Bạn đang xem bài viết Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Đất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Việt Nam là nước nông nghiệp, vì thế việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đất là rất quan trọng. Vì thế, ngày 14/02/2023 Chính Phủ cho ban hành Nghị định số 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường có quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất như sau: 1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát chặt chẽ các công đoạn, khu vực phát sinh yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất; phát hiện kịp thời, cô lập và xử lý các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất khi có dấu hiệu ô nhiễm; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật. 2. Các cơ sở phải thực hiện quan trắc chất lượng môi trường đất định kỳ, báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường: + Cơ sở xử lý chất thải; + Cơ sở khai thác khoảng sản; 3. Khi chuyển quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất có quyền yêu cầu người chuyển quyền sử dụng đất cung cấp thông tin về chất lượng môi trường đất tại khu vực thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. 4. Các cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường đất định kỳ, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất thương mại phải thực hiện việc đánh giá chất lượng môi trường đất; công bố thông tin giữa các đối tượng sử dụng đất. chất lượng môi tường đất phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường xác nhận phù hợp với mục đích sử dụng đất ở, đất thương mại. trong trường hợp chất lượng đất không phù hợp với mục đích đất ở, đất thương mại, người đang sử dụng đất và người sử dụng đất cho mục đích đất ở, đất thương mại phải có phương án xử lý môi trường đất phù hợp với mục đích sử dụng. 5. Việc kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được thực hiện như sau: + Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tác động tới môi trường từ nguồn phát sinh; + Thường xuyên theo dõi, giám sát; + Kịp thời cô lập và xử lý khi có dấu hiệu ô nhiễm môi trường.6. Các khu vực đất bị ô nhiễm thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước bao gồm:
+ Khu vực ô nhiễm môi trường đất do hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh; + Khu vực ô nhiễm môi trường đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; + Khu vực ô nhiễm môi trường đất nhưng không xác định được đối tượng gây ô nhiễm.
Công ty Nguồn Sống Xanh chuyên tư vấn hồ sơ môi trường, tư vấn xử lý chất thải, tư vấn về điện, xây dựng, … Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH Hotline: 0919.249.077 (Mis.Yến)
Trách Nhiệm Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Đất Của Các Cơ Quan
Thưa luật sư! Luật sư cho tôi hỏi trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan được pháp luật quy định thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cám ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 14 Nghị định 19/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường quy định Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Xây dựng quy định, hướng dẫn đánh giá khả năng tiếp nhận của môi trường đất theo mục đích sử dụng;
b) Ban hành hướng dẫn xác định, thống kê, đánh giá, khoanh vùng và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất; cung cấp thông tin về chất lượng môi trường đất; xác nhận chất lượng đất các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất thương mại quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định này;
c) Xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin quốc gia về các khu vực ô nhiễm đất và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất;
d) Tổng hợp và công bố chất lượng môi trường đất và các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi toàn quốc;
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, thống kê thông tin về chất lượng môi trường đất đối với đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp; tổ chức thực hiện xử lý các khu vực đất ô nhiễm được giao quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn; quan trắc chất lượng môi trường đất các khu vực công cộng;
b) Công bố thông tin về chất lượng môi trường đất (bản đồ, báo cáo đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất) theo quy định của pháp luật về đất đai; cập nhật thông tin về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất;
d) Tổ chức thực hiện xử lý các khu vực đất ô nhiễm trên địa bàn.
Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí
Tại dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất quy định về bảo vệ môi trường không khí.
Theo dự thảo, các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
Dự thảo nêu rõ, kế hoạch quản lý chất lượng không khí là cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá công tác quản lý, chất lượng môi trường không khí và công khai thông tin trên địa bàn; trường hợp môi trường không khí bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời.
