Xu Hướng 6/2023 # Kỳ Cuối: Tìm Giải Pháp Chống Ngập Hiệu Quả # Top 14 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Kỳ Cuối: Tìm Giải Pháp Chống Ngập Hiệu Quả # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Kỳ Cuối: Tìm Giải Pháp Chống Ngập Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(CAO) Dù được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt của thành phố, đóng vai trò quan trọng trong tiêu thoát nước, chống ngập, nhưng mạng lưới hơn 1.000km sông, rạch tại TPHCM luôn phải đối mặt với nhiều đe dọa, như: tình trạng lấn kênh, lấp rạch trái phép vẫn diễn ra, rác thải sinh hoạt tràn lan…, gây tắc dòng chảy và nhiều hệ lụy khác, làm ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe người dân…

Kinh nghiệm từ thế giới

Trong quá trình đô thị hóa, nhiều nước trên thế giới với địa hình tương tự Việt Nam cũng từng gặp khó khăn trong việc xử lý chống ngập. Tuy nhiên, nhờ quá trình nghiên cứu bài bản và thực hiện một cách triệt để, đồng bộ cùng quá trình đô thị hóa, vấn đề ngập gần như đã được giải quyết hoàn toàn ở Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia) hay gần hơn là Bangkok (Thái Lan).

Singapore là quốc gia có tốc độ đô thị hóa chóng mặt nhưng lại mang tới cho người dân cuộc sống chất lượng cao, trong khi vẫn bảo toàn việc phát triển bền vững. Để có được kết quả tốt đẹp như vậy, các chuyên gia, nhà quản lý đô thị đã đúc kết được những nguyên lý cơ bản nhất, như tôn trọng vòng tuần hoàn của nguồn nước. Từ đó, đảo quốc này xây dựng kịp thời hệ thống hồ trữ bố trí khoa học, vừa có thể chống lũ lụt, chống nước biển dâng, vừa đảm bảo nguồn nước ngọt cho người dân.

Công trình hồ trữ nước tiêu biểu của Singapore là hồ chứa và đập Marina Barrage với chiều dài 350m, chi phí xây dựng 135 triệu USD. Nếu mưa lớn khi thủy triều xuống, các cổng đập sẽ được hạ xuống để giải phóng lượng nước thừa từ hồ chứa ra biển. Nếu mưa lớn xảy ra khi thủy triều lên, các cổng sẽ được đóng lại, máy bơm thoát nước khổng lồ được kích hoạt để bơm nước từ hồ chứa ra biển.

Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia cũng từng đối diện với nguy cơ ngập do nằm gần nơi hợp lưu của hai dòng sông. Từ năm 2007, Kuala Lumpur đã đưa vào vận hành hệ thống Đường hầm xử lý nước mưa và giao thông (SMART) nhằm giải quyết vấn đề lũ lụt đồng thời làm giảm ùn tắc giao thông dọc theo cầu vượt Jalan Sungai Besi và Loke Yew. Đây là đường hầm đa năng dài nhất thế giới, với hầm chứa dài 9,7km bên dưới đường hầm giao thông dài 4km.

Hầm giao thông được đặt phía trên, còn bên dưới là hầm chứa nước và được vận hành hoàn hảo theo 3 chế độ: nếu mưa ít và không có bão, hầm chỉ hoạt động như tuyến đường bộ thông thường; nếu mưa to, bão ở cấp độ vừa phải, hầm chứa nước được mở ra bên dưới để trữ nước mưa, xe cộ vẫn lưu thông ở phía trên; khi thành phố đối diện với cơn bão lớn, các phương tiện sẽ bị cấm lưu thông, phần hầm dành cho xe di chuyển cũng trở thành nơi chứa nước. Khi cơn bão đi qua, đường hầm được rút nước, rửa sạch và mở cửa trở lại cho phương tiện lưu thông trong tối đa 48 giờ.

Cũng áp dụng các biện pháp hồ điều tiết, hồ chứa nước theo ý tưởng của Singapore, thủ đô Bangkok của Thái Lan không còn bị ngập dù trước đó, tình trạng này đã kéo dài nhức nhối. Do được xây dựng trên khu vực đầm lầy, nhiều sông rạch xen kẽ, hệ thống cống cũ kỹ của Bangkok sau quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã không còn đáp ứng được khả năng thoát nước.

