Xu Hướng 6/2023 # Giới Thiệu Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp # Top 12 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Giới Thiệu Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sau đó, phòng Y vụ được nâng cao chức trách nhiệm vụ về các mặt và được đổi tên thành phòng Kế hoạch Tổng hợp, bao gồm các bộ phận Y vụ, Đối ngoại, Nghiên cứu khoa học, Chỉ đạo tuyến, Vi tính thống kê, Kho Hồ sơ.

– Cơ sở Quán Sứ (K1): Tầng 3 – Cơ sở Quán Sứ.

– Cơ sở Tam Hiệp (K2): Tầng 1 – Nhà C – Cơ sở Tam Hiệp.

– Cơ sở Tân Triều (K3): Tầng 4 – Nhà A – Cơ Sở Tân Triều.

2. Chức năng

Phòng KHTH là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về:

– Kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng.

– Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện.

– Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn bệnh viện.

3. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của phòng Kế hoạch tổng hợp được quy định tại Quy chế bệnh viện (ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế):

– Căn cứ vào nhiệm vụ của bệnh viện, hướng dẫn các khoa/phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện.

– Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, quy chế bệnh viện để báo cáo giám đốc xem xét, chỉ đạo.

– Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới. Phối hợp với các trường để tổ chức thực hành cho học viên.

– Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện.

– Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến để chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.

– Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của bệnh viện và quy định của Nhà nước.

– Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định.

– Tổ chức công tác thường trực toàn bệnh viện.

– Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện để trình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.

– Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên.

– Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm họa và các trường hợp bất thường khác để trình giám đốc và các tổ chức thực hiện.

4. Tổ chức nhân sự phòng:

– Lãnh đạo đương nhiệm:

Phụ trách phòng: chúng tôi Lê Văn Hợi

Phó Trưởng Phòng: chúng tôi Hoàng Ngọc Tấn; chúng tôi Chử Quốc Hoàn, ThS Phan Ngọc Sơn

– Số lượng cán bộ trong phòng:

Thành viên trong phòng: 53 nhân viên (01 ThS. Dược sĩ, 05 bác sĩ, 01 bác sĩ y học dự phòng, 01 ThS y tế công cộng, 02 cử nhân YTCC, 02 cử nhân kinh tế, 05 cử nhân điều dưỡng, 04 cử nhân cao đẳng điều dưỡng, 18 điều dưỡng, 01 kỹ sư CNTT, 01 cử nhân toán tin ứng dụng, 01 KTV phục hồi chức năng, 01 nhân viên).

5. Thành tựu

– Tập thể lao động xuất sắc.

– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế.

6. Quản lý công tác phòng

– Triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế của Nhà nước, Bộ Y tế và của Bệnh viện.

– Tổ chức giao ban phòng, tham gia giao ban bệnh viện, tham gia sinh hoạt khoa học.

– Thường xuyên giáo dục nâng cao y đức trong nhân viên, cán bộ và thực hiện tốt quy chế giao tiếp ứng xử.

– Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của khoa như: Nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được bệnh viện giao theo quy định.

– Tổ chức thống kê, lưu chữ hồ sơ theo quy chế bệnh viện.

– Thực hiện xã hội hóa công tác ý tế theo quy định của Nhà nước và Bệnh viện.

7. Chỉ đạo tuyến

– Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến lập kế hoạch tổ chức chỉ đạo tuyến lập kế hoạch tổ chức chỉ đạo chuyên khoa, hỗ trợ chuyên môn kĩ thuật cho tuyến dưới với mục tiêu hướng về cộng đồng để thực hiện tốt cong tác chăm sóc sức khỏe.

– Tham gia tổ chức các lớp tập huấn về phòng chống ung thư trong đó chú trọng công tác giáo dục sức khỏe cộng đồng về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư do tuyến dưới.

8. Tầm nhìn và định hướng phát triển

Gần 50 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của bệnh viện, đến nay phòng Kế hoạch Tổng hợp trở thành một trong những phòng chức năng quan trọng nhất của bệnh viện, tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc trong nhiều mặt hoặt động chuyên môn.

