Bạn đang xem bài viết Môi Trường Và Thực Trạng Bảo Vệ Môi Trường Ở Nước Ta được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
a)Môi trường và chức năng của môi trường
– Môi trường theo nghĩa rộng bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, xã hội, văn hoá… xung quanh con người.
Môi trường đề cập trong bài theo nghĩa hẹp là các yếu tố tự nhiên và vật chất do con người tạo ra bao quanh và có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật khác.
Chức năng của môi trường:
Môi trường là không gian chứa đựng nguồn tài nguyên, khoáng sản, nguyên liệu cho sản xuất và đời sống cần thiết cho con người như rừng tự nhiên bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, các loài động thực vật, hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gỗ, củi, dược liệu, cảnh quan và các giá trị thẩm mỹ cho con người.
Môi trường động, thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm; nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, vui chơi, giải trí, phát triển thuỷ, hải sản; không khí, năng lượng mặt trời, gió… duy trì các hoạt động trao đổi chất của mọi sinh vật.
Môi trường cung cấp năng lượng, lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của mọi sinh vật; cung cấp thông tin, báo động các tai biến tự nhiên như bão, động đất, núi lửa; tầng ôzôn trong khí quyển hấp thụ và phản xạ năng lượng mặt trời.
Môi trường cũng là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra và có thể bị phân huỷ, hấp thụ, lan toả, tác động trở lại tự nhiên và con người.
b) Sự cần thiết bảo vệ môi trường
Từ xa xưa, ông cha ta đã sớm nhận thấy vai trò của môi trường và có câu tục ngữ “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”…
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn mọi người giữ gìn vệ sinh trong sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ môi trưcmg. Người nói: rừng là vàng, rừng rât quý mọi người phải bảo vệ rừng. Người khởi xướng phong trào Tết trồng cây, gây rừng.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Giữ gìn tài nguyên và môi trường là tiêu chí quan trọng để phát triển kinh tế, một yếu tố của hội nhập quốc tế.
Bảo vệ môi trường là bảo đảm quyền con người sống trong khoẻ mạnh, an toàn. An ninh môi trường là một bộ phận của an ninh quốc gia; bảo vệ môi trường là góp phần giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia.
Sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ gây tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xã hội gắn với xoá đói, giảm nghèo ở mỗi nước, với đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ xã hội và sự sống của nhân loại.
Hiện nay trên thế giới tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường; sự biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, nước biển đang dâng hằng ngày, hằng giờ tác động tới chất lượng sống của con người.
Bảo vệ môi trường ngày nay là vấn đề cấp bách với mọi quốc gia, dân tộc.
c) Thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay
– Những thành tựu chủ yếu:
Nhận thức về bảo vệ môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên.
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường.
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu bước đầu triển khai và đạt kết quà nhất định. Đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt về bảo vệ môi trường. Việc phòng ngừa, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môỉ trường được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Đã có tỉến bộ trong ngăn chặn nạn phá rừng, làm tăng độ che phủ rừng lên 39% diện tích lãnh thổ.
Môi trường được quan tâm bảo vệ và gìn giữ đã đáp ứng yêu cầu về không gian, nguồn lực cho các ngành kinh tế, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước; góp phần cải thiện cuộc sống của người dân.
– Hạn chế, khuyết điểm:
Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả. Rừng bị tàn phá nặng nề, khoáng sản bị khai thác bừa bãi. Đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm. Nguồn nước mặt và nước ngầm, nước biển đang bị ô nhiễm và cạn kiệt.
Các sự cố môi trường ngày càng gia tăng. Việc gia tăng dấn số, việc di dân tự do diễn ra ồ ạt, việc khai thác có tính chất huỷ diệt các nguồn lợi sinh vật trên cạn và dưới nước, việc phủ xanh diện tích rừng, việc cung cấp nước sạch, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm… đang là những thách thức gay gắt.
Các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn, nước biển dâng cao, ô nhiễm, suy giảm chất lượng nước của các dòng sông lớn, hiện tượng Elnino… ngày càng ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Việc xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường còn chậm, thực hiện chưa nghiêm, hiệu quả thấp. Chưa chủ động nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; hậu quả thiên tai còn nặng nề.
Ý thức tự giác thi hành pháp luật bảo vệ và giữ gìn môi trường chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.
