Bạn đang xem bài viết Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Triển Khai Các Hoạt Động Giới Thiệu, Quảng Bá Hình Ảnh Của Đất Nước Và Con Người Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam
Những năm qua, công tác quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa nghệ thuật của Việt Nam diễn ra trong và ngoài nước đã góp phần tăng cường sự hiểu biết và tình cảm yêu mến của nhân dân thế giới đối với Việt Nam, qua đó thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị và thúc đẩy sự hợp tác trên các lĩnh vực khác như chính trị – kinh tế – giáo dục – du lịch, khẳng định uy tín, nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới còn chưa thật đầy đủ, nguyên nhân chủ yếu là do sự hạn chế của các phương tiện truyền tải các sản phẩm văn hóa của Việt Nam chưa nhiều, còn nghèo nàn về nội dung, đơn điệu về hình thức, chưa linh hoạt áp dụng những phương pháp, hình thức quảng bá theo chuẩn thị hiếu và nhu cầu của quốc tế.
Để nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, trong thời gian tới chúng ta cần phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua các hoạt động văn hóa – nghệ thuật và truyền thống phù hợp với từng địa bàn. Ví dụ như Ngày Văn hóa, Tuần Văn hóa Việt Nam, các Lễ hội Văn hóa – Du lịch…
Hai là, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, xây dựng biểu tượng văn hóa quốc gia và một số thương hiệu sản phẩm văn hóa quốc gia.
Ba là, tiến hành xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, xây dựng thị phần cho công nghiệp văn hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bốn là, thành lập một số trung tâm văn hóa ở một số địa bàn trọng điểm trên thế giới và xây dựng trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
Năm là, thiết lập đội ngũ tham tán văn hóa, tùy viên văn hóa tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và hệ thống trung tâm văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.
Sáu là, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận thông tin và sản phẩm văn hóa từ trong nước. Có các chính sách nhằm gắn kết cộng đồng, phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác văn hóa đối ngoại. Hợp tác với các nước để đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn hóa, nghệ thuật; đào tạo cán bộ chuyên môn trình độ cao.
Bảy là, xây dựng và phát triển một số liên hoan nghệ thuật quốc tế có thương hiệu tại Việt Nam, tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận với các nền văn hóa nghệ thuật đa dạng của thế giới; khẳng định năng lực tổ chức các sự kiện quốc tế của Việt Nam nhằm nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.
Tám là, tạo điều kiện thuận lợi để các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan văn hóa, du lịch nước ngoài giới thiệu đất nước, con người, văn hóa, du lịch tại Việt Nam. Phối hợp triển khai các Tuần văn hóa, những sự kiện văn hóa lớn của các nước tại Việt Nam.
Chín là, thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho phát triển văn hóa nghệ thuật, góp phần thực hiện chính sách xã hội hóa. Tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại theo hình thức xã hội hóa với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Mười là, tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân đặc biệt là giao lưu khu vực biên giới.
Việc triển khai các hoạt động đối ngoại quy mô quốc gia về văn hóa – thể thao – du lịch luôn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam; nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.
(Theo tài liệu Công tác thông tin đối ngoại, những điều cần biết – Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương)
Thanh Giang
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Phòng Ngừa Tội Phạm Xâm Hại Trẻ Em Ở Việt Nam Hiện Nay
Về tình hình tội phạm xâm hại trẻ em, theo báo cáo tổng kết của Cục CSHS – Bộ Công an, từ năm 2008 đến 2017, trên phạm vi cả nước, các lực lượng chức năng đã phát hiện tổng số 12.885 vụ vi phạm, số vụ phạm tội xâm hại trẻ em với 14.557 đối tượng phạm tội, trong đó chủ yếu là nhóm các hành vi xâm hại tình dục trẻ em.Năm 2008 tổng số vụ phạm tội xâm hại trẻ em là 983 vụ, năm 2009 tổng số vụ xâm hại trẻ em là 969, giảm 14 vụ; năm 2010 tổng số vụ xâm hại trẻ em là 934, giảm 35 vụ; năm 2011 tổng số vụ xâm hại trẻ em là 1003, tăng 69 vụ; năm 2012 tổng số vụ xâm hại trẻ em là 1809 vụ, tăng 806 vụ; năm 2013 tổng số vụ xâm hại trẻ em là 1.461, giảm 348 vụ; năm 2014 tổng số vụ xâm hại trẻ em là 1.602, tăng 141 vụ; năm 2015 tổng số vụ xâm hại trẻ em là 1413, giảm 189 vụ; năm 2016 tổng số vụ xâm hại trẻ em là 1288, giảm 125 vụ; năm 2017 tổng số vụ xâm hại trẻ em là 1423, tăng 135 vụ.