Hình ảnh “mưa là ngập” đã trở nên quen thuộc ở TPHCM trong quá trình đô thị hóa

Chính quyền Bangkok rất quyết tâm giải quyết tình trạng thành phố ngập nặng. Chỉ trong vài năm, Bangkok công bố 28 dự án chống ngập mới, trị giá 26 tỉ baht (tương đương 610 triệu bảng Anh) để nạo vét lòng sông, xây các đê chống ngập và hầm trữ nước.

Ngay trung tâm của thành phố, một công viên với diện tích hơn 4ha mọc lên với những bể chứa nước ngầm và 1 hồ điều tiết có sức chứa 3,78 triệu lít nước. Nếu gặp mưa lớn, hồ điều tiết và các bể chứa sẽ hoạt động, giúp thoát nước nhanh chóng và điều tiết qua hệ thống cống sau khi cơn mưa kết thúc.

Ngoài hệ thống này, Bangkok còn xây dựng 5 giếng ngầm có sức chứa lên tới hơn 27 ngàn mét khối nước. Các giếng ngầm này được xây trải dài ở những khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng, nhằm chống ngập tức thì cho những khu vực trũng.

Áp dụng nghiên cứu của các chuyên gia

Ở TPHCM, quá trình đô thị hóa diễn ra cực kỳ nhanh, kèm với đó là tình trạng lấp kênh rạch, lấn chiếm trái phép, xả rác bừa bãi… Đây là vấn nạn khó tránh khiến hệ thống cống thoát nước trở nên quá tải, không theo kịp sự thay đổi của khí hậu và được coi là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc chống ngập chưa đạt kết quả như mong muốn, dẫu chính quyền thành phố đã bỏ ra hàng trăm ngàn tỷ đồng để xây các công trình chống ngập.

Các giải pháp chống ngập ở TPHCM thời gian qua vẫn chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt

Theo ông Hồ Long Phi – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TPHCM), nguyên Phó ban Điều hành chương trình chống ngập TPHCM, việc này là minh chứng điển hình cho khả năng hữu hạn trong chống ngập của các giải pháp công trình.

Khả năng của các công trình cống thoát nước hoặc ngay cả đê, kè ngăn nước phụ thuộc hoàn toàn vào công suất thiết kế của chúng. Quá mức này, hiệu quả các công trình giảm xuống đáng kể. Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã phải trả giá cho việc xây đê bao quanh bằng trận ngập kéo dài hàng tháng trời cách nay mấy năm khi nước dâng vượt quá chiều cao của đê. Từ thực tế ấy, bên cạnh giải pháp công trình mà các nhà khoa học thường gọi là giải pháp “cứng”, các nhà khoa học đã nghiên cứu và kêu gọi thực hiện thêm các giải pháp phi công trình, thường gọi là giải pháp “mềm” để ứng phó với tình trạng ngập.

“Con người không thể tiên đoán một cách chắc chắn rằng tự nhiên sẽ thay đổi như thế nào. Trong bối cảnh ấy mà chỉ dùng các giải pháp bất biến là xây dựng công trình để đối phó với cái khả biến của tự nhiên là không khả thi”, Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt, nguyên Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường TPHCM, người đã trực tiếp xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho TPHCM, nhận định.

Những giải pháp “mềm” thường được các nhà khoa học đưa ra là xây hồ điều tiết nước, chống bê-tông hóa đô thị – tạo điều kiện cho nước thẩm thấu vào đất, trồng thêm cây xanh… Hồ điều tiết có thể được xây nổi hoặc ngầm. Hồ điều tiết nổi là những hồ được đào trên mặt đất, vừa làm nơi trữ nước vừa tạo cảnh quan. Hồ điều tiết ngầm được xây ngầm trong lòng đất, ở những vị trí trọng yếu thường xảy ra ngập lụt.

Trước diễn biến bất thường của khí hậu, nhiều nhà khoa học đã đánh giá rất cao vai trò của các giải pháp “mềm”, thậm chí còn cho rằng phải phối hợp cả 2 nhóm giải pháp “mềm” và “cứng” để có được hướng giải quyết ngập một cách tốt nhất.

