Xu Hướng 12/2023 # Một Số Biện Pháp Rèn Kĩ Năng Viết Đúng Chính Tả Cho Học Sinh Lớp 5 # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Một Số Biện Pháp Rèn Kĩ Năng Viết Đúng Chính Tả Cho Học Sinh Lớp 5 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

trong đó nhà trường là môi trường quan trọng bậc nhất đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ và chữ viết và môn học đảm nhận trọng trách to lớn này của trường Tiểu học là phân môn Chính tả. Bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng tình cảm tốt đẹp - trước hết là tôn trọng những quy tắc chính tả góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác. Rèn luyện cho học sinh viết đúng chữ Việt (chữ quốc ngữ). Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Đặc biệt là khi chấm bài tập làm văn của các em rất vất vả, bài văn thì không dài mà lỗi diễn đạt, lỗi chính tả khó mà diễn tả nổi. Chính vì thế , một bộ phận học sinh chất lượng học tập còn thấp môn tiếng Việt phần đa bị điểm thấp ở môn chính tả. Có viết đúng chính tả thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, việc dạy học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học. Nhưng việc gì càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng. Mà đã là quan trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết tâm làm bằng được. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm là: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5. Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã thành công sẽ được nhiều thầy cô biết đến và cùng chia sẻ. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Chính tả là phân môn nhằm rèn cho học sinh kĩ năng viết, nghe, đọc và làm các bài tập chính tả, rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết không chỉ đối với học sinh tiểu học mà còn với tất cả mọi người. Khi đọc một văn bản viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản. Viết chính tả đúng còn giúp học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ sở cho việc học bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học. Chính tả còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả. Cụ thể là những tiếng, từ có sẵn trong SGK hoặc giáo viên đã ghi trên bảng và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai. 2. Học sinh đọc còn yếu, nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần, tốc độ đọc chỉ đạt 60 đến 70 tiếng / phút. Vì thế các em không nhớ chữ ghi âm, tiếng và từ, dẫn đến việc thông hiểu nội dung còn hạn chế. 3. Học sinh không nhớ các qui tắc chính tả đã học nên viết tùy tiện, nghĩ sao viết vậy, có em còn sáng tạo thêm các vần mới lạ như: unh, ing, âch, 4. Học sinh không nắm nghĩa của từ, vốn từ ngữ tích lũy được còn rất hạn chế nên hay viết lẫn lộn các âm đầu, âm cuối, vần và thanh. 5. Hiện nay, với sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa và xã hội; việc nghe, nói, đọc xem của học sinh thì rất nhiều nhưng viết thì ngày càng giảm. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Thông qua các giờ học trên lớp tôi nhận thấy học sinh không những mắc lỗi nhiều trong bài chính tả mà ngay cả trong bài tập làm văn, nhiều học sinh viết chậm, viết sai, viết dư nét chữ, thiếu nét chữ. Mặt khác, có nhiều bài nội dung phong phú mà chữ viết khó đọc, do viết sai lỗi. Giờ tập đọc cũng vậy, đa số học sinh đọc còn ê, a, đánh vần, phát âm sai lại rơi vào những em yếu chính tả. Chất lượng các bài chính tả của học sinh trong 2 tuần đầu : Số lỗi Bài 1(tuần 1) Bài 2(tuần 2) 1-2 3-4 5 - 6 Trên 5 9,1% 27,3% 24,2% 39,4% 12,1% 27,3% 30,3% 30,3% Căn cứ vào các nguyên nhân trên, tôi đề ra các biện pháp thực hiện sau đây: * Phát huy tính tự ý thức học chính tả. * Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả. * Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ. * Ôn tập giúp học sinh nắm vững các qui tắc chính tả, cung cấp cho học sinh một số mẹo luật chính tả đơn giản, dễ nhớ * Hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. * Tuyên dương khen thưởng kịp thời những học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập. 1. Phát huy tính tự ý thức học chính tả Học sinh tự nghiên cứu trước ở nhà, tự tìm từ khó trong bài chính tả : Trước giờ chính tả, giáo viên cho học sinh về nhà viết bài chính tả vào vở rèn chữ ở nhà và yêu cầu các em xem kĩ trong bài đó, từ nào là từ khó viết, khó đọc và khó hiểu thì các em liệt kê ra, tập đánh vần, tập viết từ khó đó một lần nữa. Khi đến lớp, giáo viên giảng từ khó, các em đem các từ mình liệt kê ở nhà ra để trước mặt, đối chiếu xem từ đó cô đọc như thế nào, viết ra sao. Còn đối với các em rụt rè, nhút nhát thì giáo viên phải thường xuyên gọi các em đó tập phân tích từ khó, luyện đọc nhiều lần cũng để khích lệ tính mạnh dạn cho các em. 2. Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả Có thể giảm bớt phần trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết, dành thời gian cho học sinh đọc kĩ bài chính tả và luyện viết những tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn lộn theo đặc điểm phát âm của học sinh trong lớp. (Thực hiện theo yêu cầu chỉ đạo trong Công văn số 896/ GDTH -BGD và ĐT). Phần đọc chính tả cho học sinh viết, cần căn cứ vào tốc độ viết cụ thể của học sinh trong lớp để điều chỉnh tốc độ đọc của giáo viên và từng bước nâng dần tốc độ viết cho đạt chuẩn. Giáo viên phải phát âm cho thật chuẩn xác. Hằng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn đọc cho các em bằng cách: - Gọi các em đọc bài nhiều lần không chỉ ở phân môn tập đọc mà cả ở các môn học khác, kiên trì sửa lỗi cho từng em. - Tổ chức cho các em đọc bài nhóm đôi trong 15 phút đầu giờ (2 lần/ tuần). - Phân công học sinh giỏi đọc bài cùng các em khi luyện đọc trong nhóm. - Khuyến khích các em học thuộc lòng một đoạn văn hay một vài khổ thơ, rồi nhớ- viết đoạn văn hay khổ thơ đã thuộc. Ngoài ra, mỗi tuần, vào tiết luyện Tiếng việt tổ chức cho các em luyện đọc, luyện viết. 3. Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ Việc nắm nghĩa từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Đó là đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt, nó sẽ giúp học sinh giải quyết được những lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm theo phương ngữ. Vì vậy có thể nói rằng chính tả Tiếng Việt còn gọi là chính tả ngữ nghĩa. - Hiểu nghĩa của từ, phân biệt từ này với từ khác để các em ghi nhớ cách viết của mỗi từ. Ví dụ: Nếu tôi đọc một từ có hình thức ngữ âm là " dành " thì học sinh sẽ lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu tôi đặt nó vào một ngữ cảnh hay gắn cho nó một nghĩa xác định như : Em để dành tiền mua sách truyện Thiếu nhi./ Trong trận đấu bóng đá ngày mai, các em phải giành lấy chiến thắng./ Các em đọc rõ ràng, rành mạch để cả lớp cùng nghe. Như vậy học sinh sẽ dễ dàng viết đúng chính tả. - Khi đọc chính tả cho học sinh viết, tôi đọc từng cụm từ ( diễn đạt một ý nhỏ); tôi luôn nhắc nhở các em chú ý lắng nghe , hiểu nghĩa từ để viết đúng chính tả - Trong giờ tập đọc, khi luyện đọc từ khó, giáo viên chọn những từ học sinh khó phát âm và cũng là những từ học sinh dễ viết sai lỗi chính tả, phải phát âm từ đó thật chuẩn xác và đưa nó vào trong văn cảnh của bài học để giải thích, có thể so sánh từ đó với một từ ở trong văn cảnh khác để học sinh hiểu sâu sắc hơn về nghĩa. Khi học sinh luyện phát âm, giáo viên chú ý theo dõi, uốn nắn kịp thời. Cũng như trong bài tập làm văn của học sinh, ngoài việc chấm lỗi về diễn đạt, giáo viên chú trọng cho học sinh về chính tả, thường là các em hay viết theo cách phát âm của mình. Khi trả bài viết (phần chữa lỗi chính tả), giáo viên phải phát âm cho đúng những từ bị học sinh viết sai phổ biến để các em có dịp so sánh và nhớ lâu hơn. - Khi học sinh làm bài tập chính tả, tôi chọn các bài theo phương ngữ Nam Bộ, tập trung vào các " trọng điểm chính tả" để khắc phục các lỗi chính tả do cách phát âm của địa phương. Ngoài việc hướng dẫn các học sinh làm các bài tập trong SGK, tôi còn thay đổi hình thức và nội dung bài tập bằng cách vận dụng nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực. Nghĩa là tôi hướng dẫn học sinh làm các bài tập chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xác định cái đúng. Theo cách này, tôi đã điều chỉnh và thay đổi nội dung và hình thức một số bài tập trong SGK nhưng vẫn bám sát yêu cầu cần đạt của bài học. Ví dụ: Bài tập chính tả tuần 16- TV5- tập 1 ( SGK trang 155 ) yêu cầu tìm các từ ngữ chứa các tiếng vàng- dàng; vào-dào, vỗ- dỗ. Thay vì cho các em tìm từ chứa các tiếng đã cho, tôi cho sẵn các từ và yêu cầu các em tìm các từ viết sai chính tả, rồi sửa lại cho đúng. vàng- dàng vào- dào vỗ- dỗ màu vàng dàng bạc dội dàng dễ dàng dềnh dàng ra dào vào học dồi dào dạt dào dào lớp dỗ tay vỗ về sóng dỗ dỗ dành dạy dỗ 4. Nắm vững qui tắc chính tả và một số mẹo luật chính tả đơn giản, dễ nhớ Ở những lớp dưới, các em đã được cung cấp một số qui tắc chính tả. Lên lớp 5, các em vẫn thường xuyên được ôn lại nhưng không phải em nào cũng nhớ và vận dụng để viết đúng chính tả. Việc ghi nhớ và vận dụng đúng các qui tắc chính tả không phải là điều dễ dàng. Nếu cứ nói, cứ giảng mãi thì rồi các em cũng vẫn cứ quên. Để giúp các em nắm vững các qui tắc chính tả đã học một cách khái quát có hệ thống, tôi đã chọn lọc, tổng hợp các qui tắc và một số "mẹo" chính tả ở mức độ đơn giản để các em dễ nhớ, dễ thuộc, thậm chí khi nào quên các em có thể giở ra xem để viết đúng chính tả. Qui tắc và mẹo luật chính tả này chỉ nằm trong 2 mặt của một tờ giấy A4 nên học sinh rất dễ học, dễ nhớ và nhanh thuộc. MỘT SỐ QUI TẮC CHÍNH TẢ TT Các qui tắc chính tả Cách viết Ví dụ 1 Ghi phụ âm đầu a) Qui tắc viết k /c /q b) Qui tắc viết g /gh và ng /ngh -Trước i, e, ê, được viết là k; trước âm đệm u được viết là q. -Viết c trong các trường hợp còn lại o, ô, ơ - Trước i, e, ê được viết là gh hay ngh. Viết g hay ng trong các trường hợp còn lại o, ô, ơ - kể chuyện, kiên cường, - quyển sách, quyên góp - co, cô - ghi nhớ, ghe xuồng, nghiên cứu, suy nghĩ -go, ngo, gô, ngô 2 Ghi âm i ,y - Viết i sau âm đầu - Viết y sau âm đệm - Khi nguyên âm này đứng một mình thì viết là i đối với từ thuần Việt ; viết là y đối với từ gốc Hán. - niềm tin, tiên tiến - truyện, chuyển, tuyết - âm ỉ, ầm ì, ì ạch, lợn ỉ, ỉ ôi, í ới, -y tá, y hệt, y phục, y tế, lương y, y dược, 3 Ghi dấu thanh các tiếng có nguyên âm đôi - Có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi. - Không có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi. - mượn , trườn, cuồn cuộn, chuối, muỗi - múa, mía, lửa, cứa, đĩa, chĩa, 4 Viết tên riêng Việt Nam a) Tên người và tên địa danh Việt Nam b) Tên các cơ quan, tổ chức, danh hiệu, -Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. - Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Nông Văn Dền, - Trường Tiểu học Tân Lập, Nhà Xuất bản Giáo dục,.. 5 Viết tên riêng nước ngoài: a) Trường hợp phiên âm qua âm Hán Việt. b) Trường hợp không phiên âm qua âm Hán Việt. - Viết hoa theo qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. - Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng và có gạch nối giữa các tiếng. - Mao Trạch Đông, Thái Lan, Hàn Quốc, - Lu-i Pa- xtơ, Pi- e Đơ -gây- tê, MỘT SỐ MẸO CHÍNH TẢ DỄ NHỚ a. Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy: - Trong các từ láy đôi, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm huyền- ngã- nặng hoặc không- sắc- hỏi. Học sinh dễ dàng nhớ mẹo này qua câu lục bát sau: Chị Huyền mang nặng, ngã đau Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành. b. Mẹo " Mình nên nhớ viết là dấu ngã" : - với m ( mình) : mẫn cảm, mãnh liệt, mạnh mẽ, mĩ thuật, mĩ mãn, mĩ lệ, - Với n ( nên) : nỗ lực, phụ nữ, noãn bào, nỗi niềm, - Với nh ( nhớ) : nhẫn nại, nhiễm bệnh, truyền nhiễm, tham nhũng, thổ nhưỡng,.. - Với v ( viết) : vĩ đại, vĩ nhân, vĩ tuyến, viễn thị, viễn cảnh, vỗ tay, cổ vũ, - Với d ( dấu) : dưỡng sinh, nuôi dưỡng, dũng cảm, dã thú, dã man, diễm phúc, - Với ng ( ngã) : té ngã, ngỡ ngàng, ngưỡng mộ, ngôn ngữ, ngữ nghĩa, đội ngũ, c. Mẹo nhóm nghĩa tr- ch: - Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng, - Những từ chỉ đồ vật trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: chai, chum, chén, chổi, chão, chõng, chiếu,..( ngoại trừ cái tráp, đồ vật này giờ ít dùng). d. Mẹo nhóm nghĩa s- x: - Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x: xôi, xa lát, xúc xích, xì dầu, xoong, - Các động từ, tính từ thường viết là x: xách, xẻ, xay, xát, xào, xoa, xúc, xanh, - Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s: + Chỉ người : sứ giả, đại sứ, sư sãi, giáo sư, gia sư, + Chỉ cây cối: sen, sung, sấu, sắn, si, sim, ... + Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải, + Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sông, suối, sấm, sét, Có một số trường hợp ngoại lệ là danh từ nhưng lại viết là x: xe, xuồng, xoan, xoài, túi xách, xương, xô, xẻng, xưởng, xã, trạm xá, bà xơ, mùa xuân. Học sinh có thể ghi nhớ các trường hợp ngoại lệ trên bằng cách học thuộc câu văn sau: Mùa xuân, bà xơ đi xuồng gỗ xoan, mang một xe xoài đến xã đổi xẻng ở xưởng, đem về trạm xá cho bệnh nhân đau xương. e. Mẹo viết d, r, gi: - Trong những từ láy đôi, nếu tiếng đầu có phụ âm l thì tiếng thứ hai có phụ âm là d, chứ không thể là r hay gi: lò dò, lai dai, lắc dắc, - Đối với các trường hợp khác, muốn xác định cách viết đúng phải dựa vào sự đối lập về nghĩa: + gia(tăng thêm): gia hạn, gia vị, gia tăng, tăng gia, tham gia, + gia ( nhà): gia đình, gia tài, gia sản, gia sư, gia trưởng, quản gia, gia phong,.. + da ( lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da dẻ, da trời, da mặt, + ra ( sự di chuyển) : ra vào, ra ngoài, ra sân, ra chơi, Nhờ có bảng tổng hợp các qui tắc và mẹo luật chính tả này mà học sinh lớp tôi trở nên sôi nổi học tập, em nào cũng thuộc những câu thơ về mẹo luật chính tả, lỗi chính tả đã giảm đi đáng kể. Nhưng chỉ nắm các qui tắc và các" mẹo" chính tả thì vẫn chưa khắc phục được triệt để các lỗi chính tả. Vì vậy, khi dạy chính tả , tôi phải phối hợp vận dụng cả qui tắc " Kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không ý thức". Phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ yếu như ghi nhớ các qui tắc, các mẹo chính tả,Nhưng trong một số trường hợp ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán, không gắn với một qui luật, qui tắc nào thì tôi dạy các em cách " nhớ từng chữ một" ( cách không óc ý thức), đây cũng là giải pháp hữu hiệu, hợp lí. Bởi vì, phần lớn những người viết đúng chính tả hiện nay đều dựa vào cách nhớ từng từ một.Theo cách này, tôi hướng dẫn học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của những từ dễ viết sai. Những từ dễ viết sai này chiếm tỉ lệ không nhiều, do đó học sinh có thể ghi nhớ được. Chẳng hạn như: rượu, hươu, khướu, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, xoong, quần xoóc, xe goòng, hoặc từ những chỉ viết ngã chứ không viết hỏi, từ để chỉ viết hỏi chứ không viết ngã, từ kể chỉ viết hỏi chứ không viết ngã, 5.Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi Sau khi viết xong bài chính tả, giáo viên cho học sinh đổi vở chéo để chấm bài nhau. Đây là khâu mà đa số giáo viên bỏ qua vì sợ tốn thời gian, ảnh hưởng thời gian dạy tiết học tiếp theo và nghĩ rằng trước sau gì giáo viên cũng chấm lại. Tuyệt đối phải thực hiện nghiêm túc khâu này. Học sinh tự chấm bài bạn được thực hiện theo việc đọc từng câu của giáo viên để soát lỗi, kết hợp chỉ dẫn các chữ dễ viết sai. Sau đó, giáo viên chấm lại bài của lớp, so sánh số lỗi mà học sinh chấm và số lỗi của giáo viên chấm để thấy được học sinh chấm bài của bạn có cẩn thận, chu đáo không ? Và cũng thông qua việc chấm bài của bạn, học sinh lại một lần nữa được nắm bài chắc hơn. 6. Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong học tập Học sinh Tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất thích được chấm điểm, rất thích được cô phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Có thể, có em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính tả nhưng các em rất thích được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Hiểu đặc điểm tâm lí của các em như vậy nên tôi luôn động viên, khuyến khích các em; tôi luôn theo dõi sát quá trình học tập của học sinh , dù chỉ một tiến bộ nhỏ của các em về thái độ học tập cũng như kết quả học tập , tôi đều khen ngợi kịp thời. - Đối với những học sinh khá, giỏi, bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả, tôi thường ghi nhận xét vào vở, và biểu dương các em trước lớp. - Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, tôi luôn dành thời gian hướng dẫn các em sữa lỗi ngay tại lớp. Cứ nửa học kì, tôi chọn ra 5 em có tiến bộ nhất để khen thưởng. Phần thưởng chỉ là hai cuốn vở có chữ kí của tôi và được tôi bao bìa, dán nhãn cẩn thận hoặc một cây viết( loại có thể thay ngòi), Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất vui, rất hãnh diện. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bằng các biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp nói trên, tôi đã từng bước hình thành ở học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả; các em viết chính tả một cách có ý thức chứ không tùy tiện như trước. Đầu năm ½ số học sinh không có điểm chính tả ( sai trên 10 lỗi, tôi không chấm điểm ), nhưng đến cuối học kì I, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, chỉ còn vài em viết sai nhiều, có bài vẫn phải chép lại. Nhưng so với đầu năm, các em vẫn có tiến bộ rất nhiều. Các em không chỉ có ý thức viết đúng chính tả mà còn có ý thức rèn luyện chữ viết. Sang học kì II, các em càng tiến bộ hơn. Những em mất căn bản về chính tả thì lại vững vàng hơn, ít mắc lỗi thông thường hơn, chữ viết cẩn thận và đẹp hơn. Số lỗi Kết quả bài KTCK I 1-2 3-4 5 - 6 Trên 5 30,3% 48,5% 18,2% 3% VII. KẾT LUẬN Tôi có được thành công trong dạy học phân môn Chính tả là do các nguyên nhân chính sau đây: 1. Hiểu học sinh, nắm được đặc điểm tâm lí và nhu cầu sở thích của từng em. 2. Vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, tìm hiểu đặc điểm của từng loại lỗi, xác định được " trọng điểm chính tả" cần dạy, và xây dựng được các qui tắc chính tả, các" mẹo" chính tả, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng; tôi vận dụng linh hoạt 3 nguyên tắc cơ bản trong dạy học chính tả. 3. Nghiên cứu thêm các tài liệu khác, tìm đọc các bài diễn đàn về Dạy chính tả trong cuốn" Sách Giáo dục &Thư viện trường học" và đã bắt gặp được những ý tưởng của đồng nghiệp trùng với ý tưởng của mình, 4.Luôn ân cần chỉ bảo, động viên khích lệ học sinh làm cho các em tự tin, hứng thú , tạo ra động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các em. VIII. ĐỀ NGHỊ Việc dạy chính tả ở trường Tiểu học cần tập trung vào các " trọng điểm chính tả", tránh sự dàn trải, tản mạn thì sẽ khắc phục được các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ; chất lượng, hiệu quả dạy-học chính tả sẽ được nâng cao. Không chỉ giáo viên dạy phân môn Tiếng Việt mới quan tâm đến lỗi chính tả, cách phát âm đối với học sinh mà kể cả các giáo viên dạy chuyên (Hát, Thể dục, Mĩ thuật, Khoa học, Lịch sử, Địa lí) cũng cần quan tâm đến lỗi chính tả và cách phát âm đối với các em. Người viết Nguyễn Thị Thúy Vân IX. TÀI LIÊU THAM KHẢO: Tên tác giả Tên tài liệu tham khảo Nhà xuất bản Năm xuất bản 1.Nguyễn Kỉnh 2.Lê Trung Hoa Để viết đúng chính tả Mẹo luật chính tả Nhà xuất bản Giáo dục Sở VHTT Long An 1996 1984 X. MỤC LỤC Thứ tự Tiêu đề Trang 1. Tên đề tài 1 2. Đặt vấn đề 1 3. Cơ sở lý luận 2 4. Cơ sở thực tiễn 2 5. Nội dung nghiên cứu 2 6. Kết quả nghiên cứu 9 7. Kết luận 9 8. Đề nghị 10 9. Tài liệu tham khảo 11 10. 12

