Bạn đang xem bài viết Một Số Biện Pháp Tạo Hứng Thú Học Môn Âm Nhạc Cho Học Sinh Lớp 5 được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra. Bồi dưỡng hứng thú học tập là một việc làm thiết thực và có tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh bởi vì “Không thể làm tốt việc nếu mà ta không có hứng thú với việc đó”. Đối với học sinh Tiểu học cũng vậy, các em không thể học tốt nếu không có hứng thú với việc tiếp thu bài trên lớp cũng như chuẩn bị bài ở nhà. Ngay từ những buổi học đầu tiên, hãy gieo vào tâm hồn các em những niềm say mê đối với việc kiếm tìm những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Đó là chìa khoá quan trọng giúp các em mở cánh cửa đam mê với tri thức – nguồn tài nguyên vô giá của nhân loại. 3. Giải pháp, biện pháp: Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm tổng kết các phương pháp, kĩ năng thu được từ thực tiễn giảng dạy. Mặt khác nhằm trao đổi với các giáo viên dạy Âm nhạc về việc vận dụng các phương pháp vào trong giảng dạy giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn của Âm nhạc, từ đó làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập, làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác, tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học tập, mạnh dạn trước tập thể, tạo được hưng phấn các em có thể học tốt các môn học khác. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 1. Gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học. Ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp, với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh đã tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới, sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu gây hấp dẫn đối với học sinh. Muốn cho học sinh yêu thích, hứng thú với môn Âm nhạc thì ngay từ đầu tiết học, tôi tạo cho học sinh sự hứng thú, niềm vui. Tôi thường tạo tình huống để thu hút học sinh khi bước vào tiết học bằng một nụ cười, một câu nói nhẹ nhàng, hay một lời khen. (Ví dụ như: các em hôm nay trông thật xinh, thật vui hoặc là hôm nay lớp mình trực nhật sạch sẽ đấy…). Hoặc sau khi ổn định lớp, tôi thường cho học sinh chơi những trò chơi nhỏ như: “Gà thức – gà ngủ” để luyện thanh. Ví dụ 1: Tôi hướng dẫn cả lớp đứng dậy cùng thực hiện. Lớp trưởng hô: Trời tối Cả lớp ấp hai tay vào má và đồng thanh nói: “Gà đi ngủ” Lớp trưởng hô: Trời sáng Cả lớp đặt hai tay lên miệng và giả tiếng gà gáy: Ò…ó…o..o…o… Thực hiện 2 – 3 lần. Như vậy là HS vừa thực hiện hoạt động luyện thanh khởi động giọng nhưng rất vui, nhẹ nhàng và tạo được sự sảng khoái để bước vào tiết học. Ví dụ 2: . Để bước vào tiết học “Học hát bài Dàn đồng ca mùa hạ” (tiết 30) tôi bước vào lớp trên tay cầm một chú ve nhỏ và hỏi: Các em biết cô đang cầm trên tay con vật gì không nào? (Có thể có rất nhiều câu trả lời đúng thậm chí sai nhưng sẽ tạo được không khí vui tươi, rộn ràng, gây được sự tò mò, suy nghĩ và sự tập trung ở học sinh), hấp dẫn hơn khi tôi giới thiệu thêm: Đây chính là một chú ve, những bạn nào biết âm thanh của chú ve này kêu như thế nào? chú là biểu của mùa nào trong năm?…..rất nhiều cánh tay giơ lên muốn được trả lời. Sau đó giáo viên giới thiệu về bài học hôm nay chúng ta sẽ học bài hát ca ngợi về giọng hát của những chú ve – dàn nhạc đặc biệt của mùa hè. Đó là bài hát Dàn đồng ca mùa hạ – Sáng tác nhạc Nguyễn Minh Châu, dựa trên lời của nhà thơ Nguyễn Minh Nguyên. Như thế các em sẽ trở nên vui và hào hứng để chuẩn bị bước vào bài học mới. 2. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Để kích thích tính tự giác tích cực, độc lập và tạo hứng thú cho học sinh thì GV cần phải biết lựa chọn những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với môn học và đối tượng học sinh trong lớp. Đối với lớp 5 trường tôi đang công tác, thì đối tượng học sinh tương đối đồng đều về chất lượng. Có nhiều em có năng khiếu hát, múa và Tập đọc nhạc rất tốt. Vì vậy tôi thường chọn hình thức tổ chức dạy học theo nhóm – tác dụng của việc dạy học theo nhóm là đề cao vai trò hợp tác, trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể, đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng: biết lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của mình, ngoài ra, học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho bạn nghe và ngược lại. Tôi thường xuyên cho HS hoạt động theo nhóm trong các tiết dạy, nhất là các tiết ôn tập bài hát và Tập đọc nhạc. Ví dụ: Tiết 20: Ôn tập bài hát Hát mừng. Ở HĐ 2: Tập biểu diễn Học sinh xung phong biểu diễn những động tác tự chuẩn bị . Xung phong biểu diễn theo nhóm 3. Tổ chức nhiều hình thức học tập Ngoài việc khai thác sự hứng thú trong nội dung dạy học, chúng tôi Lê Phương Nga cho rằng: “Hứng thú của học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em”. Vì vậy, tôi thường áp dụng những hình thức dạy học sau, tôi thấy học sinh rất say mê hứng thú khi học Âm nhạc: Tổ chức trò chơi học tập Trò chơi âm nhạc là một hoạt động thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy âm nhạc theo chương trình bậc Tiểu học. Trò chơi âm nhạc nhằm giúp giáo viên thay đổi các hình thức hoạt động trong tiết dạy và giúp HS thư giãn, hứng thú theo tinh thần chơi mà học âm nhạc. Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em. Tùy vào từng nội dung bài học. Tôi thường cho HS chơi những trò chơi sau: * Tiết học bài mới, hoạt động hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3, tôi hướng dẫn từng cặp 2 HS quay mặt vào nhau, miệng đếm 1-2-3 nhịp nhàng kết hợp với gõ đệm theo phách của nhịp ¾ như sau: – Phách 1 (mạnh): Từng HS tự vỗ 2 tay mình 1 tiếng. – Phách 2 (nhẹ): Vỗ tay phải HS này vào tay trái HS kia. – Phách 3 (nhẹ): Vỗ tay trái HS này vào tay phải HS kia. Hoặc HD hát đối đáp là cách hát chia ra “phần xướng” (hát 1 người) và “phần xô” (hát tập thể); Hoặc cách hát chia một nhóm hát “phần hỏi” và một nhóm hát “phần đáp”. Hoặc hướng dẫn HS hát nối tiếp: chia lớp thành 2 nhóm hát nối tiếp nhau từng câu hát: Ví dụ: + Nhóm A hát câu 1: Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô + Nhóm B hát câu 2: Lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố + Nhóm A hát câu 3: Ngàn hoa nở tươi khoe sắc hương dưới ánh… + Nhóm B hát câu 4: Náo nức tiếng cười, say sưa yêu đời……. Với các hoạt động trên, HS rất hào hứng, bởi các em được làm việc theo nhóm, có sự hợp tác của các bạn, những em HS không có năng khiếu cũng cảm thấy tự tin nắm được kiến thức, những em có năng khiếu thì khẳng định được mình. Ví dụ: Tiết 23:Ôn tập bài hát: Tre ngà bên Lăng Bác HS xem tranh và nêu: Bài Tre ngà bên Lăng Bác (Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích) Ví dụ: Tiết 25 có nội dung Tập đọc nhạc số 7: Em tập lái ô tô Sau khi học xong nội dung Tập đọc nhạc, tôi cho các em chơi trò chơi “Đèn xanh – đèn đỏ”. Tôi cho các em đứng dậy và HD trò chơi: Khi GV hô: Đèn xanh – thì hai tay quay nhanh, GV hô “Đèn vàng” – hai tay quay chậm lại, Gv hô “Đèn đỏ” – hay tay dừng lại. Sau đó GV thử tài HS bằng cách miệng hô “Đèn đỏ” nhưng tay GV vẫn quay nhanh, nếu em nào làm sai thì yêu cầu hát hoặc biểu diễn theo nhóm (hay cá nhân) một bài hát tự chọn đã học. Sau đó yêu cầu HS nhắc lại cách đi như thế nào là đúng Luật giao thông… Hoặc sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát, tôi hướng dẫn HS chơi trò chơi: “Hát thay lời ca bằng chữ cái”. Tôi làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I. Khi GV đưa tay theo kí hiệu, HS hát giai điệu với các chữ cái theo kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp Ví dụ: Bài hát: Con chim hay hót. Câu 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát “A” theo giai điệu của câu 1. “À à, à à a à á a” Câu 2, Gv đưa tay kí hiệu chữ U, HS hát “U”theo giai điệu của câu 2.“U ú u uù ụ ù u u ù u”. GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát. Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việc ghi nhớ giai điệu của HS Trò chơi “Ai nhanh tai hơn” cũng giúp HS mau thuộc lời ca, phát triển tai nghe một cách nhanh nhất. Ví dụ: Sau khi học xong bài hát, tôi sử dụng nhạc cụ, đàn giai điệu một câu nhạc bất kì, yêu cầu HS nghe và hát lại câu có giai điệu vừa nghe. Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát, vừa giúp học sinh nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú cho HS học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khác. Tổ chức hoạt động học theo nhóm Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập một cách có hiệu quả mà vẫn tạo được không khí thi đua hào hứng sôi nổi trong học tập. Học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở trường, tinh thần và kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm để học sinh có cơ hội trao đổi bàn bạc. Có nhiều hình thức tổ chức học tập như: cá nhân, tổ, nhóm, dãy… Tuy nhiên tùy theo từng mục tiêu HS cần đạt được mà tôi lựa chọn, phối hợp một cách hợp lý các hình thức học tập. Tôi thường cho học sinh làm việc nhóm khi câu hỏi đặt ra khá rộng và khó, cần sự góp ý của nhiều người thì làm việc nhóm mới thật cần thiết và đạt hiệu quả Tạo kịch tính trong giờ học Các tiết học cứ diễn ra bình thường theo những bước đã định sẵn sẽ tạo cho HS sự nhàm chán, không có hứng thú, HS sẽ biết bược tiếp theo sẽ làm gì.Thay vì giảng dạy theo trình tự bình thường, đối với một số tiết học có nội dung kể chuyện Âm nhạc, tôi thường tổ chức cho HS đóng vai thành một vở kịch với những hình ảnh, tình huống sống động, khiến HS quên cả giờ ra chơi. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh biết cách ứng xử các tình huống trong cuộc sống. Qua quá trình giảng dạy, tôi được biết: Phương pháp dạy HS đóng vai có rất nhiều ưu điểm và một trong những ưu điểm sau mang lại nhiều kiến thức cho HS : – Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. – Gây hứng thú và chú ý cho học sinh – Tạo điều kiện để HS được sáng tạo. – Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức – Thấy được hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Đối với phương pháp này, tôi thực hiện như sau : + Chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị. + Các nhóm lên trình bày. Sau khi HS trình bày, tôi phỏng vấn học sinh đóng vai: – Vì sao em lại ứng xử như vậy ? – Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử ( đúng hoặc sai ) Cuối cùng tôi kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống. Với phương pháp dạy này cần lưu ý: + Tùy vào từng nội dung của tiết dạy (Dạy Kể chuyện Âm nhạc với câu chuyện có nhiều lời thoại như tiết 28: Kể chuyện âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng với những lời thoại của người cha, người con và nhạc sĩ Bét – tô – ven + Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại + Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai + Phải hướng dẫn HS hiểu rõ nhân vật của mình trong khi đóng vai để không bị lạc đề. + Khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia + Chuẩn bị một vài đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn khi HS đóng vai Thay đổi không gian học tập Thay đổi không gian học tập cũng tạo được sự hứng thú cho HS và cũng góp phần đến thành công của tiết dạy. Đối với lứa tuổi hiếu động như HS lớp 5. Thay đổi không gian học tập cũng là một hứng thú đối với các em. Chính vì vậy, đối với một số tiết học tôi tổ chức cho HS học tập ở một vài không gian khác nhau như: Dạy học ngoài trời tạo điều kiện để HS quan sát thiên nhiên, có không gian biểu diễn, chơi các trò chơi nhằm gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em. Tổ chức tiết học ngoài trời sẽ giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. Các em có điều kiện gần gũi, hiểu biết về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. Hoạt động ngoài lớp còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra, trong môn Âm nhạc, nhiều bài hát gắn liền với địa phương, nơi HS đang sinh sống nên việc dạy học ngoài không gian lớp học lại càng quan trọng. Ví dụ: Tiết 23 Ôn tập 2 bài hát: Hát mừng, Tre ngà bên lăng Bác Tôi thay đổi không gian lớp học bằng cách cho HS ra sân xếp thành vòng tròn vừa hát vừa biểu diễn, sau khi biểu diễn 2 bài hát, tôi thường lồng ghép một số câu hỏi hoặc trò chơi để liên hệ giáo dục tình cảm thái độ của HS về kiến thức địa phương, hay ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp ….. Hoặc với những tiết Tập biểu diễn bài hát. Khi bắt đầu tiết học, tôi cho HS sắp xếp bàn ghế theo hình chữ U, cách sắp xếp bàn ghế này tạo cho lớp học có không gian biểu diễn đồng thời tất cả HS được quan sát các bạn biểu diễn cũng như thúc đẩy quá trình học tập sáng tạo, ý thức tự giác, niềm đam mê học tập, háo hức được cùng các bạn tham gia biểu diễn. 4. Phát huy hiệu quả của ĐDDH Muốn gây hứng thú cho HS, theo tôi việc sử dụng ĐDDH là rất quan trọng, Tuy nhiên đồ dùng cần phải đáp ứng được tính thẩm mĩ không tùy tiện cẩu thả, phong phú đa dạng và phải phù hợp với nội dung bài học. Mỗi tiết dạy có sự đặc trưng riêng về cách tổ chức lớp và có những sáng tạo riêng của từng giáo viên. Đặc biệt đối với môn Âm nhạc lớp 5, việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy là hết sức cần thiết vì giáo viên không thể thao thao bất tuyệt với lý lẻ suôn hay chỉ hát “chay” từ ngày này qua ngày khác sẽ khiến học sinh nhàm chán và thiếu phấn khởi trong học tập. Vì đây là môn năng khiếu cần có sự bồi đắp và vun dưỡng từ giáo viên để tạo cơ hội cho những học sinh có năng khiếu bộc lộ mình, các em học HS không có năng khiếu cũng sẽ hiểu bài một cách chủ động hơn. Trong tất cả các tiết dạy, tôi chuẩn bị đầy đủ các đồ dụng dạy – học sẵn có để hỗ trợ việc dạy và học Âm nhạc như: Thanh phách, song loan, đàn Organ, băng đĩa, tranh phóng to các bài TĐN của lớp 5. Hoặc những nhạc cụ do các em tự chế như: chai nước nhựa, thanh tre nhỏ, những chiếc đũa… tất cả các đồ dùng dạy – học trên sẽ mang lại một tiết học sôi nổi đầy hào hứng. Tuy nhiên, nếu GV không biết phối hợp hoặc sử dụng những ĐDDH không thành thạo thì cũng không mang lại hiệu quả cao cho tiết dạy. Việc sử dụng thành thạo đàn Organ cũng là một yếu tố quan trọng. Cách bỏ hợp âm, dạo nhạc cũng sẽ thu hút HS hào hứng học hát và hát đúng giai điệu, vì vậy tôi thường xuyên học tập, sáng tạo, đổi mới cách đệm phù hợp với sắc thái của từng bài hát, sao cho tất cả các đối tượng HS đều biết hát đúng giai điệu hoặc ít nhất là hát theo giai điệu của bài hát. Sử dụng đàn Piano và Organ trong các tiết dạy Âm nhạc Cùng với đ
Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 5 Hứng Thú Đến Trường
Để mong muốn góp phần giải quyết thực tế nói trên đồng thời hoà nhập chung với tiến độ phát triển chung của xã hội, tôi muốn góp một phần nhỏ công sức nghiên cứu của mình qua việc tìm hiểu hứng thú đến trường cho học sinh để những ai quan tâm đến vấn đề này có được một số vốn kiến thức nhất định phục vụ cho việc giảng dạy nói riêng và trong cuộc sống đối với thế hệ trẻ thơ nói chung. Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài:
Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 5, để các em hứng thú đến trường, đồng thời tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy học sinh lớp 5 đạt hiệu quả cao hơn. Làm cho hoạt động dạy- học đạt kết quả tốt, giúp học sinh Tiểu học khơi nguồn cảm xúc, trí tuệ, không những giúp các em tiếp thu kiến thức bài học một cách dễ dàng mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các kiến thức. Khi đã lĩnh hội đựợc các em mới hứng thú đến trường. Đồng thời khắc phục những hạn chế trong quá trình dạy- học.
Để thực hiện đề tài của mình tôi đã chọn học sinh lớp … năm học ….trường Tiểu học ………làm đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện có kết quả cao đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau :
Bước đầu nghiên cứu đề tài tôi chọn Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu, phương pháp trên kết hợp với kiến thức và hiểu biết của mình đã hỗ trợ tôi có được một số kiến thức nhất định nghiên cứu ra sáng kiến này.
Thứ hai, để có số liệu, giới hạn nghiên cứu, đối tượng học sinh tôi chọn Phương pháp lựa chọn, điều tra, tôi có thể lựa chọn cho mình sản phẩm cần nghiên cứu.
Thứ ba, để nắm được đối tượng nghiên cứu và đạt được kết quả tôi chọn Phương pháp nghiên cứu thực tế, để tôi có thể giúp mình học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm đồng nghiệp, nắm được căn bản lí lịch từng em, …
Tiếp theo để có kết quả khảo nghiệm tôi chọn Phương pháp hỏi- đáp bước đầu tôi đã phần nào hiểu sản phẩm và có những số liệu nhất định.
Để có những số liệu cần thiết, chính xác về sản phẩm sáng kiến tôi chọn Phương pháp mô tả, phân tích giúp tôi có thể phân tích cụ thể sản phẩm.
Khi có số liệu tôi chọn Phương pháp so sánh và tổng hợp với phương pháp này tôi có thể so sánh, đối chiếu, tổng hợp sản phẩm khi chưa áp dụng và sau khi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Là một trường thuộc địa bàn xã EaHồ. 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc tại chỗ, các em tiếp xúc rất ít với Tiếng Việt, nên khi trẻ bước vào trường học gặp rất nhiều khó khăn. Các em vừa học kiến thức trên sách vở đồng thời vừa học giao tiếp với thầy cô, bạn bè bằng ngôn ngữ thứ hai. Việc truyền thụ kiến thức cho trẻ hiểu đã là một việc làm khó, truyền cho các em ham học, say mê với môn học, hứng thú đến trường lại là điều trăn trở của một giáo viên.
Vì thế là một người giáo viên Tiểu học, người ” viết ” lên những trang giấy trắng đầu tiên vào các em, “cấy” vào tâm hồn trẻ những điều tốt đẹp, chúng ta cần tạo cho các em sự yêu thích và phát triển một cách tốt nhất.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Vì thế, tạo hứng thú cho các em đến trường chỉ có thể người giáo viên là then chốt chứ không ai khác được. Một khi đã có hứng thú để các em tiến tới mục tiêu chung của Tiểu học: Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Nhưng để đạt được mục tiêu đó đâu phải một sớm một chiều mà là cả quá trình lâu dài, muốn làm việc đó có kết quả tốt thì trẻ cần có tình yêu và sự hứng thú thực sự nhưng đâu phải bắt học sinh yêu thích được mà phải truyền thụ và giúp các em hứng thú. Vì thế có nhà triết gia đã nói :
Người giáo viên là một kĩ sư tâm hồn, quá trình dạy học là cả một nghệ thuật, muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi người thầy không ngừng học hỏi, rèn luyện nâng cao chuyên môn, luôn có sự sáng tạo, cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học.
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học …….. và trao đổi với đồng nghiệp tôi đã có những nhận xét chung về thực trạng dạy học như sau:
Thuận lợi: Trường Tiểu học …….. Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp uỷ, các ban ngành và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu hiện nay xây dựng trường học khang trang, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.
Khó khăn: Học sinh trường tôi là đồng bào dân tộc tại chỗ (Êđê ), nói tiếng Việt chưa thành thạo, tiếp xúc ít với tiếng phổ thông, phương tiện thông tin đại chúng tiếp cận còn ít nên việc tiếp thu bài của các em hết sức hạn chế, khó khăn. Bên cạnh đó, phụ huynh đa số làm nông nghiệp, kinh tế còn nghèo nàn và phần đông chưa thực sự quan tâm đến con cái, do nhận thức chưa đầy đủ về công tác giáo dục nên nhiều bậc phụ huynh chủ yếu phó thác cho nhà trường…
Đối với học sinh lớp 5 trường tôi các kiến thức hiện nay không phải là đơn giản, dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội nên một số em thấy “học khó”. Học sinh đi học không đều, vắng học diễn ra thường xuyên, một số học sinh lớp 5 lớn tuổi nên không tự tin khi đến lớp, thậm chí có nguy cơ bỏ học giữa chừng, một số em chưa thực sự yêu thích đến trường. Vì vậy việc học tập của trẻ chưa đạt kết quả cao.
Nhiều giáo viên chưa đầu tư sâu, giúp học sinh yêu thích các môn học, hứng thú đến lớp mà chủ yếu truyền tải nội dung, kiến thức cho các em.
