Xu Hướng 4/2023 # Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bồi Dưỡng Giáo Viên Thpt Trước Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục # Top 6 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bồi Dưỡng Giáo Viên Thpt Trước Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bồi Dưỡng Giáo Viên Thpt Trước Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

                               TS Phạm Thị Kim Anh

                                Viện NCSP-Trường ĐHSP Hà Nội

                               ĐT; 0988184413. Email:phamkimanh279@yahoo.com.vn

     

1. Mở đầu

Theo “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới” ban hành tháng 5/2018, Bộ GD&ĐT yêu cầu: “Bảo đảm tất cả GV cơ sở GDPT trên cả nước hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới. Kế hoạch được thực hiện tuần tự đối với từng cấp học. Đối với cấp THPT, GV được bồi dưỡng từ năm học 2021-2022 [6,tr1]

Mục đích của bồi dưỡng là giúp các GV bổ sung kịp thời các kiến thức, kỹ năng, phương pháp, kỹ thuật dạy học mới, và có thể phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của chương trình GDPT mới đòi hỏi. Sự phát triển đó thể hiện ở những thay đổi của bản thân người GV trong thực tế hoạt động nghề nghiệp. Những thay đổi đó bao gồm cả về thái độ, nhận thức và hành vi dạy học, giáo dục theo yêu cầu mới.

Vậy làm thế nào để công tác bồi dưỡng GV đạt được mục đích như trên? Điều này rất cần có những thay đổi bứt phá trong quan điểm chỉ đạo cũng như việc tổ chức bồi dưỡng GV. Theo Nguyễn Vinh Hiển: “Phải kế thừa, phát huy những bài học kinh nghiệm đã có; khắc phục các hạn chế, yếu kém; đồng thời cần đổi mới đối với tất cả các thành tố: mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, công tác quản lý và những điều kiện thực hiện phù hợp” [9, tr1]

Để góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng GV, trong bài báo này chúng tôi tập trung vào đổi mới các thành tố trong khâu bồi dưỡng GV, nhất là trong tổ chức và quản lí bồi dưỡng

2. Nội dung

2.1. Khảo sát nhu cầu, phân loại đối tượng, lập kế hoạch bồi dưỡng sát với yêu cầu và năng lực của GV

Các nghiên cứu [2],[3], [10], [11], [13] đã chỉ ra rằng: Việc bồi dưỡng GV phổ thông trong những năm qua tuy đã có nhiều đổi mới, từ nội dung tới cách thức tổ chức và đã góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ chúng tôi nhiên, còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và chưa đem lại những hiệu quả  thiết thực. Theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản là khi thiết kế và tổ chức các chương trình bồi dưỡng chưa đánh giá và xác định được nhu cầu cần bồi dưỡng của GV, chưa hiểu rõ GV đang thiếu gì, cần bồi dưỡng nội dung gì và bồi dưỡng thế nào? Dẫn đến tình trạng bồi dưỡng áp đặt, đồng loạt, đại trà cho mọi đối tượng GV với những nội dung định sẵn, không sát với thực tế. Điều này khiến cho nhiều GV thiếu tin tưởng vào hiệu quả các chương trình bồi dưỡng và buộc phải trải qua những khoá bồi dưỡng vô bổ, ít có tác dụng [3]. Lí luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, nhu cầu bồi dưỡng của GV rất đa dạng, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng cụ thể cũng như trình độ năng lực của mỗi GV. Đặc biệt, số năm kinh nghiệm giảng dạy có tương quan tỷ lệ nghịch với nhu cầu cần được bồi dưỡng. Không có nhu cầu nào là chung cho mọi GV. Vì vậy, công việc đầu tiên là phải tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu để thấy rõ cái đang cần, đang thiếu và đang yếu của GV. Từ đó phân loại đối tượng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho sát với yêu cầu thực tiễn của GV.

Để làm tốt điều này, cần phải thực hiện các việc sau:

– Thứ nhất, xây dựng phiếu điều tra, tiến hành khảo sát năng lực và nhu cầu của GV ở trường THPT. Qua việc trả lời những câu hỏi cụ thể, GV sẽ tự soi rọi, đánh giá hoạt động DH- GD của bản thân để nêu rõ những khó khăn, hạn chế, yếu kém; tự đặt ra nhu cầu cho mình. Trên cơ sở các thông tin mà GV cung cấp, xác định nhu cầu thực tế của GV, phân loại nhu cầu theo từng đối tượng.

-Thứ hai, xác định mục tiêu và lập kế hoạch bồi dưỡng

Khi các nhu cầu bồi dưỡng của GV đã được xác định, bước tiếp theo là phải chuyển các yêu cầu này thành các mục tiêu bồi dưỡng hay các kết quả mong muốn của hoạt động bồi dưỡng.

2.2. Phân công và phân cấp bồi dưỡng một cách rõ ràng

           Để tránh được sự “tam sao thất bản” và khắc phục được nhược điểm, hạn chế của “mô hình thác nước” trong bồi dưỡng GV từ cấp quốc gia xuống tỉnh, huyện, hiện nay Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thực hiện theo kiểu phân tầng ở 2 cấp: Cấp Trung ương và cấp địa phương.

 Ở cấp địa phương sẽ bồi dưỡng GV đại trà thông qua đội ngũ GV cốt cán và bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng hình thức bồi dưỡng trực tuyến.

Với cách phân cấp như vậy, việc bồi dưỡng GV ở các địa phương sẽ tránh được  những nhược điểm của cách bồi dưỡng trước đây và GV được tiếp thu kiến thức, kĩ năng trực tiếp từ đội ngũ GV cốt cán cũng như học được ở mọi lúc, mọi nơi qua bồi dưỡng trực tuyến.

       Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là cách làm mới và tối ưu. Bởi lẽ việc sử dụng đội ngũ GV cốt cán để bồi dưỡng cho GV cấp địa phương cũng chỉ diễn ra theo đợt/chu kì và theo những yêu cầu của Bộ/ngành với những nội dung đã định sẵn và nó không thể thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Do đó, cần mạnh dạn trao quyền tự chủ cho các cơ sở GD ở địa phương chủ động trong việc lập kế hoạch, triển khai bồi dưỡng GV tại cơ sở, đồng thời phải trao cho các trường ĐHSP có chất lượng cao chịu trách nhiệm trong việc bồi dưỡng GV. “Các trường ĐHSP phải chịu trách nhiệm cả 3 công đoạn trong một quá trình: Tạo ra sản phẩm, đưa vào sử dụng và bảo dưỡng (bảo trì) sản phẩm. Nghĩa là việc bồi dưỡng GV là trách nhiệm của trường sư phạm”. [1, tr 33-40].

     2.3. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu và dựa trên nhu cầu của GV

Theo Lê Đức Giang, Kiều Phương Chi–Viện Sư phạm Tự nhiên,Trường Đại học Vinh: chương trình bồi dưỡng chưa giúp được nhiều cho GV trong việc chuẩn bị dạy học theo định hướng của CTGD  phổ thông mới, chưa chú trọng bồi dưỡng năng lực thực hành thí nghiệm cho giáo viên Vật lý, Hóa học và Sinh học [8]. Còn theo nhận xét của Đinh Quang Báo-Nguyên hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội: “Nội dung chương trình bồi dưỡng chưa gãi đúng chỗ ngứa của GV”[2,tr 34 ]. Điều đó cho thấy, những nội dung bồi dưỡng chưa đem lại cho GV những điều cần thiết nhất. Do đó cần phải xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng sao cho thiết thực, dựa trên nhu cầu, mong muốn của GV.

Ông Hoàng Đức Minh- Cục trưởng Cục Nhà giáo và CBQL giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Việc bồi dưỡng theo Chuẩn cần gắn kết chặt chẽ với nhu cầu mỗi cá nhân – hướng tới việc bồi dưỡng theo các nội dung tự chọn của mỗi người một cách thiết thực, hiệu quả qua việc hỗ trợ bằng phương thức bồi dưỡng ứng dụng CNTT. Người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, bất kể thời gian nếu có điều kiện, qua hệ thống tài liệu được thiết kế “treo” trên mạng Internet” [13]

Tới đây, theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, nội dung chương trình và tài liệu bồi dưỡng ở cả cấp trung ương và địa phương  đều cùng thống nhất thực hiện 2 nội dung:

 -Hướng dẫn dạy học môn học theo CT GDPT mới;

– Hướng dẫn sử dụng hệ thống tài liệu bồi dưỡng giáo viên qua mạng (do CT ETEP biên soạn).

Điều đó là cần thiết, song chưa đủ. Theo chúng tôi, cần xây dựng những chuyên đề chuyên sâu tập trung vào 3 mảng nội dung chính:

b)Bồi dưỡng năng lực DH và năng lực GD cho GV ( năng lực nghiệp vụ sư phạm)

c)Bồi dưỡng phát triển các giá trị, đạo đức nghề nghiệp ( phẩm chất đạo đức)

            Trong việc bồi dưỡng năng lực DH và năng lực GD cho GV, theo chúng tôi, cần tập trung vào những điểm yếu, những khó khăn mà GV đang gặp phải theo yêu cầu đổi mới. Các nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Huệ [5], Phạm Thị Kim Anh [4], Nguyễn Danh Nam [14] đã chỉ rõ:

-Về năng lực dạy học, cần tập trung bồi dưỡng các kĩ năng:

+ Kĩ năng thiết kế và tổ chức DH theo định hướng phát triển năng lực người học.

+Kĩ năng thiết kế và tổ chức DH-GD bằng trải nghiệm.

+ Kĩ năng sử dụng các phương pháp và kỹ thuật DH tích cực, hiện đại.

+ Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị DH có hiệu quả.

+ Kĩ năng thuyết trình, truyền thụ kiến thức sao cho HS hứng thú, có cảm hứng và yêu thích môn học.

+ Kĩ năng đặt câu hỏi, dẫn dắt, nêu vấn đề trong DH.

+ Kĩ năng tương tác với HS một cách cực.

+ Kĩ năng xử lý các tình huống DH.

+ Cách lấy ví dụ để liên hệ, ứng dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống.

+ Kĩ năng sử dụng một số phương pháp và hình thức kiểm tra- đánh giá mới,

+ Kĩ năng thiết kế các đề kiểm tra -đánh giá theo tiếp cận phát triển năng lực HS.

+ Kĩ năng và cách thức phát triển chương trình môn học.

+  Hướng dẫn và tổ chức HS nghiên cứu khoa học, tự học …vv.

Đây là những vấn đề GV đang có nhu cầu cần bồi dưỡng nhiều nhất.

-Về năng lực GD và quản lý lớp học, cần tập trung bồi dưỡng GV:

+ Các kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS hiện nay.

+ Kỹ năng tổ chức và quản lý lớp học (trong đó chú ý đến các vấn đề: cách xử lý hành vi vi phạm đạo đức và GD HS cá biệt; cách quản lý HS trong và ngoài giờ học; cách tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể cho HS;…)

+ Các phương pháp giảng dạy kỹ năng sống, giá trị sống cho HS.

+ Các kỹ năng mềm để kiềm chế cảm xúc tiêu cực và giao tiếp có hiệu quả với HS.

+ Kỹ năng ứng xử, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp, cha mẹ HS và tập thể GV trong nhà trường để phối hợp GD HS.

+ Kĩ năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường GD mới.

+ Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới.

Để tránh những chuyên đề trùng lặp, chồng chéo, hàn lâm lí thuyết, xa rời thực tiễn, nội dung tài liệu bồi dưỡng phải có tính thiết thực, sát với yêu cầu đổi mới; chú trọng vào những kỹ năng hoạt động thực hành, làm mẫu để GV dễ dàng áp dụng .Việc biên soạn tài liệu cũng cần phải được thể hiện một cách đa dạng, tinh giản, gọn nhẹ, có bản in, bản điện tử, video clip, đĩa CD, cẩm nang hỏi đáp… Trong đó chú trọng việc “số hóa”, đưa lên mạng Internet tất cả các thông tin để tạo điều kiện cho GV  có thể tự học tập ở mọi nơi, mọi lúc.

 2.4. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng

2.4.1.Về hình thức tổ chức bồi dưỡng: Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, song chú trọng 2 hình thức cơ bản: bồi dưỡng tập trung trực tiếp (tập huấn) và bồi dưỡng trực tuyến qua mạng.

 Hoạt động tập huấn cho GV có thể được thực hiện theo những hình thức khác nhau: tập huấn đại trà, tập huấn cho nhóm GV; tập huấn tập trung hoặc tập huấn tại cơ sở giáo dục. 

Để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng bằng hình thức này và phát huy được tính tích cực của GV, cần thực hiện các bước sau :

+ Bước 1: Phát tài liệu, hướng dẫn sơ bộ cho GV về nội dung tài liệu. GV tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng.

+ Bước 3: Tổ chức cho GV trao đổi về tài liệu học tập theo từng trường, cụm trường.

+Bước 4: Giảng viên trình bày lý thuyết, làm mẫu và minh họa bằng các ví dụ cụ thể.

+ Bước 5: GV/nhóm GV vận dụng lý thuyết, xem mẫu và thực hành qua một hoạt động sư phạm cụ thể.

+ Bước 6: Các nhóm trình bày kết quả sản phẩm thực hành và trao đổi, nhận xét về kết quả, sản phẩm của các nhóm.