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng không khí gồm: 1- Đánh giá chất lượng không khí; 2- Xác định quan điểm, mục tiêu quản lý chất lượng không khí; 3- Đánh giá hiện trạng quản lý chất lượng không khí bao gồm quan trắc chất lượng không khí, xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính, kiểm kê phát thải, mô hình hóa chất lượng không khí, tổ chức nhân sự, nguồn lực, thanh tra, kiểm tra; 4- Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng; 5- Phân tích, nhận định các vấn đề còn tồn tại; 6- Xem xét, đánh giá, phân tích chi phí lợi ích của các giải pháp quản lý chất lượng không khí, từ đó xác định giải pháp ưu tiên thực hiện.
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI) để đánh giá chất lượng môi trường không khí; hướng dẫn việc lập kế hoạch quản lý chất lượng không khí của các địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn; thường xuyên đánh giá, theo dõi chất lượng môi trường không khí và công khai thông tin; trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời.
Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái chất lượng môi trường không khí phải có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường.
Giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải
Theo dự thảo, nguồn phát thải khí phải được xác định về lưu lượng, tính chất và đặc điểm của khí thải. Việc xem xét, quyết định đầu tư dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện các hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí, quản lý chất lượng môi trường không khí trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
Ô Nhiễm Môi Trường Đất
Ô nhiễm môi trường đất là gì? Thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam rất đáng báo động, trở thành nỗi lo chung của quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế lại có rất nhiều người dân không hiểu ô nhiễm môi trường đất là gì hay thế nào là ô nhiễm môi trường đất, biểu hiện của ô nhiễm môi trường đất ra sao. Chính vì thế, ngay sau đây Thanh Bình sẽ bật mí cho quý khách.
Ô nhiễm môi trường đất có tên gọi bằng tiếng Anh là Soil pollution. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất dùng để chỉ sự thay đổi tính chất của đất theo chiều hướng xấu, các chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép khiến tài nguyên đất bị nhiễm bẩn, gây hại cho đời sống con người, động vật và kéo theo nhiều hệ quả khôn lường.
Tại Việt Nam, thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn mà tại các thành phố lớn cũng bị ảnh hưởng, điển hình như ô nhiễm môi trường đất ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Theo đó, có khoảng 3.3 triệu ha đất chưa đưa vào sử dụng thì phần lớn đang bị suy thoái, đối với quỹ đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng đối diện với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.
Biểu hiện của ô nhiễm môi trường đất điển hình nhất là sự xuất hiện các chất Xenobiotic, đất bị khô cằn, có màu xám không đồng nhất, hoặc màu đỏ, nhiều bọt, xuất hiện các hạt màu trắng trong đất hay các hạt sỏi có lỗ hổng … Tùy theo mức độ nhiễm độc nặng nhẹ khác nhau, hiện trạng ô nhiễm môi trường đất cũng có sự khác biệt.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất phổ biếnNguyên nhân ô nhiễm môi trường đất có thể xem xét ở hai khía cạnh khác nhau, đó là khía cạnh nguồn gây ô nhiễm và khía cạnh chất gây ô nhiễm.
Đối với nguồn gây ô nhiễm đấtNguyên nhân gây ô nhiễm đất ở khía cạnh này có thể bắt nguồn từ tự nhiên và nhân tạo. Cụ thể:
Nguồn gây ô nhiễm đất tự nhiên: Đất bị nhiễm phèn do nguồn nước từ một khu vực khác di chuyển đến, đất nhiễm mặn từ lượng muối trong nước biển hoặc từ các mỏ muối và Gley hóa trong đất sinh ra các độc tố.
Nguồn gây ô nhiễm đất nhân tạo: Do các chất thải công nghiệp (Khai thác mỏ, sản xuất nhựa dẻo, nilon, hóa chất, dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện …), chất thải nông nghiệp (phân bón hữu cơ, vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật …) và nguyên nhân ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt (tro than, đồ ăn, rác thải, nước thải, phân, nước tiểu …).
Đối với các chất gây ô nhiễm đấtNguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở khía cạnh các chất gây ô nhiễm cụ thể sẽ có:
Chất thải khí: CO là chất thải khí gây ô nhiễm đất điển hình nhất, đây là chất thải khí đốt không hoàn toàn carbon. CO được thải ra từ các động cơ xe máy, xe ô tô, khói từ lò gạch, lò bếp, các loại máy nổ hoặc núi lửa phun trào.