Xã hội có phồn vinh, đất nước có giàu mạnh trước hết cần những nhân tài, là mầm ươm tương lai của đất nước. Nhân tài không tự nhiên mà tồn tại và phát triển một cách hoàn thiện mà không qua trường lớp. Chính vì lẽ đó, đào tạo trẻ có kiến thức vững chắc, lâu dài thì cấp một chính là nền móng để nuôi dưỡng và phát triển nhân cách, tri thức, hoàn thiện cho một tương lai tươi sáng phía trước. Nhưng để các em cảm nhận thật trọn vẹn, đầy hứng thú, niềm vui mỗi khi bước chân vào trường học, lớp học không phải là điều đơn giản, mà đó là cả một nghệ thuật của người giáo viên.
Khi trẻ đã hứng thú đến trường thì đây chính là cơ hội cho các em lĩnh hội kiến thức, nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mỹ và phát huy trí tưởng tượng. Học tập sẽ hiệu quả hơn khi nó thực sự vui thích” (Perter Kline). Yêu thích đến trường các em sẽ không còn thấy “sợ học”, không còn thấy mệt mỏi khi các em hứng khởi tiếp nhận các kiến thức mà trước đây cho là khó, là “khô khan”, căng thẳng, nhàm chán. Hứng thú đến trường là miếng đất màu mỡ để trên đó tư duy hình tượng, tư duy logic học sinh nảy nở, phát triển. Trẻ sẽ tăng dần tính trách nhiệm với bản thân, với người khác. Để đạt được hiệu quả cao trong học tập trước hết cần rèn và truyền cho các em sự hứng thú.
Do vậy để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm hiện có ở thực tế. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 hứng thú đến trường. Đó là:
Một số trò chơi điển hình khi dạy các môn học lớp 5 như:
– Trò chơi ” Xì điện”.
Ví dụ: Môn Toán học:
Giáo viên chia lớp thành hai đội, phổ biến luật chơi ( trong quá trình chơi bạn nào một trong hai đội không nêu nhanh được kết quả sẽ mất quyền “xì điện”, giáo viên sẽ chỉ người khác), hướng dẫn cách chơi. Giáo viên đọc phép tính 78, 29 x 10 sau đó chỉ bất kì một em một trong hai đội, tức thì học sinh đó phải nêu nhanh được kết quả ( 782, 9). Kết quả ấy nếu đúng thì em đó có quyền đọc phép tính khác, học sinh ấy đọc: 265, 307 x 0, 01 (đọc và chỉ bất kì vào bạn của đội một), bạn đó đọc kết quả 2, 65307; rồi lại “xì điện” đến bạn tiếp theo của đội hai… Cứ như thế giáo viên và thư kí ghi lại kết quả. Hết thời gian quy định đội nào có nhiều bạn trả lời và kết quả đúng thì đội đó thắng cuộc. Giáo viên và cả lớp tuyên dương nhóm thắng và động viên nhóm chưa thắng.
Trò chơi này áp dụng trong các tiết luyện tập, luyện tập chung. Giúp học sinh thực hiện tốt nhân một số thập phân với một số thập phân. Các em thích thú, vui vẻ, hào hứng khi chơi. Sau khi tiết học kết thúc học sinh nhớ lâu và thực hiện tốt hơn các kiến thức và áp dụng tính nhanh hơn trong cuộc sống. Không những trong giờ học mà trong giờ ra chơi các em còn đố nhau và trở thành trò chơi rất thú vị…
– Trò chơi ” Tiếp sức”.
Ví dụ: Môn Khoa học:
Bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?
Giáo viên treo bảng phụ, kẻ hai cột ( Nên/ không nên). Chia lớp thành hai đội, phổ biến luật chơi, hướng dẫn. Giáo viên hô ” Bắt đầu” cột (1) nên, tức thì các nhóm dùng bút dạ ghi vào của nhóm mình. Học sinh thứ nhất của đội mình ghi xong về ngay chỗ đứng thì học sinh tiếp theo mới tiếp sức lên ghi tên các món ăn cần để cả mẹ và em bé đều khoẻ. Cứ như thế học sinh các nhóm tiến hành cho đến bạn cuối cùng, kết thúc trò chơi giáo viên và các nhóm cùng đánh giá rồi đếm (ví dụ: giáo viên đọc: thịt gà- tức thì học sinh đồng thanh hô: 1; giáo viên đọc: chuối- học sinh đồng thanh hô: 2,…cứ như thế đến món cuối cùng của đội) xem nhóm nào có nhiều thức ăn hợp lí, nhiều chất dinh dưỡng…thì đội đó sẽ thắng. Giáo viên cùng học sinh tuyên dương nhóm thắng cuộc,… Tiến hành tương tự như thế đối với cột không nên.
Tác dụng: Khi chơi học sinh hứng thú học tập, tiết học trở nên hào hứng, sinh động; học sinh thì vui vẻ, khắc sâu và nhớ kiến thức được lâu hơn. Qua trò chơi các em biết được tên một số thức ăn áp dụng món ăn nào nên và tốt, hợp lí cho cuộc sống. Đồng thời biết được và tránh những điều không nên cho bà mẹ và em bé trong thực tế thông qua trò chơi…và các trò chơi trên còn áp dụng nhiều môn học khác; đồng thời còn nhiều trò chơi khác áp dụng vào việc học tập tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh, giúp các em tiếp thu tốt chương trình học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
Điều quan trọng nữa mà mỗi giáo viên khi lên lớp không được quên đó là tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú cho các em.
Trong tiết dạy hay trong quá trình tổ chức trò chơi hoặc trong giờ sinh hoạt lớp giáo viên nên động viên, khuyến khích mặt tích cực, chỉ ra những ưu điểm dù là nhỏ nhất của trẻ để các em cảm thấy mình cũng quan trọng và tự tin hơn trong mắt người khác. Khi trẻ được khen trẻ sẽ đón nhận lời khen ấy với cảm giác vui sướng trẻ sẽ cố gắng thật nhiều sao cho xứng với lời khen ấy và chờ được khen những lần sau. Tránh chê bai hay dùng đòn roi khiến trẻ sợ hãi, mất hết hứng thú hoặc tệ hơn nữa là trẻ chán học, không muốn đi học, thậm chí là bỏ học. Do đó, giáo viên “Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác, nếu điều đó làm tổn thương bạn thì nó cũng sẽ tổn thương người khác”.
Đồng thời trong các cuộc họp phụ huynh, giáo viên cần trao đổi và nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh có con em thuộc diện khó khăn để lưu ý, quan tâm hơn trong năm học.
Bên cạnh đó, trong năm học giáo viên cần khen kịp thời và động viên những em có thành tích trong hoạt động học tập hay hoạt động phong trào.
Ví dụ cấp trên tổ chức phong trào: ” Giao lưu tiếng Việt”, hay chữ viết đẹp các cấp thì trước khi học sinh đi thi giáo viên nên động viên khuyến khích các em bằng lời nói, bằng cử chỉ yêu thương, bằng món quà nhỏ khích lệ.
Để tạo hứng thú đến trường cho học sinh lớp 5 và nâng cao chất lượng dạy- học tôi nghĩ đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất. Khi trẻ được thấy, được hoạt động trực tiếp trẻ sẽ nhớ rất lâu và khắc sâu những kiến thức mà giáo viên truyền thụ. Trẻ sẽ cảm nhận, nhớ lâu kiến thức thông qua đồ dùng dạy học. Do đó, tôi chuẩn bị tranh ảnh, đồ dùng dạy- học trước khi dạy thật tốt.
Để đạt được kết quả học tập tốt hay không người lĩnh hội chính là trẻ. Trước hết các em cần chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Cùng với các kiến thức lớp 5 như hiện nay đối với học sinh đồng bào dân tộc thiểu số thì việc học các kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng không phải là dễ nếu như các em không hứng thú tiếp thu, lĩnh hội thì sẽ khó vận dụng và thực hành những kiến thức đã học vào các tiết học sau.
Giáo viên cần làm sao tạo cho các em thích đến trường, muốn đi học. Chính yêu trường sẽ cho các em sự hứng thú, thích đến lớp trẻ cảm thấy các kiến thức đơn giản, dễ dàng và thoải mái hơn. Đồng thời sẽ đem lại cho các em vốn hiểu biết về thế giới xung quanh và nhìn đời thánh thiện hơn và phát triển tư duy và ngôn ngữ cho các em. Tiếp theo, cơ sở vật chất là yếu tố không thể thiếu để trẻ tiếp nhận và có hứng thú để đạt kết quả cao khi trẻ hứng thú đến trường.
Để học sinh lớp 5 có hứng học, hứng thú đến trường thì cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, … có tầm quan trọng rất lớn đối với các em:
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở các em vệ sinh trong và ngoài lớp học. Vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ. Trường học xanh, sạch, đẹp.
Một tiết học muốn giáo viên truyền thụ kiến thức để học sinh có hứng thú học tập thì đòi hỏi lớp học phải sạch, thoáng mát; các đồ dùng của lớp phải để ngăn nắp, gọn gàng; học sinh tự giác rửa tay chân, quần áo thì sạch sẽ; nề nếp học tập phải tốt. Muốn thế giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn các em trở thành thói quen như: rửa chân tay sạch sau khi lao động xong, quét lớp hàng ngày, lau lớp tuần hai lần, xếp dép thẳng hàng ngăn nắp dưới bậc thềm, lớp học luôn phải sạch như chính ngôi nhà của các em. Cô còn nhắc nhở trò không bẻ cành, ăn quà vặt, bỏ rác đúng nơi quy định. Để xứng đáng là Trường học thân thiện- Học sinh tích cực.
Chiều thứ 5 hàng tuần giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh lao động (nhổ cỏ xung quanh lớp, nhổ cỏ cho cây, quét) xung quanh lớp học của mình, cùng thầy tổng phụ trách hướng dẫn học sinh trồng thêm cây xanh, tưới nước những cây đã trồng, vệ sinh trường học ngày một đẹp hơn. Chính những điều này hỗ trợ không nhỏ trong việc tạo hứng thú đến lớp, đến trường cho các em. Vì đến trường lớp với ngôi trường sạch sẽ, khang trang, cây xanh che mát và bầu không khí trong lành khi các em chơi.
Trường sạch, lớp đẹp sẽ giúp các em hứng thú tiếp thu và vận dụng thực tế đó vào các môn học ( như môn Tập làm văn tả ngôi trường, sẽ giúp bài văn sinh động, giàu cảm xúc,…) đạt hiệu quả cao hơn trước nhiều.
Bên cạnh đó, lớp học phải có đủ ánh điện, độ chiếu sáng trong lớp học phải đủ. Đặc biệt là những lúc trời mưa, ánh sáng ngoài không chiếu đủ vào lớp. Ánh sáng tốt giúp cho các em nhìn rõ mọi những kiến thức mà giáo viên viết, những gì giáo viên giao nhiệm vụ. Chính điều này giúp học sinh hứng thú học tập.
Đồng thời, bàn ghế phải phù hợp với lứa tuổi các em, cho mọi học sinh ngồi học phải theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào Tạo,
Gia đình là tế bào của xã hội vì thế gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Một đứa trẻ phát triển tốt đòi hỏi phải sống trong một gia đình có cách giáo dục tốt. Mà muốn trẻ giáo dục tốt thì cần phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ, đây chính là nền tảng ban đầu của đứa trẻ. Đặc biệt trẻ học được tấm lòng vị tha, nhân ái, những điều hay lẽ phải trong cuộc sống thì bắt đầu bằng việc giáo dục và hành động của người lớn trước hết là gia đình.