+ Bước 7: Tổ chức giải đáp những nội dung GV chưa rõ hoặc chưa thống nhất cũng như giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của GV nêu ra.

Cách tổ chức như vậy sẽ tránh được nhược điểm, hạn chế của phương pháp truyền thống theo kiểu giảng viên truyền thụ nội dung theo chiều từ trên xuống dưới rất thụ động.

Song cần lưu ý rằng, hình thức bồi dưỡng tập trung trực tiếp tuy là hình thức rất lý tưởng, nhưng nó ít gắn với thực tiễn lớp học và khó thực hiện trong điều kiện thời gian và kinh phí hạn hẹp. Vì vậy cần sử dụng hình thức này cho phù hợp với bối cảnh thực tế của GV và nhà trường.

– Bồi dưỡng trực tuyến (bồi dưỡng từ xa qua mạng Internet)

Tại hội thảo quốc tế lần thứ 19 về “Ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý – ITAM” tổ chức đầu năm 2018 tại Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng), ông Pradeep Bastola, thuộc nhóm các nhà nghiên cứu Trường Đại học Lincoln (Mỹ) đã chỉ ra: “hiện có cuộc dịch chuyển từ phương pháp dạy và học truyền thống sang phương pháp học trực tuyến. Phương pháp này phát triển với tốc độ chưa bao giờ thấy trong lịch sử 10 năm qua và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng nhanh trong tương lai. Theo Economist, số người đăng ký học trực tuyến trên thế giới tăng từ khoảng 60 triệu người (năm 2016) lên khoảng 70 triệu người (năm 2017) [7]. Như vậy, việc học tập trực tuyến đang là xu thế chung của các nước.

Sử dụng hình thức học trực tuyến để bồi dưỡng cho GV là một giải pháp hay nhằm  giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong cơ hội bồi dưỡng của GV và phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của GV trên một qui mô rộng lớn khắp cả nước, từ thành thị, nông thôn cho đến hải đảo xa xôi và những vùng núi hẻo lánh. Hiện nay, khi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, chuyển sang thời kỳ Cách mạng 4.0, thì việc lựa chọn hình thức bồi dưỡng này được đặc biệt quan tâm, trong đó E- Learning là xu hướng tất yếu nhằm giúp GV có  thể học được ở mọi lúc, mọi nơi, phù hợp với trình độ, hoàn cảnh, thời gian, khoảng cách xa xôi về địa lí và  giảm được chi phí. Do phương thức này chú trọng vào người học và việc tự học nên cần một lượng tài liệu phong phú, đa dạng để giúp cho GV không mất quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm thông tin trên mạng. Để việc hỗ trợ GV  thành công hơn, cần tổ chức các buổi học trực tuyến để giảng viên trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và giải đáp thắc mắc về những kiến thức quan trọng nhất cho người học. Những vấn đề giới thiệu lý thuyết, các tình huống thực tế, mô phỏng, bài giảng mẫu… sẽ để GV tự học qua mạng.

Hiện nay trang mạng “Trường học kết nối” đã được Bộ GD&ĐT khuyến khích GV sử dụng như là một phương thức để bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho GV. Vì vậy cần phát huy hiệu quả  trang mạng này để thực hiện tốt việc bồi dưỡng theo nhu cầu của từng cá nhân.

Bên cạnh đó, việc sử dụng facebook để tạo lập, liên kết với một nhóm GV cũng là một hình thức cần được khuyến khích sử dụng để bồi dưỡng lẫn nhau. Qua trang này, mọi GV đều được chia sẻ, học tập kinh nghiệm và giải đáp vướng mắc trong các công việc giảng dạy, giáo dục HS.

Có thể nói, các hình thức dựa trên ứng dụng ICT rất giá trị, đem lại nhiều tiện ích đối với việc bồi dưỡng GV trong bối cảnh hiện nay. Các Sở GD&ĐT, các trường ĐHSP và cơ sở bồi dưỡng GV cần vận dụng tốt phương thức này để gắn kết mọi GV là thành viên của cộng đồng học tập qua mạng.

Cả hai hình thức bồi dưỡng tập trung, trực tiếp và trực tuyến qua mạng Internet cần kết hợp chặt chẽ với nhau, không nên tuyệt đối hóa vai trò của bất cứ hình thức nào và phải có tư vấn, hỗ trợ của giảng viên sư phạm/ đội ngũ cán bộ cốt cán cơ sở.

Ngoài những hình thức bồi dưỡng trên, cần vận dụng linh hoạt các hình thức khác như: Hội thảo, xemine, sinh hoạt cụm chuyên môn; dự giờ đồng nghiệp, tự học, tự bồi dưỡng qua sách, tài liệu để phát triển cộng đồng học tập trong GV tại cơ sở.

Việc tổ chức cho GV tham quan thực tế tại các trường phổ thông chất lượng cao để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, GD cũng là một trong những hình thức cần được đẩy mạnh, vì nó đem lại nhiều điều bổ ích cho chúng tôi nhiên, cần lựa chọn những  mô hình trường tham quan tiêu biểu.

2.4.2. Về địa điểm tổ chức bồi dưỡng:  không nên đưa GV đến những nơi qúa xa, nhất là những  khu du lịch, nghỉ mát. Điều này dẫn đến tình trạng GV học tập thì ít mà nghỉ mát thì nhiều. Bức xúc về tình trạng này, Đinh Xuân Lâm trong nhiều năm trước đây đã từng lên tiếng:“Cần chấm dứt kiểu bồi dưỡng tập trung GV đi biển mùa hè nghe báo cáo…Tôi đã từng đi báo cáo về SGK lớp 10, dăm ba buổi họ ngồi nghe, nhưng có thiết thực gì mấy đâu” [12]. Theo kinh nghiệm của một số nước như Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan, Singgapo [4]…họ rất coi trọng việc bồi dưỡng tại chỗ cho GV. Điều đó không chỉ gắn việc bồi dưỡng những nội dung lí thuyết với thực tiễn tại môi trường lớp học, mà còn giảm khó khăn về giao thông đi lại, về thời gian lưu trú và kinh phí. Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2018 của chúng tôi, phần lớn GV có nhu cầu  tổ chức tại các cụm trường THPT, các Trung tâm GD thường xuyên của huyện, hoặc có thể tổ chức tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm (nếu ở gần) để khai thác và phát huy thế mạnh của các đơn vị này trong công tác bồi dưỡng.

2.4.3.Về phương pháp bồi dưỡng

 Chú trọng việc bồi dưỡng GV tại đơn vị cơ sở (xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường), hướng GV đi vào con đường tự học, tự nghiên cứu để mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

     2.5.Đổi mới công tác quản lí bồi dưỡng

      Để khắc phục tình trạng quản lí nặng tính hành chính và hình thức, công tác quản lí bồi dưỡng cần phải đổi mới một cách căn bản. Cần lựa chọn các hình thức đánh giá phù hợp, linh hoạt, mềm dẻo để thúc đẩy động cơ phát triển nghề nghiệp của GV. Trong đó, không so sánh, không xếp thứ hạng, không cho điểm và nhận xét GV. Điều đó không có nghĩa là buông lỏng mà chính là thể hiện sự tín nhiệm và tin cậy vào khả năng tự phát triển của GV. Mặt khác, phải giải phóng GV thoát khỏi những ràng buộc hành chính để họ có thể tự do học tập và sáng tạo. Đây chính là bí quyết thành công trong công tác bồi dưỡng GV của một số nước. Bên cạnh đó, nên giảm số tiết lên lớp mỗi ngày cho GV để họ có thời gian cùng nhau trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm và góp ý các tiết dạy sau được tốt hơn. 

         Trong quá trình triển khai bồi dưỡng trực tuyến, để khắc phục tình trạng GV không tham gia, các cơ sở tổ chức bồi dưỡng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý GV (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các trường phổ thông) để giám sát, đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng của GV một cách hiệu quả. 

            Về nội dung bồi dưỡng, cần kiểm tra – đánh giá trên các phương diện:

– Nhận thức của GV  về các vấn đề đã được bồi dưỡng;

-Sự vận dụng những kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tiễn DH- GD ở nhà trường của GV và hiệu quả của nó.

-Đánh giá sự phù hợp của nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng GV.                Từ đó tìm ra những bất cập, hạn chế, những điểm cần rút kinh nghiệm và tiến hành cải tiến hoạt động bồi dưỡng GV được tốt hơn.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của các đợt bồi dưỡng GV, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu tư thỏa đáng về kinh phí cho công tác bồi dưỡng GV, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc tự học, tự bồi dưỡng của GV và tổ chức bồi dưỡng qua mạng.

     2.6. Sử dụng đội ngũ giảng viên sư phạm cốt cán, phát huy thế mạnh của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng GV

Giảng viên các trường ĐHSP phải là lực lượng chủ yếu trong các đợt tập huấn, bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng của đội quân “chuyên nghiệp” đi dạy nghề, tránh để các trường sư phạm “đứng ngoài cuộc nhìn vào” hoặc chỉ đóng vai trò “được mời tham gia” như thời gian dài trước đây.

          Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã coi các trường sư phạm là “cái nóc nhà” của đổi mới giáo dục. Sứ mệnh của nó không chỉ là đào tạo ra đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu thực tiễn của GDPT mà còn phải có nhiệm vụ hỗ trợ, bồi dưỡng để phát triển năng lực nghề nghiệp suốt đời cho GV. Vì thế, Dự án ETEP của Bộ GD&ĐT đã chọn 7 trường ĐHSP và Học viện QLGD để thúc đẩy việc bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GVPT dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. Theo Dự án này, sẽ có khoảng 280 giảng viên sư phạm được lựa chọn từ các trường ĐHSP chủ chốt được bồi dưỡng, tăng cường năng lực để làm nhiệm vụ bồi dưỡng GV phổ thông cốt cán trong quá trình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục tại trường phổ thông cho các GV khác.

            Với vai trò, nhiệm vụ như vậy, giảng viên các trường ĐHSP  tới đây sẽ  trở thành lực lượng nòng cốt trong việc bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp của GV.

        Muốn thực hiện được điều này, các trường sư phạm phải làm những việc sau đây:

     – Xây dựng được cơ chế, chính sách để điều khiển mối quan hệ giữa Trường ĐHSP với trường phổ thông theo mô hình cung ứng- dịch vụ trong công tác bồi dưỡng GV. Đặc biệt, phải tạo ra được chính sách giảm thiểu tối đa sự can thiệp nặng về hành chính của hệ thống gián tiếp (phòng/ sở) để trường ĐHSP và trường phổ thông phải chịu trách nhiệm trước xã hội. Như vậy việc bồi dưỡng trực tiếp từ trường sư phạm cho GV mới thuận lợi và tránh được những rào cản cũng như sự chồng chéo.

– Có hợp đồng trách nhiệm ba bên giữa Trường ĐHSP với cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục phổ thông trong hoạt động bồi dưỡng GV dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lợi ích của từng bên.

– Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng GV chuẩn mực để GV dễ dàng học tập.

– Đặc biệt, cần có đội ngũ giảng viên cốt cán giỏi về chuyên môn- NVSP, giàu kinh nghiệm và rất am hiểu thực tiễn phổ thông để trực tiếp làm nhiệm vụ bồi dưỡng GV.

– Xây dựng được hạ tầng công nghệ thông tin, mạng internet kết nối với GV các trường phổ thông .

– Được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước để chi trả cho các hoạt động bồi dưỡng GV. Đây là điều kiện thiết yếu, vì nếu không có kinh phí thì không thể triển khai được hoạt động bồi dưỡng. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các Sở GD&ĐT, các trường THPT để có thêm nguồn kinh phí chi trả cho các hoạt động này.

Cuối cùng, phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm của giảng viên trong việc kết nối, hòa nhập với trường phổ thông để tiến hành bồi dưỡng, bảo trì sản phẩm đầu ra của mình đạt chất lượng tốt.

2.7. Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự học, tự bồi dưỡng của GV, có sự hướng dẫn của  GV cốt cán, chuyên gia giáo dục

GV muốn trở thành những người biết học tập suốt đời và tự bồi dưỡng thì rất cần có kĩ năng giao tiếp (lắng nghe và phản hồi tích cực); kĩ năng đặt câu hỏi và kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin… để trực tiếp trao đổi, học hỏi từ các chuyên gia, giảng viên cũng như khai thác mạng Internet. Đồng thời, phải dành một lượng thời gian phù hợp để tự trau dồi nghiệp vụ, tham gia các khóa huấn luyện, bồi dưỡng.

Trong hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, GV cần được làm việc trực tiếp và tương tác sâu với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu GD và những người đào tạo GV. Ở đó, vai trò của họ là những người học tích cực, đồng thời là những người hợp tác, đồng thiết kế và là những người thực hiện, triển khai các ý tưởng từ chương trình vào trong thực tế lớp học. Họ được tham gia vào một cộng đồng học tập chuyên nghiệp, giúp họ có những biến chuyển sâu sắc trong nhận thức cũng như trong các hoạt động thực hành DH ở trên lớp, từ đó dần phát triên chuyên môn và năng lực nghề nghiệp của mình.

3. Kết luận

  

                                              Tài liệu tham khảo

1.      Phạm Thị Kim Anh (2017)- Trường ĐHSP trong việc bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới GD (Kỷ yếu Hội thảo “Bồi dưỡng GV và CBQL GD đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT”. NXBĐH Thái Nguyên, Tháng 11 năm 2017, tr 33-40). ISBN: 978-604-915-575-8.

