Bạn đang xem bài viết Hướng Nghiên Cứu, Hoàn Thiện Chế Định Áp Giải, Dẫn Giải Trong Bltths 2022 được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chia sẻ nếu thấy bài hay
29
shares
Tố tụng hình sự là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của Nhà nước. So với các lĩnh vực hoạt động nhà nước khác thì tố tụng hình sự là lĩnh vực trong đó việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cần thiết khách quan và xâm phạm nhiều nhất vào cuộc sống tư của công dân, hạn chế quyền và tự do hiến định của họ. Điều này xuất phát từ nhiệm vụ của tố tụng hình sự là phát hiện tội phạm và kẻ phạm tội, ngăn chặn tiếp tục phạm tội và truy cứu trách nhiệm hình sự của kẻ phạm tội. Đây là yếu tố quyết định sự cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế can thiệp vào tự do cá nhân, quyền bất khả xâm phạm thân thể và các quyền hiến định khác của công dân ([1]). Áp giải và dẫn giải không phải là hai biện pháp cưỡng chế mới trong tố tụng hình sự. Trong lần sửa đổi vừa rồi, hai biện pháp cưỡng chế này được quy định trong cùng một điều luật và thể hiện nhiều điểm mới, tiến bộ nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để các tồn tại trên thực tế. Bài viết, trên cơ sở phân tích quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về áp giải, dẫn giải, sẽ phân tích những tồn tại, hạn chế chưa được giải quyết trong Bộ luật mới về hai biện pháp cưỡng chế này.
1. Quy định về áp giải, dẫn giải trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Có thể nói, so với quy định của BLTTHS năm 2003, chế định về áp giải, dẫn giải đã có nhiều điểm mới, tiến bộ. Áp giải và dẫn giải được định nghĩa chính thức trong BLTTHS năm 2015 là các biện pháp cưỡng chế. Theo quy định tại Điều 4 BLTTHS năm 2015 về giải thích thuật ngữ, hai biện pháp cưỡng chế này đã được nhà làm luật đưa ra định nghĩa với nội hàm khá rõ ràng. Theo đó, áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, còn dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định. Định nghĩa đã xác định được bản chất của hai biện pháp, đồng thời, giúp cho người đọc hình dung khái quát về đối tượng, trường hợp của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Tiếp đó, hai biện pháp áp giải và dẫn giải được quy định cụ thể trong Điều 127 của BLTTHS năm 2015.
Thứ hai, BLTTHS mới mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng của hai biện pháp áp giải và dẫn giải. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, đối tượng của biện pháp áp giải là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội. Quy định về người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là sự kế thừa quy định về người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp nhưng có sự thay đổi để phù hợp hơn với tinh thần bảo vệ quyền con người của Hiến pháp năm 2013 ([3]). Người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Như vậy, so với BLTTHS năm 2003, đối tượng của biện pháp áp giải đã được mở rộng. Trước đây, chỉ có bị can, bị cáo mới có thể bị áp giải nếu thuộc trường hợp luật định. Việc mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng, theo tác giả, là hợp lý. Mục tiêu của biện pháp cưỡng chế áp giải là nhằm đảm bảo người bị áp dụng phải có mặt ở địa điểm nhất định, phục vụ cho hoạt động giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đảm bảo tính liên tục trong việc giải quyết vụ án. Nếu chỉ quy định bị can, bị cáo có thể bị áp giải thì sẽ không bao quát hết các trường hợp phát sinh trên thực tế. Việc một người tham gia tố tụng hình sự, đặc biệt là người đang trong diện “tình nghi” đã thực hiện tội phạm thì sự vắng mặt (không có lí do chính đáng) hay sự không hợp tác của họ đều có thể ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án. Do đó, việc quy định đối tượng có thể bị áp giải như BLTTHS hiện hành sẽ đảm bảo sự tham gia của những người này trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Như chúng tôi Nguyễn Thái Phúc đã khẳng định: “Một trong những lí do dẫn đến sự cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế là thái độ chủ quan của chủ thể quan hệ pháp luật đối với nghĩa vụ của mình. Với chủ thể tự chấp hành nghĩa vụ pháp luật thì Nhà nước không cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế.” ([4])
Đối tượng của dẫn giải là một số người tham gia tố tụng, cụ thể gồm: 1) người làm chứng; 2) người bị hại; 3) người bị tố giác; 4) người bị kiến nghị khởi tố. Như vậy, trong số 20 tư cách (người) tham gia tố tụng hình sự quy định tại Điều 55 của BLTTHS năm 2015, có 04 tư cách (người) tham gia tố tụng có thể bị dẫn giải. Quy định về đối tượng dẫn giải đã giải quyết được cơ bản khó khăn, vướng mắc về vấn đề này trong BLTTHS trước đây. Thật vậy, Báo cáo số 11 đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong quy định của BLTTHS trước đây về đối tượng dẫn giải, đó là “Chỉ quy định dẫn giải đối với người làm chứng mà chưa áp dụng đối với những người tham gia tố tụng khác trong trường hợp đã triệu tập lấy lời khai nhưng không có mặt (Điều 137), gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Trường hợp người bị hại từ chối giám định, nhưng xét thấy việc từ chối đó không có lý do chính đáng hoặc ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì chưa có biện pháp buộc họ phải đi giám định. Khi người làm chứng không chấp hành quyết định dẫn giải mà không có lý do chính đáng thì không có cơ chế giải quyết để bảo đảm sự có mặt của họ, gây khó khăn cho hoạt động tố tụng.” Hoặc “nhiều trường hợp sau khi đã nhận lại tài sản hoặc đã được bồi thường đầy đủ thì người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại thường vắng mặt tại phiên tòa, gây trở ngại cho việc xét xử vụ án, nhưng do không quy định biện pháp áp giải đối với những người này nên không có căn cứ để thực hiện (Điều 191)” ([5]). Tuy nhiên, quy định của BLTTHS năm 2015 vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề (Xin xem mục 2 bên dưới). BLTTHS năm 2015 đã bám sát mục tiêu, quan điểm chỉ đạo khi xây dựng chế định về áp giải, dẫn giải. Như trên đã đề cập, từng biện pháp cưỡng chế phải được điều chỉnh cụ thể bởi năm yếu tố: căn cứ áp dụng, thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục và thời hạn tiến hành. Căn cứ áp dụng dẫn giải được quy định ngay trong điều luật và tương ứng đối với từng tư cách (người) tham gia tố tụng hình sự.