Skkn Một Số Biện Pháp Rèn Kĩ Năng Viết Đúng Chính Tả Cho Học Sinh Lớp 4

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

1

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài. Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất là trau dồi ngôn ngữ cho học sinh, trang bị cho học sinh những tri thức Việt ngữ học và quy tắc sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp. Trong các tiết của bộ môn Tiếng Việt, luyện viết là một trong những tiết học có vai trò quan trọng, bởi đây là tiết hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng viết. Rèn chữ viết chính tả cung cấp cho học sinh biết quy tắc chính tả và thói quen viết chữ ghi âm Tiếng Việt đúng và chuẩn. Nắm vững chính tả học sinh mới có thể nói được, viết được, nói hay, viết hay… góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc ta. Sự thống nhất chính tả thể hiện tính thống nhất của một ngôn ngữ. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa các địa phương, cũng như giữa các thế hệ với nhau. Mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng “đọc thông, viết thạo”. Giải quyết lỗi chính tả trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra. Đối với học sinh bậc tiểu học việc rèn để các em viết đúng, viết chuẩn là vấn đề vô cùng cần thiết. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 4, lớp gần cuối của bậc tiểu học, số lượng môn học nhiều hơn vì lẽ đó các em chỉ tập trung vào viết đủ chữ nên việc sai lỗi chính tả khi viết và trình bày bài chưa khoa học là khá phổ biến. Việc rèn luyện cho học sinh viết đúng, viết đẹp là luyện cho các em tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo, óc thẩm mĩ, tính kỉ luật. Tiết luyện viết còn góp phần vào hình thành nhân cách cho học sinh bởi vì: “Nét chữ, nết người”. Qua nhiều năm giảng dạy tại trường tôi thấy tình trạng học sinh viết chữ xấu, viết sai còn khá phổ biến. Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình thử nghiệm (VNEN), tiến tới thay sách giáo khoa thì việc rèn luyện kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh đòi hỏi ngày một cao hơn. Mặt khác việc học ngoại ngữ để biết và thông thạo ngoại ngữ phục vụ cho công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập là một trong những tiêu chuẩn không thể thiếu được trong quá trình đào tạo. Việc rèn, dạy cho học sinh phát âm chuẩn, viết chuẩn, viết đẹp, viết đúng Tiếng Việt lại càng cần thiết. Từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm nhằm khắc phục tình trạng viết sai chính tả của học sinh. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4″ để trao đổi kinh nghiệm dạy học với các đồng chí. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Tôi viết Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm: – Tìm ra những điểm yếu của học sinh khi viết bài chính tả. – Đưa ra những biện pháp dạy học hợp lí. Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

2

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 – Hệ thống những kiến thức cơ bản vào tiết dạy phù hợp với tình huống phương ngữ vùng miền. – Tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm giúp học sinh viết đúng chính tả. – Giải quyết những khó khăn trong việc dạy chính tả, rèn cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. – Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân và các giáo viên trong khối dạy tốt tiết luyện viết. – Giúp cho tất cả các giáo viên Tiểu học thấy rõ tầm quan trọng của tiết luyện viết, kiên trì rèn luyện cho các em viết đúng chính tả ngay từ các lớp dưới. – Đẩy mạnh phong trào thi đua viết đúng chính tả, rèn luyện chữ viết sạch đẹp trong học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu Kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai . 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trong điều kiện và năng lực có hạn, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng rèn viết đúng chữ viết Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng học tập ở các môn học. Tôi bắt đầu nghiên cứu và thực hiện từ năm học 2014 – 2023 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thống kê, phân tích. Phương pháp luyện tập Phương pháp tuyên dương, khen thưởng Phương pháp đối chiếu và so sánh kết quả sau khi vận dụng các biện pháp trên. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Tiếng Việt là ngôn ngữ chung thống nhất trên toàn đất nước Việt Nam, nhưng mỗi vùng đều có sự khác biệt về cách phát âm của từng địa phương. Những cách phát âm đó làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp, phong phú. Cho nên khi đối thoại với nhau ta đều có thể nghe và hiểu được. Mặt khác của sự khác biệt về phát âm giữa các địa phương lại dẫn đến tình trạng viết sai chính tả do phát âm. Trong cuộc sống của con người, cụ thể là người Việt Nam không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Như trong lĩnh vực học tập nghiên Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

3

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 cứu tài liệu cũng như việc giao tiếp giữa người với người, giữa các thế hệ đời trước với đời sau. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp tư duy và học tập, trong thực tế cuộc sống của con người, người ta vẫn thường có câu: “Văn hay không bằng chữ tốt”. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao phải đảm bảo được người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản của người viết. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác trong nhà trường. Để đạt được yêu cầu này trên lĩnh vực chữ viết phải được thể hiện một cách thống nhất trên từng con chữ, từng âm tiết Tiếng Việt. Nói một cách khác là mỗi âm vị sẽ được thể hiện bằng một hay một tổ hợp chữ cái đồng thời mỗi từ cũng có một cách viết nhất định, thống nhất trong cộng đồng người Việt. Về cơ bản chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết chính tả Tiếng Việt phải thống nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói. Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả có mối quan hệ mật thiết với nhau, tập đọc là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Vì thế, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, người đọc mới hiểu đúng hoàn toàn nội dung, ý nghĩa mà người viết gửi gắm, việc viết đúng thống nhất như thế còn gọi bằng thuật ngữ quen thuộc là chính tả. Bởi theo nghĩa gốc thì “chính tả” tức là “phép viết đúng” hay “lối viết hợp với chuẩn”. Qua các bài viết chính tả rèn luyện cho học sinh “tính kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ”. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt, chữ viết, cách biểu thị tình cảm được thể hiện trong việc viết đúng chính tả. Xuất phát từ tính chất và tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả như thế nên phân môn chính tả đã được đưa vào chương trình giảng dạy của trường phổ thông. Cụ thể ở đây là các lớp bậc tiểu học, tiết luyện viết đã được giảng dạy ở hầu hết các lớp trong bậc học tiểu học, với nhiều hình thức khác nhau: Từ chính tả nhìn bảng, nhìn sách để chép đến chính tả nghe – viết, nhớ – viết. Với những hình thức này giúp học sinh có thể hiểu về quy tắc chính tả để viết đúng. 2.Thực trạng 2.1. Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi: Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường nên ngay từ đầu năm học các em đã đi vào nề nếp, có ý thức trong học tập cũng như các hoạt động khác. Về cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đảm bảo, phòng học ánh sáng đủ tiêu chuẩn, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi…Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

4

5

6

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 Về âm đầu: học sinh thường viết lẫn các chữ ghi âm đầu sau: Ví dụ: giữ gìn viết thành dữ gìn; xẻ gỗ viết thành sẻ gỗ; trân trọng viết thành chân trọng;… Về âm cuối: học sinh thường viết lẫn các chữ ghi âm cuối trong các vần sau: Ví dụ: ac/at: gật đầu viết thành gậc đầu;… in/ inh: inh ỏi viết thành in ỏi;… iêc/iêt:thiết tha viết thành thiếc tha;… ươc/ươt: trượt ngã viết thành trược ngã;… n/ng: bản làng viết thành bản làn;… Về viết hoa: Đây là lỗi phổ biến và trầm trọng nhất trong các bài viết của các em, lỗi này của các em thường gặp ở hai dạng sau: -Lỗi viết hoa đầu câu, danh từ riêng và tên địa danh. – Lỗi viết hoa tùy tiện thường là do thói quen. Ngoài ra một số bài viết thường mắc các lỗi khác như trình bày, chữ viết còn thiết nét… Qua phân tích về các lỗi của các em, đối với học sinh lớp 4 so với yêu cầu kĩ năng cần đạt khi viết chính tả( không quá 5 lỗi trong một bài viết thì kĩ năng viết của các em chưa đạt yêu cầu. Thực trạng trên là rất đáng lo ngại đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm ra biện pháp để giúp đỡ các em khắc phục lỗi chính tả. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Để giúp các em hạn chế và khắc phục các lỗi cơ bản hay mắc phải đồng thời khơi dậy lòng hứng thú say mê luyện viết thì trước tiên phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo viên và học sinh. Cụ thể: Đối với giáo viên: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ, sử dụng đồ dùng hợp lí. Quan tâm đến mọi đối trượng học sinh, chú ý hơn đến những em viết xấu, viết sai nếu cần thiết giáo viên phải viết mẫu để các em luyện viết theo. Tâm huyết với nghề, nhiệt tình kiên trì giúp các em luyện viết, sửa sai. Đối với học sinh: Cần rèn kĩ năng nghe để nhớ, nhớ để viết, cần thuộc lòng các quy tắc chính tả cơ bản. Tạo thói quen học tập, thói quen luyện viết ở nhà, làm các bài tập chính tả và các bài luyện viết giáo viên giao. Có ý thức khắc phục các lỗi sai mà giáo viên đã chỉ ra. Có ý thức học hỏi các bạn chữ viết đẹp trong lớp. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Muốn đề ra biện pháp thực hiện, trước hết phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả. Theo tôi, học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều là do 5 nguyên nhân chính sau đây: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