2.     Phạm Thị Kim Anh (2015)-Chất lượng bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiện nay-Thực trạng và biện pháp. Kỷ yếu HT Quốc gia “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng GV và cán bộ QLGD”  Từ 31/10-1/11/2015- Đại học Vinh.

3.      Phạm Thị Kim Anh (2018)-Yêu cầu đổi mới GDPT và những vấn đề đặt ra đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ GV THPT hiện nay .T/C Dạy và học ngày nay, tháng 9/2018, tr 30-33.

4.      Phạm Thị Kim Anh (2017)– Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp cho GV trẻ (kinh nghiệm dưới 3 năm) của trường ĐHSP trong đào tạo giáo viên. Đề tài nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2017. Viện NCSP-ĐHSP Hà Nội.

5.     Hoàng Thị Kim Huệ (2017)-Xây dựng bộ công cụ, đề xuất phương án khảo sát đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của GV phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp”. MS HD12.Trường ĐHSP Hà Nội (Chương trình ETEP).

6.     Bộ GD&ĐT(2018)- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. số 270/KH-BGDDT, ngày 2 tháng 5 năm 2018, tr1.

7.      Thế Đan -Học trực tuyến: Tốc độ phát triển nhanh mở ra kỷ nguyên đào tạo mới, ngày 24.11.2018. http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=798.

8. Lê Đức Giang- Kiều Phương Chi (2018)-“ Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Giáo viên THPT đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông”. http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=540

9. Nguyễn Vinh Hiển- Trong bài: “Đổi mới tất cả các thành tố trong bồi dưỡng giáo viên”của Nguyễn Nhung. Báo GD&TĐ Ngày 21.2.2018. chúng tôi tr1

10. Kỷ yếu HT Quốc gia “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng GV và cán bộ QLGD”  Từ 31/10-1/11/2015- Đại học Vinh.

11. Kỷ yếu Hội thảo “Bồi dưỡng GV và CBQL GD đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT”. NXBĐH Thái Nguyên, Tháng 11 năm 2017, tr 33-40). ISBN: 978-604-915-575-8.

12. Đinh Xuân Lâm (2008)- Trong bài: “Hội Lịch sử kiến nghị thay đổi chương trình, SGK  và viết lại sách”, http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=43305.

13. Hoàng Đức Minh,  trong bài “Điểm nhấn trong bồi dưỡng giáo viên, CNQL theo chuẩn” của Hiếu Nguyễn. https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/diem-nhan-trong-boi-duong-giao-vien-cbql-theo-chuan-3907354.html. Ngày 23.11.2017.

Nguyễn Danh Nam (2017). Khảo sát đánh giá nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý các cấp ở khu vực được phân công trong Chương trình ETEP – Khảo sát sâu tại Thái Nguyên. Đề tài Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở (Chương trình ETEP), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Tóm tắt: Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên (GV) để “đón đầu” thực hiện chương trình giáo dục (CTGD) phổ thông  mới đang là một trong những vấn đề trọng tâm và cấp bách nhằm trang bị cho đội ngũ GV có đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục (GD). Để góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng GV, trong bài báo này chúng tôi tập trung nêu và phân tích 7 biện pháp cơ bản sau đây: (1) Khảo sát nhu cầu, phân loại đối tượng, lập kế hoạch bồi dưỡng sát với yêu cầu và năng lực của GV;(2) Phân công và phân cấp bồi dưỡng một cách rõ ràng;(3) Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu và dựa trên nhu cầu của GV; (4) Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; (5) Đổi mới công tác quản lí bồi dưỡng; (6)Sử dụng đội ngũ giảng viên sư phạm cốt cán, phát huy thế mạnh của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng GV;  (7) Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự học, tự bồi dưỡng của GV, có sự hướng dẫn của các GV cốt cán và chuyên gia giáo dục. Những biện pháp này là những thành tố quan trọng không thể thiếu được trong công tác bồi dưỡng.

        Từ khóa: Biện pháp, chất lượng, bồi dưỡng giáo viên,  THPT, đổi mới giáo dục.

Some measures to improve the quality of upper higher school’ teacher training in order to meet the educational innovation’s requirements

Abstract: Training to improve teachers’ competencies to “anticipate” the implementation of the new general education curriculum is one of the key and urgent issues to equip qualified teachers to meet the education innovation’s requirements. In order to contribute to improving the quality of teacher training, in this paper, we focus on introducing and analyzing the following 7 basic measures: (1) Do well the needs survey, classification of objects for training plan closely to teachers’ requirements and their competencies; (2) Assign and decentralize training clearly; (3) Develop content of practical, intensive and demand-based training program; (4) Innovating methods and forms of training; (5) Innovating management work; (6) Using a team of core pedagogical teachers, promoting the strengths of universities of education in teacher training; (7) Raising teachers’ awareness and responsibilities of self-study and self-training, with the guidance of core teachers and educational experts. These measures are important components indispensable in the teachers’ training.

Keywords: Measure, Quality, teacher training, upper higher school, educational innovation

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Bồi Dưỡng Chuyên Môn Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Giáo Viên