Muốn tạo cho các em nguồn cảm hứng, sự hứng thú khi đến trường thì cha mẹ các em cần phải tạo cho các em một thói quen tốt ngay từ nhỏ và gần gũi với các em. Giáo viên cần trao đổi ngay với phụ huynh khi trẻ có hiện tượng vắng học, có biểu hiện chán học, không để hiện tượng vắng học, chán học kéo dài. Trao đổi với phụ huynh rằng: Một khi trẻ không thích đi học hay có một số biểu hiện chán học phụ huynh cần bình tĩnh hỏi han, cùng trẻ tìm ra nguyên nhân do đâu các em không thích đi học. Khi học sinh đã nói ra nguyên nhân mình không thích đi học như: Thấy cô đơn, không theo kịp kiến thức, bị điểm kém,…cha mẹ không nên trách mắng trẻ, nên tạo cho trẻ môi trường thoải mái để có hứng thú học tập. Cha mẹ học sinh cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho trẻ như thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, tạo cho các em lại niềm tin về bản thân, nên khuyến khích trẻ và nói những điều tốt về trường học.
Đồng thời đã qua thực tế và thấy: Do điều kiện ở đây còn khó khăn, một số gia đình quan tâm đã có tương đối đầy đủ đồ dùng nhưng một số gia đình chưa quan tâm và còn khó khăn về kinh tế nên chưa có cho các em đầy đủ đồ dùng học tập. Vì vậy, ngoài những dụng cụ nhà nước phát theo chế độ như sách giáo khoa, vở thì tôi tìm hiểu và cho học sinh thêm các dụng cụ học tập như bút, giấy vẽ,… hoặc mượn được một số đồ dùng ở thư viện trường để lớp có đồ dùng học tập tốt hơn.
Giáo viên cần trao đổi với phụ huynh, cần phối kết hợp với họ để ở trường giáo dục là giáo viên, còn ở nhà phần giáo dục của gia đình rất quan trọng. Đứa trẻ tiếp xúc với trường học đầu tiên ấy là gia đình.
Do đó, gia đình cần giành thời gian quan tâm, động viên, gần gũi trẻ, không nên vì hoàn cảnh khó khăn mà bắt con em mình ở nhà phụ giúp gia đình. Gia đình cần cộng tác với thầy cô giáo. Cha mẹ các em nên báo với giáo viên những lúc học sinh và gia đình cảm thấy khó khăn để giáo viên tìm hướng giải quyết, nếu vấn đề phức tạp giáo viên khó giải quyết sẽ nhờ sự giúp đỡ và kết hợp của Ban giám hiệu hay của cấp trên.
Ở nhà phụ huynh cần nhắc nhở, kiểm tra, đôn đốc việc học của các em.
Cần chuẩn bị bài, học bài, làm bài tập và kiểm tra đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
Là học sinh cuối cấp Tiểu học vì thế phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ lập thời gian biểu riêng hàng ngày, giờ nào học, giờ nào chơi, lúc nào phụ giúp gia đình,… hãy tạo điều kiện để trẻ vừa học vừa chơi, thấy việc học cũng vui, cũng bổ ích, lí thú chứ không nhàm chán, không phải là nhiệm vụ quá nặng nề đối với các em.
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp nhịp nhàng với giáo viên bộ môn như: Hát nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, …
Qua tiết học toán, tiếng Việt với những con số, phép tính,tìm hiểu bộ phận câu, … chuyển sang tiết Âm nhạc các em được học những bài hát yêu quê hương, yêu thầy cô, bạn bè, kết hợp với những nốt nhạc đầy cảm xúc làm cho tâm hồn các em hoà cùng những tình cảm ấy, nốt nhạc ấy giúp cho các tiết học sau của học sinh dễ hơn, hiệu quả hơn.
Môn Thể dục trẻ được tập các bài thể dục, các trò chơi bổ ích, lí thú. Qua giờ học này, các em sẽ khoẻ hơn, thư giãn, vui vẻ, hứng thú đến trường, hào hứng đến lớp.
Tiết Mỹ thuật giúp các em tưởng tượng vẽ ra trường học, con vật, đường giao thông, về thầy cô giáo kính yêu, bố mẹ, chú bộ đội yêu quý, chúng tôi vào lòng các em biết bao tình cảm, tình yêu thể hiện qua nét vẽ, chiếc bút màu đầy mầu nhiệm. Chính những đồ dùng, tiết học tưởng chừng như đơn giản đó nhưng chưa đựng bao nhiêu điều hay, điều tốt về thế giới xung quanh của cuộc sống. Giúp các em bổ sung thêm vốn phong phú về cái đẹp trong tâm hồn non nớt của mình.
Để chất lượng dạy – học ngày càng cao và kịp với các trường bạn trong huyện nhà thì không những dạy học sinh biết kiến thức mà còn dạy các em có kiến thức, nhớ lâu và áp dụng kiến thức đó vào trong các môn học cũng như trong cuộc sống, để có được điều ấy thì bên cạnh người giáo viên truyền cho trẻ hứng thú và từ những bài học trên lớp để lớp học tiếp thu, liên hệ và áp dụng vào trong cuộc sống. Cần phối kết hợp nhịp nhàng với các đoàn thể như khi họp Đảng đồng chí Bí thư chi bộ luôn triển khai và trao đổi với giáo viên nhắc học sinh đi học đều, cần chuẩn bị kĩ bài và đồ dùng dạy học trước khi đến lớp.
Trong các buổi chào cờ đầu tuần thầy tổng phụ trách nhắc nhở: không bẻ cành, hái hoa, yêu thương mọi người, chăm học, đi học chuyên cần, khen ngợi kịp thời nhưng học sinh có thành tích trong học tập,…. Chính những điều đó đã hình thành đức tính tốt và tạo hứng thú cho các em đến trường.
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức một số hoạt động ngoại khoá ngoài giờ và xen kẽ các buổi học để thu hút học sinh đến trường.
Học sinh hứng thú đến trường, yêu thích môn học, chất lượng học tập được nâng lên. Học kì I vừa qua một số em đạt học sinh tiên tiến. Nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh rất phấn khởi.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Qua một thời gian lớp có chuyển biến rõ rệt về chất lượng học tập. Trong giờ học có sự kết hợp giữa giáo viên và học sinh nhịp nhàng, tình trạng thụ động tiếp thu bài không còn nữa, không khí học tập trở nên sôi nổi, tiết học nhẹ nhàng, học sinh thực sự có hứng thú khi đến lớp, đến trường; đi học không phải là sự ép buộc mà đi học rất lí thú và cần thiết, là niềm vui mỗi ngày của các em.
So với trước khi áp dụng đề tài thì đa số các em đã rất yêu thích và thích đến trường chỉ còn một vài học sinh chưa thích trong lớp tôi áp dụng.
Đồng thời yêu thích đến trường vì theo các em đến trường tiếp thu những điều thú vị, thầy cô giáo rất gần gũi với các em, có nhiều bạn bè chơi rất vui,…
Các em đã có hứng thú đến trường, so với trước đây thì bây giờ các em đã chuẩn bị đồ dùng học tập và chuẩn bị bài chu đáo, đã tích cực tham gia vào các hoạt động học tập cũng như các hoạt động tập thể khác.
Trẻ thật sự muốn đến trường, đối với các em đến trường có những điều đầy thú vị và bổ ích. Trẻ hứng thú và yêu thích đến trường làm cho trẻ mạnh dạn hơn trong học tập, dẫn đến đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp,…
Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa các em với nhau được gần gũi hơn. Học sinh bộc lộ lên những ý muốn, những sở thích riêng của mình với bạn bè với thầy cô.
Việc vận dụng những kinh nghiệm đó đã nâng cao hiệu quả của giờ lên lớp, phát huy được tính chủ động sáng tạo và tạo được niềm cảm xúc, sự hứng thú say mê thực sự đối với học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu và qua kinh nghiệm dạy học, tôi rút ra một số kết luận sau :
Trong quá trình dạy học muốn đạt hiệu quả cao phải nắm được đặc điểm của từng môn học. Vì vậy, để học sinh hứng thú đến trường. Dạy học tốt các môn và đạt hiệu quả cao người giáo viên cần nắm được đặc điểm của từng môn trong chương trình và đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương học sinh. Trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình cũng như tạo hứng thú cho học sinh. Chuẩn bị tốt bài dạy, biết kết hợp hài hoà giữa các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học sinh, kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh, kết hợp giữa giáo viên và đoàn thể…tôi thiết nghĩ việc tạo hứng thú đến trường không còn là băn khoăn, vướng mắc của người giáo viên nữa.
Trường tôi, học sinh là con em dân tộc tại chỗ việc tiếp thu kiến thức rất hạn chế và khó khăn hơn nhưng chỉ sau một thời gian áp dụng các biện pháp, giải pháp trên tôi thấy kết quả tăng lên rõ rệt. Thông qua đây tôi thấy hoạt động dạy học được tiến hành nhẹ nhàng, sinh động. Các em được lôi cuốn vào quá trình học một cách tự nhiên, đến trường đầy hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi căng thẳng trong quá trình học tập. Các giờ học sẽ nhẹ nhàng hơn, không còn khô khan, cứng nhắc, nhạt nhẽo nữa. Nội dung giáo dục mà giáo viên truyền đạt tới học sinh sẽ được các em tiếp thu dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Chất lượng dạy học được nâng lên. Vì thế, thiết nghĩ vấn đề này không chỉ áp dụng có hiệu quả riêng cho trường tôi mà có thể áp dụng hiệu quả đến những ai quan tâm đến vấn đề này.
Để nâng cao chất lượng học tốt và hứng thú đến trường cho học sinh, tôi xin có một vài đề xuất sau:
Về phía nhà quản lí giáo dục phải tăng cường nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát quá trình dạy học một cách sát sao hơn.
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường, có đầy đủ các bộ tranh ảnh, có sách tham khảo, các loại băng hình cho giáo viên phục vụ cho việc dạy học các môn.
Phát huy tối đa hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các trường có phong trào.
Cần có các buổi ngoại khoá, các trò chơi bổ ích ngoài giờ lên lớp nhiều hơn.
Về phía phụ huynh cần quan tâm, chú ý đến các môn học và tạo những thói quen tốt ngay từ nhỏ cho các em.
Áp dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực của học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
– Công văn số 237/PGD&ĐT “V/v Triển khai làm Sáng kiến kinh nghiệm” Năm học 2013-2014.
– Danh ngôn về học tập.