7

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 Học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả. Cụ thể là những tiếng, từ có sẵn trong tài liệu hướng dẫn hoặc giáo viên đã ghi trên bảng và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai. Có những giáo viên đã sửa nhiều lần nhưng nhiều em vẫn viết sai. Một số học sinh đọc còn sai. Vì thế các em không nhớ chữ ghi âm, tiếng và từ, dẫn đến việc thông hiểu nội dung còn hạn chế. Các em không nhớ các qui tắc chính tả đã học nên viết tùy tiện, nghĩ sao viết vậy, có em còn sáng tạo thêm các vần mới lạ như: unh, ing, âch,…Ngoài ra có em không nắm nghĩa của từ, vốn từ ngữ tích lũy được còn rất hạn chế nên hay viết lẫn lộn các âm đầu, âm cuối, vần và thanh. Hiện nay, với sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa và xã hội; việc nghe, nói, đọc xem của học sinh thì rất nhiều nhưng viết thì ngày càng giảm. Học sinh chịu sự tác động của kênh hình trong học tập nhiều hơn kênh chữ và việc lạm dụng các vở bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, trong thi cử làm cho học sinh rất ít có cơ hội được viết, được rèn chính tả. Căn cứ vào các nguyên nhân trên, tôi đề ra các biện pháp thực hiện sau đây: a. Biện pháp 1: Phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả Trong tuần đầu nhận lớp, ngoài việc củng cố nề nếp lớp học, sinh hoạt nội qui của trường, của lớp; tôi cho các em chép chính tả bài ” Quyết định độc đáo” Quyết định độc đáo Cách đây không lâu, lãnh đạo hội đồng thành phố Nót – tinh ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt 1 bảng. Ông Chủ tịch hội đồng thành phố tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. Đây là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh. Theo báo Công an nhân dân Sau khi học sinh viết xong, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đoạn văn bằng các câu hỏi sau đây: +Vì sao những công chức nước Anh lại bị phạt tiền? + Mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt bao nhiêu ? + Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh, Ông Chủ tịch hội đồng thành phố đã dùng biện pháp gì? + Vì sao viết sai lỗi chính tả lại bị phạt như vậy? + Muốn viết đúng chính tả thì các em phải làm sao? Từ việc tìm hiểu bài văn này, tôi làm cho các em hiểu rằng ở đất nước nào cũng vậy, việc viết sai lỗi chính tả sẽ làm cho người đọc, người nghe không hiểu đúng những gì mình đã viết, thậm chí còn làm cho người đọc cảm giác khó chịu và xem thường người viết. Có viết đúng chính tả thì mới học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. Nếu như các em viết sai lỗi chính tả nhiều thì sẽ bị điểm kém môn Tiếng Việt. Việc rèn luyện kĩ năng viết chính tả không phải là một việc Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

8

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 làm dễ dàng nhưng chỉ cần các em chú ý khi đọc, khi viết, có ý thức viết đúng chính tả và làm theo hướng dẫn của cô thì nhất định các em sẽ thành công. Sau đó, tôi cho các em xem một số cuốn tập chính tả tiêu biểu (chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, hiếm sai lỗi chính tả) của học sinh năm trước để tác động vào ý thức của học sinh. b. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả Như chúng ta đã biết, đọc thông thì mới viết thạo. Học sinh đọc còn chậm và sai nhiều thì không thể viết đúng chính tả. Vì đọc chưa thông nên khi viết chính tả các em thường mắc các lỗi do không nắm vững chính tự và cấu trúc âm tiết Tiếng Việt. Vì vậy, đối với những học sinh này, trước hết tôi phải chú trọng khâu luyện đọc cho các em. Hàng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn đọc cho các em bằng cách: – Gọi các em đọc bài nhiều lần những chữ hay đọc sai, kiên trì sửa lỗi cho từng em. – Tổ chức cho các em đọc bài nhóm đôi . – Phân công học sinh đọc tốt, phát âm đúng đọc cùng các em này. – Giao bài cho các em luyện đọc và viết bài ở nhà; ngày sau kiểm tra và nhận xét. – Khuyến khích các em học thuộc lòng một đoạn văn hay một vài khổ thơ, rồi nhớ – viết đoạn văn hay khổ thơ đã thuộc. c. Biện pháp 3: Dạy chính tả theo khu vực Cách phát âm theo phương ngữ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc viết đúng chính tả của học sinh Tiểu học. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều. Nhưng chúng ta không thể bắt buộc, không thể luyện cho các em đọc đúng chính âm được. Chúng ta chỉ có thể khắc phục lỗi chính tả cho học sinh ở mỗi vùng miền khác nhau bằng cách Dạy chính tả theo khu vực. Nghĩa là, chúng ta phải xác định được “trọng điểm chính tả” cần dạy cho học sinh, nội dung về giảng dạy chính tả phải phù hợp với tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở địa phương đó. Hiện nay, Tài liệu hướng dẫn Tiếng Việt đã có những bài tập chính tả cho giáo viên lựa chọn hoặc giáo viên có thể tự soạn nội dung bài tập sao cho phù hợp với học sinh thuộc vùng miền mình đang dạy. Đó là điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhưng cũng là những khó khăn đòi hỏi sự sáng tạo, sự đầu tư nhiều cho bài dạy ở mỗi giáo viên. Để dạy chính tả theo khu vực, tôi tiến hành như sau: Điều tra, phát hiện và tổng hợp những lỗi chính tả cơ bản của học sinh. Lỗi mà đa số học sinh lớp tôi mắc phải chủ yếu là lỗi do ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ. Cụ thể: – Lẫn lộn các phụ âm đầu (v/d/gi; r/g; x/s; tr/ch). – Lẫn lộn các vần ( âc/ât; in/ inh; iêc/iêt; ươc/ươt). – Lẫn lộn các âm cuối ( n/ng; n/nh). Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

9

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 – Lẫn lộn thanh hỏi, thanh ngã. Căn cứ vào kết quả điều tra, tôi tiến hành lập bảng tổng hợp sau đây và phát đến từng học sinh. BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG MẮC PHẢI Ví dụ

Các lỗi chính tả

Viết đúng

Viết sai

– vẻ vang, gia đình – gọn gàng, cá rô – hoa sen, màu xanh – cây tre, trân trọng

– dẻ dang, da đình – rọn ràng, cá gô – hoa xen, màu sanh – cây che, chân chọng

– dịu dàng, kì diệu – niềm tin, trắng tinh – quả chín, đàn kiến – mặt mũi, cuối cùng – đều đặn, kêu gọi,…

– diệu dàng, kì dịu – niềm tinh, trắng tin – quả chính, đàn kín – mặt muỗi, cúi cùng – điều đặn, kiêu gọi

– buôn làng, mong muốn -buông làng, mong muống – đôi mắt, ăn mặc – đôi mắc, ăn mặt – vĩ đại/ vỉ thuốc, mãnh – vỉ đại, vĩ thuốc, mảnh liệt, liệt/ mảnh vải, nỗi buồn/ mãnh vải, nổi buồn, nỗi nổi trôi, cái mũi/ mủi trôi, cái mủi, mũi lòng,… lòng,

5. Lỗi riêng biệt Ở hàng ngang thứ năm, em nào mắc lỗi, tôi mới ghi vào. Mặt sau của bảng tổng hợp này, tôi lập bảng theo dõi việc sửa lỗi của học sinh trong nửa học kì I (một năm 4 lần). BẢNG THEO DÕI VIỆC SỬA LỖI TT 1

Các lỗi cụ thể ……………………. ………………………

Sửa lỗi ……………………….. ………………………..

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

10

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4

Lương Ngọc ……………………… ……………………….. Quyến ……. ………………………. ………………………… Thư gửi các ………………………… ……………………… học sinh ……. ………………………. ……………………….

5

6

………………………. ……. ………………………. ………………………. ………………………. ……. ……………………… ………………………. ……………………….. …… ……………………….

7

Dòng kinh quê hương

……………………….. ……. ……………………….

4

8

9

Kì diệu rừng ……………………….. ……………………….. xanh ……. ………………………. ………………………. Tiếng đàn ………………………… ………………………. Ba-la-lai-ca ……. ……………………….. ……………………….. trên sông Đà ……………………….. ………………………..

Sau khi trả bài chính tả, tôi hướng dẫn các em cách ghi các lỗi và sửa lại cho đúng (ghi từ chứa tiếng sai để hiểu nghĩa rồi viết lại đúng chính tả), sửa trong vở luyện viết, sau đó ghi vào bảng tổng hợp. Mấy tuần đầu, những em viết sai nhiều, tôi nhắc nhở và khuyến khích các em về nhà chép lại bài cho đẹp và đúng chính tả. Hết nửa kì, tôi thu bảng tổng hợp và vở chính tả của học sinh để kiểm tra đánh giá, chọn ra 5 học sinh tiến bộ nhất để khen thưởng. Nhờ có bảng tổng hợp này, các em có ý thức hơn trong việc rèn luyện chữ viết, thi đua viết đúng chính tả. d. Biện pháp 4: Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ Việc nắm nghĩa từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Đó là đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt, nó sẽ giúp học sinh giải quyết được những lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm theo phương ngữ. Vì vậy có thể nói rằng chính tả Tiếng Việt còn gọi là chính tả ngữ nghĩa. Học sinh lớp tôi viết sai chính tả, một phần lớn là do các em không nắm được nghĩa của từ. Vì thế, khi dạy chính tả hoặc dạy các tiết học khác của môn Tiếng Việt, tôi luôn chú ý giúp các em: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

11

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

12

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 Đối với những bài tập dạng này, tôi thường tổ chức cho các em thi đua “Tìm đúng, tìm nhanh” trong nhóm. Trong cùng một thời gian, nhóm nào tìm được nhiều và đúng là thắng cuộc. e. Biện pháp 5: Ôn tập giúp học sinh nắm vững các qui tắc chính tả, cung cấp cho học sinh một số mẹo luật chính tả đơn giản, dễ nhớ. Ở những lớp dưới, các em đã được cung cấp một số qui tắc chính tả. Lên lớp 4, các em vẫn thường xuyên được ôn lại. Nhưng không phải em nào cũng nhớ và vận dụng để viết đúng chính tả. Việc ghi nhớ và vận đúng các qui tắc chính tả không phải là điều dễ dàng. Nếu cứ nói, cứ giảng mãi thì rồi các em cũng vẫn cứ quên. Để giúp các em nắm vững các qui tắc chính tả đã học một cách khái quát có hệ thống, tôi đã chọn lọc, tổng hợp các qui tắc và một số “mẹo” chính tả ở mức độ đơn giản để các em dễ nhớ, dễ thuộc, thậm chí khi nào quên các em có thể giở ra xem để viết đúng chính tả. Qui tắc và mẹo luật chính tả này chỉ nằm trong 2 mặt của một tờ giấy A4 nên học sinh rất dễ học, dễ nhớ và nhanh thuộc. * Một số quy tắc chính tả TT Các quy tắc chính Cách viết tả Quy tắc viết phụ âm đầu -Quy tắc viết k/ c/ – Viết q trước các vần có âm đệm 1 q ghi bằng chữ cái u. – Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia) – Viết c trước các nguyên âm khác còn lại. -Quy tắc viết g / -Viết gh, ngh trước các nguyên gh và ng / ngh âm e, ê, i, iê (ia). – Viết g, ng trước các nguyên âm khác còn lại. Quy tắc viết âm i, – Viết i sau âm đầu y – Viết y sau âm đệm 2 – Khi nguyên âm này đứng một mình thì viết là i đối với từ thuần Việt. – viết là y đối với từ gốc Hán. Quy tắc đánh dấu – Dấu thanh thường đặt ở trên

Ví dụ

– quyển sách, quyên góp – kể chuyện, kiên cường, xưa kia,… – con công,… – ghi nhớ, ghe xuồng, nghiên cứu, suy nghĩ… – gà Gô, cái gùi, … – niềm tin, tiên tiến – truyện, chuyển, tuyết – âm ỉ, ầm ì, ì ạch, lợn ỉ, ỉ ôi, í ới,…; -y tá, y hệt, y phục, y tế, lương y, y dược,… -loá mắt, khoẻ khoắn, …

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

13

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 thanh 3

Quy tắc viết tên riêng Việt Nam – Tên người và tên địa danh Việt 4 nam – Tên các cơ quan, tổ chức, danh hiệu,… Quy tắc viết tên riêng nước ngoài: – Trường hợp phiên âm qua âm 5 Hán Việt. -Trường hợp không phiên âm qua âm Hán Việt.

hoặc dưới âm chính. – Tiếng có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi. – Tiếng không có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi. -Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. – Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.

– mượn, trườn, cuồn cuộn, chuối, muỗi … – múa, mía, lửa, của, đĩa, chĩa, …

– Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Nông Văn Dền,… – Trường Tiểu học Tân Lập, Nhà Xuất bản Giáo dục,..

– Viết hoa theo quy tắc viết hoa – Mao Trạch Đông, Thái tên người, tên địa lí Việt Nam. Lan, Hàn Quốc, … – Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ -Lu-i Pa- xtơ, Pi- e Đơ phận tạo thành tên riêng và có gây- tê,… gạch nối giữa các tiếng.

* Một số mẹo chính tả dễ nhớ + Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy – Trong các từ láy đôi, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm huyềnngã- nặng hoặc không- sắc- hỏi. Học sinh dễ dàng nhớ mẹo này qua câu lục bát sau: Chị Huyền mang nặng, ngã đau Anh không sắc thuốc hỏi đâu mà lành”. + Mẹo ” Mình nên nhớ viết dấu ngã” Với câu thơ trên tôi phân ra cụ thể như sau: – với m (mình) : mẫn cảm, mãnh liệt, mạnh mẽ, mĩ thuật, mĩ mãn, mĩ lệ, con muỗi,… – Với n (nên) : nỗ lực, phụ nữ, noãn bào, nỗi niềm,… – Với nh (nhớ) : nhẫn nại, nhiễm bệnh, truyền nhiễm, tham nhũng, thổ nhưỡng,.. Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

14

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 – Với v (viết) : vĩ đại, vĩ nhân, vĩ tuyến, viễn thị, viễn cảnh, vỗ tay, cổ vũ, vũ trụ,… – Với d (dấu) : dưỡng sinh, nuôi dưỡng, dũng cảm, dã thú, dã man, diễm phúc,… – Với ng (ngã) : té ngã, ngỡ ngàng, ngưỡng mộ, ngôn ngữ, ngữ nghĩa, đội ngũ,… + Mẹo nhóm nghĩa tr- ch – Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng,… – Những từ chỉ đồ vật trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: chai, chum, chạn, chén, chổi, chão, chõng, chiếu,..( ngoại trừ cái tráp, đồ vật này giờ ít dùng). + Mẹo nhóm nghĩa s- x – Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x: xôi, xa lát, xúc xích, xì dầu, … – Các động từ, tính từ thường viết là x: xem, xách, xẻ, xay, xát, xào, xoa, xúc, xanh,… – Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s: + Chỉ người : sứ giả, đại sứ, sư vãi, giáo sư, gia sư,… + Chỉ cây cối: sen, sung, sấu, sắn, si, sim, sậy, sầu riêng, su su … + Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải,… + Chỉ con vật: sâu, sán, sên, sếu, sóc, sò, sứa,sư tử, san hô, sơn dương… + Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sông, suối, sấm, sét,… Có một số trường hợp ngoại lệ là danh từ nhưng lại viết là x: xe, xuồng, xoan, xoài, túi xách, xương, xô, xẻng, xưởng, xã, trạm xá, mùa xuân. Học sinh có thể ghi nhớ các trường hợp ngoại lệ trên bằng cách học thuộc câu văn sau: Mùa xuân, bà Xuyến đi xuồng bằng gỗ xoan, xách một xe xoài đến xã đổi xẻng ở xưởng, đem về trạm xá cho bệnh nhân đau xương. +Mẹo viết d, r, gi: Trong những từ láy đôi, nếu tiếng đầu có phụ âm l thì tiếng thứ hai có phụ âm là d, chứ không thể là r hay gi: lò dò, lim dim Đối với các trường hợp khác, muốn xác định cách viết đúng phải dựa vào sự đối lập về nghĩa: – gia (tăng thêm): gia hạn, gia tăng, tăng gia, … – gia (nhà): gia đình, gia tài, gia sản, gia sư, gia trưởng, quản gia, gia phong,.. – da (lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da dẻ, da trời, da mặt, … – ra (sự di chuyển) : ra vào, ra ngoài, ra sân, ra chơi,… Nhờ có bảng tổng hợp các qui tắc và mẹo luật chính tả này mà học sinh lớp tôi trở nên sôi nổi học tập, em nào cũng thuộc những câu thơ về mẹo luật chính tả, lỗi chính tả đã giảm đi đáng kể. Nhưng chỉ nắm các qui tắc và các” mẹo” chính tả thì vẫn chưa khắc phục được triệt để các lỗi chính tả. Vì vậy, khi dạy chính tả , tôi Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

