Xu Hướng 3/2023 # Kinh Nghiệm Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa # Top 7 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Kinh Nghiệm Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hàn Quốc là một trong các quốc gia có tỷ lệ tái chế rác thải đô thị cao nhất thế giới và hoạt động xuất khẩu mặt hàng này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các quốc gia khác không nhập khẩu rác thải nhựa từ Hàn Quốc. Các Công ty thu gom, tái chế rác thải nhựa của Hàn Quốc đã đồng loạt tuyên bố dừng thu gom phế liệu. Chính phủ Hàn Quốc quyết định hỗ trợ tài chính cho các công ty tái chế rác thải và quan trọng hơn tìm cách chuyển xuất khẩu rác thải sang mô hình tái chế trong nước theo hướng bền vững và giảm sử dụng nhựa. Tháng 5 năm 2018, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã ban hành các quyết định khắt khe nhằm thắt chặt việc sử dụng rác thải nhựa, đồng thời đặt mục tiêu nâng tỷ lệ tái chế rác trong nước từ 34% đến 70% vào năm 2030.

Theo Cục Quản lý ô nhiễm của Thái Lan, rác thải nhựa của nước này tăng 12% mỗi năm, tức khoảng 2 triệu tấn. Nỗ lực thu gom rác rồi sau đó lại đem đi tái chế chỉ là biện pháp tạm thời. Biện pháp lâu dài và bền vững để hạn chế tác thải nhựa Thái Lan tiến hành là nâng cao nhận thức người dân, thay đổi hoàn toàn thói quen sử dụng các sản phẩm đồ nhựa dùng một lần.

Kể từ 01/01/2017, Colombia đã cấm sử dụng túi nilong kích thước nhỏ hơn 30 cm x 30 cm, đồng thời đưa ra các lựa chọn thay thế và khả năng chịu tải cao hơn, giúp giảm 27% lượng tiêu thụ loại vật liệu này.

Tháng 7 năm 2017, Chính phủ Colombia đã ban hành thuế đối với toàn bộ túi nilong nhằm khuyến khích người dân chuyển hướng sang loại túi có khả năng tái sử dụng. Người dân phải trả một xu Mỹ cho mỗi chiếc túi nilong. Hằng năm mức thuế sẽ tăng 50%. Khoản tiền thuế thu được để phục hồi nguồn sinh vật biển và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh đó, phát triển các tổ chức môi trường để thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường.

Tháng 11 năm 2018, các Bộ trưởng Môi trường liên bang, bang và vùng lãnh thổ thông qua Hội đồng bộ trưởng về môi trường Canada đã thông qua chiến lược toàn Canada nhằm hướng tới loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa. Chiến lược được xây dựng dựa trên các chương trình hiện có về giảm lượng rác thải nhựa tại bãi chôn lấp và trách nhiệm mở rộng các nhà sản xuất để tận dụng nhựa trong nền kinh tế nhưng loại bỏ nhựa ra khỏi môi trường. Sử dụng phương pháp tiếp cận vòng đời sản phẩm để giải quyết các khâu từ ngăn ngừa và thiết kế, thu gom, làm sạch cũng như phục hồi giá trị sản phẩm. Chiến lược phản ánh các ưu tiên của hệ thống quản lý chất thải, vận động nhiều ngành và đối tác cùng tham gia để loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa. Về mặt thị trường, đưa ra sản phẩm đến những khu vực có thể tái chế và nhựa dùng một lần cũng có thể tái chế.

Đạo luật này cũng tăng cường việc áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm sẽ phải chịu trách nhiệm” bằng các mở rộng trách nhiệm đối với các doanh nghiệp sản xuất. Về cơ bản, điều này có nghĩa là các nhà sản xuất phải chịu chi phí ô nhiễm chứ không phải một ngư dân lỡ làm mất lưới đánh bắt trên biển.

