tốt hơn, giá thành dịch vụ ngày càng giảm, Cloud Backup được lựa chọn để thay thế Tape Backup, HDD Backup,… trong sao lưu offsite. Đặc biệt, Cloud Backup rất phù hợp với doanh nghiệp cần sao lưu lượng dữ liệu vài TB trở lại.
Với Cloud Backup, toàn bộ hệ thống sao lưu là trong suốt với doanh nghiệp bạn. Bởi nhà cung cấp sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm đầu tư, vận hành, quản trị hệ thống để đảm bảo chất lượng dịch vụ theo cam kết. Bạn chỉ việc sử dụng phần mềm với đầy đủ các tính năng tích hợp ứng dụng, sao lưu tự động, mã hóa dữ liệu,… Đặc biệt, Cloud Backup cực kỳ thuận tiện khi cần phục hồi.
Cụ thể, Cloud Backup khắc phục nhiều điểm yếu của các phương án sao lưu truyền thống, mang đến cho bạn những lợi ích sau:
– Lưu trữ offsite cách xa văn phòng công ty bạn
– Quá trình sao lưu hoàn toàn tự động
– Tích hợp sẵn hầu hết ứng dụng quan trọng
– Mã hóa giúp bảo mật dữ liệu tuyệt đối
– Môi trường Data Center tiêu chuẩn, thiết bị lưu trữ cao cấp
– Phục hồi nhanh chóng, thuận tiện
– Dễ dàng tiến hành testing phục hồi định kỳ
– Không cần đầu tư thiết bị, phần mềm
– Hầu như không phải quản lý, vận hành
Viettel IDC cung cấp dịch vụ sao lưu dữ liệu trực tuyến Cloud Backup với giải pháp từ nhà cung cấp hàng đầu thế giới, mang đến cho bạn giải pháp sao lưu dự phòng dữ liệu chuẩn quốc tế. Tìm hiểu về dịch vụ Cloud Backup và Backup Cloud Server tại: https://viettelidc.com.vn/ Hoặc gọi: 1800 8088 để được hỗ trợ. Về dịch vụ Sao lưu máy chủ ảo Backup Cloud Server:
– Giải pháp từ Veeam: Dẫn đầu trong lĩnh vực sao lưu dự phòng dữ liệu trên thế giới.
– Công nghệ Instance Recovery: Chạy trực tiếp bản sao lưu, rút ngắn thời gian khôi phục
– Công nghệ Agentless: Sao lưu không cần cài đặt phần mềm lên máy chủ
– Công nghệ Veeam Zip: Nén dữ liệu lên tới 50%, tiết kiệm không gian lưu trữ
– Quản trị tập trung: Sao lưu tất cả máy chủ thông qua giao diện web duy nhất
– Sao lưu toàn bộ máy chủ ảo theo lịch, không phân biệt hệ điều hành, ứng dụng, tập tin.
– Cho phép khôi phục theo Files, theo Database mà không cần khôi phục toàn bộ máy chủ.
– Mã hóa dữ liệu AES256 bit, đảm bảo an toàn thông tin.
– Cho phép tạo ra nhiều “điểm khôi phục” (restore points)
Các Phương Pháp Xét Nghiệm Kiểm Tra Chức Năng Phổi Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi thường được tiến hành với nhiều mục đích khác nhau. Tùy vào mục đích xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Xét nghiệm chức năng phổi viết tắt là PFT, là một loại xét nghiệm phổi. Các xét nghiệm này sẽ cho thấy phổi của bạn hoạt động tốt như thế nào. Cùng tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi phổ biến trong bài viết sau.
1. Tác dụng của xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi
Xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi có thể giúp chẩn đoán các căn bệnh về phổi, chẳng hạn như:
– Hen suyễn.
– Dị ứng.
– Viêm phế quản mãn tính,
– Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
– Mô phổi bị tổn thương hoặc bị sẹo.
– Các căn bệnh do hít phải sợi amiăng.
– Sarcoidosis – một căn bệnh do các tế bào viêm quanh các cơ quan gây ra.
– Ung thư phổi.
– Nhiễm trùng
– Đường thở dày, kéo dài hoặc mở rộng.
– Các mô liên kết dày hoặc cứng, còn gọi là xơ cứng bì.
– Các vấn đề của các cơ trong thành ngực.