15

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 phải phối hợp vận dụng cả qui tắc ” Kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không ý thức”. Phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ yếu như ghi nhớ các qui tắc, các mẹo chính tả,…Nhưng trong một số trường hợp ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất dự đoán, không gắn với một qui luật, qui tắc nào thì tôi dạy các em cách ” nhớ từng chữ một”, đây cũng là giải pháp hữu hiệu, hợp lí. Bởi vì, phần lớn những người viết đúng chính tả hiện nay đều dựa vào cách nhớ từng từ một.Theo cách này, tôi hướng dẫn học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của những từ dễ viết sai. Những từ dễ viết sai này chiếm tỉ lệ không nhiều, do đó học sinh có thể ghi nhớ được. Chẳng hạn như: rượu, hươu, khướu, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, xoong, quần xoóc, xe goòng, …hoặc từ những chỉ viết ngã chứ không viết hỏi, từ để chỉ viết hỏi chứ không viết ngã, từ kể chỉ viết hỏi chứ không viết ngã, … g.Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi theo nhóm Song song với việc ôn tập giúp học sinh nắm vững các qui tắc và mẹo chính tả, việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết cũng rất quan trọng. Đây là một thói quen mà giáo viên cần phải rèn cho học sinh, không chỉ ở chính tả mà ở tất cả các môn học khác. Bản thân tôi đã chấm và phân loại những học sinh thường mắc cùng một loại lỗi chính tả thành một nhóm riêng. Ví dụ: Đặt tên nhóm theo lỗi thường mắc phải như : Nhóm âm đầu, nhóm vần, nhóm viết hoa, nhóm thanh hỏi và thanh ngã … – Số em ở mỗi nhóm tuỳ tình hình thực tế của lớp . – Nhóm trưởng của mỗi nhóm đó là do một em không hoặc rất ít mắc lỗi đó. Sau khi học sinh viết xong, tôi tổ chức cho học sinh đổi vở và soát lỗi lẫn nhau. Tôi qui định lỗi cụ thể, yêu cầu các em soát lỗi bài viết của bạn, dùng bút chì gạch dưới chữ viết sai, tổng hợp số lỗi rồi trả về cho bạn tự sửa (ghi từ chứa tiếng sai rồi sửa lại đúng chính tả). Đối với những em viết sai nhiều, tôi phân công 1 học sinh viết đúng chính tả đổi vở và soát lỗi với học sinh đó. Sau khi các em soát lỗi xong, tôi mới thu vở để chấm.Trong giờ chính tả, tôi chỉ chấm nhanh khoảng 3-5 em. Nhưng giờ ra chơi, tôi cố gắng chấm 1/4 lớp, chấm thật kĩ và ghi nhận xét cụ thể, khen những em có tiến bộ. Khi trả vở cho học sinh, tôi khen ngợi những em đã soát lỗi bài viết của bạn chính xác, tuyên dương những em có tiến bộ, nhắc nhở những em còn viết sai nhiều về nhà sửa lỗi trong vở và trong bảng tổng hợp. Đối với các bài tập, tôi thường tổ chức cho các em làm bài trong nhóm nhỏ bằng nhiều hình thức thi đua như: Ai nhanh ai đúng, tìm nhanh viết đúng, … Các nhóm ghi bài làm của nhóm mình vào bảng nhóm hoặc phiếu bài tập để cả lớp nhận xét, bầu chọn nhóm thắng cuộc. Đối với những tiết học khác, tôi cũng luôn nhắc nhở học sinh viết đúng chính tả. Khi chấm đoạn văn, bài tập làm văn hoặc các bài kiểm tra của học sinh, tôi Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

16

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 chấm kĩ càng, tỉ mỉ, chỉ rõ các lỗi chính tả và hướng dẫn học sinh sửa lỗi khi trả bài. h. Biện pháp 7: Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong học tập Học sinh Tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất thích được cô phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Có thể, có em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính tả nhưng các em rất thích được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Hiểu đặc điểm tâm lí của các em như vậy nên tôi luôn động viên, khuyến khích các em; tôi luôn theo dõi sát quá trình học tập của học sinh, dù chỉ một tiến bộ nhỏ của các em về thái độ học tập cũng như kết quả học tập, tôi đều khen ngợi kịp thời. Đối với những có bài viết đúng, sạch đẹp, tôi thường ghi nhận xét vào vở với các dòng chữ như : “Chữ viết của em đều, đẹp có sáng tạo, cô khen” hoặc “Bài viết của em thật xuất sắc, cô rất tự hào về chữ viết của em…. và biểu dương các em trước lớp. Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, tôi luôn dành thời gian hướng dẫn các em sữa lỗi ngay tại lớp. Cứ nửa học kì, tôi chọn ra 5 em có tiến bộ nhất để khen thưởng. Phần thưởng chỉ là hai cuốn vở có chữ kí của tôi và được tôi bao bìa, dán nhãn cẩn thận hoặc một cây viết (loại có thể thay ngòi), hoặc một cây bút chì, cục tẩy,…Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất vui, rất hãnh diện. 3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Nghiên cứu kĩ từng dạng bài, kiểu lỗi để chuẩn bị hệ thống bài tập giúp học sinh viết tốt chính tả. Ngay từ các tiết học đầu tiên, giáo viên hướng dẫn và thống nhất với học sinh các bước thực hiện khi viết một đoạn, bài chính tả. Khi viết, giọng đọc của giáo viên cần phải rõ ràng, chính xác, không đọc quá nhanh; khi đọc những chữ học sinh thường viết sai phải đọc chậm và nhắc nhở các em chú ý; khích lệ, khuyến khích những học sinh viết đẹp, viết được chữ hoa sáng tạo để giúp các em có hứng thú hơn trong giờ viết chính tả. 3.4.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Biện pháp 1 là tiền đề để thực hiện các biệp pháp 2, 3, 4, 5, 6. Tuy nhiên trong các biện pháp trên thì biện pháp 2, 3 và 5 là biện pháp quan trọng nhất vì nó xác định được chữ viết phải thế nào thì mới đúng, mới đẹp, mới hiệu quả nhất, đạt được mục tiêu bài học. 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

17

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 Bằng các biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp nói trên, tôi đã từng bước hình thành ở học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Chất lượng chữ viết của học sinh được nâng lên rõ rệt. Không những học sinh yêu thích luyện viết mà học sinh còn linh hoạt, chủ động trong khi viết chữ hoa sáng tạo mà và cũng rất tự tin khi học các môn khác. Nhận thức về chữ viết của mỗi giáo viên được nâng lên. Giáo viên không còn ngại rèn chữ mà còn cùng học sinh tham gia vào việc rèn chữ thường xuyên hơn. Kết quả khảo nghiệm cụ thể như sau: Mức độ đạt được của học sinh Học sinh mong chờ đến giờ luyện viết Học sinh chỉ vì yêu cầu của thầy cô Không thích học tiết luyện viết

48%

80%

75%

8 em

32%

4 em 16%

9 em

32.1% 5 em

17.9 %

5 em

20 %

1 em 4%

6 em

21.4% 2 em

7.1%

4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Thông qua khảo nghiệm, giúp giáo viên nắm bắt được một cách chính xác thực trạng của vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhất nhằm giải quyết vấn đề, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp để có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực hiện. Việc phát triển đề tài và áp dụng hiệu quả đối với các đối tượng học sinh tại đơn vị trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai đã thu được kết quả rất đáng khích lệ và thực sự có ý nghĩa khoa học. Chất lượng dạy học tiết luyện viết lớp 4 của trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai được nâng lên qua từng năm sẽ là cơ sở khoa học để các giáo viên trong và ngoài nhà trường có thể tham khảo, nghiên cứu và phát triển đề tài ở mức cao hơn.

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

18

19

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Chủ tịch hội đồng

Nguyễn Thị Minh Thủy NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

IV. Tài liệu nghiên cứu.

Tài liệu

Tác giả

Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4, Nhà xuất bản Giáo dục Việt tập 1 + 2 Nam Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

20

Một Số Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Viết Đúng Chính Tả Cho Học Sinh Lớp 1

Các phương pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 1

Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 bao gồm các ví dụ minh họa chi tiết giúp cho các thầy cô nắm được các phương pháp rèn chính tả cho học sinh lớp 1 đúng chuẩn. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1

1. Luyện phát âm:

Muốn học sinh viết đúng chính tả, tôi phải chú ý luyện phát âm cho học sinh, giúp các em phân biệt các âm đầu, âm chính, âm cuối qua giọng đọc mẫu của giáo viên.

Việc rèn phát âm được thực hiện thường xuyên trong các tiết Tập đọc và một số môn học khác.

2. Luyện tập về phân tích, so sánh:

Trong các giờ chính tả tập chép hay nghe viết, tôi thường xuyên hướng dẫn các em phân tích về cấu tạo tiếng rồi so sánh những tiếng dễ lẫn lộn, luyện viết bảng con trước khi viết vào vở.

Vd: Khi viết tiếng “muống”, học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, tôi yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo 2 tiếng này đồng thời giải nghĩa từ:

– Muống = M + uông + thanh sắc (rau muống)

– Muốn = M + uôn + thanh sắc (ước muốn)

So sánh thấy được sự khác nhau đó để học sinh ghi nhớ, khi viết các em sẽ không bị viết sai.

3. Giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả bằng cách hướng dẫn các em nắm nghĩa của từ phối hợp với việc so sánh, phân tích chính tả, tôi sử dụng đồ dùng dạy học, những hình ảnh và giáo cụ trực quan để giúp học sinh quan sát và phân biệt từ khó dựa vào việc sử dụng thiết bị dạy học vừa nêu hoặc hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ bằng cách cho học sinh đặt câu, đọc chú giải.

Vd:

* ch/tr

Chân: bộ phận nâng đỡ cơ thể người hoặc vật

Trân: ngó trân trân hoặc trân trọng

* s/x Sen: hoa sen, vòi sen

Xen: xen lẫn, xen kẽ

4. Rèn luyện trí nhớ cho học sinh để có kĩ năng viết đúng chính tả bằng cách hướng dẫn cho các em đọc – viết vào các buổi thứ hai trong tuần, giúp các em có kĩ năng phân biệt về thanh, về phụ âm đầu, phụ âm cuối qua các bài tập chính tả để giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học.

Vd:

* Bài tập phân biệt r/d/gi

Hãy điền r/d/gi thích hợp vào chỗ trống:

…ỗ dành, …ỗ chạp, mặt …ỗ

…ữ gìn, cặp …a, ..a vào

* Bài tập phân biệt các phụ âm cuối c/t, n/ng, …

Đây là lỗi mà học sinh miền Trung của chúng ta hay mắc phải do ảnh hưởng của phương ngữ.

Để giúp học sinh viết đúng các tiếng có phụ âm cuối c/t hoặc n/ng ta phải khảo sát, thống kê lỗi chính tả mà học sinh mắc phải (vd: tấc cả, gậc đầu,…). Trên cơ sở đó soạn cho học sinh 1 hệ thống bài tập chính tả “so sánh”

– viết phân biệt c/t

– viết phân biệt n/ng

Sau đó tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập

Vd:

Điền c hoặc t: lượ.. bỏ, lần lượ…, biến mấ…, ướ mơ.

Điền n hoặc ng: ngâ… nga, yên lặ…

5. Rèn chính tả thông qua trò chơi:

Với biện pháp này nhằm giúp học sinh ghi nhớ các âm khi đọc giống nhau nhưng viết thì khác nhau.

Vd: Trò chơi thi viết từ ngữ gồm các tiếng có âm “ngờ” hoặc “gờ”

6. Giúp học snh ghi nhớ về mẹo luật khi viết chính tả:

Hướng dẫn học sinh ghi nhớ các quy tắc chính tả bằng hệ thống bài tập giúp các em nắm quy tắc khi viết âm: g/gh; ng/ngh; c/k.

Vd:

1/ Giúp học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả sau:

* Các âm đầu: k, gh, ngh đúng trước các nguyên âm i,e, ê, iê,…

* Các âm đầu: c, g, gh đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư,…

Bài tập điền vào chỗ chấm:

“c” hay “k” : …éo co, cổ …ính, …iên nhẫn, tổ …iến.

“g” hay “gh” : …ồ ghề, ..e thuyền, …i nhớ, chán …ét.

“ng” hay “ngh”: ngốc …ếch, ngạo …ễ, …iêng …ã

2/ Hoặc để phân biệt âm đầu ch/tr: Tôi cho các em quan sát một số hình ảnh chỉ tên đồ vật, tên con vật bắt đầu bằng âm chVd: – chổi, chảo, chén, chiếu, chum,…

– chó, chuồn chuồn, châu chấu, chim sẻ, chim sâu, …

3/ Hoặc đối với phụ âm đầu s/x: Tôi cho các em thi tìm tên chỉ cây cối hoặc tên con vật đều bắt đầu bằng âm “s”

Vd:

– sả, sầu đâu, sầu riêng, sắn, sứ, si,…

– sò, sóc, sứa, sáo, sói, sư tử, sên,…

4/ Để phân biệt dấu thanh hỏi, ngã: Tôi sủ dụng một số bài tập trắc nghiệm hoặc điền từ vào chỗ trống để luyện cho học sinh.

Vd:

a) Khoanh tròn vào những chữ cái trước những từ viết đúng:

a. sữa tươi d. thi đỗ

b. sửa sai e. nghiêng ngã

c. ngả ba g. mãi miết

Với dạng bài tập này, tôi thường đưa ra câu trả lời đúng nhiều hơn sai để giúp các em vận dụng kiến thức khi sử dụng dấu thanh.

b) Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:

– (đổ, đỗ): thi … , … rác

– (giả, giã): … vờ (đò), … gạo

Hoặc để nâng cao hơn về kĩ năng viết chính tả cho học sinh tôi đưa thêm dạng bài tập khó hơn bằng các câu đố, câu tục ngữ hay các bài thơ để giúp các em phát hiện được âm, vần hoặc thanh cần điền đúng vào yêu cầu của bài tập.

Vd:

* Em chọn ch/tr để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:

Mặt …òn, mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng …ên cao

Đêm về đi ngủ, chúng tôi vào nơi đâu?

(là gì?)

* Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm sau:

– Kiến cánh vỡ tô bay ra

Bao táp mưa sa gần tới.

