Xu Hướng 5/2023 # Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Hiệu Quả # Top 11 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Hiệu Quả # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để đánh giá tính hiểu quả của các giải pháp, dựa vào các điều kiện bạn đã đặt ra ở bước xác định vấn đề, bạn thực hiện theo các bước sau.

Liệt kê ra tất cả những điều kiện mà bạn đã đặt ra, càng cụ thể càng tốt. Bạn có thể sử dụng phần trăm, tỉ lệ, số so sánh, chúng tôi có thể.

Đánh trọng số cho mỗi điều kiện trong giới hạn từ 0.0 (hoàn toàn không quan trọng) đến 1 (rất quan trọng). Trọng số này thể hiện tầm quan trong của các điều kiện so với nhau. Tổng điểm của các trọng số phải là 1.

Tiếp theo bạn cho điểm hệ số từ 1 đến 4 cho từng giải pháp theo các điều kiện. Điểm này thể hiện mức độ hiệu quả của các giải pháp cho từng điều kiện đã đặt ra. 4 = rất tốt, 3 = trên trung bình, 2 = trung bình, 1= dưới trung bình.

Bạn nhân điểm trọng số với điểm hệ số của mỗi điều kiện, ở từng giải pháp.

Cộng tất cả điểm ở tất cả các điều kiện cho mỗi giải pháp. Giải pháp nào có tổng điểm cao nhất là giải pháp tốt nhất cần chọn.

Để rõ hơn, bạn tham khảm bảng minh họa sau:

Trong bảng minh họa trên ta thấy giải pháp 2 có tổng điểm cao nhất so với hai giải pháp còn lại. Do đó giải pháp 2 là giải pháp hiệu quả nhất với những điều kiện đã đặt ra.

Trong trường hợp, bạn phải đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, phức tạp dựa trên nhiều thông tin không chắc chắn và thay đổi nhanh, thì việc bạn chọn duy nhất một giải pháp giống như khi bạn đứng trên một chiếc xe bus đặt một chân xuống đường trong khi xe bus vẫn đang chạy. Sẽ tốt hơn nếu bạn linh hoạt giữa nhiều giải pháp trong môi trường nhiều biến động, thông tin biến đổi và không chắc chắn.

Mỗi giải pháp là một tình huống có thể xảy ra. Dự đoán tình huống (Scanario forecasting) được giải thích trong sách của Olav Maasen và Chris Matts commitment (Hathaway te Brake Publication). Đó là cách dự đoán những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai và phẩn bổ lại các nguồn lực hiện có. Bạn chuẩn bị những giải pháp và kế hoạch khác nhau cho những tình huống khác nhau có thể xảy ra. Ví dụ như trong trường hợp của tập đoàn FedEX. Hoạt động của FedEX phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Petroleum. Nếu dự đoán trong tương lai toàn cầu sẽ thiếu nguồn cung petroleum, giá xăng sẽ lên và gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh đang phụ thuộc duy nhất vào petroleum. Để ứng phó với tình huống đó, FedEX xây dựng giải pháp để cắt giảm tiêu thụ năng lượng từ petroleum, tìm các giải pháp năng lượng thay thế khác như xăng sinh học hoặc là các giải pháp khác làm giảm bớt sự phụ thuộc vào petroleum.

Con người thường có xu hướng xem nhẹ những khả năng có thể xảy ra của các sự kiện có thể có trong tương lai. Nếu rủi ro không xảy ra tức thời, chúng ta thường bỏ qua chúng. Kết quả là chúng ta chuẩn bị không tốt. Do đó, bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng cho các rủi ro. Thay vì xem thường các rủi ro, bạn xem như các rủi ro đang xảy ra và có kế hoạch hành động chuẩn bị cho những rủi ro đó. Việc bạn đánh giá rủi ro là quan trọng. Để đánh giá rủi ro, bạn có thể theo các bước sau đây :

Bắt đầu bằng câu hỏi “điều không mong đợi gì có thể xảy ra?”

Câu hỏi tiếp theo “Khả năng xảy ra của sự kiện đó như thế nào?” Bạn có thể đánh giá ở các mức độ cao, trung bình hoặc thấp.

Xác định mức độ nghiệm trọng tác động đến bạn, tổ chức hay công việc kinh doanh của bạn nếu sự kiện đó xảy ra. Bạn có thể đánh giá theo các mức độ cao, trung bình, hay thấp.

Đề xuất các giải pháp để hạn chế, loại bỏ rủi ro hoặc làm giảm nhẹ tác hại khi rủi ro xảy ra và kết hợp vào trong quy trình ra quyết định. Trong trường hợp rủi ro là không tránh khỏi, bạn sẽ đề ra phương án dự phòng để đối phó tình huống. Ví dụ, trong trường hợp cúp điện, đa số các tòa nhà, nhà máy, xí nghiệp đều có hệ thống phát điện dự phòng.