– Luật giáo dục -1998
– Bùi Phương Nga, Lương Việt Thái…Khoa học 5/Tập 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn- Văn học dân gian Việt Nam – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 1996…
– Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hoà Bình, Trần Mạnh Hưởng…Sách giáo viên lớp 5 Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
– Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Thị Hạnh…Tiếng Việt 5/Tập 1, tập 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Skkn Một Số Biện Pháp Gây Hứng Thú Học Tiếng Anh Cho Học Sinh Tiểu Học
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dương Chức vụ: Giáo viên tiếng Anh Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Lợi Trình độ đào tạo: Đại học Môn đào tạo: Giáo viên tiếng Anh 1
tháng 3 năm 2016
I.Phần Mở Đầu I.1. Lí do chọn đề tài: Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển cả về văn hóa lẫn kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên trường quốc tế hay không tất cả phụ thuộc vào công học tập của các cháu”. Đúng vậy, một quốc gia có giàu mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ trẻ. Vì thế Đảng và nhà nước coi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển cực nhanh, internet trở thành nguồn cung cấp thông tin đa dạng và kiến thức quý báu nhanh nhất, mới nhất, và tiết kiệm nhất. Hiện nay hơn 10 tỷ trang web trên thế giới đã sử dụng tiếng Anh làm phương tiện truyền thông, quảng bá, trao đổi thông tin, học tập và nghiên cứu. Nếu muốn tìm kiếm thông tin về một vấn đề bạn quan tâm mà chỉ gõ vài từ đơn giản bằng tiếng Việt thì không đủ tư liệu cho công việc của bạn. Vì thế bạn phải nhập từ bằng tiếng Anh. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho qúa trình hội nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện .Vì thế một vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc dạy và học Tiếng Anh trong các nhà trường phổ thông một cách có hiệu quả đồng thời tạo được hứng thú học tập ngoại ngữ cho học sinh. Bồi dưỡng hứng thú học tập là một việc làm thiết thực và có tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh bởi vì “không thể làm tốt việc nếu mà ta không có hứng thú với việc đó”. Đối với học sinh tiểu học cũng vậy, các em không thể học tốt nếu không có hứng thú với việc tiếp thu bài trên lớp cũng như chuẩn bị bài ở nhà. Ngay từ những buổi học đầu tiên, hãy gieo vào tâm hồn các em những niềm say mê đối 2
II.1 Cơ sở lí luận Trong đề án 1400 về”Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 với nội dung mục tiêu là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: ” Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
4
Ở cấp tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu thiếu tính kỷ luật và kiên trì. Không thể giữ trẻ trong khuôn khổ suốt một tiết học được, Trẻ chỉ thích được vui chơi, chạy nhảy hay tham gia các hoạt động sinh động, hấp dẫn…Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra cho giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay là cần quan tâm nhiều hơn đến việc hình thành và bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh bằng các phương pháp dạy học mới mẻ, phù hợp và thực sự có hiệu quả. Do vậy, mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra những cách thức, những con đường thuận lợi nhất để đạt được mục đích đó. Có thể nói làm thế nào để vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh vừa thực hiện tốt mục tiêu của tiết dạy là sự trăn trở của tất cả giáo viên. II.2.Thực trạng Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ từ nhỏ sẽ nâng cao khả năng làm việc của não bộ, phát triển tư duy và tạo điều kiện để trẻ nắm vững và sử dụng ngoại ngữ như một ngôn ngữ thứ hai tự nhiên và hiệu quả hơn. Trong quá trình đổi mới, thay sách, dạy theo phương pháp mới, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Bộ GD-ĐT) đã đổi mới toàn bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay, từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ… Để đáp ứng cho việc đổi mới này và thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự đổi mới trong cách dạy của chính mình sao cho đáp ứng được xu thế chung của xã hội. Chính vì vậy dạy và học tiếng Anh trong trường tiểu học ngày càng được các quốc gia không nói tiếng Anh quan tâm và đầu tư mạnh mẽ các nguồn lực, nhằm xây dựng được chương trình giảng dạy và khảo thí tối ưu, đảm bảo các yêu cầu đầu ra về trình độ tiếng Anh của học sinh. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh trong trường tiểu học cũng cần giải quyết nhiều câu hỏi: thế nào là môi trường học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ tiểu học? Giáo viên có nắm rõ tâm lý học phát triển của trẻ ?Giáo viên có đủ các kỹ năng cần thiết để chuyển giao kiến thức một cách thân thiện, gần gũi 5
để trẻ tiếp thu tích cực ? Cách thức kiếm tra đánh giá có phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ và đảm bảo thể hiện đúng năng lực của trẻ? a.Thuận lợi- khó khăn. * Thuận lợi: Trường nằm trên trục đường tỉnh lộ nên thuận lợi cho học sinh đi lại.Được sự quan tâm của ban lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương, và ban giám hiệu trường tiểu học Lê Lợi luôn tạo điều kiện tốt nhất để cho học sinh được phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn về thể chất.Trường có một đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn và luôn tâm huyết với nghề. * Khó khăn: Do học sinh chủ yếu là học sinh dân thiểu tộc số gia đình kinh tế khó khăn nên thiếu thốn về sách vở học tiêng Anh .Đối với học sinh lớp 3 còn gặp nhiều bỡ ngỡ vì năm nay là năm đầu tiên các em làm quen với môn học và tiếp xúc ngôn ngữ mới. b.Thành công- Thành công: * Thành công : Khi đề tài này được tiến hành các học sinh rất hứng thú với các biện pháp được áp dụng.Các em mong đợi đến tiết học để các em được tham gia vào các trò chơi. * Hạn chế: Do điều kiện của trường không đáp ứng đủ tài liệu và nguồn tài liệu chưa phong phú, khuôn viên lớp học quá nhỏ mà số lượng học sinh đông. Vì thế chưa khai thác hết được khả năng của các em. c.Mặt mạnh-mặt yếu: -Mặt mạnh: -Giúp các giáo viên tiếng anh thu hút được các đối tượng học sinh và đạt hi ệu quả cao trong các tiết dạy. – Giải quyết được khó khăn trong việc dạy môn Tiếng Anh. – Đề tài này có thể áp dụng ở nhiều trường tiểu học và ở mọi đối tượng học sinh. -Mặt yếu: -Một số học sinh chưa phát huy hết khả năng của bản thân trước tập thể. d.Các nguyên nhân, yếu tố tác động: * Nguyên nhân 6
+ Muốn làm thay đổi hình thức hoạt động, tạo không khí lớp học dễ chịu, thoải mái. + Giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa kiến thức, đồng thời phát triển khả năng giao tiếp ở trẻ. *Các yếu tố tác động Vì sao học sinh không thích các tiết học Tiếng Anh? Phần lớn các tiết học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, học sinh lắng nghe và làm theo, không có tính giao tiếp. Hình thức tổ chức đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với học sinh Nội dung kiến thức trong một tiết học là quá nhiều cộng với việc phân chia sĩ số lớp theo qui định hiện nay là quá đông đối với một lớp học ngoại ngữ chính vì vậy nên thật khó có cơ hội cho tất cả các em được thực hành tiếng trong một giờ học cũng như việc vận dụng lí thuyết để làm các bài tập trong sách workbook. Giáo viên thiếu sự gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em. Phần lớn phụ huynh không biết Tiếng Anh, cơ hội giao tiếp với người bản xứ ít nên học sinh không có cơ hội thực hành nói. e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Ở trường chúng tôi, Tiếng Anh còn khá xa lạ với nhiều trẻ em, phần đa trẻ trước khi đi đến lớp học Tiếng Anh chưa biết từ Tiếng Anh nào. Các bậc phụ huynh, chính các em học sinh chưa nắm bắt được tầm quan trọng của môn học này, nên việc dạy – học môn Tiếng Anh ở địa phương tôi còn gặp không ít khó khăn, hơn nữa các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học cũng đang thiếu thốn nhiều. Chính vì vậy mà tôi luôn băn khoăn làm thế nào để học sinh thích học môn Tiếng Anh, làm thế nào để việc học của học sinh có hiệu quả. Bên cạnh đó có thể hiểu rằng hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối với việc học, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích và cao nhất là niềm đam mê đối với một đối tượng trong quá trình học. Đối với mỗi mức độ của hứng thú, học sinh ở những lứa tuổi khác nhau 7
46 học sinh Trước khi áp dụng
đề tài
8
Trước
8
17
Kĩ năng nói
10
28
22
61
3
7
85
Kĩ năng đọc – viết 3,75 – 4
Trước
2,75 -3,5
2,0 – 2,5
<2
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4
8,7
9
19,6
13
28,3
20
43,4
-Tổng hợp 4 kĩ năng
Hiệu quả của đề tài Trước khi áp dụng đề tài III.Giải pháp – biện pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.” Giáo viên chính là những người gieo hạt.Vậy để có mầm xanh khỏe mạnh đáp ứng được nhu cầu cao của thời đại công nghệ và hội nhập thì bản thân mỗi giáo viên ngoài việc phải luôn tìm tòi, trau dồi nghiệp vụ của bản thân, còn luôn trăn trở với công việc trồng người này. Để góp phần năng cao năng lực và ham mê học tập của học sinh hơn thế nữa giúp các em có một nền tảng và tâm thế vững vàng cho các cấp học sau.Tạo không khí thoải mái cho trẻ khi tiếp cận với một ngoại ngữ mới một cách nhẹ nhàng. Thêm vào đó giúp các trẻ em phát triển tính tò mò, hứng thú và mong muốn nói được một thứ tiếng khác tiếng mẹ đẻ tạo thành động cơ, sự ham thích học ngoại ngữ. b.Nội dung -cách thức thực hiện giải pháp b.1.Biện pháp thứ nhất: Giúp trẻ có phong thái thật thoải mái trong giờ học. Biến mỗi tiết học là một niềm vui. 9
