Bạn đang xem bài viết Làm Ca Đêm Và Những Vấn Đề Về Sức Khỏe được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Làm ca đêm là khi thời gian làm việc của bạn bắt đầu từ 11 giờ đêm tới 7 giờ sáng ngày hôm sau. Đa số chúng ta đều đã biết, làm việc ca đêm có ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng để hiểu rõ hơn và biết cách hạn chế những ảnh hưởng của nó vẫn là điều hết sức cần thiết . – Con người là một sinh vật hoạt động vào ban ngày do vậy khi làm ca đêm dẫn đến sự thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể theo nhịp ngày đêm và làm ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, làm thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí… – Làm ca đêm sẽ làm bạn hạn chế các mối quan hệ với anh em họ hàng, bạn bè, hạn chế các hoạt động ngoài trời dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. – Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi kéo dài, không linh hoạt làm giảm năng xuất, chất lượng sản phẩm dễ bị bị tai nạn lao động… – Những người làm ca đêm kéo dài thường tăng nguy cơ mắc các bệnh như: + Đau dạ dày, tá tràng; + Các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành… + Mắc bệnh chuyển hóa: như đái tháo đường, gout (thống phong), rối loạn chuyển hóa mỡ máu… do khi làm việc vào ban đêm, nồng độ đường, axit uric, cholesterol, triglycerides máu thường tăng lên cao hơn so với làm việc ban ngày. + Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư vú ở nữ giới…Dự phòng giảm mức độ ảnh hưởng do làm ca đêm – Có được giấc ngủ đầy đủ sau ca làm việc là hết sức quan trọng. + Trên đường về nhà vào buổi sáng sau ca làm việc đêm nên mang kính râm để hạn chế ánh sáng vào mắt sẽ gây khó ngủ khi về đến nhà. + Tạo ra môi trường mát mẻ, yên tĩnh và trong bóng tối bằng cách đeo tai nghe, rèm phòng tối mầu, che mắt khi ngủ… + Bố trí thời gian ngủ sau ca làm việc một cách hợp lý: Theo khuyến cáo, bạn nên ngủ 5-6 giờ vào buổi sáng sau ca làm việc và 2 tiếng trước khi bắt đầu ca làm việc mới. + Nghỉ ngơi thư giãn một cách tự nhiên: Hít thở sâu, nghe nhạc nhẹ, dùng các loại hương phòng có mùi thơm nhẹ, tự nhiên… Tránh đọc sách hoặc những hoạt động thể lực trước khi đi ngủ. – Thông báo với người nhà và bạn bè về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của bạn, để tránh các cuộc gọi điện thoại hoặc đến chơi khi bạn đang ngủ.
– Tăng cường thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ngoài trời ngoài thời gian ngủ sau ca làm việc.
– Thay đổi thói quan thể dục phù hợp với thời gian làm ca đêm: Nên có kế hoạch để tận dụng những ngày nghỉ cho các hoạt động thể thao, đi bộ thư giãn hoặc tập thể dục nhẹ trong thời gian nghỉ sau ca làm việc. Theo khuyến cáo nên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày (có thể tập một lần 30 phút hoặc chia nhỏ thành 3 lần tập 10 phút) và đều đặn 4-5 ngày trong tuần sẽ giúp máu lưu thông, hoạt động của hệ tim mạch tốt hơn, nhất là đối với các công việc ít vận động tay chân (điều khiển máy móc). Nên tập trước khi vào ca, cũng có thể tập sau khi tan ca nhưng tránh tập thể dục gần giờ ngủ. – Bố trí thời gian các bữa ăn hợp lý: + Buổi sáng, khi tan ca, bữa ăn cần cân đối các chất nhưng không nên ăn quá no, cũng không nên để bụng đói khi đi ngủ vì quá đói hoặc quá no đều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Có thể ăn một gói xôi, một ổ bánh mì vừa phải cho bữa sáng trước khi đi ngủ + Sau khi thức dậy vào buổi trưa, nên ăn bữa chính với đầy đủ các nhóm thực phẩm như: cơm, thịt, cá (hoặc thực phẩm giàu đạm khác), rau và trái cây. Bữa ăn này nên là bữa ăn chính giàu năng lượng nhất trong ngày. + Buổi tối, trước khi vào ca đêm, nên ăn bữa ăn chính đầy đủ dinh dưỡng. Có thể uống 