Xu Hướng 4/2023 # Làm Sao Để Doanh Nghiệp Phát Triển Thị Trường Một Cách Hiệu Quả # Top 5 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Làm Sao Để Doanh Nghiệp Phát Triển Thị Trường Một Cách Hiệu Quả # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Doanh Nghiệp Phát Triển Thị Trường Một Cách Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phát triển thị trường là gì?

Phát triển thị trường là một bước chiến lược được thực hiện bởi một công ty để phát triển thị trường hiện tại thay vì tìm kiếm một thị trường mới.  Công ty tìm kiếm những người mua mới để đưa sản phẩm tới một bộ phận người tiêu dùng khác nhằm nỗ lực tăng doanh số.

Phát triển thị trường là một quá trình gồm 2 bước để khai thác thị trường chưa được khai thác.

Phát triển thị trường là gì

Một khía cạnh khác là giá cả của sản phẩm. Nếu có các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bạn có thể phải định giá sản phẩm phù hợp hoặc đưa ra một sản phẩm thuộc cùng phân khúc nhưng khác về tính năng, chất lượng, v.v. để ra giá cao hơn. Để chống lại sự cạnh tranh, đội ngũ tiếp thị có thể nhìn vào giá thâm nhập nơi bạn có thể định giá mạnh mẽ sản phẩm bên dưới sản phẩm của đối thủ để giành thị phần. Thách thức lớn mà các công ty phải đối mặt, muốn phát triển thị trường, đó là một vấn đề tốn kém. Nó đòi hỏi vốn đầu tư lớn để giữ cho dự án tiếp tục. Nếu khoản đầu tư vào phân khúc mới không mang lại kết quả như mong muốn, thì toàn bộ bài tập hóa ra là vô giá trị.

Hình thức phát triển thị trường

Quản lý kinh doanh bán hàng hiệu quả với phần mềm Nhanh.vn 

Đăng ký dùng thử trải nghiệm miễn phí

Giá cả thực hiện cấu trúc giá và chiến lược để nhắm mục tiêu một nhóm khách hàng. 

Ví dụ, một hãng hàng không cung cấp gói vé giảm giá từ tháng 5 đến tháng 6 cho các nhóm lớn hơn 18 người cho các tuyến nội địa nhất định.  Chiến lược giá này nhằm thu hút số lượng lớn các trường học đi học vào tháng 5 và tháng 6. 

Phân phối Phát triển các kênh phân phối mới để tiếp cận khách hàng mục tiêu nơi họ mua sắm bao gồm các địa điểm vật lý và kỹ thuật số.  Ví dụ, một thương hiệu kính râm muốn bán cho người trượt tuyết phát triển thỏa thuận phân phối với các cửa hàng ván trượt tuyết. 

Xây dựng thương hiệu Phát triển một thương hiệu mới cho các sản phẩm để tiếp cận thị trường mục tiêu.  Ví dụ, một nhà sản xuất vớ ấm tạo ra một thương hiệu để thu hút người trượt tuyết.  

Xây dựng thương hiệu của bạn hiệu quả

Bán hàng Phát triển một hệ thống khách hàng tiềm năng, cơ hội và báo giá để đóng doanh số với thị trường mục tiêu.  Ví dụ, một công ty phần mềm có truyền thống bán cho các công ty lớn bắt đầu nhắm mục tiêu vào các công ty cỡ trung bình. 

Phát triển sản phẩm Phát triển một sản phẩm mới cho thị trường mục tiêu.  Đây có thể là một sự thay đổi của một sản phẩm hiện có như vớ ấm được thiết kế với màu sắc và hoa văn mới để thu hút người trượt tuyết. 

Ngoài ra, nó có thể là một sáng kiến ​​chính giúp tái tạo mô hình kinh doanh hoặc dòng sản phẩm của bạn.  

Phần kết

Một Số Biện Pháp Để Phát Triển Thị Trường

Mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong kinh doanh suy cho cùng đều xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận. Để có lợi nhuận, sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của khách hàng, được khách hàng chấp nhận. Câu hỏi đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải làm gì để có thể mở rộng và phát triển thị trường, thu hút khách hàng.