Hay nói cách khác là giúp trẻ say mê việc học, bằng cách lôi cuốn trẻ bằng những câu chuyện thú vị, những bài hát thường nghe. Giáo viên thường xuyên đọc những đoạn thơ Tiếng Anh mà trẻ thích cho trẻ chúng tôi đọc kết hợp gõ phách và chú ý trước khi đọc giáo viên phải quảng bá tính hấp dẫn của đoạn thơ đó. Giáo viên gọi hai em đứng cách xa nhau đứng lên đọc lại mẫu đoạn thơ. Một em đọc câu thứ nhất, em kia đọc một câu thứ hai cho cả lớp nghe. Đôi khi có thể kết hợp một em học sinh cùng với giáo viên để gia tăng sự chú ý cho học sinh. Hãy để trẻ cùng vui chơi ca hát với tiếng Anh. Để trẻ nghe từng câu, từng câu trong bài hát Tiếng Anh và dạy trẻ hát lại câu hát đó. Nhũng bài hát ngắn gọn dễ nhớ và giải nghĩa tiếng Việt để trẻ hiểu. Việc dạy trẻ hát và nghe các bài hát Tiếng Anh rèn luyện kỹ năng nghe cho trẻ rất tốt. Không chỉ âm nhạc mà những hình vẽ ngộ nghĩnh khi giáo viên vẽ để giới thiệu từ cũng sẽ gây sự chú ý cao độ từ phía trẻ, trẻ con thường rất tò mò, trước hết chúng xem cô giáo vẽ con gì, cái gì, đẹp hay xấu và để lại cho trẻ dấu ấn dễ nhớ, mà lại khắc sâu. Nhìn vào hình vẽ trẻ sẽ đọc từ vựng tương ứng hoặc viết từ xuống dưới hình hay đặt câu có chứa từ của hình vẽ minh họa. Với một hình vẽ nhưng có thể giới thiệu cho học sinh nhiều tình huống sử dụng khác nhau. Ví dụ: Với bức tranh vẽ một quả táo giáo viên có thể yêu cầu học sinh hoàn thành bốn câu sau: 1. I like an……. (apple) . 2. My favourite fruit is an….. (apple) 3. I have got an …………. (apple) 4. chúng tôi for you (apple) Nhiều người vẫn thường hay đùa giáo viên cấp 1 là một nghệ sĩ tài ba với tài biến hóa:Không chỉ vẽ tranh, đọc mẫu, viết mẫu mà còn làm động tác, sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt: Tiếng con vật(chim, chó, mèo…) hành động(nhảy, hát…). Học sinh sẽ đoán từ qua điệu bộ cử chỉ của người giáo viên hay có thể bắt chước vừa đọc, vừa làm điệu bộ. Thủ thuật này lôi cuốn toàn bộ các em tham gia bởi trẻ có cơ hội được thể hiện năng khiếu của mình. Qua đó giúp trẻ hình thành sự độc lập và sự tự tin. 10
b.2.Biện pháp thứ hai: Thường xuyên tổ chức các trò chơi tập thể. Mỗi tổ sẽ chịu trách nhiệm tổ chức sinh hoạt lớp một tuần.Kế hoạch sinh hoạt lớp sẽ được giáo viên thông qua và thực hiện.Khi các em tự tổ chức các em sẽ cảm thấy vai trò của mình quan trọng hơn. Giáo viên có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của học sinh bằng cách trao cho các em một số chức vụ. Đây là cách khá hiệu quả vì các em sẽ gắng hết sức để khẳng định mình.Các em có khả năng sáng tạo theo cách các em mong muốn. Chính các em đã biến giờ sinh hoạt lớp đơn thuần và nhạt nhẽo thành thú vị, sôi động. Một số trò chơi như tổ chức thi “Rung chuông vàng” giữa các tổ với nhau. “Đường lên đỉnh Olympia”. Nội dung câu hỏi do các em tự sưu tầm và có ý kiến của giáo viên để cho câu hỏi sát với nội dung bài học mà chống nhàm chán.Các tiết mục đọc thơ, hát, kịch hay đố vui bằng Tiếng Anh cũng được đan xen.Tham gia vào trò chơi giúp các em cảm thấy thoải mái vừa ôn lài kiến thức vừa trút bao căng thẳng mệt mỏi của giờ học tập. Giúp các em có một tâm thế thoả mái cho những tiết học tiếp theo. b.3. Biện pháp thứ ba: Trẻ em học tiếng anh qua phương pháp học mà chơi-chơi mà học. Để thu hút trẻ em học tiếng anh tốt nhất là nên thu hút trẻ em vào những trò chơi đơn giản giúp trẻ em tiếp cận với tiếng Anh dễ dàng hơn. Lưu ý nên chọn lựa trò chơi phù hợp với cả lớp để tất cả học sinh đều được tham gia.Trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi. Và tránh hình phạt mang tính bôi nhọ danh dự các em. Cách tổ chức chơi một số trò chơi: TRÒ CHƠI 1: “DÀI – NGẮN – CAO – THẤP” * Mục đích giải trí: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt * Mục đích giáo dục: Luyện khả năng nghe về tính từ chỉ độ dài * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Thời gian: 3 – 5 phút * Cách chơi: 11
Giáo viên phổ biến trò chơi gồm 4 động tác: Giơ hai tay lên trước mặt theo chiều thẳng đứng một khoảng. Khoảng cách giữa hai tay xa nhau (Cao-Tall) tương tự Giơ hai tay lên trước mặt chiều thẳng đứng có một khoảng. Khoảng cách giữa hai tay gần nhau(Thấp -short), tiếp tục giơ hai tay lên trước mặt theo chiều ngang có một khoảng. Khoảng cách giữa hai tay xa nhau (Dài -long) Tương tự giơ hai tay lên trước mặt theo chiều ngang có một khoảng. Khoảng cách giữa hai tay gần( Ngắn -short) và yêu cầu học sinh làm theo lời hướng dẫn mà không làm theo hướng tay chỉ của giáo viên. Lần đầu giáo viên làm đúng như vậy vừa hô để tạo cho các em có định hướng về từ vựng. Sau đó giáo viên bắt đầu hô một đường nhưng làm một nẻo. Ví dụ. Một người quản trò hô “Short” và Khoảng cách giữa hai tay xa nhau. Học sinh hô “short” vừa nhìn người quản trò làm lưu ý khoảng cách giữa hai tay gần nhau chứ không làm khoảng cách giữa hai tay xa nhau.Nếu học sinh hô hoặc làm khác phải thì bị bắt phạt TRÒ CHƠI 2: “Slap the board – Đập bảng” * Mục đích giải trí: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt * Mục đích giáo dục: Luyện và thực hành một số từ vựng. * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Thời gian: 3 – 5 phút * Cách chơi: Giáo viên viết từ vựng lên bảng gọi một bạn làm trọng tài, ghi điểm và hai bạn lên làm người chơi. Giáo viên hướng dẫn luật chơi. Hai người chơi mặt quay xuống lớp , khi trọng tài gọi bất kỳ bạn nào đứng lên đọc từ có thể là Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt thì người chơi sẽ nhanh tay đập vào từ vừa nghe.Ai đập nhanh và chính xác ghi được năm điểm hai người chơi sẽ được nghe năm lần.Sau đó trọng tài tổng kết tuyên bố người thắng cuộc. Do đó tất cả đều phải thật sự lắng nghe để xem bạn nhắc đến ai và từ gì rồi qua đó giáo viên đã giúp học sinh nhớ từ cũng như là rèn sự tập trung. Đồng thời rèn được cho học sinh 2 kĩ năng nghe, nói cùng một lúc.
12
Ví d ụ: Giáo viên muốn ôn lại từ vựng về gia đình.Giáo viên sẽ viết từ lên bảng. TRÒ CHƠI 3:
” Xì điện”
* Mục đích giải trí: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt * Mục đích giáo dục: Luyện và thực hành một số từ vựng và ngữ pháp. * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Thời gian: 3 – 5 phút * Cách chơi: Đây là một hình thức gần giống như thủ thuật “Repitation drill”, với thủ thuật này trẻ cần tập trung cao độ, mắt nhìn và tai nghe để phản xạ nhanh lại theo yêu cầu của cô giáo. Giáo viên dùng những thẻ của bộ sách giáo khoa, giáo viên đưa thẻ (hình vẽ minh họa) và đọc từ tương ứng. Nếu từ giáo viên đọc là từ của hình vẽ thì học sinh đọc theo và vỗ tay, nếu từ giáo viên đọc không đúng với hình vẽ thì học sinh đọc to từ chúng tìm ra nhưng không vỗ tay. Để không nhàm chán có thể thay bằng cách đứng lên nếu cô đọc đúng với hình còn sai thì ngồi yên. Nếu phòng học rộng thì cho học sinh xếp thành hai hàng dọc sau đó giáo viên đọc nếu đúng thì nhảy qua phải một bước nếu sai đứng yên. Như vậy tiết học sẽ trở nên sôi nổi và học sinh sẽ được củng cố từ vựng một cách hào hứng. V í d ụ: Để giúp học sinh nhớ mẫu câu: Quản trò(xung phong) đưa cây bút và hỏi “Is it a book?” thì học sinh trả lời “Yes, it is” đồng thời vỗ tay(đứng lên) Nếu giáo viên đưa cây bút mà hỏi “Is it a book?” thì học sinh trả lời “No, it isn’t” và không vỗ tay(ngồi im). TRÒ CHƠI 4:
“Pass the ball-chuyền bóng”
* Mục đích giải trí: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt * Mục đích giáo dục: Luyện và thực hành một số từ vựng và mẫu câu * Số lượng người tham gia: Cả lớp
13
– All right, that’s all for day. – We’ll finish this next time. – Remember your homework. – See you again on Monday. Khi giáo viên gây ra sai sót trong lớp học có thể xin lỗi học sinh bằng cách: – I’ll be back in the moment. – I’m sorry. – I’ve made a mistake on the board. -Xin phép ra ngoài/ vào lớp -May I go out? -May I come In? Cảnh báo học sinh khi các em gặp sai lầm: – Be careful / Look out / Watch out. – Mind / watch the step. Hoạt động trong sách giáo khoa: . – Open your books at page 10. – Turn to page 10, please. -Look at the dialog on page 10. – Stop working now. – Put your pens down. – Let’s read the text aloud. – Do you understand everything? Làm việc nhóm: – Work in pairs. – Work together with your friends. – Work in groups – Discuss it with your partner Làm việc trên bảng: – Go to the board, please. 15
– Go to the board and write the sentence out. – Are these sentences on the board right? – Anything wrong with sentence 1? – Everyone, look at the board, please. Câu mệnh lệnh: – Close your books. -Open your book. – Sit down and be qiuet. -Look, listen, stop. Yêu cầu (tương tự câu mệnh lệnh nhưng dùng ngữ điệu thấp hơn): – Come here, please. – Can/Could you say it again? – Raise your hand -Listen and repeat -Look, listen and repeat. – Don’t open your book, please! – Don’t talk in class! -Stand up, please! – Thank you! sit down, please ! – Keep quiet/silent, please! – Be quiet, please! -Gợi ý – Let’s start now. – What about if we translate these sentences? – You can leave question 1 out. – There is no need to translate everything. Câu hỏi: – Do you agree with A? – Can you all see?
