Xu Hướng 9/2023 # Hưng Yên: Nâng Cao Hiệu Quả Cải Cách Hành Chính Cấp Xã # Top 17 Xem Nhiều | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hưng Yên: Nâng Cao Hiệu Quả Cải Cách Hành Chính Cấp Xã # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hưng Yên: Nâng Cao Hiệu Quả Cải Cách Hành Chính Cấp Xã được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày đăng: 09/07/2023 04:29

Bộ phận một cửa phường Bạch Sam (thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên)

Phường Bạch Sam (thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) hàng ngày có hàng chục lượt người dân đến thực hiện các TTHC. Đặc biệt, sau thời gian giãn cách xã hội, cũng là thời điểm các em học sinh làm hồ sơ dự tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nên lượng người đến UBND phường giải quyết TTHC tăng đột biến. Khối lượng công việc hàng ngày nhiều hơn, song với mô hình một cửa và ứng dụng công nghệ thông tin, cán bộ lại là người nắm rõ địa bàn nên việc giải quyết các TTHC cho người dân ở đây vẫn được thực hiện thuận lợi, nhanh chóng. Nhận lại bộ hồ sơ từ cán bộ ở bộ phận một cửa, ông Hoàng Đức Mẫn (phường Bạch Sam) vui vẻ cho biết: Từ những văn bản gốc và nhu cầu giải quyết các TTHC kèm theo, chỉ trong nửa tiếng tôi đã nhận được kết quả. Trả hồ sơ, cán bộ, công chức phường còn tận tình hướng dẫn tôi đến các cơ quan chức năng để giải quyết các TTHC tiếp theo. Cách làm việc đổi mới của cơ quan nhà nước đã tạo thuận lợi cho người dân.

Công tác CCHC cấp xã ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm giải quyết đúng thẩm quyền đối với từng loại TTHC. Đến nay, 161/161 xã, phường, thị trấn thực hiện mô hình một cửa, cấp xã thực hiện 168 TTHC. 100% UBND cấp xã triển khai, ứng dụng hiệu quả hệ thống một cửa điện tử và chữ ký số trong gửi và nhận văn bản điện tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC cấp xã đã góp phần bảo đảm an toàn, nhanh, tiện lợi trong các giao dịch điện tử, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tạo bước đột phá trong CCHC, hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, chuyên nghiệp hóa nền hành chính.

Tuy nhiên, công tác CCHC cấp xã dù có chuyển biến tích cực nhưng nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay, tình trạng trả chậm kết quả hồ sơ còn xảy ra; người dân đến làm TTHC chưa được hướng dẫn cụ thể, chi tiết… Nguyên nhân là do người đứng đầu một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác CCHC dẫn đến thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo. Việc bố trí cán bộ trực tại bộ phận “một cửa” ở một số địa phương chưa đúng chuyên môn, năng lực…

Để nâng cao hiệu quả CCHC cấp xã, nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân tại bộ phận “một cửa” cấp xã, UBND các xã, phường, thị trấn tập trung làm tốt các công tác như: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm các điều kiện hoạt động cho bộ phận “một cửa”; cán bộ, công chức nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi tư duy của người dân khi đến giao dịch, giải quyết TTHC; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế một cửa gắn với việc giải quyết TTHC cho công dân theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, UBND cấp xã thực hiện nghiệm túc việc niêm yết công khai, tuyên truyền các TTHC đến với người dân, nhất là những thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã…