Một số biện pháp mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể sử dụng để mở rộng và phát triển thị trường là:

Chính sách sản phẩm.

Chính sách sản phẩm được coi là một trong bốn sản phẩm cơ bản của Marketing – Mix. Theo cách hiểu chung nhất, đây là phương thức kinh doanh có hiệu quả đảm bảo nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nó là nền tảng của chiến lược nghiên cứu thị trường chiến sản phẩm, là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường.

Dưới sự tác động của tiến bộ khoa học, nhiều loại sản phẩm mới đã ra đời và đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng. Nếu như trước đây sự cạnh tranh trên thị trường chủ yếu hướng vào giá cả, thì ngày nay đã hướng vào chất lượng sản phẩm nhiều hơn.

Do vậy điều có ý nghĩa quyết định đẫn đến thành công của doanh nghiệp chính là sản phẩm.

Chỉ khi hình thành được chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu thiết kế, sản xuất hàng loạt. Nếu chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp yếu kém doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ sản phẩm thì những hoạt động nói trên rất mạo hiểm, có thể dẫn doanh nghiệp đến những thất bại.

Nếu chiến lược sản phẩm thực hiện tốt, các chiến lược phân phối và cổ động mới có điều kiện phát triển một cách có hiệu quả.

Chiến lược sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của chiến lược nghiên cưú thị trường.

Mục tiêu lợi nhuận số lượng hay chất lượng của sản phẩm, sự mở rộng hay thu hẹp chủng loại của nó, chi phí sản xuất và giá cả của mỗi loại sản phẩm đều là những yếu tố có mối liên hệ hữu cơ với nhau và sẽ quyết định mức lợi nhuận mà xí nghiệp có thể thu được.

Mục tiêu mở rộng sức tiêu thụ của sản phẩm xí nghiệp có tăng được doanh số, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hay không tuỳ thuộc vào khả năng thâm nhập thị trường mở rộng chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có lôi kéo được khách hàng hay không tuỳ thuộc vào chất lượng, nhãn hiệu uy tín của sản phẩm của chính họ.

Mục tiêu an toàn: chiến lược sản phẩm thực hiện đúng đắn sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp một sự tiêu thụ chắc chắn, tránh được những rủi ro tổn thất trong kinh doanh, đảm bảo được mục tiêu an toàn của sản phẩm.

Chính sách giá cả.

Giá cả được sử dụng như một công cụ sắc bén để củng cố chế độ tài chính, kinh tế nhằm thu được lợi nhuận cao. Do vậy khi sản xuất bất kỳ loại sản phẩm nào yêu cầu đầu tiên đối với nhà sản xuất là xây dựng cho được chính sách giá cả sao cho phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Mục tiêu của chính sách giá cả gồm:

Tăng khối lượng bán sản phẩm.

Bảo đảm sự ổn định cho xí nghiệp, tránh được những phản ứng bất lợi từ phía đối thủ cạnh tranh.

Chính sách giá cả được định hướng chủ yếu vào hai hướng:

Định hướng vào xí nghiệp. Chính sách này chủ yếu dựa vào những nhân tố bên trong xí nghiệp.

Định hướng vào thị trường. Chính sách này dựa vào quan hệ cung cầu, tiềm năng của thị trường để quyết định một mức giá thích hợp trong khoảng thời gian nào đó. Đồng thời nó dựa vào sự cạnh tranh trên thị trường để tìm hiểu các phản ứng của đối thủ cạnh tranh qua đó định giá bán sản phẩm theo từng thời kỳ thích hợp nhằm bảo đảm sự tồn tại của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Chính sách phân phối.

Là phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình trên thị trường mục tiêu. Chính sách phân phối có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc xây dựng một chính sách phân phối hợp lý sẽ tạo sự an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá được nhanh chóng. Chiến lược phân phối góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong chính sách phân phối để mở rộng và phát triển thị trường có thể sử dụng các kênh phân phôí trực tiếp hoặc gián tiếp.

