Bạn đang xem bài viết Luận Văn Cơ Cấu Tổ Chức Và Chức Năng Của Các Phòng Ban Tại Pg Bank Hà Nội được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Việt Nam đang trên con đường thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.Trong tiến trình này hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng – đó là hệ thống huyết mạch nối các thành phần của nền kinh tế với nhau. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế,là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất,là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ,chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà Nước. Hiện nay ngành ngân hàng của nước ta đang rất phát triển,từng bước được hoàn thiện,bắt kịp với trình độ phát triển của các ngân hàng trên thế giới. Nói như vậy cũng có nghĩa là hệ thống ngân hàng của chúng ta còn rất nhiều khó khăn,khách quan là do nước ta mới bắt đầu đổi mới, ngành ngân hàng mới chỉ thực sự phát huy vai trò của mình trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ quan là do trình độ phát triển của nước ta còn thấp,cơ sở vật chất phục vụ vẫn còn nhiều hạn chế. Đối với một ngân hàng Nhà Nước được cổ phần hóa thì đổi mới cũng đã khó khăn, nhưng với một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) thì điều đó còn khó khăn hơn, nhất là khi Việt Nam đang xúc tiến thực hiện toàn cầu hóa. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài – vốn đã có kinh nghiệm cũng như cở sở vật chất hơn hẳn chúng ta. Hơn thế nữa, trong gần 20 năm qua, số lượng ngân hàng trong nước đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ 9 ngân hàng (1991), đến tháng 10/2009, thị trường có tổng cộng 43 ngân hàng nội địa (3 ngân hàng thương mại quốc doanh, 40 ngân hàng thương mại cổ phần). Các ngân hàng này đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ. Tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tính đến năm 2008 đã đạt 1,7 triệu tỉ đồng. Và các ngân hàng cũng đang tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng số vốn tối thiểu 3000 tỉ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với đà tăng này, chỉ riêng việc cạnh tranh giành thị phần huy động và thị phần cho vay giữa các ngân hàng nội địa cũng đã rất khốc liệt. Hiện nay, hơn 60% thị phần huy động lẫn cho vay đều nằm trong tay các ngân hàng quốc doanh. Do đó, cùng với sự gia tăng về số lượng ngân hàng, miếng bánh dành cho các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ càng bị thu nhỏ.Trong bối cảnh đó,các ngân hàng TMCP phải phấn đấu,nỗ lực rất nhiều để có thể đứng vững trên thị trường. PG Bank cũng là một ngân hàng như vậy.Cách đây vài năm có lẽ cái tên PG Bank còn khá xa lạ với mọi người nhưng giờ thì PG Bank có thể nói đến như một thương hiệu, tuy chưa mạnh nhưng cũng đã có một vị trí nhất định trên thị trường tài chính. Thương hiệu PG Bank đã có mặt tại các địa bàn kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Hải Dương PG Bank cung cấp đa dạng và đồng bộ các sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ngân hàng. Trong thời gian đầu thực tập tại PG Bank chi nhánh Hà Nội tôi cũng đã có cơ hội được nghiên cứu, học tập, tìm hiểu kĩ hơn về môi trường làm việc của ngân hàng. Bản báo cáo tổng hợp này được thực hiện trên cơ sở đó. Nội dung bản báo cáo tập trung phần lớn vào những đặc điểm cơ bản nhất, những thông tin chung nhất về chi nhánh PG Bank Hà Nội để cho người đọc có cái nhìn tổng quan nhất. Báo cáo được chia ra làm 5 chương như sau : ♦ Chương I : Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PGBank) chi nhánh Hà Nội. ♦ Chương II : Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban tại PG Bank Hà Nội. ♦ Chương III : Kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank Hà Nội trong những năm gần đây. ♦ Chương IV : Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với PG Bank Hà Nội. ♦ Chương V : Định hướng phát triển của PG Bank Hà Nội trong những năm tới.
Cơ Cấu Tổ Chức Của Khách Sạn 3 Sao: Các Phòng Ban Và Chức Danh
So với các khách sạn 0 – 2 sao, cơ cấu tổ chức của khách sạn 3 sao sẽ có sự khác biệt. Trong các khách sạn 0 – 2 sao (với quy mô nhỏ) thì một vài vị trí có thể kiêm nhiều công việc khác nhau. Nhưng với khách sạn 3 sao thì khác. Quy mô khách sạn này thường có tối thiểu từ 50 – 79 phòng. Vì thế, việc bố trí cơ cấu nhân sự cũng sẽ có sự khác biệt hơn rất nhiều.