Về thẩm quyền quyết định biện pháp áp giải, dẫn giải cũng được mở rộng hơn: Khoản 3 Điều 127 đã quy định rõ ràng, cụ thể người có thẩm quyền quyết định áp giải, dẫn giải là “Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử”. Việc trao quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế áp giải, dẫn giải cho những người trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra như Điều tra viên, Kiểm sát viên không chỉ góp phần giải quyết vụ án được nhanh chóng, mà quan trọng hơn, sẽ tăng cường tính độc lập, nâng cao trách nhiệm của những người “trực tiếp” tiến hành tố tụng. Đây cũng là xu hướng lập pháp tố tụng hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 cũng đã quy định cụ thể các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải đó là Cơ quan Công an nhân dân và Quân đội nhân dân có thẩm quyền.
Ngoài ra, khoản 6 điều 127 quy định rõ ràng và phù hợp hơn với thực tiễn tố tụng về thời điểm, theo đó “Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm.”. Như vậy, việc mở rộng, quy định rõ ràng, cụ thể phạm vi đối tượng, trường hợp và thẩm quyền về áp giải, dẫn giải trong BLTTHS năm 2015 sẽ góp phần đảm bảo việc áp dụng các biện pháp này chặt chẽ, đúng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp giải, dẫn giải là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và rất dễ bị phản ứng, vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần phải xem xét rất thận trọng, chỉ nên áp dụng khi thật cần thiết để làm rõ các nội dung quan trọng của vụ án.
2. Một số hạn chế, vướng mắc chưa được giải quyết
BLTTHS năm 2015 ban hành đã đổi mới nhiều trong lập pháp, cả về hình thức, kĩ thuật lập pháp và nội dung của các quy định đối với biện pháp cưỡng chế nói chung, đối với hai biện pháp áp giải, dẫn giải nói riêng. BLTTHS năm 2015 vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, vẫn còn rất sớm để có thể đánh giá tính đúng đắn, khả thi trong các quy định của BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, qua nghiên cứu từ góc độ quy định của luật, tác giả nhận thấy, chế định áp giải, dẫn giải trong BLTTHS năm 2015 vẫn còn một số tồn tại.
Trước tiên, về đối tượng của biện pháp dẫn giải. Như trên đã đề cập, quy định về đối tượng áp dụng của biện pháp này vẫn chưa giải quyết triệt để các vấn đề đã được chỉ ra khi tổng kết BLTTHS năm 2003. Thực tế cho thấy có những vấn đề phức tạp về chuyên môn nhưng người giám định được triệu tập cố tình không tham gia phiên toà đã ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án, trong khi chưa có chế tài xử lý đối với giám định viên vắng mặt mà không có lý do chính đáng (Điều 193) ([6]). Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 vẫn chưa thừa nhận người giám định là đối tượng của dẫn giải. Theo tác giả, việc không đưa người tham gia tố tụng này vào đối tượng bị dẫn giải là không phù hợp với nguyên tắc quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, Điều 5 BLTTHS năm 2015 quy định:
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm …4. Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.…6. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
Nguyên tắc này xuất phát thường được ghi nhận trong truyền thống pháp luật của các nước theo mô hình tố tụng thiên về thẩm vấn – mô hình tôn trọng nguyên tắc tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án (Search for the truth). Ở những quốc gia theo mô hình tố tụng này, tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm là trách nhiệm của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy, các quốc gia này thường quy định việc người làm chứng có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết vụ án. Họ có thể bị dẫn giải nếu thuộc các trường hợp luật định, ví dụ như ở Việt Nam, người làm chứng có thể bị dẫn giải nếu “không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan” ([7]). Ngược lại, trong các quốc gia theo mô hình tố tụng hình sự thiên về tranh tụng – mô hình tố tụng đề cao tính “đối tụng” của bên buộc tội và bên gỡ tội, đặc biệt là tại phiên tòa, những người tham gia tố tụng nói chung ([8]), người làm chứng nói riêng thường không có nghĩa vụ phải ra làm chứng, cung cấp thông tin cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án. Do đó, họ được “mời” đến phiên tòa để cung cấp lời khai, và như vậy, không có khái niệm “bị dẫn giải” để buộc phải có mặt theo giấy triệu tập. Với cách tiếp cận về “trách nhiệm” nêu trên, có thể thấy, người giám định, trong sự so sánh với người làm chứng “rất nên” thuộc trường hợp có thể bị dẫn giải. Người giám định là “người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.”