Bạn đang xem bài viết Một Số Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Ngành Điện Việt Nam — Website Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Miền Trung được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một số giải pháp phát triển bền vững ngành Điện Việt Nam
Để đảm bảo phát triển ngành Điện lực Việt Nam bền vững trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, cần tập trung nỗ lực vào việc tăng cường khai thác tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kiên định theo đuổi kịch bản tăng trưởng phát thải ít carbon và thúc đẩy đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, mặt trời và sinh khối.
8 đề xuất hoàn thiện Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VII
TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN – Hội đồng Khoa học VEA
Phát triển điện lực nói riêng và phát triển năng lượng nói chung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Vì vậy, để đảm bảo phát triển điện lực bền vững cần nghiên cứu triển khai các giải pháp chủ yếu sau:
Khai thác tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Có thể nói đây là giải pháp hữu hiệu nhất mà nhiều nước trên thế giới áp dụng, nhằm giảm nhu cầu điện năng để từ đó giảm chi phí đầu tư vào phát triển nguồn lưới cung cấp điện, giảm tác động xấu đến môi trường sinh thái (giảm phát thải ô nhiễm, chiếm dụng đất đai…) và giảm giá thành điện năng…
Theo nghiên cứu, đánh giá của một số chuyên gia năng lượng trong nước và quốc tế, giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả có thể giảm nhu cầu điện năng của cả nước khoảng 11-12% vào năm 2030.
Ví dụ: giả sử, tổng sản lượng điện yêu cầu của toàn quốc năm 2030 bình thường được dự báo khoảng 500 tỷ kWh, thì khi có tính đến khả năng thực khai thác tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản lượng điện có thể giảm được là khoảng 55-60 tỷ kWh (nghĩa là nhu cầu tổng sản lượng phát điện năm 2030 chỉ còn là 440 – 445 tỷ kWh), tương ứng giảm yêu cầu bổ xung công suất nguồn phát điện khoảng 9 đến 10 ngàn MW trong giai đoạn 2016-2030, kèm theo một khối lượng đáng kể lưới điện truyền tải và phân phối từ nguồn đến phụ tải điện. Tổng chi phí vốn đầu tư tiết kiệm được theo giải pháp ước tính tới vài trục tỷ USD.
Theo đuổi kịch bản phát triển năng lượng phát thải ít carbon
Khí carbon dioxyt (CO2) phát thải từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than trong năng lượng và dầu mỏ trong giao thông vận tải) được coi là tác nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Vì vậy, hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới trong chiến lược phát triển của mình đều hết sức quan tâm đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu và theo đuổi các kịch bản tăng trưởng phát thải ít carbon. Đối với nước ta, hiện tại và trong tương lai, lượng phát thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than chiếm tỷ trọng rất lớn, tiêu thụ than có thể lên đến trên dưới 100 triệu tấn vào năm 2030, trong khi đó lượng than khai thác trong nước có khả năng cung cấp cho sản xuất điện dự báo chỉ có thể hạn chế khoảng 40 triệu tấn/năm, khoảng 2/3 lượng than còn lại sẽ là than nhập.