Theo ông Vũ Văn Điệp – Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TPHCM), các dự án xây hồ điều tiết trước đây chỉ là dự kiến và sẽ được đưa vào quy hoạch điều chỉnh về thoát nước và thủy lợi mà TPHCM đang triển khai. Sau khi có quy hoạch điều chỉnh sẽ đầu tư xây dựng hồ điều tiết bằng các hình thức từ ngân sách hoặc PPP.

Cuối năm 2018, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM đề xuất xây 5 hồ điều tiết ngầm tại các vị trí: công viên làng hoa Gò Vấp (quận Gò Vấp), dải cây xanh phân cách trên đường Phan Xích Long… Tổng vốn đầu tư các hồ điều tiết này khoảng 475 tỷ đồng, nhưng đến nay các hồ này vẫn còn nằm trên giấy!

Nỗ lực làm xanh lại dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè của thành phố

Từng được xem là con kênh chết trên địa bàn, những năm gần đây, được UBNDTP đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng nên dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã chuyển mình, từ con kênh đen, hôi thối nay đã trong xanh trở lại. Trong những biện pháp cải tạo dòng chảy, nhiều cơ quan, tổ chức đoàn thể của thành phố đã cho thả hàng tấn cá xuống kênh, giúp biến nơi này trở thành dải lụa xanh vắt ngang thành phố.

Còn nhớ vào thập niên 80 của thế kỷ trước, do cuộc mưu sinh, hàng nghìn hộ dân khắp nơi đã chạy đến tuyến kênh này dựng lên hàng nghìn căn nhà ổ chuột chạy song song với tuyến kênh, dẫn đến tình trạng dòng chảy ô nhiễm nghiêm trọng và đến năm 2005 trở thành dòng kênh “chết”, chẳng tôm cá nào sống nổi. Trước tình trạng đó, UBND TPHCM đã quyết tâm hồi sinh dòng kênh, đầu tư hơn 10 nghìn tỷ đồng để dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có thể khởi công vào tháng 3-2003 và sau gần 10 năm thi công, tháng 8-2012 đã hoàn thành trong sự vui mừng của người dân thành phố.

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè sau khi được cải tạo

Sau khi giải tỏa được hàng ngàn căn nhà tạm, chính quyền thành phố còn cho xây 2 tuyến đường Hoàng Sa – Trường Sa, làm đường lát vỉa hè, trồng cây xanh, xây công viên dọc theo 2 tuyến này. Không dừng lại đó, mỗi năm chính quyền thành phố đều dành ngân sách lấy mẫu nước, mẫu bùn đáy phân tích đánh giá “sức khỏe” định kỳ cho kênh. Do thời gian dài không được cải tạo, một số đoạn kênh bắt đầu xuất hiện nước thải bùn, rác, gây bồi lắng một số đoạn làm ảnh hưởng đến dòng chảy. Trung tâm Quản lý đường thủy thuộc Sở Giao thông vận tải TPHCM đã cho vét khoảng 40.000m3 bùn, đất của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, trả lại cho kênh dòng nước trong xanh.

Có thể thấy dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè xứng đáng là công trình thế kỷ của thành phố. Bà Nguyễn Thị Phấn – người dân sống ở Q. Bình Thạnh – bày tỏ, 15 năm trước người dân không dám đứng ven kênh để tập thể dục hay đi bộ như bây giờ, vì hồi đó rác nhiều lắm, nước kênh thì đen kịt, ô nhiễm nặng nề. Giờ thì những hình ảnh đó đều đã là quá khứ, chạy dọc tuyến kênh là hình ảnh công viên, bên dưới là dòng nước trong xanh. Chiều xuống, hàng nghìn người dân TP ra đây tập thể dục, hóng mát và hít thở bầu không khí trong lành, trẻ em thoải mái vui đùa…

Những năm gần đây thành phố còn triển khai tuyến du lịch đường thủy nội thị đầu tiên trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, với lộ trình gồm 4,5km đi qua các quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, thời lượng khoảng 1 tiếng, bằng thuyền mái che và thuyền phụng nhỏ chèo tay. Đây là sản phẩm du lịch mới rất được người dân thành phố và du khách đón nhận.

Kỳ 1: Ai “chôn sống” những dòng kênh?