học. Bên cạnh đó giáo viên đầu tư nhiều hơn về việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi, đồ dùng có nhiều sáng tạo để tham gia dự thi đạt kết quả cao. Và một điều quan trọng hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Cứ sau mỗi lần tổ chức thi, thì số giáo viên trong trường tham gia thi đã nhanh chóng nắm vững chuyên môn, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp với các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh. Đồng thời qua hội thi đã tuyển chọn công nhận và tôn vinh giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi- cô nuôi giỏi, động viên, khen gợi, khích lệ giáo viên kịp thời. Đồng thời cũng là căn cứ để các cấp quản lý đánh giá hoạt động chuyên môn trong nhà trường, từ đó tôi đã xây dựng kế hoạch hàng tháng để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn hạn chế. - Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua lớp điểm. Việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng hình thức qua xây dựng lớp điểm để giáo viên trong trường được học tập, từ cách trang trí sắp sếp đồ dùng đồ chơi các góc, nề nếp học sinh, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng lớp điểm, phân công giáo viên đứng lớp,chọn những giáo viên phải là những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực chuyên môn giỏi, có uy tín với mọi người.Những lớp điểm là nơi đi đầu trong việc thực hiện nội dung mới để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo đại trà. Thông qua các lớp điểm giáo viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tai nghe, mắt thấy, học tập để áp dụng vào lớp của mình. Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức cho giáo viên thăm quan, học tập lớp điểm 5- 6 tuổi do cô giáo Tạ thị Tĩnh- Tổ trưởng tổ mẫu giáo chủ nhiệm về cách trang trí sắp xếp lớp, nề nếp học sinh và tổ cách thức tổ chức giờ dạy. Từ đó giáo viên trường tôi đã tạo được môi trường học tập sinh động, phù hợp với đặc điểm của trẻ ở độ tuổi của lớp mình, các cô đã có ý thức hơn, tự học tập, tự nghiên cứu để bằng lớp đồng nghiệp mình. Mặt khác việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua chỉ đạo lớp điểm, tôi thấy đó cũng là một hình thức đánh vào tâm lý giáo viên, ngại với đồng nghiệp, ngại với phụ huynh khi lớp mình không bằng các lớp khác, giáo viên đã biết phấn đấu để khẳng định năng lực của mình, từ đó chuyên môn của giáo viên ngày càng tốt lên. Qua quá trình chỉ đạo, tôi thấy nhiều giáo viên khi mới vào trường chuyên môn hạn chế, chưa biết cách sắp xếp, trang trí lớp, dự giờ tiết dạy giáo viên còn lúng túng... Nhưng qua các hình thức bồi dưỡng trên tôi thấy đã có sự thay đổi rõ dệt, điều đó cho thấy không phải là năng lực giáo viên yếu kém mà trách nhiệm thuộc về những người quản lý, trực tiếp là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, chưa biết cách chỉ đạo, giúp giáo viên hăng say học tập, nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ khối chuyên môn Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy ở nhà trường thì phải tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn ở tổ khối. Trường tôi có 9 nhóm lớp được chia làm 2 tổ chuyên môn. Vào đầu năm học sau khi phân công giáo viên đứng lớp song tôi chọn những giáo viên có tinh thần trách nhiêm, có khả năng chuyên môn vững vàng để đề bạt làm tổ trưởng. Tổ trưởng chuyên môn có toàn quyền xây dựng kế hoạch hoạt động cho tổ của mình trong năm học, tháng, tuần và có trách nhiệm duyệt các kế hoạch của từng tổ viên trước khi ban giám hiệu duyệt. mỗi tháng chúng tôi tạo điều kiện để các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn và làm đồ dùng ít nhất 1 lần để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, giải tỏa những vướng mắc trong thực hiện chuyên môn của các thành viên. Từ khi trường tôi có các tổ chuyên môn thì chất lượng chuyên môn được nâng lên rõ rệt các đồng chí tổ trưởng đều nhận rõ vai trò trách nhiệm của mình nên việc nắm bắt mọi hoạt động ở các nhóm lớp nhanh nhạy hơn, các tổ đều có kế hoạch cụ thể để phân công mỗi giáo viên có năng lực chuyên môn kèm 1 giáo viên yếu hay mới ra trường vì vậy cho đến nay năng lực chuyên môn của trường tôi tương đối đồng đều, chất lượng dạy học ngày càng cao. - Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên qua hướng dẫn kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi: Đồ dùng đồ chơi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non, nó là phương pháp hữu hiệu nhất để truyền thụ kiến thức cho trẻ.Vì đặc điểm của lứa tuổi này là thông qua con đường chơi mà học, học mà chơi. Qua vui chơi trẻ có thể tiếp thu kiến thức của bài học nhanh nhất, lớn nhất. Thực tế qua vui chơi giúp trẻ phát huy được tính tò mò, ham hiểu biết, giúp trẻ nảy sinh nhiều ý sáng tạo, trẻ rất thích chơi với đồ dùng, đồ chơi và đồ chơi được luôn luôn thay đổi sẽ thu hút trẻ vào cuộc chơi lâu hơn, hứng thú trong khi chơi hơn. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, cha mẹ các cháu không có tiền để mua thêm đồ chơi cho các cháu học. Là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi đã hướng dẫn cho giáo viên tận dụng một số phế liệu, vật sẳn có tại địa phương để làm ra đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt cho các cháu,phục vụ dạy học và vui chơi của trẻ. Qua giờ dạy có chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, nên việc truyền thụ kiến thức cho các cháu dễ dàng hơn,vì lứa tuổi này phương pháp quan trọng nhất là trực quan, hình ảnh, sinh động. Cho nên việc bồi dưỡng một số kỹ năng làm đồ dùng dạy học cho giáo viên là một trong những yêu cầu quan trọng giúp cho giáo viên nâng cao được chất lượng giờ dạy, nâng cao được chuyên môn trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết dạy, tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - Tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi: Đồ dùng, đồ chơi đẹp gây sự chú ý của trẻ, phát triển tính tò mò ham khám phá hiểu biết, qua các trò chơi, các tiết dạy mà cò đồ dùng đẹp thì giúp trẻ phát triển óc thẩm mỹ, phát triển trí tuệ vì vậy chúng ta phải thường xuyên tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi để đạt được hiệu quả cao trong các hoạt động. Tôi xây dựng kế hoạch mỗi năm tổ chức thi đồ dùng tự làm 2 đợt, hàng năm ngoài những đồ dùng thông thường hành ngày giảng dạy ra thì mỗi giáo viên đều có 2 đồ dùng có giá trị để dự thi. Tôi đưa phong trào làm đồ dùng, đồ chơi vào tiêu chí thi đua của giáo viên nên phong trào làm đồ dùng cùa trương tôi rất mạnh những năm gần đây tham gia thi đồ dùng tự làm do phòng Giáo dục tổ chức trường tôi đều đạt giải nhất, nhì và nhiều giải khác. Các nhóm lớp đều có đầy đủ đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi đẹp và đa dạng. 3.3 Biện Pháp 3: Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các hoạt động giáo dục, thực hiện có hiệu quả phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. * Đối với công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các hoạt động giáo dục. Công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường. Đây là một biện pháp giúp các nhà quản lý nắm bắt được thực trạng chất lượng dạy và học để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục những yếu kém, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và có kế hoạch chỉ đạo tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Để công tác này thực sự có hiệu quả tôi đã áp dụng các biện pháp sau: - Nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng theo lịch đã xây dựng. - Làm tốt công tác thi đua theo tiêu chí tháng, kỳ, năm. - Thành lập ban kiểm định chất lượng nhà trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. - Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban kiểm định chất lượng. - Xây dựng hệ thống câu hỏi cho các hội thi phù hợp với từng độ tuổi. * Đối với phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm: - Ngay từ đầu năm học bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cách viết sáng kiến kinh nghiệm. chỉ đạo giáo viên viết sáng kiến phải bám sát vào chương trình giáo dục mầm non mới và những vấn đề đổi mới trong giáo dục hiện nay. - Phát động sâu rộng phong trào viết sáng kiến trong nhà trường, chỉ đạo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên dăng ký từ đầu năm học. Đưa vào tiêu chí thi đua. - Xây dựng tiêu chí khen thưởng cho những sáng kiến có chất lượng áp dụng rộng rãi, có tính khả thi trong công tác quản lý chăm sóc giáo dục. 4.4 Biện pháp 4: Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục trẻ Việc phụ huynh phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để làm tốt công tác này tôi luôn nhắc nhở giáo viên phải tâm niệm một điều rằng " làm sao cho mỗi phụ huynh có tinh thần hợp tác giáo dục trẻ hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta". Ngay từ đầu năm học tổi chỉ đạo nội dung phối kết hợp giũa gia đình và nhà trườn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ như sau: - Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ. -Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của lớp -Phối kết hợp kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của trường, của lớp - Theo dõi và phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời với giáo viên để điều chỉnh nội dung và phương pháp chăm sóc trẻ. - Tham gia góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Đề xuất với nhà trường, với cô giáo hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn. - Đóng góp ý kiến về các mặt như: môi trường học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của lớp, tác phong, hành vi ứng xử của cô giáo với trẻ và phụ huynh. - Tham gia xây dựng cơ sở vật chất. - Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. - Đóng góp những hiện vật cho trường, lớp như: bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi, các nguyên học liệu cho trẻ thực hành. Hình thức phối hợp - Qua bảng thông báo hoặc qua góc tuyên truyền: thông tin tuyên truyền tới phụ huynh các kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động, các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo. - Tổ chức họp phụ huynh định kỳ - Trao đổi với giáo viên trong giờ đón, trả trẻ - Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ - Thông qua các hội thi, ngày hội, ngày lễ, hoạt động văn hóa, văn nghệ. - Hòm thư góp ý - Phụ huynh tham gia dự giờ hoạt động của lớp - Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.... 4. Hiệu quả của SKKN: 4.1 Kết quả đạt được: Những biện pháp nêu trên đã giúp cho chất lượng dạy và học ở trường MN nơi tôi đang công tác thật sự được nâng lên trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn. 02 giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy cấp huyện; trong đó 01 giáo viên đạt giải 3 cấp huyện. Hiện nay đội ngũ đạt trình độ chuẩn 100%, có hơn 90% có trình độ trên chuẩn và còn hơn 20% đang theo học các lớp trên chuẩn. Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục huyện Gia Lâm những năm gần đây trường MN nơi tôi đang công tác đã và đang từng bước khảng định vị trí của mình.Cụ thể: Năm học 2016-2017: - Chất lượng học sinh đạt 100% ( đánh giá theo thông tư 17 và theo các tiêu chí của Bộ GD&ĐT). - Duy trì sỹ số 100%.Tỷ lệ chuyên cần đạt 98% - Có 6/14 giáo viên giỏi cấp trường, 2 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, 01 giáo viên đạt giải 3 trong hội thi GVDG cấp Huyện. - Có 70% giáo viên được đánh giá xếp loại tốt trong việc thực hiện chương trình. - Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm - Về sức khỏe cuối năm của trẻ: Kênh A có: 265/275 cháu tỷ lệ là 96.4% Kênh B: 10/275 cháu tỷ lệ là 3.6% Kênh C: 0 cháu tỷ lệ là 0% - Tỷ lệ học sinh đến trường so với năm học 2015-2016 tăng lên 1 nhóm lớp Nội dung Chưa áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp So sánh Về soạn giáo án 7/15=47% khá, tốt 8/15= 53% Đạt yêu cầu 14/15= 93% khá, tốt 1/15= 7% Đạt yêucầu Tăng 46% Giảm 46% Về dự giờ trên lớp 8/15=53% khá,tốt 7/15=47% Đạt yêu cầu 14/15= 93% khá, tốt 1/15= 7% Đạt yêucầu Tăng 40% Giảm 40% Trang trí sắp xếp lớp, tạo môi trường học tập cho trẻ 7/15=47% khá, tốt 8/15= 53% Đạt yêu cầu 15/15=100% khá, tốt Tăng 43% Giảm 37% Thi GVG cấp Trường 7/15=47% khá, tốt 8/15= 53% Đạt yêu cầu 14/15= 93% khá, tốt 1/15= 7% Đạt yêucầu Tăng 46% Giảm 46% Làm đồ dùng, Đồ chơi tự tạo 7/15=47% khá, tốt 8/15= 53% Đạt yêu cầu 14/15= 93% khá, tốt 1/15= 7% Đạt yêucầu Tăng 46% Giảm 46% 4.2 Bài học kinh nghiệm: */Bài học chung: - Để giáo viên có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng, người quản lí phải coi công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hàng đầu, là việc làm thườn xuyên, xuyên suốt quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học. - Người cán bộ quản lý phải là người gương mẫu về mọi mặt, xây dựng cho mình một nề nếp, thói quen làm việc có khoa học để có sức thuyết phục đôi với giáo viên. - Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu mà trực tiếp là Phó Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và thực hiện kế hoạch một cách khoa học, động viên giáo viên đi học để nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Cán bộ quản lý phải nắm chắc năng lực của giáo viên để có biện pháp bồi dưỡng đúng lúc, đúng hướng. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn, xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh, sinh hoạt có nề nếp, có chất lượng, tạo được khí thế thi đua liên tục, thúc đẩy giáo viên luôn có sáng tạo trong chuyên môn */ Bài học riêng: - Để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường. Là Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo chuyên môn, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường ngay từ đầu năm học. Tôi đã chú trọng động viên khen thưởng kịp thời, giúp giáo viên phấn khởi tham gia các phong trào có chất lượng hơn - Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường, nhất là Hội cha mẹ phụ huynh học sinh chăm lo cơ sở vật chất, góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo dục trong nhà trường. - Mua tài liệu tham khảo, tạo điều kiện cho giáo viên được nghiên cứu tìm hiểu chia sẻ với đồng nghiệp trong chuyên môn - Ngay từ tháng 10/2016 tôi đã xây dụng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên chỉ đạo giáo viên nghiên cứu học tập, tổ chức chuyên đề cho giáo viên dự giờ, học tập trao đổi kinh nghiệm, cũng như chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện, qua đó giáo viên được học tập lẫn nhau rất nhiều. - Bên cạnh đó cùng với Ban giám hiệu nhà trường tôi đã bố trí phân công trách nhiệm cho tổ trưởng, phó chuyên môn, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cơ sở bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn hạn chế, giáo viên mới vào trường. Phân công giáo viên có chuyên môn vững vàng đứng lớp cùng giáo viên hạn chế chuyên môn để học tập kinh nghiệm lẫn nhau về chuyên môn... - Bản thân tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp, quan tâm bổi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, luôn tạo điều kiện để giáo viên học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh gia đinh, hoàn cảnh kinh tế của từng giáo viên nhằm tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. */ Bài học thành công: Như chúng ta đã biết muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải xây dựng đội ngũ giáo viên, bởi giáo viên là người truyền thụ kiến thức đến với trẻ, nắm bắt được hay không phụ thuộc vào giáo viên. Là cán bộ quản lý phụ trách bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, qua quá trình chỉ đạo tôi đã rút ra được bài học thành công - Thứ nhất: Việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên phải tiến hành thường xuyên, xuyên suốt quá trình chỉ đạo năm học. Thường xuyên thăm lớp dự giờ, nắm chắc năng lực của giáo viên để có biện pháp bồi dưỡng đúng hướng. - Thứ hai: Người quản lý, nhất là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải biết làm gì để đổi mới công tác chuyên môn và xây dựng đội ngũ giáo viên có "thương hiệu" về năng lực chuyên môn vững vàng. Luôn vận động, sáng tạo, tìm tòi ham hiểu biết, là người thầy trong công việc; biết kiểm tra đánh giá, sẵn sàng khen ngợi và cũng mạnh dạn đưa ra những biện pháp, giải pháp mới để đem lại hiệu quả cao trong công việc. - Thứ ba: là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, biết chọn những nội dung bồi dưỡng thiết thực, cấp bách. Khi xây dựng nội dung bồi dưỡng cần phải xác định được rõ sự cần thiết của việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy mà giáo viên đang cần tháo gỡ, biết kết hợp các nguyên tắc đảm bảo chức năng quản lý, nhằm thực hiện có hiệu quả trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. - Thứ tư: chủ động phối hợp với tổ chuyên môn tăng cường dự giờ, kiểm tra việc thực hiện chuyên môn, từ đó rút kinh nghiệm cho giáo viên đưa ra những giải pháp bổ xung và thống nhất quy trình thực hiện. Bên cạnh đó phải thường xuyên tổ chức cho giáo viên dự giờ học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. */ Bài học chưa thành công: - Với các biện pháp đã được thực hiện, đề tài được áp dụng tại Trường Mầm non nơi tôi đang công tác, trong quá trình thực hiện không trách khỏi những hạn chế, những biện pháp đưa ra chưa được như mong muốn, chính vì vậy bản thân tôi nhận thấy việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn khi phân công công việc cho tổ trưởng, tổ phó chuyên môn kèm cặp giáo viên, nội dung truyền đạt tới giáo viên cần phải cụ thể, dễ hiểu, nội dung bồi dưỡng phải được duyệt trước và hội ý thông qua Hội đồng tư vấn trường. - Một số giáo viên trẻ còn hạn chế trong việc soạn giáo án, hạn chế trong giờ dạy trên lớp, chưa thật sự đầu tư sâu cho tiết dạy, hình thức lựa chọn trong bài dạy chưa phong phú, giáo viên chưa thật sự linh động, giải quyết tình huống còn lúng túng... Những hạn chế trên, là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, bản thân tôi nhận thấy trong quá trình chỉ đạo mình cần phải nghiêm túc trong việc đánh giá xếp loại giáo viên thực hiện chuyên môn, không nể nang né tránh, thẳng thắn rút kinh nghiệm, cần phải sát sao hơn trong công tác chỉ đạo. III.KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: -Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đôi ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục. Trong một nhà trường đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, do đó tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, là một hướng đi đúng đắn và đóng vai trò thiết thực của người cán bộ quản lý trong tình hình hiện nay nhằm đưa đội ngũ giuaos viên mạnh về số lượng, vững về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đó là việc làm thường xuyên lâu dài của lãnh đạo nhà trường. -Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục mầm non là giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Muốn đạt được mục tiêu này không có con đường nào khác là phải bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy học. Giáo viên phải thường xuyên học hỏi, cập nhập thông tin trình độ để có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ, chính vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đó là cơ hội để giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Song việc bồi dưỡng cần phải có kế hoạch cụ thể, sát thực, có như vậy mới mang lại hiệu quả cao. -Tay nghề của giáo viên được nâng lên đồng nghĩa với chất lượng giảng dạy cũng được nâng lên, có thế mới đào tạo thế hệ trẻ phat triển toàn diện sau này giúp ích và phục vụ cho Đất nước. 3.2. Kiến nghị: - Trong quá trình quản lý trực tiếp chỉ đạo chuyên môn tôi xin được đề xuất với Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm mở lớp học đàn ocgan cho giáo viên để nâng cao kiến thức về âm nhạc, vì đa phần đông giáo viên còn hạn chế khi sử dụng. Trân trọng cảm ơn!

Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Âm Nhạc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết họcĐề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc

Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.

Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, điện ảnh…, âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu…cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.

Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.

Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình.

Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc sảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”.

Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc.

Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.

Hiện nay, chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả chưa đạt được so với yêu cầu. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ Mẫu giáo vận động theo nhạc là rất cần thiết, cần được chú trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc, tôi nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

Nghiên cứu hoạt động vận động theo nhạc của trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi, tìm ra được một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy nhằm hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ.

*Địa điểm:

* Thời gian:

IV.ĐÓNG GÓP VỀ MẢNG THỰC TIỄN

Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế hoạt động vận động theo nhạc của trẻ và đưa ra được một số biện pháp tiên tiến trong thời gian từ tháng 09/2008 đến tháng 03 lập đề cương. Hoàn thành đề tài vào ngày 22/05/2009.

Tôi nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi khu Trung tâm Trường Mẫu giáo xã Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh.

1.Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo.

Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ

3.Tạo môi trường âm nhạc. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

Tận dụng môi trường ở mọi lúc, mọi nơi.

– Các loại sách nói về hoạt động âm nhạc

– Chương trình hoạt động Giáo dục âm nhạc lớp Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi.

PHẦN II. NỘI DUNGCHƯƠNG I: TỔNG QUANI . CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Quan sát trẻ vận động theo nhạc, quan sát trẻ thực hiên bài tập cô ra để xác định mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ.

Áp dụng biên pháp nâng cao chất lượng sau đó đưa ra một số bài tập để kiểm tra kết quả hình thành kỹ năng của trẻ.

Khái niêm về vận động theo nhạc:

Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách.

Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi Mầm non có thể chia làm 2 nhóm trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.

* Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảy…trẻ nghe và phân biệt cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu.

* Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động theo nhạc.

Tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múa…đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu.

2 . Đặc điểm khả năng vận động theo nhạc của trẻ 4 – 5 tuổi:

Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm. Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm, không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét…

Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dưng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca. tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây dựng thành điệu múa. Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của trẻ mà múa có thể là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, mô tả thiên nhiên…Các chất liệu cơ bản của dân gian các dân tộc Việt Nam, múa hiện đại cũng được khai thác. Múa được sử dụng chủ yếu với độ tuổi Mẫu giáo. Cùng với sự phát triển của trẻ thì kỹ năng múa của trẻ ngày càng rõ ràng và đa dạng.

