Xu Hướng 4/2023 # Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh (Pci) Của Tỉnh Bắc Giang # Top 7 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh (Pci) Của Tỉnh Bắc Giang # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh (Pci) Của Tỉnh Bắc Giang được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo kết quả công bố các chỉ số đánh giá PCI năm 2019 vừa qua, Bắc Giang đạt 64,47 điểm, tăng 1,46 điểm nhưng tụt 4 bậc so với năm 2018, đứng thứ 40/63 tỉnh, thành phố (TP). Chỉ số cải cách hành chính đạt 81,84 điểm, tăng 3,7 điểm; giữ nguyên vị trí 25/63 tỉnh, TP; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt 89,18%, tăng 21 bậc so với năm 2018, xếp thứ 9/63 tỉnh, TP.

PCI là chỉ số quan trọng, tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp để đánh giá, xếp hạng chính quyền cấp tỉnh về chất lượng điều hành kinh tế và kết quả xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển của doanh nghiệp và người dân.

Trong 4 chỉ số đánh giá cấp tỉnh năm 2019, Bắc Giang chỉ có duy nhất 1 chỉ số tăng hạng, 1 chỉ số giữ hạng và 2 chỉ số tụt hạng so với năm 2018. Đặc biệt, chỉ số PCI không những tụt 4 bậc mà còn xếp ở thứ hạng sâu 40/63 tỉnh, TP. So với năm 2016 đứng thứ 33/63, năm 2017 đứng thứ 30/63, năm 2018 đứng thứ 36/63 và năm 2019 đứng thứ 40/63. Như vậy, năm 2019 tỉnh Bắc Giang có 6 chỉ số tăng điểm, đó là: Tính minh bạch; tiếp cận đất đai; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Tuy nhiên, Bắc Giang có 4 chỉ số giảm điểm, đó là: Chi phí gia nhập thị trường; chi phí thời gian; chi phí không chính thức và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

 Một trong những giải pháp quan trọng là với mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải đổi mới trong tư duy (Ảnh: Trần Lan)

Nguyên nhân của tình trạng trên là do thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp chưa được niêm yết công khai; cán bộ hướng dẫn doanh nghiệp về các thủ tục hành chính chưa rõ ràng, đầy đủ; thời gian đăng ký doanh nghiệp tăng lên; số cuộc thanh, kiểm tra trong năm tăng, trong khi đó nhiều nội dung lại trùng lặp; tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp phổ biến vẫn ở mức cao (56%); tỷ lệ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên tổng số doanh nghiệp giảm từ 0,82% năm 2018 xuống còn 0,36% năm 2019; tỷ lệ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư nhân và FDI trên tổng số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giảm từ 65,38% năm 2018 xuống còn 47% năm 2019…Vấn đề này nếu không sớm khắc phục sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư và thực hiện mục tiêu phát triển KT- XH của tỉnh trong thời gian tới.

Với mục tiêu năm 2020, tỉnh Bắc Giang phấn đấu xếp hạng PCI sẽ nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Muốn vậy, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giúp các DN sớm gia nhập thị trường, bắt tay vào kinh doanh, sản xuất, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các sở, ngành phải thực hiện các chỉ tiêu thành phần thực chất hơn; duy trì và hoạt động hiệu quả Tổ công tác tiếp nhận và xử lý thông tin, phản ánh của doanh nghiệp, xử nghiêm cán bộ công chức gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Hai là, tiếp tục tập trung cải thiện các chỉ số: Tính minh bạch; tiếp cận đất đai; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự để tiếp tục nâng cao.

Ba là, tiếp tục cải cách hành chính theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tính minh bạch để giảm thời gian, giảm chi phí chính thức và không chính thức cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh phục hồi kinh tế do tác động của dịch Covid-19.

Bốn là,  đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Củng cố bộ phận “một cửa” tại các cấp và một số ngành. Các cơ quan đơn vị phải chọn những cán bộ nắm chắc nghiệp vụ, đủ khả năng hướng dẫn giải thích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Công khai trình tự thủ tục, mẫu hoá tất cả các văn bản và cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp. Đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải đổi mới trong tư duy, nhận thức và hành động khi thi hành công vụ, chuyển từ tư duy “cho phép”, “cấp phép” sang tư duy “phục vụ”; chấp hành nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương hành chính. Thực hiện phương châm “4 xin”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; “4 luôn”: Luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ và “5 không”: Không cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà; không quan liêu vô cảm, vô trách nhiệm; không tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; không xu nịnh, chạy chọt, gian dối; không lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ.