1 tách cà phê trước khi vào ca (khoảng 8-9h tối) để giữ tỉnh táo nhưng không nên uống cà phê từ 1-2h sáng trở đi vì tác dụng của cà phê sẽ kéo dài 5-7 tiếng đồng hồ sau đó và bạn sẽ khó ngủ khi tan ca vào buổi sáng. + Bữa ăn giữa ca rất quan trọng để nạp năng lượng cần thiết cho hoạt động, nhưng chỉ nên ăn vừa phải với thực phẩm giàu tinh bột kèm ít chất đạm và ít béo (phở, cháo thịt, cháo cá, nửa cái bánh mì kẹp thịt, sữa chua…). Có thể ăn 1-2 bữa ăn nhỏ giữa ca. – Sử dụng các thức ăn, đồ uống hợp lý: + Sử dụng các đồ ăn giầu tryptophan như sữa, kem, bơ, bánh, sữa chua, các loại thịt gia cầm, chuối, mật ong… sẽ làm giấc ngủ sau ca làm việc sâu hơn. Hạn chế các thức ăn rán, thức ăn quá béo để hạn chế tăng cân và ảnh hưởng đến chu kỳ của giấc ngủ do các thức ăn quá béo (nhiều dầu mỡ hoặc bơ) vì sẽ rất lâu tiêu hóa (có khi đến 7-8 tiếng đồng hồ). + Không sử dụng các đồ ăn uống có chữa cafein như trà, cà phê, sô cô la, cocacola và kể cả các loại thuốc uống có cafein như một số loại thuốc cảm cúm, giảm đau, thuốc giảm béo… + Không nên hút thuốc trước khi đi ngủ hoặc khi bạn thức giấc giữa giấc ngủ. + Hạn chế sử dụng các loại đồ uống trước khi đi ngủ nếu không bạn sẽ phải thức giấc để đi vệ sinh + Hạn chế uống rượu trước khi ngủ, vì rượu làm chúng ta nhanh đi vào giấc ngủ nhưng trong giấc ngủ thường hay gặp ác mộng, vã mồ hôi và khi thức dậy thường có cảm giác thiếu ngủ, đau đầu… – Bố trí thời gian làm việc ca đêm hợp lý: + Có chế độ chuyển ca hợp lý, nên chuyển từ ca ngày sang ca chiều và từ ca chiều sang ca tối để hạn chế sự thay đổi nhịp sinh học. Nếu có thể nên áp dụng vòng chuyển ca nhanh 2-3 ngày đổi ca một lần và nghỉ trên 24 giờ trước khi chuyển sang làm ca đêm. + Trong ca làm việc, nếu có thể nên bố trí thời gian ngủ chợp mắt 10 đến 20 phút. Không nên ngủ chợp mắt lâu hơn vì có thể tạo ra tình trạng thiếu tỉnh táo sau khi thức dạy.
VXT- Trung tâm SKNN (Đăng trên Tạp chí BHLĐ).
Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Công Nhân Làm Ca Đêm
Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ và đa dạng
Giờ ăn phải phù hợp với giờ vào ca. Cách khoảng 3-4 giờ thì có những bữa ăn chính, nếu giữa 2 bữa ăn chính cách 5 giờ thì phải có bữa phụ giữa bữa chính.
Trước khi vào ca phải có một bữa ăn chính đủ no tại nhà. Hết ca làm việc thường có bữa ăn chính và có những khoảng nghỉ giữa ca để ăn thêm bữa phụ.
Nếu ca làm việc kéo dài từ 8 giờ trở lên thì vẫn phải ăn đủ 3 bữa chính trong thời gian thức làm việc và 1-2 bữa phụ. Giờ ngủ ban ngày có thể sẽ không cần ăn uống gì thêm.
Lượng thực phẩm ăn vào sẽ tùy vào từng người: chiều cao, giới tính, mức độ lao động, mang thai và cho con bú…
Ngủ dậy nên ăn đủ no, trước khi ngủ nên ăn vừa đủ nếu tình trạng dinh dưỡng bình thường; nên ăn no trước khi ngủ nếu suy dinh dưỡng và nên giảm ăn, giảm năng lượng bữa trước ngủ nếu thừa cân béo phì hay không muốn lên cân.
Các chất dinh dưỡng cần thiết như bột đường và béo giúp cung cấp năng lượng, thịt- cá-đậu hũ là nguồn cung cấp đạm và chất sắt, kẽm, vitamin B12, rau củ quả tăng cường vitamin C, khoáng chất, chất xơ, giúp tăng đề kháng, tốt cho sức khỏe người phải thức khuya làm việc ban đêm. Sữa là nguồn bổ sung dinh dưỡng và canxi cần thiết cho cơ thể.
Cần lưu ý người làm đêm nếu ăn béo nhiều, nhất là các loại chất béo bão hòa, mỡ sẽ dễ gây tăng cân. Người dư cân béo phì hay có bệnh lý tim mạch, tăng mỡ máu, cao huyết áp, đái tháo đường phải kiêng chất béo bão hòa từ mỡ, da; cholesterol từ mỡ, da, nội tạng, đồ lòng, óc…
Hạn chế các chất kích thích để chống cơn buồn ngủ
Nhiều người làm ca đêm hay uống cà phê, nước tăng lực, hút thuốc lá để tỉnh táo, không buồn ngủ. Có thể dùng cà phê tối đa 2 ly/ ngày đêm.