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ hình cột thể hiện tình hình tội phạm xâm hại trẻ em từ năm 2008 – 2017
Phân tích về cơ cấu các tội danh cụ thể trong nhóm tội phạm xâm hại trẻ em cho thấy từ năm 2008 đến 2017 số vụ án xảy ra như sau: Số vụ án giết con mới đẻ: 18 vụ, chiếm 1,99%; số vụ án hiếp dâm trẻ em: 5.411 vụ, chiếm 42,01%; số vụ án cưỡng dâm trẻ em: 86 vụ, chiếm 0,66%; số vụ án giao cấu với trẻ em: 5.153 vu, chiếm 40,01%; số vụ án dâm ô với trẻ em: 1.645 vụ, chiếm 12,77%; số vụ án mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em: 331 vụ, chiếm 2,56%; số vụ án vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em: 241 vụ, chiếm 1,87%.
Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em chiếm trên 80%, trong đó phần lớn số vụ án xảy ra ở khu vực nông thôn. Quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em chúng tôi thấy có một số khó khăn sau:
, về phía người bị hại, sau khi tiếp nhận tin báo của bị hại hoặc gia đình người bị hại, trong khi cơ quan điều tra đang tiến hành các hoạt động điều tra trong nhiều vụ án, mặc dù tại cơ quan điều tra và trong hồ sơ vụ án đã thể hiện quan điểm rõ ràng và khẳng định hành vi của bị cáo đã xâm hại tình dục đối với họ. Nhưng do trong quá trình chờ xét xử, giữa gia đình bị cáo và gia đình người bị hại đã thỏa thuận, thống nhất với nhau và thậm chí do sự tác động nào đó (có thể do bị đe dọa hoặc hứa hẹn) nên tại phiên tòa người bị hại lại thay đổi lời khai, phủ nhận lời khai trước đó và một mực bảo vệ bị cáo, cho rằng bị cáo không thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với họ như trong hồ sơ vụ án đã thể hiện…qua đó đã gây nhiều khó khăn cho Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết, xét xử vụ án đó.
Trong các vụ án xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em, người bị hại và gia đình của người bị hại thường có tâm lý e ngại, lo sợ ảnh hưởng đến danh dự, cuộc sống gia đình nên nhiều người chưa dám lên tiếng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân họ hoặc người thân khi bị xâm hại. Khi xảy ra vụ việc, họ thường không trình báo với cơ quan có thẩm quyền mà giấu diếm, bỏ qua hoặc tự thỏa thuận với người có hành vi phạm tội và gia đình của người phạm tội gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Trong quá trình giải quyết vụ án, do thời gian xảy ra đã lâu, sự hợp tác không chặt chẽ của người phạm tội, người bị hại nên việc giám định của cơ quan có thẩm quyền gặp khó khăn, cũng ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án.
việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một trong những biện pháp hết sức hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm và các tội phạm xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, các vụ án xâm hại tình dục là các vụ án nhạy cảm (đặc biệt là các vụ án mà người bị hại là trẻ em gái hoặc vụ án xâm hại tình dục mang tính chất loạn luân giữa những người cùng quan hệ huyết thống hoặc họ hàng thân thiết) thì người bị hại thường có có tâm lý e ngại, không muốn vụ việc được đưa ra xét xử công khai do vấn đề tâm lý sợ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm. Do vậy, các vụ án xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em ít được đưa ra xét xử lưu động công khai, trong khi đó có nhiều vụ việc cần được đưa ra xét xử lưu động công khai nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và răn đe, ngăn chặn và hạn chế các hành vi vi phạm và tội phạm tương tự xảy ra.
, nhận thức pháp luật của một số người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Nhiều người chưa nhận thức được hành vi họ đã thực hiện là vi phạm pháp luật hoặc danh dự, nhân phẩm của họ đã bị xâm hại, phổ biến nhất là hành vi giao cấu với trẻ em. Thông thường giữa bị cáo và người bị hại có quan hệ tình cảm, thậm chí có trường hợp gia đình của bị cáo và người bị hại còn tổ chức đám cưới cho hai người, tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện hành giao cấu với người bị hại. Do đó việc phát hiện, xử lý hành vi phạm tội chưa triệt để, một số trường hợp hai bên còn che giấu, không hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án.