16
nói tiếng Việt có thể giúp con mình luyện tập tiếng Anh tại nhà, phụ huynh cần nhớ kĩ 2 điều sau: tích cực học và luyện tập đúng cách, tránh quá tải các bài tập làm trên giấy. Thế nào là tích cực học và luyện tập đúng cách? Thường thì phụ huynh bắt con em mình thức dậy sớm mỗi sáng đề học ngữ pháp, buổi tối sẽ là làm những bài tập ngữ pháp hay các bài nghe từ đĩa CD, thậm chí theo học nhiều giáo viên một lúc. Và rồi họ băn khoăn vì sao với lịch học dày đặc đó mà không thấy sự tiến bộ của các em khi giao tiếp tiếng Anh hay vì sao các em không mạnh dạn nói tiếng Anh nhiều hơn khi đến lớp. Lý do dường như rất rõ ràng: bởi chính các bậc phụ huynh đã làm cho con mình ghét tiếng Anh với một lịch học quá căng thẳng. Sau mỗi ngày làm việc, không ai muốn tiếp tục phải làm quá nhiều bài tập về nhà. Do đó, giao cho các em một núi bài tập về nhà sẽ biến việc học tiếng Anh thành một hình phạt đáng sợ và hoàn toàn chán ngắt. Vốn dĩ việc học một ngôn ngữ mở ra một cánh cổng đến với thế giới của ngôn từ, ý tưởng, giải trí, du lịch và giáo dục. Các bà mẹ ép con mình làm nhiều bài tập bởi họ đều yêu con mình và mong các em thành công. Tuy nhiên, phương pháp đó chỉ đơn giản là phản tác dụng. Nếu trẻ không thích nói tiếng Anh thì chúng sẽ không bao giờ nói. Và nếu trẻ không nói tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có thể tiến bộ. Vì sao cần tránh quá tải việc làm bài tập trên giấy? Bài tập trên giấy chính là những cách luyện tập bị động, tuy có ích nhưng tác dụng lại rất hạn chế. Bài tập trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học và một hoặc hai bài tập có thể giúp các em ghi nhớ ngữ pháp. Nhưng không thể thực sự luyện một ngôn ngữ theo cách đó. Ví dụ như khi bạn đã hoàn thành một lượng bài tập trên giấy về một cấu trúc mới học, tiếp tục làm thêm những bài tập lặp lại tương tự sẽ hầu như không còn tác dụng. Vì đó là lúc bạn cần vận dụng những cấu trúc đó trong giao tiếp, lắng nghe mọi người sử dụng chúng và sử dụng trong văn viết. Phương thức luyện tập này giúp kết nối não bộ của con người một cách hiệu quả và lâu dài hơn những cách luyện tập thụ động. 18
c.Điều kiện thực hiện biện pháp. Để thực hiện được các biện pháp này giáo viên Tiếng Anh và giáo viên chủ nhiệm cũng như các bậc phụ huynh cần phối hợp với nhau để tiến hành đông bộ. Trước khi thực hiện cần xác định những yêu cầu và mục đích của việc thực hiện. – Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết học. – Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. d. Mối quan hệ giữa các biện pháp. Các biện pháp này có một mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể tách rời hoặc bỏ đi một biện pháp nào ở trên. Chỉ khi phối hợp các biện pháp trên với nhau thì mới đem lại kết quả cao. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Năm học 2015-2016 là năm thứ tư tôi được phân công giảng dạy tiếng anh ở khối 3 Trong ba năm tôi giảng dạy đã tiến hành áp dụng phương pháp học mới vào khối ba.Vào đầu năm học 2015-2016 tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra và có trò chuyện với các em ở khối chúng tôi điều tra và trò chuyện tôi được biết phần lớn các em mong chờ đến tiết học . II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Tôi đã tiến hành thăm dò 46 học sinh thuộc khối 3 Phiếu điều tra
Trước khi áp dụng các biện pháp gây hứng
-Kết quả điều tra: Rất thích
46 học sinh Trước khi áp dụng
đề tài Sau khi áp dụng
15
Thích
Bình thường
Không thích
20
43,5
6
13,04
5
10,8
đề tài
Trước
8
17
Kĩ năng nói
10
28
30
61
%
4
9
7
85
quan hơn trước. Đây là kết quả thu được từ học kì I năm học 2015-2016 như sau:
Kĩ năng đọc – viết 3,75 – 4
2,75 -3,5
2,0 – 2,5
<2
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4
8,7
9
19,6
13
28,3
20
43,4
14
30
16
35
12
26
4
8,7
-Tổng hợp 4 kĩ năng 20
Đề Tài Một Số Biện Pháp Nhằm Tạo Hứng Thú Và Tăng Tính Tích Cực Trong Học Tập Cho Học Sinh Học Yếu Môn Toán 7
MỤC LỤC Trang 1 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 4 2 Lý do chọn đề tài. 4 3 Mục đích nghiên cứu: 5 4 Đối tượng nghiên cứu: 5 5 Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu: 5 6 Nhiệm vụ nghiên cứu: 5 7 Phương pháp nghiên cứu: 6 8 Thời gian nghiên cứu: 6 9 Phần thứ hai: NỘI DUNG 6 10 Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài. 6 11 1) Cơ sở lí luận: 6 12 2) Cơ sở pháp lí: 7 13 Chương II: Thực trạng của đề tài. 8 14 1) Thuận lợi 8 15 2) Khó khăn 8 16 3) Tiến hành khảo sát thực trạng 9 17 4) Đánh giá chung về kết quả điều tra 10 18 5) Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng 11 19 6) Phương hướng giải pháp 11 20 Chương III: Giải quyết vấn đề 12 21 1) Với hoạt động giảng dạy của giáo viên 12 22 2) Với hoạt động học tập của học sinh 13 23 3) Kết quả đạt được 14 24 Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 25 1) Bài học kinh nghiệm: 16 26 2) Kiến nghị: 17 27 3) Hướng nghiên cứu mới: 18 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: – Cùng với kiến thức của các môn học khác, những kiến thức Toán học phổ thông nói chung và những kiến thức Toán 7 nói riêng có vai trò rất cần thiết đối với học sinh trong cuộc sống, cụ thể như: việc đo lường, tính toán các bài toán thực tế; phục vụ việc học nghề, học các môn học khác, học các cấp học cao hơn.v.v… – Qua thực tế giảng dạy môn Toán lớp 7 một số năm học tại Trường THCS xã Việt Xuân tôi nhận thấy đa số học sinh ở đây chưa có sự hứng thú, chưa có được những niềm vui trong học tập bộ môn Toán; do đó hiển nhiên là kết quả học tập của các em học sinh thể hiện qua các bài kiểm tra còn nhiều điểm yếu, điểm kém; nhiều em có xếp loại trung bình môn Toán các học kì và cả năm dưới 5,0. – Với thực trạng ấy, yêu cầu đặt ra với giáo viên giảng dạy bộ môn Toán 7 là phải làm thế nào? phải tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập ra sao ? để tạo được cho học sinh có sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Toán và đặc biệt là phát huy được tính tích cực cho các em học sinh trong quá trình học tập môn Toán 7, nhất là với đối tượng học sinh yếu kém, giúp các em học tập bộ môn đạt được kết quả cao hơn. Mục đích cuối cùng cũng là để nâng cao được chất lượng dạy – học. – Với mong muốn trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp dạy học bộ môn Toán, cũng như cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học tạo cho học sinh có sự hứng thú, yêu thích và tích cực học tập bộ môn Toán THCS nói chung, môn Toán 7 nói riêng. – Do yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, trong các hoạt động dạy – học phải lấy hoạt động “học” của học sinh làm trung tâm; học sinh làm chủ thể của quá trình nhận thức và lĩnh hội tri thức khoa học; vì vậy giáo viên phải có những biện pháp phù hợp để giúp học sinh hình thành và phát triển một số khả năng, kỹ năng cơ bản theo chuẩn kiến thức trong quá trình học tập môn Toán ở trường THCS. -Với bản thân mỗi giáo viên việc tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, trao đổi về phương pháp dạy học v.vlà hết sức cần thiết để nâng cao dần chất lượng mỗi giờ dạy và kết quả giảng dạy môn Toán 7. – Chính vì vậy nhóm Toán chúng tôi chọn để nghiên cứu trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một đề tài nhỏ là “ Một số biện pháp nhằm tạo hứng thú và tăng tính tích cực trong học tập cho học sinh học yếu môn Toán 7”. Từ đó, giúp giáo viên bộ môn có những biện pháp hiệu quả giúp đỡ những học sinh yếu dễ dàng hơn trong việc học tập, chiếm lĩnh kiến thức Toán học. 2) Mục đích nghiên cứu: – Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy môn Toán 7 có những kinh nghiệm và có những cách thức tạo cho học sinh có hứng thú, học tập bộ môn có hiệu quả. – Tạo hứng thú và tăng tính tích cực trong học tập bộ môn Toán 7 cho học sinh yếu. 3) Đối tượng nghiên cứu: – Học sinh khối lớp 7- Trường THCS Việt Xuân . 4) Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu: – Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy bộ môn Toán lớp 7 tại Trường THCS Việt Xuân. a) Cơ sở lí luận về vấn đề tạo hứng thú và tăng tính tích cực trong học tập môn Toán cho học sinh. b) Tiến hành quan sát, nghiên cứu hứng thú và sự tích cực trong việc học tập môn Toán 7 của học sinh khối 7 trong nhà trường. c) Rút ra một số biện pháp tạo hứng thú và tăng tính tích cực trong việc học tập môn Toán 7 cho học sinh yếu. 5) Nhiệm vụ nghiên cứu: – Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán THCS, các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn; sách giáo khoa; sách giáo viên; sách bài tập; các sách tham khảo môn Toán 7. – Thực hiện dạy thử nghiệm; dự giờ đồng nghiệp, trao đổi rút kinh nghiệm sau tiết dạy. – Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm kiến thức, kỹ năng của học sinh để kịp thời điều chỉnh, bổ xung cho các biện pháp giáo viên đã đề ra cho hợp lí. 6) Phương pháp nghiên cứu: – Để nghiên cứu đề tài này, tôi tiến hành theo các phương pháp sau: a) Nghiên cứu các lí luận cơ bản về phương pháp dạy học; về vấn đề tạo hứng thú và tăng tính tích cực cho học sinh trong việc học tập bộ môn Toán. b) Quan sát và điều tra khảo sát quá trình học tập môn Toán lớp 7 của học sinh 2 lớp 7A; 7B ; đặc biệt chú trọng đến đối tượng các em học sinh yếu kém. Từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên. c) Đề xuất một số biện pháp nhỏ và tiến hành một số thực nghiệm ; rút ra một số bài học kinh nghiệm cho bản thân. 7) Thời gian nghiên cứu: Học kỳ I năm học 2011 – 2012. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài. 1) Cơ sở lí luận: – Căn cứ vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán trong giai đoạn hiện nay, đã được xác định là “ Phương pháp dạy học Toán trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học; hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy”- ( chương trình giáo dục phổ thông môn Toán của Bộ GD & ĐT ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT). Theo phương hướng đổi mới phương pháp dạy học này, giáo viên phải là người tổ chức, điều khiển; phát huy tính tích cực chủ động trong lĩnh hội tri thức Toán học của học sinh; còn học sinh là chủ thể nhận thức, đòi hỏi phải có hứng thú trong học tập, từ đó mới tích cực tự học, tự rèn luyện và có được các năng lực cần thiết trong học tập cũng như trong lao động sản xuất. – Do đặc điểm tâm sinh lí ở lứa tuổi học sinh lớp 7 cũng có những khác biệt: học sinh dễ bị phân tán, mất tập chung chú ý; những kiến thức thoáng qua, không hấp dẫn lôi cuốn các em sẽ mau quên; vốn kiến thức và hiểu biết còn ít; khả năng diễn đạt còn hạn chế; nhất là với những học sinh yếu, nhận thức chậm các em dễ tự ti, không dám mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình do sợ sai.v.vNếu giáo viên nói với các em là việc học đối với các em là một bổn phận: các em phải học bài, phải làm bài tập về nhà, các em phải đi học phụ đạo.v.vthì hiệu quả mang lại cũng không nhiều vì ở lứa tuổi các em chưa thể nhận thức được tầm quan trọng của việc học một cách đầy đủ. – Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán THCS nói chung; môn Toán 7 nói riêng thì bên cạnh việc nhận thức được bổn phận của mình, học sinh cần có sự hứng thú, ham thích học môn Toán và rất cần có cả sự tích cực ham học hỏi nữa. 2) Cơ sở pháp lí: + Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09- 12-2000của Quốc Hội khóa X và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11-6-2001 cuả Thủ tướng Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. + Trong Luật Giáo Dục 2005 (Điều 5) có qui định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực; tự giác; chủ động; tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học; khả năng thực hành; lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. + Cũng trong Luật Giáo Dục 2005 (Điều 28.2) đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực; tự giác; chủ động; sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. + Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Chương II: Thực trạng của đề tài. 1)Thuận lợi: a) Về phía giáo viên: – Đã quen với chương trình sách giáo khoa đổi mới môn Toán 7. – Đã làm quen và có sự chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học một tiết dạy Toán 7. – Phối hợp được khá linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực như: nêu và giải quyết vấn đề; hỏi đáp; hoạt động nhóm b) Về phía học sinh: – Đã quen với cách học môn Toán theo chương trình sách giáo khoa mới. – Bước đầu đã làm quen với cách dạy của giáo viên; nhiều học sinh đã có hứng thú hơn trong quá trình học tập bộ môn Toán 7. Bên cạnh những thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập môn Toán 7 nêu trên thì vẫn còn một số tồn tại. 2)Khó khăn: a) Về phía giáo viên: – Do kỹ năng sư phạm còn hạn chế nên giáo viên gặp một số khó khăn trong việc thực hiện các thao tác hướng dẫn học sinh học tập bộ môn theo phương pháp dạy học mới. b) Về phía học sinh: – Phần lớn học sinh còn thụ động, ỷ lại, trông chờ vào giáo viên, chưa có ý thức tự giác trong học tập. – Các em chưa chú ý đến việc rèn luyện cho mình kỹ năng phân tích tìm lời giải của một bài toán, rút ra nhận xét sau khi giải một bài toán, trình bày lời giải một bài toán,v. vchưa tạo được cho mình có thói quen tốt khi giải Toán. c) Về phương tiện dạy học: + Với mỗi tiết học, Tôi vẫn thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh về ý thức và thái độ học tập bằng các phương pháp quen thuộc như: kiểm tra bài cũ; kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh; kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh; kiểm tra vở ghi chép bài của học sinh xem có đầy đủ hay không ?. Kết hợp với việc theo dõi việc nghe giảng và học bài trên lớp của học sinh. Từ đó, điều chỉnh phương pháp giảng dạy, điều chỉnh việc giao bài tập về nhà cho phù hợp với học sinh yếu; khi hướng dẫn bài tập về nhà giáo viên nêu cụ thể những nội dung cần học của học sinh ở nhà và sự chuẩn bị cần thiết cho tiết học sau. 2)Với hoạt động học tập của học sinh : Vì đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là dạy học tăng cường phát huy tính tự tin; tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh và đem lại niềm vui, tạo hứng thú trong học tập cho hoc sinh đạt kết quả cao, do đó Tôi đã chủ động hướng dẫn các em học sinh thực hiện một số yêu cầu sau: + Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập như: sách giáo khoa; vở ghi chép bài; vở nháp; com pa; thước kẻ; thước đo góc; ê ke; bút chì; máy tính bỏ túi + Trong lớp tập chung chú ý nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ. Tích cực tham gia xây dựng bài. + Sau khi học ở trường về cần học lại ngay những nội dung được học; làm những bài tập được giao (xào bài). + Khi chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo (truy bài) cần xem lại một lần nữa những nội dung đã thực hiện khi “xào bài”. + Khi chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo cần dành thời gian tự đọc sách giáo khoa nội dung bài sắp học trước khi đến lớp. + Cần xem kỹ các ví dụ, các bài giải mẫu trên lớp; trong sách giáo khoa; học kỹ lý thuyết sau đó mới đi làm bài tập về nhà. + Cần mượn lại sách giáo khoa Toán 6 để ôn lại những kiến thức Toán mà mình đã quên; các kỹ năng tính toán còn yếu mà thầy giáo đã chỉ ra,cũng như đã nhắc nhở và ôn tập. + Khi học hoặc giải xong một bài tập nào đó cần chú ý đến cách giải bài tập dạng đó như thế nào ? để áp dụng vào giải các bài tập khác có nội dung tương tự v.v 3) Kết quả đạt được: Qua thực hiện và vận dụng những biện pháp nhằm tạo hứng thú và tăng tính tích cực trong học tập môn Toán 7 của học sinh yếu, vừa nghiên cứu vừa rút kinh nghiệm; với đối tượng nghiên cứu là học sinh hai lớp 7A, 7B từ đầu năm học đến cuối học kỳ I năm học 2011-2012. Tôi nhận thấy các em đã có hứng thú và tích cực hơn trong việc học tập bộ môn. * Kết quả cụ thể là: – Tỉ lệ học sinh có hứng thú học tập môn Toán tăng từ 29,6 % lên 50 %; số học sinh có biểu hiện chán nản, mệt mỏi trong học tập bộ môn giảm. – Sự tích cực trong việc học tập bộ môn tăng, thể hiện ở kết quả điều tra sau: + Tỉ lệ số học sinh thường xuyên chú ý nghe giảng; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và ghi chép bài đầy đủ tăng từ 30 % lên 75 %. + Tỉ lệ số học sinh thường xuyên học bài cũ; làm bài tập về nhà; đọc bài trước ở nhà; chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho bài học mới tăng từ 13 % lên 75 %. + Đánh giá kết quả bộ môn Toán 7cuối học kỳ I so với đầu năm như sau: Thời điểm Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Đầu năm 47 02 3,3 04 6,6 39 64 16 26,1 Học kỳ I 47 04 6,6 06 9,8 43 70,1 08 13,5 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Như vậy, đối với việc nghiên cứu đề tài “Tạo hứng thú và tăng tính tích cực trong học tập môn Toán 7 của học sinh yếu” , đây là một đề tài được nhiều giáo viên bộ môn cũng rất quan tâm; mặc dù thời gian thực hiện đề tài và rút ra kết luận còn hạn chế; phạm vi đối tượng nghiên cứu nhỏ: ở học sinh khối lớp 7 với 47 học sinh; nhưng nhìn chung theo tôi những vấn đề thuộc đề tài tập chung nghiên cứu là một số vấn đề tiêu biểu trong việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong quá trình học tập môn Toán 7; nhất là với học sinh yếu. Việc tạo môi trường học tập gây được hứng thú cho học sinh sẽ tạo cho việc học tập của học sinh tích cực hơn; kết quả học tập của học sinh cao hơn. Để đạt được kết quả tốt thì cần phối hợp nhiều biện pháp; vận dụng nhiều cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học mang tính sư phạm cao. Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn; điều kiện kinh tế gia đình của học sinh còn khó khăn; do đó tôi cũng gặp phải khó khăn trong việc tiến hành thực hiện đề tài này như chưa tổ chức được các buổi ngoại khóa cho học sinh. 1) Bài học kinh nghiệm: Để tạo hứng thú và tăng tính tích cực trong học tập môn Toán 7 của học sinh yếu tại Trường THCS Việt Xuân bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau : a) Đối với giáo viên : – Giáo viên giảng dạy môn Toán 7 phải biết tạo ra các tình huống có vấn đề một cách dí dỏm, nhẹ nhàng; nêu câu hỏi đặt vấn đề; câu hỏi dẫn dắt gợi mở phù hợp với đối tượng học sinh yếu; giảng kĩ và hướng dẫn một cách tỉ mỉ . – Trong giờ học, giáo viên chủ động tạo không khí vui vẻ,cởi mở, gần gũi với học sinh; khuyến khích học sinh chia sẻ bộc bạch những lo lắng; khó khăn; những kiến thức chưa hiểu rõ; để phát hiện ra những kỹ năng học sinh còn yếu kém. – Bài tập chọn chữa phải vừa sức với học sinh; giáo viên chia một bài tập ra thành nhiều phần; nhiều ý; sau đó hướng dẫn học sinh giải qua nhiều bước nhỏ đơn giản. – Giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy được vai trò, tác dụng của kiến thức Toán học trong thực tiễn đời sống của các em. – Điều chỉnh việc giao bài tập về nhà cho phù hợp với học sinh yếu; khi hướng dẫn bài tập về nhà giáo viên cần gợi ý thêm cho các em học sinh yếu; nêu cụ thể những nội dung cần học của học sinh ở nhà và sự chuẩn bị cần thiết cho tiết học sau. – Bước đầu giáo viên bộ môn phải thường xuyên quan tâm kiểm tra đánh giá, học sinh về ý thức và thái độ học tập và động viên các em nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập. b) Đối với học sinh : – Xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn, học tập để có kiến thức và kỹ năng để vận dụng vào cuộc sống sau này . – Cần tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. – Thực hiện đúng một số yêu cầu của giáo viên bộ môn (nêu trên). c) Đối với cha mẹ học sinh : – Cần phối hợp với nhà trường, quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để con em mình học tập tốt . 2) Kiến nghị: Để đề tài mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa, tôi mong Phòng giáo dục và đào tạo và nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tiếp cận với các phương tiên dạy học hiện đại; đầu tư mua sắm thêm các dụng cụ thực hành; ban giám hiệu nhà trường; tổ chuyên môn giúp đỡ trong việc xây dựng các kế hoạch hoạt động chuyên môn; trong đó tổ chức được các buổi ngoại khóa cho học sinh về phương pháp học tập bộ môn; biểu dương những học sinh giỏi; những tấm gương học sinh vượt khó vươn lên trong học tập, làm tấm gương sáng để các học sinh khác phấn đấu noi theo.v.v 3) Hướng nghiên cứu mới: Để thực hiện tốt mục tiêu dạy học bộ môn Toán ở trường THCS, bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và rút ra những biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán 7 nói riêng và môn Toán ở các khối lớp THCS nói chung. Với đề tài này, mặc dù còn nhiều hạn chế, song với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình, muốn góp một tiếng nói trong việc kích thích hứng thú và tăng tính tích cực trong học tập môn Toán 7, với cách thức tổ chức phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Trước khi kết thúc đề tài này, tôi cũng nhận thấy rằng những biện pháp mà tôi đưa ra dù ít hay nhiều vẫn mang tính chủ quan, có thể còn nhiều nội dung chưa phù hợp. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, trao đổi và sự góp ý của các bạn đồng nghiệp; đặc biệt là các thầy cô trong nhóm Toán để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Việt Xuân, tháng 1 năm 2012 Người viết Nguyễn Minh Loan TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Toán THCS chu kì III (2004 -2007). 2 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục môn Toán THCS (chủ biên: Lê Hải Châu) 3 Tạp chí giáo dục.
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Biện Pháp Tạo Hứng Thú Học Môn Âm Nhạc Cho Học Sinh Lớp 5 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!