Các doanh nghiệp thường xem nhẹ, người dân còn nhận thức sai lệch và chưa thi hành tốt pháp luật về bảo vệ môi trường. Công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường và bào vệ môi trường chưa tốt.
Những hạn chế, khuyết điểm về bảo vệ môi trường có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính. Đó là việc giáo dục nâng cao nhận thức về sự cần thiết bảo vệ môi trường cho toàn dân chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đồng bộ, thiêu thống nhất.
Tư duy coi trọng tăng trường kinh tế, xem nhẹ bảo vệ môi trường vẫn phổ biến. Đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều cơ sở chưa khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường triệt để.
Tình Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Biển Nước Ta.
Biển là nơi rất giàu có và đa dạng về tài nguyên, chứa đựng đầy tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Không những thế, biển còn là nơi dễ dàng phát triển về du lịch và phát triển ngành chăn nuôi thủy hải sản. Tuy biển đẹp là thế, có ích là thế nhưng biển cũng đang dần bị ô nhiễm bởi nhiều tác nhân mà tác nhân chủ yếu là lại do chính con người. Điều đầu tiên mà Công ty thông cống nghẹt Quốc Hùng thống kê là phải kể đến đó chính là do ý thức của người dân người.
Trong thời gian gần đây, báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác đã đưa tin rất nhiều về hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng ven biển miền Trung làm cho cuộc sống của người dân nơi đây đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Biển Việt Nam đang ở trong tình trạng ô nhiễm đáng báo động:Hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN. Đặc biệt, có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu đạt mức 1,75 mg/l, gấp 6 lần giới hạn cho phép; vịnh Hạ Long có 1/3 diện tích biển hàm lượng dầu thường xuyên từ 1 đến 1,73 mg/l.
Chất lượng môi trường biển nước ta đang ngày càng đi xuống. Một số vùng ven bờ đang bị đục hoá, lượng phù sa lơ lửng tăng gây ảnh hưởng lớn đến du lịch, làm giảm khả năng quang hợp của một số sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3 – 8,2. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm (Zn), một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng Andrin và Endrin của các mẫu sinh vật đáy các vùng cửa sông ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Đa dạng sinh học động vật đáy ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt.
Ô nhiễm môi trường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nó gây hại cho sức khỏe của người dân sống tại khu vực lân cận. Nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe còn người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hải sản, du lịch biển,… Một nghiên cứu năm 2008 đã cho thấy hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 69 USD thu nhập từ ngành du lịch vì hệ thống xử lý vệ sinh kém. Môi trường biển bị ô nhiễm cũng làm giảm đi sức hút với khách du lịch.
Nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường biển.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp, du lịch tràn lan; nuôi trồng thủy sản bất hợp lý; dân số tăng và nghèo khó; lối sống giản đơn và dân trí thấp; thể chế, chính sách còn bất cập…
Các số liệu thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 70% chất thải đổ ra biển có nguồn gốc từ đất liền khi các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, thuốc bảo vệ thực vật…. mà lượng lớn chất thải này chưa được xử lý, thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra các sông, trăm sông đổ về biển hoặc xả trực tiếp ra biển, mang theo một lượng lớn các chất bồi lắng, nhựa, hóa chất, kim loại, cặn dầu, thậm chí cả những chất phóng xạ. Bình quân một ha nuôi tôm sẽ thải ra môi trường khoảng 5 tấn chất thải rắn và hàng chục nghìn m3 nước thải trong một vụ nuôi. Với tổng diện tích nuôi tôm hơn 600 nghìn ha, mỗi năm sẽ thải ra môi trường gần 3 triệu tấn chất thải rắn. Cụ thể, tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, trên 37.000 ha đã được khai thác đưa vào nuôi trồng thủy sản (chiếm 30-35% diện tích nước mặn lợ). Phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp, dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị hủy diệt, dịch bệnh xuất hiện tràn lan…
Môi Trường Là Gì ? Chúng Ta Cần Làm Gì Để Bảo Vệ Môi Trường ?
Môi trường là gì? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Đây là câu hỏi thu hút được sự quan tâm hàng đầu của mọi người dân. Ngay sau đây Thanh Bình sẽ làm rõ khái niệm này và gợi ý những việc làm bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp để quý khách cùng tham khảo thực hiện.
Môi trường là gì?
Hiểu rõ khái niệm môi trường là gì sẽ giúp mỗi chúng ta nắm được tầm quan trọng của vấn đề và dễ dàng đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp lý tưởng nhất.