([9]). Thực tiễn cho thấy, người giám định trong tố tụng hình sự ở Việt Nam thường là công chức, viên chức nhà nước. Do đó, nếu có phương thức phù hợp để so sánh, nhiều người sẽ tán thành với quan điểm người giám định nên có trách nhiệm cao hơn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm so với người làm chứng – người tham gia tố tụng hình sự do tình huống khách quan mang lại và có thể là bất kỳ ai. Do đó, tác giả cho rằng, phạm vi áp dụng của dẫn giải nên được mở rộng toàn diện hơn nữa, cần quy định bao gồm cả người giám định trong những trường hợp cần giải quyết “vấn đề phức tạp về chuyên môn” như đã đề cập trong báo cáo tổng kết thi hành BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, cần những nghiên cứu sâu hơn để đưa ra quy định hợp lý về trường hợp, hình thức, mức độ “cưỡng chế” có thể sử dụng, đồng thời, cần cân nhắc đến yếu tố “danh dự, uy tín” của giám định viên với tư cách là công chức, viên chức nhà nước.
Thứ hai, về mức độ “cưỡng chế” cần thiết khi áp dụng hai biện pháp này. Ở mục 1 của bài viết, tác giả đề cập đến sự tiến bộ về kĩ thuật lập pháp khi áp giải và dẫn giải được định nghĩa chính thức trong điều luật về giải thích thuật ngữ (Điều 4 BLTTHS năm 2015). Tuy nhiên, nếu xét từ khía cạnh nội hàm khái niệm, hai định nghĩa nêu trên chưa hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của người nghiên cứu. Điều này bởi lẽ, căn cứ vào thuật ngữ cũng như đối tượng áp dụng, áp giải là biện pháp mang tính cưỡng chế cao hơn dẫn giải. Do đó, những người nghiên cứu có thể suy đoán mức độ cưỡng chế được sử dụng đối với hai biện pháp này. Mặc dù vậy, điều này không được thể hiện trong BLTTHS năm 2015. Thật vậy, theo khái niệm các nhà làm luật đưa ra, bản chất của hai biện pháp không có gì khác nhau ngoài đối tượng áp dụng ([10]). Tuy nhiên, Điều 127 cũng không nêu rõ mức độ cưỡng chế, biện pháp, công cụ có thể sử dụng khi cưỡng chế trong hai trường hợp này. Có quan điểm sẽ cho rằng, những vấn đề kỹ thuật, cụ thể nêu trên có thể được quy định trong các văn bản dưới luật như nghị định, hoặc thông tư, thông tư liên tịch. Tác giả không đồng ý với quan điểm này. Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bổ sung nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ, bổ sung và làm rõ hơn nhiệm vụ của Tòa án và Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng Hiến định. Những sửa đổi, bổ sung này đòi hỏi phải được cụ thể hóa trong BLTTHS (sửa đổi)([11]). Do đó, nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và xác lập căn cứ pháp lý để kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân, một trong các quan điểm chỉ đạo khi xây dựng BLTTHS sửa đổi là quy định mọi biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án phải được quy định trong BLTTHS. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rất rõ quan điểm này, theo đó mọi biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân cần phải được quy định bởi luật – hình thức văn bản quy phạm pháp luật chỉ Quốc hội có thẩm quyền ban hành ([12])./.
Quang Minh / Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hiến pháp năm 2013; 2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; 3. Nguyễn Thái Phúc, Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế, in trong Sách chuyên khảo Những nội dung mói trong BLTTHS năm 2015 do chúng tôi Nguyễn Hòa Bình chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia; 4. Báo cáo tổng kết số 11/BC-VKSTC ngày19/11/2015 tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; 6. Tờ trình số 11/ TTr-VKSTC-V8 ngày 23/3/2015 về dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).
