Bạn đang xem bài viết Hội Thảo “Chính Sách Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Và Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Phục Vụ Cho Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Việt Nam” – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch (Itdr) được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch, sáng ngày 03/8/2018, tại Mai Châu, Hòa Bình, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch tổ chức Hội thảo “Chính sách phát triển du lịch cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam”. Hội thảo nhằm mục đích đánh giá hiện trạng chính sách phát triển du lịch cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam từ đó gợi ý một số định hướng và giải pháp về chính sách và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch cộng đồng đáp ứng yêu cầu và nguyên tắc phát triển bền vững.
Tham dự Hội thảo có TS. Từ Mạnh Lương- Vụ trưởng, Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình- Vụ phó, Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch; TS. Nguyễn Anh Tuấn- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và cùng hơn 50 đại biểu là đại diện của các Sở VHTTDL, các nhà khoa học, giảng viên của các cơ sở đào tạo về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các hộ gia đình kinh doanh du lịch cộng đồng và các cơ quan thông tấn báo chí. Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Từ Mạnh Lương đã nhấn mạnh: Phát triển du lịch cộng đồng là xu thế tất yếu cũng là cách thức tạo nên tính độc đáo trong bức tranh kinh tế du lịch của địa phương. Trong vòng 20 năm trở lại đây, tại Việt Nam, du lịch cộng đồng đã xuất hiện và bước đầu phát triển. Với lợi thế về tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc bản địa, Sa Pa, Mai Châu, Mộc Châu, Mù Cang Chải, Hội An,… được xem như những điển hình về phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, tuy nhiên so với tiềm năng và thế mạnh việc phát triển du lịch cộng đồng của Việt Nam chưa thực sự ổn định thiếu chuyên nghiệp, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình tổ chức du lịch cộng đồng còn thụ động, chính quyền chưa tạo được chính sách để người dân được hưởng lợi chính đáng từ những hoạt động du lịch cộng đồng của mình.
TS. Từ Mạnh Lương – Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ VHTTDL) phát biểu khai mạc hội thảo
TS. Từ Mạnh Lương mong muốn hội thảo là dịp để các cơ quan quản lý, các chuyên gia, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về 2 vấn đề: (1) Làm thế nào để có được chính sách phát triển du lịch cộng đồng phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; (2) Làm thế nào để có được những giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam thiết thực, chuyên nghiệp và hiệu quả.
ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình- Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn (Tổng cục Du lịch) trình bày tham luận tại hội thảo
Tại hội thảo các chuyên gia du lịch cũng đã nêu lên nhiều giải pháp và chia sẻ các kinh nghiệm về du lịch cộng đồng. TS. Đoàn Mạnh Cương- Vụ Đào tạo- Bộ VHTTDL đã đề xuất một số khuyến nghị để phát triển du lịch cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình- Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch đã đưa ra những định hướng phát triển loại hình du lịch cộng đồng Vùng Tây Bắc theo tiêu chuẩn chung của cộng đồng các nước ASEAN. Năm 2016, ở Việt Nam đã có 3 điểm Du lịch cộng đồng (CBT) lần đầu tiên được trao giải CBT ASEAN: Điểm du lịch cộng đồng xóm Pom Coọng tỉnh Hòa Bình, Điểm du lịch cộng đồng Thanh Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Điểm du lịch cộng đồng làng Triêm Tây tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, hội thảo cũng được nghe những chia sẻ về giải pháp thu hút vốn đầu tư trong phát triển du lịch cộng đồng của TS. Nguyễn Đức Thắng (Chuyên gia du lịch), một số kiến nghị trong đào tạo nhân lực địa phương để phát triển du lịch cộng đồng của TS. Nguyễn Tư Lương (Trưởng khoa Lữ hành- trường CĐ Du lịch Hà Nội), bà Nguyễn Thị Thanh Hải đã giới thiệu mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Thái Hải, Thái Nguyên.