Theo: baohungyen.vn

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cải Cách Hành Chính Cấp Xã

Với 146 thủ tục hành chính được triển khai, tạo khối lượng công việc lớn cho đội ngũ cán bộ xã Bảo Hà. Tuy nhiên, khó khăn này đã phần nào được giải quyết khi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Trong hệ thống tài liệu ISO đã có sẵn các biểu mẫu, hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng thủ tục hành chính, quy định rõ nhiệm vụ từng công chức. Do vậy, công chức nắm rõ được công việc của mình, tránh hiện tượng chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Từ đó, từng bước tạo được lòng tin, sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan hành chính Nhà nước. Anh Nguyễn Văn Thuấn, cán bộ lao động, thương binh và xã hội, UBND xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên chia sẻ: “Người dân đến giao dịch rất đông nên rất phức tạp khi giải quyết các thủ tục hành chính. Việc áp dụng các tiêu chuẩn mới đã tạo thuận lợi giải quyết nhanh chóng các thủ tục ấy. Ví dụ như người dân đến làm thủ tục về bảo hiểm y tế, khi dân đến làm thẻ sẽ có phiếu tiếp nhận, hẹn ngày đến lấy. Trước kia người dân không biết được chính xác thời gian nên nhiều khi quên không đến lấy”.

Áp dụng ISO mang lại hiệu quả cao trong cải cách hành chính, tạo môi trường hành chính khoa học, thông thoáng, thuận lợi cho cán bộ hành chính và người dân khi đến bộ phận một cửa làm việc. Không chỉ giúp đội ngũ cán bộ, công chức triển khai công việc và quản lý hồ sơ công việc một cách khoa học, rút ngắn thời gian xử lý các văn bản, giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, đúng thời gian, từng bước cải tiến phương thức làm việc khi giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của tổ chức, công dân, việc áp dụng ISO trong hoạt động hành chính còn giúp người đứng đầu cơ quan, đơn vị dễ dàng giám sát, kiểm tra và định hướng chỉ đạo kịp thời khi phát sinh vướng mắc. Ông Bùi Trịnh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên cho biết: “Ngay sau khi được tập huấn chúng tôi tham mưu cho UBND xã kiện toàn Ban chỉ đạo ISO của xã, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai, duy trì và áp dụng. Trước hết, chúng tôi quán triệt tới tất cả cán bộ, công chức phải nghiêm túc áp dụng hệ thống trong xử lý thủ tục hành chính dựa trên các quy trình đã được phê duyệt”.

Cấp xã – cấp cuối cùng của hệ thống hành chính Nhà nước nên có rất nhiều giao dịch hành chính trực tiếp, gần với người dân nhất. Do vậy, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO góp phần quan trọng làm thay đổi cách nghĩ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, từ đó thay đổi cách nhìn của người dân về dịch vụ công. Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính tại mỗi cơ quan, đơn vị hành chính.

Thu Hường – Vũ Giang

Hưng Yên Thi “Tìm Kiếm Sáng Kiến, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Cải Cách Hành Chính Tỉnh Hưng Yên Năm 2023”

Vừa qua, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính tỉnh Hưng Yên năm 2023”. Mục đích nhằm tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về cải cách hành chính, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tìm ra ý tưởng tiêu biểu, sáng tạo và có khả năng áp dụng trong thực tế để thí điểm và nhân rộng mô hình khi có điều kiện cho phép, góp phần thực hiện hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của tỉnh.

Cá nhân: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiện đang làm việc tại các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn; các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

Người dân, tổ chức, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tập thể: Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; UBND huyện, thành phố, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn; các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh.

Sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các nội dung cải cách hành chính nhà nước, bao gồm:

– Cải cách thể chế: Đưa ra sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tăng tính khả thi, hiệu quả trong triển khai văn bản luật trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

– Cải cách thủ tục hành chính (TTHC): Đưa ra sáng kiến, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc rà soát, đơn giản hóa TTHC để tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện các TTCH; cắt giảm hoặc sửa đổi, bổ sung các TTCH còn chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của tổ chức, cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

– Hoạt động của Bộ phận một cửa hiện đại các cấp: Đưa ra sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận một cửa hiện đại, đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích (BCCI).

– Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Đưa ra sáng kiến, giải pháp nhằm sắp xếp, sáp nhập bảo đảm khoa học, giúp các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối và thực hiện chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, không để chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; xác định vị trí việc làm phù hợp, khoa học.

– Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Đưa ra sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức, viên chức; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hiệu quả, tránh lãng phí; đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm thực chất, tránh hình thức; tinh giản biên chế hiệu quả.

– Cải cách tài chính công: Đưa ra sáng kiến, giải pháp nhằm phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả; phát huy việc quản lý, giám sát tài chính; nghiên cứu, hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước: Đưa ra sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, bộ máy hành chính dễ dàng liên kết với nhau hơn trong thực hiện nhiệm vụ, chính quyền điều hành nhanh chóng, hiệu quả và chính xác; thúc đẩy việc cung cấp, nghiên cứu các phần mềm, dịch vụ công dễ sử dụng; tham mưu ứng dụng các quy trình ISO mới vào trong hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước tỉnh.

– Tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Yêu cầu của các sáng kiến, giải pháp:

– Chưa từng công bố tại các tạp chí, sách báo trong và ngoài nước, các cuộc thi khác hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Đối với các bài đã tham gia các cuộc thi khác nhưng chưa đoạt giải thì được tham gia cuộc thi này nhưng không được sử dụng y nguyên mà phải có sự chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện thêm.

– Lần đầu tiên áp dụng hoặc thử nghiệm (trong 1 năm tính đến ngày gửi bài dự thi); hoặc chưa được thử nghiệm nhưng có khả năng mang lại lợi ích thiết thực, nâng cao hiệu quả trong công tác cải cách hành chính của tỉnh và của cơ quan, đơn vị.

Bài thi được trình bày trên khổ giấy A4, đánh máy hoặc viết tay tiếng Việt. Đối với các bài thi về lĩnh vực công nghệ thông tin, dựng hình ảnh hoặc video thì ngoài hình thức viết có gửi kèm đĩa CD lưu trữ phần mềm, hình ảnh hoặc video và gửi về Ban Tổ chức cuộc thi như sau:

– Cá nhân, tập thể (là nhóm tác giả từ 02 người trở lên) tham dự cuộc thi gửi bài dự thi (kèm theo đơn đề nghị và bản mô tả sáng kiến, giải pháp) về cơ quan, đơn vị mình đang công tác; UBND cấp huyện, cấp xã nơi cư trú; tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội mà mình là đoàn viên, hội viên. Bài dự thi ghi rõ họ tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc; đối với bài dự thi của nhóm tác giả cần ghi rõ các thành viên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của một thành viên đại diện trong nhóm (có mẫu đơn đề nghị và bản mô tả kèm theo).

– Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; UBND cấp huyện; các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội tổ chức sơ loại, chọn lọc các bài dự thi của cá nhân, tổ chức gửi về đơn vị, tổng hợp các bài dự thi có chất lượng gửi Sở Nội vụ Hưng Yên, địa chỉ: Số 06, đường Chùa Chuông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên.

– Trong quá trình chấm thi, tùy tình hình cụ thể, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ tổ chức chấm bài thi viết hoặc tổ chức thi thuyết trình nhằm đảm bảo việc chấm thi chính xác, hiệu quả cao. Các cơ quan, đơn vị triển khai kế hoạch, tổ chức sơ loại để chọn lọc bài dự thi có chất lượng gửi trực tiếp về Sở Nội vụ trước ngày 15.6.2023.

– Ban Tổ chức đánh giá, chấm điểm các bài thi xong trước ngày 31.8.2023. Ban Tổ chức công bố kết quả và trao giải thưởng cuộc thi xong trước ngày 30.9.2023.

Hưng Yên: Tìm Kiếm Sáng Kiến, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Cải Cách Hành Chính Năm 2023

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính tỉnh Hưng Yên năm 2023”.