([1]) Nguyễn Thái Phúc, Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế, in trong Sách chuyên khảo Những nội dung mói trong BLTTHS năm 2015 do chúng tôi Nguyễn Hòa Bình chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, tr.237;
([2]) Báo cáo tổng kết số 11/BC-VKSTC ngày 19/11/2015 tổng kết thực tiễn thi hành 10 năm BLTTHS năm 2003, tr.31;
([4]) Nguyễn Thái Phúc, Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế, in trong Sách chuyên khảo Những nội dung mói trong BLTTHS năm 2015 do chúng tôi Nguyễn Hòa Bình chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, tr.237;
([5]) Báo cáo số 11/BC-VKSTC, tlđd, tr.20, tr.22;
([6]) Báo cáo số 11/BC-VKSTC, tlđd, tr. 22;
[7] Xem Điều 127, BLTTHS năm 2015;
[8] Ngược lại, ở những quốc gia này, tiêu biểu như Hoa Kỳ, chương trình bảo vệ nhân chứng rất phát triển;
[9] Xem khoản 1 Điều 68 BLTTHS năm 2015;
([10]) chúng tôi Nguyễn Thái Phúc cũng có cùng nhận định như trên. Xem Nguyễn Thái Phúc, Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế, in trong Sách chuyên khảo Những nội dung mới trong BLTTHS năm 2015 do chúng tôi Nguyễn Hòa Bình chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, tr.237;
Điều 4. Giải thích từ ngữ
k) Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử. l) Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.
([11]) Tờ trình số 11/ TTr-VKSTC-V8 ngày 23/3/2015 về dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), tr.2;
([12]) Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định “2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Đối Tượng Nghiên Cứu, Đặc Trưng Và Chức Năng Của Thông Tin Đại Chúng? Các Hướng Nghiên Cứu Trong Xã
21.1. Đối tượng nghiên cứu của thông tin đại chúng – Khái niệm TTĐC: TTĐC là những thông tin truyền đi một cách hệ thống thông qua các phương tiện kỹ thuật đến một đám đông công chúng rộng lớn và phân tán nhằm mục đích duy trì, củng cố hay thay đổi hành vi của các cá nhân hay của các nhóm công chúng. – Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học thông tin đại chúng: Xã hội học TTĐC là một chuyên ngành của Xã hội học nghiên cứu về quá trình TTĐC, cấu trúc của nó, vị trí, vai trò và chức năng của TTĐC đối với đời sống con người và các tổ chức xã hội.21.2. 21.2. Đặc trưng và chức năng của TTĐC 21.2.1. Đặc trưng của TTĐC – Tính gián tiếp của TTĐC – Tính gián đoạn của TTĐC – Tính đại chúng – Tính cứng nhắc của vai trò giao tiếp trong TTĐC – Tính phân tán của công chúng – Tính định kỳ của TTĐC – Tính vô nhân xưng của công chúng – Tính tập thể của người truyền tin – Tính định hướng của TTĐC – Tính thương mại hoá của thông tin – Xu hướng phi đại chúng hoá của TTĐC21.2.2. Chức năng của TTĐC – Chức năng giải trí – Chức năng tâm lý xã hội – Chức năng định hướng dư luận xã hội – TTĐC như một tác nhân của xã hội hoá 21.3. Các hướng nghiên cứu về Xã hội học thông tin đại chúng – Nghiên cứu kênh dẫn truyền: Hiệu quả của kênh dẫn truyền, tổ chức và bài trí trong không gian của các phương tiện TTĐC, hệ thống phủ song của phát thanh và truyền hình, cách thức tổ chức và bài trí thông tin. – Nghiên cứu về nguồn phát: Tìm ra chân dung xã hội của người phát tin, đặc điểm tâm lý và lòng tin của người làm tin. – Nghiên cứu về công chúng: Chân dung xã hội của công chúng, mối quan hệ giữa công chúng với người phát tin, sự gần gũi tâm lý của công chúng. – Nghiên cứu nội dung thông tin, – Nghiên cứu hiệu quả thông tin: Sự thay đổi hành vi, lối sống, lòng tin của công chúng đối với thông tin, cách truyền đạt thông tin có hiệu quả cao đối với công chúng. Đối tượng nghiên cứu, đặc trưng và chức năng của thông tin đại chúng?
Quy Trình Hướng Dẫn Các Bước Công Tác Xây Tô Hoàn Thiện
Quy trình hướng dẫn các bước thi công xây tô hoàn thiện được biên soạn bởi đội ngũ Chỉ Huy Trưởng , Tư Vấn Giám Sát Trưởng của Công Ty Giám Sát Xây Dựng Nhà Phố – NhaPhoGroup
QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC CÔNG TÁC XÂY TÔ HOÀN THIỆN
Quy trình hướng dẫn các bước thi công xây tô hoàn thiện được biên soạn bởi đội ngũ Chỉ Huy Trưởng , Tư Vấn Giám Sát Trưởng của Công Ty Giám Sát Xây Dựng Nhà Phố – NhaPhoGroup
I. CÔNG TÁC XÂY :
1. công tác xây:
1.1 công tác chuẩn bị:
1.1.1 Chuẩn bị vật liệu:
– Gạch được sử dụng là gạch tuynel ,có giấy chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ của các cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm và đã được trình duyệt.Gồm gạch ống 4 lỗ 80x80x180, gạch ống demi 4lỗ 80x80x90 và gạch thẻ 40x80x180.
– Xi măng poclăng PCB40 ( Holcim, Hà Tiên vv)
– Cát dùng là cát sạch, mịn không lẫn tạp chất đạt yêu cầu thi công.
– Nước sạch phải được lấy từ nguồn nước giếng khoan của khu vực đạt tiêu chuẩn .