Bà Đinh Thị Hảo- CBT Đà Bắc trao đổi tại hội thảo
Hội thảo cũng là dịp để đại diện các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng chia sẻ những hạn chế, khó khăn trong việc kinh doanh phát triển du lịch cộng đồng ngay tại địa phương mình như: người dân khó tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển, kiến thức, kỹ năng làm du lịch còn chưa được bài bản, năng lực quản lý và quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương còn hạn chế… Kết luận hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn tổng hợp những đề xuất, kiến nghị như Nhà nước cần ban hành những chính sách phát triển du lịch cộng đồng để phát huy tối ưu những tiềm năng vốn có; cần cụ thể hóa những quy định thành những hướng dẫn để doanh nghiệp, các hộ kinh doanh phát triển du lịch cộng đồng; cần xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; hỗ tợ xây dựng cơ sở hạ tầng; chính sách ưu đãi. Bên cạnh đó cần tổ chức tham quan khảo sát tại những mô hình đã thành công trong hoạt động du lịch cộng đồng nhằm chia sẻ, học hỏi và xây dựng thành công mô hình du lịch cộng đồng; xây dựng từng chương trình đào tạo phù hợp cho từng đối tượng cộng đồng; đồng thời, công tác xúc tiến quảng bá cũng cần được quan tâm giúp sản phẩm du lịch cộng đồng đến được với khách du lịch trong và ngoài nước.
Một số hình ảnh tại hội thảo:
Toàn cảnh hội thảo
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Diệu Linh
Chức Năng, Nhiệm Vụ – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch (Itdr)
Chức năng, nhiệm vụ
Vị trí và chức năng
1. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch là tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trực thuộc Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách du lịch, phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch; cung cấp dịch vụ nghiên cứu, tư vấn và ứng dụng khoa học công nghệ du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
Tên giao dịch quốc tế: Institute for Tourism Development Research
Tên viết tắt: ITDR
Trụ sở Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch được đặt tại thành phố Hà Nội
2. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch để trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chương trình, kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chính sách, chiến lược phát triển du lịch.
2. Trình Tổng cục trưởng chương trình, kế hoạch dài hạn và hằng năm của Viện về nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát triển du lịch, tổ chức sự kiện và thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ khác trong lĩnh vực du lịch.
5. Tổ chức công tác thông tin khoa học về du lịch; xuất bản, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về du lịch.
6. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức đào tạo sau đại học thuộc các chuyên ngành về du lịch; tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về du lịch.
8. Quản lý biên chế, thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Viện; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật; thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Tổng cục Du lịch; tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thực hiện chế độ sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, đột xuất về các lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và của Tổng cục Du lịch.
9. Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch giao.
Đẩy Mạnh Xúc Tiến, Quảng Bá Du Lịch Ẩm Thực Việt Nam – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch (Itdr)
Ẩm thực hay nói cách khác là việc ăn uống là những hoạt động không thể thiếu trong mỗi chuyến đi du lịch, là một trong những dịch vụ quan trọng nhất của chuyến đi du lịch cùng với các dịch vụ lưu trú, vận chuyển. Tuy nhiên, ngày nay, ẩm thực không chỉ là hoạt động đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách trong chuyến đi mà còn trở thành mục đích, loại hình và sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, cả khách du lịch trong nước và quốc tế. Sự tồn tại và phát triển của du lịch ẩm thực (gastronomic tourism, food tourism hay culinary tourism) với tư cách là một loại hình du lịch đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu.
Tại Việt Nam, văn hóa ẩm thực là một trong những đặc trưng sinh động và phong phú nhất, kết tinh thành bản sắc văn hóa Việt Nam. Sự đặc sắc của văn hóa ẩm thực Việt Nam thể hiện trong việc sử dụng các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong sự tinh tế, cầu kỳ của việc sử dụng gia vị, trong sự giao hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa phong cách, triết lý phương Đông và và phương Tây trong chế món ăn cũng như trong cách trang trí, sắp đặt và thưởng thức món ăn. Ngày nay, nhiều món ăn của Việt Nam như phở, nem, bún chả… đã trở nên nổi tiếng thế giới và ẩm thực đã trở thành một công cụ hữu hiệu để xây dựng và hình thành thương hiệu Việt Nam. Phillip Kotler, cha đẻ của marketing hiện đại đã phát biểu: “Nếu Trung Quốc là công xưởng của thế giới, Ấn Độ là văn phòng của thế giới thì Việt Nam hãy là nhà bếp của thế giới”. Nhiều nguyên thủ các nước khi đến Việt Nam đã lựa chọn những món ăn để khám phá và làm điểm nhấn cho chuyến đi của mình như cựu tổng thống Mỹ Barack Obama khi đến thăm Việt Nam năm 2016 đã chọn bún chả để thưởng thức giống như khi ông chọn sushi để ăn khi đến thăm Nhật Bản năm 2014, Thủ tướng Canada Justin Trudeau thưởng thức cà phê vỉa hè của Việt Nam khi ông đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 hoặc cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã tự ra phố thưởng thức bánh mỳ vỉa hè tại Đà Nẵng trong dịp dự hội nghị APEC năm 2017.
