Xu Hướng 5/2023 # Một Số Nội Dung Cơ Bản Về Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Lành Mạnh, Thân Thiện; Phòng, Chống Bạo Lực Học Đường # Top 9 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Một Số Nội Dung Cơ Bản Về Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Lành Mạnh, Thân Thiện; Phòng, Chống Bạo Lực Học Đường # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Một Số Nội Dung Cơ Bản Về Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Lành Mạnh, Thân Thiện; Phòng, Chống Bạo Lực Học Đường được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Địa điểm đặt cơ sở giáo dục, lớp độc lập không vi phạm quy định tại khoản 13 Điều 6 của Luật trẻ em và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.

Cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục bảo đảm các yêu cầu sau: Có khuôn viên, cổng trường, biển tên trường, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện; Có sân chơi, bãi tập, khu để xe phù hợp và thân thiện với người học; Có khối phòng học, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với người học. Có khu nhà ăn, nhà nghỉ đối với các cơ sở giáo dục tổ chức bán trú, nội trú; Có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng.

Thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em của cơ sở giáo dục, lớp độc lập bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học; được sắp xếp và sử dụng an toàn, hợp lý, dễ tiếp cận.

1.2 Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy

Đối với cơ sở giáo dục: Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học; không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực, khiêu dâm; không trái với văn hóa, lịch sử Việt Nam; không có định kiến giới, phân biệt đối xử; Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại; Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và website đáp ứng yêu cầu dạy và học; được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nội dung an toàn, lành mạnh, phù hợp với độ tuổi người học.

Đối với lớp độc lập, tối thiểu phải đạt yêu cầu tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học; không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực, khiêu dâm; không trái với văn hóa, lịch sử Việt Nam; không có định kiến giới, phân biệt đối xử;

2. Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

Đối với cơ sở giáo dục: Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học; Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của người học; Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp người học; Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.

Đối với lớp độc lập, tối thiểu phải đạt yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.

3.2. Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường

Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể; Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Lành Mạnh Và Thân Thiện

GD&TĐ – Ngày 26/4, đã diễn ra Tọa đàm khoa học “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện, phòng chống bạo lực học đường (BLHĐ) ở các cơ sở giáo dục phổ thông”.

Nội dung thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do chúng tôi Nguyễn Thị Mỹ Trinh là chủ nhiệm. Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi Nguyễn Thị Mỹ Trinh đề xuất một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện, phòng chống BLHĐ ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

Cụ thể: Đối với học sinh. Giáo viên, cha, mẹ phải thay đổi quan hệ với người học, coi trọng việc gần gũi, tạo ra sự kết nối cảm xúc tích cực với các em, được các em tin cậy và chia sẻ.

Ngoài ra, các em cần được thực hành kỹ luật tích cực trong lớp học, trường học và gia đình để phòng ngừa sớm các hành vi bạo lực. Nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm đa dạng với HS làm trung tâm trong nói không với BLHĐ.

Cùng với đó, kết hợp với lồng ghép nội dung về giáo dục giá trị sống; kỹ năng sống vào chương trình, nội dung và các hoạt động giáo dục khác. Các trường nên có hòm thư hoặc kênh thông tin tin cậy để các em chia sẻ, thông báo về hành vi BLHĐ. Bố trí nhân lực để hỗ trợ tư vấn hiệu quả, nhanh chóng trong giải quyết các vấn đề khó khăn cho các em.

Môi trường giáo dục ảnh hưởng đến học tập của HS trong nhà trường (Deborah A. McIlrath and William G. Huitt, 1995)

Đối với giáo viên chủ nhiệm, PGS Nguyễn Thị Mỹ Trinh đề xuất, cần tăng cường nhận thức, có thái độ đúng đắn, tôn trọng và ghi nhận đối với giáo viên phổ thông và giáo viên chủ nhiệm công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường học.

Ngoài ra, cần lựa chọn nhà giáo dục có uy tín, có kinh nghiệm vào vị trí giáo viên chủ nhiệm. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng làm công tác chủ nhiệm trong bối cảnh mới; Hướng dẫn giáo viên thực hành kết nối cảm xúc tích cực với HS và Cha, mẹ HS, cũng như thực hiện kỷ luật tích cực trong lớp học.

Mặt khác, điều chinh quy định pháp lý về nhiệm vụ giao GVCN sao cho giảm việc hành chính, họp hành, làm hồ sơ, sổ sách…để họ có nhiều thời gian gần gũi, giám sát, hỗ trợ HS; chế độ đãi ngộ tạo động lực cho họ; có quy định khen thưởng, xử phạt phù hợp.