Theo kế hoạch, đối tượng dự thi là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiện đang làm việc tại các sở, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn; các cơ quan ngành dọc của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Người dân, tổ chức, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh…

Hình thức dự thi được trình bày trên khổ giấy A4, đánh máy hoặc viết tay tiếng Việt. Đối với các bài thi về lĩnh vực công nghệ thông tin, dựng hình ảnh hoặc video thì ngoài hình thức viết có gửi kèm đĩa CD lưu trữ phần mềm, hình ảnh hoặc video…

Nội dung sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các nội dung cải cách hành chính nhà nước, bao gồm: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; hoạt động của bộ phận một cửa các cấp; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Cuộc thi dự kiến được tổ chức từ tháng 7 – 10.2023; công bố kết quả và trao giải trong tháng 11.2023. Sẽ có 22 giải dành cho các cá nhân, tập thể (02 giải Nhất, 04 giải Nhì, 06 giải Ba; 10 giải Khuyến khích). Các sáng kiến, giải pháp dự thi đoạt giải được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen và kèm theo mức thưởng giải Nhất 10 triệu đồng; giải Nhì 8 triệu đồng; giải Ba 5 triệu đồng; giải Khuyến khích 3 triệu đồng.

Thông qua cuộc thi nhằm tăng cường tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về cải cách hành chính, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tìm ra ý tưởng tiêu biểu, sáng tạo và có khả năng áp dụng trong thực tế để thí điểm và nhân rộng mô hình khi có điều kiện cho phép, góp phần thực hiện hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh.

Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Cải Cách Thủ Tục Hành Chính

Cải cách hành chính với 06 nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đặc biệt, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tác động rất lớn đến đến 10 chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Bởi lẽ, những thủ tục hành chính liên thông, tinh gọn được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm và năng động sẽ hình thành cơ chế đầu tư – kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, minh bạch; tạo lập hình ảnh thân thiện, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền và xây dựng niềm tin, sự đồng thuận từ phía các doanh nghiệp. Qua đó, cộng đồng doanh nghiệp sẽ đánh giá cao môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của tỉnh.

Xuất phát từ nhận thức trên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã triển khai nhiều nhiệm vụ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực cụ thể như sau:

– Về cải cách thể chế, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được HĐND tỉnh ban hành để kịp thời điều chỉnh các quan hệ kinh tế – xã hội cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nhà nước, nhu cầu sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, như: Quy định mức chi bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh,Quy định mức chi thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, Quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình của dự án đầu tư trong Khu quy hoạch đô thị mới Vạn Tường thuộc Khu kinh tế Dung Quất, về Đề án củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2023, định hướng đến năm 2023, về chính sách hỗ trợ khuyến khích thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa” đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2013-2023, Quy định về một số chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và môi trường của tỉnh… Kết quả này thể hiện sự năng động, tinh thần trách nhiệm của tỉnh trong việc tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp, kịp thời minh bạch hóa các chủ trương, chính sách để doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện.

– Về cải cách thủ tục hành chính, các ngành, các cấp đã tiến hành nhiều giải pháp và đạt được một số kết quả như:

+ Công bố, công khai các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, tại bộ phận “một cửa”, trên Trang Thông tin kinh tế – xã hội của tỉnh và website của một số sở, ban ngành, UBND cấp huyện.

+ Tổ chức vận hành có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các TTHC về đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng…

+ Đã rà soát và đơn giản hóa đối với TTHC tại một số Sở, ngành, cụ thể: Sở Tài nguyên và môi trường đã đơn giản hóa giảm được 16 thủ tục trong số 100 thủ tục hành chính thuộc Sở, Sở Kế hoạch và đầu tư đã sửa đổi, bổ sung 34/67 thủ tục hành chính trong đó đã rút ngắn thời gian giải quyết đối với một số TTHC thuộc lĩnh vực đăng ký kinh doanh bình quân là 3 ngày/1 hồ sơ.

+ Thí điểm triển khai việc xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên một số lĩnh vực với các tiêu chí: tiếp cận dịch vụ, quy định về TTHC, thái độ phục vụ của công chức, kết quả giải quyết TTHC.