Ở các khách sạn quy mô 3 sao, sẽ có nhiều phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban sẽ có nhiều nhân sự đảm nhận các công việc khác nhau. Cụ thể như:
1. Ban quản lý điều hành
Đây là ban chuyên đảm nhận vị trí điều hành tổng thể các hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nó giống như “đầu não” của một khách sạn.
Ban quản lý điều hành khách sạn 3 sao sẽ có các chức danh như:
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Thư ký tổng giám đốc
Trợ lý tổng giám đốc
2. Bộ phận lễ tân
Đây là bộ phận “mặt tiền” của khách sạn nên số lượng nhân sự ở đây cũng nhiều hơn so với các bộ phận khác trong cơ cấu tổ chức của khách sạn 3 sao.
Bộ phận này bao gồm các chức danh:
Trưởng bộ phận lễ tân
Quản phòng khách sạn
Trợ lý trưởng bộ phận lễ tân
Giám sát bộ phận lễ tân
Nhân viên lễ tân
Nhân viên đặt phòng
Nhân viên hỗ trợ khách hàng
Nhân viên hành lý
Nhân viên đứng cửa
3. Bộ phận buồng phòng
Chất lượng vệ sinh trong khách sạn sẽ do bộ phận buồng phòng đảm nhận. Bộ phận này sẽ có các chức danh như:
Trưởng bộ phận buồng phòng
Nhân viên làm phòng
Nhân viên giặt là
Nhân viên kho vải
Nhân viên điều phối
Nhân viên làm vườn/diệt côn trùng
Nhân viên vệ sinh công cộng
Nhân viên phòng thay đồ
Bộ phận này là nơi đảm nhận trách nhiệm về ẩm thực của toàn khách sạn.
Trong khách sạn 3 sao thì bộ phận ẩm thực sẽ có các chức danh như:
Trưởng bộ phận ẩm thực
Tổ trưởng
Nhân viên phục vụ
Nhân viên đứng cửa
Nhân viên tiếp thực
Nhân viên tiệc
Nhân viên pha chế thức uống…
Ngoài ra, trong cơ cấu tổ chức khách sạn 3 sao không thể thiếu các nhân sự khu bếp bao gồm:
Hoạt động kinh doanh, sổ sách của khách sạn sẽ do bộ phận này đảm nhận.
Bộ phận này sẽ có các chức danh như:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Nhân viên kế toán nội bộ
Nhân viên mua hàng
Thủ quỹ
Nhân viên thu ngân
6. Bộ phận nhân sự
Khách sạn 3 sao không thể thiếu bộ phận quản lý nhân sự. Điều đó quyết định đến tính chuyên nghiệp của dịch vụ trong khách sạn.
Bộ phận nhân sự sẽ có 3 chức danh gồm:
Trưởng phòng nhân sự
Nhân viên nhân sự
Thư ký nhân sự
Bên cạnh các bộ phận quan trọng nói trên thì trong cơ cấu tổ chức khách sạn 3 sao còn có một số bộ phận khác như: Bộ phận kỹ thuật, bộ phận an ninh, bộ phận công nghệ thông tin để giúp khách sạn có được hiệu quả hoạt động ổn định, an toàn nhất.
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Văn Phòng Sở
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Là phòng trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở tổng hợp xử lý thông tin, điều phối các hoạt động; đảm bảo các điều kiện làm việc của cơ quan để thực hiện tốt chương trình công tác của toàn ngành; thực hiện công tác tổ chức bộ máy,tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, hành chính tổng hợp, quản trị văn phòng, thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ, quản trị mạng, kế hoạch-tài chính của ngành.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Công tác tổ chức cán bộ
– Xây dựng quy hoạch, đề án, dự án dài hạn, chương trình, kế hoạch năm, quý, tháng về công tác tổ chức cán bộ thuộc phạm vi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý.
– Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tuyển dụng, điều động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện các chính sách chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
– Nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, phó các phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng, phó Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố sau khi phối hợp thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông.
– Dự thảo quy định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Hội đồng chuyên ngành về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý.