Trong từng giai đoạn, Phòng Kế hoạch Tổng hợp đã có những thay đổi về cơ cấu, chức năng nhiệm vụ để đáp ứng nhu cầu phát triển của bệnh viện. Phòng Kế hoạch Tổng hợp đã nâng cấp và hoàn thiện quy trình làm việc tại từng bộ phận:

– Xây dựng quy trình chuẩn tiếp đoàn vào, quản lý sinh viên nước ngoài, theo dõi hàng viện trợ. Đẩy mạnh công tác hợp tác với các nước trong khu vực: Nhật, Đài Loan… giúp cho người bệnh nước ngoài khám và điều trị (vd: viện phí, thẻ bảo hiểm quốc tế..)

– Thực hiện hệ thống báo cáo nội bộ bằng phần mềm, nối mạng bệnh viện để theo dõi bệnh nhân ra, vào viện, các biến chứng cũng như cách xử lý. Hội trường lớn được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ các hội thảo, hội nghị trực tuyến.

– Cập nhật trên máy tính theo dõi lịch trực, lịch mổ,… và nối mạng với các khoa, phòng, trung tâm, bộ phận trong bệnh viện.

– Bộ phận Hồ sơ: quản lý hồ sơ theo chương trình máy tính để đảm bảo lưu trữ hồ sơ bằng máy tính cũng như cho mượn hồ sơ phục vụ nghiên cứu và đào tạo nhanh, kịp thời, tránh thất thoát. Tổ chức, giám sát quản lý bệnh theo ICD 10, tiến tới xây dựng bệnh án điện tử. Cập nhật tình hình bệnh nhân, báo cáo, giám sát và đánh giá, phân loại theo mô hình bệnh tật.

– Phòng Kế hoạch Tổng hợp đã và sẽ tiếp tục thực hiện việc Tổ chức các buổi báo cáo khoa học hàng năm tại bệnh viện cũng như phối hợp với các khoa phòng nhằm tổng kết hoạt động của tất cả các bộ phận trong 1 năm.

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Tổ Chức Của Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp

Phòng kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về:

– Kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng

– Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế Bệnh viện.

– Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệm vụ chuyên môn Bệnh viện.

I. Nhiệm vụ

1. Căn cứ vào nhiệm vụ của Bệnh viện, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của Bệnh viện.

2. Tổ chức, theo dõi, đôn dốc, đánh giá, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, quy chế Bệnh viện để báo cáo giám đốc xem xét, chỉ đạo.

3. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới. Phối hợp với các trường để tổ chức thực hành cho học viên.

4. Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn Bệnh viện.

6. Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến để chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.

7. Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của Bệnh viện và quy định của Nhà nước.

8. Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ theo bệnh án theo quy định.

9. Tổ chức công tác thường trực toàn Bệnh viện.

10. Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện để trình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.

11. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên.

12. Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm hoạ và các trường hợp bất thường khác để trình giám đốc và tổ chức thực hiện.

13. Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới, trình giám đốc Bệnh viện phê duyệt để tổ chức thực hiện.

14. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.

15. Phối hợp các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học.

16. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến, trình giám đốc Bệnh viện vào báo cáo cấp trên.

17. Căn cứ kế hoạch chung của Bệnh viện lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong Bệnh viện, trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt.

18. Tổ chức đấu thầu, mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định chung của Nhà nước.

19. Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời.

20. Xây dựng phương án lắp đặt, cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền.

21. Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản sử dụng theo quyết định của giám đốc Bệnh viện.

22. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kì và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy.

24. Định kì đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vật tư – thiết bị y tế trong Bệnh viện, trình giám đốc.

25. Tổ chức học tập cho các thành viên trong Bệnh viện hoặc các Bệnh viện tuyến dưới học tập về bảo quản, sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.

II. Tổ chức 2.1. Các bộ phận

a. Khám bệnh, chữa bệnh.

b. Nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ.

c. Chỉ đạo tuyến.

d. Hợp tác quốc tế.

e. Báo cáo, thống kê, lưu trữ thư viện.

f. Quản lý vật tư, thiết bị y tế.