– Vữa xây được trộn theo cấp phối mác 75 – 100. Nhà thầu sẽ cung cấp bảng thiết kế cấp phối được phê duyệt trước khi thi công ở ngoài công trường và được thường xuyên kiểm tra bởi Kỹ Sư Tư Vấn Giám Sát Thi Công
1.1.2 Trình tự xây bắt buộc theo
Công Ty Giám Sát Xây Dựng Nhà Phố – NhaPhoGroup
gồm 02 bước như sau :
– Từ dưới lên trên, tường chính trước, tường phụ sau.
– Mặt bao che xung quanh xây trước, trong xây sau.
1.2 Biện pháp thi công.
1.2.1 Chuẩn bị mặt bằng.
– Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.
– Chuẩn bị chỗ để vật liệu : Cát, gạch, xi măng.
– Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây : hộc, máng xây.
– Chuẩn bị thùng 18lít, hộc 0.2m3 để đong vật liệu ( kích thước 100 x 100 x 20 cm ).
– Dọn đường vận chuyển vật liệu từ vận thăng vào các tầng, từ máy trộn trên các tầng ra vị trí thi công.
– Bố trí các vị trí đặt máy trộn cho các tầng.
– Chuẩn bị nguồn nước thi công.
Chuẩn bị mặt bằng là một phần rất quan trọng cho những công việc tiếp theo mà Kỹ Sư Tư Vấn Giám Sát Thi Công LƯU Ý đến tất cả anh em kỹ thuật cần nhắc nhở công nhân
1.2.2 Phương pháp trộn vữa.
– Đong cát, xi măng theo tiêu chuẩn cấp phối được duyệt .
– Dùng máy trộn (cối trộn 150 lít) trộn theo tỷ lệ quy định sau đó chuyển đến vị trí xây để xây.
– Sử dụng vữa trong vòng một giờ sau khi trộn nước
1.3 Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi xây. Phần này bắt buộc tất cả anh em kỹ thuật và công nhân nên tuân thủ làm theo hướng dẫn của
Công Ty Giám Sát Xây Dựng Nhà Phố – NhaPhoGroup
– Trước khi xây, bề mặt tiếp giáp khối xây phải được làm sạch. Quét một lớp hồ dầu xi măng vào bề mặt tiếp giáp khối xây với bề mặt cấu kiện bê tông
– Gạch xây phải được làm ẩm trước khi xây, vữa xây phải được trộn đúng theo tỷ lệ cấp phối.
– Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến code lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.
– Chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm (không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm), chiều dày trung bình của các mạch vữa đứng 10mm (không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm).
– Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.
– Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.
– Chiều cao cho một lần xây tường không lớn hơn 1,5m.
– Tường xây lớp cuối cùng ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm, sàn thì phải xây xiên, xây bằng gạch ống 80x80x180mm đồng thời các lỗ trống phải miết hồ kĩ nhằm tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.
– Tường dày 200mm gạch ống phải xây theo quy cách: 5 lớp gạch ống xây giằng một lớp gạch đinh quay ngang. Xây 5 lớp gạch đinh đối với tường khu vực WC, ban công tính từ bề mặt Sàn. Công việc này được kiểm tra thường xuyên bởi Kỹ Sư Tư Vấn Giám Sát Thi Công
– Gia cố sắt râu cho tường vào kết cấu bê tông bằng hai cây sắt ϕ6 với tường 200, một cây ϕ6 với tường 100, liên kết bằng Sika dur 731 hai thành phần. Khoảng cách 400mm theo phương đứng và nhô ra khỏi bề mặt bê tông một đoạn là 500mm.Vách ngăn phải được xây ghép vào tường chính và được gắn neo tường ở cách mỗi 4 hàng gạch.
– Các vị trí gối cửa đi, cửa sổ mỗi bên phải chừa 4 vị trí xây gạch đinh để bắt bát cửa. Kích thước lỗ mở cửa bằng kích thước của cửa cộng thêm mỗi bên 15mm, là độ hở để thao tác khi lắp dựng khung cửa.(5mm đối với cửa gỗ và 15mm đối với cửa nhôm)(Xem them spec,Tùy theo mỗi dự án sẽ khác nhau )
– Tránh va chạm mạnh cũng như không được vận chuyển, đặt vật liệu, dụng cụ trực tiếp lên trên khối xây đang thi công.
– Khi xây tiếp lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.
Công việc thi công xây tô thường xuyên kiểm tra bởi Kỹ Sư Tư Vấn Giám Sát Thi Công
1.4 Kiểm tra và nghiệm thu.
– Phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình xây bằng thước thợ và thả dọi.
– Căng dây để các hàng gạch xây được thẳng và phẳng.
– Công tác nghiệm thu phải được tiến hành sau khi xây ,2 ngày sau đó mới chuyển sang công tác tô.
– Tưới nước bảo dưỡng tường xây(một ngày 1 lần trong vòng 2 ngày ) sau khi khối xây hoàn thành.