Vận động theo nhạc giáo dục nhịp điệu cho trẻ bằng sự vận động của cơ thể, phù hợp với tính năng động của trẻ.

Trẻ 4 – 5 tuổi biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc , từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hơn hoặc thực hiện các bước nhảy: Bước nhảy thẳng, xoay tròn, biết xoay xung quanh bạn và nhảy vòng tròn một mình, nhảy đổi nhóm, từ nhóm nhảy toả ra theo các hướng rồi tụ lại, nhảy có cầm đạo cụ, biết chuyển đội hình đơn giản, làm các đông tác nhảy chân sáo, đá chéo chân, cùng với người lớn tập dượt các bài hát, truyền đạt các bài mẫu trò chơi.

* Thuận lợi:

Trẻ 4 – 5 tuổi có khả năng sử dụng các nhạc cụ như phách tre, xắc xô, tróng đệm theo nhịp, tiết tấu chậm. Có thể thổi kèn cho các giai điệu đơn giản trên cơ sở 1 – 2 âm thanh.

Trường Mẫu giáo xã Thượng Yên Công nằm trên địa bàn vùng núi khó khăn của thị xã Uông Bí. Nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc ít người như dân tộc Dao, Hoa, Tày và dân tộc Kinh cùng sinh sống.

– Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất.

– Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm dụng cụ âm nhạc cho trẻ, tạo điều kiện cho lớp được sử dụng đồ dùng hiện đại như đàn Oocgan, ti vi , đầu băng…

– Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Vào các dịp hè, chúng tôi được đi học bồi dưỡng chuyên

môn của phòng giáo dục và đào tạo mở. Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ.

– Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm học.

* Khó khăn:

– Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều.

– Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ, yêu thích hoạt động âm nhạc.

– Các cháu phần lớn con em làm nông nghiệp, kinh tế gia đình eo hẹp, ít có điều kiện cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc nhiều.

CHƯƠNG II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

– Vào đầu năm học có khoảng 65% cháu mới đi học, trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc và chưa có nề nếp, thói quen tốt.

– Sĩ số lớp đông, phòng học nhỏ khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ.

Thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo đúng chương trình quy định là bổn phận của mỗi người giáo viên. Bản thân tôi luôn soạn bài tỉ mỉ, sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời gian cho từng phần phù hợp, nghiên cứu bài và dạy đúng phương pháp bộ môn, có chuẩn bị đủ và sử dụng đồ dùng cho cô và trẻ trong hoạt động. Để khảo sát và đánh giá được kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ. Tôi ra 2 bài tập cho 30 cháu Mẫu giáo sinh năm 2004 thực hiện.

Nhận xét: Bài tập 1 và Bài tập 2

Bài tập 1: Con hãy hát và vỗ tay theo nhịp bài Hoà bình cho bé của tác giả Huy Trân

Bài tập 2: Con hãy múa bài Mẹ Yêu không nào của tác giả Lê Xuân Thọ.

Bài tập 1 số cháu thực hiện đạt là 15 cháu chiếm 50%. Số cháu chưa đạt là 15 chiếm 50%. Các cháu thường mắc lỗi sau:

+ Trẻ vỗ tay theo phách.

+ Vỗ tay lúc theo nhịp, lúc theo phách.

+ Vỗ tay vào phách nhẹ, đưa tay ra vào phách mạnh.

+ Trẻ không tự thực hiện.

Bài tập 2: Số cháu thực hiện đạt là 14 cháu chiếm 47%. Số cháu chưa đạt là 16 cháu chiếm 53%. Các cháu thường mắc lỗi sau:

+ Trẻ không thuộc động tác.

+ trẻ múa còn lẫn lộn đông tác.

+ Động tác của trẻ chưa chính xác.

* Nguyên nhân của thực trạng

+ Trẻ múa không khớp với nhạc có thể nhanh hơn nhạc, có thể múa chậm hơn nhạc.

+ Trẻ không tự thực hiện.

Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp đó là:

Do trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé.

Do trẻ mới đi học còn nhút nhát không giám thực hiện bài tập.

Trẻ chưa được ôn luyện vân động theo nhạc nhiều.

Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động.

Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn.

Trong hoạt động giáo dục âm nhạc, âm nhạc đóng vai trò chủ đạo, còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Trước thực trạng của lớp, tôi nghiên cứu, tìm ra Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI.

Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo.

Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hướng thú để trẻ say mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu diễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất.

Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn (Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất).

* Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo hát cũng có nhiều cách dạy. Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp. Trong chương trình cải cách của lớp Mẫu giáo 4 – 5 tuổi thường có cách:

– Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phấch mạnh, (đầu ô nhịp) phách yếu nghỉ.

Ví dụ: Trong bài Thật là hay có câu:

Vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ

– Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng một nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng(Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở đầu ô nhịp)

Ví dụ: Trong bài Hoa trường em có câu:

Vỗ vỗ vỗ nghỉ vỗ vỗ vỗ nghỉ

Ai nơi hải đảo biên cươngDiệt thù giữ nước coi thường khó khăn.

Ví dụ: Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm bài Cháu thương chú bộ đôi

– Vào bài cô đố trẻ:

(Chú bộ đội)

– Cô hỏi trẻ:

+ Câu đố kể về ai?

+ Các con đã được làm quen với những bài hát nào kể về chú bộ đội?

+ Ai sáng tác bài Cháu thương chú bộ đội?

Cháu thương chu bộ đội nơi rừng sâu biên giới.

– Cả lớp cùng hát lại bài hát

– Cô làm mẫu. Cách vỗ tay như sau:

V v v nghỉ v v v

v: Vỗ tay.

Nghỉ: nghỉ không vỗ tay.

– Cô giải thích cho trẻ: Các con vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài. bắt đầu vỗ vào tiếng “chú”

– Cô hướng dẫn cho trẻ vỗ tay:

+ Đầu tiên cô cho trẻ vỗ tay kết hợp với đếm.

1 – 2 – 3 – nghỉ -1 – 2 – 3 – nghỉ …

+ Khi trẻ đã quen với cách vỗ theo tiết tấu chậm thì tôi cho trẻ vỗ

tay kết hợp với lời ca.

Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực vận động theo nhạc tôi có thể linh hoạt, làm đa dạng các cách học thuộc.

. Dạy cả lớp vận động theo nhạc.

. Nối tiếp theo tổ. ( Cô nói: Cô giả làm con chim, khi chim bay về phía tổ nào thì tổ đó vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp)

. Theo nhóm bạn trai, nhóm bạn gái. (Cô nói: Khi cô bắt nhip cao tay thì các bạn trai vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, khi thấy cô bắt nhịp thấp tay thì các bạn gái thực hiện.

. Nhóm hát, nhóm vận động. (Cô nói: Các bạn trai làm các nhạc công gõ đệm theo nhịp cho các bạn gái cầm micro làm ca sĩ.

. Theo tốp nhỏ.

. Cá nhân.

Khi cô cho trẻ tập sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệm cho bài hát, cô cần nói rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào thì phù hợp.

Ví dụ: Dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống: Tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi, khi gõ thì gõ vào giữa mặt trống, sau đó đưa ra gõ vào thành trống. Hoặc dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô thì tay phải cầm xắc xô (úp xắc xô vào trong lòng bàn tay) khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái sau đó đưa hai tay rộng ra nghỉ bằng một phách.

* Trong tổ chức có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình, múa động tác cháu trai khác động tác cháu gái…Muốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể được. Vì vậy để đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác, tôi cần sử dụng biện pháp trình bày cùng với lời giải thích động tác của các cháu trai trước, động tác của các cháu gái sau. Có thể giải thích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu. Ví dụ khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: Chú bộ đội có động tác hai tay vung tự nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các con vung tự nhiên, chân dậm mạnh như như chú bộ đội đang hành quân đấy các con ạ.”

Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua nét mặt kết hợp với âm nhạc.

Ví dụ: Trong sách Chăm sóc giáo dục Mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (4 – 5 tuổi ) không biên soạn động tác múa bài: Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Dựa vào đặc điểm của lớp tôi các cháu có khả năng múa

được những động tác đơn giản, dựa vào nội dung của bài hát tôi đã sáng tạo ra động tác cho phần dạo nhạc đầu, động tác của 4 câu hát, phần nhạc kết.

– Phần dạo nhạc đầu: Đứng thẳng, chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao và đưa sang hai bên theo nhịp bài hát.

– Động tác 1: “Bà ơi bà…lắm” Hai tay dang rộng từ từ ấp vào ngực vào từ “lắm”, kết hợp với nhún chân.

– Động tác 2: “Tóc bà trắng….mây” Hai tay đưa trên đầu vuốt nhẹ xuống hai bên ngực, kết hợp nhún chân vào tiếng “mây”

– Động tác 3: “Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay.”Hai tay từ từ ấp lên ngực vào từ “lắm”. Sau đó đặt hai tay úp vào nhau và kết hợp với nhún chân vào từ “tay”

– Động tác 4: “Khi cháu vâng lời ….vui.”Vỗ tay theo nhịp sang hai bên kết hợp với chống gót chân.

– Phần nhạc kết: Hai tay đưa cao lên trên đầu, lắc cổ tay , kết hợp bước xoay tròn tại chỗ một vòng.

Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa, tôi có thể cho trẻ múa dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau:

+ Cô cho cả lớp múa. (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng

tròn múa cùng trẻ).

+ Trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng vòng tròn. (hai vòng tròn đồng tâm)

+ Trẻ múa từng đôi. (Hai trẻ quay mặt vào nhau hoặc tự chọn bạn để múa)

+ Trẻ múa theo nhóm nhỏ.

+ Cá nhân múa.

Do trẻ học thông qua bắt chước nên tôi phải làm mẫu nhiều lần. Trẻ bắt chước có thể không như giáo viên nhưng những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻ khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa. Như vậy bằng nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo được những yếu tố ban đầu cho mọi cảm nhận nghệ thuật.

Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ.

Cũng giống như học hát, trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các động tác mới một cách chính xác và chi tiết. Tôi cần sử dụng một số biện pháp sau

* Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi

phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác. Khi luyện

tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát ( Bản nhạc). Những động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn vẹn câu hát.

* Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc. Chỉ dẫn chi tiết, chính xác, đặc điểm động tác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt động độc lập.

* Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng)

Ví dụ: Trẻ múa sai câu “Lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô” Trong bài Một con vịt của tác giả Kim Duyên. Có rất nhiều cách sửa sai như là cô cho trẻ múa riêng động tác Hoặc có thể cô nói “Khi cô đưa tay về phía các con thì các con múa, khi cô chỉ vào cô thì cô múa” Trong khi cô múa thì trẻ tri giác toàn bộ động tác và trẻ tự điều chỉnh động tác của mình cho đúng.

* Tổ chức linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các động tác để gây hứng thú và trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổ hát, tổ vận động. Cô khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năng theo dõi, và giúp trẻ làm chính xác lại.

* Căn cứ vào hình thức vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, vận động minh hoạ, múa…Cô luôn chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho cô làm mẫu, tất cả nhìn thấy cô và cô quan sát được trẻ.

* Đa dạng hoá các vận động:

Để khi trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của trẻ tôi nghiên cứu và thấy cần phải đa dạng hoá các vận động. Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ.

Ví dụ: Dạy trẻ vận động gõ đệm theo tiết tấu chậm

Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ. Mời 3 trẻ lên chơi cùng cô: Trẻ gõ đệm, cô vỗ tay:

ì ì ì ì

Trẻ1 Trẻ2 Trẻ 3 Cô vỗ tay.

Hoặc cho các cháu hai tay chống hông, đậm chân 3 phách đầu, phách 4 dậm gót chân.

ì ì ì ì

dậm dậm dậm dậm

chân chân chân gót

Có thể thay đổi làm động tác đánh cồng của dân tộc Tây nguyên.

ì ì ì ì

gõ gõ gõ vuốt tay

Khi nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc bằng các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng nhưng mọi trẻ không nhất thiết phải vận động giống nhau. Đây là xúc cảm tự nhiên thể hiện bằng hành động theo tính chất giai điệu, nhịp điệu âm nhạc. Ở đây, giáo

viên là người gợi ý giúp trẻ cảm thụ các tính chất âm nhạc khác nhau. Trẻ nghe nhạc, vận động theo không cần hát.

* Củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc lập, sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, tôi có thể

yêu cầu trẻ nhớ lại trình tự các động tác, biết phối hợp với các bạn sẵn sàng thực hiện bài tập.

3.1. Tạo môi trường:

Sự hình thành các kỹ năng vận động theo nhạc cần phải tăng cường luyện tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo.

Tạo môi trường âm nhạc. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mâm non.

Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi Mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp.

– Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Đàn Oocgan, ti vi, đầu đĩa, vi tính…

– Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch…có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy.

– Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu:

* Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục…

Ví dụ:

* Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có

thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được.

+ Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre.

+ Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau.

+ Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc.

+ Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ.

+ Vỏ hộp sữa làm trống cơm.

+ Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay.

3.2. Sử dụng một cách có hiệu quả:

+ Mút xốp làm mũ múa..v.v…

Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác.

Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giaó trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú say mê hoạt động nghệ thuật.