(CATP) Dù được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt của thành phố, đóng vai trò quan trọng trong tiêu thoát nước, chống ngập, nhưng mạng lưới hơn 1.000km sông, rạch tại TPHCM luôn phải đối mặt với nhiều đe dọa, như: tình trạng lấn kênh, lấp rạch trái phép vẫn diễn ra, rác thải sinh hoạt tràn lan… 

Kỳ 2: Thiếu ý thức, kênh rạch hóa ao tù

(CATP) Mạng lưới sông, kênh, rạch phân bố rộng khắp toàn địa bàn TPHCM, nhưng nhiều nỗ lực phát triển du lịch đường sông và giao thông đường thủy đặt ra trong những năm qua đều thất bại. Một trong những nguyên nhân chính là rác thải gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng và ách tắc luồng chảy.

Kỳ 3: Thủ phạm xả rác là ai?

(CATP) Như tình thế mặc nhiên, hằng ngày các kênh, rạch trên địa bàn TPHCM liên tục tiếp nhận thêm vô số rác và nước thải chưa qua xử lý. Dù những năm qua, thành phố phải tốn hàng chục ngàn tỷ đồng để nạo vét, cải tạo, chỉnh trang nhiều kênh, rạch, nhưng nhiều đoạn, tuyến vừa chuyển mình trở nên đẹp đẽ, nên thơ thì lại tái ô nhiễm vì rác và nước thải bẩn. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân bị bắt quả tang, xử lý về hành vi xả thải trái pháp luật chưa nhiều. Do đó, chưa đủ sức răn đe những đối tượng cố tình gây ô nhiễm môi trường.

Kỳ 4: Điểm mặt thủ phạm gây thối kênh Ba Bò

(CATP) Kênh Ba Bò chảy qua địa bàn TPHCM và Bình Dương, là một trong những con “kênh thối”, được xem là điểm nóng về ô nhiễm môi trường nhiều năm qua. Dù TPHCM và Bình Dương đã đầu tư cả nghìn tỷ đồng để cải tạo, khắc phục, nhưng đến nay vẫn chưa cải thiện. Hàng nghìn nhà dân sống ven kênh luôn phải đối diện với tình trạng ô nhiễm.

Kỳ 5: Báo động nạn lấp kênh làm lối đi

(CATP) TPHCM được thiên nhiên ban tặng cho hàng chục dòng sông và nhiều kênh, rạch chảy uốn lượn khắp địa bàn. Hệ thống sông ngòi này giúp tiêu thoát nước vào mùa mưa. Tuy nhiên những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều tuyến kênh, rạch bị san lấp vô tội vạ để làm nhà ở, đường đi, gây ngập úng vào mùa mưa. Dù các cơ quan chức năng nhiều lần kiểm tra, xử lý, nhưng tình trạng vi phạm còn khá phổ biến.

Nhóm PVĐT

Giải Pháp Chống Ngập Nước Tại Nhà Nhanh Và Hiệu Quả

Hiện nay, người dân Việt Nam đều có một nỗi lo lắng chung là vấn đề ngập nước mỗi khi mùa mưa về. Mỗi khi mùa mưa đến thì lại khiến cho đường phố bị ngập nước, nơi nơi đều có làm cản trở công việc của rất nhiều người. Khi nước ngập vào nhà sẽ khiến nhà của bạn bị hư hại và khó di chuyển được trên các con đường bị ngập nước. Hơn thế nữa, việc ngập nước mang lại khá nhiều căn bệnh về da vì nước ngập thì có đủ các loại thành phần ô nhiễm độc hại và đủ loại ký sinh trùng.

Có hai giải pháp cho việc chống ngập nước đó là giải pháp thô sơ nhất – sử dụng miếng chắn bằng gỗ ở trước cửa nhà. Thông thường người dân Việt Nam sẽ chọn biện pháp này vì nó tiết kiệm được tiền bạc. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc dùng biện pháp này phải tốn khá nhiều thời gian vì để có được một miếng ván bằng gỗ cũng không hề dễ mà khi mưa về để chặn miếng ván trước cửa nhà cũng tốn mất rất nhiều công sức. Đó là chưa kể việc không thể chặn hết toàn bộ lượng nước ở bên ngoài vào.

Còn giải pháp thứ hai là sử dụng cửa tự động chống ngập tại Công ty Thiết Bị Công Nghiệp Vũ Hoàng. Sử dụng cửa tự động chấp ngập sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm được thời gian và công sức hơn là làm việc thủ công mỗi khi mưa về. Đây là loại cửa giúp bạn giải quyết được nỗi phiền muộn mỗi khi mưa về là nước sẽ tràn vào nhà và làm hư hại hết tất cả đồ đạc của mình.