Nước tăng lực chỉ dùng khi mệt, đói, buồn ngủ và còn 1-2 tiếng nữa mới tới giờ ăn. Hút thuốc lá nhiều dẫn đến nguy cơ cao của ung thư phổi, bệnh xơ vữa mạch máu, đau dạ dày… nên hãy tránh xa.
Làm ca đêm mà ngày không ngủ đủ có thể bị thiếu ngủ và mệt mỏi thường xuyên, ăn kém có thể gây thiếu máu, suy nhược cơ thể. Nên phải thu xếp để ngủ đủ, ăn đủ. Cần uống thường xuyên và đủ lượng nước cần thiết sao cho 3-4 giờ là đi tiểu và nước tiểu màu vàng nhạt. Màu vàng sậm-vàng cam là thiếu nước.
Công nhân làm ca đêm thay vì ngủ buổi tối sẽ chuyển sang ngủ vào ban ngày, do đó cần phải sắp xếp để ngủ đủ, đảm bảo sức khỏe.
Tùy mỗi người cần ngủ nhiều hay ít, tùy vào độ tuổi, nhưng ít nhất phải ngủ 6-8 giờ/ ngày đêm. Nên tạo điều kiện thoáng mát, yên tĩnh và tối để ngủ ngon giấc, thức dậy thấy tỉnh táo, thoải mái.
Tùy ca trực và hoàn cảnh thế nào mà thu xếp giờ ngủ, giờ ăn, giờ tập thể dục… phù hợp. Với những người mới làm việc ca đêm, nên lập thời khóa biểu ăn, ngủ, tập sao cho phù hợp nhất. Nếu thử làm thời khóa biểu này một thời gian thấy mệt hay sụt cân hay lên cân… thì phải điều chỉnh lại.
Nếu không có thời gian tập thể dục, bạn hãy áp dụng các phương pháp sau
– Đi bộ bất cứ khi nào có thể, dù là ở nhà hay tại nơi làm việc. Hãy xuống xe buýt trước khi đến chỗ làm và đi bộ trên quãng đường còn lại. Ngoài ra, hãy chọn đi thang bộ thay vì thang máy. Bạn cũng có thể đi bộ nhanh trong thời gian nghỉ ăn.
– Trong thời gian ở nhà, hãy thực hiện các động tác kéo giãn cơ bắp vài phút mỗi giờ. Điều này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng ở các cơ bắp vai, cổ và lưng.
Sự căng thẳng làm giảm lưu lượng máu đến cơ bắp và khiến bạn bị căng cơ. Các động tác giãn cơ có thể cải thiện lưu lượng máu, giảm căng thẳng cơ bắp, giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn.
– Tập Yoga cũng có thể giúp bạn tỉnh táo suốt đêm và ngủ ngon vào ban ngày.
Hướng dẫn 150 nữ công nhân bí quyết dạy con, nội trợ thông thái
Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc, Công đoàn các KCN tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần bột giặt LIX và Chi cục …
Chương trình “Nhịp cầu tình yêu” kết nối các cặp đôi công nhân lao động
Tạo sân chơi vui vẻ, giảm căng thẳng đồng thời giúp công nhân lao động có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, kết bạn, CĐCS …
Giải pháp nào để đảm bảo an toàn cho công nhân vệ sinh làm việc ca đêm?
Công nhân vệ sinh môi trường thường làm việc về đêm, nhất là tại các thành phố lớn. Tình trạng gần đây liên tiếp xảy …
Bệnh Hiểm Nghèo Và Các Vấn Đề Về Sức Khỏe
1. Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hay bệnh động mạch vành
Căn bệnh này xảy ra khi các mạch cung cấp máu cho tim bị thu hẹp. Khi không được điều trị, bệnh mạch vành có thể dẫn đến đau ngực, suy tim và rối loạn nhịp tim. Các yếu tố nguy cơ của thiếu máu cơ tim cục bộ bao gồm:
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này bằng việc sử dụng thuốc và duy trì sức khỏe để có một trái tim tốt bằng lối sống lành mạnh.
Đột quỵ xảy ra khi một động mạch trong não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Điều này khiến cho các tế bào não bị thiếu oxy và bắt đầu chết dần trong một vài phút. Khi cơn đột quỵ diễn ra, bạn có thể cảm thấy tê đột ngột và gặp khó khăn khi đi lại hay nhìn xung quanh. Nếu không điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ gây ra những thương tật vĩnh viễn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) báo cáo rằng có 93% người bị tê đột ngột ở một bên cơ thể là triệu chứng của đột quỵ. Thế nhưng, chỉ có 38% người bệnh nhận biết được họ cần chăm sóc y tế khẩn cấp. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ đột quỵ bằng cách thực hiện các biện pháp phòng, dùng thuốc và thay đổi lối sống.
