Bạn đang xem bài viết Hội Nghị Chuyên Đề “Tìm Giải Pháp Thu Hút Phụ Nữ Trong Độ Tuổi Tham Gia Tổ Chức Hội” Tại Hội Lhpn Xã Long Hưng, Huyện Phú Riềng được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tại Hội nghị
các đại biểu – Chi Hội trưởng, Bí thư Chi bộ các thôn, đã thẳng thắn phát biểu, phân tích sâu, làm rõ những khó khăn trong việc thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia vào Hội, trong đó các vấn đề đặt ra để tập trung giải quyết gồm: đa số chị em phụ nữ chủ yếu tập trung vào việc phát triển kinh tế và còn dành nhiều thời gian chăm lo cho gia đình, ít quan tâm đến cộng đồng, xã hội; hiện nay việc tham gia Hội vào phải đóng hội phí, các nguồn vận động khác cũng tác động không nhỏ đến tâm lý của chị em phụ nữ. Đồng thời nội dung sinh hoạt của xã, chi Hội ít có sự đổi mới, sáng tạo; công tác tuyên truyền vận động chưa có sự đa dạng, cán bộ phụ nữ thiếu kĩ năng tuyên truyền, vận động do đó hiệu quả trong công tác tập hợp, thu hút hội viên chưa cao, hoạt đọng Hội tại các cơ sở chưa thực sự thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia; việc sắp xếp lại đội ngũ cán bộ Hội hoạt động không chuyên trách ở xã và thôn cũng làm ảnh hưởng một phần đến hoạt động của chi hội…Qua những khó khăn, hạn chế trên, các đại biểu đã tập trung làm rõ vấn đề và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thu hút phụ nữ vào tổ chức Hội.
Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thanh- Chủ tịch Hội LHPN huyện nêu: công tác tập hợp, thu hút phụ nữ tham gia tổ chức Hội là một nhiệm vụ then chốt trong việc xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh. Tuy nhiên thời gian qua công tác tập hợp, thu hút phụ nữ trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Định hướng trong thời gian tới: Cần tập trung hỗ trợ cơ sở nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đảm bảo các quy định của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, trao dồi kỹ năng tuyên truyền vận động; tham mưu giảm hội phí cho hội viên là người cao tuổi; xây dựng và duy trì các mô hình, câu lạc bộ thu hút phụ nữ; thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em phụ nữ để có hướng giúp đỡ, động viên chị em phụ nữ tham gia tổ chức Hội. Đồng thời phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Hội LHPN tỉnh giải ngân các nguồn vốn để chị em phụ nữ có thêm nguồn vốn vay phát triển kinh tế, phấn đấu đến cuối năm 2019 toàn xã sẽ đạt được chỉ tiêu thu hút hội viên theo như NQ đại hội PN toàn quốc lần thứ XII.
Các Giải Pháp Thu Hút Hội Viên, Xây Dựng Tổ Chức Hội Vững Mạnh Của Hội Lhpn Thị Xã Ninh Hòa
Đây cũng chính là một trong các khâu đột phá mà Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã đề ra. Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Ninh Hòa đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, hướng mạnh hoạt động về cơ sở.
