Bạn đang xem bài viết Khánh Hòa Tìm Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Năm 2019, tỉnh Khánh Hòa giảm 12 bậc so với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018, với 5 chỉ số 5 chỉ số thành phần giảm điểm.
Để tìm giải pháp bền vững, mới đây, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức hội nghị phân tích chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2019 và đề ra nhiều giải pháp cải thiện chỉ số PCI của tỉnh cho các năm tới.
Khánh Hòa đã phân tích chỉ số PCI năm 2019 và đề ra giải pháp cải thiện chỉ số PCI cho các năm tới
Theo kết quả công bố bảng xếp hạng của VCCI, năm 2019, chỉ số PCI Khánh Hòa đạt 65,37 điểm, tăng 0,95 điểm so với năm 2018 và xếp hạng 29/63 tỉnh, thành, giảm 12 bậc. So với năm 2018, có 5 chỉ số thành phần tăng bậc, gồm: Tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, đào tạo lao động; 5 chỉ số giảm bậc, gồm: Gia nhập thị trường, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động và tiên phong của chính quyền, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.
Kết quả khảo sát cảm nhận của doanh nghiệp trong năm 2019 cho thấy, doanh nghiệp đánh giá về chất lượng phục vụ môi trường kinh doanh của tỉnh còn một số mặt chưa tốt, thể hiện ở các chỉ số thành phần tụt giảm.
Ông Đậu Anh Tuấn, Giám đốc Dự án PCI, Trưởng Ban Pháp chế VCCI chia sẻ: Tiềm năng và lợi thế của tỉnh Khánh Hòa là rất lớn. Cơ sở hạ tầng có chất lượng khá tốt so với mức trung bình của cả nước; giàu tiềm năng phát triển du lịch; điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển kinh tế biển…Trong đó, mật độ doanh nghiệp bình quân trên 1000 dân khá cao và đứng thứ 6 cả nước. Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư FDI tích lũy đến hết năm 2020 vào tỉnh Khánh Hòa còn khá khiêm tốn, và theo kết quả khảo sát thu hút đầu tư thì Khánh Hòa được rất ít doanh nghiệp FDI cân nhắc khi mở rộng đầu tư.
Cũng theo ông Đậu Anh Tuấn, Điểm số PCI của Khánh Hòa tăng dần trong 4 năm liên tục nhưng thứ hạng chưa được cải thiện, thậm chí giảm 12 bậc là do các tỉnh khác có tốc độ cải thiện mạnh hơn.
Theo ông Trần Minh Hải – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư, 2019 là một năm gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo điều hành ở tỉnh, dẫn đến chỉ số PCI bị tụt hậu so với mặt bằng chung cả nước. Nhìn chung, chỉ số PCI của tỉnh có tăng nhưng ko bằng các tỉnh khác, mặc dù cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên tốt. Ngoài ra, thu hút đầu tư nhiều năm nay rất yếu, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Ông Hải cho rằng, UBND tỉnh cũng có chương trình hành động cải thiện chỉ số PCI 2018-2020 nhưng chưa thật sự hiệu quả. Cần phải xây dựng chương trình cải thiện chỉ số PCI giai đoạn 2021-2025 và có đánh giá từng năm để rút kinh nghiệm.