Ví dụ: Dạy trẻ gõ đệm theo nhịp bài Cháu vẽ ông mặt trời của tác giả Tân Huyền. Cô tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát hình ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi dãy núi. Cô trò chuyện cùng trẻ về mặt trời, giáo dục trẻ khi đi ra ngoài trời nắng to cần đội mũ, nón. Cô hỏi trẻ đã được làm quen với bài hát nào kể về mặt trời? Ai sáng tác bài hát? Sau đó cô dạy trẻ vận động theo nhạc

3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học:

Trẻ được mặc trang phục và sử dụng đạo cụ và biểu diễn phù hợp với tính chất âm nhạc và nội dung bài hát sẽ làm phong phú thêm đời sống văn hoá, có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, góp phần vào việc hình thành nhân cách trẻ thơ.

Ví dụ: Dạy trẻ vận động minh hoạ bài Chú bộ đội của tác giả Hoàng Hà. Tôi cho cả lớp mặc trang phục của chú bộ đội. Tôi nhận thấy trên nét mặt vui tươi, hồ hởi trên mỗi trẻ. Trẻ vui sướng ngỡ mình là chú bộ đội vác súng bước đi hùng tráng. Trẻ được thể hiện tình cảm của mình đối với chú bộ đội. Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức, tích cực tham gia hoạt động, đạt được những yêu cầu của bài soạn.

Ví dụ:

Đất nước ta hiện nay đang trong giai doạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy

học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biêt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí.

Khi dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài Em yêu Thủ đô của tác giả Bảo Trọng, cô cần tạo dựng lên một số hình ảnh đẹp về Thủ Đô Hà Nội bằng cách cô chọn trong mạng một số danh lam thắng cảnh ở Thủ đô

Hà Nội để lưu trong máy vi tính. Khi tiến hành tiết học tôi cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy vi tính, để tạo hứng thú và khơi gợi hình ảnh đẹp hình thành ở trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, con người. Qua hình thức giới thiệu của cô kết hợp với được nghe giai điệu âm nhạc sẽ là yếu tố ban đầu của tư duy logic cho quá trình cảm nhận nghệ thuật.

4.1 Trong tiết học:

Ví dụ: Dạy múa bài Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Để chuẩn bị cho bài giảng, ý tưởng của tôi tạo cho trẻ hứng thú và khơi gợi tình cảm của cháu đối với bà của mình bằng cách cho trẻ xem video clip vở kịch rối tóm tắt theo truyện Tích Chu. Tôi tập kể diễn cảm tóm tắt nội dung cốt truyện, sưu tầm rối hình cậu bé Tích Chu, Bà cụ, Bà tiên, tập đóng kịch, dựng cảnh. Sau đó được quay làm đĩa CD và lưu vào máy vi tính, khi dạy có thể cho xem trên đầu đĩa ti vi hoặc dùng máy vi tính để mở. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như vậy, tôi thấy các cháu thích thú khi được thay đổi không khí, có ý thức, say sưa và tích cực vào vận động theo nhạc.

Tận dụng môi trường ở mọi lúc, mọi nơi:

Lớp Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi tôi chủ nhiệm thực hiện theo chương trình cải cách. Giáo dục âm nhạc cho trẻ gồm 4 hoạt động đó là hát, nghe, vận động, trò chơi. Xét tính chất kết hợp thì mỗi tiết có trọng tâm khác nhau. Riêng vận động theo nhạc trọng tâm vào tiết 3, còn các tiết khác vận động theo nhạc là nội dung kết hợp. Chính vì đó mà tôi đưa ra yêu cầu về nội dung vận động theo nhạc cho từng loại tiết khác nhau. Dạy trẻ vận động lần 1 (tiết 3) Yêu cầu trẻ bắt chước vận động theo giáo viên đúng nhịp điệu, đúng động tác. Dạy trẻ vận động lần 2-3-4 (tiết 4, tiết 1 mới, tiết 2 mới) thì yêu cầu tăng dần, trẻ không những tập đúng động tác mà còn biết phối hợp các động tác, thay đổi vị trí đội hình theo âm nhạc và thể hiện diễn cảm.

Ví dụ: Dạy vận động gõ đệm theo nhịp theo bài Thật là hay. Dạy vận động lần 1(Tiết 3) trẻ biết cách cầm dụng cụ âm nhạc và sử dụng đún

nhịp điệu, đúng động tác. Dạy vận động lần 2-3-4 mức độ tăng dần lên, trẻ không những tập đúng nhịp, đúng động tác mà trẻ có thể phối hợp các động tác như là nhóm nhún theo nhịp, nhóm gõ đệm theo nhịp, nhóm vận động minh hoạ. Hoặc thay đổi vị trí, kết nhóm 3 vận động minh hoạ (có trẻ làm chim Sơn ca, có trẻ làm chim hoạ mi, có trẻ làm chim oanh.) Đặc biệt trẻ biết thể hiện sự vui tươi, hồn nhiên trong vận động.

Bên cạnh đó, tôi cũng đã nghiên cứu và áp dụng quan điểm đổi mới hình thức giáo dục âm nhạc. Mục đích giáo dục của hướng đổi mới là giáo viên là người hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi, tìm

tòi, khám phá. Trẻ tham gia hoạt động, một cách hứng thú, chủ động để phát triển khả năng cá nhân.

Tôi đã tích cực làm việc trực tiếp với nhóm, cá nhân để giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động âm nhạc. Trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi, nhận xét để trở lên năng động hơn. Chính vì vậy, trong vận động theo nhạc, trẻ tự do thể hiện nhiều cách khác nhau, không nhất thiết yêu cầu mọi trẻ vận động giống nhau.

Ví dụ: Dạy trẻ vận động theo nhạc bài Cháu thương chú bộ đội của tác giả Hoàng Văn Yến, sau khi đã cho trẻ làm quen với một số cách vận động

theo nhạc, tôi cho trẻ thể hiện bằng nhiều cách khác nhau như cô cho 3 tổ hội ý xem tổ của mình vận động theo cách nào, sau đó cho cả 3 tổ thực hiện vận động cùng một lúc. Có thể tổ gõ đệm theo tiết tấu chậm, có tổ bước kết hợp đá chân (Bước, bước, bước, nhảy đá chân), có tổ vận động minh hoạ trên nền nhạc.

4.2 Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi:

– Vận động theo nhạc trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ.

Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ vận động theo nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ.

-Tích hợp vận động theo nhạc vào tiết học.

Theo quan điểm sư phạm của tích hợp: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay

một bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể trong đó không có các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc

biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên.

Tuổi Mẫu giao là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học”do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập

trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. Vận động theo nhạc có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào một số giờ học khác hoặc tích hợp các môn học khác vào vận động.

Ví dụ: Dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài Cháu thương chú bộ đội

cô có thể tích hợp môn Hình thành các biểu tượng toán bằng cách đếm số chú bộ đội lên biểu diễn, đếm số dụng cụ âm nhạc…

Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình, vẽ con cá. Sau khi trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm, Cô có thể cho trẻ hát kết hợp với vận động minh hoạ trên nền nhạc bài Cá vàng bơi.

– Vận động theo nhạc trong lúc hoạt động ngoài trời:

trong khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng có thể cho trẻ vận động theo nhạc nhằm tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng, làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo và giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh.

Ví dụ: Cho trẻ quan sát và đàm thoại về con chim xong. Cô có thể cho trẻ đứng đội hình vòng tròn để múa hát bài Thật là hay.

– Vận động theo nhạc trong thời gian chơi trò chơi sáng tạo Đồ chơi làm từ thiên nhiên: Có thể cho trẻ vận động theo nhạc trong khi trẻ chơi trò chơi sáng tạo.

Ví dụ: Trẻ chơi đóng kịch có kèm với biểu diễn. Hoặc có trong trò chơi phân vai cô giáo, trẻ nhập vai mình là cô giáo hay là trẻ mẫu giáo thể hiện hát, múa, gõ đệm, vận động minh hoạ tuỳ theo ý thích.

– Vận động theo nhạc trong giờ hoạt động chiều: Cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát, múa, gõ đệm theo bài hát…cô khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn.

4.3 Tổ chức cho trẻ trong ngày hội, ngày lễ:

Như vậy, ở trường mẫu giáo, từ lúc đến trường đến khi cha mẹ đến đón, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. Nếu vắng bóng lời ca, điệu múa thì trường lớp đối với các cháu thật buồn tẻ. Âm

nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, là cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ

Vào ngày lễ hội như ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam, tết trung thu…là những ngày có hình thức tổ chức quan trọng trong việc tạo

ra môi trường âm nhạc phong phú và sinh động. Ngày lễ, ngày hội có các hoạt động nghệ thuật đa dạng như hát, múa, đóng kịch…tạo cho trẻ niềm

III KẾT QUẢ THỰC HIỆN.

phấn khởi, vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được.

Hiểu được ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ. Hàng ngày, tôi luôn chú ý thường xuyên rèn những kỹ năng vận động theo nhạc Khi nhà trường có kế hoạch tổ chức tôi lựa chọn các nội dung phù hợp để luyện tập, chuẩn bị trang phục cho trẻ. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong khi biểu diễn.

Sau khi tôi sử dụng một số biện pháp trên áp dụng vào việc dạy vận động theo nhạc cho trẻ lớp Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi. Cuối năm học 2008 – 2009 ( Cuối tháng 4) tôi tiến hành đưa ra thêm 2 bài tập để kiểm tra kỹ năng vận động theo nhạc của 30 trẻ đã tham gia thực hiện những bài tập trước.

Bài tập 1: Con hãy gõ đệm theo nhịp bài Một con vịt của tác giả Kim Duyên.

Bài tập 2: Con hãy múa bài Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao.

Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Lễ Giáo Cho Trẻ Mẫu Giáo 5

PHÒNG GD&ĐT MỸ ĐỨC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường MN Lê Thanh B

Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc =======&======

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tên

: Nguyễn Thị Nga

Ngày tháng năm sinh : 06 – 01-1981 Năm vào nghành

: 2002

Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác

: Trường mầm non Lê Thanh B

Trình độ

: Cao đẳng

Đối tượng giảng dạy : Trẻ 5-6 tuổi Khen thưởng

: Giáo viên giỏi cấp Thành phố

II. TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường Mần non Lê Thanh B”.

I ĐẶT VẤN ĐỀ: 1

1. Lý do chọn đề tài * Cơ sở lý luận: Chủ tịch Hồ chí Minh muôn vàn kinh yêu của chúng ta , lúc sinh thời người đã nói ” Non song việt nam có được vẻ vang hay không, dân tộc việt năm có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em những Mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ chăm sóc trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người, của xã hội mà của toàn nhân loại. Ở lứa tuổi này là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân đôi tay của mình….Tất cả những cử chỉ đó đều làm lên những thói quen, kể cả thói xấu. Nếu trường mầm non không làm tốt việc chăm sóc – giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về “Định hướng chiến lược giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện”. Như chúng ta đã biết trong điều kiện kinh tế phát triển đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau. Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà, đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế, đất nước đang trên đường mở cửa những ảnh hưởng không nhỏ của nền nhiều nền văn hóa khác nhau. Thì việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật nhất. Bên cạnh đó, việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hóa riêng của dân tộc 2

mình cũng là vấn đề cần thiết- làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta ” Hoà nhập mà không hoà tan” trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là “Vốn văn hoá của dân tộc Việt” trong thời đại mới thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi không đủ mà phải giáo dục trẻ biết giữ được truyền thống văn hoá vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần tập trung trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay. Ngày nay, khi đất nước đang trên đà phát triển hội nhập kinh tế, văn hóa, tham gia các diễn đàn Quốc tế mở ra cho nước nhà nói chung và giáo dục nói riêng những cơ hội cũng như nhiều thách thức mới. Sự giao lưu hội nhập các nền văn hóa thế giới. Việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc càng được đề cao, việc chúng ta hội nhập chứ không thể hòa tan, biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm nét bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình.Trước những cơ hội và thách thức đó đất nước đang cần có những con người mới, xã hội chủ nghĩa với những cá tính thông minh, năng động, sáng tạo. *. Cơ sở thực tiễn Giáo dục lễ giáo cho trẻ nhỏ là một công việc khó khăn nhưng vô cùng quan trọng. Ông cha ta đã từng có câu ” Dạy con từ thủa còn thơ”. Dưới tác động sư phạm của người lớn, đứa trẻ ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc đời đã có thể lĩnh hội một số khái niệm, biểu tượng đạo đức hết sức đơn giản và có những hành vi phù hợp với những khái niệm , biểu tượng ấy. Trong khi giao tiếp với người lớn trẻ được chứng kiến những hành vi của họ và sự đánh giá, cho phép ” Nên” ” Không nên”. ” Được phép” hoặc ” Không được phép” ….. của người lớn. Từ đó trẻ biết được cái gì là tốt , cái gì là xấu theo sự đánh giá của người lớn và trẻ tiếp thu, thấm nhuần những biểu tượng đạo đức sơ đẳng. Giáo dục lễ giáo là chuẩn mực của quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ, nó đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Có thể nói: Không thể thiếu được giáo dục lễ giáo trong việc giúp trẻ trở thành con người mới của Xã hội chủ nghĩa. Giáo dục lễ giáo chính là hình thành cho trẻ kỹ năng tự 3