Vậy môi trường là gì? Theo điều 1 trong Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam thì môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Nếu phân theo chức năng, môi trường sống của con người được chia thanh các loại chính sau đây:
Môi trường tự nhiên: Sẽ gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, sinh học, hóa học, tồn tại ngoài ý muốn của nhân loại nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người. Điển hình như không khí, ánh sáng mặt trời, biển cả, núi, sông, động thực vật, đất, nước …
Môi trường xã hội: Chính là định nghĩa để chỉ tổng thể các mối quan hệ giữa người với người như các thể chế, luật lệ, quy định, ước định, cam kết … nhằm tạo ra một khuôn khổ nhất định cho các hoạt động của con người, góp phần phát triển xã hội vững mạnh.
Tóm lại, nếu quý khách vẫn băn khoăn không biết môi trường là gì thì có thể hiểu một cách đơn giản hơn, đó là tất cả những gì có ở xung quanh chúng ta, cho chúng ta cơ sở để sống và phát triển.
Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
Có rất nhiều lý do lý giải cho nghi vấn vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường, nhưng chung quy lại việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống còn của con người và toàn bộ hệ sinh vật trên Trái Đất, hạn chế tối đa sự biến đổi khí hậu và những hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường gây ra.
Chính vì thế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại, không phải của riêng một cá nhân, cơ quan, hoặc tổ chức nào. Tất cả chúng ta đều phải chung tay bảo vệ môi trường sống và sự cân bằng hệ sinh thái, tạo nên sự phát triển vững mạnh ở hiện tại và cho cả thế hệ con cháu tương lai.
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng trầm trọng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy từ những điều nhỏ nhất như khói bụi, nước nhiễm bẩn cho đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan, sa mạc hóa, băng tan, nước biển dâng, lũ lụt và hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, sự nóng lên toàn cầu, suy giảm tầng ozon … Do đó, nếu chúng ta không bảo vệ môi trường thì toàn bộ sự sống trên địa cầu sẽ bị đe dọa.
Thế nhưng, quý khách đã hiểu bảo vệ môi trường là gì? thế nào là bảo vệ môi trường chưa? Đó là tất cả những hoạt động giúp môi trường quanh ta trở nên Xanh – Sạch – Đẹp. Để biết rõ hơn các hoạt động bảo vệ môi trường đó là gì, trong nội dung của phần tiếp theo Thanh Bình sẽ gợi ý cho quý khách.
Các biện pháp để bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Cần phải làm gì để bảo vệ môi trường hay làm thế nào để bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp luôn là những câu hỏi thu hút sự quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người. Vậy môi trường xanh sạch đẹp là gì? đó là môi trường không bị nhiễm bẩn, gây hại cho con người và hệ sinh thái.
Có rất nhiều các cách, các biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp chúng ta có thể thực hiện. Tuy nhiên, trong nội dung của phần này Thanh Bình chỉ xin được bật mí những việc làm để bảo vệ môi trường đơn giản nhưng hiệu quả nhất như sau:
Hạn chế sử dụng túi nilon
Túi nilon không thể tự phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm gây ô nhiễm. Việc hạn chế sử dụng túi nilon chính là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp ai cũng có thể thực hiện. Theo đó, thay vì dùng túi nilon để đựng đồ, quý khách nên sử dụng các loại túi giấy, túi tự hủy.
Trồng cây gây rừng
Không chỉ chống xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống, cây xanh còn có tác dụng to lớn trong việc hấp thụ khí thụ CO2 và thải ra khí O2 cần thiết cho sự sống trên Trái Đất. Vì vậy, bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng là việc làm bảo vệ môi trường cần được chú trọng.
Thực hiện theo nguyên tắc 3R
Nguyên tắc 3R (Reduce, Reuse, Recycle) cũng là một trong những hành động bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp thiết thực và hiệu quả nhất. Cụ thể, nguyên tắc 3R có nghĩa là giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế.
Giảm thiểu sử dụng các hóa chất độc hại
Các loại hóa chất độc hại mà chúng ta sử dụng trong ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hay gần gũi hơn là hóa chất tẩy rửa, vệ sinh bồn cầu, nhà tắm… đều là “kẻ thù” của môi trường, nhất là khi người dân lạm dụng hay sử dụng không đúng cách. Nếu có thể, hãy ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên Môi Trường khuyên dùng.
Xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường
Nếu quý khách đang băn khoăn không biết cần phải làm gì để bảo vệ môi trường thì xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn chính là gợi ý lý tưởng. Nước thải nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, làm biến đổi tính chất của đất, thay đổi hệ sinh thái theo hướng tiêu cực.
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng sức nước … là những nguồn năng lượng tự nhiên nên vô cùng thân thiết với môi trường, an toàn với sức khỏe con người, chúng ta nên sử dụng để giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng hữu hạn như điện năng, khí đốt.
Cổ động, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Đây là một trong những việc làm, hành động bảo vệ môi trường mang tính cộng đồng. Chúng ta nên cổ động, tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường là gì nhằm nâng cao ý thức của người dân, tuyên dương những tấm gương sáng, phê bình và xử phạt những thành viên xả rác bừa bãi, có hành vi phá hoại môi trường sống.
Những lợi ích của việc bảo vệ môi trường
Thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp đem lại rất nhiều lợi ích cho nhân loại, sau đây là những lợi ích điển hình nhất:
Nâng cao sức khỏe con người
Lợi ích đầu tiên của việc bảo vệ môi trường đó là nâng cao sức khỏe con người. Bởi vì, được sống và làm việc trong môi trường trong lành sẽ hạn chế các bệnh về đường hô hấp, tim, phổi, giảm thiểu nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác do ô nhiễm môi trường gây ra, từ đó nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân.
Bảo vệ đa dạng sinh học
Sự đa dạng sinh học giữ vai trò rất quan trọng đến sự cân bằng của hệ sinh thái của sinh vật. Nếu môi trường bị suy thoái hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng sẽ khiến nhiều sinh vật mất đi nơi trú ngụ, giảm khả năng sinh sôi, thậm chí là tuyệt chủng. Nhưng nếu mỗi cá nhân đều ý thức bảo vệ môi trường thì sẽ giữ được sự đa dạng sinh học vốn có.
Bảo vệ tầng ozone
Lợi ích của bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ tầng ozone. Trái lại, nếu môi trường bị ô nhiễm, các khí độc chlorofluorocarbon, hydro chlorofluorocarbon tăng cao sẽ làm suy yếu hoặc làm thủng tầng ozone khiến các tia cực tím dễ dàng lọt qua, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh vật và con người đang sinh sống trên Trái Đất.
Nâng cao đời sống kinh tế, an sinh xã hội
Môi trường Xanh – Sạch – Đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, giảm thiểu thiên tai nên đời sống kinh tế ngày càng vững mạnh hơn, an sinh xã hội tốt. Đồng thời, tăng nguồn thu từ ngành du lịch, không phải chi một lượng chi phí khổng lồ để cải thiện hậu quả từ những sự cố môi trường gây ra.
Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống. Tất cả các sinh vật sống đều cần nước hàng ngày trong cơ thể để tuần hoàn, hô hấp và trao đổi chất. Đặc biệt đối với con người thì nước chiếm tới 80% khối lượng cơ thể. Nhưng để duy trì sự sống thì cần nước trong trạng thái sạch. Tức là có tạp chất nhưng dưới chỉ tiêu cho phép và không tồn tại các chất độc hại.
Lượng nước của trái đất là rất lớn, chiếm tới 70% bề mặt trái đất. Có lẽ con người sẽ không phải lo cạn kiệt nguồn nước trong vài trăm triệu năm tới. Nhưng đó là nước, còn nước sạch duy trì sự sống thì đang suy giảm đáng kể. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng ô nhiễm nguồn nước do con người.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm…Dưới sự tác động của tự nhiên và con người làm biến đổi bản chất vốn có theo chiều hướng bất lợi cho sự sống. Làm nguồn nước sạch bị nhiễm các chất độc hại, tác động xấu đến con người, động vật, thực vật, vi sinh vật…
Là hiện tượng nước bị lẫn nhiều tạp chất có hại. Không thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Thành phần có trong nước vượt quá các tiêu chuẩn được đặt ra.
Ô nhiễm nguồn nước không thể khắc phục và mức độ ô nhiễm sẽ lan rộng theo vùng nước. Từ từ hồ, suối ra sông, từ sông ra biển, từ thượng nguồn xuống hạ nguồn. Ảnh hưởng đến các vùng lân cận sử dụng nguồn nước này.