Kênh phân phối trực tiếp.

Theo hình thức này, doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với khách hàng không thông qua khâu tiêu thụ trung gian. Thông qua hình thức này doanh nghiệp có điều kiện để thu nhập, nắm bắt thông tin từ khách hàng về giá cả, chủng loại, quy cách, mẫu mã bao bì.

Phân phối trực tiếp cho phép các doanh nghiệp khai thác các hợp đồng và các đơn hàng cá biệt. Tuy nhiên, sử dụng kênh phân phối trực tiếp công ty phải quan hệ với nhiều ban hàng nên tốc độ tiêu thụ chậm, tốc độ chu chuyển vốn chậm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Là hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm tới khách hàng, thông qua các kênh trung gian. Khâu trung gian có thể là người bán buôn, bán lẻ, các đại lý.

Để phát triển thị trường theo hình thức này doanh nghiệp có thể liên kết với các đối tượng sau để làm người tiêu thụ trung gian.

+ Liên kết với nhà sản xuất sản phẩm phụ.

+ Liên kết hợp đồng với các nhà phân phối độc lập.

+ Mở đại lý ở một số địa phương.

Sử dụng hình thức này sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ nhanh trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm được chi phí bảo quản và hao hụt, thu hồi vốn nhanh nhưng thời gian lưu thông dài, chi phí tiêu thụ tăng, công ty khó kiểm soát được các khâu trung gian.

Chính sách chiêu thị bán hàng.

Điều quan tâm chủ yếu của nhà sản xuất là làm sao để khách hàng chú ý thật nhiều đến sản phẩm của mình và sản phẩm làm ra được tiêu thụ nhanh chóng. Người tiêu dùng thì lại mong muốn nhu cầu của mình được thoả mãn đầy đủ, song không phải hai tư tưởng này lúc nào cũng gặp nhau nhất là trong thời đại ngày nay. Nhu cầu và ý muốn mua hàng của người tiêu dùng diễn biến khá phức tạp đồng thời sản xuất hàng hoá trên thị trường cũng không ngừng đổi mới nhanh chóng và rất phong phú.

Xuất phát từ việc giải quyết hai vấn đề trên đòi hỏi phải có sự trao đổi thông tin nhằm giới thiệu, cung cấp và truyền tin về một sản phẩm hàng hóa, đặc điểm và lợi ích của nó đối với người tiêu dùng nhằm kích thích lòng ham muốn của khách hàng. Với chính sách này, các công ty có thể áp dụng một số hình thức:

Tăng cường công tác xâm nhập thị trường thông qua tiếp thị chào hàng.

Tổ chức các hình thức tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng như qua hội chợ, triển lãm, hội nghị khách hàng.

Sử dụng cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

Sử dụng các dịch vụ sau bán hàng.

Nói tóm lại có rất nhiều biện pháp khác nhau để phát triển thị trường mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Tuy nhiên, do khả năng điều kiện của mỗi doanh nghiệp có hạn vì vậy doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức nào là phù hợp nhất.

Làm Thế Nào Để Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp Hiệu Quả?

Quản trị tài chính là một móc xích quan trọng trong hệ thống quản trị doanh nghiệp. Quản trị tài chính là 1 hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục những khiếm khuyết trong lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kỹ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động tróng môi trường nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bởi vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia.

Quản trị tài chính hiệu quả sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho doanh nghiệp

Quản trị tài chính luôn giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:

– Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.

– Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.

– Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.

9 điều chủ doanh nghiệp nên làm để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kế toán

Tham khảo ý kiến và trao đổi thường xuyên với một kế toán thành thạo trong loại hình doanh nghiệp của mình trước khi bắt đầu (doanh nghiệp thuộc loại hình thương mại & dịch vụ, sản xuất & gia công hay thi công & lắp đặt)

Quyết định đầu tư phần mềm kế toán tốt nhất cho doanh nghiệp

Thiết lập chính sách kiểm tra và kiểm soát nội bộ bao gồm các biện pháp bảo vệ chống lại việc thiếu trung thực, gian lận.