(Nguồn Monre.gov.vn)

Nhiều Giải Pháp Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa

Dùng chai nhựa đã qua sử dụng để trồng cây tại nhà

Tái sử dụng là biện pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích và khuyên người dân nên làm. Việc này sẽ hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải ra môi trường. Thay vì dùng một lần và vất đi, người dân có thể sử dụng sản phẩm đó cho những mục đích khác, vừa tiết kiệm vừa giúp bạn thỏa sức sáng tạo. Ví dụ như, chai nhựa sau khi sử dụng xong có thể tái sử dụng để đựng nước, bột giặt, nước rửa bát,…; hoặc tái sử dụng đồ nhựa, chai nhựa làm đồ trang trí như: ống cắm bút, chậu hoa,… Việc tái chế này hoàn toàn đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.

Phân loại rác thải từ đầu nguồn để tái chế. Nhiều người hiện vẫn có một thói quen đó là để chung các loại rác thải với nhau thay vì phân loại rác thải. Việc để chung này gây khó khăn cho nhân viên môi trường khi thu gom rác thải nhựa, gây tốn kém thêm thời gian cho việc phân loại rác trước khi xử lý, mặt khác nó còn làm cho rác thải nhựa bị lẫn, bị bẩn và có thể phải chôn hoặc đốt gây nên những tác động xấu đến môi trường. Vì thế, việc phân loại rác thải là rất cần thiết để tái chế, xử lý hiệu quả nhất.

Hạn chế việc đốt rác thải nhựa tại nhà. Bởi việc đốt rác thải nhựa mang đến rất nhiều nguy hại. Trong chất thải nhựa có một hàm lượng lớn carbon và hidro, khi đốt sẽ tạo ra những chất độc nguy hiểm cho con người, có thể gây ra bệnh: giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, những hợp chất hữu cơ bay hơi như VOCs, dioxin, furan có trong quá trình đốt rác thải nhựa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng không khí. Về lâu dài sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới tầng ozone.

Việc đốt rác thải nhựa không đúng quy trình tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Do vậy, việc đốt rác thải tại nhà là không nên, các hộ gia đình nên hạn chế đốt rác thải hay chôn lấp mà hãy phân loại và thu gom và chuyển cho đơn vị xử lý.

Bàn Về Giải Pháp Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa

Theo thống kê, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn trên thế giới, với khoảng 1,8 triệu tấn/năm; trong đó, 730 nghìn tấn nhựa thải trực tiếp ra môi trường. Tại Quảng Ninh, mỗi ngày có khoảng trên 1.100 tấn chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó có phát sinh lượng lớn rác thải nhựa, túi ni-lon.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia trong và ngoài nước đến từ các tổ chức bảo vệ môi trường đã tập trung phân tích thực trạng ô nhiễm nhựa trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, các chuyên gia đã đưa ra các khuyến nghị, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa, biến rác thành tài nguyên.

Giáo sư Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, chia sẻ: Đối với tỉnh Quảng Ninh để bảo tồn được các giá trị du lịch biển, Quảng Ninh phải là tỉnh đi đầu cả nước trong việc chống rác thải nhựa, bởi rác thải nhựa là thứ đang làm biển xấu đi. Bởi vậy, chúng ta không bảo vệ môi trường, không bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thì chúng ta cũng không có du lịch bền vững.

Qua buổi tọa đàm sẽ góp phần đưa ra các định hướng hành động cụ thể nhằm giảm thiểu việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, không thân thiện môi trường. Đồng thời, giúp cho các đại biểu tham gia có thêm nhiều kinh nghiệm, sáng kiến, cách làm hay nhằm từng bước giảm thiểu lượng rác thải nhựa ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Cùng với buổi tọa đàm, Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng Ninh và Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh Greenhub còn tổ chức triển lãm “Rác thải nhựa và sáng kiến xanh” nhằm kêu gọi mọi người cùng chung tay đề xuất các ý tưởng chống rác thải nhựa và khởi động dự án “Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế rác thải nhựa (3R) tại Việt Nam”.

TH

Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa Từ Hành Vi Của Mỗi Người

Chủ đề của ngày Môi trường thế giới năm 2018 là “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”. Rác thải nhựa không chỉ là vấn đề của Việt Nam, mà đang là vấn đề nóng hổi toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến sự sống còn của nhiều sinh vật trên hành tinh Trái Đất, trong đó có con người.