phục vụ bản thân, có những hành vi, cách ứng xử phù hợp. có văn hoá trong gia đình, trường lớp và ngoài xã hội. Giaos dục lễ giáo cho trẻ nói chung nhất là cho trẻ mầm non nói riêng là vô cùng quan trọng . Trẻ mầm non giống như một trang giấy trắng. Người lớn chúng ta viết vào đó thế nào sẽ thành thế đó. Những tính cách, thói quen được hình thành cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ theo trẻ trong suốt cuộc đời và rất khó thay đổi. Trẻ mầm non cần được giáo dục lễ giáo không chỉ ở trong gia đình mà cần phải được giáo dục cả ở ngoài xã hội, ở trường học. trong đó môi trường học tập của trẻ là rất quan trọng. Hơn ai hết cô giáo chính là những người giúp trẻ có được những thói quen tốt, hành vi văn minh trong cuộc sống. Với trẻ cô giáo như một tấm gương sáng. Những gì cô giáo nói, những việc cô giáo làm trẻ đều cho là đúng, là hay. Vậy thì muốn có con ngoan, trò ngoan thì người lớn, ” Bố mẹ và cô giáo” phải chăm lo, giáo dục trẻ ngay từ khi còn thơ dại. Chính vì điều đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường Mần non Lê Thanh B”. 2. Môc ®Ých nghiªn cøu – §Ò xuÊt mét sè biÖn ph¸p rÌn lÔ gi¸o cho trÎ nh”m n©ng cao lÔ gi¸o cho trÎ mÇm non 3. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong năm học, từ tháng 9 năm 2013 đến hết tháng 4 năm 2014 tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, lớp A1,Trường mầm non Lê Thanh B. 4. §ãng gãp míi vÒ mÆt thùc tiÔn Đề tài này thể hiện sự quan tâm thiết thực đến trẻ em quyền được hiểu biết các mối quan hệ trong xã hội hình thành tiếp thu nền giáo dục tiến bộ, được hưởng nền văn hoá của dân tộc mình. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những thành tựu niên ngành, thì đề tài này góp phần hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp mọi người, biết 4

yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi.Và làm phong phú hơn về cách hiểu và cách nhìn trẻ em hiện nay trong giáo dục Mầm non. 5. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Tôi đã tiến hành khảo sát với 35 cháu. Nôi dung thử nghiệm Trẻ biết chào hỏi, xưng hô lễ phép. Trẻ có hành vi, thói quen văn minh trong cuộc

Số lượng 15 cháu. 10 cháu.

sống. Trẻ có những kỹ năng tự phục vụ bản thân trong

9 cháu.

26%

sinh hoạt hàng ngày. Trẻ có những hiểu biết về môi trường xã hội và

23%

môi trường tự nhiên. 8 cháu. Đứng trước tình hình như vậy, tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen và hành vi đạo đức và phù hợp với chuẩn mực xã hội.

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. C¬ së lý luËn cña ®Ò tµi Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã· đúc kết, nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là “Tiên học lễ, hậu học văn” lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu. Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con người, việc mà tôi và mọi người đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày

5

Trong Văn kiện đai hội đang lần thứ VII, đại hội đảng lần thứ VIII và Nghị quyết Trung ương II, Đảng đã khẳng định phát triển sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước, của cộng đồng, của gia đình và của mọi công dân, kết hợp tốt giáo dục trường học và giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh người lớn làm gương cho trẻ em noi theo. Từ lâu giáo dục lễ giáo cho trẻ là cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo dục và các bậc phu huynh, sự quan tâm trên không chỉ ngẫu nhiên, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã quan tâm đến nhận thức lễ giáo của trẻ vì vậy giao tiếp chiếm một vị trí quan trong trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ là nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ. Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo là sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện, nhằm giáo dục đạo đức và lối sống cho trẻ và phát triển trí tuệ và phát triển đaọ đức, Qua tiếp xúc với câu chuyện, bài thơ có nội dung giáo dục lễ giáo tác động đến sự giáo dục lễ giáo cho từng cá nhân trẻ về tình cảm, ý chí nhằm mục đích phát triển nhân cách cho trẻ. Qua hoạt động học tập, giao tiếp, góc tuyên truyền và sinh hoạt hàng ngày của trẻ đều có mối quan hệ với nhau như: thơ, truyện, tất cả đều cuốn hút tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt Đức, trí, lao, thẩm mỹ. 2. C¬ së thùc tiÔn cña ®Ò tµi Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục, là người giáo viên mầm non tôi nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.Bên cạnh đó là mục tiêu của việc giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng

6

của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên. Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, trả lời câu hỏi của cô còn trả lời trống không, và ra vào lớp tự nhiên nói năng tự do ở trong lớp …Đôi khi còn hay chửi bậy với bạn một cách tự nhiên. Đứng trước tình hình như vậy, tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen và hành vi đạo đức và phù hợp với chuẩn mực xã hội. Đầu tiên tôi cần giáo dục trẻ những hành vi văn hoá trong cuộc sống hằng ngày như có thái độ đúng với cô giáo và người lớn, bạn bè biết nói thưa gửi biết chào hỏi khi có khách đến lớp không nói tục với bạn bè, có tình yêu đối với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế mỗi cô giáo mầm non có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. a. Những thuận lợi: * Đối với giáo viên: – Tôi đã được Phòng GD – ĐT, BGH nhà trường cùng với tổ chuyên môn thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn. – Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. Luôn tìm tòi các bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh có nội dung về giáo dục lễ giáo để dạy trẻ. * Đối với trẻ: Số lượng trẻ đi lớp đông và chuyên cần. Hầu hết trẻ đều đến trường từ độ tuổi nhà trẻ nên đã phần nào thích nghi với trường lớp, bè bạn. * Đối với phụ huynh: 7

Đa số các gia đình có ít con nên đã quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ và đã phần nào nhận thức được nội dung, ý nghĩa của giáo dục lễ giáo cho trẻ. b. Những khó khăn: * Về cơ sở, vật chất: – Là một xã bần nông kinh tế còn nghèo nàn do đó mà cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn còn hạn chế, lớp học còn học lại của tiểu học chưa được thiết kế theo yêu cầu của mầm non – Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động còn ít. Tài liệu tham khảo để dạy trẻ còn chưa phong phú. Chưa có nhiều thơ ca,truyện kể có nội dung về giáo dục lễ giáo – Góc tuyên truyền, góc thiên nhiên còn nghèo, chưa phong phú. * Về phía trẻ; Trong thực tế hiện nay trẻ mầm non chưa thực sự có nề nếp lễ giáo tốt. Nhiều trẻ trong giao tiếp còn nói thiếu chủ ngữ với người lớn tuổi, hay nói trống không, với bạn bè còn nói tục chửi bậy. Chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Quan hệ của trẻ với môi trường xã hội còn chưa sâu sắc. Chưa thực sự có tình cảm với các ngày hội, ngày lễ, chưa có nhiều hành vi thể hiện tình cảm của mình đối với mọi người trong các ngày hội, ngày lễ. Trẻ chưa thực sự có nhiều cảm xúc với thế giới động vật và môi trường thiên nhiên, từ đó dẫn đến trẻ chưa có nhiều hành vi văn minh trong việc bảo vệ môi trường. Sự hiểu biết về truyền thống quê hương dân tộc còn chưa sâu sắc. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. * Đối với giáo viên: Chưa có nhiều hình thức sáng tạo, thiết thực để giáo dục lễ giáo cho trẻ. Vẫn còn lúng túng khi thực hiện nội dung này. Phần vì kiến thức giáo dục lễ giáo cho trẻ còn hạn chế, phần vì đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động chưa cao. Nội dung giáo dục lễ giáo trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ còn

8

hạn chế, nặng về lý thuyết, ít cho trẻ thực hành, trải nghiệm. Trẻ ít có cơ hội được thực hành, ứng xử, giải quyết tình huống. Trong quá trình giáo dục lễ giáo cho trẻ vẫn còn cứng nhắc, máy móc trong việc giáo dục trẻ. Đánh giá về hành vi lễ giáo của trẻ thường dựa vào kiến thức của trẻ chưa có sự theo dõi, chú ý đến các hành vi của trẻ trong các tình huống để đánh giá. -Đôi lúc chưa thực sự mẫu mực trong lời nói và việc làm. – Chưa có nhiều hình thức thi đua khen thưởng, động viên kịp thời trong quá trình giáo dục trẻ. – Khả năng vận dụng thơ ca, truyện kể có nội dung GDLG trong quá trình giáo dục trẻ còn hạn chế. * Đối với phụ huynh: – Nhiều phụ huynh còn quá nuông chiều trẻ, luôn đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu của trẻ. Đa phần phụ huynh chưa quan tâm đến việc GDLG cho trẻ. Nhiều phụ huynh còn chưa gương mẫu trong các hành vi tại gia đình. Điều đó dẫn đến việc GDLG của giáo viên đối với trẻ tại trường gặp nhiều khó khăn. III.NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Xây dựng góc tuyên truyền: Để giáo dục lễ giáo cho trẻ thì việc làm đầu tiên đó là xây dựng góc tuyên truyền của lớp, đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với chuyên đề lễ giáo bởi lẽ trẻ lứa tuổi này tư duy trực quan hình ảnh là chủ yếu. Chính vì thế, mà góc tuyên truyền cần phải sinh động và phong phú với những hình ảnh đẹp, hấp dẫn trẻ. Qua đó trẻ được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt, việc làm tốt hoặc qua thơ, truyện… thì trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu. Bên cạnh đó thông qua góc tuyên truyền phụ huynh biết được kế hoạch chăm sóc- giáo dục của lớp để có hướng nhắc nhở và rèn thêm cho trẻ để giúp trẻ nhớ lâu hơn. 9

Ở góc này tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, hoặc có thể là một bài thơ, bài hát có nội dung phù hợp. Thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem, trò chuyện và đàm thoại với trẻ về những hình ảnh đó để qua đó giáo dục trẻ những hành vi văn minh

Đây là những hình ảnh nhằm tuyên truyền đến phụ huynh để cùng giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép, chơi ngoan cùng bạn, biết khi ngáp- ho phải che miệng, chơi xong biết cất dọn đồ chơi, không ngồi gần khi xem ti vi…. Hoặc là, những hành vi biết quan tâm giúp đỡ mọi người, yêu thiên nhiên, thích lao động, biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi…

10

Tuy đây chỉ là những việc làm nhỏ nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách sau này của trẻ. Bên cạnh đó, tôi gợi ý cho trẻ về nhà sưu tầm những hình ảnh về lễ giáo để dán vào góc tuyên truyền, điều này sẽ giúp trẻ nhận biết được hành vi đúng sai để trẻ học tập và giúp trẻ luôn tích cực hơn trong hoạt động này. 2. Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động chung: Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non không phải là một hoạt động riêng biệt, nó được lồng ghép, tích hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ. Chính vì vậy mà việc giáo dục lễ giáo cho trẻ không có một khuôn mẫu nào. Tùy vào khả năng và sự sáng tạo của mỗi giáo viên mà cho hiệu quả giáo dục khác nhau. Trong trường mầm non trẻ được thực hiện nhiều hoạt động: Hoạt động học tập có chủ đích, hoạt động vui chơi. Việc giáo dục lễ giáo thông qua các môn học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá. Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, khám phá về môi trường xung quanh giúp cho trẻ có những cảm xúc vui vẻ, phát triển tư duy logic, phản ánh tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gần gũi đối với những người xung quanh, biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với mọi người, biết nhận ra cái thiện, cái ác. Chính vì vậy tôi đã lồng giáo dục lễ giáo vào các tiết học. Ví dụ: Qua hoạt động phát triển ngôn ngữ: “Thơ: Phải là 2 tay”Bài thơ đã nói: Bạn nhỏ ngồi bên mẹ băn khoăn, bạn đã hỏi mẹ tại sao cái tăm nhỏ xíu mà lại đưa bằng 2 tay. Mẹ đã trả lời với bạn là tuy cái tăm nhỏ, đưa bằng 2 tay mới tỏ ra sự kính trọng với người bề trên. Cô giáo đàm thoại với trẻ: – Các con nhìn xem cô có cái gì đây? – Các con thấy cái tăm có nặng không ? – 1 tay các con có cầm được không? 11

– Nhưng tại sao lại cầm bằng 2 tay khi đưa cho người lớn ? – Ở nhà, ăn cơm xong các con đã làm những việc gì? – Các con lấy gì cho ông, bà, bố ,mẹ , các con đưa bằng mấy tay? Giáo dục trẻ khi đưa thứ gì đó cho người lớn tuổi phải cầm bằng 2 tay và nói “Con mời…ạ” *Bài thơ “Bó hoa tặng cô” Các bạn nhỏ đi hái hoa những bông hoa đồng nội để tặng cô giáo nhân ngày mồng 8 tháng 3. Các bạn xúc động không nói được lên lời chỉ nhờ những bông hoa nói hộ tình cảm của mình với cô giáo. Cô giáo rất cảm động trước tấm lòng của bầy trẻ. – Hàng ngày các con đến lớp, ai đã dạy các con? – Cô giáo đã dạy các con điều gì? – Để tỏ lòng yêu quý cô giáo, hàng ngày các con làm gì? – Trong bài thơ, các bạn đi hái hoa tặng cô nhân ngày gì? – Khi tặng hoa cho cô, tình cảm của các bạn như thế nào? – Tình cảm của cô đối với các bạn như thế nào? – Khi tặng hoa cho cô, các con tặng bằng mấy tay? Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết yêu quý, vâng lời, kính trọng cô giáo của mình. * Qua chuyện “Tích chu “. + Cô đàm thoại cùng trẻ: – Tích chu là cậu bé như thế nào? – Tích chu có yêu thương bà không? 12