Theo đó, Hội LHPN thị xã đã chỉ đạo cơ sở thực hiện nhiều giải pháp như: đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ là một trong những nội dung mà hội quan tâm đầu tư để thu hút tập hợp hội viên; kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và quan tâm đến nhu cầu chính đáng của các tầng lớp phụ nữ. Hướng dẫn các cơ sở tổ chức nhiều mô hình hoạt động mới, sáng tạo, nội dung hoạt động phong phú, hình thức tập hợp hội viên đa dạng, thành lập và duy trì các mô hình câu lạc bộ để hội viên, phụ nữ có cơ hội trải nghiệm nhiều lĩnh vực khác nhau như: Câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phòng, chống bạo lực gia đình”, “Phụ nữ công giáo xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Không khói thuốc lá”, “Phụ nữ đảm đang”, “Nữ hưu trí”, “Phụ nữ cao tuổi”, mô hình “Xóm đạo an ninh”,… tính đến nay toàn thị xã có 38 Câu lạc bộ/mô hình với gần 1.574 thành viên tham gia. Bên cạnh đó, Hội huy động nguồn lực xây dựng 29 Mái ấm tình thương và sửa chữa 35 nhà tặng cho phụ nữ nghèo với số tiền trên 1,5 tỷ đồng, tặng 149 phương tiện sinh kế cho phụ nữ nghèo số tiền trên 350 triệu đồng, tặng 291 xuất học bổng cho trẻ em nghèo học giỏi với số tiền 130.000.000đ, nhận đỡ đầu cho trẻ em thuộc hộ nghèo, giới thiệu việc làm cho hội viên phụ nữ, Đồng thời, tín chấp Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NNPTNT với dư nợ trên 290 tỷ đồng giải quyết 13.679 hội viên phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia đình.
Buổi sinh hoạt của Chi hội Phụ nữ Tổ dân phố Phong Phú 2 (phường Ninh Giang – Ninh Hòa)
Ngoài ra, mô hình “Chi hội phụ nữ giúp Chi hội phụ nữ”, “chi hội phụ nữ mẫu và chi hội phụ nữ mẫu xuất sắc tiêu biểu” các Chi hội đều chủ động xây dựng kế hoạch và đề ra giải pháp để thực hiện tốt các tiêu chí, đã nâng cao chất lượng hoạt động của chi hội, thu hút hội viên phụ nữ đến với tổ chức Hội.
Từ hoạt động Chi hội phụ nữ giúp Chi hội phụ nữ, Ban Thường vụ Hội LHPN thị xã còn chỉ đạo các cơ sở Hội thực hiện hoạt động “Hội giúp Hội”, định hướng các cơ sở mạnh giúp các đơn vị còn khó khăn, mô hình hoạt động này được duy trì và nhân rộng đã đem lại những lợi ích thiết thực cho hội viên, phụ nữ như: Hội LHPN phường Ninh Đa là đơn vị dẫn đầu phong trào phụ nữ thị xã nhiều năm liền, đã tổ chức lễ kết nghĩa với Hội LHPN xã Ninh Tây, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ làm giấy khai sinh cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, tổ chức lễ kết hôn tập thể.
Với nhiều hình thức hoạt động thiết thực như vậy đã thu hút từ 70 – 80% hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt, có nơi thu hút 90% hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt như xã Ninh Phú, Ninh Sim. Đến nay, toàn thị xã có 200 chi hội phụ nữ, 837 tổ phụ nữ. Bình xét phân loại hàng năm có trên 80% Chi, Tổ hội xuất sắc – khá. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hội đã phát triển 952/950 hội viên (đạt 100,2%), nâng hội viên phụ nữ toàn thị xã là 53.896/66.346 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có mặt tại địa phương (đạt 81,2%), trong đó có 11.651 hội viên nòng cốt, đã khắc phục tình trạng không tập hợp được hội viên; tiến hành kiểm tra công tác xây dựng tổ chức Hội tại 188/200 chi hội. Qua đánh giá xếp loại thi đua hàng năm có 100% cơ sở Hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Để có được đội ngũ cán bộ Hội có chất lượng, Hội luôn tập trung công tác kiện toàn củng cố đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, nơi nào cán bộ yếu, thiếu, Hội kiện toàn củng cố kịp thời, giới thiệu bầu bổ sung các cá nhân có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với phong trào để đảm bảo hoạt động của Hội. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng trang bị, cập nhật những kiến thức mới cho chị em, 100% Chủ tịch, phó Chủ tịch, 100% chi hội trưởng, tổ trưởng, Hội viên nòng cốt được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội tại các xã, phường; trên 80% chi hội trưởng, Ban chủ nhiệm các CLB, Hợp tác xã được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội thị xã tham gia các lớp tập huấn tại tỉnh. Do vậy, cán bộ Hội chủ động trong việc xây dựng kế hoạch công tác, triển khai kịp thời các nhiệm vụ công tác Hội gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Hội Lhpn Xã Thanh Tương: Tăng Cường Các Giải Pháp Thu Hút, Tập Hợp Hội Viên
Để tăng cường hoạt động nhằm vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, Hội LHPN xã phối hợp với Chương trình phát triển vùng Na Hang tổ chức tập huấn, hội thi xây dựng Gia đình toàn mỹ; kiến thức thành lập nhóm tín dụng tiết kiệm; cách chăm sóc trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi; truyền thông về bảo vệ trẻ em. Hội đã thành lập được 6 nhóm tín dụng tiết kiệm với 89 thành viên; đã có 3 nhóm hoạt động gây quỹ được trong năm 2019 với số tiền gần 16 triệu đồng.