2.2. Lãnh đạo

a. Trưởng Phòng.

b. 1-2 đến Phó trưởng phòng

NHÂN SỰ:

Trưởng phòng: BsCK1. Trần Trường Khoa

Các tổ chuyên môn

2.1. Tổ Điều trị – Hồ sơ bệnh án

BsCK1. Trần Trường Khoa – Tổ trưởng

BsCK1. Phan Trần Hoàng Anh

CnĐD. Phan Thị Nguyệt Lan

2.2. Tổ Thống kê – Báo cáo

CnCK1. Lê Văn Hải – Tổ trưởng

CnYTCC. Nguyễn Thị Mỹ Châu

2.3. Tổ hành chánh – lưu trữ – kho

CnĐD. Nguyễn Thị Tường Vi – Tổ trưởng

CnĐD. Bùi Mai Hữu Kiều

2.4. Tổ Dinh Dưỡng Tiết chế, TT-GDSK

CnCK1. Lê Văn Hải – Tổ trưởng

CnĐD. Nguyễn Thị Đức

CnĐD. Bùi Mai Hữu Kiều

Tổng Quan Về Kế Hoạch Hóa

Kế hoạch hoá là một nội dung và là một chức năng quan trọng nhất của quản lý. Bởi lẽ, kế hoạch hoá gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Kế hoạch hoá cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu định trước. Kế hoạch hoá là cơ sở để thực hiện chức năng kiểm tra, vì không có kế hoạch thì không thể kiểm tra. Vì vậy, mọi cơ quan quản lý ở các cấp đều phải làm tốt công tác kế hoạch hoá.

Kế hoạch hoá là ra quyết định; nó bao gồm việc lựa chọn môt đường lối hành động mà một công ty hoặc một cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó, sẽ tuân theo. Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, và khi nào và ai sẽ làm. Việc lập kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của chúng ta tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai.

Các quyết định chính trong quá trình xây dựng kế hoạc là:

Xác định các mục tiêu và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó

Xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra.

Xác định các nguồn lực cần thiết về vật chất, công nghệ, vốn, lao động….

Xác định các mốc thời gian bắt đầu và hoàn thành các công việc, các nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra.

Phân công trách nhiệm cho các tổ chức, các tập thể và cá nhân.

Trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây, người ta đã đề cao quá mức, thâm chí đã tuyệt đối hoá kế hoạch hoá, xem kế hoạch hoá là bao trùm có tính pháp lệnh bắt buộc. Người ta tiến hành kế hoạc hoá áp đặt từ trên xuống dưới, nên kế hoạch hoá mang tính tập trung quan liêu, không áp đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường.

Khi chuyển sang cơ chế quản lý mới, lại có những người phủ nhận hoàn toàn vai trò của kế hoạch hoá. Nhận thức này cũng không đúng. Ngày nay trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp và các tổ chức cần coi trọng vai trò của kế hoạch hoá, đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch gắn kế hoạch với thị trường.

Nguyên tắc lập kế hoạch của các doanh nghiệp xây dựng

Khi lập kế hoạch ở các doanh nghiệp xây cần vận dụng các nguyên tắc sau.

Kế hoạch phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường xây dựng

Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp xây dựng là cung cấp sản phẩm cho thị trường với chất lượng tốt và thu lợi nhuận. Vì vậy nếu kế hoạch không xuất phát từ nhu cầu của thị trường thì kế hoạch không có tính hiện thực và doanh nghiệp sẽ thua lỗ.

Khi lập kế hoạch phải dựa trên định hướng lớn của Nhà nước và phù hợp với qui định của pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường quyền chủ động của doanh nghiệp được bảo đảm. Tuy nhiên khi lập kế hoạch các doanh nghiệp xây dựng (nhất là doanh nghiệp nhà nước) vẫn phải dựa trên các định hướng lớn của nhà nước, vì các định hướng này bảo đảm lợi ích cho toàn quốc gia và cộng đồng, nó đã được dựa trên các dự báo khoa học. Nếu doanh nghiệp biết khai thác nó sẽ có thể làm lợi cho bản thân mình.

Kế hoạch phải dựa trên khả năng thực lực của doanh nghiệp. Nếu kế hoạch không tính đến nhân tố này thì tính hiện thực của nó thấp.

Kế hoạch phải có mục tiêu rõ rệt, bảo đảm tính tập trung dứt điểm, thoả mãn các yêu cầu của đơn đặt hàng của các chủ đầu tư.

Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và bảo đảm tính chính xác cao nhất có thể được

Kế hoạch phải linh hoạt, có khả năng thích ứng tốt với tình hình thay đổi của thị trường.

Kế hoạch phải cố gắng bảo đảm tính liên tục và có kế hoạch gối đầu. Điều này rất phụ thuộc vào khả năng tranh thầu, vào khối lượng xây dựng của thị trường và vào thời tiết.