Chất thải kim loại: Kim loại nặng cũng chính là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất, điển hình như các loại bình điện, các chất thải mịn, sắt và phế liệu … chúng có thể tồn tại trong môi trường đất ở nhiều dạng khác nhau.
Chất phóng xạ: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất do các chất phóng xạ cũng khá phổ biến, chúng có thể ngấm vào đất và khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây hại cho hệ sinh vật.
Các chất thải hóa học và hữu cơ: Phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, màu vẽ, thuốc nhuộm, công nghiệp sản xuất đồ da, pin, hóa chất.
Dầu: Nếu đổ dầu và các chế phẩm từ dầu lên trên bề mặt đất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễ, bởi vì dầu làm đất thiếu không khí, ngăn cản trao đổi năng lượng mặt trời của đất.
Ngoài ra, nguyên nhân ô nhiễm đất có thể gây ra bởi: Mưa axit, nạn phá rừng, trồng cây biến đổi gen, chôn lấp rác thải không đúng cách, xả rác thải bừa bãi ra môi trường đất, rác thải điện tử, nguồn nước mặt bị ô nhiễm thấm vào đất …
Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất gây raĐất bị thoái hóa, xuống cấp trầm trọng
Phần lớp đất mặt bị thay đổi, dễ bị các loài nấm gây hại và cũng dễ bị xói mòn khi gặp mưa lớn, dư thừa muối và cạn kiệt các chất dinh dưỡng, đất trở nên chai cứng, bị chua hoặc bị mặn, thậm chí mất khả năng khai thác.
Ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm
Hậu quả của ô nhiễm đất tiếp theo là tác động xấu đến nguồn nước ngầm qua cơ chế thẩm thấu. Cụ thể, các hóa chất độc hại có trong đất bị ô nhiễm nặng có thể ngấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm. Điều này vô cùng nguy hại chon con người, vì phần lớn lượng nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu hàng ngày chính là nước ngầm.
Tác động xấu đến ngành sản xuất nông nghiệp
Thêm một tác hại của ô nhiễm môi trường đất đó là những ảnh xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, khiến mùa màng thất bát, cây trồng thiếu chất dinh dưỡng nên chậm phát triển, chất lượng nông sản giảm sút nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, còn tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, rối loạn hô hấp, ung thư và các bệnh ngoài da … qua việc tiếp xúc với đất ô nhiễm trực tiếp, qua đường hô hấp hoặc sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm chất độc từ đất.
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đất đến hệ sinh thái
Tác hại ô nhiễm môi trường đất cuối cùng được Thanh Bình đề cập trong bài viết hôm nay là những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hệ sinh thái. Bởi các chất gây ô nhiễm sẽ làm thay đổi quá trình chuyển hóa thực vật, giảm năng suất của các loại cây trồng, làm mất cân bằng sinh thái, đe dọa sự sống còn của hệ sinh vật và loài người.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đấtViệt Nam đang đứng trước thách thức ô nhiễm môi trường đất rất lớn, do đó cả nước phải cùng chung tay để khắc phục tình trạng này. Thanh Bình xin được đề xuất một số các biện pháp bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường đất như sau:
Ban hành các chính sách bảo vệ môi trường đất, đồng thời chú trọng vào công tác quản lý đất ô nhiễm tồn lưu, nhân rộng những mô hình cải thiện chất lượng đất hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác truyền thông đại chúng, giúp tất cả mọi người, mọi nhà để hiểu rõ ô nhiễm môi trường đất là gì, hậu quả, nguyên nhân, cách khắc phục để nâng cao ý thức người dân, trang bị cho họ những kiến thức căn bản để có trách nhiệm hơn trong việc bảo tài sản chung.
Sử dụng các loại cây trồng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao nhằm hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cũng là biện pháp bảo vệ môi trường đất hiệu quả cho bà con nông dân.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất tiếp theo là không lạm dụng các loại phân bón hóa học khi sản xuất nông nghiệp, chăm sóc hoa màu.