3. Nhiễm trùng đường hô hấp dướiĐường dẫn khí và phổi có thể bị nhiễm trùng do:
Virus hay vi khuẩn đều có thể gây ra nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Ho chính là triệu chứng chính. Ngoài ra, bạn có khi cảm thấy khó thở, thở khò khè và có cảm giác căng cứng lồng ngực. Nhiễm trùng đường hô hấp không được điều trị sẽ dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)COPD là một bệnh phổi tiến triển lâu dài gây ra tình trạng khó thở cho người bệnh. Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng cũng là những dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các yếu tố nguy cơ gây ra COPD bao gồm:
Hút thuốc chủ động hay thụ động
Tiếp xúc với các chất kích thích phổi như khói thải hóa chất
Tiền sử gia đình
Có tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp khi còn nhỏ
Chưa có phương pháp nào có thể chữa trị COPD hoàn toàn nhưng sự tiến triển của bệnh có khả năng chậm lại nhờ vào thuốc điều trị.
5. Ung thư đường hô hấpUng thư đường hô hấp bao gồm ung thư khí quản, thanh quản, phế quản và phổi. Nguyên nhân chính gây ra những bệnh này là khói thuốc (từ hút thuốc chủ động và bị động) và các chất độc từ môi trường và trong nhà. Ung thư đường hô hấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng khả năng cao hơn ở những người hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc. Một số yếu tố khác như tiền sử gia đình, tiếp xúc với các hóa chất độc hại như khói thải từ đốt nhiên liệu.
6. Đái tháo đườngĐái tháo đường là một nhóm các bệnh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sử dụng insulin trong cơ thể. Đái tháo đường tuýp 1 là tình trạng tuyến tụy không thể sản xuất insulin và nguyên nhân chưa được hiểu rõ. Trong khi đái tháo đường tuýp 2 thì tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin không được cơ thể sử dụng một cách hiệu quả. Loại này xảy ra có thể do chế độ ăn uống, lười tập thể dục và thừa cân. Không phải lúc nào bạn cũng phòng ngừa được bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát mức độ của các triệu chứng nhờ vào lối sống tích cực và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bổ sung nhiều chất xơ có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu bạn.
7. Bệnh Alzheimer và các chứng mất trí khácCó thể khi nghĩ về bệnh Alzheimer, bạn chỉ biết đó là một tình trạng gây mất trí nhớ chứ không biết nó cũng khiến người bệnh tử vong. Alzheimer là một bệnh tiến triển phá hủy trí nhớ và làm gián đoạn những chức năng tinh thần bình thường. Chúng bao gồm suy nghĩ, tư duy và các hành vi điển hình. Hiện nay, chưa có cách nào có thể phòng ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được tại sao Alzheimer lại phát triển ở một số người.
Lao phổi xuất hiện khi phổi bị nhiễm vi khuẩn có tên gọi là Mycobacterium tuberculosis. Đó là một loại vi khuẩn có trong không khí và có thể điều trị được, cho dù một số chủng lao đã đề kháng lại các phương pháp điều trị thông thường. Lao phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bị nhiễm HIV. Yếu tố nguy cơ của bệnh lao phổi bao gồm:
Để phòng chống lao phổi, tốt nhất là bạn nên tiêm vắc-xin BCG (Calmette-Guerin). Quá trình tiêm chủng này thường diễn ra ở trẻ em. Nếu bạn đã tiếp xúc với vi khuẩn lao, chemoprophylaxis là một loại thuốc có thể dùng để giảm khả năng phát triển bệnh.
Xơ gan là kết quả của quá trình gan bị tổn thương lâu dài tạo thành những vết sẹo ở đó. Đây có thể là kết quả của bệnh thận hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe ở gan như viêm gan, nghiện rượu mạn tính. Khi tế bào gan bị thương tổn, các mô sẹo sẽ hình thành. Từ đó, những tế bào gan khỏe mạnh phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo chức năng. Cuối cùng, gan bị xơ toàn bộ và có thể ngừng hoạt động. Để ngăn ngừa xơ gan, bạn nên tránh xa các hành vi có thể dẫn đến tổn thương gan. Sử dụng và lạm dụng rượu lâu dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Ngoài ra, bạn có thể phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau quả, ít đường, chất béo. Đối với viêm gan do virus, bạn nên sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục hay dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng… để phòng ngừa.
Mẹo Giúp Người Làm Việc Ca Đêm Khỏe Mạnh
Buổi tối, trước khi vào ca đêm, nên ăn bữa ăn chính đầy đủ dinh dưỡng. Nên chọn thức ăn thuộc nhóm giàu đạm khi cần thức để làm việc (thịt, cá, đậu, sữa,…). Lưu ý: ăn ít béo và nhiều rau quả tươi. Có thể uống 1 tách cà phê trước khi vào ca (khoảng 8-9h tối) để giữ tỉnh táo nhưng không nên uống cà phê từ 1-2h sáng trở đi vì tác dụng của cà phê sẽ kéo dài 5-7 tiếng đồng hồ sau đó và bạn sẽ khó ngủ khi tan ca vào buổi sáng. Tốt nhất dùng trà xanh để giúp trí não tỉnh táo và đồng thời có thể loại trừ các phân tử gốc tự do có hại cho cơ thể.