– Tham mưu đề xuất Ban Giám đốc Sở cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo và phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đối với các tài năng văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao; đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao và du lịch.
– Tổ chức, hướng dẫn lập các hồ sơ, thống kê, cập nhật thông tin, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở quản lý.
– Quản lý hồ sơ đối tượng, thông qua Hội đồng xét kỷ luật của Sở để xem xét, kết luận, quyết định thi hành kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
2. Công tác cải cách hành chính
– Tham mưu xây dựng và thực hiện các kế hoạch công tác cải cách hành chính hàng năm, giai đoạn;
– Làm đầu mối rà soát, thống kê, kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định pháp luật.
– Tham mưu chấm điểm chỉ số cải cách hành chính của Sở hàng năm;
– Chủ trì tham mưu xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001.
– Tổng hợp báo cáo về công tác cải cách hành chính của Sở theo quy định.
3. Công tác Kế hoạch – Tài chính
– Tham mưu cho Lãnh đạo Sở trong lĩnh vực tài chính:
+ Xây dựng, tổng hợp thẩm định, thuyết minh dự toán kinh phí hàng năm và phát sinh trong năm của toàn ngành.
+ Thực hiện phân bổ ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, quản lý, đô đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ ngân sách được giao hàng năm của các đơn vị trực thuộc.
+ Xét duyệt quyết toán tài chính cho các đơn vị trực thuộc Sở; Tổng hợp quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính theo quy định của Luật Ngân sách.
+ Thanh quyết toán các nguồn kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ, không tự chủ (chương trình, dự án, đề tài, nghị quyết, xây dựng cơ bản, đào tạo bồi dưỡng…) theo sự phân công của Lãnh đạo Sở.
+ Báo cáo, tổng hợp tình hình công khai tài chính, ngân sách toàn ngành.
– Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở về tài sản công: Quản lý việc mua sắm, sử dụng, thanh lý tài sản nhà nước của các đơn vị dự toán trực thuộc Sở theo quy định; Tổng hợp số liệu tài sản toàn ngành.
4. Công tác thi đua khen thưởng
– Làm Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của Sở;
– Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác thi đua giai đoạn và hàng năm;
– Tổng hợp và chuẩn bị nội dung họp xét khen thưởng; đánh giá, công nhận sáng kiến cơ sở hàng năm
– Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong ngành thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
– Tham mưu tham gia các hoạt động của Khối thi đua Văn hóa-Xã hội, Cụm Thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc.
5. Công tác hành chính tổng hợp
– Tổ chức phục vụ các buổi làm việc, cuộc họp, hội nghị của Sở; đón, tiếp các đoàn khách của Sở. Tham mưu cho lãnh đạo Sở thực hiện công tác đối nội, đối ngoại.
– Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở trong công tác điều hành các hoạt động của Ngành; tổ chức thực hiện phối hợp công tác giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở trong việc phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch do Sở chủ trì, tổ chức;
– Tham mưu các báo cáo về công tác dân vận, kỷ luật kỷ cương hành chính, Quy chế dân chủ…..
6. Công tác quản trị văn phòng
– Thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn nội bộ cơ quan;
– Công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
– Thực hiện công tác quản lý tài sản; mua sắm trang thiết bị cơ quan;
– Công tác điều hành phương tiện hoạt động phục vụ nhiệm vụ cơ quan, phục vụ Lãnh đạo Sở.
– Quản lý công chức, lao động, tài sản được giao.
7. Công tác công nghệ thông tin
Tham mưu công tác quản trị mạng; phần mềm quản lý hồ sơ công việc; chính quyền điện tử; nâng cấp trang thiết bị CNTT (máy tính, các phần mềm ứng dụng), đảm bảo việc thông suốt kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Sở đến các phòng, đơn vị thuộc Sở, Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện; tạo môi trường để mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người dân tham gia theo dõi và đóng góp cho hoạt động của ngành.
8. Công tác văn thư lưu trữ
– Tiếp nhận, xử lý, quản lý công văn đến và chuyển văn bản đã được xử lý cho Lãnh đạo Sở, các phòng chuyên môn và phát hành văn bản đi, bảo đảm việc ban hành các văn bản của Sở đúng thể thức và thủ tục quy định.