Để đáp ứng yêu cầu giảm phát thải khí CO2, cần phải nghiên cứu xem xét giảm tỷ trọng cac nhà máy nhiệt điện than trong cơ cấu phát triển nguồn điện mà thay thế bằng các nguồn không/ít phát thải carbon như: tăng cường tỷ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạo và nhập khẩu; xây dựng các nhà máy điện nguyên tử và các nhà máy điện sử dụng khí hóa lỏng…
Việc giảm tỷ trọng nguồn nhiệt điện than còn có ý nghĩa hết sức quan trọng, là giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn than nhập khẩu, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Tăng cường phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo
Như trên đã nêu, giải pháp hữu hiệu và chủ động nhất để bù đắp lượng nhiệt điện than suy giảm trong cơ cấu phát triển nguồn điện theo kịch bản tăng trưởng phát thải ít carbon là tăng cường phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, mà chủ yếu là thủy điện nhỏ, sinh khối, gió và mặt trời. Thời gian qua, trong các loại nguồn này, ngoài nguồn thủy điện nhỏ đã có truyền thống phát triển từ lâu và đang được tiếp tục duy trì tại các tỉnh miền núi, các loại nguồn khác vẫn chưa được quan tâm đúng mức về các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và ưu đãi trợ giá bán điện. Tuy nhiên, từ nay trở đi việc đầu tư phát triển các dự án điện từ năng lượng tái tạo sẽ có được các điều kiện thuận lợi, vì các lý do cơ bản sau:
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định “Phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó đã nêu lên định hướng phát triển các dự án điện sinh khối, gió và mặt trời đến gần 90 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng sản lượng phát điện vào năm 2030. Chiến lược cũng đề xuất các cơ chế chính sách về ưu tiên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, về xây dựng giá bán điện, đảm bảo thu hồi chi phí đầu tư và lợi nhuận hợp lý đối các dự án năng lượng tái tạo nối lưới.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia năng lượng quốc tế, chi phí đầu tư các dự án điện từ năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và mặt trời có xu hướng ngày càng giảm mạnh, dẫn tới giá thành điện năng các dự án gió, mặt trời hoàn toàn có thể cạnh tranh được tại một số thị trường, ngay cả khi không có trợ giá và không chỉ vì có nguồn tài nguyên tốt. Theo khảo sát đánh giá của chuyên gia Ngân hàng Thế giới – Ts. Pierre Audinet trong báo cáo “Khảo sát con đường phát triển phát thải ít carbon cho Việt Nam” tại Hội nghị “Định hình tương lai phát triển bền vững điện lực Việt Nam”, Đà Nẵng, tháng 11/2015, hiện tại điện mặt trời trên mái nhà rẻ hơn giá điện bán lẻ tại ít nhất 11 quốc gia, điện gió cũng cạnh tranh được với điện than tại các nước: Australia, Chile, Mexico, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại một số nước hoặc khu vực có điện gió, mặt trời, giá cụ thể như sau: Ai Cập, giá điện gió 4cent/kWh; Ấn Độ, tại một số khu vực giá điện gió ở mức 6-10 cent/kWh, so với điện than là 5-8 cent/kWh; Brazil, điện gió 4,5 cent/kWh, rẻ hơn bất kỳ nguồn năng lượng nào khác; Hoa Kỳ, điện gió ở mức 5-8 cent/kWh, rẻ hơn nhiệt điện than mới; Nam Phi, điện gió 7 cent/kWh, rẻ hơn 30% so với nhiệt điện than mới; Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), điện mặt trời 5,6 cent/kWh.
Kết luận
Để đảm bảo phát triển ngành Điện lực Việt Nam bền vững trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, cần tập trung nỗ lực vào việc tăng cường khai thác tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; kiên định theo đuổi kịch bản tăng trưởng phát thải ít carbon trong Quy hoạch phát trển Điện lực với quy định bắt buộc áp dụng công nghệ than sạch (công nghệ lò hơi siêu tới hạn) đối với các dự án nhiệt điện than mới và thúc đẩy đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, mặt trời và sinh khối.
Huy P1 ST- NangluongVietnam Online
Thông Tin Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Sáng Tạo Phát Triển Bền Vững
Thông tin chung
Địa chỉ thông tin liên hệ
Địa Chỉ:Nhà số 6 dãy B9, Tổ 7, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Tình trạng hoạt động – nơi đăng ký thuế
Tình trạng hoạt động:Người nộp thuế đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Nơi đăng ký quản lý:Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy
Ngày cấp giấy phép:08-01-2018
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh:
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
Xây dựng công trình công ích
Phá dỡ khác
Chuẩn bị mặt bằng khác
Lắp đặt hệ thống điện khác
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác khác
Hoàn thiện công trình xây dựng chưa được phân vào đâu
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác chưa được phân vào đâu
Đại lý, môi giới, đấu giá
Bán buôn đồ dùng cho gia đình
Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh chưa được phân vào đâu
Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng khác
Dịch vụ ăn uống khác khác
Dịch vụ phục vụ đồ uống
Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm chưa được phân vào đâu
Cung ứng lao động tạm thời chưa được phân vào đâu
Cung ứng và quản lý nguồn lao động
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu khác
Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông
Đào tạo trung cấp
Đào tạo đại học khác
Đào tạo thạc sỹ khác
Giáo dục thể thao và giải trí khác
Giáo dục văn hoá nghệ thuật khác
Giáo dục khác chưa được phân vào đâu khác
Dịch vụ hỗ trợ giáo dục chưa được phân vào đâu
Lưu ý:Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP SÁNG TẠO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG tại địa chỉ Nhà số 6 dãy B9, Tổ 7, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội hoặc Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy để có thông tin chính xác nhất.