Bữa ăn giữa ca rất quan trọng để nạp năng lượng cần thiết cho hoạt động, nhưng chỉ nên ăn bữa ăn nhỏ với thực phẩm giàu tinh bột kèm ít chất đạm và ít béo (phở, cháo thịt, cháo cá, nửa cái bánh mì sandwich kẹp thịt, yaourt,…). Có thể ăn 1-2 bữa ăn nhỏ giữa ca. Không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc bơ vì sẽ rất lâu tiêu hóa khiến bạn khó làm việc. Đến khi tan ca bạn cũng sẽ khó ngủ ngay được vì thức ăn vẫn còn đang tiêu hóa.
Buổi sáng, khi tan ca, bữa ăn cần cân đối các chất nhưng không nên ăn quá no, cũng không nên để bụng đói khi đi ngủ vì quá đói hoặc quá no đều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chọn thức ăn thuộc nhóm bột khi cần đi ngủ (cơm, bánh mì, rau, trái cây và nước trái cây), nhưng nên tránh thức ăn giàu đường tinh chế vì sẽ kích thích hệ thần kinh làm khó ngủ. Có thể ăn một gói xôi, một ổ bánh mì vừa phải cho bữa sáng trước khi đi ngủ. Không nên ăn mì ăn liền để chống đói, bởi mì ăn liền dễ khiến cơ thể bị “bốc hoả”.
Tránh caffein
Trong dinh dưỡng cho người làm ca đêm cần tránh chất caffein. Bạn uống cà phê để giảm mệt mỏi và thêm tỉnh táo. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá 1 tách cà phê khi phải làm việc ca đêm. Vì nó có thể dẫn tới mất nước và mất ngủ sau đó.
Ăn nhẹ lành mạnh
Bạn hãy lựa chọn những món ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, rau củ, các loại hạt để đảm bảo sức khỏe. Bạn nên ăn thành nhiều lần, mỗi lần một ít.
Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp cơ thể không bị mất nước và hỗ trợ hệ miễn dịch. Làm việc ca đêm có thể làm giảm năng lượng cũng như lượng nước trong cơ thể. Vì vậy hãy uống nhiều nước để chống mệt mỏi.
Thư giãn
Thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lại hoặc nghỉ ngơi để cả mắt và tâm trí được thư giãn. Nó cũng giúp bạn tỉnh táo hơn và có thể thức đêm mà không gặp rắc rối gì.
Kiểm soát lượng đường
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn tới tăng cân, đây là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở những người làm ca đêm.
Không sử dụng đồ uống năng lượng
Bạn không nên sử dụng đồ uống năng lượng để duy trì sự tỉnh táo. Nó sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn khi đi ngủ. Ngoài ra, đồ uống năng lượng có nồng độ caffein cao.
Trong lúc thức đêm, nếu cảm thấy buồn ngủ, hoặc quá mệt, nên dừng lại làm vài động tác thể dục, hoặc đi ra ngoài hít thở không khí một chút. Nếu phải dùng mắt nhiều trong lúc thức đêm, tốt nhất cứ cách 40 phút nên nghỉ khoảng 10 phút, hoặc cách 1 tiếng nghỉ khoảng 15 phút, và làm các động tác mát xa thư giãn cho mắt. Cũng có thể tập vài động tác thể dục giúp máu lưu thông và giảm buồn ngủ lúc nghỉ giữa giờ như: đi bộ, leo cầu thang…
Cách Đảm Bảo Giấc Ngủ Cho Người Làm Việc Ca Đêm Cách Đảm Bảo Giấc Ngủ Cho Người Làm Việc Ca Đêm
Những mẫu đệm bông ép giúp bạn có giấc ngủ êm ái
Làm việc ca đêm là khi bạn bắt đầu làm việc vào thời gian mọi người đi ngủ và kết thúc công việc về nhà vào lúc mọi người bắt đầu đi làm. Thời gian cho ca đêm thường từ 23h đến 7h sáng ngày hôm sau.
Những ảnh hưởng của làm việc ca đêm tới sức khỏe con ngườiCon người là sinh vật có thời gian hoạt động là ban ngày, vì vậy, những người làm việc ca đêm dẫn đến sự thay đổi của đồng hồ sinh học trong cơ thể. Sự thay đổi này ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và các thói quen sinh hoạt hàng ngày như: nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống …
Đa số mọi người đều làm việc cùng nhau vào ban ngày. Vì thế, làm việc ca đêm sẽ đi ngược lại những sinh hoạt thông thường và hạn chế đi nhiều mối quan hệ do bạn có giờ giấc sinh hoạt khác biệt.