– Muốn cho lúa nay bông to

Cày sâu, bừa ki, phân gio cho nhiều.

7. Tích hợp việc dạy Chính tả trong các môn học khác:

Giúp học sinh viết đúng câu lời giải trong khi giải toán có lời văn bằng cách nhắc nhở, sửa lỗi sai khi chấm bài. Chỉnh sửa học sinh phát âm đúng khi trả lời miệng bài toán giải, câu hỏi bài trong khi học các môn: Tự nhiên và xã hội, Đạo đức,…

Biện Pháp Rèn Kĩ Năng Học Sinh Viết Đúng Chính Tả, Đúng Quy Tắc, Đúng Âm

Như tôi đã trình bày ở trên, bên cạnh những em đọc chuẩn, viết đúng theo nghĩa của từ, tiếng còn có một số em viết sai vì phương ngữ, nhất là địa bàn vùng ven Đà Nẵng. Tại địa bàn này, học sinh thường sai, cụ thể như sau:

Những tỉếng có nguyên âm i/iê: kim/kiêm; chim/chiêm.

Những tiếng có âm cuối:

– i/y: hay/hai; tay/tai.

– n/ng: uốn/uống; nắn(nắn nót)/nắng(trời nắng);trườn/trường.

– c/t: mặt/mặc;chiếc/chiết; tiết/tiếc.

Những từ có thanh điệu hỏi, ngã: sẻ/sẽ; rủ/rũ;

Còn học sinh ở nơi khác chuyển đến, đa số các em từ miền Bắc và Bắc Trung Bộ nên các em thường sai, cụ thể:

– Âm đầu l/n: long/năm; là/nà

– Âm đầu ch/tr: chuyện/truyện; châu/trâu; che/tre

– Âm đầu s/x: sương/xương; song/xong; sa/xa

– Thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng: rả/rã/rạ.

A PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Trong một văn bản, dù ngắn hay dài để người đọc dể hiểu, hiểu đúng ý, đúng nghĩa của câu thì điều cần nhất là gì ? Nhất là ở thời đại thông tin này, tất cả các văn bản được in, được trình bày cân đối, rõ, đẹp. Nhưng hãy tưỏng tượng xem, nếu như trong văn bản đó, một từ, một ngữ nào in sai chính tả ( dù là một con chữ, một vần, một thanh...) thì điều gì sẽ xảy ra? Nhất định người đọc sẽ không hiểu ý nội dung mà văn bản muốn diễn đạt. Và muốn hiểu ý diễn đạt của văn bản, người đọc phải đọc lại dòng trên, phải suy ngẫm...Nói chung việc này vừa mất thời gian, lại vừa không có thẩm mĩ. Vì vậy, ta có thể nói, việc dạy chính tả trong nhà trường, nhất là ở bậc Tiểu học, có vị trí vô cùng quan trọng. Phân môn này giúp học sinh hình thành năng lực thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hoá, Tiếng Việt chuẩn mực. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ. Nó cung cấp cho trẻ em những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho trẻ em nắm những quy tắc đó và hình thành kĩ năng viết( và đọc, hiểu chữ viết) thông thạo Tiếng Việt. Phân môn chính tả còn có nhiệm vụ giải quyết vấn đề dạy cho trẻ em biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học các môn học khác và để sử dụng trong giao tiếp. Nên có thể nói chính tả là môn học có tính chất thực hành. Bởi lẽ để hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả cho học sinh phải cho các em thông qua việc thực hành luyện tập. Do đó, trong phân môn này, các quy tắc, các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả. Về cơ bản, chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Hay nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau. Đọc như thế nào phải viết như thế ấy. Nhưng giữa đọc và viết có quy trình hoạt động trái ngược nhau dù chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản viết thành âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển hoá dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Như trên đã nói, giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau là nguyên tắc chung. Nhưng trong thực tế mối quan hệ giữa đọc và viết khá phong phú, đa dạng. Cụ thể, chính tả Tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào vì cách phát âm thực tế của một phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm, nên không thể thực hiện phương châm " Nói thế nào viết như thế đó" nhất là học sinh ở Đà Nẵng nói chung và nói riêng là ở địa phương nơi tôi đang công tác. Vì thế tôi đã chọn đề tài " Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3/3 viết đúng chính tả" để rèn học sinh viết đúng từng chữ, từng từ, từng câu không nhất thiết là học sinh yếu. II. Đối tượng nghiên cứu : Việc rèn kĩ năng học sinh viết đúng chính tả, đúng quy tắc, đúng âm, thanh, vần...tôi sẽ thực hiện ở lớp 3/3 trong năm học 2008-2009 này với các biện pháp đề ra III. Nhiệm vụ của đề tài: Với các biện pháp đề ra để hướng dẫn học sinh đọc đúng, viết đúng nhất là những em yếu hoặc những em nói sai về phương ngữ và như trên đã trình bày: "Không nhất thiết là học sinh yếu". Các em phải nắm được cơ bản hệ thống qui tắc chuẩn, thống nhất chính tả trong Tiếng Việt quy tắc liên kết khi viết các chữ, quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng của chữ viết... Cùng với các phân môn khác của Tiếng Việt như: Tập viết, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn...Chính Tả cũng góp phần bồi dưỡng những tình cảm và phẩm chất tốt đẹp qua sử dụng ngôn ngữ: Tính khoa học, tính chính xác, tính thẩm mĩ... Từ đó các em dễ áp dụng vào thực tế như viết(đọc) đúng các yêu cầu đề, đặt câu trong tiết luyện từ và câu, đặc biệt là bài làm(nói và viết) trong bài tập làm văn... IV. Vai trò của giáo viên Tiểu học: Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng thực tế cho thấy, muốn viết đúng chính tả thì việc nắm nghĩa từ rất quan trọng " vì hiểu nghĩa từ" là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy, trong thực tế sự lĩnh hội kiến thức của các em hoàn toàn không giống nhau. Hơn nữa cách phát âm từng vùng, phương ngữ chính đều còn có những chỗ chưa chuẩn xác mà sai lệch. Như ở địa bàn Hoà Hiệp Bắc, ngoài học sinh địa phương(Thuỷ Tú, Kim Liên...) còn có học sinh từ nơi khác chuyển đến do hoàn cảnh phải theo bố mẹ chuyển công tác từ nơi khác đến nơi này làm việc. Vì thế cho nên trong một lớp học, trong giờ học một số em rất lúng túng do chưa phân biệt rõ âm đầu, vần, hoặc thanh điệu khi nghe giáo viên nói hoặc đọc chính tả. Nên muốn các em viết đúng không riêng giáo viên văn hoá mà các giáo viên bộ môn cũng phải tham gia trong việc rèn cho các em nói đúng, nghe đúng, đọc đúng, viết đúng, đúng theo nghĩa của từ viết trong văn bản, trong văn cảnh...do đó trước khi dạy chính tả giáo viên cần nắm rõ lỗi chính tả phổ biến của học sinh để lựa chọn nội dung thích hợp. B. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng viết chính tả của học sinh: Như tôi đã trình bày ở trên, bên cạnh những em đọc chuẩn, viết đúng theo nghĩa của từ, tiếng còn có một số em viết sai vì phương ngữ, nhất là địa bàn vùng ven Đà Nẵng. Tại địa bàn này, học sinh thường sai, cụ thể như sau: Những tỉếng có nguyên âm i/iê: kim/kiêm; chim/chiêm... Những tiếng có âm cuối: - i/y: hay/hai; tay/tai... - n/ng: uốn/uống; nắn(nắn nót)/nắng(trời nắng);trườn/trường... - c/t: mặt/mặc;chiếc/chiết; tiết/tiếc... Những từ có thanh điệu hỏi, ngã: sẻ/sẽ; rủ/rũ; Còn học sinh ở nơi khác chuyển đến, đa số các em từ miền Bắc và Bắc Trung Bộ nên các em thường sai, cụ thể: - Âm đầu l/n: long/năm; là/nà - Âm đầu ch/tr: chuyện/truyện; châu/trâu; che/tre - Âm đầu s/x: sương/xương; song/xong; sa/xa - Thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng: rả/rã/rạ... Còn phải kể đến những học sinh khuyết tật hoà nhập, nói lắp, nói ngọng và cả những em tiếp thu bài chậm...những em này một phần bị ảnh hưởng tâm lí, một phần có thể gia đình chưa quan tâm đúng mức nên việc rèn đọc, rèn viết thật khó. Vì vậy thời gian dành cho các em phải kiên trì, phải xuyên suốt trong từng tiết học và thực hiện cả năm học. Năm nay, tôi được Ban Giám Hiệu phân công chủ nhiệm lớp 3/3. Sĩ số 32 học sinh(có 14 nữ). Lớp có những mặt ưu sau: - Ngày từ đầu năm các em đủ đồ dùng học tập - Các em biết đọc biết viết - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình Tồn tại: - Đa số học sinh là dân địa phương nên dễ viết sai chính tả vì phương ngữ. Ngay đầu năm, qua một tuần thực dạy và khảo sát chất lượng tôi đã chú ý đến các em và lập danh sách để phụ đạo như sau: - Huỳnh Thị Phượng yếu Toán và Tiếng Việt - Đặng Thị Như Mỹ yếu Toán và Tiếng Việt - Đinh Văn Lực đọc chậm viết sai nhiều lỗi chính tả - Lý Minh Tuấn phát âm sai(ngọng) - Trần Phước Thiện (khuyết tật học hoà nhập) Khi chấm bài trong các tiết chính tả, tôi đã chú ý, điều tra cơ bản để nắm rõ lỗi chính tả phổ biến của học sinh. Nhất là bài viết của các em thường mắc nhiều lỗi(dù mỗi em sai mỗi lỗi khác nhau) cũng như cách đọc của các em, có những từ ngữ mà các em phát âm sai không giống nhau. II. Các biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả: Như trên đã trình bày, chính tả Tiếng Việt là loại chính tả ngữ nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt. Nên trong tiết dạy mỗi giáo viên cần linh hoạt để giúp học sinh nhanh chóng làm quen với hình thức của các câu chữ vì học sinh Tiểu học có khả năng ghi nhớ máy móc rất tốt. Nắm được tâm lí nầy, tôi đã vận dụng nhiều nguyên tắc, nhiều phương pháp, nhiều hình thức trong giờ dạy. Biết được em nào thường viết sai chính tả, lỗi sai thường gặp là gì, tôi chú ý chọn lựa, sử dụng để xây dựng các quy tắc chính tả giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, một cách có hệ thống. Với những em viết sai các âm cuối, trong các tiết dạy tôi chú ý giúp các em hiểu nghĩa từ và nhận xét cách viết của từ, để từ đó giúp các em nhớ và viết đúng. Ví dụ: mặc và mặt: - mặc(âm cuối c):được viết trong các từ mặc áo quần, mặc cả... - mặt(âm cuối t) :được viết trong các từ mạt trời, mặt trăng, khuôn mặt,,, Những em thường sai khi viết các chữ ghép với âm ng/ ngh tôi giúp các em nhớ bằng cách luôn cho các em nhớ: - ng ghép với các âm: a, ă ,â,o, ô,ơ u, ư - ngh ghép với các âm: e,ê, i Với những em nói ngọng(như em Lý Minh Tuấn) thường sai âm đầu th(thành âm kh: VD: chiến thắng em phát âm thành chiến khắng). Giờ tập đọc( phần luyện đọc tôi luôn gọi em đọc và hướng dẫn em đọc đúng các tiếng, các từ có âm đầu "th". Và trong giờ viết chính tả tôi yêu cầu em tìm và viết bảng con các từ, tiếng em dễ viết sai đó. Còn một số em từ nơi khác chuyển đến như em Hoàng Long và em Tươi( là học sinh từ miền Bắc chuyển vô),các em hay sai âm đầu l và n.Đây là những em tiếp thu bài nhanh nên dù chưa phát âm đúng( VD: miền Nam=miền lam; cái lá=cái ná...) nhưng trong bài chính tả các em viết ít sai (có thể nói là không sai) lỗi nào. Riêng em Thiện là học sinh khuyệt tật hoà nhập nên việc viết sai chính tả không phải là điều lạ. Em tiếp thu bài chậm nhưng việc học thì lại tuỳ hứng và thích dỗ dành. Nên với em, tôi thường nhỏ nhẹ để hướng dẫn em viết từ em thường viết sai trên bảng, sau đó hướng dẫn em đọc đúng. Những từ khó, thì cho em đánh vần. Tuy nhiên, vẫn còn chờ kết quả cuối kỳ I và cuối năm. III. Biện pháp thực hiện: Để thực hiện tốt việc giúp học sinh viết đúng chính tả, tôi đã soạn ra các biện pháp sau để áp dụng trong các tiết dạy. 1. Lập đôi bạn cùng tiến: Đầu năm, sau một tuần thực dạy, tôi đã sắp xếp chỗ cho các em theo "đôi bạn cùng tiến"". Một em giỏi(khá) ngồi với em học yếu, thuận lợi hơn các em trong nhóm ở gần nhà nhau để các em dễ dàng giúp nhau trong học tập. 2. Chuẩn bị bài ở nhà: Trong một tuần có hai tiết chính tả - thứ ba và thứ sáu . Ở lớp ba có hai loại bài chính tả : Chính tả nghe đọc và Chính tả nhớ viết(Loại bài Chính tả tập chép chỉ có vài tiết ở đầu năm học), ở loại bài chính tả nào, tôi cũng cho các em về nhà đọc lại bài viết tiết trước rồi đọc bài viết tiết sau ba hoặc bốn lần. Để chuẩn bị bài tiết sau, các em tập viết các từ khó hoặc các em viết cả bài viết vào vở nháp hay viết vào vở luyện viết ở nhà. Lên lớp trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, lớp phó học tập sẽ kiểm tra và báo cáo giáo viên chủ nhiệm . 3. Trong giờ tập đọc: 4. Tiết chính tả: Tiết học này, tôi chú ý nội dung bài dạy với tình hình thực tế mắc lỗi của học sinh. Tôi sử dụng phương pháp "Nhớ từng chữ một". Ở lớp ba, các em đã học cơ bản về cách viết tên riêng nước ngoài và các vần khó như: ui/uôi ; iêc/ iêt ; ong/ ông...( và các từ học sinh dễ viết sai vì phương ngữ) Với tên riêng nước ngoài (thường là các phiên âm), tôi hướng dẫn cho các em cách đọc và cách viết hoa( Vì tên riêng nước ngoài có nhiều tiếng, mỗi tiếng lại có nhiều bộ phận như: Mat-xcơ-va, En-ri-cô...và giữa các bộ phận có gạch nối). Để các em đọc đúng, viết đúng, tôi đã gọi các em yếu đọc nhiều lần để hướng dẫn các em nhận biết, sửa chữa và đọc đúng hơn sau đó cho các em viết vào bảng con-viết và đọc lại. Trong quá trình hướng dẫn tôi hoặc gọi học sinh nhắc lại cách viết hoa tên nước ngoài khác với tên Việt Nam. Còn các vần khác, những vần các em dễ sai và sai nhiều do phương ngũ ngoài hình thức viết bằng bảng con tôi còn rèn các em viết đúng bằng trò chơi. 5.Vận dụng trong trò chơi: Đa số các bài tập chính tả thường được vận dụng trong trò chơi, dù có nhiều dạng bài tập như: Tìm từ qua gợi ý; điền âm hoặc vần vào chỗ trống; tìm tiếng với các vần, âm cho sẵn...Ở mỗi dạng bài tập tôi thường tổ chức cho các em chơi trò chơi khác nhau như: "Tìm nhanh tìm đúng; Bắt vần; Đố chữ... Với phương pháp trò chơi này sẽ gây cho các em sự hứng thú, tính nhanh nhẹn và qua hoạt động trò chơi kiến thức kỹ năng viết đúng chính tả của các em sẽ được góp phần củng cố. 6. Phần dặn dò: Trong một tuần có hai tiết chính tả vào thứ ba và thứ sáu. Chương trình lớp ba có ba loại bài chính tả( Chính tả tập chép, Chính tả nghe viết và Chính tả nhớ viết). Loại bài Chính tả tập chép chỉ có hai đến ba tiết ở đầu năm để các em làm quen. Còn CT nhớ viết cũng có nhưng chủ yếu chính vẫn là loại bài CT nghe viết nhiều nhất trong cả năm học. Với những em yếu viết sai nhìêu lỗi chính tả tôi dặn các em ở nhà phải đọc bài tiết trướcvà bài viết tiết sau và viết bài viết đó vào vở ở nhà vừa kết hợp giúp các em rèn chữ viết, vì thường những em học yếu thường viết chữ cẩu thả. Ngày hôm sau, tôi hoặc lóp phó học tập kiểm tra và hỏi để biết các em thấy khó viết từ nào để hướng dẫn các em viết đúng hơn, riêng loại bài CT nhớ viết thì yêu cầu học sinh tái hiện lại hình thức chữ viết của một văn bản đã được học thuộc. Tuy trong giờ tập đọc, các em đã được luyện học thuộc bài nhưng trước khi viết chính tả, tôi cũng cho học sinh đọc lại văn bản hai, ba lượt để tạo tâm thế viết bài và có cơ sở tái hiện lại văn bản. Tôi cũng không quên lưu ý các em đọc và tập viết đúng các từ khó, các từ mà các em thường viết sai. 7. Trao đổi cùng phụ huynh: IV. Kết quả đạt được : Với sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy, với sự mong mỏi các em mau có tiến bộ cùng với các kế hoạch và các biện pháp đã đề ra để thực hiện, tôi thấy các bài viết chính tả của các em dần có tiến bộ dù chưa nhiều. Đến cuối kỳ I, em Lực đã viết khá hơn, những từ sai vì " nói thế nào viết như thế ấy do phương ngữ" em đã nhận ra (VD: các từ có âm cuối như i-y, các từ có vần mà âm cuối là c-t, n-ng, các từ có âm giữa và nguyên âm đôi i-iê...). Còn em Tuấn, dù phát âm vẫn còn ngọng nhưng em đã khắc phục được trong bài viết, bài viết ít lỗi hơn, những từ sai của em chỉ là những từ khó. Và em Thiện( HSKTHN) bài viết chưa phải hoàn toàn như mong muốn nhưng tôi tin em sẽ tiến bộ vì em rất thích được điểm cao và thích được khen trước lớp. Nói chung, việc rèn viết chính tả ở lớp tôi như vậy là đạt kết quả tuy chưa mỹ mãn nhưng tôi sẽ cố gắng tiếp tục rèn thêm cho các em trong suốt kỳ II để các em đạt kết quả cao hơn, vì đây là việc làm không phải một ngày, một tháng mà là thời gian dài, có thế suốt trong thời gian các em ngồi dưới mái trường Tiểu học. C. PHẦN KẾT LUẬN Trước kết quả đạt được ở lớp tôi đang chủ nhiệm trong năm học 2008-2009, tôi nghĩ tôi sẽ áp dụng trong những năm học tới và tôi sẽ càng cố gắng nhiều hơn để kinh nghiệm nhỏ này thêm đầy đủ, hoàn thiện, để có thêm những biện pháp mới thực hiện áp dụng, hướng đẫn giúp các em nhớ và nắm kỹ, nắm đúng cách viết chính tả(các quy tắc chính tả), để bài viết của các em cũng như cách diễn đạt của các em trong giao tiếp đúng hơn, làm cho người nghe và người đọc hiểu ý các em diễn đạt hơn. Vậy tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ chân thành từ Ban giám hiệu, từ các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hay hơn, trọn vẹn hơn, phong phú hơn. Tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn.

Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 4 Viết Đúng Chính Tả

I. Lí do chọn đề tài:

1.Cơ sở lý luận:

Trong một văn bản, dù ngắn hay dài để người đọc dể hiểu, hiểu đúng ý, đúng nghĩa của câu thì điều cần nhất là gì ? Nhất là ở thời đại thông tin này, tất cả các văn bản được in, được trình bày cân đối, rõ, đẹp. Nhưng hãy tưởng tượng xem, nếu như trong văn bản đó, một từ, một ngữ nào in sai chính tả ( dù là một con chữ, một vần, một thanh…) thì điều gì sẽ xảy ra? Nhất định người đọc sẽ không hiểu ý nội dung mà văn bản muốn diễn đạt. Và muốn hiểu ý diễn đạt của văn bản, người đọc phải đọc lại dòng trên, phải suy ngẫm…Nói chung việc này vừa mất thời gian, lại vừa không có thẩm mĩ.

Vì vậy, ta có thể nói, việc dạy chính tả trong nhà trường, nhất là ở bậc Tiểu học, có vị trí vô cùng quan trọng. Phân môn này giúp học sinh hình thành năng lực thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hoá, Tiếng Việt chuẩn mực. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ. Nó cung cấp cho trẻ em những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho trẻ em nắm những quy tắc đó và hình thành kĩ năng viết( và đọc, hiểu chữ viết) thông thạo Tiếng Việt. Phân môn chính tả còn có nhiệm vụ giải quyết vấn đề dạy cho trẻ em biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học các môn học khác và để sử dụng trong giao tiếp. Nên có thể nói chính tả là môn học có tính chất thực hành. Bởi lẽ để hình thành về các kỹ năng, kỹ xảo chính tả cho học sinh phải cho các em thông qua việc thực hành luyện tập. Do đó, trong phân môn này, các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả.

Về cơ bản, chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Hay nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau. Đọc như thế nào phải viết như thế ấy. Nhưng giữa đọc và viết có quy trình hoạt động trái ngược nhau dù chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản viết thành âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển hoá dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Như trên đã nói, giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau là nguyên tắc chung. Nhưng trong thực tế mối quan hệ giữa đọc và viết khá phong phú, đa dạng.

2. Cơ sở thực tiễn:

Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng thực tế cho thấy, muốn viết đúng chính tả thì việc nắm nghĩa từ rất quan trọng ” vì hiểu nghĩa từ” là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Qua hai năm giảng dạy, tôi nhận thấy, trong thực tế sự lĩnh hội kiến thức của các em hoàn toàn không giống nhau. Hơn nữa cách phát âm từng vùng, phương ngữ chính đều còn có những chỗ chưa chuẩn xác mà sai lệch. Như ở địa bàn nơi tôi đang công tác, ngoài học sinh địa phương ra còn có học sinh từ nơi khác chuyển đến do hoàn cảnh phải theo bố mẹ chuyển công tác từ nơi khác đến nơi này làm việc. Vì thế cho nên trong một lớp học, trong giờ học một số em rất lúng túng do chưa phân biệt rõ âm đầu, vần, hoặc thanh điệu khi nghe giáo viên nói hoặc đọc chính tả. Nên muốn các em viết đúng không riêng giáo viên văn hoá mà các giáo viên bộ môn cũng phải tham gia trong việc rèn cho các em nói đúng, nghe đúng, đọc đúng, viết đúng, đúng theo nghĩa của từ viết trong văn bản, trong văn cảnh…do đó trước khi dạy chính tả giáo viên cần nắm rõ lỗi chính tả phổ biến của học sinh để lựa chọn nội dung thích hợp.

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:

Với các biện pháp đề ra với mục đích hướng dẫn học sinh đọc đúng, viết đúng nhất là những em yếu hoặc những em nói sai về phương ngữ và như trên đã trình bày: “Không nhất thiết là học sinh yếu”. Các em phải nắm được cơ bản hệ thống qui tắc chuẩn, thống nhất chính tả trong Tiếng Việt quy tắc liên kết khi viết các chữ, quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng của chữ viết…

Cùng với các phân môn khác của Tiếng Việt như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn…Chính tả cũng góp phần bồi dưỡng những tình cảm và phẩm chất tốt đẹp qua sử dụng ngôn ngữ: Tính khoa học, tính chính xác, tính thẩm mĩ…

Từ đó các em dễ áp dụng vào thực tế như viết(đọc) đúng các yêu cầu đề, đặt câu trong tiết luyện từ và câu, đặc biệt là bài làm(nói và viết) trong bài tập làm văn…

4. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu :

Việc rèn kĩ năng học sinh viết đúng chính tả, đúng quy tắc, đúng âm, thanh, vần…tôi đã thực hiện ở lớp 4B trong năm học 2011-2012 này với các biện pháp đề ra.

Cụ thể, chính tả Tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào vì cách phát âm thực tế của một phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm, nên không thể thực hiện phương châm ” Nói thế nào viết như thế đó” nhất là học sinh ở Hà Tĩnh nói chung và nói riêng là ở địa phương nơi tôi đang công tác.Vì thế tôi đã chọn đề tài ” Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết đúng chính tả” để rèn học sinh viết đúng từng chữ, từng từ, từng câu không nhất thiết là học sinh yếu.

ii. phÇn gi¶I quyÕt 1. Thực trạng viết chính tả của học sinh:

a. Thực trạng:

Như tôi đã trình bày ở trên, bên cạnh những em đọc chuẩn, viết đúng theo nghĩa của từ, tiếng còn có một số em viết sai vì phương ngữ, nhất là địa bàn vùng Hà Tĩnh và đặc biệt là địa bàn nơi tôi đang công tác. Tại địa bàn này, học sinh thường sai, cụ thể như sau:

Những tiếng có âm đầu:

– Âm đầu d/gi: dàu/giàu; gió/dó;

– Những từ có thanh điệu hỏi, ngã: sẻ/sẽ; rủ/rũ;

– Âm đầu s/x: sương/xương; song/xong; sa/xa,…

Còn phải kể đến những học sinh hoà nhập, nói lắp, nói ngọng và cả những em tiếp thu bài chậm…những em này một phần bị ảnh hưởng tâm lí, một phần có thể gia đình chưa quan tâm đúng mức nên việc rèn đọc, rèn viết thật khó. Vì vậy thời gian dành cho các em phải kiên trì, phải xuyên suốt trong từng tiết học và thực hiện cả năm học.

Năm nay, tôi được Ban Giám Hiệu phân công chủ nhiệm lớp 4B. Sĩ số 28 học sinh(có 13 nữ).

Lớp có những mặt ưu sau:

– Ngày từ đầu năm các em đủ đồ dùng học tập.

– Các em biết đọc biết viết.

– Không có học sinh khuyết tật, học sinh từ các nơi khác đến.

Tồn tại:

– Đa số phụ huynh học sinh đi xuất khẩu lao động nước ngoài nên chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.

– Đa số học sinh là dân địa phương nên dễ viết sai chính tả vì phương ngữ.

– Lớp 4B là một lớp có số học sinh lưu ban từ những năm trước nhiều nhất trong khối, có tới bốn học sinh lưu ban( chưa tính đến số học sinh yếu,kém của lớp) vì vậy đây là một lớp có học sinh yếu, kém nhiều nhất trong khối.

b. Kết quả khảo sát:

Ngay đầu năm, qua một tuần thực dạy và khảo sát chất lượng học tập cũng như chất lượng VSVĐ, tôi thấy kết quả học tập của lớp 4B chưa được cao, không chỉ như vậy mà chất lượng VSCĐ của học sinh thấp nhất khối.

Sè häc sinh xÕp lo¹i vsc® ®Çu n¨m cña líp 4b

Qua kết quả khảo sát đó tôi đã chú ý đến các em và lập danh sách để phụ đạo như sau:

– Hoàng Phi Long viết chậm và yếu môn Tiếng Việt.

– Hồ Quốc Khánh viết chậm và yếu môn Tiếng Việt

– Trương Đức Hạnh chữ viết xấu, yếu Toán và Tiếng Việt.

– Hoàng Đức Long đọc chậm, viết sai nhiều lỗi chính tả yếu Toán và Tiếng Việt.

– Lê Quốc Cường viết sai lỗi chính tả, viết chậm ,yếu Toán và Tiếng Việt.

Khi chấm bài trong các tiết chính tả, tôi đã chú ý, điều tra cơ bản để nắm rõ lỗi chính tả phổ biến của học sinh. Nhất là bài viết của hai em Cường, Đức Long, thường mắc nhiều lỗi(dù mỗi em sai mỗi lỗi khác nhau) cũng như cách đọc của các em, có những từ ngữ mà các em phát âm sai không giống nhau.

c. Nguyên nhân:

Đa số là học sinh ở địa phương nên khi đọc cũng như viết các em thường mắc rất nhiều lỗi cơ bản.

Học sinh chưa ghi nhớ được những âm ghép với vần nào để tạo thành tiếng có nghĩa.

Các em chưa chú trọng đến chữ viết của mình.Không những các em, chưa quan tâm đến chữa viết cũng như công việc học tập mà bên cạnh đó phụ huynh học sinh cũng chưa chú trọng nhiều đến việc học của con mình.

Chính vì những nguyên nhân đó mà tôi đã đưa ra các biện pháp rèn cho học sinh viết đúng chính tả.

Như trên tôi đã trình bày, chính tả Tiếng Việt là loại chính tả ngữ nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt. Nên trong tiết dạy mỗi giáo viên cần linh hoạt để giúp học sinh nhanh chóng làm quen với hình thức của các câu chữ vì học sinh Tiểu học có khả năng ghi nhớ máy móc rất tốt.

Nắm được tâm lí này, tôi đã vận dụng nhiều nguyên tắc, nhiều phương pháp, nhiều hình thức trong giờ dạy. Biết được em nào thường viết sai chính tả, lỗi sai thường gặp là gì, tôi chú ý chọn lựa, sử dụng để xây dựng các quy tắc chính tả giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, một cách có hệ thống.

Với những em viết sai các âm cuối, trong các tiết dạy tôi chú ý giúp các em hiểu nghĩa từ và nhận xét cách viết của từ, để từ đó giúp các em nhớ và viết đúng.

Ví dụ: mai và may:

– mai(âm cuối i):được viết trong các từ hoa mai, ngày mai,…

– may(âm cuối y) :được viết trong các từ may mặc, may mắn,…

Những em thường sai khi viết các chữ ghép với âm ng / ngh tôi giúp các em ghi nhớ bằng cách luôn cho các em nhớ:

– ng ghép với các âm: a, ă ,â,o, ô,ơ u, ư

– ngh ghép với các âm: e,ê, i

Với những em thường đọc sai như em: Hoàng Đức Long đọc vần anh thành vần ăn( VD: xanh xao em đọc thành xăn xao). Giờ tập đọc( phần luyện đọc tôi luôn gọi em đọc và hướng dẫn em đọc đúng các tiếng, các từ có vần “anh”. Và trong giờ viết chính tả tôi yêu cầu các em tìm và viết vào giấy nháp các từ, tiếng em dễ viết sai đó. Tuy các em đọc sai nhưng trong bài chính tả các em viết ít sai (có thể nói là không sai) lỗi nào về vần “anh”.

Riêng em Khánh, Hạnh là học sinh đã lưu ban một năm nên các em đọc đúng, nhanh nhưng khi viết chính tả lại sai rất nhiều lỗi. Các em tiếp thu bài chậm lại tuỳ hứng và thích dỗ dành.Vì hai em này thuộc diện hộ nghèo và chưa được bố mẹ quan tâm nên công việc học tập cũng như ý thức vươn lên trong học tập chưa có .Nên với hai em, tôi thường nhỏ nhẹ để hướng dẫn viết những từ mà các em thường viết sai trên bảng, sau đó hướng dẫn các em cách viết chữ hoa. Những từ khó, thì cho các em tự đánh vần và tập viết vào giấy nháp.Qua HK I tôi thấy được hai em đã có tiến bộ, tuy nhiên để đánh giá đúng sự tiến bộ của các em trong năm học tôi vẫn còn chờ kết quả vào cuối năm.