Theo báo cáo của Ocean Conservancy, một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường của Mỹ, Việt Nam là một trong 5 quốc gia xả nhiều rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất thế giới. Trong số rác đó chủ yếu là chai nước, túi nilon, ống hút. Nhận thức của người dân về tác hại của rác thải nhựa nhìn chung còn hạn chế, vì thế chưa có các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, giải quyết ô nhiễm nhựa và túi nilon. Rác thải nhựa gồm những gì? Khó phân hủy ra sao? Tác hại thế nào? Khi nhắc đến rác thải nhựa, chúng ta thường nghĩ đến túi nilon, ống hút, chai nước các loại. Nhưng không dừng lại ở đó, nhựa bao trùm toàn bộ đời sống của con người. Từ các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt thường ngày trong gia đình, đến văn phòng phẩm tại nơi làm việc, các bao bì, các thiết bị ngành y tế, nhãn mác sản phẩm tại cửa hàng, siêu thị, thiết bị giải trí, nghe nhìn như băng đài, đầu đĩa, tivi, quần áo mặc hàng ngày được dệt từ sợi nhựa tổng hợp,… Nhựa còn tồn tại ở dạng siêu nhỏ, mà người ta hay gọi là hạt vi nhựa, có mặt trong sản phẩm kem đánh răng, sữa rửa mặt, dầu gội đầu… Dù tồn tại dưới dạng nào, là những hạt nhựa siêu nhỏ, hay gom thành từng khối, thì chất thải nhựa có tác hại khôn lường đến môi trường tự nhiên. Có thể nói, con người đang sống trong “kỷ nguyên nhựa”, nhựa có mặt ở khắp nơi.

Tiết giảm như thế nào cho hiệu quả? Cái gì thực sự không cần thiết thì không nên mua, vừa kinh tế vừa giảm ô nhiễm môi trường. Tiêu dùng càng nhiều càng gây hại môi trường. Thay vì mua sắm nhiều thì nên mua ít đi, quan tâm đến chất lượng hơn là số lượng. Tái sử dụng như thế nào hợp lý? Như trên đã nêu, quần áo cũ không mặc nữa thay vì vứt đi chúng ta có thể tận dụng vào việc may túi vải, với những chất liệu vải tốt giặt sạch may thành khăn lau chén bát, lau bàn ghế. Túi nilon sau mỗi lần đi chợ có thể giặt sạch phơi khô dùng cho lần sau. Chai, lọ, hộp nhựa tận dụng vào việc khác. Nói chung, trước khi có ý định vứt bất kì một vật dụng đã qua sử dụng nào đi, nên suy nghĩ xem chúng có thể dùng vào việc khác được không? Tái chế thì sao? Nhiều người tiêu dùng có suy nghĩ rằng cứ dùng thoải mái nilon, đồ nhựa, vì sau khi hỏng đem bán đồng nát, lại được tái chế thì lo gì ô nhiễm môi trường. Mặc dù hoạt động kinh doanh tái chế chất thải nhựa cũng mang lại nhiều lợi ích. Tác động đầu tiên là tiết kiệm năng lượng cho sản xuất nhựa nguyên sinh, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo là dầu mỏ; giải quyết hàng loạt các vấn đề môi trường như mất mỹ quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, suy thoái đất… Tái chế đòi hỏi công nghệ cao, khả năng phân loại rác thải nhựa tốt, cách thức quản lý cơ sở tái chế tốt. Nhưng thực tế ở nước ta, ngành tái chế nhựa đối mặt với nhiều khó khăn như công nghệ tái chế lạc hậu, khả năng phân loại rác kém, khả năng quản lý kém dẫn đến việc nhiều cơ sở tái chế không đạt tiêu chuẩn, trong quá trình tái chế thải ra các chất độc gây hại môi trường, nhựa tái chế không đạt yêu cầu gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Như vậy, để giảm thiểu rác thải nhựa thì trước hết, mỗi người dân hãy thay đổi thói quen sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày bằng những hành động thiết thực với phương châm: Thay thế – Tiết giảm-Tái sử dụng.

Chú thích: (1) Nguồn: https://www.visualistan.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!