Bạn đang xem bài viết Làm Gì Để Vượt Qua được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, nhưng việc bỏ hút thuốc lá không đơn giản và dễ dàng, vì trong thành phần của khói thuốc có chứa Nicotin là chất gây nghiện, nó tác động lên não theo cách tương tự như Heroin và tạo ra cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng khả năng chú ý, năng động, sáng tạo, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ … Để từ bỏ thuốc lá thành công, yếu tố đầu tiên cần phải có và mang tính quyết định đó là sự quyết tâm và niềm tin mới bỏ được thuốc lá.
Quyết tâm bỏ thuốc lá (Ảnh nguồn Internet)
Tạo cho bản thân luôn bận rộn: Giữ cho miệng của bạn bận rộn: Nhai một thanh kẹo cao su, cắn hạt bí, hạt hướng dương … thay vì hút thuốc. Luôn có kẹo cao su bên mình và uống nhiều nước hơn.
Làm việc gì khác: Khi một cơn thèm thuốc ập đến, không ngồi hoặc nằm quá lâu mà nên đi làm việc khác như đánh răng, đi bộ hoặc nói chuyện với người thân hay nhẩm bài thơ, bài hát mình yêu thích… Chỉ cần thay đổi thói quen của bạn có thể giúp bạn rũ bỏ cảm giác thèm hút thuốc.
Tập thể dục: Đi dạo hoặc đi lên xuống cầu thang một vài lần. Hoạt động thể chất, ngay cả trong những đợt ngắn, có thể giúp bạn tăng cường năng lượng của bạn đánh bại cơn thèm thuốc.
Hít thở chậm, sâu: Khi có cơn thèm thuốc bạn hãy hít qua mũi và thở ra bằng miệng. Lặp lại điều này 10 lần hoặc cho đến khi bạn cảm thấy thư giãn hơn.
Hãy tìm người hỗ trợ: Hãy tìm trợ giúp từ những người mà bạn tin tưởng. Hãy thông báo việc bạn muốn từ bỏ thuốc lá cho những người bạn thân của bạn và nhờ sự trợ giúp của họ khi bạn trong giai đoạn khó khăn. Sự lựa chọn tốt nhất là một người bạn đã từng hút thuốc và bỏ thuốc thành công.
Nghĩ làm những việc tốt: Hãy thử đánh lạc hướng bản thân trong vài phút bằng cách giúp đỡ bạn bè, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp. Điều này làm mất sự tập trung của bản thân vào cảm giác thèm thuốc cho đến khi nó đi qua và thay vào đó bạn sẽ dành sự quan tâm cho những người xung quanh. Ngoài ra, làm việc tốt có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của bạn như giảm căng thẳng là một phần quan trọng của việc bỏ hút thuốc.
Đi đến nơi không được hút thuốc lá: Ghé thăm một nơi công cộng. Hầu hết các nơi công cộng không cho phép hút thuốc. Đi đến rạp chiếu phim, siêu thị, khu vui chơi cho trẻ em hoặc một nơi khác. Vì tất cả ở những nơi đó đều có biển “cấm hút thuốc lá” nên bạn sẽ không được phép hút thuốc lá.
Hãy thử liệu pháp thay thế Nicotine: Hãy suy nghĩ về việc thử một liệu pháp thay thế Nicotine tác dụng ngắn, chẳng hạn như viên kẹo ngậm hoặc nhai kẹo cao su; liệu pháp thay thế Nicotine tác dụng dài, chẳng hạn như miếng dán cai thuốc lá, để vượt qua cơn thèm thuốc… Ngay cả khi bạn sử dụng liệu pháp thay thế Nicotine, bạn vẫn có thể có cảm giác thèm thuốc, nên phải thực sự có quyết tâm cao để vượt qua.