Đối với ngành du lịch, ẩm thực Việt Nam vừa được sử dụng như một sản phẩm du lịch nhưng cũng được sử dụng như một công cụ để xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp du lịch đã tổ chức, khai thác các tour du lịch ẩm thực (food tour) từ việc đi trải nghiệm các món ăn đường phố, món ăn dân dã, truyền thống đến trải nghiệm tại các lớp dạy nấu ăn hay các nhà hàng sang trọng, đẳng cấp. Hình ảnh những món ăn với nhiều màu sắc được trang trí một cách nghệ thuật luôn đem lại cho du khách những cảm giác và trải nghiệm khó quên, thôi thúc những người chưa từng nếm thử món ăn hoặc chưa từng đến Việt Nam muốn được đến khám phá và nếm thử ngay những món ăn đó. Bên cạnh việc thưởng thức và trải nghiệm vị giác khác lạ của các món ăn, du khách còn được khám phá những nét văn hóa bản địa của con người, cỏ cây và thiên nhiên tại điểm đến, làm phong phú hơn trải nghiệm du lịch của chuyến đi. Đặc biệt, nước ta có dải địa hình và khí hậu thay đổi từ Bắc vào Nam cùng với sự độc đáo, đa dạng trong văn hóa ẩm thực của 54 dân tộc anh em, tạo nên sự hấp dẫn và các trải nghiệm bất tận cho khách du lịch, cả trong nước và quốc tế. Với những lý do trên, năm 2019, Việt Nam đã được bình chọn là điểm đến du lịch ẩm thực hàng đầu châu Á bởi Tổ chức giải thưởng du lịch thế giới WTA (World Travel Awards).
Trong những năm qua, yếu tố ẩm thực cũng đã được kết hợp khai thác ở nhiều sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước như tại các như tại các hội chợ, các lễ hội du lịch. Tuy nhiên, để phát huy hết lợi thế của ẩm thực và du lịch ẩm thực trong phát triển du lịch Việt Nam, ngành du lịch cần có kế hoạch cụ thể cho việc phát triển du lịch ẩm thực và sử dụng ẩm thực như một công cụ để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Một số giải pháp cụ thể như sau:
2. Xây dựng các sản phẩm du lịch ẩm thực gắn với các điểm đến: cụ thể nhằm tạo ra các trải nghiệm phong phú và khó quên cho du khách như các tour du lịch ẩm thực (food tour), kết hợp các chương trình du lịch nông nghiệp, nông thôn với khám phá đặc sản ẩm thực của địa phương, xây dựng các khu ẩm thực đường phố hoặc chợ ẩm thực đêm tại các điểm đến du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành hợp tác với các nhà hàng, các nghệ nhân ẩm thực xây dựng các chương trình dạy nấu ăn cho khách du lịch, hướng dẫn khách từ việc đi chợ lựa chọn nguyên liệu đến cách chế biến món ăn nhằm làm phong phú trải nghiệm của khách về nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam, dần hình thành và định vị thương hiệu sản phẩm du lịch ẩm thực của Việt Nam ra thế giới.
