Bạn đang xem bài viết Kinh Tế Tuần Hoàn: Cánh Cửa Thần Kỳ Để Việt Nam Phát Triển Bền Vững được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững ngày 12/9, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho hay, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trên hành trình phát triển bền vững.Năm 2018, theo World Bank, Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường kinh doanh; còn theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh. Nhưng cũng trong năm 2018, Việt Nam đã xếp hạng 54/162 quốc gia lọt vào top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững và chỉ thua Thái Lan trong ASEAN.
Như vậy, so với các nước có cùng trình độ phát triển, thì Việt Nam đang vượt lên trong cuộc “đua xanh”.
Nhưng, một con số đáng chú ý được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chỉ ra tại hội nghị: Việt Nam là một quốc gia nhỏ xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số, nhưng chúng ta hiện đứng thứ 4 thế giới về rác thải nhựa, với 1,83 triệu tấn/năm.
Theo World Bank, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP của năm 2013. Ô nhiễm nước cũng có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP. Cùng với đó, tình trạng suy giảm tài nguyên, tiêu thụ năng lượng tăng nhanh, ô nhiễm và suy thoái đất, đặc biệt là biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế của Việt Nam.
Kinh tế tuần hoàn là gì?
Để giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi cách tiếp cận chuyển đổi từ các mô hình “kinh tế truyền thống” sang “kinh tế tuần hoàn”. “Đây được xem là một ưu tiên trong giai đoạnt tiếp theo của phát triển đất nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển bền vững đạt được cả 2 mục tiêu, ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra.
Ở cấp độ thấp, kinh tế tuần hoàn tập trung vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và các mặt hàng nông sản, các nhà sản xuất được khuyến khích và yêu cầu áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn và thiết kế sinh thái.
Ở cấp độ cao, cấp độ doanh nghiệp, toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất đều được thiết kế và không có chất thải đưa ra môi trường. Chất thải đều được giảm thiểu tối đa, tái sử dụng và tái chế.
Theo ước tính thực tế tại Châu Âu, kinh tuần hoàn có thể tạo ra lợi ích 600 tỷ Euro mỗi năm, 580.000 việc làm mới và giúp giảm phát thải khí nhà kính.
Hiện nay, Việt Nam chưa có mô hình kinh tế tuần hoàn. Chúng ta mới dừng lại ở tái sử dụng, tái chế chất thải mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất và tiêu dùng, chưa mang lại lợi ích kinh tế nên chính hoạt động của các mô hình đó đã gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần phải có một hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn. Doanh nghiệp là động lực trung tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. Vai trò kiến tạo của nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển.
Việt Nam có thể cân nhắc đưa cả hai cách tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn của quốc tế vào lộ trình của mình. Đó là: Cách tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu và cách tiếp cận theo quy mô kinh tế, thành lập các không gian địa lý.
Bên cạnh đó, lộ trình cũng cần tiếp tục thực hiện các nội dung khác của kinh tế tuần hoàn, như khuyến khích năng lượng tái tạo, thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoàn thiện và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn đã có tại Việt Nam.
Về vấn đề này, đại diện HDBank cho rằng, thời gian tới, Bộ Công Thương và EVN cần tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng truyền tải điện để tối ưu hóa các nguồn phát của các dự án năng lượng tái tạo đã và đang được đầu tư.
Đồng thời, sớm ban hành giá điện Mặt trời sau ngày 30/6 để tạo niềm tin và động lực rót vốn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào dự án năng lượng tái tạo, đưa Việt Nam thành trung tâm năng lượng của khu vực.
Còn ông Vũ Tiến Lộc đề nghị đưa chủ trương thúc đẩy kinh tế toàn hoàn vào nghị quyết của Đảng và đề nghị Quốc hội ban hành “Luật về thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn”.
“Quốc hội và Chính phủ có chính sách để khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Xác định rõ trong việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm”, ông Lộc nói.
Giải Pháp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Tuần Hoàn Ở Việt Nam
Hình ảnh tại buổi Hội thảo
Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang trở thành xu hướng của nhiều quốc gia. Nếu như mô hình kinh tế truyền thống chỉ quan tâm tới việc khai thác tài nguyên trong sản xuất thì mô hình KTTH chú trọng vào việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng tròn khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như sửa chữa (repair), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle) và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ (sharing) hoặc cho thuê (leasing).
Việt Nam đã triển khai một số mô hình KTTH và mang lại những lợi ích cả về kinh tế và xã hội. Điển hình trong ngành nông nghiệp, mô hình vườn – ao – chuồng, mô hình nuôi tuần hoàn hữu cơ không chỉ giúp giảm phát thải mà còn đem lại thu nhập tốt cho người dân. Đặc biệt, các mô hình thu hồi năng lượng từ chất thải như biogas ở Huế, phân bón sinh học ở Đà Nẵng là giải xử lý an toàn chất thải động vật, tạo năng lượng tái sinh tạo nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt chống ô nhiễm môi trường và góp phần giảm phát thải, giảm hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy phát triển nền KTTH ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện, như: Khuyến khích đầu tư áp dụng các mô hình KTTH thông qua chính sách ưu đãi thuế, phí, lãi suất và đất đai cho các dự án, doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động thúc đẩy KTTH; khuyến khích sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm, cung ứng từ các hoạt động sản xuất – kinh doanh đáp ứng tiêu chí của mô hình KTTH; thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ; thúc đẩy hình thành cơ chế liên kết trên nền tảng của IOT; phát triển các mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu đô thị sinh thái; thay đổi thói quen người tiêu dùng, thực hiện lối sống bền vững; thúc đẩy tiêu dùng trung gian đối với thị trường nguyên liệu thứ cấp.