Năm là, chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng đón thời cơ mới, làn sóng chuyển hướng đầu tư ra ngoài Trung Quốc, từ các quốc gia tham gia hiệp định EV-FTA và EV-IPA.

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin giúp nâng cao chỉ số PCI của tỉnh Bắc Giang (Ảnh: Trần Lan)

Sáu là, tiếp tục triển khai các chính sách về phát triển doanh nghiệp và khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin và khai thác, mở rộng thị trường. Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu và thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp.

Bảy là, phát huy tốt hơn vai trò “cầu nối” của các Hiệp hội doanh nghiệp để các chính sách của tỉnh lan tỏa nhanh chóng đến các doanh nghiệp, đồng thời để thành phố nhanh chóng, kịp thời nắm bắt các khó khăn của doanh nghiệp, tìm giải pháp tháo gỡ.

Đăng Lâm

Sơn La Tìm Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh

Ngày 17/4, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp nâng cao các chỉ số PCI, PAPI và Par-Index năm 2017.

Ngày 17/4, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và Chỉ số cải cách hành chính (Par-Index) năm 2017.

Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Cầm Ngọc Minh cho biết, năm 2016, kinh tế của tỉnh duy trì và phát triển ổn định. Sơn La đã thu hút được một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn khảo sát và đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn TH, Công ty Cổ phần Nafood Tây Bắc…

Tuy nhiên, đánh giá về chỉ số PCI và chỉ số PAPI của tỉnh không được như kỳ vọng. Đặc biệt, theo xếp hạng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI của Sơn La năm 2016 đạt 55,49 điểm (giảm 1,72 điểm so với năm 2015), đứng thứ 58/63 tỉnh, thành phố (tụt 14 bậc so với năm 2015) và đứng thứ 10/14 tỉnh vùng núi phía Bắc.

Trong năm 2016, 5/10 chỉ số PCI của tỉnh Sơn La giảm điểm, gồm: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý, chi phí không chính thức, tính minh bạch; trong đó, chỉ số tiếp cận đất đai vẫn là chỉ số giảm điểm sâu nhất.

Thực tế, tình hình sử dụng đất được các doanh nghiệp đánh giá đang trở nên bấp bênh hơn cả, rủi ro bị thu hồi đất cao; chỉ có 21,6% trường hợp bị thu hồi đất tin tưởng sẽ được đền bù thỏa đáng. Chưa kể, theo nhận xét của các doanh nghiệp, hiện các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận mặt bằng để sản xuất kinh doanh, nhất là trong vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất; cũng như chưa cảm thấy yên tâm và được bảo đảm về sự ổn định khi có mặt bằng kinh doanh.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến những việc này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La Lê Quốc Minh cho biết, việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất phục vụ thu hút đầu tư của các huyện, thành phố, các sở, ngành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tình hình thức tiễn. Cơ chế tự thỏa thuận về bồi thường đối với các dự án phát triển kinh tế theo Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ 1/7/2014 gây khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai thực hiện dự án.

Hàng loạt các khu đất hết thời hạn thuê, tỉnh có chủ trương rà soát, thu hồi đối với các khu đất sử dụng không có hiệu quả, sai mục đích phần nào đã ảnh hưởng đến cảm nhận của doanh nghiệp trong lĩnh vực đất đai. Để giải quyết vấn đề này, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cũng cho biết, trong thời gian tới sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra giải pháp cải thiện điều kiện tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, thực hiện tốt việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá thuê đất, thuế sử dụng đất, thủ tục hành chính về đất đai và trách nhiệm về giải phóng mặt bằng…

Chỉ số PCI ngày càng trở thành công cụ quan trọng để đánh giá về chất lượng điều hành của các cơ quan hành chính của địa phương. Chỉ số này còn thể hiện mức độ cạnh tranh của môi trường kinh doanh đối với từng địa phương và là tiêu chí mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm trong quá trình xem xét, quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, kinh doanh.

Vì vậy, đồng chí Cầm Ngọc Minh yêu cầu, các cấp, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị trên địa bàn tỉnh phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc hỗ trợ, giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mặc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện từ “quản lý doanh nghiệp” sang “hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, phấn đấu đưa chỉ số này vào nhóm khá trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc./.

Bàn Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci

Tin tuc tong hop hang ngay, tin trong tinh Thai Nguyen

Ngày 17-4, đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29-3-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và bàn giải pháp nâng cao chỉ số PCI trong thời gian tới. Dự Hội nghị có đồng chí Bùi Xuân Hòa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (ảnh).

Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, cần sớm có giải pháp khắc phục. Vì thế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Để triển khai thực hiện Nghị quyết, tại Hội nghị, Sở Kế hoạch – Đầu tư, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo PCI tỉnh đã tham mưu Kế hoạch triển khai Nghị quyết. Theo đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng sở, ngành.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo PCI tỉnh, tổng điểm PCI của tỉnh năm 2018 đạt 64,24/100 điểm, xếp thứ 18/63 tỉnh, thành, tụt 3 bậc và thấp hơn 0,21 điểm so với năm 2017. Trong 10 chỉ số thành phần chấm điểm PCI, có 6 chỉ số giảm điểm, 4 chỉ số tăng điểm.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nhữ Văn Tâm nhấn mạnh: Cải thiện vị trí xếp hạng PCI là mục tiêu mà tỉnh phấn đấu trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Để đạt được kết quả này, căn cứ kết quả chấm điểm của từng chỉ tiêu thành phần năm 2018 và những năm trước đó, mỗi sở, ngành chức năng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp khắc phục và thực hiện tốt nhiệm vụ theo Kế hoạch phân công của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Cùng với đó, thực hiện có hiệu quả việc tổ chức đối thoại với doanh nghiệp; chú trọng cải cách thủ tục hành chính, nhất là kỹ năng nghề nghiệp và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức…

Đối với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các hội doanh nghiệp trên địa bàn, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị thông qua các diễn đàn nội bộ, Hiệp hội và các hội sẽ tích cực tuyên truyền để các thành viên nắm bắt và hiểu hơn về cơ chế, chính sách của tỉnh; đồng thời động viên các doanh nghiệp tự giác nâng cao nhận thức, tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh đến Hiệp hội, hội doanh nghiệp đang sinh hoạt hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương để được giải quyết kịp thời. Giao Sở Tài nguyên – Môi trường tham mưu, đề xuất quy định về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án…

Hòa Bình: Tiếp Tục Các Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci Của Tỉnh Năm 2022

Năm 2019, chỉ số PCI tỉnh Hòa Bình đạt 63,84 điểm, là năm có số điểm cao nhất từ trước đến nay, được xếp vào nhóm điều hành khá (năm 2018 xếp ở nhóm điều hành trung bình). So với cả nước tỉnh Hòa Bình xếp thứ 48/63 tỉnh, thành, duy trì được vị trí của năm 2018. So với 6 tỉnh Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 4. So với 10 tỉnh thuộc vùng Thủ đô, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 9. Điểm PCI năm 2019 được cải thiện và tăng 2,11 điểm so với năm 2018; 7/10 chỉ số thành phần được cải thiện về điểm và 5/10 chỉ số thành phần được cải thiện về thứ hạng; 4/11 chỉ tiêu đạt kế hoạch là điểm chỉ số PCI và điểm của ba chỉ số thành phần gồm: Chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; Đào tạo lao động.

Phân tích những kết quả điểm chỉ số PCI, có thể thấy nguyên nhân đạt được là do tỉnh Hòa Bình đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan xây dựng kế hoạch chương trình để thực hiện. Tổ chức gặp mặt đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, giúp doanh nghiệp phát triển, giảm tình trạng chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính theo quy định. Số hồ sơ đã giải quyết xong trước hạn chiếm gần 82% tổng số hồ sơ. Công chức, viên chức Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh được đánh giá hài lòng khi thực hiện giao dịch. Cải cách hành chính luôn được quan tâm. Tuy nhiên điểm chỉ số PCI tỉnh Hòa Bình vẫn thấp hơn so với trung vị cả nước, 3/10 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2018 bao gồm: Gia nhập thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp, tính minh bạch; 5/10 chỉ số thành phần thứ hạng không được cải thiện.

Để cải thiện điểm số gia nhập thị trường cần phải rút ngắn thời gian cấp “giấy phép con”, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp. Công khai minh bạch hơn nữa, đa dạng kênh thông tin các quy hoạch, kế hoạch do cơ quan mình quản lý, đặc biệt là các quy hoạch xây dựng đối với chỉ số tính minh bạch. Cần tiếp tục tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, tập trung vào nhiệm vụ quy hoạch vùng tỉnh Hòa Bình, quy hoạch xây dựng, sử dụng đất. Các ngành, địa phương cần đưa ra những giải pháp cụ thể nâng điểm từng chỉ số thành phần PCI trong năm tới.

Theo Báo Điện tử Hòa Bình

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh (Pci) Của Tỉnh Bắc Giang trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!