– Song song với việc cải cách TTHC, tỉnh cũng đã đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức vì xác định yếu tố con người quyết định chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc cho doanh nghiệp. Nhiều giải pháp được triển khai như: tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử cho công chức phụ trách bộ phận một cửa và công chức chuyên môn giải quyết TTHC; kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết TTHC tại các bộ phận tham gia giải quyết TTHC; thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra công vụ để kịp thời chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, giờ giấc làm việc và văn hóa ứng xử nơi công sở.

Niêm yết công khai thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường

Những kết quả trên đã đảm bảo quyền tiếp cận thông tin và phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp; xóa bỏ rào cản về thời gian, giảm chi phí và rủi ro trong thực hiện TTHC; nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp, nhân dân về việc cung ứng các dịch vụ công… Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính của tỉnh vẫn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như:

– Mặc dù người đứng đầu cơ quan hành chính rất quan tâm và quyết liệt trong cải cách hành chính nhưng công chức thừa hành còn chưa tích cực trong thực thi chức trách, nhiệm vụ. Tính chuyên nghiệp, năng động, tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa cao, vẫn còn trường hợp phản ánh về việc trễ hẹn, phiền hà trong giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực thuế, đất đai, đầu tư, xây dựng… Phương pháp quản lý, cách thức làm việc, phối hợp thực hiện công việc trong các cơ quan hành chính chưa thực sự hợp lý.

– Một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động trong việc rà soát, kiến nghị đơn giản hóa TTHC, số TTHC đề nghị đơn giản hóa chưa nhiều; chưa kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những TTHC không còn phù hợp. Mức độ hiện đại hóa nền hành chính còn hạn chế; mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại còn ít.

Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế nêu trên, để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhằm góp phần duy trì và nâng cao chỉ số PCI của tỉnh trong thời gian tới, đặc biệt là cải thiện các chỉ số thành phần,cần tập trungthực hiện một số giải pháp sau:

– Thường xuyên rà soát, đánh giá các quy định hành chính , TTHC để kiếnnghị đơn giản hóa hoặc loại bỏ những TTHC rườm rà, không cần thiết ; giảm chi phí, rút ngắn thời gian giải quyết , bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước.

– Định kỳ tổ chức thực hiện khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, đầu tư để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời.

-Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và các quy chế, quy định phối hợp; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính các cấp, phổ biến rộng rãi và niêm yết công khai tại công sở các quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính…để doanh nghiệp biết , thực hiện và giám sát; đồng thời phải cập nhật kịp thời khi có thay đổi.

– Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp, trách nhiệm , sự năng động, trung thực, kỷ cương, gương mẫu, tận tâm phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức,nhất là cán bộ, công chức làm việc tạibộ phận một cửa.

– Tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính: nâng cấp và tăng cường số dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 3 và 4; mở rộng mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại các huyện còn lại của tỉnh; duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ; đẩy mạnh ứng dụng c ông nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính .

Để duy trì và nâng chỉ số năng lực cạnhtranhcủa tỉnh, cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị vào công tác cải cách hành chính vì các giải pháp trên được triển khai đạt hiệu quả khi có sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo của người đứng đầu, sự cộng đồng trách nhiệm, sự nỗ lực của các cơ quan hành chính, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân./.

Cải Cách Hành Chính Với Chính Quyền Cấp Xã

Trong hệ thống chính quyền các cấp, chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có vai trò, vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào thực tiễn đời sống xã hội, là nơi trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khai thác tiềm năng tại chỗ ở địa ph­ương trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, tạo điều kiện cho nhân dân địa phương xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, cải cách hành chính đối với chính quyền cấp xã là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng. Việc triển khai thực hiện phải đồng bộ trên tất cả 6 nhiệm vụ từ cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách hành chính trên phải có sự lãnh đạo sát sao của Đảng uỷ, sự kiểm tra giám sát thường xuyên của Hội đồng nhân dân, các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Ngoài ra, cần có giải pháp cụ thể, thiết thực trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

Tỉnh Bắc Kạn có 122 đơn vị cấp xã, trong đó có 06 phường, 06 thị trấn 110 xã. Là một tỉnh miền núi đường xá đi lại giữa trung tâm huyện đến nhiều xã còn nhiều khó khăn, nhưng xác định được chính quyền cấp xã giữ vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, trong những năm qua tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm đến công tác cải cách hành chính của cấp xã.