Kiên trì và không bỏ cuộc: Làm bất cứ điều gì để đánh bại cơn thèm thuốc lá. Tiếp tục thử và phối hợp những cách khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy cách nào phù hợp nhất với bạn. Hãy phân tích những lý do khiến bạn còn gặp trở ngại và tìm cách giải quyết. Tự nhắc nhở bản thân phải có ý chí, quyết tâm, đừng hút thuốc để giải quyết cơn thèm, thậm chí không hút dù chỉ là một hơi.
Vì sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh hãy bỏ thuốc lá.
Phạm Tiến Dũng – Trung tâm KSBT
Giải Pháp Nào Giúp Ngành Dệt May Vượt Qua Khó Khăn?
Giải pháp nào giúp ngành dệt may vượt qua khó khăn?
Mặc dù dịch Covid -19 đã cơ bản được kiểm soát ở trong nước nhưng ngành dệt may vẫn đang tiếp tục hứng chịu khó khăn do ảnh hưởng từ thị trường thế giới.
Ngành dệt may cần nhiều chính sách hỗ trợ để vượt qua khó khăn. Ảnh C.A
Nhiều khó khăn
Tính chung 9 tháng năm 2020, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 481,2 triệu m2, tăng 2,9%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 730,9 triệu m2, giảm 8,5%; quần áo mặc thường ước đạt 3.266,9 triệu cái, giảm 6,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 9 tháng ước đạt 22,06 tỷ USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ.
Dưới tác động của dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày. Tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn. Tổng cầu dệt may thế giới năm 2020 sụt giảm mạnh. Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu dệt may thế giới là 775 tỷ USD, do Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, ước tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 600 – 640 tỷ USD, giảm 15-20% so với 2019, thậm chí có thể giảm tới 25%.
Theo thông lệ hàng năm, thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đều có đơn hàng đến cuối năm và thậm chí nửa đầu năm sau. Tuy nhiên, nhu cầu chững lại do dịch Covid-19 khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện chỉ nhận đơn hàng theo thông tin từng tháng, thậm chí từng tuần. Thực tế, các mặt hàng truyền thống, thế mạnh của nhiều doanh nghiệp may Việt Nam là veston, sơ mi cao cấp hầu như chưa có đơn hàng cho quý cuối năm.
Nói về tình hình của ngành dệt may, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TPHCM cho biết, tính đến thời điểm này phần lớn các doanh nghiệp dệt may chỉ có khoảng 50% đơn hàng, có một số ít có khoảng 80% nhưng chưa có thông tin rõ ràng. So với cùng thời điểm năm ngoái lượng đơn hàng đã giảm tới 50%. Trong đó hai thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may là Mỹ và EU đã giảm tới 80% đơn hàng. Hiện giá gia công đang giảm trung bình khoảng 10%. có một số đơn hàng cạnh tranh Banglades và Ấn Độ, giảm 15-20%, nên xem như doanh nghiệp bị lỗ ngay từ khi nhận đơn hàng. Trong khi đó, mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ được coi là chủ lực của nhiều doanh nghiệp may hiện nay giá đã giảm mạnh do dư thừa nguồn cung trên toàn thế giới.
“Để giảm bớt chi phí và giữ chân người lao động, bắt buộc doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ luân phiên và sản xuất cầm chừng vì nếu người lao động bỏ đi làm việc khác đến khi thị trường khôi phục muốn họ quay về không phải đơn giản, đặc biệt những ngành cần lao động có tay nghề như ngành dệt may. Tuy nhiên trong tình hình này, trong quý 4 các doanh nghiệp vẫn phải buộc cho nghỉ việc từ 20-50% lao động”, ông Việt cho biết
Nhận định về cơ hội và hướng phát triển cho ngành dệt may, ông Việt cho biết, Hiệp định thương mại Việt Nam -EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 được kỳ vọng sẽ giúp ngành dệt may thoát khỏi khó khăn, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, đểt thực hiện Hiệp định này cũng có rấtnhiều khó khăn phải khắc phục, phải có kế hoạch cụ thể và quá trình mới tiếp cận và phát triển được. Cần nắm rõ các quy định mà EVFTA yêu cầu như quy. tắc xuất xứ, tiêu chuẩn sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng từng thị trường vì EU là thị trường rất khó tính, điều kiện sản xuất chặt chẽ đòi hỏi cao về công nghệ sản xuất, tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã sản phẩm và đặc biệt là trách nhiệm xã hội.