Kinh tế tuần hoàn đem lại 4 lợi ích cơ bản thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, bao gồm: tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội.
Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế Tuần Hoàn
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân tại buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn SCG (Thái Lan) do ông Piayong Jriyasetapong – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc dẫn đầu.
Toàn cảnh buổi làm việcTập đoàn SCG là một trong những Tập đoàn lớn có trụ sở chính tại Thái Lan, hoạt động kinh doanh từ năm 1913 tập trung vào lĩnh vực vật liệu xây dựng, lọc hóa dầu và cung cấp bao bì. Trong quá trình phát triển, Tập đoàn SCG luôn chú trọng định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn ở Thái Lan. Tại các nhà máy của SCG, từ năm 2012 đã không có chất thải chôn lấp. Các chất thải rắn được tái chế thành viên nén năng lượng để sử dụng trong các nhà máy xi măng hoặc phát điện.
SCG bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992 và hiện đang có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó lớn nhất là dự án lọc hóa dầu Long Sơn tại thành phố Vũng Tàu. Ngay từ khi đầu tư dự án lọc hóa dầu Long Sơn tại Việt Nam, Tập đoàn đã định hướng sẽ xây dựng và phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Tại buổi làm việc với SCG,Thứ trưởng Võ Tuấn nhân đề nghị, việc áp dụng kinh tế tuần hoàn ở dự án lọc hóa dầu Long Sơn cần tính đến các sản phẩm sau hóa dầu đáp ứng yêu cầu của kinh tế tuần hoàn, với khí thải, nước thải phải được xử lý tuần hoàn. Chất thải rắn sau quá trình sản xuất phải được thu hồi, tái sử dụng, tạo ra giá trị mới. Kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn ở dự án lọc hóa dầu Long Sơn của Tập đoàn SCG có thể là bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp và tập đoàn khác tại Việt Nam nhằm thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc áp dụng kinh tế tuần hoàn.
Thứ trưởng giao Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tập đoàn SCG xây dựng và vận hành “Mạng lưới Đối tác công tư về chất thải nhựa Việt Nam” dựa trên kinh nghiệm triển khai mạng lưới đối tác công tư về chất thải nhựa của Thái Lan. Năm 2020, giao cho Viện phối hợp với Tập đoàn SCG và các đơn vị chức năng của Bộ tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển bền vững gắn với kinh tế tuần hoàn. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, các nhà quản lý các nhà sản xuất trong và ngoài nước thực hiện tốt mô hình kinh tế tuần hoàn, có công nghệ tiên tiến, hiện đại, qua đó cùng thống nhất để đưa ra các kiến nghị, đề xuất về nội dung kinh tế tuần hoàn trong sửa Luật Bảo vệ môi trường, cũng như đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Chuyên Gia Nêu Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế Tuần Hoàn Tại Việt Nam
DNĐV – Việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn đối với Việt Nam là yêu cầu tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng truyền thống. Vì vậy, để phát triển kinh tế tuần hoàn một cách tốt nhất, cần có các giải pháp cụ thể.
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 với mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, “không đánh đổi” tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm và suy thoái môi trường, thì việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Trong đó, kinh tế tuần hoàn được hiểu là mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trong tiến trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt.
“Việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn đối với Việt Nam là yêu cầu tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng truyền thống. Phát triển kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất. Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Còn theo TS. Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), để phát triển kinh tế tuần hoàn một cách tốt nhất, cần có các giải pháp cụ thể. Theo ông Hiệp, trước tiên chúng ta cần nhận thức đúng đắn thế nào là kinh tế tuần hoàn để từ đó đầu tư tăng cường cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Cần ứng dụng công nghệ mới, nghĩa là chúng ta sẽ đưa các công nghệ vào để xử lý tái chế, biến rác thải, thải bỏ thành nguyên liệu đầu vào của chu trình sản xuất khác; Bên cạnh đó, cần có hệ thống chính sách, cơ chế bài bản áp dụng cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, các đơn vị giải pháp và cho người tiêu dùng.
“Đã có rất nhiều nước phát triển có kinh nghiệm trong việc này, chúng tôi đã trực tiếp đi thăm mô hình kinh tế tuần hoàn của Đài Loan, riêng trong tái chế họ đã có rất nhiều luật quy định về tái chế, từ vấn đề tái chế về thiết bị y tế, tái chế về công nghiệp, nông nghiệp,… họ có những bộ luật giúp cho doanh nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật”, ông Hiệp chia sẻ.
Ông Hiệp cũng cho rằng cần có những kế hoạch triển khai giải pháp về kinh tế tuần hoàn cho từng ngành nghề cụ thể bởi mỗi ngành, lĩnh vực thường có đặc thù riêng như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, y tế,… Cuối cùng, ông Hiệp nhấn mạnh, việc phát triển kinh tế tuần hoàn không phải việc của một quốc gia, mà là của nhiều quốc gia; không phải của một bộ ngành mà là của nhiều bộ ngành; không phải việc của một tổ chức mà là nhiều tổ chức. Chúng ta cần có sự kết nối của cộng đồng để đưa mô hình kinh tế tuần hoàn vào đời sống.
Phương Mai (theo VietQ)
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Tế Tuần Hoàn: Cánh Cửa Thần Kỳ Để Việt Nam Phát Triển Bền Vững trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!