7 Bước Giải Quyết Vấn Đề Hiệu Quả

Khi chiếc xe đạp của bạn bị non hơi, bạn sẽ làm gì? Nếu giống như tôi, bạn sẽ lấy chiếc bơm và bơm nó lên. Vấn đề đơn giản, giải pháp đơn giản. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu vấn đề không đơn giản như vậy?

Điều gì sẽ xảy ra nếu trung tâm dịch vụ khách hàng của bạn quá tải với những cuộc gọi? Bạn có thể nói: “Vấn đề đơn giản, giải pháp đơn giản.” Chúng ta tiến hành đào tạo nhân viên có thể nhận các cuộc gọi nhanh hơn và theo kịp tiến độ. Tuy nhiên, họ sẽ phải tạm nghỉ làm để được đào tạo, vì thế vấn đề về nhân lực lại nảy sinh. Bạn có thể giải quyết điều đó bằng cách phê chuẩn việc làm thêm giờ. Nhưng tất nhiên, làm thêm giờ lại tạo ra vấn đề về ngân sách.

Bước 1 – Xác định vấn đề.

Bước xác định vấn đề đưa ra câu hỏi “Vấn đề thực sự là gì?” Ta hãy trở lại ví dụ của trung tâm dịch vụ khách hàng. Có phải là vấn đề về số lượng các cuộc gọi? Có phải là vấn đề về thời gian của cuộc gọi không? Có phải vấn đề là về nội dung của các cuộc gọi? Cho đến tận khi bạn biết vấn đề thực sự là gì thì bạn mới có thể tìm ra giải pháp. Vậy thì, giả dụ trong trường hợp này, vấn đề thực ra là về số lượng các cuộc gọi. Dường như có thêm nhiều cuộc gọi hơn trước kia.

Thu thập dữ liệu trả lời câu hỏi “Những gì đang xảy ra?” Vì vậy nếu chúng ta đưng suy nghĩ về số lượng cuộc gọi, chúng ta hãy nhìn vào một đồ thị. Hãy nhìn vào số lượng các cuộc gọi theo thời gian. Có thể chúng ta xác định được rằng thực tế là trong một thời điểm nào đó vào khoảng tháng 6 vừa rồi số lượng cuộc gọi đã tăng lên.

Phân tích nguyên nhân, tất nhiên sẽ trả lời câu hỏi lý do tại sao? Điều gì đang xảy ra ở đây? Vậy chúng ta có thể xem lại dữ liệu và có thể phán đoán rằng “Bạn biết không, hóa ra là ngay tại thời điểm đó, chúng ta đang giới thiệu một sản phẩm mới, bắt đầu chuyển hàng cho khách và có rất nhiều cuộc gọi về sản phẩm đó.” Giờ thì ta đã nắm sơ qua được tình hình.

Bước 4 – Hoạch định giải pháp và thực hiện

Câu hỏi đặt ra là “Việc làm đó có hiệu quả không?” Khi chúng ta đã đưa ra danh sách kiểm tra cho sản phẩm mới trong vài tháng, và sau đó chúng ta sẽ quay trở lại phần dữ liệu, xem xét và đánh giá liệu số lượng cuộc gọi có giảm hay không? Nếu không và nếu các cuộc gọi lại tăng lên một lần nữa, hãy thử lại. Nhưng nếu chúng ta đạt được kết quả mong muốn. Nếu giải pháp của chúng ta thành công, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm.

Ý tưởng của tiêu chuẩn hóa là

“Chúng ta phải nỗ lực hết sức để tìm kiếm giải pháp này, hãy xem liệu chúng ta có thể áp dụng nó trong tổ chức này một cách rộng rãi đến mức nào.”

Vậy thì liệu chúng ta có thể áp dụng nó với các sản phẩm khác không? Đối với những sản phẩm mới sắp được giới thiệu thì sao? Đối với những sản phẩm cũ thì làm thế nào? Chúng ta có thể áp dụng nó trong nội bộ các phòng ban khác không? Chúng ta có thể áp dụng nó với các đối tác bằng cách nào là tốt nhất? Hay chúng ta có thể làm được gì để thực thi rộng rãi giải pháp mà chúng ta đã phải nhọc công tìm ra? Sau tiêu chuẩn hóa, còn một bước nữa.