Cách nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm rất đơn giản: màu sắc biến đổi, có mùi lạ, sinh vật sống tại nguồn nước ít đi, chết,… Con người khi uống phải nguồn nước này bị các bệnh về đường tiêu hóa,…
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước là từ tự nhiên và con người. Một số hoạt động của thiên nhiên và con người ảnh hưởng đến nguồn nước. Tuy nhiên con người sinh sống phần lớn trên bề mặt trái đất và thường có xu hướng sống gần nguồn nước. Công thêm cuộc sống hiện đại ngày nay, một số hoạt động của con người đã đi quá tầm kiểm soát. Phá hủy môi trường sống nói chung và nguồn nước nói riêng.
Có một vài ý kiến cho rằng ” con người là virus, phá hủy trái đất “. Với tình trạng hiện tại thì ý kiến này đa phần là đúng. Còn trong tương lai có đúng hay không thì còn dựa vào ý thức, biện pháp của chính chúng ta. Vậy con người đã tác động xấu đến nguồn nước như thế nào?
Ô nhiễm môi trường nước từ các hoạt động của con người
Hoạt động công nghiệp làm ô nhiễm môi trường nước
Đây là hoạt động có tác nhân lớn làm ô nhiễm môi trường nước. Các nhà máy trong quá trình sản xuất của mình, có một lượng chất thải nhất định. Theo quy định lượng chất thải này phải được xử lí khép kín, đến ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn. Sau đó mới được đưa ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, hạn chế về công tác quản lí và ý thức kém của co người. Vẫn có lượng lớn chất thải chưa qua xử lí được xả trực tiếp ra nguồn nước.
Đặc biệt lượng chất thải này 100% đều làm ô nhiễm môi trường nước. Chứa các hợp chất nguy hiểm, các chất cấm bị hòa lẫn vào nguồn nước. Gây bất lợi, hủy hoại sự sống, ảnh hưởng lớn đến các vùng lân cận.
Hoặc một số sự cố rò rỉ chất độc hại cũng ảnh hưởng đến không chỉ nguồn nước. Đặc biệt là rò rỉ phóng xạ, cực kì nguy hiểm và gây hậu quả lớn.
Hoạt động nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường nước
Hoạt động nông nghiệp cũng cần phải thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho môi trường. Các chất độc hại như thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn chăn nuôi, phân trong chăn nuôi. Nếu sử dụng không hợp lí sẽ tồn tại dư lượng hoặc bị thải trực tiếp ra môi trường.
Cụ thể việc sử dụng quá liều lượng phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn cho cá quá liều. Sẽ không được hấp thụ hết và lây nan vào môi trường nước. Thậm chí vỏ, bao bì thuốc sâu bị vứt trực tiếp vào nguồn nước. Và phân bón sử dụng quá nhiều không những gây hại cho cây còn gây ô nhiễm nguồn nước. Và tất nhiên nguồn nước khi có sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ít hay nhiều đều làm thay đổi nguồn nước và không sử dụng được.
Ở các nông trại, hộ chăn nuôi thường tồn tại lượng lớn phân từ gia súc, gia cầm. Phân động vật với số lượng lớn xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.
Hoạt động sinh hoạt của con người làm ô nhiễm môi trường nước
Trong quá trình sinh hoạt con người cũng gây ô nhiễm môi trường nước. Thậm chí là nguyên nhân ảnh hưởng nặng nề, nhanh chóng và lan rộng nhất.
Trong nước thải sinh hoạt của con người chứa rất nhiều tạp chất. Từ các sản phẩm hóa học dầu gội, dầu rửa bát, sữa tắm,… Hay các chất hữu cơ lẫn với nhau từ hoạt động giết mổ, ché biến thực phẩm. Gần như đa số lượng nước thải sinh hoạt này đều bị xả trực tiếp ra môi trường mà nơi tiếp nhận cuối cùng là nguồn nước.
Ngoài ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con người xả thải lượng lớn rác thải ra môi trường. Và đa số lượng rác này bị xả thải ra nguồn nước. Với nhiều tạp chất và số lượng khổng lồ thì lượng rác này được gột rửa và tạp chất của chúng hòa lẫn vào nguồn nước. Chưa kể lượng rác này còn làm tắc nguồn nước, sẽ không được lưu thông làm vùng ô nhiễm ngày càng trở nên tồi tệ.