Bàn Giải Pháp Để Phát Triển Bền Vững Ngành Hàng Không Việt Nam
Toàn cảnh Hội thảo “Vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam” (ngày 26/11/2020).
Hội thảo có sự tham dự của ông Lê Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; ông Phạm Việt Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp ngành hàng không: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Tổng Công ty Quản lý bay.
Mở đầu hội thảo, ông Phạm Việt Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam cho biết, trong những năm qua, ngành Hàng không Việt Nam đã duy trì sự phát triển ổn định, tăng trưởng với tốc độ cao.
Theo số liệu thống kê, từ năm 1995 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Hàng không Việt Nam luôn ở mức cao. Trong đó, luân chuyển hành khách tăng bình quân 13%/năm và luân chuyển hàng hóa tăng bình quân 12%/năm. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
Thống kê cho thấy, đến hết tháng 10/2020, số chuyến bay thương mại của Việt Nam chỉ bằng 66% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu tính riêng từ tháng 4 đến hết tháng 10/2020, số các chuyến bay thương mại ở Việt Nam chỉ bằng 52% so với cùng kỳ năm 2019. Ở những tháng dịch bệnh bùng phát, tỷ lệ này chỉ bằng 13% vào tháng 4/2020 hoặc 28% vào tháng 9/2020.
Nêu bật tầm quan trọng của ngành Hàng không trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa, tại hội thảo, ông Lê Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tỷ trọng luân chuyển hàng hóa qua đường hàng không đã chiếm tới 31,44% tổng luân chuyển hành khách của 5 phương thức vận tải tại Việt Nam. Năng lực điều hành bay cũng không ngừng được nâng cao, năm 2019, Tổng công ty Quản lý bay đã điều hành hơn 900.000 chuyến bay… Những chỉ số trên cho thấy, nỗ lực không ngừng của cán bộ, nhân viên ngành Hàng không Việt Nam.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động vận tải hàng không trong nhiều chịu tác động bởi chính sách “giãn cách xã hội”, “khoanh vùng dập dịch” nên dừng vận chuyển hành khách. Trong hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp hàng không, các tổ chức kinh tế – xã hội trong ngành Hàng không Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để vượt qua những khó khăn, tác động tiêu cực của dịch bệnh.
Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết, thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục nghiên cứu tham mưu với Chính phủ ban hành những chính sách để giúp ngành Hàng không sớm phục hồi. Tuy nhiên, dự báo, sắp tới ngành Hàng không vẫn đứng trước khó khăn to lớn, khi dịch bệnh trên thế giới vẫn chưa được kiểm soát kéo theo hoạt động vận tải hàng không quốc tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, các doanh nghiệp và các nhà quản lý cần phối hợp để cùng bàn thảo đưa ra những giải pháp thích hợp.
Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp hàng không về tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động vận chuyển hành khách, ông Nguyễn Tiến Hoàng – Phó Trưởng Ban Kế hoạch phát triển, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) chia sẻ, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng hàng không, trong đó có Vietnam Airlines.
Dẫn chứng cụ thể hơn, ông Hoàng thông tin, tác động của Covid-19 đến Vietnam Airlines là vô cùng lớn, theo đó 9 tháng năm 2020, doanh thu của Vietnam Airlines giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2019; thâm hụt dòng tiền khoảng hơn 7.358 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm 2020, doanh thu của Vietnam Airlines giảm hơn một nửa so với năm 2019, số lỗ hợp nhất vào khoảng từ 14.000 -15.000 tỷ đồng, dòng tiền thâm hụt khoảng 15.000 tỷ đồng.