Phục hồi hệ sinh thái rừng để bảo vệ đất không bị rửa trôi, giữ lại các chất dinh dưỡng. Đây là một trong các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất đang được nhiều quốc gia áp dụng.
Áp dụng biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất bằng cách sục khí tại điểm bị ô nhiễm, hoặc đào đất nhiễm độc tố mang đến một bãi thải cách xa với con đường tiếp xúc của con người, cũng như hệ sinh thái nhạy cảm.
Cách khắc phục ô nhiễm môi trường đất bằng việc dùng nhiệt nhằm mục đích giúp nhiệt độ dưới bề mặt đất đủ cao để giải phóng các chất hóa học.
Sử dụng cây liễu để trích xuất kim loại nặng cũng là giải pháp ô nhiễm môi trường đất nên tham khảo.
Phục hồi và tái chế vật liệu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế sử dụng túi nilon được xem là một trong các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất đơn giản nhưng hiệu quả nhờ hạn chế hoạt động xả thải.
Ô Nhiễm Môi Trường Đất Là Gì? Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Đất
Ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường đất nói riêng đều đang là những vấn đề xã hội quan tâm bởi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người cũng như kinh tế xã hội. ô nhiễm môi trường đất là gì? Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất.
1. Ô nhiễm môi trường đất là gì?Ô nhiễm môi trường đất là khi bất bị nhiễm các chất xenobiotic gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và động vật. Hóa chất này chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, vứt rác bừa bãi,… làm suy thoái môi trường đất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đấtNguyên nhân từ con người
Các hoạt động từ sản xuất công nghiệp như: đốt than, khai thác mỏ, sản xuất nhựa, nilong, hóa chất … khi các chất thải không được xử lý mà thải ra ngoài môi trường nước, ngấm vào đất, gây nên tình trạng ô nhiễm đất. Cụ thể tro than dùng trong hoạt động công nghiệp như nấu chảy quặng, lượng chì chứa trong tro than hoặc xỉ khiến nó trở thành “chất thải nguy hại”, các chất này có thể gây ung thư.
Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Các nhà máy, xí nghiệp xả rác thải trực tiếp ra môi trường như sản xuất cơ khí, thép, gia công kim loại, sửa chữa xe máy, ô tô… chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ, các nhà máy chế biến nông lâm thủy hải sản với lượng nồng độ chất thải lớn ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường đất vùng lân cận.
Chất thải trong quá trình sinh hoạt tại gia đình như đồ ăn, túi nilong, chai lọ … khi không biết xử lý đúng cách, xả thẳng ra môi trường mặt đất hoặc chôn trong đất.
Người dân sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc sâu, điều hòa sinh trưởng… không đúng liều lượng, thời gian sử dụng ngấm vào đất gây ảnh hưởng cho các sinh vật trong đất và nước, gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe con người.
Môi trường đất bị nhiễm phèn do nước phèn xâm nhập vào đất thông qua hệ thống ngầm gây độc cho sinh vật sinh sống trong môi trường đó.
Môi trường đất bị nhiễm mặn do muối trong nước biển, do thủy triều hay do các mỏ muối… thẩm thấu vào đất gây hạn sinh lý đối với thực vật.
Sự ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường không khí, các cơn mưa axit, các khói bụi … khi rơi xuống đất đều ảnh hưởng tới môi trường đất.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đấtCon người bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp do sự ô nhiễm từ môi trường đất. Con người có thể bị ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất như chì, crom, xăng dầu… có thể mắc các bệnh mãn tính hay rối loạn bẩm sinh. Các chất độc hại ngấm trong đất như Benzene có thể gây bệnh bạch cầu, thủy ngân và cyclodiene gây tổn thương thận, … số khác gây phát ban, viêm da, lở loét, đau đầu, mệt mỏi … Một số chất độc hại khác có thể bị tử vong khi tiếp xúc hay ăn phải chúng.