Nguyên lý hoạt động của cửa tự động chống ngập nước:

Cửa tự động chống ngập nước sẽ không hề làm tốn diện tích đường đi của nhà bạn bởi vì bình thường nếu chỉ là mưa nhỏ thì nước mưa chảy theo rãnh thoát nước và thoát theo cống ngầm. Nhưng khi mưa quá lớn gây ra hiện tượng ngập lụt thì nước sẽ vào bể chứa ngầm, khi nước dâng lên phao nâng sẽ tự động nâng lên đẩy hệ thống cơ học, dùng hệ thống khí nén làm cho cửa ngăn chuyển động từ từ ép vào tường, tạo thành một chặn nước hoàn hảo, nước không thể vào bên trong được. Sau khi nước rút cánh cửa ngăn nước sẽ tự động trở lại vị trí ban đầu bằng một hệ thống tời đơn giản mà không cần sự can thiệp của con người. Hệ thống được làm bằng thép không gỉ, phao nâng được chế tạo bằng sợi thủy tinh nên khi hệ thống kích hoạt sẽ có đèn và còi cảnh báo người xung quanh để tránh tai nạn xảy ra.

Ưu điểm của cửa tự động chống ngập là hoạt động hoàn toàn tự động không cần sử dụng bất kì nguồn năng lượng nào từ bên ngoài như điện, thủy lực, khí nén hoặc lò xo. Khi bạn không có ở nhà mà mưa lũ thì vẫn không cần lo ngại vấn đề này, vì cửa hoạt động hoàn toàn tự động. Chính vì vậy sẽ giảm thiểu rủi ro nước tràn vào nhà ở mức cao nhất có thể.

Ở trên thị trường hiện nay cũng không thiếu gì chỗ có bán cửa tự động chống ngập nước đặc biệt là đối với nhu cầu cần thiết của người dân. Nhưng nếu như bạn lựa chọn chúng tôi chính là một điều vô cùng sáng suốt để có thể sở hữu một chiếc cửa tự động chống ngập chất lượng với giá thành phải chăng và chất lượng phục vụ chu đáo.

Đội ngũ nhân viên lắp ráp cũng như chuyên chở được đào tạo chuyên nghiệp nên cũng cho ra những dịch vụ nhanh chóng. Về bảo hành, bảo trì sản phẩm sau khi lắp đặt cũng được đảm bảo đúng thời hạn, không trì hoãn bất kì công đoạn nào làm mất thời gian của khách hàng.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi khi có nhu cầu.

Tìm Giải Pháp Bảo Tồn Rừng Ngập Mặn

Rừng ngập mặn Khánh Hòa đang đứng trước nguy cơ xóa sổ. Các nhà quản lý và khoa học đang tìm biện pháp bảo tồn.

Nguy cơ xóa sổ

Theo số liệu khảo sát về rừng ngập mặn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2017, rừng ngập mặn Khánh Hòa chỉ còn hơn 60ha. Trong khi đó số liệu trước năm 1975 là 2.500ha. Điều đó cho thấy, rừng ngập mặn Khánh Hòa đã bị tàn phá nghiêm trọng. 

Các nhà quản lý và khoa học cùng nhận định, thời kỳ mất rừng nhiều nhất là giai đoạn 1990 – 2000, khi con tôm “lên ngôi”, nhiều khu rừng ngập mặn bị tiêu diệt để làm đìa nuôi tôm. Toàn tỉnh bị mất rừng hàng ngàn héc-ta, đặc biệt là những khu vực có nguồn lợi to lớn như: đầm Nha Phu, Thủy Triều, rừng Tuần Lễ, khu vực Vĩnh Thái – Phước Đồng (TP. Nha Trang)… Rừng mất đồng nghĩa với sinh thái biến đổi, một thời gian sau con tôm bị dịch bệnh triền miên. Người nuôi tôm thua lỗ, không còn đủ sức duy trì con tôm, khi nhận thức được quay lại giữ rừng thì đã muộn. Diện tích rừng ngập mặn phục hồi không đáng kể so với trước. 