– Tổ chức quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác hành chính văn thư, lưu trữ của Sở và các cơ quan, đơn vị thuộc Sở theo quy định Nhà nước;
– Tổng hợp, thống kê, đánh giá, bảo quản và khai thác các tài liệu lưu trữ; định kỳ nộp tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện quản lý văn bản, hồ sơ tài liệu, con dấu đúng quy định, có hiệu quả.
– Tổng hợp, thống kê báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác văn thư – lưu trữ.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao.
1. Văn phòng Sở có Chánh Văn phòng, không quá 02 Phó Chánh Văn phòng, chuyên viên và nhân viên.
a. Chánh Văn phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Sở và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chánh Văn phòng thừa lệnh Giám đốc Sở ký các văn bản theo ủy quyền của Giám đốc Sở. Chánh Văn phòng xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Văn phòng Sở.
b. Phó Chánh Văn phòng là người tham mưu, giúp Chánh Văn phòng phụ trách một số mặt công tác do Chánh Văn phòng phân công; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
c. Chuyên viên, nhân viên là những người tham mưu, đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ do Chánh Văn phòng phân công. Chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, phó chánh Văn phòng theo lĩnh vực phụ trách và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
d. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ.
2. Biên chế
Biên chế Văn phòng Sở do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định trong tổng biên chế hành chính được giao hàng năm.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Quy định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Sở. Chánh Văn phòng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho công chức, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Văn phòng theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện nếu có điểm chưa phù hợp sẽ xem xét điều chỉnh./.
Cơ Cấu Tổ Chức Và Chức Năng Tại Thanh Lâm Resort
Giám đốc Thanh Lâm Resort
Đây là người trực tiếp nắm quyền điều hành, đưa ra một cái nhìn tổng quan cũng như các quyết định của Thanh Lâm Resort ( đưa ra các quyết định trong việc cải tạo nâng cấp hay xây dựng cơ sở vật chất). Là người chịu trách nhiệm trước mọi lĩnh vực tại Thanh Lâm Resort
– Quản Lý Resort.
Là Người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, chỉ đạo các bộ phần dưới quyền nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ mà giám đốc đề ra. Đưa ra các chiến lược kinh doanh, đưa ra các chườn trình nhằm thúc đầy lượng khách tại Resort.
– Kế toán
Thống kê lại doanh thu và báo cáo cho quản lý, giám đốc những thành tực đạt được và đưa ra những so sánh cụ thể giữa các tuần, tháng, quý và năm. là người chịu trách nhiệm các hoạt động tài chính tại công ty ( lương, mua cơ sở vật chất…) dưới sự chỉ đạo của giám đốc.
– Bộ Phận Bếp
Bộ Phận bếp tại Thanh Lâm Resort có nhiệm vụ thực hiện các oder các thực đơn mà khách yêu cầu. cân đối mua bán thực phẩm, phụ gia. Lo cơm cho nhân viên tại Resort. Đây cũng là một bộ phận được đánh giá là khá quan trọng tại khách sạn vì nhiều khi khách đông sẽ phải đảm bảo đúng tiến độ về giờ giấc ăn uống cho khách hàng.
– Bộ Phận Lễ tân
Là Bộ mặt của khách sạn, là người trực tiếp đốn khách bộ phận lễ tân luôn phải niềm nở với khách hàng, luôn được hỏi nhiều nhất và phải hướng dẫn trả lời các khúc mắc của khách hàng. Viêc chọn lựa nhân việ cho bộ phận này khá cầu kì vì phải đòi hỏi những người nhanh nhẹn, khéo léo. Giải quyết tình huống tốt và luôn giữ được bình tĩnh.
– Bộ Phần buồng phòng khách sạn
Có chức năng phải đảm bảo dọn dẹp khi khách trả phòng và sau đó nhanh chóng chuẩn bị lại để khách sau đến họ có thể nghỉ ngơi ngay. Phải kiểm tra kĩ lương trong buồng phòng để báo lại cho ban lãnh đạo nếu có sự cố. Phải đảm bảo các khu chuyê biệt nhà khách sạn luôn được đảm bảo vệ sinh
– Bộ Phận bảo vệ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Luận Văn Cơ Cấu Tổ Chức Và Chức Năng Của Các Phòng Ban Tại Pg Bank Hà Nội trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!