Ảnh hưởng tới hệ sinh thái
Môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu môi trường đất bị ô nhiễm. Điều đó làm thay đổi hệ thực vật, làm giảm sự đa dạng hệ thực vật, giảm năng suất cây trồng, …
Động thực vật khó mà có thể sinh sống trong môi trường đất bị ô nhiễm, chắc chắn chúng cũng bị nhiễm các hóa chất độc hại từ trong đất.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
Trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, …
Xây dựng mô hình kênh mương hợp lý, kết hợp nông lâm ngư nghiệp.
Thực hiện các chính sách nghiêm cấm xả rác thải ra môi trường, tiêu hủy rác thải sinh hoạt hợp lý.
Các nhà máy xí nghiệp cần quy hoạch và cải thiện hệ thống xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường.
Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Bảo Vệ Môi Trường/Ô Nhiễm Đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân ô nhiễm.
I/ Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất ở Việt Nam là :
1. Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp
Tăng cường sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ
Sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch
Mở rộng các hệ tưới tiêu
2. Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông làm cho đất bị ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trượng đất a.Ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa học, phân tươi
Các loại phân hóa học thuộc nhóm chưa sử lý (urea, (NH4)2SO4, K2SO4…) còn tồn dư axit đã làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazơ và xuất hiện nhiều độc tố đối với cây trồng ; làm giảm hoạt tính sinh học của đất. Bón nhiều phân đạm vào thời ký muôn cho rau quả, đã làm tăng đáng kể hàm lượng NO3- trong sản phẩm.
Tập quán sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi trong canh tác nông nghiệp còn phổ biến.
b Ô nhiễm đất do nước thải đô thị và khu công nghiệp, làng nghề thủ công : Hiện nay nhiều nguồn nước thải ở các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề tái chế kim loại, chứa các kim loại nặng độc hại như :Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni, Pb và Hg. Một diện tích đáng kể đất nông nghiệp ven đô thị, khu công nghiệp và làng nghề đã bị ô nhiễm kim loại nặng. Như vậy đất ở Việt Nam nhìn chung đã bị thoái hóa trên bốn mặt
Thoái hóa hóa học : Đất trở nên chua dần, hàm lượng hữu cơ và lân dễ tiêu thấp, nghèo các ion kiềm như : Ca2+ và Mg2+
Thoái hóa vật lý : tầng đất mỏng dần, mất cấu trúc hoặc cấu trúc kém, sức thấm nước kém, đất chặt không thuận lợi cho bộ rễ những cây trồng ngắn ngày phát triên.
Thoái hóa sinh học : hoạt tính sinh học của đất kém do thiếu chất hữu cơ, đất chua và nhiều độc
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 :
– Ô nhiễm Đất sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali… dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
– Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất- nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo các kết quả nghiên cứu, hiện nay, mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg /ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
– Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt đọng công nghiệp: kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 :
Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2004 có 145 vụ ngộ độc ( trong đó thnmực phẩm độc chiếm 23%, hóa chất 13%) với 3580 người mắc, có 41 người tử vong.
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất Phát triển nền nông nghiệp bền vững cũng là một chiến lược bảo vệ môi trường đất, đặc biệt ở miền núi. Đặc trưng cơ bản của hệ thống nông nghiệp bền vững là hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:
Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống đó hướng tới
Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp
Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng
Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân
Đối với Việt Nam phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững cần chú ý:
- Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn - Đa dạng hóa cây trồng dưới hình thức : trồng xan, gối vụ, luân canh - Áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng, phong phú - Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường phát triển và mở rộng các mô hình kinh tế vườn rừng, trại rừng - Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp "sạch" đảm bảo đa dạng hóa cây trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng và hóa chất độc hại bảo vệ thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi giá đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất.Cuối cùng cần nhấn mạnh thêm rằng vấn đề nghiên cứu biến đổi môi trường đất cần được đặt ra một cách có hệ thống trong phạm vi toàn quốc, việc phối hợp hành động với các nước trong khu vực và toàn cầu là một đòi hỏi cấp bách nhằm góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Đất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!