2. Biện pháp thực hiện:

Để thực hiện tốt việc giúp học sinh viết đúng chính tả, tôi đã soạn ra các biện pháp sau để áp dụng trong các tiết dạy.

1. Lập đôi bạn cùng tiến:

Đầu năm, sau một tuần thực dạy, tôi đã sắp xếp chỗ cho các em theo “đôi bạn cùng tiến””. Một em giỏi(khá) ngồi với em học yếu, thuận lợi hơn các em trong nhóm ở gần nhà nhau để các em dễ dàng giúp nhau trong học tập.

2. Chuẩn bị bài ở nhà:

Trong một tuần có hai một chính tả vào sáng thứ hai . Ở lớp bốn có hai loại bài chính tả : Chính tả nghe đọc và Chính tả nhớ viết,ở loại bài chính tả nào, tôi cũng cho các em về nhà đọc lại bài viết tiết trước rồi đọc bài viết tiết sau ba hoặc bốn lần. Để chuẩn bị bài tiết sau, các em tập viết các từ khó hoặc các em viết cả bài viết vào vở nháp hay viết vào vở luyện viết ở nhà. Lên lớp trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, lớp phó học tập sẽ kiểm tra và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm .

3. Trong giờ tập đọc:

4. Tiết chính tả:

Tiết học này, tôi chú ý nội dung bài dạy với tình hình thực tế mắc lỗi của học sinh. Tôi sử dụng phương pháp “Nhớ từng chữ một”. Ở lớp bốn, các em đã học cơ bản về cách viết tên riêng nước ngoài và các vần khó như: iêc/ iêt ; iên/ iêng…( và các từ học sinh dễ viết sai vì phương ngữ)

Với tên riêng nước ngoài (thường là các phiên âm), tôi hướng dẫn cho các em cách đọc và cách viết hoa( Vì tên riêng nước ngoài có nhiều tiếng, mỗi tiếng lại có nhiều bộ phận như: Mat-xcơ-va, Ma-gien-lăng,Ăng-co-Vát…và giúp các em hiểu được khi viết tên riêng hay tên địa ý của nước ngoài thường phải có dấu gạch nối giữa các bộ phận). Để các em đọc đúng, viết đúng, tôi đã gọi các em yếu đọc nhiều lần để hướng dẫn các em nhận biết, sửa chữa và đọc đúng hơn sau đó cho các em viết vào giấy nháp và đọc lại. Trong quá trình hướng dẫn tôi hoặc gọi học sinh nhắc lại cách viết hoa tên nước ngoài khác với tên ViệtNam.

Còn các vần khác, những vần các em dễ sai và sai nhiều do phương ngũ ngoài hình thức viết vào giấy nháp tôi còn rèn các em viết đúng bằng trò chơi.

5. Vận dụng trong trò chơi:

Đa số các bài tập chính tả thường được vận dụng trong trò chơi, dù có nhiều dạng bài tập như: Tìm từ qua gợi ý; điền âm hoặc vần vào chỗ trống; tìm tiếng với các vần, âm cho sẵn,…Ở mỗi dạng bài tập tôi thường tổ chức cho các em chơi trò chơi khác nhau như: “Tìm nhanh tìm đúng; Bắt vần; Đố chữ…

Với phương pháp trò chơi này sẽ gây cho các em sự hứng thú, tính nhanh nhẹn và qua hoạt động trò chơi kiến thức, kỹ năng viết đúng chính tả của các em sẽ được góp phần củng cố.

6. Phần dặn dò:

Trong một tuần có một tiết chính tả vào sáng thứ hai. Chương trình lớp bốn có hai loại bài chính tả(Chính tả nghe viết và Chính tả nhớ viết). Nhưng chủ yếu chính vẫn là loại bài chính tả nghe – viết nhiều nhất trong cả năm học. Với những em yếu viết sai nhìêu lỗi chính tả tôi dặn các em ở nhà phải đọc bài tiết trướcvà bài viết tiết sau và viết bài viết đó vào vở ở nhà vừa kết hợp giúp các em rèn chữ viết, vì thường những em học yếu thường viết chữ cẩu thả. Ngày hôm sau, tôi hoặc lớp phó học tập kiểm tra và hỏi để biết các em thấy khó viết từ nào để hướng dẫn các em viết đúng hơn, riêng loại bài chính tả nhớ viết thì yêu cầu học sinh tái hiện lại hình thức chữ viết của một văn bản đã được học thuộc. Tuy trong giờ tập đọc, các em đã được luyện học thuộc bài nhưng trước khi viết chính tả, tôi cũng cho học sinh đọc lại văn bản hai, ba lượt để tạo tâm thế viết bài và có cơ sở tái hiện lại văn bản. Tôi cũng không quên lưu ý các em đọc và tập viết đúng các từ khó, các từ mà các em thường viết sai.

7. Trao đổi cùng phụ huynh:

Với sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy, với sự mong mỏi các em mau có tiến bộ cùng với các kế hoạch và các biện pháp đã đề ra để thực hiện, tôi thấy các bài viết chính tả của các em dần dần có tiến bộ dù chưa nhiều.

Đến giữa kỳ II, em Cường đã viết khá hơn, những từ sai em đã nhận ra (VD: các từ có âm cuối như i-y, các từ có âm đầu d-gi,ng-ngh,…) Còn em Long dù phát âm vẫn còn có nhiều tiếng chưa chính xác nhưng em đã khắc phục được trong bài viết, bài viết ít lỗi hơn, những từ sai của em chỉ là những từ khó.Và một số em còn lại cũng có rất nhiều tiên bộ, chữ viết ngày càng đẹp và ít mắc sai lỗi chính tả.

Sè häc sinh xÕp lo¹i vsc® gi÷a kú Ii cña líp 4b:

Nói chung, việc rèn viết chính tả ở lớp tôi như vậy là đạt kết quả ,tuy chưa mỹ mãn nhưng tôi sẽ cố gắng tiếp tục rèn thêm cho các em trong suốt nửa kỳ II còn lại để các em đạt kết quả cao hơn, vì đây là việc làm không phải một ngày, một tháng mà là thời gian dài, có thế suốt trong thời gian các em ngồi dưới mái trường Tiểu học.

Qua các phương pháp mà tôi đã đưa ra và đã vận dụng, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:

Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân thiết nghĩ, muốn giúp đỡ đối tượng học sinh yếu,chữ viết chưa đẹp chưa đúng chính tả giáo viên chủ nhiệm cần:

Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh học tập tích cực.

Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các đoàn thể trong nhà trường, với chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em.

Phải thường xuyên theo dõi, giúp các em luyện viết những từ khó theo phương ngữ.

Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông qua các phong trào, tạo cho các em động cơ ham học. Trong việc uốn nắn các em, giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.

Học sinh lớp 4 cũng thích được động viên khen thưởng, giáo viên không nên dùng hình phạt, đánh mắng làm cho các em sợ sệt, phải tạo cho các em có niềm tin để các em an tâm học tập.

Tóm lại, nếu giáo viên chủ nhiệm tạo được sự mật thiết giữa cô với trò, giữa học sinh với học sinh, cô trò tạo được sự vui vẻ, thoải mái và nhẹ nhàng trong học tập thì chắc chắn rằng các em là học sinh yếu sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều để phát huy khả năng tự học và tự luyện viết của mình. Cùng với lòng nhiệt tình của người cô và sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân các em thì chúng ta tin tưởng vào kết quả học tập tốt nhất sẽ đến với các em. Và có lẽ rằng, vai trò của chúng ta đã hoàn thành.

Trước kết quả đạt được ở lớp tôi đang chủ nhiệm trong năm học 2011-2012, tôi nghĩ tôi sẽ áp dụng trong những năm học tới và tôi sẽ càng cố gắng nhiều hơn để kinh nghiệm nhỏ này thêm đầy đủ, hoàn thiện, để có thêm những biện pháp mới thực hiện áp dụng, hướng đẫn giúp các em nhớ và nắm kỹ, nắm đúng cách viết chính tả(các quy tắc chính tả), để bài viết của các em cũng như cách diễn đạt của các em trong giao tiếp đúng hơn, làm cho người nghe và người đọc hiểu ý các em diễn đạt hơn. Hơn thế nữa, giúp đỡ học sinh yếu là nghĩa vụ, trách nhiệm của một người cô giáo.

IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:

Vậy tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ chân thành từ Ban giám hiệu, từ các đồng chí đồng nghiệp để đề tài này được hay hơn, trọn vẹn hơn, phong phú hơn. Tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn.

Đoàn Thị Nhung @ 22:52 08/03/2023 Số lượt xem: 2548

Skkn Một Số Biện Pháp Dạy Học Sinh Viết Đúng Chính Tả Cho Học Sinh Lớp 1

Đề tài

chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất nhưtính cẩn thận, óc thẩm mĩ.Ngoài ra còn giúp cho học sinh từng bước làm quen và có kĩ năng viết đúng chính tảtôi tạo cho các em sự thích thú và chủ động, tích cực học tập ở phân môn chính tả nên tôiđã chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy học sinh viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1.”1.Mục đích đề tài :a)Đối tượng nghiên cứu:Năm học 2023-2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1C .Lớp 1C có24 học sinh ,trong đó có 14 học sinh nam và 10 học sinh nữ. Các em có ý thức học tập tốt,tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau ,gia đình quan tâm.b)Cơ sở nghiên cứu :Sách giáo khoa và sách giáo viên môn tiếng việt .Tài liệu chuẩn .Sách tham khảo .c)Nhiệm vụ nghiên cứu :Tìm ra nguyên nhân học sinh mắc lỗi chính tả từ đó có biện pháp giúp học sinh viếtđúng chính tả và nắm vững các qui tắc chính tả.2.Phương pháp:a) Các phương pháp nghiên cứu :1

– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .-Phương pháp điều tra-Phương pháp phân tích tổng hợp .-Phương pháp luyện tập thực hành.b)Giới hạn của đề tài :Học sinh lớp 1 của trường tiểu học Ninh Lộc.II. THỰC TRẠNG1./ Thuận lợi:– Hằng ngày, giáo viên được gần gũi và tiếp xúc trực tiếp với học sinh nên tìmhiểu và nắm bắt được những khó khăn và sự viết nhầm của các em khi viết chính tảrất thuận lợi.– Việc tham dự các buổi hội thảo chuyên đề, hội giảng của trường, của Phònggiáo dục đã góp phần cho giáo viên được học hỏi, phấn đấu tìm tòi nâng cao kiến thức,kĩ năng thực hành sư phạm. Từ đó vận dụng sáng tạo và linh hoạt trong phương phápgiảng dạy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.2./ Khó khăn:– Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn chính tả, đòi hỏi người giáo viênphải có kiến thức sâu rộng, phong phú.– Đa số học sinh nói và phát âm chưa chính xác một số âm, vần, dấu thanh do ở

nhiều vùng miền khác nhau nên đã ảnh hưởng nhiều khi viết chính tả.– Do không nắm vững quy tắc viết chính tả nên học sinh còn bối rối, phân vânkhi viết và viết chậm.3/ Thực trạng chung:Qua thực tế giảng dạy lớp 1,qua tìm hiểu tôi thấy :-Học sinh lớp 1viết chính tả đảm bảo tốc độ nhưng viết chưa đúng qui định .-Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ,trình bày đẹp nhưng chất lượng chưa cao,cònmắc nhiều lỗi chính tả.Bên cạnh đó học sinh còn viết nhầm độ cao các con chữ,nét chữchưa chuẩn ,bỏ dấu thanh chưa đúng.-Một số học sinh còn ngọng:ch-tr,s-x,y-i.d-đ.-Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả:ng-ngh,g-gh,c-k nên khi viết họcsinh còn viết nhầm chính tả.B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. CƠ SỞ LÝ LUẬN:Ở đây, yêu cầu từ sự hiểu biết, từ thói quen có được trong phần học vần, trongcác môn học khác, học sinh phải vận dụng, phải chuyển từ viết chữ cỡ vừa sang cỡ chữnhỏ để chép và viết chính tả. Đó là một sự khó khăn đối với học sinh lớp 1. Các em còn2

lúng túng trong khi viết, khi trình bày bài, chữ viết không đều, không đúng cỡ và mắcnhiều lỗi chính tả, chất lượng chữ viết chưa thực sự cao, đây là một vấn đề thật khó.II. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:Mục đích dạy phân môn Chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thànhthạo, thuần thục chữ viết theo các “chuẩn chính tả” nghĩa là giúp học sinh hình thành kỹxảo chính tả và luôn viết đúng chính tả.Phân môn chính tả nhằm ba mục đích, với mức độ như sau:1/ Rèn kỹ năng nghe, viết đúng chính tả với các chỉ tiêu cần đạt: Viết đúng mẫu,đúng chính tả, không mắc phải 5 lỗi mỗi bài.2/ Kết hợp việc luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cốnghĩa từ, trau dồi kiến thức cơ bản về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển thao táctư duy: Nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ …3/ Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩnthận, chính xác, khiếu thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.Mỗi tuần có 2 bài chính tả, mỗi bài học trong 1 tiết ở chương trình học kỳ II bắtđầu từ tuần 25 với tổng số bài chính tả mà học sinh được học là 26 bài (cả các bài ôn tập– kiểm tra). Hình thức chủ yếu là tập chép, có xen kẽ thêm hình thức chính tả nghe/viết.Mỗi bài chính tả tăng dần độ dài. Kết hợp trong bài chính tả cho học sinh làm các bài tậpvề các từ dễ viết sai chính tả theo quy tắc như: Luyện viết các vần khó, các chữ bắt đầubằng g/gh; ng/ngh; c/k/q,…Tập ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi). Tập trình bàymột bài chính tả ngắn.Trên cơ sở đó, phân môn chính tả còn giải quyết vấn đề dạy cho học sinh biếtchữ để học, dùng chữ để học các môn học khác và để sử dụng trong giao tiếp. Chính tảtrước hết là môn học có tính chất thực hành. Nói cách khác, chính tả là những quy ướccủa xã hội trong ngôn ngữ. Mục đích chính tả là làm phương tiện truyền đạt thông tinbằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều được hiểu nội dung văn bản.Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quytắc một cách linh hoạt, có tính chất sáng tạo cá nhân.Phân môn Chính tả còn có nhiệm vụ: Phối hợp với Tập Viết, tiếp tục củng cố vàhoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm tiếng việt. Phân mônChính tả dạy cho học sinh hệ thống chữ cái, mối liên hệ âm – chữ cái – cấu tạo và cáchviết chữ. Cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tả TiếngViệt là liên kết và khu biệt khi viết chữ, các quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng củachữ viết … Rèn luyện thuần thục kĩ năng viết, đọc, hiểu chữ viết Tiếng Việt.Trong tiếng việt có 14 nguyên âm làm âm chính, trong đó có 11 nguyên âm đơn:a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô,ơ, u, ư và 3 nguyên âm đôi: ia (ya, iê, yê); ua (uô); ưa (ươ).Vị trí của âm chính trong âm tiết được xác định như sau :

Thanh điệu

3

Âm chính

Âm cuối

Khi viết các dấu ghi thanh ( `, ?, ~, /, .) được đánh lên trên hoặc dưới âm chính.Các nguyên âm đơn có đặc điểm không thay đổi cách viết ở trong các từ khácnhau (trừ trường hợp i có khi viết y).−

i : viết ngay sau âm đầu: bi, mĩ, kính,…

y : viết sau âm đệm: quy, quỳnh,…

−Khi đứng một mình viết i đối với từ thuần việt: ầm ĩ,…Viết y đối với từ Hánviệt: y tá, ý kiến …−

Các nguyên âm đôi có cách viết khác nhau, tuỳ vào cấu tạo của âm tiết:

Viết

Trong trường hợp

Ví dụ

ia

Không có âm đệm và âm cuối

bìa, tía

Không có âm đệm và âm cuối

Liên, tiến

ya

Có âm đệm, không có âm cuối

Khuya

Có âm đệm và âm cuối(hoặc mở đầu Xuyến, quyên, yên, yết,âm tiết không có âm đầu)yêu…

ua

Không có âm cuối

chua, cua, …

Có âm cuối

Muối, tuốt, chuối, …

ưa

Không có âm cuối

Chưa, thừa, …

ươ

Có âm cuối

Được, thường, …

Mặt khác, còn trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giaotiếp (ghi chép, viết, đọc và hiểu bài, làm bài…) phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa họccho học sinh. Chính tả còn có quan hệ với chính âm, với tập viết và tập đọc…Phân mônchính tả còn góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp quacách sử dụng ngôn ngữ: Tính khoa học, tính chính xác và tính thẫm mĩ ở học sinh. Mụcđích của chính tả là rèn luyện khả năng: “Đọc thông, viết thạo” chủ yếu là viết đúngchuẩn mực chữ viết và dạng thức viết.Với tầm quan trọng của phân môn Chính tả như vậy. Là một giáo viên dạy lớp1 tôi thiết nghĩ phải rèn luyện và phát huy kỹ năng viết chính tả cho học sinh ngay từ lớp1. Từ đó làm nền tảng, là kiến thức cơ bản để các em học chính tả ở các lớp trên.