Bước 7 – Đánh giá quá trình giải quyết vấn đề

Ý tưởng của bước này là tìm hiểu một cái gì đó trên cơ sở công việc chúng ta đã thực hiện. Khi chúng ta bắt đầu, có thể có một hoặc hai người biết rằng đây là một vấn đề. Nhưng qua thời gian một nhóm người chắc chắn sẽ biết về vấn đề. Chúng ta có thể họp nhóm lại với nhau một lần nữa và chúng ta có thể đưa ra câu hỏi:

“Làm thế nào để chúng ta có thể giải quyết vấn đề này?”

“Chúng ta đã làm được gì?”

“Những mặt tích cực mà chúng ta nên duy trì lần tới là gì?”

Chúng ta cần lĩnh hội những bài học này và luôn mang theo bên mình để nếu như chúng ta có một vấn đề cần giải quyết lần tới, chúng ta có thể làm tốt hơn.

Vì vậy, lần tới khi bạn cần giải quyết vấn đề, nếu đó là một vấn đề phực tạp bạn sẽ không bị vướng vào chiếc vòng luẩn quẩn, nơi mà mỗi giải pháp là một vấn đề mới. Thay vào đó, hãy dành thời gian để phân tích 7 bước trong giải quyết vấn đề.

Sau 3 bước này, bạn sẽ chắc chắn rằng bạn đang giải quyết đúng vấn đề. Sau khi bạn 4. Hoạch định giải pháp và thực hiện, hãy 5. Đánh giá hiệu quả của nó. Và nếu giải pháp hiệu quả, hãy 6. Chuẩn hóa rộng rãi trong doanh nghiệp và 7. Đánh giá quá trình của để có được kinh nghiệm cho lần tới. Chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được giải pháp để giúp cho doanh nghiệp giải quyết vấn đề một cách triệt để.

5 Bước Để Nắm Vững Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Mà Bạn Cần Biết

Trong xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay, chúng ta luôn phải đối mặt với hàng trăm vấn đề nảy sinh ngay trong đời sống cá nhân và công việc. Để gỡ bỏ những nút thắt, trở ngại khiến ta đau đầu thì bạn phải có khả năng làm chủ vấn đề và giải quyết chúng thật nhanh và hiệu quả. Và lúc này, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn vượt qua tất cả để thoải mái và thuận lợi hơn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì mới có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

Các bước giải quyết vấn đề

Phân tích các yếu tố hoặc nguyên nhân gây ra tình huống không mong muốn

Đầu tiên của bước này là chúng ta phải hiểu rõ nguồn gốc vấn đề:

Dù bất kỳ sự việc lớn hay nhỏ nhưng để tìm được phương pháp giải quyết vấn đề khoa học thì việc trước tiên bạn phải hiểu rõ được nguồn gốc của việc đó.

Sau khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề, việc tiếp theo bạn hãy bắt tay vào phân tích vấn đề đó. Phân tích vấn đề giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề, biết được vấn đề đó sai ở đâu, sai như thế nào, có nghiêm trọng hay không và đưa ra các lựa chọn hợp lý nhất để xử lý vấn đề một cách tốt nhất.

Tạo ra một số biện pháp can thiệp khác để đạt được mục tiêu cuối cùng

Trước một chuyện phức tạp khiến bạn khó giải quyết ngay được thì việc đầu tiên để đối mặt với nó là hãy đơn giản hóa mọi việc.

Bạn đã phân tích xong, biết được sự việc đó mắc lỗi ở đâu, cần giải quyết vấn đề như thế nào, tiếp theo bạn hãy đơn giản hóa vấn đề đó.

Có thể trước đó bạn đã gặp nhiều vấn đề khác nhau và đều được xử lý nhanh gọn bằng một giải pháp chung, nhưng đến vấn đề này bạn đã áp dụng giải pháp cũ nhưng không hiệu quả.

Đừng lo lắng, bạn hãy tìm ra giải pháp mới, bỏ qua lối mòn mà trước đây bạn thường đi, mỗi vấn đề sẽ có đặc điểm khác nhau, không phải vấn đề nào cũng có thể áp dụng một giải pháp giải quyết được, hãy mạnh dạn thay đổi, bạn sẽ có kết quả bất ngờ.

Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau

Đừng gò bó mình trong khuôn khổ, hãy nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau sẽ giúp cho bạn thấy được điểm mấu chốt của vấn đề. Đó là cách nhìn bao quát nhất, bạn sẽ biết mình đã làm được những gì, chưa làm được gì, khi đó bạn sẽ biết được vấn đề đó phát sinh từ đâu, tại sao lại mắc phải nó, làm thế nào để thoát khỏi khúc mắc đó để tiếp tục đi tiếp.