Còn theo bà Hồ Ngọc Yến Phương – Phó Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet Air, trước đại dịch Covid-19, hàng năm, tăng trưởng của Vietjet Air đã đạt bình quân trên 30% đến năm 2019. Tích lũy Vietjet Air đã phục vụ 100 triệu hành khách, đóng góp thuế, phí, lệ phí tích lũy xấp xỉ 9.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã làm dòng tiền của hãng giảm sụt. Do đó, để tăng cường nguồn lực tài chính cho hàng không, Vietjet đã chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tích luỹ trong nhiều năm.
Cùng với đó, hãng hàng không này đã triển khai các giải pháp như: Mở rộng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa, phát triển các dịch vụ phụ trợ, tự phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Nội Bài… Tuy nhiên, với tình hình khó khăn hiện nay, ước tính Vietjet Air thiếu hụt 7.000 – 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
Trước khó khăn trên, bà Hồ Ngọc Yến Phương đề xuất các cơ quan chức năng giảm và kéo dài thời gian ưu đãi thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm phí, lệ phí và các chi phí dịch vụ cảng hàng không…
Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan chức năng cũng như chuyên gia và đại diện DN đều cùng quan điểm cần đưa ra những giải pháp mang tính dài hơn để giúp ngành hàng không Việt Nam vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Thống kê cho thấy, đến hết tháng 10/2020, số chuyến bay thương mại của Việt Nam chỉ bằng 66% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu tính riêng từ tháng 4 đến hết tháng 10/2020, số các chuyến bay thương mại ở Việt Nam chỉ bằng 52% so với cùng kỳ năm 2019. Ở những tháng dịch bệnh bùng phát tỷ lệ này chỉ bằng 13% vào tháng 4/2020 hoặc 28% vào tháng 9/2020.
Một Số Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Ngành Nông Nghiệp Tỉnh Nghệ An
Tuy vậy, việc phát triển còn nhiều hạn chế như: sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo ra được các chùm và chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Để nông nghiệp tỉnh Nghệ An phát triển hiệu quả, bền vững và cạnh tranh cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức (do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế…), nhưng sản xuất nông nghiệp của Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng đạt và duy trì ở mức khá, cơ cấu kinh tế nội ngành được chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2017, GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Nghệ An tăng 2,9%, giá trị sản xuất tăng 3,16% so với năm 2016. 6 tháng đầu năm 2018, nông, lâm nghiệp, thủy sản của Tỉnh tăng 4,84% so với cùng kỳ năm 2017.
Sản xuất nông nghiệp chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu; phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp, gắn với chế biến và ứng dụng công nghệ cao.
Tỉnh đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu như: Vùng nguyên liệu chè khoảng 8.000 ha ở các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông; vùng cao su ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thái Hòa, Quỳ Hợp, Anh Sơn… với diện tích trên 9.900 ha; vùng mía nguyên liệu 26.000 ha ở các huyện: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, thị xã Thái Hòa…; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gần 2.000 ha ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, TP. Vinh…
Đồng thời, Tỉnh đã hình thành và phát triển được một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Vùng trồng rau, hoa ở Nghĩa Đàn, chăn nuôi bò sữa của Công ty CP thực phẩm sữa TH Truemilk,… Một số cánh đồng mẫu lớn đã được xây dựng trong sản xuất lúa, ngô, lạc, chè, mía… đạt hiệu quả kinh tế cao, năng suất, chất lượng tốt; nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả đã thành công, tăng thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào vùng cao như: Trồng chè Tuyết Shan ở Kỳ Sơn, chanh leo ở Quế Phong, Cam ở Quỳ Hợp…
Phong trào nuôi thủy sản nước ngọt phát triển rộng khắp, nhất là nuôi cá tôm xen lúa, 2 vụ lúa 1 vụ cá, nuôi các loại cá đặc sản như cá chình, cá rô đầu vuông, cá lóc đen… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chế biến thủy sản phục vụ nội địa và xuất khẩu tiếp tục phát triển khá, hàng năm cung ứng cho thị trường gần 20 triệu lít nước mắm các loại, trên 15.000 tấn bột cá, 3.000 tấn mắm các loại; chế biến xuất khẩu đạt 26.000 tấn.