Không chỉ phá rừng ngập mặn nuôi tôm, các dự án phát triển kinh tế – xã hội cũng ảnh hưởng tới việc thu hẹp rừng ngập mặn. Điển hình như việc xây dựng đường Cổ Mã – Đầm Môn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng bần Tuần Lễ (xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh) cả trăm năm tuổi. “Việc ngăn nước mặn vào các ô rừng bần sau khi làm đường đã tác động xấu tới rừng bần khiến nhiều cây bần bị chết do điều kiện sống thay đổi. Cây bần – một cây điển hình của rừng ngập mặn, không thể sống khi thiếu nước mặn”, Kỹ sư Trần Giỏi – Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường cho hay. 

Thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân nhận thức được vấn đề về môi trường, vai trò của rừng ngập mặn đã gầy lại rừng. Song việc gây rừng cũng như “muối bỏ biển”. Năm 2013, Nhà máy Đường Cam Ranh phối hợp Viện Hải dương học Nha Trang trồng lại rừng sau nhà máy tiếp giáp với đầm Thủy Triều. Đơn vị đã cố gắng gầy lại rừng vừa tạo sinh cảnh vừa giúp thanh thải những chất không có lợi đến môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, rác thải nhựa đã uy hiếp sức sống của cánh rừng này. Rác thải nhựa đang bủa vây, bấu víu, bám vào thân cây mấm, gây tác động không tốt đến sức sinh trưởng và phát triển của cây mấm. 

Rừng ngập mặn của Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú.

Tìm giải pháp bảo tồn

Theo các nhà khoa học, rừng ngập mặn trên bán đảo Hòn Hèo rất đa dạng, phong phú với 54 loài (19 loài thực thụ và 35 loài tham gia thuộc 34 họ, 50 chi). Không chỉ đa dạng về thành phần loài mà rừng ngập mặn Hòn Hèo còn đa dạng về giá trị sử dụng như: làm gỗ, dược liệu, tinh dầu, tanin, thực phẩm, cây cảnh… Tổng diện tích rừng ngập mặn Hòn Hèo chỉ còn khoảng 30ha. Nhiều loài có nguy cơ cần khẩn cấp nhân giống bảo tồn. Các loài cây ưu tiên là: Bát nha, Bàng vuông, Phong ba, Hếp, Bằng phi, Tâm mộc tim, Đa tử biển, Vẹt dù…

Ông Lê Đình Quế – Kiểm lâm viên địa bàn Ninh Phú, Hạt Kiểm lâm Ninh Hòa cho biết, việc phục hồi rừng ngập mặn nói riêng hay rừng nói chung bằng cách giao rừng cho người nghèo, người khó khăn không còn phù hợp. Bởi, hộ nghèo không có điều kiện chăm sóc, bảo vệ rừng, dẫn đến rừng tiếp tục bị tàn phá. Cần xem xét giao rừng cho những hộ có điều kiện, để họ thuê mướn người nghèo làm việc, việc giữ rừng mới có hiệu quả. Một khó khăn hiện nay của lực lượng kiểm lâm là thiếu kinh phí và phương tiện giữ rừng. Việc khoán gọn định mức kinh phí không còn phù hợp để kiểm lâm có thể thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng, chưa kể nhiều nơi còn thiếu phương tiện để tuần tra rừng (cụ thể như tuần tra rừng ngập mặn phải có phương tiện thủy).  

Sự chung tay bảo vệ rừng ngập mặn rất cần sự trợ sức của các doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái. Ông Nguyễn Văn Hưởng – Trưởng phòng Tổ chức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú cho biết, kể từ khi đơn vị chuyển sang hình thức cổ phần hóa đã định hướng phát triển du lịch sinh thái. 2 đảo Hoa Lan và đảo Khỉ do đơn vị quản lý phát triển mạnh loại hình này. Trong đó, đảo Hoa Lan có rừng ngập mặn, đơn vị tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt và không ngừng phát triển mở rộng, hiện nay là 4,3ha, tương lai 10ha. “Việc huy động các doanh nghiệp tham gia bảo vệ phát triển rừng ngập mặn là hướng đi đúng. Hiện nay có nhiều đơn vị đã làm. Tỉnh cần có cơ chế phát huy, khuyến khích…”, ông Hưởng nói. 