Bên cạnh cơ hội từ EVFTA, Nghị quyét 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ ban hành ngày 6/8/2020 sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tháo gỡ nút thắt về nguyênliệu dệt may, tạo nên cụm liên kết ngành, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết. Ngoài ra để phát triển bền vững và vươn lên thứ hạng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp dệt may đã dần chuyển hướng phát triển ODM (tự thiết kế, bán hàng) hay OBM (sở hữu nhãn hàng riêng thay vì thuần gia công (CMPT) như hiện nay.
Giải pháp nào?
Ngoài ra, đại diện Hội Dệt may- Thêu đan cũng đề nghị không tăng lương tối thiểu trong năm 2020. Mặc dù đây là quyền lợi chính đáng của người lao động, nhưng trong tình hình khó khăn như hiện nay người lao động cần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại thì mới đảm bảo việc làm cho người lao động. Đồng thời, đề nghị miễn đóng quỹ công đoàn năm 2020-2021 thay vì chỉ lùi thời điểm đóng phí công đoàn. Cùng với đó, dừng và giảm thu của quỹ bảo hiểm từ 1% xuống 0,5% trong ít nhất 12 tháng. Dùng quỹ kết dư bảo hiểm xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động khi người lao động phải nghỉ việc vì thiếu việc làm; Bổ sung quỹ hỗ trợ doanh nghiệp giữ chân người lao động có tay nghề ảnh hưởng dịch Covid-19 nhất là đối với những ngành nghề cần đào tạo người lao động có kỹ năng như ngành dệt may; Kéo dài thời gian áp dụng giảm giá bán điện thay vì chỉ áp dụng 3 tháng vì tiền điẹn chiếm tỷ trọng cao trong chi phí của ngành dệt may
“Đặc biệt, các bộ, ngành cần sớm có các chương trình hành động cụ thể các chính sách để thực hiện nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ. Chính phủ cần đánh giá và định vị lại vị trí của ngành dệt may tại thị trường Việt Nam cũng như trong chuỗi giá trị toàn cầu để có các quyết sách đúng đắn, hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp dệt may phát triển và vươn ra thị trường thế giới…”, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh.
Châu Anh
Cmos Là Gì Và Dùng Để Làm Gì?
CMOS (viết tắt của Complementary Metal-Oxide-Semiconductor – tạm dịch là Bán dẫn kim loại ô-xít bù) là thuật ngữ để chỉ một lượng nhỏ bộ nhớ trên bảng mạch máy tính, lưu trữ trong BIOS. Một số thiết lập cài đặt BIOS này có thời gian, ngày tháng trên hệ thống cũng như các thiết lập phần cứng.
Chủ yếu ta nghe nói đến CMOS qua hoạt động Clear CMOS (hay reset BIOS), tức là đưa các thiết lập BIOS về trạng thái mặc định. Việc này rất đơn giản và thường được dùng để giải quyết nhiều lỗi máy tính.
Lưu ý: Cảm biến CMOS lại khác, nó được các camera kỹ thuật số sử dụng để chuyển đổi hình ảnh sang dạng dữ liệu kỹ thuật số.
Các tên khác của CMOS
CMOS còn được gọi là Real-Time Clock (RTC), CMOS RAM, Non-Volatile RAM (NVRAM – RAM điện tĩnh), bộ nhớ Non-Volatile BIOS hoặc Complamentary-Symmetry Metal-Oxide-Semiconductor (COS-MOS – tạm dịch là Bán dẫn kim loại ô-xít bù đối xứng).
BIOS và CMOS hoạt động với nhau như thế nào?