2. Các phương pháp xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi
Xét nghiệm được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào mục đích chẩn đoán của các bác sĩ. Các phương pháp xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi phổ biến nhất gồm có:
2.1. Đo phế dung
Đây là một trong những xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi phổ biến nhất. Đo phế dung sẽ đo lượng không khí mà bạn hít vào và thở ra. Đồng thời, nó cũng có thể đo tốc độ làm rỗng không khí trong phổi của bạn.
Đo phế dung giúp chẩn đoán các vấn đề về hô hấp như hen suyễn và COPD. Nếu đang bạn dùng thuốc điều trị hen suyễn, phương pháp này sẽ giúp kiểm tra hiệu quả hoạt động của thuốc.
Trong quá trình đo, bạn sẽ được yêu cầu hít vào một lượng không khí nhiều nhất có thể. Sau đó, bạn phải nhanh chóng thổi ra càng nhiều không khí càng tốt thông qua một ống được kết nối với một máy gọi là phế dung kế. Bài xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi này sẽ giúp xác định 2 điều:
– Lượng không khí nhiều nhất bạn có thể thở ra sau khi hít sâu. Kết quả sẽ cho biết bạn có bị giảm khả năng thở bình thường hay không.
– Lượng không khí bạn có thể thở ra trong 1 giây. Kết quả sẽ giúp bác sĩ xác định vấn đề hô hấp của bạn đã nghiêm trọng đến mức nào.
2.2. Phế thân ký (Body Plethysmography)
Phế thân ký là phương pháp đo thể tích khí trong phổi khi bạn hít sâu. Đồng thời, phương pháp này cũng có tác dụng đo lượng không khí còn lại trong phổi sau khi thở ra hết mức. Phế thân ký thường được chỉ định vì nhiều lý do như:
– Xác định bệnh COPD hoặc hen suyễn đã ảnh hưởng đến phổi như thế nào. Từ kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với phương pháp điều trị.
– Xác nhận xem bệnh phổi có làm giảm lượng không gian trong phổi hay không.
– Kiểm tra đường thở có bị thu hẹp hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ yêu cầu các loại thuốc giãn phế quản để mở rộng đường thở.
– Góp phần để tiên lượng mức độ thành công nếu bạn cần phẫu thuật.
Phế thân ký chỉ mất khoảng 15 phút để tiến hành và không gây ra tình trạng đau đớn. Việc mà bạn cần làm là đeo một chiếc kẹp mũi và thở vào một thiết bị đặc biệt bằng miệng.
2.3. Kiểm tra khả năng khuếch tán phổi
Kiểm tra khả năng khuếch tán phổi sẽ đo lường mức độ oxy di chuyển từ phổi vào máu. Thử nghiệm này cũng được tiến hành tương tự như đo phế dung. Bạn sẽ được yêu cầu thở vào một chiếc ống gắn liền với máy đo. Bài xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi này thường được dùng để chẩn đoán các căn bệnh mạch máu giữa tim và phổi. Đồng thời, nó cũng giúp đánh giá mức độ nguy hiểm do bệnh khí phế thũng gây ra. Khí phế thũng được biết đến như một căn bệnh gây phá hủy túi khí.
2.4. Xét nghiệm thử thách phế quản
Bệnh nhân hen suyễn có thể bị khó thở nhiều tác nhân như bụi, thuốc lá và tập thể dục. Do đó, xét nghiệm thử thách phế quản sẽ được tiến hành để chẩn đoán bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, xét nghiệm này cũng được sử dụng để đo mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn.
Trong quá trình thử nghiệm, bạn sẽ được yêu cầu hít một loại thuốc làm cho đường thở bị hẹp. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành một bài kiểm tra phế dung trong nhiều lần. Bài kiểm tra này sẽ cho biết độ hẹp của đường thở trong cơn hen suyễn.
2.5. Kiểm tra sự gắng sức của tim và phổi
Xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi này có tác dụng đo sức mạnh của phổi và tim. Nó thường được chỉ định cho những người mắc bệnh tim hoặc có các vấn đề về phổi. Ngoài nguyên nhân bệnh lý, vấn đề về tim và phổi có thể xuất hiện trong quá trình vận động.
Bạn sẽ được yêu cầu đi bộ hoặc đạp xe trên các thiết bị tập thể dục chuyên dụng. Trong quá trình vận động, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của bạn. Đồng thời, để kiểm tra phổi, bạn sẽ thở vào một chiếc ống nối liền với thiết bị đo phổi.