Nghiệm thu là 1 công tác bắt buộc cho kỹ thuật giám sát và nhà thầu thi công, với đội ngũ công nhân và kỹ sư Công Ty Giám Sát Xây Dựng Nhà Phố – NhaPhoGroup đã được huấn luyện thường xuyên và luôn tuân thủ theo
Công ty TNHH Giám Sát Xây Dựng NHÀ PHỐ
Email: ctynhapho@gmail.com
Tổng đài di động : 0989 233 990
Trụ Sở chính : 489/8 Mã Lò, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, Tp.HCM
===================================================
Công Ty TNHH Tư Vấn Giám Sát TKXD NHÀ PHỐ - NhaPhoGroup
VPĐD : Tầng 6 – Phòng 615 Tòa Nhà LoanLe, 119 Phan Huy Ích, P.15 , Q. Tân Bình
Trụ Sở : 489/8 Mã Lò, chúng tôi A, Q. Bình Tân, Tphcm
Website : nhaphogroup.com : tuvangiamsatxaydung.comEmail : Ctynhapho@gmail.com
Hotline : 0989 233 990
==========================================================
NHỮNG CÔNG TRÌNH TRONG THÁNG 8
Bốn Giải Pháp Thúc Đẩy Nghiên Cứu Khoa Học
Trong một thập kỷ qua, có thể nói việc xếp hạng đại học toàn cầu đã đặt ra áp lực rất lớn lên tất cả các trường đại học trên thế giới. Chính phủ nhiều nước coi các trường đại học đẳng cấp quốc tế là biểu tượng cho sự giàu mạnh và niềm tự hào quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có nhiều bảng xếp hạng đại học trong đó có 3 bảng xếp hạng được nhiều người quan tâm nhất.
Bảng xếp hạng World University Rankings do Tạp chí Times Higher Education (Anh) hợp tác với Thomson Reuters bình chọn (gọi tắt là bảng THE). THE xếp hạng 400 đại học thế giới (Top 400).
Bảng xếp hạng Academic Ranking of World Universites do Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) đánh giá (gọi tắt là bảng Thượng Hải). Bảng này xếp hạng 500 đại học thế giới (Top 500).
Bảng xếp hạng World University Rankings do Công ty Quacquarelli Symonds (Anh) bình chọn (gọi tắt là bảng QS). QS có 3 bảng xếp hạng riêng: Bảng thứ nhất là xếp hạng 600 đại học thế giới. Bảng thứ hai là xếp hạng 300 đại học châu Á. Bảng thứ ba xếp hạng 300 đại học Mỹ – Latinh.
Các bảng này sử dụng những tiêu chí khác nhau với những trọng số khác nhau để đánh giá và xếp hạng đại học. Các tiêu chí này kết hợp và tương tác lẫn nhau hướng tới mục tiêu sản xuất ra 3 nhóm sản phẩm chính của một đại học đẳng cấp quốc tế gồm:
+ Sinh viên tốt nghiệp với trình độ cao, có khả năng làm việc ở nhiều nơi trên thế giới.
+ Kết quả nghiên cứu đỉnh cao, thể hiện qua số lượng bài báo quốc tế, sách chuyên khảo, bằng phát minh, sáng chế.
+ Kết quả chuyển giao tri thức và công nghệ để giải quyết những vấn đề lớn hoặc đóng góp cho đất nước.
Tất cả các bảng xếp hạng này đều đặt nặng vấn đề nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. Tiêu chí NCKH được gắn trọng số cao, khoảng 60%. Do vậy yếu tố quyết định thứ hạng của các đại học là NCKH. Bởi lẽ, thứ nhất, nghiên cứu khoa học là để phát triển khoa học, để biết thêm, hiểu sâu hơn. Đại học nghiên cứu là nơi sản xuất ra tri thức khoa học. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Đại học là “ngôi đền của khoa học”. Thứ hai, việc nghiên cứu của Đại học có ảnh hưởng tích cực đối với việc giảng dạy và học tập. Nghiên cứu làm tăng chất lượng cho giảng dạy, đưa vào giảng dạy những hiểu biết mới. Với sự tiến triển nhanh của khoa học, một giảng viên không làm nghiên cứu sẽ như một cái băng đĩa, cứ tua đi tua lại những kiến thức cũ có khi đã hết giá trị. Thứ ba, nghiên cứu phục vụ cho công tác đào tạo sau đại học: Nếu chính bản thân giảng viên không nghiên cứu, làm sao có khả năng hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án Tiến sĩ?
Theo bảng xếp hạng QS châu Á năm 2014 trong top 300: Việt Nam có 03 đại học: ĐHQGHN xếp hạng 161 – 170. ĐHQG chúng tôi xếp hạng 191 – 200. ĐTrường ại học Bách khoa Hà Nội xếp hạng 251-300. Singapore có 02 đại học: NUS xếp thứ nhất và NTU xếp thứ 7. Malayxia có 05 đại học ở các thứ hạng: 32; 56; 57; 66 và 145. Thái Lan có 04 đại học ở các thứ hạng: 40; 48; 92 và 134. Philippin có 02 đại học ở các thứ hạng: 63 và 115. Indonexia có 02 đại học ở các thứ hạng: 71 và 125.