Kinh tế hợp tác (HTX và Tổ hợp tác) trên địa bàn có bước phát triển. Tính đến ngày 30/06/2018, toàn tỉnh Nghệ An có 466 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp; 450/2850 tổ hợp tác thực tế có hoạt động; thu hút hơn 68% số hộ dân nông thôn tham gia vào các HTX, tổ hợp tác, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Toàn Tỉnh có 230 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Tỉnh Nghệ An cũng chú trọng xuất khẩu nông lâm sản: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có bước tăng trưởng đáng kể, năm 2017 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh đạt 636 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục được duy trì và mở rộng: Năm 2017, các doanh nghiệp Nghệ An đã xuất khẩu hàng hoá sang thị trường trên 70 nước và khu vực. Trong đó với mặt hàng nông lâm sản, các thị trường truyền thống vẫn khá ổn định.
Mặc dù nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả, nhưng về cơ bản nông nghiệp, nông thôn vẫn còn những tồn tại, hạn chế:
Thứ nhất, nông nghiệp tuy tăng trưởng khá, nhưng thiếu bền vững, chưa khai thác và phát huy tốt tiềm năng, lợi thể của Tỉnh; cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chung (chiếm tỷ trọng 52%). Kết cấu kinh tế nông thôn vẫn chủ yếu là thuần nông (sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80%).
Các hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, chưa đủ sức thu hút tạo việc làm để thúc đẩy chuyển dịch lao động thực hiện phân công lại lao động nông thôn. Bên cạnh đó, chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn gắn sản xuất với chế biến và ứng dụng công nghệ cao tạo ra được các chuỗi sản phẩm và giá trị lớn …
Quy mô hàng hoá nông sản xuất khẩu còn nhỏ bé; kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu người đạt thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Nghệ An chưa có mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, chưa tạo ra được chùm hoặc các chuỗi nông sản có gia trị gia tăng cao.
Thứ hai, quan hệ sản xuất chậm đổi mới, các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả chưa cao. Kinh tế hợp tác phát triển rất chậm, chưa đóng vai trò mong đợi trong hỗ trợ hoạt động sản xuất của nông hộ và vai trò liên kết trong tổ chức sản xuất của hộ với các chuỗi sản phẩm và giá trị nông sản, sản xuất với các doanh nghiệp và chế biến…Quy mô của các HTX nông nghiệp, tổ hợp tác còn nhỏ; trình độ, năng lực quản lý của nhiều cán bộ HTX còn yếu; chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhiều HTX, tổ hợp tác thấp; chưa bảo đảm các nguyên tắc của Luật HTX.
Kinh tế trang trại tuy tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm một tỷ lệ thấp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn. Các hình thức liên kết trong sản xuất tính hiệu quả chưa cao và còn nhiều hạn chế. Mối liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học đặc biệt là giữa doanh nghiệp với nông dân, nông nghiệp, nông thôn chưa chặt chẽ, thiếu ổn định và kém hiệu quả.
Một số giải pháp để nông nghiệp Nghệ An phát triển bền vững
Thứ ba, nông thôn chưa có nhiều chuyển biến rõ nét, đời sống của một bộ phận nông dân chậm được cải thiện. Mặc dù tỷ lệ người nghèo giảm nhanh và đáng kể trong thời gian qua nhưng nhìn chung vẫn còn tỷ lệ cao (năm 2017 còn 15,5 %) và thiếu bền vững, dễ tái nghèo, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới cần chú trọng triển khai các giải pháp sau:
Một là, nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Ứng dụng quy trình cơ giới hoá đồng bộ (từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến); quy trình thâm canh lúa, ngô, lạc từ giống, đầu tư thâm canh; ứng dụng công nghệ cao vào phát triển các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm có lợi thế của tỉnh, mở rộng diện tích cao su, chè gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến; mía nguyên liệu; sản xuất chế biến an toàn theo chuỗi giá trị, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); triển khai các mô hình tưới tiết kiệm, tưới cho cây công nghiệp nếu có điều kiện.