2.6. Kiểm tra đo xung
Kiểm tra đo xung thường được dùng để đo lượng oxy trong máu. Bác sĩ sẽ cắt một đầu dò vào ngón tay, dái tai hoặc một phần khác của da của bạn. Mức oxy trong các tế bào hồng cầu sẽ được đo bằng một thiết bị ánh sáng.
2.7. Xét nghiệm khí máu động mạch
Xét nghiệm này sẽ đo mức khí oxy và carbon dioxide trong máu lấy từ một trong các động mạch. Thông thường, bạn phải đến bệnh viện hoặc văn phòng bác sĩ để làm xét nghiệm khí máu động mạch . Bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy máu, vị trí lấy máu có thể là từ cổ tay. Bạn có thể cảm thấy đau một chút, đặc biệt là khi kim đâm vào.
2.8. Thử nghiệm oxit nitric phân đoạn
Khi mắc một số loại hen suyễn, có thể bạn có thể có một lượng oxit nitric khá cao. Thử nghiệm oxit nitric phân đoạn sẽ giúp đo lượng khí oxit nitric khi thở ra. Đối với kiểm tra này, bạn sẽ được yêu cầu thở ra từ từ và đều đặn vào một chiếc ống được kết nối với thiết bị cầm tay.
3. Chuẩn bị cho các xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi
Trước khi tiến hành xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
– Vẫn dùng thuốc trước khi xét nghiệm, trừ khi bác sĩ yêu cầu tạm ngưng sử dụng thuốc.
– Không hút thuốc trước khi làm các xét nghiệm
– Không sử dụng ống hít tác dụng ngắn từ 6 đến 8 giờ trước khi làm xét nghiệm. Nếu đã sử dụng ông hít, bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc người làm xét nghiệm.
Xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi thường rất an toàn. Bạn có thể quay trở lại với các hoạt động bình thường sau khi làm xét nghiệm. Hầu hết các bài kiểm tra chỉ mất từ 15 đến 30 phút.
Các xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi rất quan trọng dù bạn không được chẩn đoán là có vấn đề về hô hấp trước đó. Trong trường hợp bị khó thở, bạn nên yêu cầu bác sĩ cho mình làm các kiểm tra về phổi.
Nguồn dịch :https://www.webmd.com/lung/types-of-lung-function-tests?fbclid=IwAR1ttrgPswnMkvY51qq_pBu27Dit2XZJx4Td1Y2yHcBOnR2xb9Mxfr3ZrIw#2
Các Phương Pháp Xét Nghiệm Tuyến Giáp Phổ Biến Hiện Nay
Các bệnh lý về tuyến giáp hầu hết đều lành tính, tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Hiện nay công nghệ khoa học phát triển đã có nhiều phương pháp xét nghiệm tuyến giáp được áp dụng với độ chính xác cao.
1. Tuyến giáp là gì?
là tuyến nội tiết có nhiều chức năng quan trọng, nằm ở trước cổ và tiếp giáp với vùng khí quản. Tuyến giáp tiết ra 2 hormone là T3 (trithyronine) và T4 (thyroxine), các hormone này đều có tác dụng trong các kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
Hình ảnh tuyến giáp ở cơ thể người
2. Khi nào cần xét nghiệm tuyến giáp?
Nếu vùng cổ của bạn gặp một số triệu chứng như sau thì nên đến các cơ sở y tế để được các bác sỹ tư vấn về tình trạng sức khỏe của bản thân:
– Khó chịu trong cổ, việc nuốt khó khăn.
– Giọng bị khàn trong thời gian dài.
– Ho dai dẳng không dứt.
Nếu cần thiết, bác sỹ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe.
Tần suất xét nghiệm tuyến giáp tốt nhất là 6 tháng/1 lần.
3. Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh lý về tuyến giáp
3.1. Bệnh suy giáp
– Nhịp tim và cung lượng tim giảm.
– Suy giảm chức năng thận.
– Có hiện tượng trầm cảm và ngủ nhiều.
– Huyết áp bất thường.
– Nhu động ruột giảm xuống.
3.2. Bệnh cường giáp
– Huyết áp tăng, mạch và tim đập nhanh.
– Tay run, ra nhiều mồ hôi.
– Ăn nhiều nhưng không tăng cân.
– Không chịu đựng được thời tiết nóng.
– Mắt lồi ra có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Mắt lồi ở bệnh cường giáp
4. Những phương pháp xét nghiệm tuyến giáp
4.1. Phương pháp siêu âm tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp là phương pháp đầu tiên được chỉ định để kiểm tra tuyến giáp. Dựa vào hình ảnh trực quan mà bác sĩ có thể quan sát được vị trí kích thước của các nhân tuyến giáp.