Đối chiếu số dư tiền vay, tiền gửi, tiền lãi mỗi tháng một lần với báo cáo của ngân hàng.

Duy trì và cập nhật báo cáo dòng tiền hàng tháng

Lập kế hoạch thuê ngoài dịch vụ chi trả lương và thông báo việc việc này cho một đơn vị cung cấp dịch vụ trả lương

Chuẩn bị báo cáo tài chính hàng tháng

Giữ tài khoản kinh doanh riêng biệt với tài khoản cá nhân

9 điều chủ doanh nghiệp không nên làm trong quản lý tài chính doanh nghiệp

Ủy thác việc ký giấy tờ, hóa đơn cho người khác

Sử dụng khoản tiền khấu trừ từ lương nhân viên và thuế thu nhập cho các mục đích khác

Trộn lẫn tài sản cá nhân vào tài sản doanh nghiệp

Giao phó việc dự báo dòng tiền cho người khác

Lạc quan về dự báo bán hàng hoặc bảo thủ về dự toán chi phí

Dựa vào các thỏa thuận miệng về các vấn đề quan trọng trong đó có việc mua bán

Thanh toán hóa đơn mà không phù hợp với trình tự mua hàng của bạn.

Dựa vào mối quan hệ để cho vay tiền.

Trì hoãn lập kế hoạch vay vốn mãi cho đến khi có nhu cầu về tài chính

Phần mềm quản lý tài chính hiệu quả

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều sử dụng phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên phần mềm này hầu như tách rời với các phần mềm của các bộ phận khác và không thống nhất thành một hệ thống. Hơn nữa, những người không nắm bắt và không thông thạo về các nghiệp vụ kế toán hầu như đều không sử dụng được. Do đó, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp nói riêng và quản trị hiệu quả kinh doanh nói chung.

Để khắc phục tình trạng này, biến hệ thống quản trị doanh nghiệp thành một tổng thể thống nhất, dễ sử dụng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tin tưởng sử dụng giải pháp quản trị tài chính doanh nghiệp của ERPViet. Giải pháp này không những đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản trị tài chính mà còn là một bộ phận cấu thành nằm trong tổng thể phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, các thông tin được liên kết với nhau chặt chẽ.

Điểm nhấn của giải pháp này chính là lấy quá trình quản trị làm trung tâm thay vì kế toán. Vì vậy, với giải pháp quản trị tài chính của ERPViet, ngay cả những người không thông thạo nghiệp vụ kế toán cũng hoàn toàn có thể thao tác được dễ dàng. Giải pháp này sử dụng một hệ thống kế toán chạy ngầm ở phía bên dưới, cung cấp cho người dùng đầy đủ các thông số cần thiết cho bất kỳ nghiệp vụ kế toán nào.

Hình ảnh về tính năng quản trị tài chính – kế toán của ERPViet (phát triển dựa trên Odoo)

Làm Sao Để Khích Lệ Tinh Thần Làm Việc Nhóm Hiệu Quả

Nắm giữ vai trò là một nhà quản lý, để dẫn dắt đội nhóm hiệu quả thì kỹ năng lãnh đạo đội nhóm là một trong những yêu cầu bắt buộc bạn cần thành thạo. Bất cứ quyết định nào của bạn trong quá trình làm việc nhóm cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến một hay nhiều cá nhân. Chính vì thế mà bạn phải luôn quan tâm đến từng thành viên, đồng thời tìm ra những giải pháp xây dựng môi trường tập thể tích cực, chủ động.

1. Mọi người vì công việc

Trước khi triển khai công việc nhóm, bạn phải là người xây dựng lên các kế hoạch dài hạn mà nhóm bạn sẽ phụ trách. Nhiệm vụ của người quản lý đó là nhắc nhở thường xuyên và cổ vũ tinh thần nhân viên cùng hướng tới hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình bắt tay vào triển khai công việc, nhiều nhân viên có xu hướng bị chi phối quá nhiều vào các công việc trước mắt mà quên đi các mục tiêu dài hạn. Chính vì thế, các thành viên khác cần điều hướng cho đồng đội mình tập trung đúng hướng để không mắc phải những rắc rối về sau.