– Cuối cùng Tích Chu có nhận ra lỗi của mình không? – Tích chu đã làm gì khi nhận ra lỗi của mình? – Con có học tập bạn Tích Chu không ? vì sao? Cô giáo dục trẻ lòng thật thà, chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh. Hay qua vở kịch ” Ba cô gái” trẻ biết thể hiện những hành động xấu thờ ơ trước tin mẹ ốm nặng của cô cả và cô hai. Còn hốt hoảng muốn chạy đến bên mẹ ngay của cô út khi nghe tin mẹ ốm, thái độ bẽn lẽn không giám nhìn ai khi 2 cô biến thành rùa và nhện Qua đó trẻ thấy được sống phải biết yêu thương, kính trọng những người đã sinh ra mình không nên vì lợi ích cá nhân mà quên đi những người đã mang nặng đẻ đau để rồi phải chịu một hậu quả đáng tiếc sẩy ra. Hoặc thông qua câu chuyện “Tấm Cám”. Cô giáo dục trẻ lòng thật thà, chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh. * Hoạt động KPKH: “Khám phá về các loại quả” – Ai đã trồng và chăm sóc cây để có được các loại quả này? – Để có được các loại quả này, thì các bác nông dân làm những công đoạn nào? – Các con thấy công việc của các bác nông dân như thế nào? – Trước khi ăn quả thì các con phải làm gì? Qua lợi ích của các loại quả, cô giáo dục trẻ biết kính trọng người lao động, không ngắt lá bẻ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây để cây cho ta nhiều lợi ích. Trước khi ăn quả phải rửa sạch, gọt vỏ, ăn bỏ hạt. Cũng qua hoạt động KPKH tôi cũng mạnh dạn đưa chỉ số vào tiết dạy để đánh giá các hành vi của trẻ. Mở đầu cho bài dạy tôi xây dựng một câu chuyện đó là : “Chuyện của bé cún” câu chuyện kể về 1 bạn nhỏ rất ngoan Biết gúp đỡ mẹ những 13

công việc nhà, biết chào hỏi khi có khách đến nhà chơi, biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác , và khi nhận được quà. Biết xin lỗi bạn, xin lỗi em khi mình mắc lỗi ,từ đó dạy trẻ để trẻ thấy được những hành động nên và không nên, Sau đó cho trẻ được trải nghiệm qua các bức tranh và hình ảnh cô đã chuẩn bị để trẻ có thể hiểu sâu hơn những hành vi nào nên và những hành vi nào không nên để trẻ áp dụng vào cuộc sống. Từ đó đẻ trẻ nhớ bài sâu hơn có thể tôi đưa ra các tình huống trên vào các sildes tong khi chơi trò chơi để trẻ chọn đâu là tình huống nên làm hay tình huống đúng vì sao?

Qua đó có thể đánh giá được sự nhận thức và các hành động trẻ thực hiện được qua cuộc sống hang ngày. + Hoạt động phát triển thẩm mỹ: Bên cạnh những hành vi đó giáo dục trẻ tình yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé… qua hoạt động tạo hình “Vẽ người thân trong gia đình”. Cô có thể đàm thoại cùng trẻ: – Gia đình cháu gồm có những ai? – Gia đình cháu thuộc qui mô gia đình gì? – Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau? Giáo dục trẻ biết kính trọng yêu quí ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé. Khi ở nhà biết quét nhà, nhặt rau, lấy nước, đem quần áo cho mẹ giặt…và có ý thức thực hiện yêu cầu của người lớn. 14

Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình. *Hoạt động vui chơi: Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng lễ giáo vào vui chơi,đây là một biện pháp rất hiệu quả qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Từ đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. Ví dụ: Qua trò chơi phân vai – y tá – bác sĩ.

Trò chơi: Bác sỹ ở góc phân vai. Bác sĩ biết ân cần thăm hỏi bệnh nhân: – Bác ơi, bác đau ở chỗ nào? – Cháu có đau lắm không? – Cháu vén tay áo lên để bác tiêm cho cháu nào? Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân + Bác ơi, thuốc mỗi thứ bác uống 1 viên, ngày bác uống 2 lần trước lúc ăn. + Trước khi bôi thuốc bác phải rửa rửa sạch vết thương. Bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ. – Giờ chơi trẻ chơi đoàn kết với bạn bè, sẵn sàng nhường đồ chơi cho bạn hoặc rủ bạn cùng chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn. Thấy bạn khóc phải dỗ bạn, thấy bạn ngã phải đỡ bạn dậy.

Các cháu đang chơi xây dựng. 15

+ Trẻ chơi bán hàng:

Trò chơi: Bán hàng ở góc phân vai. – Bác ơi, bác mua hàng cho tôi đi? – Rau của tôi ngon lắm chị mua đi? – Cô ơi bao nhiêu tiền một mớ rau? – Chị ơi bao nhiêu tiền một cân táo? Qua giờ chơi, cô giáo dục cho trẻ khi nói phải niềm nở, rõ ràng, nói hết câu, không nói to, la hét, không nói tục. Khi nói với người lớn phải thưa gửi, dạ vâng, không nói trống không, không chỉ lắc và gật đầu. khi nói với bạn cần xưng hô tôi, mình và không xưng hô tao, mày. Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Từ đây trẻ lớp tôi đã hết nói trống không, nói câu thiếu chủ ngữ. Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực. Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè, tôi thấy vui mừng và tiếp tục áp dụng. 3: Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi: Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào những giờ dạy và các hoạt động của giáo viên mà cần được lồng ghép và giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta đều biết đặc thù của trẻ mẫu giáo là ” Học bằng chơi, chơi bằng học”. Trẻ đến lớp cả ngày, ngoài các hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài trời, trẻ 16

được chơi tự do, cô giáo là người thường xuyên quan sát trẻ. Khi thấy trẻ có hành vi đẹp, cô kịp thời động viên trẻ. Khi thấy trẻ chưa có hành vi chưa đẹp, cô kịp thời uốn nắn. Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ, tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào bố mẹ để vào lớp học. Ví dụ: Vào giờ đón trẻ vào buổi sáng hoặc buổi chiều, trẻ quên chào cô tôi nhẹ nhàng nhắc trẻ: – Trang ơi, hôm nay cô thấy con chưa chào cô rồi. – Long ơi, con đã chào bà chưa? Trước lúc cô tổ chức cho trẻ ăn, cô cùng trẻ đàm thoại: – Trước khi ăn cơm, các con làm những việc gì? – Muốn cho bàn tay sạch để ăn cơm thì các con làm gì? Giáo dục cho trẻ có kỹ năng rửa sạch tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa mặt sạch sẽ.

Trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy (Lồng GDLG) – Khi các con nhận được cơm, các con phải nói gì? Cô gợi ý cho trẻ mời cô ăn cơm, mời các bạn ăn cơm. – Để đảm bảo vệ sinh trong ăn uống thì các con phải ăn như thế nào?

Giờ ăn trưa của trẻ (Lồng GDLG). Cô giáo dục cho trẻ trước khi ăn phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ. Khi ăn không nói chuyện, không nhai nhồm nhoàm, không ngậm thức ăn lâu. Khi ho, hắt hơi, ngáp

17

phải lấy tay che miệng, không làm đổ, vãi rơi cơm ra bàn, ăn hết xuất, hết khẩu phần, ăn hết các loại thức ăn. Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời nếu cháu làm việc gì sai đối với bạn, cô cần có mặt kịp thời để giúp trẻ nhận ra cái sai và biết xin lỗi bạn. Giáo dục cho trẻ sống trung thực, thật thà, làm sai phải tự nhận lỗi, không nói dối. *Hoạt động ngoài trời: “Thăm quan chùa làng” Giáo dục trẻ biết chùa làng là di tích lịch sử, chùa là nơi tôn nghiêm nơi mọi người đến để lễ phật cầu an. Trẻ biết kính trọng, khi vào chùa không nói tục, nói to, không nô đùa, không phá, bẻ, trèo cây, trèo tường làm mất vẻ đẹp, cảnh quan của chùa.

Cô và trẻ tham quan chùa làng. Từ đó sau mỗi lần giao lưu văn nghệ nhân ngày phật đản các con rất nghiêm trang, không đùa nghịch, không ồn ào. *Hoạt động cho trẻ đi thăm quan đồng lúa:

Cô và trẻ tham quan cánh đồng lúa. – Các con biết đây là cây gì? – Ai đã cấy ra cây lúa? – Các con thấy công việc của các bác nông dân như thế nào? Giáo dục trẻ biết kính trọng, biết ơn các bác nông dân. Khi ăn trẻ không làm vãi rơi cơm. – Khi có khách đến lớp, cô phải là người chào trước, trẻ sẽ chào theo cô, từ đó tập cho trẻ thói quen chào hỏi khi có khách vào lớp. Kết hợp giáo dục cho trẻ mạnh 18

dạn tự tin, không nhút nhát trước mọi người, nhất là người lạ mặt. Khi có khách đến nhà phải biết khoanh tay chào khách, khi chào khách phải đứng thẳng, đầu hơi cúi. Như vậy, mọi lúc, mọi nơi cô giáo cũng có thể giáo dục lễ giáo cho trẻ, giúp trẻ “Nói lời hay, làm việc tốt”. Giờ dạo chơi sinh hoạt ngoài trời. Ví dụ: Quan sát vườn hoa. Đàm thoại: – Các con nhìn xem vườn trường mình có những bông hoa gì? – Các con thấy những bông hoa này như thế nào? – Bạn nào biết, hoa còn được làm gì nữa? -Ai đã trồng ra được những bông hoa đẹp? – Để có những bông hoa đẹp cho vườn trường thì hàng ngày các con phải làm gì?

Cô và các trẻ đang trò chuyện về hoa (lồng GDLG) Giáo dục cháu kính trọng, yêu những người lao động. Biết chăm sóc cây và các con vật của gia đình và nhà trường. Biết bỏ rác đúng chỗ, không ngắt hoa, dứt lá ở nơi công cộng. Giáo dục cháu giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh, qua nhiều lần như vậy, cháu lớp tôi có những thói quen. Tôi tiếp tục áp dụng. Như vậy giáo dục lễ giáo mọi lúc mọi nơi giúp trẻ ” Nói lời hay làm việc tốt”, hình thành một số thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống hằng ngày 4. Xây dựng môi trường nhóm lớp có nội dung giáo dục lễ giáo. Muốn trẻ có được những kỹ năng, thói quen hành vi tốt trẻ phải được nghe thấy và nhìn thấy những hành động đó. Do đó, việc tạo một môi trường đẹp, có nội 19

dung giáo dục cao là vô cùng cần thiết. Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ trong tất cả các hoạt động thì kiến thức của trẻ sẽ đầy đủ và những thói quen, hành vi văn minh của trẻ cũng sẽ được củng cố bền vững hơn. Ngay từ đầu năm học, tôi đã chú trọng đến việc tạo môi trường cho trẻ sao cho hài hòa, đẹp mắt, kích thích tư duy cho trẻ và đặc biệt nổi rõ được nội dung giáo dục về lễ giáo. Tôi đã thiết kế một góc riêng với tiêu đề ” Bé với những hành vi đẹp”. Để phục vụ cho góc này tôi đã thường xuyên sưu tầm và thay đổi nhiều loại tranh ảnh khác nhau có nội dung về lễ giáo theo từng tháng. Những tranh ảnh phải phong phú, đa dạng, các hình ảnh này có thể là vẽ, là xé dán từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và các phế liệu mang tính thiết thực và gần gũi đối với trẻ . Để đánh giá thực sự về khả năng hiểu biết và thói quen lễ giáo của trẻ tôi đã phối hợp cùng với cô giáo cùng lớp thường xuyên sưu tầm, phô tô các bức tranh có nội dung về giáo dục lễ giáo và thay đổi theo tháng. Các hình ảnh này bao gồm những hành vi đúng, hành vi sai, những hành vi nên làm và những hành vi không nên làm. Tôi yêu cầu trẻ suy nghĩ và tìm được những hình ảnh đúng, sai. Vào những giờ chơi tôi cùng trẻ xem tranh, đàm thoại về các hành vi trong tranh. Những hình ảnh đúng thì tô màu, những hình ảnh sai thì gạch bỏ. Để trẻ thực sự có cơ hội phát triển tư duy thì tôi thường xuyên thay đổi các hình ảnh và đặc biệt các hình ảnh đó phải phong phú, phản ánh được các hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ chú trọng vào góc ” Bé với những hành vi đẹp” tôi đưa nội dung này vào tất cả các góc cho phù hợp. Tôi chú trọng, đi sâu trong việc trang trí lớp theo từng chủ điểm. Khi trang trí làm sao cho nổi bật chủ điểm, các hình ảnh phải phong phú và đa dạng để lôi cuốn trẻ. Ví dụ: Chủ điểm ” Thế giới động vật” Tôi đã sưu tầm, vẽ, phô tô các con vật như: Hươu, voi, khỉ, gà, vịt….để treo lên mảng chính. Còn các nhánh: “Các con vật sống dưới nước”, “Động vật sống trong gia đình”, “Động vật sống trong rừng”, “Côn trùng”. Tôi cho trẻ tự vẽ, tô màu các con vật rồi gắn tương ứng với tiêu đề của nhánh. 20

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bồi Dưỡng Giáo Viên Thpt Trước Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!