Để cải thiện chỉ số PCI, ông Đậu Anh Tuấn khuyến nghị, tỉnh Khánh Hòa cần tích cực, chủ động và sáng kiến để xây dựng phương án nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên các Nghị quyết của Chính phủ; các sở ngành phải rà soát lại theo từng lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực cần cải thiện; xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn; các cơ quan chính quyền cần công khai minh bạch thông tin trên Website về quy hoạch, đấu thầu, kêu gọi dự án đầu tư…
Nâng cao chất lượng các hội nghị đối thoại doanh nghiệp là giải pháp cải thiện chỉ số PCI
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, sở đã trình UBND tỉnh 3 dự thảo về thành lập tổ công tác, thành lập tổ giúp việc tham mưu cho tổ công tác, quy chế làm việc của tổ công tác. Kết quả năm 2019 cho thấy rất rõ, trong 10 chỉ số thành phần thì có 2 chỉ số giảm điểm là gia nhập thị trường và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên có chỉ số tăng điểm nhưng không tăng xếp hạng; có những chỉ số giảm xếp hạng rất sâu như: gia nhập thị trường giảm 27 bậc, tính tiên phong lãnh đạo tỉnh giảm 23 bậc…
Nếu làm tốt cải thiện môi trường kinh doanh, đương nhiên cảm nhận của doanh nghiệp sẽ được cải thiện và chỉ số PCI chắc chắn sẽ tăng lên bền vững. “Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh rất quan trọng trong việc truyền đi các thông điệp thu hút doanh nghiệp. Tuy nhiên theo tôi là chưa đủ, và lãnh đạo tỉnh cần phải xuất hiện nhiều hỡn nữa. Ví dụ mô hình “Cà phê doanh nhân” ở Đồng Tháp tuy có nhiều vấn đề chưa đánh giá hết nhưng chắc chắn đã tạo được hình ảnh thân thiện của lãnh đạo trong mắt doanh nghiệp”, ông Minh cho hay. Cùng quan điểm này, ông Tuấn cho rằng chỉ số PCI là công cụ để địa phương nhìn thấy và cải thiện chứ không phải cách đích hướng tới.
Theo bà Đặng Thị Thu Nguyệt, Trưởng Văn phòng Đại diện VCCI tại Khánh Hòa: việc khẩn trương xây dựng và thực thi Chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua cách làm hay, mô hình thực tiễn tốt như ĐCI, Cà phê Doanh nhân, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…đã và đang trở thành cuộc đua gay gắt giữa các tỉnh, thành trong cả nước để cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tiếp nối “sức nóng” lan tỏa cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh của Nghị Quyết 02/CP ngày ngày đầu tiên của năm 2021.
Với quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh thì chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, quyết tâm giao nhiệu vụ cho từng sở, ngành để xử lý, khắc phục những tồn tại, vướng mắc, từng bước cải thiện, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh trong thời gian đến.
Ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: sắp tới, tỉnh sẽ thành lập tổ công tác và ban hành chương trình hành động về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI. Các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công nhiệm vụ trong chương trình hành động phải cụ thể hóa bằng kế hoạch triển khai chi tiết, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, đạt chỉ tiêu đề ra. Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025, Khánh Hòa sẽ lọt vào top 15 tỉnh, thành phố có chỉ số PCI dẫn đầu cả nước.
Ninh Thuận: Đẩy Mạnh Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci
Theo kết quả xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm 2019, tỉnh Ninh Thuận đạt 64,89 điểm, tăng 2,68 điểm, đứng thứ 37/63 tỉnh, thành phố tăng 6 bậc so với năm 2018. Đây là kết quả xếp hạng cao thứ nhì của tỉnh Ninh Thuận trong vòng 15 năm qua (năm 2012, xếp hạng 18/63). Kết quả này đưa Ninh Thuận nằm ở nhóm 32 địa phương có chất lượng điều hành kinh tế khá trên Bảng xếp hạng PCI năm 2019.
Nhìn lại quá các hạng trình thực hiện Chỉ số PCI trong những năm qua, từ thành tích vượt trội năm 2012 với vị trí 18/63 trong Bảng xếp hạng PCI quốc gia, tỉnh Ninh Thuận đã đối mặt với những kết quả đánh giá đáng quan ngại của cộng đồng doanh nghiệp (DN), điểm số cạnh tranh không cải thiện, thứ hạng cạnh tranh rơi xuống sâu. Từ thực tế trên, với tinh thần cầu thị, lắng nghe, lãnh đạo tỉnh cùng các cơ quan trong tỉnh đã khoanh vùng các nút thắt về thể chế, các mấu chốt về cải cách, từ đó tập trung phân tích, đánh giá những mặt tồn tại, hạn chế để có biện pháp khắc phục, qua đó nâng cao mức độ hài lòng của cộng đồng DN, xây dựng lòng tin và quan hệ đối tác với các DN.
Trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2019, Ninh Thuận có 7/10 chỉ số thành phần tăng điểm, gồm: Gia nhập thị trường, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền tỉnh, đào tạo lao động, cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Trong đó, tăng cao nhất là chỉ số tính năng động của chính quyền tỉnh tăng 1,88 điểm và Chỉ số Gia nhập thị trường tăng 1,88 điểm. Điều này cho thấy, mức độ năng động, sáng tạo của chính quyền có chuyển biến tích cực rõ nét, công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN có nhiều tiến bộ, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, chi phí không chính thức tiếp tục giảm, cơ chế pháp lý đã tạo được niềm tin cho DN.
Nhằm nâng cao mức độ hài lòng của cộng đồng DN, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức đối thoại DN theo từng chuyên đề định kỳ hàng tháng theo hướng tập trung tháo gỡ, giải quyết các vấn đề khó khăn cho DN; thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công đã góp phần tạo thuận lợi cho người dân, DN trong việc thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời giảm đáng kể thời gian, chí phí… qua đó mở rộng tương tác giữa lãnh đạo tỉnh và các sở ngành với DN thông qua Hiệp hội DN và Hội Doanh nhân trẻ bằng nhiều hình thức phong phú như: Café doanh nhân, tạo nhóm tương tác trên mạng xã hội… đã tạo sự thân thiện giữa chính quyền với DN cũng như tăng kết nối trong cộng đồng DN của địa phương.
Một trong những cách làm rất hiệu quả để cải thiện và nâng cao Chỉ số PCI trong năm 2019 được ghi nhận và đánh giá cao đó là kể từ năm 2018, UBND tỉnh đã thông qua chủ trương triển khai Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh (DDCI 2018 -2019) do UBND tỉnh mời Công ty Indochina Survey tiến hành thực hiện trên 35 đơn vị gồm 28 sở, ban, ngành và 7 địa phương. Khảo sát DDCI trên cơ sở thăm dò mức độ hài lòng của nhà đầu tư, DN, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đang đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của những lĩnh vực được khảo sát. Qua đó tạo ra sự lan tỏa truyền thông mạnh mẽ về DDCI 2018-2019 của tỉnh, làm nền tảng quan trọng trong nỗ lực triển khai cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đây là cách làm hay, khách quan và đã chứng minh được hiệu quả cải cách bền vững ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Sự nỗ lực của tỉnh trong thời gian qua đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, DN phát triển. Cụ thể: trong năm đã có 529 DN được thành lập mới, tăng 22,7%, cao nhất từ trước tới nay, nâng tổng số DN đến ngày 31-12-2019 là 3.164 DN hoạt động. Đã cấp mới quyết định chủ trương đầu tư và chủ trương địa điểm cho 34 dự án với tổng vốn đăng ký 24.253 tỷ đồng. Cũng trong năm 2019, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh đã có 18 dự án điện mặt trời đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, với tổng công suất 1.183 MW; khởi công 3 dự án điện gió công suất 151,5 MW và 12 dự án điện mặt trời với công suất 594 MW; một số dự án lĩnh vực du lịch được đẩy nhanh tiến độ như dự án Sunbay Park Hotel & Resort, Green Hotel… Nhờ đó tình hình kinh tế – xã hội được duy trì ổn định và có chuyển biến tích cực toàn diện, thu ngân sách đạt 4.274 tỷ đồng, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Để tiếp tục hỗ trợ cho DN phát triển, Ninh Thuận đang triển khai quyết liệt, mạnh mẽ hơn bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể. Theo chỉ đạo của đồng chí Lưu Xuân Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị Công bố kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương năm 2019 mới đây cho thấy tỉnh Ninh Thuận cam kết sẽ luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn cùng DN với tinh thần quyết tâm cao nhất. Bên cạnh đó tiếp tục tập trung cải thiện các chỉ số có xếp hạng trung bình và thấp, đồng thời triển khai các chính sách về phát triển DN; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh; hỗ trợ DN tiếp cận thông tin và khai thác, mở rộng thị trường; nhanh chóng, kịp thời nắm bắt các khó khăn của DN để có giải pháp tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc…
Với sự quyết tâm, nỗ lực cao nhất của các cấp chính quyền trong tỉnh, tin rằng, Chỉ số PCI của tỉnh trong năm 2020 và những năm tiếp theo sẽ có nhiều chuyển biến tích cực và đột phá.
Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci Của Tỉnh Về “Thiết Chế Pháp Lý”
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao chỉ số PCI, thông qua việc nâng cao chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, mức độ cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong những năm qua, UBND tỉnh đã quyết tâm và nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư và đã tạo được những chuyển biến tích cực. Chỉ số PCI của tỉnh (năm 2011) từ vị trí xếp hạng 46/63 tỉnh, thành trong cả nước, đã vươn lên vị trí thứ 18 (năm 2012). Đây là thành công quan trọng tạo tiền đề cho các năm sau trong việc nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh.
Nhà máy Bia Sài Gòn-Ninh Thuận có tổng vốn đầu tư trên 450 tỷ đồng, công suất 50 triệu lít/năm. Sau khi hoàn thành đi hoạt động, nhà máy giải quyết việc làm cho trên 200 lao động, đóng góp ngân sách tỉnh khoảng 300 tỷ đồng/năm. Ảnh: Sơn Ngọc
Qua Báo cáo phân tích chỉ số PCI cấp tỉnh năm 2012 cho thấy, có 6 chỉ số đã được cải thiện bao gồm chỉ số “Gia nhập thị trường”, “Tiếp cận đất đai”, “Chi phí thời gian”, “Chi phí không chính thức”, “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh” và chỉ số “Đào tạo lao động”; có 3 chỉ số giảm điểm so với năm 2011 là các chỉ số về “Tính minh bạch”, “Dịch vụ hỗ trợ pháp lý” và “Thiết chế pháp lý”. Một điểm rõ nét là ba chỉ số giảm điểm trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhất là chỉ số “Tính minh bạch” và chỉ số “Thiết chế pháp lý”.
Để nâng cao các chỉ số giảm điểm trong năm 2012, nhất là đối với chỉ số về “Thiết chế pháp lý”, theo tôi trong thời gian tới, tỉnh ta cần thực hiện tốt những nhóm nhiệm vụ sau:
Một là, cần bám sát kế hoạch phát triển KT-XH năm 2013 và những năm tiếp theo của tỉnh để tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng, kiểm tra, rà soát và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi, hiệu quả KT-XH và khuyến khích những điểm mới, tích cực mang tính đột phá của các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, thu hút đầu tư, coi việc nâng cao chất lượng thẩm định, bảo đảm tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời, cần tăng cường việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, xử lý triệt để những văn bản trái pháp luật không còn phù hợp đã được phát hiện, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, thủ tục hành chính, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế, làm cơ sở cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hòa giải cơ sở nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các DN và các tầng lớp nhân dân. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị. Trước mắt, cần củng cố, kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp với Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 làm cơ sở tiền đề cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Ba là, tích cực tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật, chú trọng tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản là: vừa giúp cho các DN hiểu, biết pháp luật và chú trọng thực hiện tốt pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là bảo đảm các DN hoạt động, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật; đồng thời vừa giúp cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhìn thấy, dự báo những vướng mắc trong hệ thống thể chế, thủ tục hành chính gây cản trở, ảnh hưởng không tốt trong hoạt động của các DN. Trước mắt, cần tập trung thành lập, phát triển các Trung tâm Tư vấn pháp luật theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP của Chính phủ về tư vấn pháp luật và triển khai thực hiện đồng bộ Kế hoạch số 2453/KH-UBND ngày 28-5-2012 của UBND tỉnh tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN.