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch ẩm thực để quảng bá du lịch ẩm thực và sử dụng hình ảnh ẩm thực để quảng bá chung cho du lịch Việt Nam: Trên cơ sở định vị được các sản phẩm ẩm thực đặc trưng để phát triển và quảng bá, hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu có thể triển khai bằng việc các hình ảnh chất lượng cao, các video clip giới thiệu các món ăn, các chương trình trải nghiệm thực tế về ẩm thực để phát trên truyền hình, các sản phẩm phục vụ cho hoạt động quảng bá khác như sách ảnh, tập gấp cả bản in và bản điện tử; các thông tin, tư liệu, công thức chế biến món ăn, hướng dẫn về trải nghiệm văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trong tương lai, khi điều kiện cho phép, nhà nước có thể đầu tư xây dựng Bảo tàng ẩm thực Việt Nam, nơi trưng bày lưu giữ các hình ảnh, mô hình các món ăn của 54 dân tộc, các tư liệu về công thức chế biến cũng như văn hóa thường thức. Đây cũng sẽ là điểm tham quan thú vị cho khách du lịch, vừa tham quan vừa được trải nghiệm thực tế các món ăn mình ưa thích.
4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực và sử dụng ẩm thực để quảng bá cho du lịch Việt Nam. Một số kênh truyền thông, xúc tiến, quảng bá phù hợp, có thể được triển khai một cách có hiệu quả như:
Tăng cường quảng bá ẩm thực Việt Nam tại các sự kiện lễ hội, văn hóa do Việt Nam tổ chức ở nước ngoài như sự kiện Những ngày Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Các sự kiện này thường thu hút một lượng lớn công chúng nước sở tại tham gia và thường có nhu cầu cao được trải nghiệm văn hóa ẩm thực của Việt Nam tại các sự kiện. Đặc biệt, sự kiện triển lãm thế giới (World Expo) được tổ chức 5 năm một lần và thường kéo dài tới 6 tháng với hàng triệu lượt khách tham quan.
Thường xuyên tổ chức các Lễ hội ẩm thực trong nước tại các vùng, miền gắn với các sự kiện xúc tiến và quảng bá du lịch hoặc lễ hội ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài. Đây là cơ hội để Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng giới thiệu, quảng bá các món ăn, các đặc sản ẩm thực của vùng miền đến khách du lịch cũng như tạo thêm các sản phẩm, điểm hấp dẫn cho du lịch ẩm thực.
Quảng bá tại các hội chợ, sự kiện chuyên ngành về du lịch cả trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã tham gia nhiều hội chợ du lịch quốc tế cũng như tổ chức nhiều chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam ở nước ngoài như các Hội chợ Japan Tourism Expo tại Nhật Bản, WTM tại Anh, ITB tại Đức, Kotfa tại Hàn Quốc, Travex luân phiên tại các nước Asean… Tại các sự kiện này, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý điểm đến có thể vừa quảng bá vừa bán trực tiếp các sản phẩm du lịch ẩm thực, giới thiệu sự hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam qua các video clip, các ấn phẩm điện tử hoặc ấn phẩm in về ẩm thực. Thực tế cho thấy, hoạt động quảng bá du lịch ẩm thực thường hấp dẫn hơn nhiều nếu khách tham quan được trực tiếp trải nghiệm và nếm thử các món ăn tại sự kiện.
Đẩy mạnh quảng bá văn hóa ẩm thực và du lịch ẩm thực Việt Nam trên các kênh truyền hình trong nước và quốc tế. Đến nay, các chương trình truyền hình trong nước thường giới thiệu ẩm thực qua các chương trình văn hóa ẩm thực hoặc các chương trình dạy nấu ăn trên truyền hình, chưa thực sự có sự gắn kết với du lịch hoặc truyền thông ẩm thực như một sản phẩm du lịch cần trải nghiệm. Đối với các kênh truyền hình quốc tế, do kinh phí quảng bá lớn, đến nay chúng ta hầu như chưa có chiến dịch truyền thông bài bản và quy mô nào về ẩm thực và du lịch ẩm thực trên các kênh truyền hình lớn của thế giới như CNN, BBC. Năm 2016, du lịch Việt Nam cũng đã hợp tác và quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh Food Channel của Anh. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn, thời gian phát sóng không dài và nội dung chưa được đầu tư bài bản nên hiệu quả chưa cao. Do đó, trong thời gian tới, cùng với việc xây dựng thương hiệu du lịch ẩm thực Việt Nam cũng như việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ẩm thực và du lịch ẩm thực, ngành du lịch cần đầu tư một chiến dịch quảng bá bài bản và quy mô trên các kênh truyền hình lớn cả trong và ngoài nước.