Cần xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp, phản ứng nhanh và hiệu quả. Đặc biệt giữa Bộ GD&ĐT với UBND các tỉnh/thành phố và các Bộ, Ban, Ngành ở trung ương, giữa các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, giữa các Sở, Ban, Ngành ở địa phương; Đặc biệt là các ngành công an, phụ nữ, Bảo vệ trẻ em và cộng đồng với giáo dục.

Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Thực Hiện Hiệu Quả Chuyên Đề “Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Lành Mạnh, Thân Thiện

Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hiệu quả chuyên đề “Xây dựng môi trường Giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện” ở trường mầm non Yên Lãng – huyện Đại Từ năm học 2018 – 2019.

Thực trạng việc chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện” cho trẻ tại trường Mầm non Yên Lãng.

Từ kết quả đánh giá thực trạng bản thân tôi đã thấy được những việc đã làm được và chưa làm được của việc xây dựng, sắp xếp và sử dụng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường, bên cạnh đó việc tham mưu về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học và công tác chuyên môn chưa cao, dẫn đến những hạn chế của việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện như đã nói trên đạt hiệu quả chưa cao.

Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện tại trường Mầm non Yên Lãng huyện Đại Từ, năm học 2018 – 2019.

Biện pháp 1: Xây dựng chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện” ở trường mầm non Yên Lãng huyện Đại Từ

Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học của phòng Giáo dục huyện Đại Từ về việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện” và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường bản thân tôi đã nghiên cứu một cách cụ thể các nội dung để thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ, của giáo viên, sát với đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương.

Cập nhật và triển khai các văn bản của cấp trên về chuyên đề “Xây dựng môi trườn an toàn, lành mạnh, thân thiện” kịp thời tới 100% CBGV trong nhà trường và phụ huynh.

Sau khi áp dụng một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề xây dựng môi trường giáo an toàn, lành mạnh, thân thiện tại trường mầm non Yên Lãng tôi nhận thấy nhờ có biện pháp quản lý,

Phụ huynh rất phấn khởi vì thấy con em mình được học tập và tham gia các hoạt động trong một môi trường xanh -sạch- đẹp -an toàn.

Đội ngũ CBQL, GV có sự thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư mua sắm, tu sửa đảm bảo an toàn, phù hợp.

Sáng kiến này lần đầu tiên được áp dụng thực hiện ở trường mầm non Yên Lãng – huyện Đại Từ được tôi đưa ra các biện pháp cụ thể chỉ đạo thực hiện hiệu quả chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện”

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục Lành Mạnh

Vấn nạn bạo lực và tệ nạn ở học đường đã và đang cướp đi quyền được học tập, vui chơi, được yêu thương, tôn trọng và sẻ chia của một bộ phận học sinh trong các cơ sở giáo dục; có nguy cơ bào mòn niềm tin cuộc sống, làm lung lay nhân cách của các em. Có thể nói, một trong những nguyên nhân của vấn nạn trên xuất phát từ những hạn chế, thiếu sót trong việc xây dựng môi trường giáo dục, do đó chưa đủ sức lan tỏa và chưa thật sự tác động đến trái tim của mỗi người học. Đây cũng chính là nỗi niềm trăn trở day dứt khôn nguôi của các nhà giáo dục tâm huyết cùng các bậc phụ huynh.

Môi trường giáo dục chứa đựng tất cả điều kiện vật chất và tinh thần ảnh hưởng đến mọi hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện, vui chơi và phát triển nhân cách của các em học sinh. Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường mà người học được bảo vệ, tôn trọng, đối xử công bằng, dân chủ và nhân ái, được tạo điều kiện phát triển phẩm chất và năng lực, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần, không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; trong đó mọi đối tượng từ người học, cán bộ quản lý, đến giáo viên, nhân viên đều có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, đoàn kết, hỗ trợ nhau. Các yếu tố vật chất bao gồm cơ sở vật chất trường học, không gian lớp học, cách trang trí, sắp xếp phòng học, cảnh quan nhà trường, sân chơi, bãi tập, bàn ghế, đồ dùng học tập, trang thiết bị, phương tiện vật chất – kỹ thuật trong nhà trường… Môi trường tinh thần thể hiện thông qua các mối quan hệ trong lớp học, nhà trường, mối quan hệ tương tác hai chiều giữa cán bộ quản lý với các thành viên trong trường, giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giáo viên với giáo viên.

TS VŨ THỊ THU HUYỀN

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Nội Dung Cơ Bản Về Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Lành Mạnh, Thân Thiện; Phòng, Chống Bạo Lực Học Đường trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!