, trong một số vụ án, việc xác định tuổi của người bị hại gặp nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không xác định được chính xác tuổi của người bị hại để xác định người bị hại có phải là trẻ em hay không. Có trường hợp bị hại không có giấy khai sinh gốc, hoặc có giấy khai sinh nhưng ngày, tháng, năm sinh không chính xác hoặc giấy khai sinh chỉ ghi năm sinh. Có vụ án cha, mẹ của người bị hại nhớ nhầm ngày sinh của người bị hại (ngày âm lịch, dương lịch) nên cấp phúc thẩm phải hủy án của cấp sơ thẩm. Cũng có trường hợp lời khai của bố, mẹ bị hại và giấy tờ, lý lịch trong hồ sơ về ngày, tháng, năm sinh giống nhau nhưng cơ quan tiến hành tố tụng lại thu được những chứng cứ khác với tài liệu kể trên.
Có trường hợp không xác định được năm sinh của người bị hại, cơ quan tiến hành tố tụng đã làm các thủ tục để tiến hành giám định tuổi của họ nhưng kết quả giám định của các cơ quan chuyên môn lại khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với tài liệu điều tra khác nên gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án trong việc đánh giá, sử dụng tài liệu chứng cứ.
Để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian tới, theo chúng tôi cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hình sự, hôn nhân gia đình, pháp luật về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu và vùng xa, khu vực nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn.Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật này phải có kế hoạch, chương trình ngắn hạn, dài hạn cụ thể, trong đó chú trọng đến việc lồng ghép nội dung truyền thông phòng, chống xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em gái vào trong sinh hoạt của thôn, ấp, tổ dân phố; trong sinh hoạt ngoại khóa của các cấp học và sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức, đoàn thể các cấp.
Thứ hai, nghiên cứu, đưa ra bộ chỉ số thống kê tội phạm xâm hại tình dục trẻ em để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống; dự báo tình hình, từ đó có các giải pháp phòng ngừa, bảo vệ trẻ em trước những hành vi xâm hại, nhất là đối với nhóm trẻ có nguy cơ bị xâm hại cao như trẻ em đường phố, lang thang cơ nhỡ, trẻ em nam là nạn nhân của xâm hại tình dục. Cần quy định về quy trình, trách nhiệm đánh giá nguy cơ và quản lý trường hợp trẻ em bị xâm hại cũng như những quy định cụ thể về tiêu chuẩn đánh giá mức độ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em của các hành vi bị xâm hại đối với trẻ em.
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, tiêu chuẩn về bảo vệ trẻ em bị xâm hại; thống nhất hoạt động phối hợp liên ngành để xác minh, điều tra, xử lý từng trường hợp trẻ em bị xâm hại, trong đó quy định rõ các thủ tục, quy trình và trách nhiệm phòng ngừa, phát hiện, tố giác, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình, cá nhân và trẻ em.
Thứ tư, chủ động xác minh, nắm tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn và quản lý chặt chẽ số lượng thanh thiếu niên chậm tiến, có tiền án, tiền sự, các băng nhóm trên địa bàn là những đối tượng có nguy cơ phạm tội xâm phạm tình dục. Hỗ trợ vật chất cho những gia đình trẻ em gái bị xâm hại tình dục thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.
Thứ năm, tăng cường điều tra, xử lý tội phạm xâm hại tình dục trẻ em kết hợp với công tác đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh và vận động nhân dân tố giác kịp thời các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, trong đó khuyến khích trẻ em là nạn nhân và gia đình tố giác tội phạm. Đối với người phạm tội cần xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng pháp luật, kiên quyết đấu tranh không để lọt tội phạm. Tổ chức tốt các phiên tòa lưu động đối với các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nhưng phải đảm bảo thuần phong mỹ tục.
Thứ bảy, cần tăng cường công tác hợp tác quốc tế giữa các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nhất là các quốc gia có chung đường biên giới với nước ta như Trung Quốc, Lào, Camphuchia để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ các nạn nhân bị xâm hại, trường hợp cần thiết cần can thiệp đưa các em trở lại với gia đình.
3. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình Hình sự
Triển Khai Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Phòng, Chống Tội Phạm Mua Bán Người Trong Tình Hình Mới
Triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm mua bán người
Tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng triển khai các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật với nội dung và hình thức phong phú để mọi người dân biết và nắm được phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán nguời.