Những người làm ca đêm kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lên. Các bệnh có nguy cơ ở những người làm việc ca đêm như: đau dạ dày, tá tràng, các bệnh tim mạch, gout, đái tháo đường, ung thư vú hoặc tuyến tiền liệt …
Làm ca đêm cần ngủ bù vào ban ngày, hạn chế đi những hoạt động ngoài trời dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, giấc ngủ sẽ không sâu gây mệt mỏi, kém linh hoạt ảnh hưởng đến chất lượng công việc và có nguy cơ về tai nạn lao động cao hơn.
Những cách đảm bảo giấc ngủ cho người làm việc ca đêmAi cũng sẽ cần một giấc ngủ chính dài nhất trong ngày để nạp năng lượng. Với người bình thường, giấc ngủ chính vào buổi tối thì những người làm việc ca đêm lại có giấc ngủ chính vào buổi sáng sau khi kết thúc công việc. Để đảm bảo sau khi về nhà bạn sẽ có một giấc ngủ ngon, cần lưu ý những điểm sau:
Nên mang kính râm trên đường về nhà vào buổi sáng để hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt sẽ gây khó ngủ khi về đến nhà.
Tạo ra môi trường yên tĩnh và mát mẻ. Hạn chế tối đa ánh sáng để có một không gian ngủ giống như buổi tối của người bình thường bằng cách sử dụng rèm tối màu, đeo tai nghe hoặc dùng tấm che mắt …
Thời gian ngủ cũng cần phải bố trí hợp lý: Bạn nên dành 5 – 6 tiếng cho giấc ngủ chính sau khi kết thúc ca làm việc là tốt nhất và hay dành 2 tiếng để ngủ trước khi bắt đầu ca làm việc mới vào buổi tối.
Trước khi ngủ nên thư giãn, nghỉ ngơi bằng việc hít thở nhẹ nhàng, sử dụng các loại tinh dầu hoặc các loại sáp có mùi thơm nhẹ nhàng, tự nhiên. Tránh những hoạt động như đọc sách hoặc các hoạt động thể lực …
Bạn có thời gian ngủ khác những người bình thường, chính vì thế cần dặn dò người thân để họ tránh gây tác động khi bạn đang ngủ. Hạn chế tối đa các cuộc điện thoại và quan hệ bạn bè, vui chơi vào thời gian ngủ quý giá này.
Bạn đã làm việc cả đêm và ngủ vào ban ngày nên thời gian bạn tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên của mặt trời trở nên thật ít ỏi. Do vậy, sau khi nạp năng lượng sau giấc ngủ, hãy dành thời gian tận hưởng ánh sáng tự nhiên để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể một cách tự nhiên nhất.
Tập thể dục là một thói quen tốt cần được duy trì. Thế nhưng, khi bạn làm việc vào ca đêm thì thời gian tập thể dục cũng cần thay đổi theo. Các bài tập thể dục nên tập trước khi vào ca làm việc hoặc tan ca nhưng tránh tập trước khi đi ngủ.
Nếu bạn không có thói quen duy trì các bài tập thể dục thì cần tận dụng những ngày nghỉ để tham gia các hoạt động thể thao, đi bộ nhẹ nhàng, thư giãn, các bài tập nhẹ hay đơn giản như vươn vai, lắc người vào những thời gian nghỉ sau ca làm việc.
Bữa chính cần được thay đổi theo thời gian làm việc của bạn. Với những người làm việc ca đêm, 2 bữa chính nên được bố trí vào thời gian như sau: 1 bữa khi bạn thức dậy vào buổi trưa hoặc chiều và 1 bữa tiếp theo vào buổi tối, trước khi bắt đầu ca đêm.
Vào buổi sáng, khi tan ca, bạn nên ăn một bữa phụ để đảm bảo rằng bạn không bị đói khi đang ngủ nhưng cũng không nên ăn quá no.
Giữa ca làm việc cần có một bữa ăn để nạp năng lượng cần thiết cho cơ thể làm việc nhưng nên ăn vừa phải với các thực phẩm giàu tinh bột kèm chất đạm và chất béo như phở, cháo, bánh mì, sữa chua … hoặc có thể ăn 1 – 2 bữa nhỏ giữa ca.
Sử dụng các đồ uống, thức ăn hợp lý
Hạn chế ăn những thức ăn như đồ rán, các thức ăn quá béo vì rất khó tiêu hóa, gây tăng cân ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.
Hạn chế các loại đồ uống và thuốc như café, socola, thuốc giảm đau, thuốc giảm béo … hay thuốc là và các đồ uống có ga, có cồn trước khi ngủ.
Việc sử dụng một bộ chăn ga gối đệm chất lượng chính là điều kiện tiên quyết để bạn có được giấc ngủ ngon và trọn vẹn nhất mỗi ngày. Chính vì thế hãy quan tâm đến việc lựa chọn chăn ga gối đệm nằm ngủ hàng ngày để chắc chắn rằng giấc ngủ của bạn được nâng niu và chăm sóc đầy đủ nhau.