ĐHQGHN được xác định là Đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đạt chuẩn quốc tế với định hướng NCKH. NCKH được thừa nhận là một chức năng trọng yếu của ĐHQGHN. Mới đây ĐHQGHN công bố mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ lọt vào top 100 đại học châu Á trong bảng xếp hạng của QS và top 500 đại học thế giới trong bảng xếp hạng Thượng Hải. Mỗi giảng viên trong Trường ĐHKHTN cần nhận thức rằng mục tiêu này có đạt được hay không tùy thuộc rất nhiều vào thành tích nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế của họ.
Tác động và nuôi dưỡng các yếu tố tạo nên thành công trong NCKH
Để đạt được thành công trong NCKH yếu tố số một là: có năng lực nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học là tìm tòi, phát hiện sáng tạo ra tri thức mới, công nghệ mới. Vì thế, năng lực nghiên cứu là khả năng sáng tạo, phát hiện cái mới; tư duy thoáng không rập khuôn, sao chép; khả năng đưa ra các giải pháp độc đáo và hiệu quả để giải quyết một vấn đề khó. Tuy nhiên yếu tố có năng lực nghiên cứu chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Nếu không có động lực nghiên cứu thì năng lực nghiên cứu sẽ không được kích hoạt, ngủ yên ở dạng tiềm năng. Có động lực nghiên cứu mới thôi thúc người ta nghiên cứu. Động lực càng mạnh mẽ thì năng lực nghiên cứu càng được phát huy tốt. Động lực nghiên cứu của một giảng viên, tùy thuộc vào mỗi người, có thể là: niềm đam mê, ham nghiên cứu tìm tòi cái mới, khát vọng muốn khẳng định bản thân, muốn hơn người khác, học hàm, học vị, lợi ích kinh tế,…
Công thức để dẫn đến thành công trong NCKH là Năng lực nghiên cứu + Động lực nghiên cứu + Môi trường nghiên cứu tốt = Thành công trong NCKH. Vậy cần phải đầu tư vào ba yếu tố này như thế nào?
Tạo động lực cho công tác NCKH: Hiện nay, vấn đề nan giải nhất và đau đầu nhất với Trường ĐHKHTN cũng như các đại học Việt Nam là: thu nhập của một giảng viên trẻ quá thấp, thấp hơn rất nhiều so với thu nhập của nhiều ngành nghề khác, khiến họ không sống nổi bằng lương. Mỗi tháng họ chỉ được lĩnh vài triệu đồng tiền lương, nếu may mắn có đề tài, thì tiền đề tài mỗi năm quyết toán có một lần, cầm được tiền cũng chỉ để thanh toán các khoản đã phải ứng ra từ trước. Những người không có đề tài thì phải xoay sang những việc khác để sinh tồn. Thêm vào đó, các giảng viên lại phải giảng dạy rất nhiều để một mặt tăng thu nhập, lo cơm áo gạo tiền, mặt khác đáp ứng nhu cầu của các đại học, các khoa mới mở thiếu giảng viên. Trong hoàn cảnh như thế, giảng viên còn đâu thì giờ, tâm trí và sức lực để làm nghiên cứu. Nhà trường phải cố gắng tăng thu nhập cho các giảng viên với nguyên tắc: thu nhập tăng thêm nhiều hay ít phải tùy thuộc vào kết quả công tác nghiên cứu. Giảng viên làm nghiên cứu có chất lượng, có công bố quốc tế phải có thu nhập tốt hơn so với giảng viên không làm nghiên cứu. Như thế mới công bằng và sự chênh lệch về thu nhập theo cách như vậy sẽ tạo ra động lực NCKH cho giảng viên.
NCKH ở Trường ĐHKHTN chủ yếu là Nghiên cứu cơ bản (NCCB). NCCB thì khó có thể thương mại hóa, khó bán ra thị trường. NCCB chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ kinh phí từ các đề tài. Do vậy, Trường cần tăng kinh phí cho các đề tài đi đôi với việc đổi mới cơ chế xét duyệt và nghiệm thu, thanh quyết toán đề tài. Việc xét duyệt và cấp kinh phí đề tài cần nghiêm túc, minh bạch và được tiến hành bởi các hội đồng khoa học thực sự đảm bảo về chất lượng chuyên môn cũng như tính khách quan trong đánh giá. Việc nghiệm thu, thanh quyết toán nên theo cơ chế khoán sản phẩm. Sản phẩm đầu ra của một đề tài là quan trọng nhất, là thước đo hiệu quả của việc thực hiện đề tài. Cơ chế khoán sẽ giúp lược bỏ bớt những khâu trung gian, những thủ tục hành chính giúp cho các giảng viên tiết kiệm được thời gian và công sức để tập trung cho công tác nghiên cứu.