4

Trong quá trình lựa chọn và bước đầu nghiên cứu đề tài tôi tiến hành trao đổi trựctiếp với học sinh lớp tôi năm học 2023- 2023 với tổng số học sinh là 24 em và kết quảban đầu về kỹ năng viết chính tả sau khi dạy thực nghiệm như sau:Đầu học kỳ II

Kỹ năng

Học sinh viết nhầm

Học sinh viết đúng

Nhóm phụ âm đầu

15

62,5%

9

37,5%

Nhóm âm đệm

12

50%

12

50%

Nhóm âm chính

14

58,3%

10

41,6%

Nhóm âm cuối

13

54,2%

11

45,8%

Nhóm dấu thanh

16

66,7%

8

33,3%

Với kết quả điều tra ban đầu về kỹ năng viết chính tả như thế tôi đã suy nghĩ để đưa ramột số biện pháp cụ thể như sau :*Một số biện pháp cụ thể:1/ Phối hợp với gia đình, nhà trường giúp các em tiến bộ trong học tập:Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm tiết chính tả và có kết quả như bảng thống kê trêntôi xin ý kiến Ban giám hiệu cho họp phụ huynh nhằm thông báo kết quả học tập của cácem, khi các bậc phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em mình qua phiếu liênlạc, tôi mong muốn các bậc phụ huynh hãy quan tâm, kiểm tra, giúp đỡ con em mình hơnnữa. Đặc biệt là chương trình Tiếng việt ở học kỳ II có nhiều thay đổi, mức độ củachương trình được nâng cao, so với học kỳ I học sinh chỉ học âm, ghép vần nhưng học kỳII các em được tiếp cận với nhiều phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Kểchuyện, mỗi phân môn có những đặc thù riêng. Mỗi tuần các em được học 2 tiết với hìnhthức chính tả tập chép và chính tả nghe/ viết.Riêng phân môn Chính tả là phân môn hoàn toàn mới lạ đối với các em, khi họcbài chính tả nghe/viết học sinh phải vận dụng các kĩ năng nghe, viết, mà phải nắm đượcquy tắc chính tả mới viết chính xác bài viết.Riêng những gia đình chưa đủ điều kiện quan tâm đến việc học của con em, nêncác em lơ là việc học, tôi trao đổi riêng sau giờ họp nêu rõ lực họcvà khả năng học chínhtả của các em, ngoài giờ học trên lớp thì sự hỗ trợ của phụ huynh ở nhà là vô cùng quantrọng. Tôi tha thiết mong được sự hỗ trợ đắc lực của phụ huynh để cùng với giáo viên,nhà trường giúp các em học tập tốt.Sau cuộc họp, tất cả phụ huynh đã đồng ý với đề nghị mà tôi đã đưa ra.2/ Phân loại trình độ và sắp xếp chỗ ngồi:5

viết của các chữ cái các từ trong văn bản. Do đó, tập chép vừa giúp học sinh củng cố kỹnăng viết các chữ cái, định hình dạng thức các đơn vị ngôn ngữ, vừa có tác dụng hoànthiện kỹ năng đọc. Ngoài ra, giáo viên còn cho học sinh luyện viết đúng chữ cái ở các vịtrí có phụ âm đầu hoặc vần và thanh dễ nhầm lẫn.Nói về dấu thanh gồm 5 thanh đệm (trừ thanh 1 – thanh ngang không có dấu ghi),thanh 2 – dấu huyền (`), thanh 3 – dấu ngã (~), thanh 4 – dấu hỏi (?), thanh 5 – dấu sắc(/),thanh 6 – dấu nặng (.).Nếu âm chính ghi bằng hai chữ nguyên âm đôi: ia, ya, ie, ua, uô, ưa, ươ thì dấu ghi thanhthường ghi bằng 2 cách:+

Các âm chính viết ia, ya, ua, ươ ghi dấu thanh trên chữ cái

Các âm chính viết ie, yê, uô, ươ ghi dấu thanh trên chữ cái

sau:Ví dụ: tiết, thuyền, buổi, …Điều mà giáo viên cần lưu ý là khi giáo viên đang đọc văn bản của bài viết thìgiáo viên phải hết sức tập trung quan sát và phát hiện kịp thời .5. Khuyến khích động viên và nêu gương:Sau mỗi bài, mỗi tiết học nên tạo cho học sinh niềm vui vì đã hoàn thành bài học,niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân bằng những lời động viên khen ngợi, tuyên dương vànêu gương những em luôn luôn viết đúng, trình bày sạch sẽ.Tạo cho các em mong muốn tìm tòi, chú ý tốt nhất cho bài học của mình. Vì vậy,cho dù đã hoàn thành bài học, bài làm học sinh cũng vẫn không thoả mãn với những gìđạt được. Học sinh cần tự kiểm tra, đánh giá và luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm.*Các bước thực hiện:1/ Phân môn chính tả không phải chỉ là một môn học phát hiện, mà là một mônhọc phát hiện và sửa chữa , chính tả Tiếng Việt không đơn giản là cách viết theo sát ngữâm, cách viết hoàn toàn giống như nói. Mà chính tả có xu hướng thống nhất, chuẩn hoá,không phải là chính tả cho từng phương ngữ, từng khu vực có biến thể ngữ âm riêng biệt.Dạy chính tả gắn với sự phát triển tư duy. Trong quá trình dạy chính tả, giáo viênthường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các quy tắc chính tả và ghi nhớ để áp dụng vàoviệc viết văn bản bằng một hệ thống thao tác tư duy hợp lý.a/ Phân chia nhiệm vụ thực hành quy tắc thành các bước cụ thể.b/ Lần lượt giải quyết các bước cụ thể đó theo một trình tự logic.c/ Vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn vào việc giải quyết từng bước cụ thể và giảiquyết nhiệm vụ chung.Ví dụ: Dạy cho học sinh biết phân biệt l/n. Nhiệm vụ chính tả ở trường hợp này làgiải quyết hiện tượng viết như nói, nói sao viết vậy, phát âm nhầm lẫn l/n thì viết cũng7

không phân biệt. Khác với quy tắc phân biệt ch, tr, x, s. Trong một số phương ngữ vẫn tồntại phát âm l/n nhưng lại chỉ có ch, x không có tr, s. Vì thế, có thể phân chia lần lượt chohọc sinh tìm nguyên nhân viết nhầm lẫn l/n cách phát âm l/n để viết đúng.Nói tóm lại, nguyên tắc dạy chính tả gắn liền với phát triển tư duy cho học sinh đòihỏi:+ Vận dụng các phương pháp tích cực lĩnh hội tri thức rèn luyện thao tác tư duygiúp học sinh chủ động và rèn luyện kĩ năng chính tả tự động hoá.+ Hướng dẫn học sinh hoạt động trí tuệ để “hiểu” chữ viết và chức năng của chữviết, tác dụng của nó trong quá trình giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.+ Luyện tập thực hành các hình thức chính tả để củng cố kĩ năng thao tác tư duykhoa học cho học sinh.* Ví dụ:Phụ âm đứng đầu âm tiết trong Tiếng việt có 21 phụ âm đầu là: b, c(q, k),d (gi), đ, g (gh), h, l, m, n, r, s, t, v, x, nh, ng (ngh), th, ph, c, h, tr, kh. Có các phụ âm đượcghi bằng những ký hiệu khác nhau:Để biểu thị âm có dùng ba chữ :c, k, q trong đó:Viết

Trong trường hợp

Ví dụ

C

Đứng trước các chữ cái: a, ă, â, o, Ca, căn, cân, cô, cơ, cử,ô, u, ưcung,..

K

Đứng trước các chữ cái: i, e, ê

Q

Đứng trước chữ cái u (làm âm Quả, quang, quên,..đệm)

Kính, kiến, kèn, kênh,..

– Riêng trường hợp ka, ki theo thói quen k viết trước a mà không phải là c.Song, người ta phải thường chia âm tiết thành bốn kiểu như sau:Âm tiếtKiểu

Đặc điểm

Ví dụ

1.

Mở

Cuối âm tiết là nguyên Cha, mẹ, cô ,chú …âm chính: a, o, ô, ơ, u, ư,e, ê, i,..

2.

Nửa mở

Cuối âm tiết là nguyên Anh,em,dân,làng,…âm mũi: m, n, nh, ng

3.

Khép

Cuối âm tiết là các âm Đẹp, mát, bạc ,..8

Nửa khép

Cuối âm tiết là các bánphụ âm: u (o), i (y)

Phân loại các bài tập chính tả

Chính tả

tập Bài tập về Bài tập về Bài tập về Bài tập về Bài tập vềâm vầndấu thanh c/kg/ghng/ngh

9

4/ Để dạy một tiết chính tả hoàn hảo và đạt kết quả tốt. Giáo viên phải nắm vữngtiến trình một bài dạy theo các bước sau:* Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài và đọc mẫu.– Giới thiệu bài – ghi bảng.– Đọc mẫu: GV đọc một lần (thong thả, rõ ràng và diễn cảm) toàn bài chính tả họcsinh sắp viết để gây ấn tượng chung cho học sinh viết đúng chính tả.1-2 học sinh đọc bài chính tả.* Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả.– Giáo viên đặt một câu hỏi nhỏ, hướng dẫn học sinh nắm nội dung chính của bàiviết.– Hướng dẫn học sinh phát hiện từ khó ,luyện viết từ khó trong bài (viết bảng con).-GV hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết-Nhắc tư thế ngồi viết.* Bước 3: Giáo viên đọc cho học sinh viết (đọc từng cụm từ hoặc câu ngắn gọn, phátâm chuẩn xác)* Bước 4: Hướng dẫn học sinh cách bắt lỗi .– Giáo viên đọc lại bài chính tả (đọc thong thả, rõ ràng) để học sinh sửa lỗi. Đếnchỗ nào có tiếng khó, từ khó, giáo viên có thể dừng lại đánh vần cho học sinh sửa ngay.– Hướng dẫn học sinh đổi vở cho nhau, dùng bút chì gạch dưới các chữ viếtnhầm .Đếm tổng số lỗi .rối ghi ra lề vở.-Giáo viên thu vở chấm .Nhận xét .Nghỉ 5 phút.* Bước 5: Luyện tậpGiáo viên hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập chính tả trong sách giáo khoa.Sau đó tổng kết và dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau.III.Hiệu quả áp dụng :Với những biện pháp đã nêu trên tôi đã thực hiện một cách kiên trì và nhẫn nạitôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt sau một thời gian thực hiện.Sau khi thực hiện các biệnpháp trên đến cuối học kỳ II năm học 2023-2023 tôi thử nghiệm lớp 1C có kết quả họctập như sau: Tổng số học sinh: 24/9 nữ.*Kết quả đạt được :Kỹ năng

Đầu học kỳ II

Cuối năm học

Học sinh

Học sinh

Học sinh

viết nhầm

viết đúng

viết nhầm

10

Nhóm phụ âm đầuNhóm âm đệmNhóm âm chínhNhóm âm cuốiNhóm dấu thanh

15

9

2

8,3% 22

12

50%

12

50%

1

4,2% 23

14

10

2

8,3% 22

13

11

3

21

16

8

0

0%

24

C.KẾT LUẬN :Qua kết quả trên, tôi rút ra một số nhận định sau:– Trước hết giáo viên phải chuẩn bị chu đáo tiết dạy, nắm được nội dung của bài, phântích vần, tiếng, từ cho chính xác.– Chữ viết của giáo viên phải mẫu mực, giọng đọc chính xác, phát âm chuẩn.– Nắm được các đối tượng học sinh trong lớp để kịp thời uốn nắn sửa sai cho học sinh.– Luôn cho học sinh nhóm, tổ, tự rèn tiếng khó và luôn viết vào vở rèn chữ ở nhà, tậpđọc sách, báo nhi đồng để các em có điều kiện nắm được cấu trúc của tiếng, từ.I.PHẠM VI ỨNG DỤNG:1. Đối tượng, phạm vi thực hiện:Tôi đã áp dụng đề tài này vào dạy lớp 1C năm học 2023-2023 ,2023-2023 và cả.khối 1 của trường tiểu học Ninh Lộc.2.Thời gian thực hiện:Từ tháng 9 -2023 đến tháng 5 -2023 .II. Ý NGHĨA :Phân môn chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học và là mộtmôn học có ví trí rất quan trọng đối với học sinh đầu cấp. Với quá trình rèn luyện kỹ năngviết đúng chính tả và các quy tắc chính tả để giúp các em viết thành thạo, chính xác mộtbài văn, bài thơ một cách tự tin hơn. Giờ đây tôi không còn băn khoăn, lo lắng khi đứngtrên bục giảng nữa. Điều quan trọng nhất là tôi luôn động viên các em học sinh của mình“có cố gắng thì sẽ thành công”.11

Qua bảng thống kê cho thấy thực tế biện pháp mà tôi thực hiện đã đạt kết quả đángkể, các em học tập tiến bộ rõ rệt.Chính vì thế mà giờ đây lớp tôi đã được trên 91,7 % học sinh viết đúng chính tảvà sạch đẹp.Với quyết tâm và biện pháp mới . Giờ đây học sinh rất hứng thú khi học phânmôn chính tả .Tôi rất phấn khởi khi giảng dạy. Tôi thiết nghĩ đạt được kết quả này cũngchính là nhờ sự cố gắng rèn luyện không ngừng của học sinh, và các em đã nhận thấy tầmquan trọng của phân môn chính tả. Vì thế mà các em càng ngày học càng chăm học hơnvà đó cũng chính là niềm mong ước của tôi.Ninh Lộc , ngày 01 tháng 5 năm 2023Người viết

12

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Biện Pháp Rèn Kĩ Năng Viết Đúng Chính Tả Cho Học Sinh Lớp 5 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!