Hội LHPN xã đã đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ dân tộc thiểu số, đặc biệt là những hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; cử cán bộ và hội viên nòng cốt kịp thời thăm hỏi, giúp đỡ hội viên, phụ nữ lúc ốm đau hoạn nạn. Trong năm qua, các chi hội duy trì hiệu quả mô hình “Hũ gạo tình thương”. Hội viên phụ nữ đã đóng góp được 342 kg gạo, gần 5,3 triệu đồng, 410 bó củi, 470 ngày công giúp đỡ 8 hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoạn nạn và gia đình có người thân qua đời ở các chi hội: Nà Làng, Bắc Danh, Nà Thôm, Nà Mạ, Nà Né, Bản Bung.
Mô hình kinh tế của hội viên Nông Thị Nông (bên phải), thôn Nà Làng thu nhập 100 triệu đồng/năm.
Đẩy mạnh cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế bền vững”, tổ chức Hội đã tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Năm 2019, tổ chức Hội đã phối hợp cán bộ khuyến nông huyện, xã tổ chức 26 lớp tập huấn cho 577 hội viên phụ nữ về kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc cây trồng, vật nuôi; giới thiệu các loại giống cây trồng phù hợp với địa phương để hội viên lựa chọn đăng ký.
Giúp nhau nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, Hội LHPN xã duy trì hoạt động của 4 tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng CSXH huyện với tổng dư nợ 5,6 tỷ đồng; quản lý 7 tổ vay vốn ngân hàng Agribank với 113 thành viên được vay vốn phát triển kinh tế, dư nợ gần 6,7 tỷ đồng. Phát huy tính tự lực, tự cường, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, 100% chi hội vận động hội viên duy trì, đẩy mạnh hiệu quả mô hình tiết kiệm tại chi hội với nhiều hình thức: nuôi lợn nhựa tiết kiệm, tiết kiệm hàng ngày… Năm 2019, mô hình đã thu được 165 triệu đồng ưu tiên cho 84 hộ hội viên nghèo vay vốn mua con giống, cây giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi… Với các giải pháp trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, năm 2019, Hội LHPN xã đã giúp đỡ, hỗ trợ 40 hội viên phụ nữ thoát nghèo, chiếm 60% số hộ thoát nghèo của toàn xã.
Chị Nông Thị Nông, chi hội phụ nữ thôn Nà Làng cho biết, năm 2015, chị được tổ chức Hội tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH để trồng cam, chanh tứ mùa, ổi và nuôi gà thả vườn. Hiện nay, mô hình kinh tế cho chị thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.
Thực hiện phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, 12/12 chi hội đã xây dựng mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch”. Đã có 439 hội viên đạt danh hiệu “Gia đình 5 không, 3 sạch”, chiếm 76%. Thực hiện mô hình “Phụ nữ giúp nhau viên gạch hồng”, toàn Hội đã huy động hội viên đóng góp 2.000 viên gạch hỗ trợ xây mới 4 công trình vệ sinh, tu sửa được 1 công trình cho hội viên nghèo. Hội viên phụ nữ đóng góp hàng trăm ngày công cùng với các tổ chức đoàn thể tham gia làm mới 466 m đường bê tông vào khu sản xuất, lắp đặt 823 m kênh mương bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn, 1 nhà văn hóa thôn bản.