Cải thiện môi trường NCKH: Môi trường nghiên cứu gồm hai phần: phần cứng và phần mềm. Đối với các nhà khoa học thực nghiệm, phần cứng là các phòng thí nghiệm với các trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu. Thiếu sự hỗ trợ của các phòng thí nghiệm thì khó lòng đạt được kết quả nghiên cứu tốt. So với các Đại học đẳng cấp quốc tế, nhiều phòng thí nghiệm của Trường còn chưa đạt chuẩn. Tuy nhiên việc đầu tư nâng cấp phòng thí nghiệm hiện có cũng như đầu tư mới cần kinh phí rất lớn phải tiến hành từng bước, tùy thuộc vào nguồn tài chính của Trường. Trong khi đó đối với người làm nghiên cứu lí thuyết như toán học thì phần cứng chủ yếu là giấy, bút, một thư viện tươm tất và một chiếc máy tính được kết nối tốt với các kho dữ liệu qua intenet. Các phương tiện này không mấy tốn kém, Nhà trường có thể trang bị không quá khó khăn. Thành thử xét về phần cứng thì có thể nhanh chóng xóa đi sự khác biệt giữa giảng viên của Khoa Toán, Trường ĐHKHTN so với các Khoa Toán ở các trường đại học đẳng cấp trên thế giới. Tuy nhiên sự khác biệt lớn về môi trường NCKH nằm ở phần mềm: cơ chế tổ chức NCKH. Ở những đại học đẳng cấp, NCKH thường được tổ chức làm việc theo nhóm (team working). Trong khi đó ở Trường ĐHKHTN, mặc dù cũng đã hình thành những nhóm làm việc, nhưng về cơ bản vẫn là phương thức làm việc đơn độc, mỗi người theo đuổi một vấn đề riêng lẻ. Nghiên cứu được tổ chức theo nhóm là một xu thế chủ đạo trong NCKH hiện nay. Trong một nhóm nghiên cứu, mỗi thành viên có thể theo đuổi các bài toán khác nhau nhưng cùng hướng tới một mục tiêu, nằm trong một ngữ cảnh, một hướng nghiên cứu chung. Do đó, các thành viên trong nhóm có mối quan tâm gần gũi với nhau, từ đó có sự hợp tác, giao tiếp trao đổi, chia sẻ ý tưởng với nhau, học hỏi lẫn nhau. Tương tác và cộng tác, đó là phương thức làm việc của nhóm nghiên cứu. Thế mạnh của từng người sẽ được phát huy tối đa theo sự cộng hưởng lẫn nhau, còn điểm yếu thì lại được bù đắp. Năng suất, chất lượng hiệu quả nghiên cứu của từng thành viên sẽ tăng lên rất nhiều so với làm việc theo mục tiêu của từng cá nhân và sẽ được lũy tiến theo thời gian. Để hình thành nên nhóm nghiên cứu, điều kiện tiên quyết là phải có nhà nghiên cứu có năng lực uy tín, vạch ra hướng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu rồi tập hợp quanh anh ta những đồng nghiệp cùng chí hướng. Chúng ta rất cần những “sếp” khoa học như vậy. Ngoài việc nuôi dưỡng và giữ chân những giảng viên đầu ngành là cán bộ cơ hữu của Trường, một giải pháp là kí hợp đồng với các nhà khoa học giỏi ở bên ngoài Trường để xây dựng nhóm nghiên cứu.
Khai thác những đề tài nghiên cứu mang tính chất đa ngành
Theo truyền thống trước đây việc NCKH được tổ chức theo các chuyên ngành học thuật riêng lẻ, nhưng hiện nay ở những đại học tiên tiến, các NCKH được tổ chức theo các vấn đề hơn là theo các chuyên ngành. Vì bản chất của thế giới là phức tạp nên những vấn đề đó thường nằm ở ranh giới của nhiều khoa học, độ phức tạp của nó vượt ra ngoài khuôn khổ của một ngành riêng lẻ, đòi hỏi sự tham gia giải quyết của một nhóm nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực. Chính vấn đề khoa học xác định cơ cấu nhóm nghiên cứu chứ không phải ý muốn chủ quan của nhóm nghiên cứu đặt ra vấn đề nghiên cứu. Ví dụ sự biến đổi khí hậu đặt ra vấn đề “Nghiên cứu về lỗ thủng của tầng ôzôn”. Nghiên cứu vấn đề này đòi hỏi một quá trình khoa học gồm ba bước. Bước 1: Thiết lập mô hình những quá trình vật lí và hóa học của hiện tượng này. Ở đây cần có sự hợp tác, bắt tay chặt chẽ của các nhà khoa học Trái đất, Vật lí, Hóa học, Cơ học chất lỏng và động lực học phi tuyến. Bước 2: Tiến hành thực nghiệm đo đạc trên thực địa để lấy dữ liệu. Bước 3: Kiểm nghiệm sự phù hợp của mô hình. Bước này đòi hỏi công cụ tính toán hiệu năng cao và phân tích dữ liệu, nó mang đậm bản sắc toán học, cần đến sự hợp tác của các nhà Toán học thuộc chuyên ngành Toán học tính toán và Xác suất – Thống kê.
Đó là bốn giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH trong Trường ĐHKHTN. Những giải pháp này có thực hiện được tốt và mang lại kết quả hay không phụ thuộc vào các nhân tố: con người, nguồn tài chính và cơ chế quản trị đại học, trong đó yếu tố con người là nhân tố cốt lõi, quan trọng nhất và có tính quyết định.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Nghiên Cứu, Hoàn Thiện Chế Định Áp Giải, Dẫn Giải Trong Bltths 2022 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!