Siêu âm tuyến giáp là phương pháp đơn giản nhất có thể thực hiện được ở hầu hết các trung tâm ý tế có trang bị máy siêu âm.
Xét nghiệm máu để chẩn đoán và kiểm tra các chức năng tuyến giáp là một phương pháp được đánh giá cao bởi độ nhạy và tính chính xác. Các thông số cần xác định sau khi xét nghiệm là T3, T4, FT3, FT4, TSH (hormone kích thích tuyến giáp).
Dựa vào chỉ số hormone kích thích tuyến giáp mà ta có thể đánh giá được chức năng của tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không. Bệnh cường giáp và suy giáp được chẩn đoán thông qua xét nghiệm TSH này.
Hoặc ta có thể thực hiện xét nghiệm một số kháng thể như Anti TPO hoặc Anti TG để chẩn đoán các bệnh về tuyến giáp tự miễn.
Xét nghiệm tuyến giáp bằng xét nghiệm máu
4.3. Kiểm tra độ tập trung của iod
Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một lượng iod nhất định trước khi thực hiện kiểm tra
Nếu tuyến giáp có độ tập trung iod cao thì bạn đang bị bệnh cường giáp và ngược lại. Nguyên nhân là do tuyến giáp sản xuất ra nhiều hoặc ít các hormone tuyến giáp.
4.4. Xạ hình tuyến giáp
Bệnh nhân được sử dụng một liều lượng iod phóng xạ rất nhỏ (I131) để kiểm tra sự hấp thu của các tế bào tuyến giáp. Các iod phóng xạ này sau khi vào cơ thể sẽ bị bao vây bởi các tế bào tuyến giáp.
Tiến hành theo dõi các chất phóng xạ này để ghi lại những hình ảnh phục vụ cho công tác chẩn đoán. Nhờ vào đây để đưa ra nhận xét các cấu trúc bất thường về tuyến giáp và nhân giáp một cách trực quan.
4.5. Sinh thiết tuyến giáp
Thực hiện sinh thiết tuyến giáp khi nghi ngờ có khối u ác tính.
Đầu tiên gây tê vùng cổ rồi tiến hành chọc hút các tế bào tuyến giáp của bạn bằng kim nhỏ. Sau khi lấy một số tế bào và dịch nhân của tuyến giáp bác sĩ sẽ cho soi dưới kính hiển vi để phát hiện những điểm bất thường.
Đây là phương pháp dùng trong xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp, tuy nhiên phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân có kích thước khối u lớn hơn 1cm.
5. Ý nghĩa một số chỉ số xét nghiệm tuyến giáp
5.1. Chỉ số bình thường ở người khỏe mạnh
Ở người bình thường, các chỉ số TSH, T3, T4, FT3, FT4 đều trong ngưỡng tham chiếu, khi các chỉ số này nằm ngoài ngưỡng này sẽ được coi là bất thường.
Chỉ số T4 ở người bình thường
5.2. Chỉ số bất thường
– Nếu kết quả xét nghiệm TSH cao và FT4 thấp, kết quả này cảnh báo tình trạng suy giáp.
– TSH thấp và FT4 tăng: cường giáp.
– TSH tăng nhẹ và FT4 không thay đổi: cần kết hợp khám lâm sàng để chẩn đoán thêm.
Ngoài ra kết quả xét nghiệm còn phụ thuộc vào một số yếu tố như thời gian xét nghiệm khác nhau, điều kiện môi trường khác nhau, sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp,…
6. Thực hiện xét nghiệm tuyến giáp ở đâu?
Các bệnh về tuyến giáp hầu như lành tính tuy nhiên không chữa trị kịp thời thì nó gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Để kết quả xét nghiệm tuyến giáp chính xác, cần tìm đến trung tâm hoặc cơ sở y tế lớn có trang thiết bị hiện đại.
Với đội ngũ bác sĩ khám chữa bệnh đều là các chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm, cùng với đó là thiết bị vật tư phòng xét nghiệm được trang bị hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, MEDLATEC là địa chỉ tin tưởng của nhiều bệnh nhân muốn thực hiện các xét nghiệm tuyến giáp và nhiều loại xét nghiệm khác.
Thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp tại MEDLATEC
Hãy đến với Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC để được trải nghiệm quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp hiện đại và khoa học.
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Phương Pháp Dịch Thuật Phổ Biến Nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!