Ô nhiễm môi trường nước từ các hoạt động của thiên nhiên
Một số các hoạt động của tự nhiên cũng gây ô nhiễm nguồn nước. Nhưng hậu quả ô nhiễm của chúng có thể giải quyết trong thời gian ngắn. Với số lượng không quá nhiều. Bao gồm một số nguyên nhân sau:
Các trận mưa bão lớn hay lũ lụt thường cuốn theo lưu lượng nước lớn xuống hạ nguồn. Hoặc làm ngập úng cục bộ một vùng rong thời gian dài. Trong quá trình di chuyển lượng nước này cuốn theo nhiều tạp chất, rác thải, bùn đất. Hay làm ngập úng, làm thối, chết cây cối, đồng vật. Làm cho nguồn nước trở nên ô nhiễm trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngập mặn, xâm nhập mặn cũng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là khô hạn, kèm theo thủy triều nên. Làm thay đổi nồng độ pH,… Khiến cây cối, động vật, con người không có nguồn nước ngọt để sử dụng.
Xác động vật thực vật chết trong nguồn nước sẽ phân hủy theo thời gian và làm ô nhiễm nước. Tùy vào số lượng ít hoặc nhiều sẽ gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng hoặc nhẹ.
Ngoài ra còn có tác động từ những hoạt động khác từ thiên nhiên. Một trong số đó là hoạt động của núi lửa gần các nguồn nước như bờ biển, sông, hồ,… Hoạt động của núi lửa làm phun trào dung nham làm nóng nguồn nước, làm chết động vật thực vật,…và thải ra lượng lớn chất độc hại vào nguồn nước. Hay các vụ xói mòn bờ sông, hồ cũng làm ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật, thực vật
Như chúng ta đã biết nước là một thành phần tạo nên và duy trì sự sống. Cơ thể của con người, động vật, thực vật chứa lượng lớn khối lượng nước. Nhưng lượng nước hấp thụ vào cơ thể phải là nguồn nước sạch, đảm bảo các chỉ tiêu. Không chưa các độc tố, chất bẩn, các chất quá hàm lượng cho phép.
Trao đổi nước là hoạt động diễn ra hàng ngày hàng giờ. Vì vậy sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm tăng lượng chất độc trong cơ thể. Sẽ gây bệnh tật hoặc phá hủy cơ thể của con người, động vật, thực vật.
Chúng ta có thể thấy một số bệnh cụ thể do nhiễm độc nguồn nước.Như các bệnh về đường tiêu hóa, ung thư, cơ thể bị nhiễm độc, ngộ độc,…
Nguồn nước ô nhiễm cũng là điều kiện thuận lợi để phát sinh những loài vi khuẩn có hại. Là nơi có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của các động vật truyền nhiễm như ruồi, muỗi,…
Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống của con người
Con người cần nước sạch cho tất cả các hoạt động sinh hoạt sản xuất để đảm bảo sức khỏe và duy trì mạng sống. Tất cả những hoạt động hàng ngày như tắm, giặt, nấu ăn, uống đều sử dụng nước sạch. Các hoạt động này không thể dùng bằng nguồn nước bị ô nhiễm vì không hợp vệ sinh và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ đặt ra vấn đề làm sạch nguồn nước và cung cấp nước sạch. Đặt ra vấn đề rất lớn về công nghệ, khoa học, trí tuệ, kinh phí để giải quyết vấn đề này. Hãy thử tưởng tượng ở những vùng nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề không có nước sạch sử dụng. Hoặc những vùng khan hiếm nước sạch, thì việc cung cấp nước sạch cho đời sống là rất khó khăn. Vì vậy nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ đặt ra vấn đề cung cấp nước sạch rất lớn cho hàng chục, trăm ngàn người.
Ô nhiễm nguồn nước làm mất mỹ quan môi trường. Chuyển màu và bốc mùi nồng nặc, ảnh hưởng một khu vực nhất định.
Biện pháp khắc phụ ô nhiễm nguồn nước và giữ an toàn nguồn nước sạch
Phát triển các kĩ thuật tiên tiến bảo vệ môi trường, xử lí nguồn nước ô nhiễm.
Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước sạch.
Nâng cao tinh thần tố giác của người dân khi phát hiện chất thải, nước thải bị đổ trộm.
Xử lí nước thải, rác thải đúng cách trước khi xả ra môi trường.
Cập nhật thông tin chi tiết về Môi Trường Và Thực Trạng Bảo Vệ Môi Trường Ở Nước Ta trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!