Đánh giá các giải pháp tốt nhất

Sau khi nhìn nhận, đánh giá và đưa ra các giải pháp, bước tiếp theo vô cùng quan trọng sẽ quyết định đến kết quả của vấn đề là chọn giải pháp.

Nếu bạn chọn giải pháp sai đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề của bạn sẽ rơi vào bế tắc. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ giải pháp. Hãy nhìn lại nguồn gốc phát sinh, đánh giá vấn đề thật cẩn thận để chắc chắn rằng giải pháp bạn lựa chọn là hợp lý nhất.

Sau đó, chọn được giải pháp giải quyết vấn đề, việc cần làm tiếp là đề ra mục tiêu. Mục tiêu sẽ giúp bạn định hình được đích đến của mình và làm thế nào để đi được đến cái đích cuối cùng đó.

Thực hiện kế hoạch

Mọi thứ đã được chuẩn bị hoàn tất, bây giờ nhiệm vụ của bạn là bắt đầu tiến hành giải quyết vấn đề. Đây là khâu vô cùng quan trọng, những vấn đề có thể phát sinh thêm sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh, để chắc chắn rằng vấn đề của bạn sẽ được giải quyết tốt nhất và mang lại kết quả như mong muốn.

Đánh giá hiệu quả của những can thiệp

Đánh lại kết quả vấn đề là việc bạn tổng kết lại toàn bộ quá trình giải quyết của bạn từ khâu xác định nguồn gốc cho đến khi vấn đề được giải quyết xong. Việc làm này giúp bạn có cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề, những giải pháp, cách lựa chọn giải pháp, từ đó bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và cho những lần giải quyết vấn đề sau này.

Các ví dụ về kỹ năng giải quyết vấn đề

Xác định các yếu tố tác động đến sự căng thẳng

Xây dựng kế hoạch điều trị

Nghe tích cực

Những trở ngại trước khi thực hiện

Đánh giá hiệu quả của can thiệp

Các giải pháp Brainstorming

Đánh giá các chiến lược thay thế để giảm căng thẳng

Tìm trung tâm

Chẩn đoán bệnh tật

Vẽ sự đồng thuận xung quanh một loạt các giải pháp

E – M

Đánh giá các chiến lược thay thế để giảm căng thẳng

Tính linh hoạt để thử cách tiếp cận mới

Thu thập dữ liệu

Xác định nguyên nhân của các vấn đề xã hội

Xác định sở thích của tất cả các bên

Giải pháp thực hiện

Thông dịch dữ liệu để xác định Các vấn đề

Xúc tiến các xung đột giữa các cá nhân

P – Z

Các hành động xác định chính xác sự đóng góp vào tình trạng hôn nhân

Đề xuất giải pháp ngoại giao cho các tranh chấp biên giới

Nhận biết các mô hình nghiên cứu không hợp lệ

Giải quyết khiếu nại của khách hàng

Cơ cấu lại ngân sách sau khi giảm thâm hụt doanh thu

Lựa chọn nhân viên để giải quyết trong thời gian kinh doanh suy thoái

Thử nghiệm giả thuyết

Xử lý sự cố các sự cố máy tính – Xác nhận dữ liệu để xác định đúng các vấn đề

Kỹ năng giải quyết xung đột có vai trò gì?

Không phải bất cứ tình huống nào bạn cũng đều xử lý vấn đề một cách dễ dàng. Vì trong quá trình đó, quan điểm của bạn sẽ không bao giờ trùng khớp với người khác nên việc xảy ra xung đột là hoàn toàn có cơ sở. Do đó, kỹ năng giải quyết xung đột sẽ giúp bạn trong những tình huống khó xử ấy.

Nếu bạn giải quyết tốt các xung đột sẽ dẫn đến các kết quả sau:

Tăng cường sự liên kết: Một khi xung đột được giải quyết hiệu quả, họ sẽ thấu hiểu nhau hơn về tình cảm, hoàn cảnh…điều này tạo cho họ niềm tin vào khả năng làm việc nhóm cũng như cùng hướng đến mục tiêu của tổ chức

Nâng cao kiến thức bản thân: Xung đột đẩy những cá nhân phải nỗ lực hơn để nhanh chóng vượt qua “đối thủ” của họ, giúp họ hiểu những vấn đề thật sự quan trọng nhất đối với họ, và hướng họ đến thành công nhanh hơn.

– HR Insider –VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Giải Quyết Triệt Để Vấn Đề Môi Trường

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể giải trình tại Quốc hội chiều 30/10.