Các đơn vị được kiểm tra trong năm 2023, trong đó có Ủy ban nhân dân thị trấn Chợ Mới thuộc huyện Chợ Mới, là đơn vị cấp xã nằm ở trung tâm huyện, việc thực hiện cải cách hành chính luôn được cấp ủy đảng, chính quyền đơn vị quan tâm thực hiện, hàng năm đơn vị đều ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm để cuối năm làm cơ sở tự đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính của đơn vị. Trong năm, đơn vị đã ban hành 02 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 01 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và 01 Quyết định của UBND xã, các văn bản ban hành đảm bảo đúng trình tự thủ tục, có chất lượng và tính khả thi cao phù hợp với thực tiễn địa phương. Xây dựng kế hoạch rà soát quy định thủ tục hành chính năm 2023 và tổ chức rà soát 55 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã (lĩnh vực đăng ký lại khai sinh 01 TT; tư pháp 42 TT; lao động xã hội 06 TT; tài nguyện 05 TT; lâm nghiệp 01 TT), qua đó đề nghị cấp có thẩm quyền rút ngắn thời gian giải quyết đối với TTHC đăng ký lại khai sinh từ 05 ngày xuống 01 ngày. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả duy trì hoạt động, tổng số hồ sơ tiêp nhận 1.866 hồ sơ, đã giải quyết 1.866 hồ sơ (trong đó lĩnh vực tư pháp 1.825 hồ sơ, lao động xã hội 30 hồ sơ, địa chính – môi trường 02 hồ sơ, lâm nghiệp 09 hồ sơ). Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, công chức luôn được nâng cao và chuẩn hóa, đơn vị có 19 cán bộ, công chức trình độ chuyên môn đại học 8, trung cấp 8, chưa qua đào tạo còn 3 cán bộ. Cán bộ, công chức của đơn vị được sắp xếp đúng trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, làm tốt công tác tiết kiệm chi để mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc, tại thời điểm kiểm tra đơn vị có 16 máy vi tính. Đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc như ứng dụng Phần mềm quản lý văn bản hồ sơ công việc; kết nối mạng INTERNET; sử dụng hòm thư công vụ…

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác cải cách hành chính của cấp xã nói chung và Ủy ban nhân dân thị trấn Chợ Mới nói riêng còn một số hạn chế, một số cán bộ chủ chốt cấp xã còn nhận thức chưa đầy đủ về công tác cải cách hành chính, họ cho rằng, công tác cải cách hành chính chỉ là việc rút gọn, làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức tuy được nâng lên nhưng chưa đồng đều, vẫn còn cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Công chức tham mưu thực hiện công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính và trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều kiêm nhiệm. Trụ sở làm việc trật hẹp, trang thiết bị thiếu thốn do vậy chưa bố trí được phòng làm việc riêng cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trừ 06 phường thuộc thành phố Bắc Kạn), hầu hết phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là phòng làm việc của công chức chuyên môn. Công nghệ thông tin đã được đầu tư ứng dụng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu hiện nay nên việc thực hiện công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả chưa cao.

Với những hạn chế, khó khăn trên, thời gian tới, ngoài sự nỗ lực, trách nhiệm của từng đơn vị trong thực hiện cải cách hành chính thì cần sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ cấp trên về đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức phụ trách công tác cải cách hành chính, cán bộ làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hưng Yên: Nâng Cao Hiệu Quả Cải Cách Hành Chính Cấp Xã trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!