Để thực hiện tốt ba nhóm công việc trên, theo tôi giải pháp quan trọng là cần xây dựng, hoàn thiện và thường xuyên củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác pháp chế của các đơn vị, sở, ngành trên địa bàn tỉnh. Bởi vì bộ phận pháp chế của các đơn vị, sở, ngành là lực lượng kết nối, trực tiếp tham mưu giúp cho lãnh đạo các đơn vị, sở, ngành trong việc xây dựng các dự thảo văn bản pháp quy, chủ động rà soát hệ thống thể chế và trực tiếp làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp trong từng ngành, từng lĩnh vực, góp phần thực hiện tốt ba nhóm nhiệm vụ trên, trực tiếp góp phần nâng cao các “Chỉ số thiết chế” và chỉ số “Tính minh bạch” của tỉnh.
TS. Trương Tiến HưngPhó Giám đốc Sở Tư pháp
Sơn La Tìm Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh
Ngày 17/4, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp nâng cao các chỉ số PCI, PAPI và Par-Index năm 2017.
Ngày 17/4, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và Chỉ số cải cách hành chính (Par-Index) năm 2017.
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Cầm Ngọc Minh cho biết, năm 2016, kinh tế của tỉnh duy trì và phát triển ổn định. Sơn La đã thu hút được một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn khảo sát và đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn TH, Công ty Cổ phần Nafood Tây Bắc…
Tuy nhiên, đánh giá về chỉ số PCI và chỉ số PAPI của tỉnh không được như kỳ vọng. Đặc biệt, theo xếp hạng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI của Sơn La năm 2016 đạt 55,49 điểm (giảm 1,72 điểm so với năm 2015), đứng thứ 58/63 tỉnh, thành phố (tụt 14 bậc so với năm 2015) và đứng thứ 10/14 tỉnh vùng núi phía Bắc.
Trong năm 2016, 5/10 chỉ số PCI của tỉnh Sơn La giảm điểm, gồm: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý, chi phí không chính thức, tính minh bạch; trong đó, chỉ số tiếp cận đất đai vẫn là chỉ số giảm điểm sâu nhất.
Thực tế, tình hình sử dụng đất được các doanh nghiệp đánh giá đang trở nên bấp bênh hơn cả, rủi ro bị thu hồi đất cao; chỉ có 21,6% trường hợp bị thu hồi đất tin tưởng sẽ được đền bù thỏa đáng. Chưa kể, theo nhận xét của các doanh nghiệp, hiện các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận mặt bằng để sản xuất kinh doanh, nhất là trong vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất; cũng như chưa cảm thấy yên tâm và được bảo đảm về sự ổn định khi có mặt bằng kinh doanh.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến những việc này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La Lê Quốc Minh cho biết, việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất phục vụ thu hút đầu tư của các huyện, thành phố, các sở, ngành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tình hình thức tiễn. Cơ chế tự thỏa thuận về bồi thường đối với các dự án phát triển kinh tế theo Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ 1/7/2014 gây khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai thực hiện dự án.
Hàng loạt các khu đất hết thời hạn thuê, tỉnh có chủ trương rà soát, thu hồi đối với các khu đất sử dụng không có hiệu quả, sai mục đích phần nào đã ảnh hưởng đến cảm nhận của doanh nghiệp trong lĩnh vực đất đai. Để giải quyết vấn đề này, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cũng cho biết, trong thời gian tới sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra giải pháp cải thiện điều kiện tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, thực hiện tốt việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá thuê đất, thuế sử dụng đất, thủ tục hành chính về đất đai và trách nhiệm về giải phóng mặt bằng…
Chỉ số PCI ngày càng trở thành công cụ quan trọng để đánh giá về chất lượng điều hành của các cơ quan hành chính của địa phương. Chỉ số này còn thể hiện mức độ cạnh tranh của môi trường kinh doanh đối với từng địa phương và là tiêu chí mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm trong quá trình xem xét, quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, kinh doanh.
Vì vậy, đồng chí Cầm Ngọc Minh yêu cầu, các cấp, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị trên địa bàn tỉnh phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc hỗ trợ, giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mặc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện từ “quản lý doanh nghiệp” sang “hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, phấn đấu đưa chỉ số này vào nhóm khá trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Khánh Hòa Tìm Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!