Giấc ngủ chính cần được ưu tiên và chăm sóc. Nếu bạn cảm thấy trằn trọc hay khó ngủ, đau lưng, vai … thì có thể do nằm giường quá cứng hoặc do chiếc đệm cũ nhà bạn đã không còn độ mềm, xốp, đàn hồi như trước nữa rồi. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và công việc rất nhiều. Vì vậy, để đảm bảo giấc ngủ cho mình khi làm việc ca đêm, hãy sắm cho bản thân một chiếc đệm phù hợp như đệm bông ép, đệm lò xo, đệm cao su chất lượng tại các địa chỉ uy tín, chăm sóc toàn diện cho giấc ngủ chính.
Khi lựa chọn chăn ga cho giấc ngủ chúng ta cần ưu tiên lựa chọn những chất liệu an toàn và thân thiện với sức khỏe như Tencel, Modal, cotton hoặc Bamboo,… Những chất liệu này không chỉ phát huy tốt khả năng chăm sóc giấc ngủ mà còn bảo vệ sức khỏe người dùng đồng thời tạo ra sự thông thoáng tuyệt đối nhất cho giấc ngủ mỗi ngày kể cả trong điều kiện thời tiết nắng nóng khó chịu nhất.
Tốt cho sức khỏe
Các Vấn Đề Sức Khỏe Trên Gan Gà Và Nguy Cơ Độc Tốt Nấm Mốc
I. Chức năng của gan Gan có nhiều chức năng khác nhau trong quá trình tiêu hóa, chuyển hóa và hấp thu, ví dụ như chuyển hóa các chất hóa học, hấp thụ protein, tiêu hóa chất béo, chuyển hóa carbohydrate và hấp thu vitamin.
Hầu hết tất cả các chất hóa học, bao gồm các thành phần độc tố trong thức ăn và các hợp chất hóa học trong thuốc cũng được gan chuyển hóa và giải độc.
Tất cả các axit amin được hấp thụ bởi đường ruột sẽ di chuyển đến các cơ quan khác qua tĩnh mạch cửa ở gan, và quá trình dị hóa axit amin dư thừa, hình thành axit uric từ amoniac và hình thành albumin cũng diễn ra ra ở gan. Glycogen là một chất chuyển hóa trung gian của carbohydrate, được tổng hợp và lưu trữ trong gan, nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tạo glycogen cùng với tuyến tụy.
Các vitamin tan trong chất béo cũng được hấp thụ và lưu trữ trong gan. Erythropoiesis, sản xuất các tế bào hồng cầu, cũng là một chức năng quan trọng của gan.
Do đó, gan thực hiện nhiều chức năng để duy trì một hệ thống cơ thể, trong chăn nuôi gà hiện nay chức năng gan đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ như (kháng sinh, độc tố) đe dọa sức khỏe của gan cũng như trực tiếp tới sức khỏe của gà.
Màu của gan thể hiện sức khỏe của gia cầm.
Mặc dù gan có rất nhiều chức năng cần thiết cho sức khỏe của gia cầm, nhưng gan “bình thường về mặt sinh lý” hiếm khi được nhìn thấy trong điều kiện thực địa vì thường xuyên dùng thuốc và tiếp xúc với các vật liệu độc hại từ thức ăn và môi trường.
Quan sát màu gan là cách dễ dàng và đáng tin cậy nhất để đánh giá sức khỏe của gan. Gan có thể có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo độ tuổi, lắng đọng chất béo, hoại tử do nhiễm virus, hấp thụ noãn hoàng ở giai đoạn đầu và nhiều yếu tố khác.
Về cơ bản, việc quan sát màu gan nên được thực hiện với một mẫu tươi trong vòng 30 phút sau khi mổ khám. Sự thay đổi màu sắc trong gan có thể xảy ra sau khi mổ khám do sự di chuyển của tế bào hồng cầu bởi lực hấp dẫn.
Gan khỏe mạnh có màu vàng cho đến khi được 8 đến 10 ngày tuổi do hấp thụ hàm lượng lòng đỏ , nhưng dần dần chuyển sang màu nâu theo tuổi. Khi đó, màu vàng nâu sẽ được coi là màu bất thường của gan, nhưng không phải lúc nào nó cũng có nghĩa là tình trạng bệnh lý cần điều trị.
Tất cả 12 týp huyết thanh của FAdV đều có thể gây ra Viêm gan toàn thân (IBH), nhưng virus thuộc týp huyết thanh 4 cũng gây ra các tổn thương màng tim cùng với IBH, và nó được gọi là Hydropericardium và Hội chứng viêm gan (HHS).
Bên cạnh các tổn thương gan và tim, nhiễm trùng FAdV cho thấy thận nhợt nhạt và sưng tấy, teo các cơ quan miễn dịch và các ổ trắng chính xác trong tuyến tụy khi bị hoại tử. Nó thường xảy ra ở gia cầm dưới 5 tuần tuổi, và thường lây lan theo cả đường truyền ngang và truyền dọc.