Theo Tiến sĩ Lưu Hồng Trường – Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, Khánh Hòa cần khẳng định giá trị của rừng ngập mặn đối với phát triển kinh tế – xã hội – môi trường. Việc tỉnh xây dựng đề tài nghiên cứu khảo sát rừng ngập mặn Hòn Hèo thể hiện sự quan tâm và định hướng cho sự phát triển bảo tồn nguồn gen quý của rừng ngập mặn. Do đó, tỉnh cần có nghiên cứu tổng thể về rừng ngập mặn toàn tỉnh, từ đó có kế hoạch bảo vệ toàn diện. Bảo vệ, bảo tồn đi đôi với tuyên truyền, quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng, đồng thời có cơ chế, chế tài xử lý nghiêm hành vi xâm hại. Ngoài ra, tỉnh cần nghiên cứu xây dựng vườn bảo tồn cây giống rừng ngập mặn, đặc biệt là các loài cây quý hiếm, có nguy cơ bị xâm hại để làm cơ sở phục hồi rừng ngập mặn căn cơ, bền vững. 

V.LẠC

Những Giải Pháp Chống Thấm Hiệu Quả

Nói đến hiện tượng tường nhà bị thấm gây ẩm mốc thì đây là một trong những điều đáng lưu ý của các KTS khi tiến hành thiết kế, không những gây mất mỹ quan cho ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cho con người. Tôi xin liệt kê ra những nguyên nhân gây tường, trần nhà bị thấm:

– Thấm nước từ trên mái xuống: Nguyên nhân phần lớn ở các vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, các góc tường, giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái. Nước, hơi ẩm sẽ từ dưới qua các vết rạn nứt chân chim, nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường xuống bên dưới.

– Thấm nước từ sàn nhà vệ sinh: Cũng bắt nguồn chủ yếu từ vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, chân tường rạn nứt. Ngoài ra, cũng có thể khi thi công, các nhà thầu thi công không đảm bảo nguyên tắc chống thấm (ví dụ như không có giằng chống thấm, lớp chát chống thấm không đảm bảo…)

– Thấm do nứt cổ trần: Thường các vết rạn cổ trần rất to nên nước mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày sẽ gây thấm tường trên diện rộng.

– Tường ngoài rạn nứt chân chim

– Do tắc, hoặc thủng đường ống nước.

– Một nguyên nhân chủ quan là do khi thiết kế không đảm bảo khoảng chênh cốt cao độ giữa nền nhà so với nền phòng vệ sinh, nền ban công.

Một trong những guyên nhân gây nên hiện tượng tường nhà bị thấm thậm chí bị rỉ nước có phải do không cẩn trọng ở khâu thiết kế và thi công không?

Khâu thiết kế luôn phải đặt lên hàng đầu để có được những công trình chất lượng, không những thẩm mỹ đẹp

mà còn phải “thọ” theo thời gian. Hiện tượng tường hay trần

nhà bị thấm một phần nào cũng từ công đoạn thiết kế có sai sót đặc biệt là ở sàn mái và phòng vệ sinh vì đây là hai khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước. Các biện pháp chống thấm vì thế càng cần phải lưu ý hơn.

Thiết kế là vậy nhưng bên cạnh đó giai đoạn thi công cũng cần được giám sát chặt chẽ để đạt được chất lượng đúng như bản thiết kế. Thi công ẩu, không đúng với bản thiết kế thì việc rò rỉ nước, thấm dột trong công trình là điểu khó tránh khỏi.

Tôi xin chia sẻ những biện pháp khắc phục hiện tượng tường, trần nhà bị thấm để bạn đọc có thế hiểu rõ và phần nào cung cấp kiến thức về vấn đề này:

+ Kiểm tra toàn bộ đường ống nước, xem xét thật kỹ các vị trí.

+ Chống thấm mái, sân thượng với mục đích sử dụng bền lâu 40 – 50 năm tốt nhất sử dụng màng khò nóng chống thấm dày 3mm, dán vén lên chân tường 15-20 cm. Những vị trí của hộp kỹ thuật, ống thoát sàn có thể cán lớp vữa chống thấm hai thành phần. Hoàn thiện lại mặt bằng bằng vữa trát chống thấm.

Chống thấm sàn vệ sinh cũng tương tự với sàn sân thượng, lưu ý là cần vệ sinh thật sạch sẽ trước khi thi công.