Phát triển các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp, từng bước mở rộng chăn nuôi bò hộ gia đình theo mô hình liên kết với các doanh nghiệp thu mua chế biến sữa. Ứng dụng công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi, kiểm soát và chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường,…
Tập trung hướng dẫn, khuyến khích mở rộng diện tích rừng sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FSC), phát triển dược liệu gắn với bảo vệ rừng bền vững.
Hai là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực và chất lượng chế biến nông lâm thủy sản.
Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại. Gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm có lợi thế của Tỉnh như: cao su, chè, mía, lạc, lúa gạo; các sản phẩm chăn nuôi, chăn nuôi bò sữa; thủy sản, lâm nghiệp, dược liệu.
Ba là, tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong các vùng sản xuất nguyên liệu chế biến theo chuỗi sản sản phẩm và chuỗi giá trị, trên cơ sở phát triển liên kết, liên doanh với vai trò doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt theo hướng hình thành và phát triển các chuỗi giá trị gia tăng cao và bền vững.
Liên kết gắn các hộ sản xuất trong vùng với các doanh nghiệp theo chuỗi sản phẩm nông – công nghiệp với các mô hình liên kết đầu tư sản xuất – thu mua – chế biến – tiêu thụ thực hiện phương châm cùng chia sẻ trách nhiệm, rủi ro và lợi ích; các hình thức sản xuất theo hợp đồng đối với các hộ nông dân với các doanh nghiệp.
Bốn là, đổi mới phát triển kinh tế hợp tác và HTX. Khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác trên cơ sở liên kết, liên minh giữa các hộ, các trang trại bằng nhiều hình thức, nhiều cấp độ để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; tăng cường sự liên kết, tham gia của các tổ chức xã hội (Hội nông dân, hiệp hội ngành hàng…). Thực hiện chuyển đổi HTX theo luật mới, phát triển loại hình HTX làm dịch vụ sản xuất; làm tốt dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông dân; tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, dịch vụ về thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, thú y… hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để cung ứng vật tư và thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Năm là, khuyến khích các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp phát triển. Phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hoạt động sản xuất gắn với cung ứng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ cung cấp dịch vụ đầu vào đến chế biến và phát triển thị trường, hỗ trợ tín dụng nội bộ cho các thành viên.
Khuyến khích kinh tế tư nhân trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Đây là lực lượng quan trọng có khả năng tạo nhiều việc làm, thu hút lao động, tăng năng lực chế biến, tiêu thụ nông sản, dịch vụ kỹ thuật… cho phát triển kinh tế – xã hội.
Sáu là, quan tâm đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông trong các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, vận chuyển nguyên liệu về các nhà máy chế biến. Phát triển hệ thống thủy lợi tưới tiêu chủ động cho vùng màu; Khuyến khích tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung nếu có điều kiện. Tiếp tục xây dựng hệ thống vườn ươm sản xuất cây giống, con giống, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng các loài cây, con.
Bảy là, nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành, gắn với đào tạo cán bộ chuyên môn như: khuyến nông, bảo vệ thực vật… để có thể tiếp cận và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Hàng năm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho người nông dân theo từng vùng, từng địa bàn, từng lĩnh vực sản xuất thông qua chương trình khuyến nông, khuyến lâm, tập huấn; trang bị cho người dân kiến thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và đào tạo kỹ thuật.
Tám là, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu hàng nông sản của Nghệ An, thông qua các kênh thông tin, triển lãm, các hội chợ, đặc biệt chú trọng ở các thị trường có thị phần lớn hiện nay là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản…. có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu Nghệ An thực hiện xúc tiến thương mại. Kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức sản xuất, thu mua và tiêu thụ nguyên liệu có hiệu quả.
Cục Thống kê Nghệ An (2010-2017), Niên giám thống kê từ năm 2010 đến năm 2017;
UBND tỉnh Nghệ An (2018), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An năm 2017 và định hướng năm 2018;
UBND tỉnh Nghệ An (2018), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An 6 tháng đầu năm 2018 và phương hướng 6 tháng cuối năm 2018;
UBND tỉnh Nghệ An (2018), Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND, ban hành quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Ngành Điện Việt Nam — Website Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Miền Trung trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!