Chị Ma Thị Khuya, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết, cùng với công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên, Hội LHPN xã đa dạng hóa các hoạt động thu hút, tập hợp hội viên thông qua cụ thể hóa 3 nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, các phong trào thi đua, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Qua đó, tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội, thu hút, tập hợp hội viên, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Nghị Luận Xã Hội Về Vấn Đề An Toàn Giao Thông Trong Xã Hội
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội – Bài làm 1
Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.
Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.
Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…
Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.
Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.
An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội – Bài làm 2
Khi đất nước ngày càng phát triển thì kéo theo nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác cũng phát triển. Tuy nhiên đi liền với những cơ hội, luôn tồn tại nhiều thách thức. Vấn đề giao thông đang khiến cho cơ quan chức năng nhức nhối, tìm phương hướng giải quyết.
Giao thông là một trong những lĩnh vực đang khiến cho cả người tham gia giao thông và người giám sát giao thông gặp phải nhiều nhức nhối. Vì tình trạng mất kiểm soát cũng như tai nạn giao thông đang diễn ra trầm trọng và chuyển biến tiêu cực.
Giao thông ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng, nó gây nên nhiều tranh cãi, để lại nhiều hậu quả xấu. Giao thông Việt Nam có nhiều loại hình như giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không. Mỗi loại hình đều có những đặc thù riêng, cần phải tìm phương hướng để giải quyết triệt để.
Tuy nhiên có thể nói trong những năm qua nhức nhối nhất vẫn là vấn đề giao thông đường bộ với mật độ tham gia giao thông dày đặc, bon chen nhau, tranh giành làn đường của nhau để đi.
Theo ước tính, trung bình mỗi ngày ở nước ta có 35 người chết do tai nạn giao thông và hàng nghìn người chấn thương. Con số đáng báo động đó đã khiến cho người tham gia giao thông khiếp sợ, nhưng dường như tai nạn giao thông vẫn chưa hề thuyên giảm.
Tình trạng tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông đang diễn ra một cách phổ biến và khó kiểm soát trong xã hội. Vậy nguyên nhân của việc tai nạn giao thông này là do đâu?
Trước hết đó chính là do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông. Khi họ không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông cũng như biết luật nhưng không làm theo luật sẽ dẫn đến nhiều hành động xấu. Và hậu quả chính là việc tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào. Tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra nhiều, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm là những điều mà mỗi người vẫn có thể chứng kiến thấy.
Từ những việc nhỏ nhặt và tưởng như vô can đó lại là nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Hình ảnh những nạn nhân nằm vật vã trên vũng máu, những người thân khóc vật vờ trong bệnh viện hay hình ảnh khói nhang nghi ngút trong một gia đình trẻ. Tai nạn giao thông luôn để lại nhiều ám ảnh đối với những người ở lại.
Ý thức của người tham gia giao thông quyết định lớn nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng như người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Việc ban hành các điều luật cho giao thông cần thiết, nhưng cần phải bám sát và đáp ứng được nhu cẩu của người dân. Tình trạng xử phạt cũng nên công tư phân minh, không nên làm ngơ cho những người vi phạm. Hiện nay tình trạng ăn hối lộ để qua chuyện cũng xảy ra rất nhiều, tạo nên làn sóng dư luận lớn.
Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo, hạn chế tai nạn giao thông. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của cả cộng đồng. Nhưng trước hết vẫn là thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến hành động của mình như thế nào. Thứ hai xuất phát từ cơ quan chức năng. Khi đó chúng ta sẽ thấy được khi giao thông ổn định sẽ có vai trò lớn như thế nào.
Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy chung ta xây dựng một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn nhất.