Vì tất cả các tác nhân hoặc tình huống ức chế miễn dịch xuất hiện để tạo điều kiện cho FAdV tạo ra các dấu hiệu lâm sàng và tỷ lệ tử vong, nên việc ngăn ngừa các bệnh ức chế miễn dịch truyền nhiễm (chẳng hạn như Virus thiếu máu ở gà, Bệnh truyền nhiễm Bursal), giảm căng thẳng và loại bỏ rủi ro do độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi là những cách rất quan trọng để giảm thiệt hại kinh tế từ FAdV.
Chế độ ăn nhiều năng lượng với tỷ lệ calo / protein cao, tiêu thụ ít canxi, căng thẳng và độc tố nấm mốc là những yếu tố dễ gây bệnh phổ biến có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của FLHS.
Vì sự thay đổi màu sắc thành màu vàng là một dấu hiệu ban đầu của FLHS,
Thiếu biotin ở gà con gây tỷ lệ chết thấp (<2%) với các rối loạn da và tổn thương gan.
Bổ sung biotin là một lựa chọn điều trị cho thấy tiên lượng tốt.
Sự bùng phát của FT được đặc trưng bởi tỷ lệ tử vong tăng đột ngột với gan và lá lách sưng to.
Liệu pháp kháng sinh có thể góp phần kiểm soát tỷ lệ tử vong, nhưng tình trạng tái phát là rất phổ biến.
Nên sử dụng vắc-xin sống và kiểm soát côn trùng (ve ở gia cầm) để phòng ngừa.
III. Nguy cơ độc tố nấm mốc trong chăn nuôi gia cầm
Mycotoxicoses là thuật ngữ chung được sử dụng cho các bệnh độc hại do ăn phải, hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với thức ăn bị nhiễm một hoặc nhiều mycotoxin.
Các cơ chế gây độc của mycotoxin chưa được hiểu đầy đủ do sự đa dạng trong cấu trúc hóa học và các cơ quan đích của chúng.
Hầu hết các độc tố nấm mốc có thể gây ra quá trình peroxy hóa lipid, phá hủy cấu trúc màng và chức năng của chúng, đồng thời gây ra quá trình chết rụng dẫn đến hoại tử tế bào ở các cơ quan khác nhau. Độc tố nấm mốc có thể gây ức chế miễn dịch, nhiễm độc gan, độc thận, độc thần kinh và thậm chí là độc tính trên gen.
Tuyến tụy thường nhỏ và mất sắc tố và có thể xuất huyết trên mô và cơ dưới da. Trong nhiễm độc aflatoxic mãn tính, gan nhỏ, chắc và tròn. Đôi khi cơ quan này rất nhỏ, tròn và cao su, và thường phức tạp với cổ trướng và tràn dịch màng tim. Các tổn thương phù hợp khác trong nhiễm độc aflatoxicosis có thể được tìm thấy trong chùm Fabricius, tuyến ức và lá lách, tất cả đều nhỏ hơn bình thường. Ở những con gà giống bố mẹ, kích thước của tinh hoàn cũng có thể giảm đáng kể.
Con đường chuyển hóa của aflatoxin có thể khác nhau. Aflatoxin B1 có thể xâm nhập vào tế bào và được chuyển hóa qua các monooxygenase trong lưới nội chất thành các chất chuyển hóa hydroxyl hóa, các chất này tiếp tục được chuyển hóa thành các chất liên hợp glucuronid và sulfat. Hoặc nó có thể bị oxy hóa thành trạng thái phản ứng epoxit, trải qua quá trình thủy phân tự phát thành AFB1-8,9-dihydrodiol và liên kết với protein, dẫn đến độc tế bào. Phiên bản epoxit có thể phản ứng với DNA hoặc protein, hoặc được giải độc bởi glutathione S-transferase cảm ứng thành glutathione (GSH) -conjugate. Cả sản phẩm bổ sung DNA và sản phẩm bổ sung protein đã được chứng minh là hữu ích như là dấu ấn sinh học ở người và động vật thí nghiệm (xem Hình 9).
Chỉ có rất ít bentonit đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt và chọn lọc của EU [Quy định (EU) No 1060/2013], và cho đến nay, chỉ một hộp đạt được mức hấp phụ aflatoxin 90% cần thiết để yêu cầu EU cấp phép.
Để giảm thiểu các tác động tiêu cực (không chỉ từ aflatoxin mà còn các độc tố nấm mốc không xác định khác) đối với sức khỏe của gan, điều quan trọng không chỉ là quản lý rủi ro độc tố nấm mốc trong thức ăn mà còn quan trọng để bảo vệ gan và hỗ trợ chức năng miễn dịch của đàn gia cầm khắp châu Á .
Theo Biomin
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Ca Đêm Và Những Vấn Đề Về Sức Khỏe trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!