+ Chống thấm giáp lai: Sử dụng màng chống thấm dán vén hai tường nhà, sau đó hoàn thiện bằng vữa chống thấm đàn hồi không rạn nứt.

+ Xử lý rạn nứt cổ trần: Đục rộng vết nứt từ 3-4 cm, vệ sinh sạch sẽ, quét lớp hồ dầu kết nối latex, sau đó trát bằng lớp vữa chống thấm hai thành phần. Đợi lớp vữa khô, lăn hai lượt sơn chống thấm đàn hồi CT-04, lượt trước cách lượt sau 30 phút.

+ Tường ngoài rạn nứt chân chim: Vệ sinh sạch sẽ, cạo sạch rêu mốc, bụi bẩn. Dùng rulo lăn hai lớp sơn chống thấm hệ trộn xi măng CT-03, cách 1 ngày sau lăn 02 lớp sơn chống thấm đàn hồi CT-04 chịu được tia cực tím, tránh cho việc tường sau này bị rạn nứt.

+ Ngoài ra có thể dùng vữa chống thấm dạng composite, đây là vật liệu mới có nhiều tính năng vượt trội, thường được sử dụng để chống thấm cho các loại bể chứa, làm đáy lót cho các sân vườn trên ban công hoặc trên mái.

+ Thường xuyên kiểm tra đường ống nước kỹ thuật để phát hiện rò rỉ và tìm cách khắc phục sớm nhất .

+ Định kì kiểm tra, vệ sinh ống thu hồi nước sàn mái c ũng như sàn phòng vệ sinh, sê nô,…tránh gây ứ đọng nước. Những chỗ tiếp giữa tường, sàn, trần với các thiết bị kỹ thuật dẫn chứa nước cũng cần phải được chú ý vì đây là chỗ dễ rạn nứt và nước có thể qua các vết nứt gây thấm cho công trình.

Anh có thể đưa ra một số lời khuyên đối với những ngôi nhà chuẩn bị xây để tránh được hiện tượng thấm nước sau này?

Đầu tiên chủ đầu tư cần chú ý đến việc chọn vật liệu chống thấm dựa trên thiết kế KTS đã tư vấn. Sau nhiều năm gặp và xử lý nhiều trường hợp về chống thấm, tôi nhận thấy trước tiên là phải thiết kế đúng tiêu chuẩn chống thấm, các tiêu chuẩn về kết cấu (vì kết cấu không đảm bảo dẫn đến rạn nứt) và tư vấn chủ đầu tư sử dụng các vật liệu chống thấm tốt.

Sau đó chủ đầu tư cần chọn đội thi công có tay nghề, cũng như kinh nghiệm trong việc thi công chống thấm cho công trình tránh trường hợp sau này phải sửa chữa nhiều lần vừa ảnh hưởng đến công trình vừa không kinh tế.

Ở phần mái tùy vào loại công trình có thế là mái dốc hay mái bằng nhưng khi thiết kế thì độ dốc mái phải được tính toán cụ thể để lượng nước thoát nhanh nhất, về cấu tạo thì luôn có lớp chống thấm cho sàn mái hay là sàn phòng vệ sinh.

Tôi đưa ra những tư vấn trên để đội thi công, chủ đầu tư sử dụng các vật liệu và công nghệ chống thấm ở những vị trí đáng lưu ý trên và đạt hiệu quả tốt nhất.

QUÝ CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM CÁC SẢN PHẨM CÓ TÍNH NĂNG TƯƠNG TỰ TẠI ĐÂY HOẶC TẠI ĐÂY

HÓA CHẤT VIỆT MỸ – VMCGROUP -THẾ GIỚI HÓA CHẤT

343 Lê Lai – TP Thanh Hóa

Số 61B Nguyễn Khang -Cầu giấy – Hà Nội

Số 8 Ngõ 111 Phan Trọng Tuệ – Hà Nội

Số 406 Hùng Vương, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng

364 Điện Biên Phủ – TP Đà Nẵng

D2 Hàng Cá – chúng tôi Trang

11-13 Tạ Quang Bửu-P4-Quận 8-HCM

VMCGROUP Trân trọng cảm ơn Quý khách!

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỳ Cuối: Tìm Giải Pháp Chống Ngập Hiệu Quả trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!