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội – Bài làm 3
Cùng với ô nhiềm môi trường, vấn đề an toàn giao thông cũng làm hao tốn nhiều giấy mực của dư luận. Không phải ngẫu nhiên mà nó ngày càng được quan tâm hơn bởi mọi người trong xã hội. Với nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng của các phương tiện đi lại thì diễn biến giao thông ngày càng diễn ra phức tạp đặc biệt là các thành phố lớn. Sự an toàn của người tham gia giao thông từ đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
An toàn giao thông là sự đảm bảo về tính mạng của người tham gia giao thông. Nó ngày càng được quan tâm bởi tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến tinh thần của người đi đường. Trước đây, tai nạn giao thông cũng xảy ra nhưng không diễn ra nhiều bằng hiện nay. Mỗi năm đều có những thông số nói về tai nạn giao thông. Trong chín tháng của năm 2015( tính từ ngày 16 tháng 12 năm 2014 đến ngày 15 tháng 9 năm 2015) đã xảy ra 16459 vụ tai nạn giao thông làm 6518 người chết và 14929 người bị thương. Một con số đáng báo động cho tình trạng giao thông hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng này phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông. Trước hết là họ không tuân thủ đúng luật giao thông, hệ thống đèn báo hiệu, đèn giao thông cũng như hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trên đường. Điều này là khá phổ biến. Đã có rất nhiều cô cậu thanh niên chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, xe tay ga nhưng lại lạng lách đánh võng trên đường không những cản trở giao thông mà đã có nhiều vụ tai nạn giao thông do việc này mà ra. Không chỉ thế ý thức tham gia giao thông của mọi người cũng rất kém, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, ngược chiều đường, dừng ….
Có rất nhiều những vi phạm mà hàng ngày vẫn liên tiếp xảy ra. Đặc biệt ở các thành phố lớn, vào giờ cao điểm tình trạng ách tắc diễn ra rất phổ biến cũng là cơ hội gây ra tai nạn khi mà ai ai cũng vội vã đến nơi mà mình muốn. Hay sự thiếu ý thức của những nguời tham gia giao thông không chịu chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt quan tâm là sự thiếu ý thức của người dân sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Điều này chính là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông mà vẫn nhức nhối trong những năm gần đây chưa khắc phục được triệt để. Hậu quả của tai nạn giao thông không ai là không biết. Trước hết nó làm thiệt hại về tính mạng con người. Như thông số mà tôi đã nêu lên ở trên có đến 6518 người bị thiệt mạng do tai nạn giao thông. Không chỉ khiến cho một gia đình mất đi thành viên, người vợ mất chồng, những đứa con mất cha, gia đình bị mất đi một trụ cột vững chắc. Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người để lại niềm xót thương cho người thân của họ. Không chỉ làm mất đi tính mạng của nhiều người, tai nạn giao thông còn khiến cho sự diễn biến của tình trạng giao thông càng thêm phức tạp. Nó gây tâm lý hoang mang cho những người khác. Nó khiến cho sự tiêu tốn về tài sản ngày càng gia tăng. Sự phức tạp thêm của giao thông lại càn là mối đe dọa lớn dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông kế tiếp. Vừa thiệt hại về người và của, tai nạn giao thông còn gây mất trật tự an ninh xã hội. Lợi dụng đám đông xúm vào xem xét tình hình tai nạn, những thành phần xấu trong xã hội nhân cơ hội này để thực hiện hành vi phạm pháp của mình nổi bật nhất là cướp giật…. ngoài ra còn rất nhiều những hậu quả khác mà tôi không thể kể hết được. Hiểu rõ được tầm ảnh hưởng cũng như nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông, những giải pháp sau đây có thể góp phần làm giảm đi và khắc phục tình trạng này. Trước hết là tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân. Thứ hai là ngày càng nâng cao công tác quản lí cũng như điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Đặc biệt trong môi tường giáo dục nên ngày càng có nhiều các cuộc thi, giờ ngoại khóa tuyên truyền về ý thức giao thông của các em. Vì tuổi trẻ là những mầm non tương lai của đất nước, Chính vì thế mà phải chú trọng quan tâm giáo dục các em vì một xã hội tương lai an toàn hơn. Ngay từ bây giờ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tự ý thức bản thân tham gia giao thông an toàn. Vì chính sự an toàn của bản thân mình cũng như người khác.