BIOS là con chip máy tính nằm trên bảng mạch giống như CMOS, ngoại trừ việc mục đích của nó là để vi xử lý và các phần cứng máy tính như ổ cứng, cổng USB, card âm thanh, card đồ họa… giao tiếp với nhau. Máy tính không có BIOS sẽ không hiểu được làm sao những linh kiện này phối hợp với nhau.
CMOS là con chip máy tính nằm trên bảng mạch hay cụ thể hơn là chip RAM, nghĩa là thường nó sẽ mất đi các thiết lập đã lưu trữ khi tắt máy tính. Tuy vậy, pin CMOS được dùng để cung cấp nguồn điện ổn định cho con chip.
Khi máy tính khởi động lần đầu, BIOS lấy thông tin từ CMOS để hiểu được các thiết lập phần cứng, thời gian…
Pin CMOS là gì?
CMOS thường chạy bằng pin CR2032, hay còn gọi là pin CMOS. Hầu hết đều có tuổi thọ bằng bo mạch, lên tới 10 năm nhưng đôi khi cũng phải thay thế. Thời gian, ngày tháng hệ thống không chính xác hay mất các thiết lập BIOS là dấu hiệu cho thấy pin CMOS đã/đang “chết”. Thay thế chúng cũng rất đơn giản, chỉ cần tháo ra, lắp cái mới vào là được.
Pin CMOS đã rất quen thuộc với cả người dùng không rành công nghệ
Thông tin thêm về CMOS và pin CMOS
Hầu hết bo mạch đều có chỗ riêng cho pin CMOS, nhưng một số máy tính nhỏ như laptop, máy tính bảng có một phần bổ sung để đặt pin CMOS, kết nối tới bo mạch bằng dây dẫn nhỏ.
Một vài thiết bị dùng CMOS như vi xử lý, vi điều khiển hay RAM tĩnh (SRAM).
Cũng cần lưu ý là CMOS và BIOS không phải 2 thuật ngữ có thể thay thế cho nhau. Dù cùng hoạt động để thực hiện một vài chức năng trên máy tính, chúng là những thành phần hoàn toàn riêng biệt.
CMOS hay được dùng trên các thiết bị chạy bằng pin vì chúng tốn ít điện hơn các loại chip khác. Dù dùng cả mạch phân cực âm và dương (NMOS và PMOS) nhưng vào một thời điểm, chỉ một trong hai loại được sử dụng.
Lò Vi Sóng Dùng Để Làm Gì
Lò vi sóng dùng để làm gì
Lò vi sóng (hay còn được gọi là lò viba) càng ngày càng khẳng định vị thế của mình trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải nhà nội trợ nào cũng có thể nắm bắt hết tác dụng của lò vi sóng. Lò vi sóng dùng để làm gì là băn khoăn cần phải được giải đáp.
Lò vi sóng truyền nhiệt trực tiếp vào thức ăn mà không làm nóng vật đựng cho hiệu quả đun nấu cao, tiết kiệm điện và thời gian nấu. Một số lò còn có chế độ nấu tự động theo các thực đơn được cài sẵn trước do vậy, rất dễ dàng nấu các món ăn hằng ngày với lò vi sóng chỉ trong vòng vài phút. Cùng xem qua chỉ dẫn của Siêu thị Bếp Thái Sơn về công dụng của lò vi sóng với những bữa ăn thường ngày trong gia đình.
Lò vi sóng dùng để làm gì
1. Hâm nóng, rã đông
Đây là tác dụng phổ biến nhất của lò vi sóng, được các chị em nội trợ tận dụng triệt để. Chỉ cần chưa đến 1 phút đặt trong lò, cả gia đình đã có ngay món ăn nóng sốt mà không bị ám mùi hay cháy làm mất chất dinh dưỡng như khi nấu bằng bếp gas. Nhiều loại lò có chế độ rã đông theo trọng lượng như lò vi sóng cho phép rã đông các tảng thịt, thực phẩm khối lượng lớn.