(Ảnh: Bích Liên)

Theo đại biểu, vừa qua vấn đề nước sạch đã tạo ra hình ảnh rất đặc biệt ở thủ đô Hà Nội như thời bao cấp để người dân đi xếp hàng hứng nước. Sự việc này cho thấy sự quản lý lỏng lẻo trong quản lý nguồn nước, tạo ra nhiều khe hở để những kẻ luồn lách thu lợi trên sức khỏe người dân. Do đó, cần rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật đã ký với công ty cấp nước cổ phần hóa để bảo đảm cấp nước sạch trên phạm vi cả nước.

Đại biểu cũng đề nghị, cần có sự can thiệp chính sách, sự phối hợp của nhiều ban, ngành địa phương mới có khả năng khắc phục vấn đề này. “Không thể cải tạo không khí bằng các biện pháp đơn lẻ hay xử phạt vi phạm mà cần sự vào cuộc thực sự của cơ quan chức năng. Chúng ta có Quỹ bảo vệ môi trường nhưng hoạt động của Quỹ này vẫn là dấu hỏi lớn cho cử tri. Liệu chúng ta có thể đưa tiêu chí rất cụ thể cải thiện chất lượng môi trường năm sau không xấu hơn năm trước”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho biết.

Cùng đề cập vấn đề môi trường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) nhấn mạnh, nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường như vụ cháy nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng Đông, vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà… cho thấy chính quyền nhiều nơi, trong đó có chính quyền đô thị còn lúng túng, chưa thực thi đầy đủ trách nhiệm với dân.

Từ thực tế đó, đại biểu đặt câu hỏi: Vì sao nhiều vùng ô nhiễm không có biện pháp kiểm tra giám sát để kịp thời xử lý vi phạm và khi xảy ra vụ sự cố không kịp thời thông báo cho người dân để có biện pháp bảo vệ sức khoẻ, tính mạng?

Tập trung vào một số dự án lớn khắp 3 miền

Đại biểu cho rằng việc bảo đảm quyền lợi, sức khỏe, tính mạng người dân là vấn đề quan trọng. Bởi vậy, Chính phủ trong thời gian tới cần có biện pháp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tập thể, cá nhân có trách nhiệm để làm thay đổi thực trạng này.

Giải trình trước Quốc hội về vấn đề của ngành, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể tập trung nói về 2 vấn đề chính là hệ thống giao thông tại các vùng miền và các dự án trọng điểm chậm tiến độ.

Theo Bộ trưởng, hiện nay cả nước có 24.500 km đường quốc lộ, gần 2.000 km đường cao tốc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Đất nước cũng có 22 sân bay, 3.200 km đường biển, trong đó đang tập trung phát triển vận tải ven bờ, 3.200 km đường sắt đi qua nhiều tỉnh. Hệ thống giao thông đã phát triển nhưng so với yêu cầu, giao thông liên vùng còn hạn chế.

Tại miền Bắc, Bộ GTVT sẽ triển khai các trục dọc như cao tốc Hòa Bình – Sơn La, Chi Lăng – Hữu Nghị – Đồng Đăng, Hạ Long – Móng Cái. Các trục liên kết ngang như quốc lộ: 4C, 4D, 209, 37. Với định hướng trên, các trục ngang sẽ kết nối tục dọc tạo ra hệ thống giao thông hoàn thiện.

Tại Đồng bằng sông Hồng, Bộ trưởng cho biết sẽ tập trung phát triển các đường vành đai của Hà Nội và trục kết nối với Hải Phòng để phát huy lợi thế của cảng biển Lạch Huyện. Mục tiêu để dễ dàng đưa hàng hóa ra Lạch Huyện và hoàn thành hệ thống này trong 5-10 năm tới. Bộ trưởng GTVT cho biết, thời gian tới Bộ sẽ tập trung vào một số dự án lớn khắp 3 miền.

Theo Bộ trưởng, tại miền Trung hiện tại đang có đường sắt Bắc – Nam chạy qua, đường biển dọc miền Trung, quốc lộ 1A đã nâng cấp lên 4 làn xe. “Thời gian tới sẽ có thêm đường cao tốc kết nối từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội và đường Hồ Chí Minh. Với những trục dọc như vậy thì liên kết vùng miền Trung tương đối tốt. Chúng tôi sẽ nghiên cứu các trục ngang, điển hình như nối ven biển với Tây Nguyên”, Bộ trưởng cho biết.

Ngoài ra, đại biểu tỉnh Hà Giang cũng đề cập đến vấn đề rà soát bom mìn, quy tập mộ liệt sỹ trên địa bàn nhằm giải phóng đất canh tác, từ đó giảm dần và xóa bỏ thực trạng cư dân tự phát sang làm ăn phía bên kia biên giới./.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Hiệu Quả trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!