2. Xác định vai trò của từng cá nhân

3. Lập ra mục tiêu chi tiết

Cơ sở để tạo nên mội đội nhóm thành công đó là từng thành viên trong nhóm phải biết phần đấu vì bản thân, có mục tiêu cá nhân và hướng tới các mục tiêu chung của công việc. Nhà quản lý là người khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy nhân viên cần hoàn thành các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn một cách nhanh nhất với kết quả tốt nhất. Làm việc có mục tiêu chi tiết, các thành viên trong nhóm sẽ có thói quen làm việc quy củ, tuân theo nội quy chung và có tinh thần tự giác cao.

4. Thường xuyên chia sẻ thông tin

Tạo ra một môi trường làm việc nhóm cởi mở, thoải mái chia sẻ thông tin lẫn nhau sẽ hạn chế tối đa những hiềm khích không đáng có làm ảnh hưởng đến tinh thần đồng đội. Tất cả các nhân viên trong đội nhóm phải hiểu được nhau, luôn luôn phải trau dồi học giao tiếp để hướng đến những kết nối tích cực, luôn rõ ràng mọi thông tin thì công việc mới có thể được triển khai thông suốt, không có những khúc mắc hiểu lầm gây ra sai sót trong tiến hành công việc.

5. Tạo dựng niềm tin

Không chỉ là nhà quản lý mà tất cả các thành viên trong đội nhóm cần có trong mình hai đức tính cần thiết, đó là: sự tin cậy và biết giữ lời hứa. Đối với nhà quản lý, hai tính cách này thể hiện ở việc bạn đưa ra các hình thức khen thưởng, kỷ luật thích đáng, kịp thời đối với các nhân viên trong quá trình làm việc. Còn đối với các thành viên nhóm, việc hoàn thành tốt và có trách nhiệm với những công việc được giao phó theo đúng thời hạn là cơ sở để đánh giá về niềm tin trong công việc.

6. Luôn lắng nghe

Trong làm việc đội nhóm, các cá nhân phải thể hiện được sự nghiêm túc của mình, luôn sẵn sàng tiếp thu và lắng nghe ý kiến từ các thành viên khác và không bao giờ vắng mặt trong các cuộc họp nhóm bởi đây chính là khoảng thời gian quan trọng để tất cả biết rõ quan điểm của nhau, hiểu rõ cách thức làm việc và cũng tìm ra những giải pháp để hướng về các mục tiêu chung nhất.

7. Kiên nhẫn

Trong trường hợp đội nhóm của bạn chưa đạt được kết quả công việc theo kế hoạch đề ra, toàn đội nhóm nên có thời gian đánh giá lại quá trình triển khai cụ thể để tìm ra nguyên nhân, các giải pháp để rút kinh nghiệm và giải quyết các bất đồng đang tồn tại trong nhóm. Làm việc nhóm đặc biệt không nên vội vãi, hãy kiên nhẫn bởi đây là công việc của cả một tập thể, mỗi cá nhân có điểm mạnh, yếu và việc cần làm lúc này đó là hỗ trợ nhau tiến lên phía trước.

8. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ

Sức mạnh tập thể sẽ tạo ra những kết quả thành công bất ngờ, chính vì thế thay vì chỉ tập trung vào công việc, đội nhóm có thể gắn kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi dành thời gian cùng nhau thư giãn và chia sẻ niềm vui trong cuộc sống. Nhà quản lý phải là người tiên phong tạo ra cơ hội để nhân viên vui chơi để mọi người thân thiết với nhau hơn hay những buổi đi ăn trưa sau giờ làm việc căng thẳng,… Tinh thần làm việc cá nhân từ đó cũng được nâng cao, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái và hăng say hơn trong công việc

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Doanh Nghiệp Phát Triển Thị Trường Một Cách Hiệu Quả trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!