Tập trung tuyên truyền sâu rộng đến những đối tượng có nguy cơ cao, những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, có nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài, các em gái chưa ngoan, có hoàn cảnh đặc biệt,… không để họ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Đặc biệt, chú trọng tới việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật mới về tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Tổ chức đặt các hộp thư tố giác tội phạm để thu thập tin báo, tố giác về các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động mua bán người tại địa bàn. Thường xuyên tổ chức các đợt cao điểm tấn công tội phạm mua bán người trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Các lực lượng chức năng các tỉnh biên giới phối hợp chặt chẽ với công an, biên phòng nước bạn tổ chức các buổi giao ban định kỳ để trao đổi thông tin về tình hình tội phạm mua bán người, xác minh giải cứu nạn nhân bị lừa bán, truy bắt các đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã về tội mua bán người đang lẩn trốn ở nước ngoài. Thiết lập đường dây nóng (điện thoại, email…) để thu thập các thông tin tố giác tội phạm mua bán người.
Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ; tổ chức tốt các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cho những phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội… tạo điều kiện giúp đỡ họ nhanh chóng khắc phục những khó khăn về kinh tế, xóa đi mặc cảm về bản thân, hỗ trợ học nghề, tư vấn tâm lý, khám chữa bệnh miễn phí cho các nạn nhân bị lừa bán, bố trí công ăn việc làm để họ ổn định cuộc sống.
Chính quyền địa phương, đặc biệt là những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa cần làm tốt công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cho những đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em, nhờ đó họ có thể tiếp cận với thông tin từ các phương tiện truyền thông để tự bảo vệ mình. Cần đưa vào chương trình giáo dục ở bậc Tiểu học và Trung học vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em, cung cấp cho các em các phương thức phòng ngừa trong môi trường xã hội phức tạp, tạo cho các em có “cơ chế phòng vệ” ngay từ tuổi nhỏ.
Tăng cường hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, triển khai có hiệu quả các điều ước quốc tế đa phương, nhiều hiệp định song phương và đa phương, các văn bản thỏa thuận, ghi nhớ về phòng, chống tội phạm mua bán người giữa Việt Nam và các nước trong khu vực…
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Marketing
LỜI MỞ ĐẦU giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing – mix tại Khách sạn Sheraton Hà Nội
1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế phát triển, xã hội phát triển, thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch càng trở nên phổ biến và đa dạng hơn. Gắn liền với phát triển du lịch, hoạt động kinh doanh khách sạn (KDKS) đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành du lịch tại Việt Nam được cho là có tiềm năng to lớn. Trải qua gần 55 năm hình thành và phát triển (1960 – 2014), ngành du lịch Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành công đáng kể, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đóng góp vào thành công đó không thể không kể tới lĩnh vực quan trọng trong ngành du lịch – kinh doanh khách sạn. Không kể tới hệ thống các khách sạn, nhà khách Công đoàn trực thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam được xây dựng và vận hành từ những năm 1989, ngành KDKS tại Việt Nam mới thực sự bùng nổ vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 với hàng loạt các dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng… được đầu tư xây dựng trên khắp cả nước, đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách. Hòa chung với xu thế đó, Khách sạn Sheraton Hà Nội đã được xây dựng và đi vào hoạt động được trên 10 năm nay. Khách sạn đã không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ khẳng định mình là một khách sạn 5 sao hàng đầu trên thị trường. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây thực tế còn khá chậm so với các quốc gia trong khu vực. Cùng với đó là xu thế cạnh tranh ngày càng gắt gao và khốc liệt của nền kinh tế thị trường và sự xuất hiện của hàng loạt các khách sạn cùng sự đa dạng phân khúc trên thị trường. Đứng trước thực tế đó, để có thể tồn tại và phát triển được, các công trong ty lĩnh vực KDKS luôn phải tìm mọi cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với Khách sạn Sheraton Hà Nội là cần phải có các chính sách thu hút khách để tối đa hóa công suất sử dụng phòng nhằm ổn định doanh thu vượt qua giai đoạn khó khăn của khủng hoảng kinh tế và những biến động lớn từ những động thái của Trung Quốc đã và còn có khả năng xảy ra trong tương lai như vụ việc hạ đặt giàn khoan trái phép vừa qua trên bển Đông. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, là sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing được thực tập tại khách sạn Sheraton Hà Nội, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing – mix tại Khách sạn Sheraton Hà Nội” với mong muốn góp phần thúc đẩy hoạt động thu hút khách của khách sạn trong thời gian tới.
MỤC LỤC giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing – mix tại Khách sạn Sheraton Hà Nội
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Triển Khai Các Hoạt Động Giới Thiệu, Quảng Bá Hình Ảnh Của Đất Nước Và Con Người Việt Nam trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!