An toàn khi tham gia giao thông luôn là dấu chấm hỏi lớn của toàn xã hội. Ai ai cũng mong muốn được bảo đảm sự an toàn khi tham gia giao thông. Nhưng hầu hết họ lại không tự ý thức được rằng an toàn do chính mình tạo ra, ính mạng là do chính mình bảo vệ. Không ai có thể bảo vệ bạn 24 trên 24 và chắc chắn rằng bạn luôn được an toàn. Sự chuyển biến phức tạp của giao thông ngày nay càng đòi hỏi sự nghiêm túc và trách nhiệm của chính bạn. Hãy chung tay vì một xã hội an toàn hơn. An toàn giao thông là bạn của mọi nhà.
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội – Bài làm 4
An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội.
Theo những con số người chết và bị thương do tai nạn giao thông theo báo cáo của UỶ BAN AN TOÀN GIAO THÔNG vào năm 2013 có 14600 vụ tai nạn giao thông làm chết 13200 người và bị thương 10500 người. Với số lượng vụ tai nạn giao thông khá cao, gây thiệt hại về mọi mặt như tính mạng, tài sản và chất lượng cuộc sống của mọi người, từ đó bản thân mỗi người trong xã hội cần thấy và nhận thức về An toàn giao thông là vô cùng quan trọng trong đời sống. Mỗi người trong xã hội cần thực tốt an toàn giao thông không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Thực tốt An toàn giao thông là đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống xây dựng cộng đồng văn minh, an toàn cho mỗi chúng ta.
Hiên nay, tai nạn giao thông do không tuân thủ luật an toàn giao thong ở nước ta ở mức cảnh báo, nó để tác hại vô cùng to lớn trước mắt và lâu dài. Chỉ vì không thực hiện An toàn giao thông khi lưu thông mà số thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ngày càng nghiêm trọng. Tại sao hàng ngày các phương tiện thông tin vẫn nêu ra các vụ tai nạn giao thông trầm trọng, những con số người chết và bị thương vong rất cao nhưng ít có tác dụng trong việc giáo dục luật lệ giao thông cũng như hạn chế, làm giảm thiểu con số đó? Phải chăng con người chúng ta dần vô cảm trước vấn đề này , vì nó xảy ra quá nhiều mà chỉ có người trong cuộc mới thấm thía được nỗi đau về hậu quả? Việc thực hiện an toàn giao hông phải là quá khó để đảm bào an toàn cho bản thân, mọi người và cả tài sản. Hậu quả của việc không thực hiện an toàn giao thông là rất lớn, ví thế mỗi chúng ta cần thực hiện tốt luật an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh an toàn khi lưu thông . Trái lại với các hành vi an toàn giao thông là vi phạm luật giao thông, gây tai nạn, làm ảnh hưởng đến người khác gây hậu quả cho cộng đồng. An toàn giao thông được áp dụng cho tất cả mọi lứa tuỗi, khi còn là học sinh đến khi trưởng thành đều phài thực hiện tốt trách nhiệm an toàn khi lưu thông.
An toàn giao thông không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi lưu thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình chúng tôi trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy…Còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân em không chỉ học tập giáo dục tốt mà còn phài thực hiện tốt an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và của xã hội.
An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển.
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội – Bài làm 5
Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?
Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.
Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.
Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.
Từ khóa từ Google
nghị luận về an toàn giao thông lớp 9
Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Nghị Chuyên Đề “Tìm Giải Pháp Thu Hút Phụ Nữ Trong Độ Tuổi Tham Gia Tổ Chức Hội” Tại Hội Lhpn Xã Long Hưng, Huyện Phú Riềng trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!