Hâm nóng, rã đông thức ăn không làm mất đi dinh dưỡng của thức ăn
2. Luộc rau củ
Khi nấu bằng lò vi sóng, chỉ cần rửa sơ thực phẩm qua nước, để vào đĩa trong lò, khoảng 1-3 phút cho các loại rau thông thường, 5 phút trở lên cho các loại củ cứng như cà rốt, khoai tây là đã hoàn thành xong món luộc ngon lành. Khi luộc củ quả, cho nước vừa ngập mặt rau củ là vừa, tránh cho quá nhiều nước làm kéo dài thời gian nấu.
Luộc rau củ trong vài phút
3. Luộc thịt
Lò vi sóng còn được dùng để luộc thịt với thời gian nhanh hơn hẳn so với khi nấu thông thường, thịt mềm và chín đều rất ngon miệng. Dùng tô có nắp đậy thoát hơi, cho nước vào xâm xấp thịt rồi cài đặt thời gian khoảng 7-10 phút là thịt chín.
Thịt mềm và chín đều ngon miệng khi nấu với lò vi sóng
4. Thịt kho tàu
Thịt sau khi ướp gia vị xong, bọc giấy bảo quản, nấu trong lò vi sóng khoảng 1 phút, lấy ra rồi cho vào tô, đảo đều, đổ nước ngập thịt, lại bọc giấy bảo quản và đun trong khoảng 20 phút với công suất trung bình thấp – 320W, món thịt kho sẽ mềm, thơm rất ngon miệng. Có thể thay bằng thịt kho trứng, thịt kho nước cốt dừa tùy ý.
Thịt kho tàu thơm ngậy với lò vi sóng
5. Kho cá
Cắt cá thành lát, ướp gia vị, đổ nước ngập cá, cho vào lò vi sóng chế độ cao trong 10 phút, sau đó giảm còn 70% nhiệt độ trong vòng 5 phút, giảm tiếp còn 50% trong 8 phút, chú ý nước không để bị trào ra ngoài. Món cá kho làm bằng lò vi sóng mềm, thấm gia vị nhanh, ngon hơn hẳn khi nấu thông thường.
Cá ngấm gia vị nhanh, mềm và ngon
6. Nấu xôi
Với lò vi sóng, bạn có thể nấu rất nhiều loại xôi khác nhau. Ngâm gạo và các thực phẩm khác như đỗ, thịt gà theo thời gian giống như nấu bằng bếp. Đổ nước xâp xấp đậu, nếp, lấy màng bọc bọc lại, cho vào lò vi sóng trong vòng 20 phút là đã có ngay món xôi dẻo, thơm, phù hợp khẩu vị từng người.
Món xôi dẻo, thơm, phù hợp với khẩu vị gia đình bạn
7. Nấu canh
Bạn có thể nấu nhiều loại món canh khác nhau bằng lò vi sóng trong vòng 5 phút, rất dễ dàng, nhanh chóng và ngon miệng. Nếu nấu canh xương, bí đỏ, cà rốt thì nên để thêm 5 phút để thức ăn được nhừ và ngấm đều.
Món canh được nấu nhanh chóng và ngon miệng
8. Nấu cơm
Cơm nấu bằng lò vi sóng thường chỉ mất 12 phút, nhanh hơn nhiều so với nấu bằng nồi cơm điện, lại dẻo thơm và chín đều. Vo gạo, đổ nước như thông thường, đậy lại và cho vào lò vi sóng với mức nhiệt cao nhất trong 9 phút, sau đó đưa về nhiệt độ trung bình trong 3 phút, cơm có thể lấy ra dùng ngay.
Cơm chín đều và thơm dẻo với lò vi sóng
Ngoài việc “giải phóng” người nội trợ khỏi những trở ngại của việc nấu nướng là người dính đầy dầu mỡ, bị ám khói, lò vi sóng còn giúp tiết kiệm được thời gian làm bếp, chính vì thế mà hiện nay sản phẩm này trở thành “con cưng” trong nhà.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Gì Để Vượt Qua trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!