Tăng cường quảng bá và truyền thông ẩm thực và du lịch ẩm thực Việt Nam trên các website và mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Youtube… Đây là các kênh truyền thông có mức độ lan tỏa cao, mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian ngắn, đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid 19 đang chưa được kiểm soát như hiện nay. Các chiến dịch quảng bá cần được xây dựng với các nội dung và mục tiêu cụ thể, có sự phối hợp với các những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng đối với việc quảng bá du lịch và ẩm thực như các nghệ nhân ẩm thực, các đầu bếp thế giới, các nghệ sỹ, hoặc đại sứ du lịch tại các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.
Tăng cường liên kết với các nước Asean, đẩy mạnh quảng bá du lịch ẩm thực Asean, trong đó có du lịch ẩm thực của Việt Nam, coi đây là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược marketing du lịch Asean đến năm 2025 và thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng du lịch Asean tháng 1 năm 2018 về Du lịch Ẩm thực bên lề Diễn đàn Du lịch Asean và Hội chợ Du lịch Travex tại Chiang Mai, Thái Lan. Giống như các hợp tác trong phát triển du lịch di sản hay du lịch đường sông, các nước Asean hoàn toàn có thể hợp tác trong việc xây dựng và quảng bá sản phẩm “Hành trình du lịch ẩm thực Asean” với việc kết nối các điểm đến du lịch ẩm thực điển hình của các quốc gia nhằm tăng trải nghiệm cho khách du lịch khi tham gia hành trình.
Có thể nói, du lịch ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch điển hình, mang tính khác biệt, phản ảnh bản sắc văn hóa của quốc gia, của cộng đồng địa phương tạo ấn tượng và sự hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Thực hiện tốt việc xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực sẽ góp phần quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu quốc gia nói chung cũng như thương hiệu du lịch Việt Nam nói riêng./.
TS. Vũ Nam Phó Vụ trưởngVụ Thị trường Du lịch – Tổng cục Du lịch
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với du khách nước ngoài tham quan khu vực Hoàng thành Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN
Giống như nhiều lĩnh vực khác, đối với ngành du lịch, nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm du lịch cũng như dịch vụ du lịch. Đây cũng được coi là một trong những yếu tố then chốt làm tăng khả năng cạnh tranh và sự sống còn trên thị trường du lịch cho từng doanh nghiệp, địa phương, rộng hơn là ngành du lịch của cả quốc gia.
Nhu cầu lớn
Những năm gần đây, du lịch Việt Nam có bước tiến ngoạn mục, được ghi nhận trên bản đồ du lịch thế giới. Chỉ tính riêng trong năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16% so với năm 2018; phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng 6% so với năm 2018). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỉ đồng (tăng trên 16% so với năm 2018).
Cũng trong năm 2019, Việt Nam còn nhận được nhiều giải thưởng du lịch toàn cầu như: Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới, điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019, điểm đến hàng đầu châu Á, điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á.
Theo các chuyên gia kinh tế và du lịch, trong những tháng đầu năm 2020, du lịch Việt Nam gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 song chắc chắn sau khi dịch bệnh kết thúc, ngành du lịch sẽ có bước phục hồi nhanh chóng. Chính vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập là rất cần thiết.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mỗi năm, toàn ngành cần khoảng 40.000 lao động, song thực tế hiện nay lượng sinh viên ra trường lĩnh vực du lịch hằng năm chỉ đạt khoảng 15.000 người, hơn 12% trong số này có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Tại nhiều địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh, nguồn nhân lực luôn là vấn đề “đau đầu” bởi lực lượng lao động, nhất là lao động trực tiếp thiếu trầm trọng, chưa kể đến chất lượng cũng chưa đáp ứng yêu cầu.
Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, hiện nhân lực ngành du lịch vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Thành phố Hồ Chí Minh có lượng nhân lực phục vụ trong các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên rất cao. Mỗi năm thành phố có nhu cầu tăng thêm khoảng 12 – 15% lượng nhân lực hiện có, tuy nhiên nguồn cung chưa đáp ứng đủ. Cụ thể, tại thành phố có trên 60 cơ sở đào tạo ngành du lịch ở cả 3 bậc đại học, cao đẳng và trung cấp nghề. Tuy nhiên mới chỉ đáp ứng khoảng 60 % nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp lĩnh vực này.
Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương – địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nguồn nhân lực cũng thiếu trầm trọng. Từ góc nhìn của người làm công tác đào tạo, Thạc sĩ Dương Thanh Tú, Trường Đại học Văn Lang cho rằng: Mặc dù tốc độ phát triển du lịch của Bình Dương tăng nhanh mỗi năm, song nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực này lại chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng. Địa phương chưa có sự ổn định cao về nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt tại các cơ sở dịch vụ, lưu trú có quy mô nhỏ, nguồn nhân lực biến động thường xuyên.
Tương tự, với hầu hết các địa phương khu vực Tây Nam Bộ có ngành du lịch phát triển mạnh như Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, nhân lực du lịch, nhất là lực lượng lao động trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, đưa sản phẩm du lịch đến với du khách đều thiếu so với nhu cầu. Nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp du lịch cho rằng, nếu không sớm khắc phục, tình trạng thiếu nhân lực ngành du lịch sẽ trở thành một trong những “điểm nghẽn” cản trở phát triển du lịch bền vững ở mỗi địa phương cũng như trong toàn vùng.
Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2025, du lịch Việt Nam sẽ tạo ra khoảng 5,5 – 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp; đến năm 2030, ngành du lịch sẽ tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp. Như vậy, thời gian tới, du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục cần lượng lớn lao động làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp dịch vụ lĩnh vực du lịch.
Nhiều lao động chưa đáp ứng yêu cầu
Hiện nay, trong khi nguồn nhân lực còn thiếu, chưa đủ đáp ứng yêu cầu về số lượng thì chất lượng nhân lực cũng là điều đáng bàn.
Để đáp ứng yêu cầu công việc, sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp phải mất thời gian, chi phí đào tạo nhằm đáp ứng thực tế công việc. Từ thực tế sử dụng lao động, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải – Vietravel cho biết: Các công ty lữ hành khi tuyển dụng lao động vào làm việc hầu như phải tổ chức đào tạo lại ít nhất 6 tháng, muốn đào tạo lành nghề phải mất 12 tháng. Đây là một lãng phí rất lớn.
Còn theo ông Trần Hùng Việt, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu phát triển du lịch ở nhiều địa phương đang tăng nhanh, trong khi chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế. Một trong những điểm yếu lớn nhất của nhân lực lao động trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay là thiếu và yếu kỹ năng nghề. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ yếu là nhược điểm lớn cần khắc phục.
Nhìn nhận ở góc độ đào tạo, đồng thời cũng là một du khách trực tiếp đánh giá chất lượng phục vụ, cung cấp dịch vụ du lịch, Phó Giáo sư Hà Thị Ngọc Oanh, giảng viên Trường Đại học Hoa Sen cho rằng, ngay từ khâu đào tạo nhân lực du lịch cần khắc phục để không xảy ra tình trạng có hướng dẫn viên du lịch còn chưa “thuộc bài”, chưa hiểu rõ về lịch sử một vùng đất, diễn biến một sự kiện, điểm hấp dẫn của một đặc sản địa phương để giới thiệu đến du khách. Có hướng dẫn viên chưa nắm vững đặc điểm tâm lý của từng đối tượng du khách để tạo sự hài lòng. Do đó trong quá trình đào tạo cần lưu ý người làm du lịch có kỹ năng hoạt náo, tạo không khí vui vẻ cho du khách nhưng cũng nên chú ý tới từng đối tượng du khách như người cao tuổi, trẻ em để có sự điều chỉnh phù hợp.
Bài 2: Những đột phá trong đào tạo
Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Thảo “Chính Sách Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Và Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Phục Vụ Cho Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Việt Nam” – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch (Itdr) trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!