Kế hoạch phải bảo đảm tính tin cậy, tính tối ưu và hiệu quả kinh tế – xã hội. Đặc biệt phải bảo đảm độ an toàn về tài chính thể hiện ở tính bảo đảm nguồn vốn, bảo đảm khả năng trả nợ, khả năng thanh toán và tối thiểu phải bảo đảm doanh thu hoà vốn.

Phân loại kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng

Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng

Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng thường gồm các bộ phận sau:

Kế hoạch tài chính

Kế hoạch đầu tư

Kế hoạch xã hội

Ý nghĩa và vai trò của kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Trong điều kiện nền kinh tế XHCN, các tổ chức xây lắp đều phải hoạt động theo một kế hoạch nhất định

Kế hoạch của các doanh nghiệp xây lắp (Doanh nghiệp , Công ty, Liên hiệp, Tổng công ty v.v…) được lập nên nhằm mục tiêu sử dụng một cách hợp lý nhất toàn bộ giá trị tài sản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp trực tiếp quản lý để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho xã hội, tạo nguồn thu ngày càng lớn cho ngân sách quốc gia và cải thiện từng bước đời sống công nhân viên chức. Trong phạm vi của xã hội giao thông các mục tiêu ấy phải thể hiện cụ thể ở khối lượng lớn các công trình cầu đường đã xây dựng xong với chất lượng cao thích ứng với yêu cầu vận chuyển hàng hoá và khách hàng, ở hiệu quả của sản xuất xây lắp và hiệu quả của nền sản xuất xã hội do các công trình giao thông mang lại, phục vụ tốt nhất cho giao lưu kinh tế của đất nước

Theo những mục tiêu ấy, kế hoạch của doanh nghiệp không đơn thuần là kế hoạch sản xuất. Nó cũng không chỉ là kế hoạch kinh doanh thuần tuý, càng không phải chỉ là các giải pháp kỹ thuật đơn thuần hoặc một vài biện pháp xã hội riêng rẽ. Kế hoạch của doanh nghiệp phải là kế hoạch tổng hợp của những vấn đề kinh tế, kỹ thuật, tài chính, xã hội…

Kế hoạch sản xuất trước hết phải được bảo đảm bằng kế hoạch giải quyết các biện pháp kỹ thuật như kế hoạch khoa học kỹ thuật, kế hoạch cơ giới hoá, kế hoạch đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công nhân v.v… ở góc độ này kế hoạch của doanh nghiệp mang nội dung là kế hoạch sản xuất – kỹ thuật.

Sản xuất và kỹ thuật phải được bảo đảm bằng kế tài chính . Doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch hiện vật mà còn có kế hoạch giá trị. Cân đối giữa kế hoạch hiện vật và kế hoạch giá trị là một đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. Muốn vậy doanh nghiệp phải có các kế hoạch tương ứng về sử dụng vốn cố định, kế hoạch tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, kế hoạch giá thành, lợi nhuận, tín dụng ngân hàng v.v… ở đây kế hoạch của doanh nghiệp có nội dung mới là kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính.

Kế hoạch của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở các nội dung trên. Kinh tế bao giờ cũng gắn liền với những vấn đề xã hội. Trong kinh doanh hiện đại, sự thành bại của các doanh nghiệp lớn, nhỏ nhiều khi lại do cách giải quyết các vấn đề xã hội quyết định. Do vậy mỗi doanh nghiệp phải đưa vào kế hoạch những vấn đề xã hội để đồng bộ giải quyết. Những vấn đề về tăng thu nhập thực tế, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, tăng phúc lợi công cộng về nhà ở, y tế, dịch vụ ăn uống v.v… đều là những vấn đề trọng yếu trong kế hoạch của doanh nghiệp .

Tóm lại dù cho lúc này lúc khác có những thay đổi về cơ chế, về phương pháp, nhưng nội dung cốt lõi của kế hoạch của doanh nghiệp bao giờ cũng bao gồm các vấn đề về sản xuất, kỹ thuật, tài chính và xã hội

Trong điều kiện cơ chế mới, mỗi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Quán triệt các mục tiêu của kế hoạch, quán triệt nội dung tổng hợp của kế hoạch, hàng năm các doanh nghiệp xây dựng giao thông đều xây dựng kế hoạch của mình với nhiều nội dung, nhiều tầng nấc, nhưng lại hoà hợp và thống nhất với nhau

Dạng chung nhất, kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau sau đây:

– Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

– Kế hoạch vật tư – kỹ thuật

– Kế hoạch lao động và tiền lương

– Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản

– Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

– Kế hoạch tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm

– Kế hoạch lợi nhuận, tài chính và tín dụng

– Kế hoạch đời sống, văn hoá, xã hội

Trong hệ thống các kế hoạch kể trên, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là kế hoạch khởi đầu, là cơ sở của mọi kế hoạch khác của doanh nghiệp. Nó phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất từ mọi nguồn cân đối vật tư, tiền vốn do doanh nghiệp huy động được và toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, bàn giao công trình cho tất cả các khách hàng, các chủ đầu tư của doanh nghiệp kể cả xuất khẩu cũng như các hoạt động bảo hành, dịch vụ kỹ thuật, bán sản phẩm mẫu v.v…

Mọi kế hoạch đều được xây dựng và thực hiện trong khuôn khổ của một giới hạn thời gian nhất định. Trên góc độ này kh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm biểu thị nhiệm vụ và chương trình sản xuất của doanh nghiệp xây dựng giao thông trong một kỳ kế hoạch là một năm. Nó vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là phương tiện để đạt tới mục tiêu.

Trên phương diện quản lý: kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là tiêu điểm phản ánh tập trung các mối quan hệ kinh tế – sản xuất giữa các phân hệ trong xã hội và giữa xã hội với các pháp nhân hệ thống ngoài doanh nghiệp. Tất cả các mối quan hệ kinh tế, tài chính, lao động, tổ chức v.v… đều được bắt nguồn từ kế hoạch này

Tốc độ và hiệu quả sản xuất xây lắp:- Định hướng, cs lớn của Nhà nước- Nhu cầu thị trường- Chiến lược kinh doanh – Tiến bộ kỹ thuật Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩmNăng lực sản xuất của doanh nghiệp Tiêu chuẩn, định mức, quy chếKế hoạch khoa học kỹ thuật Đầu tư cơ bảnVật tư kỹ thuật Sản xuất phụ và phụ trợLao động – tiền lương xã hội Chi phí SX, giá thành, lợi nhuận Thị trường xuất, nhậpKích thích kinh tế Chính sách xã hội Tài chính, tín dụng ngân hàng góc độ khác cần khẳng định rằng: trong nền kinh tế hàng hoá việc hoạch định được kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho từng năm chứng tỏ doanh nghiệp có uy tín với khách hàng và đó là một sự đảm bảo cho việc tồn tại và sản phẩm của doanh nghiệp . Điều đó cũng khẳng định vai trò lớn lao của loại kế hoạch này trong sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

Tổng Hợp Những Ví Dụ Về Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Mới Nhất 2022

Tổng hợp những ví dụ về lập kế hoạch kinh doanh mới nhất 2020

1. Tóm tắt công việc

Tóm tắt công việc thông thường dài từ 1-2 trang, và bao quát trong đó những khái niệm về doanh nghiệp, những mục tiêu chính của doanh nghiệp và kế hoạch của bạn, cơ cấu sở hữu, đội ngũ quản lí, sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp, (những) thị trường mục tiêu, lợi thế cạnh tranh, chiến lược marketing và một phần tóm tắt dự toán tài chính. Thông thường bạn viết xong mọi thứ của kế hoạch rồi mới đến phần tóm tắt công việc này; từng phần trong kế hoạch nên có một phần tóm tắt chi tiết cho phần đó.

2. Tổng quan về Doanh nghiệp

Trong phần này, bạn thêm vào các chi tiết, từ lịch sử doanh nghiệp, tầm nhìn và/hoặc nhiệm vụ của doanh nghiệp, mục tiêu và cơ cấu sở hữu bạn đang có.

3. Sản phẩm và Dịch vụ

Liệt kê ra những sản phẩm và dịch vụ bạn có, bao gồm tính năng và lợi ích của nó, lợi thế cạnh tranh, và nếu có tiếp thị một sản phẩm nào đó thì đâu là chỗ đứng cho sản phẩm của bạn và làm thế nào để đạt được điều ấy.

4. Tổng quan về ngành kinh doanh

Tổng quan về ngành kinh doanh là cơ hội cho bạn mô tả năng lực doanh nghiệp của mình dựa trên qui mô và sự phát triển của ngành bạn tham gia, đâu là những thị trường chính trong đó, khách hàng sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ra sao và thị trường nào là nơi bạn nhắm tới.

5. Chiến lược marketing

Bao gồm mô tả từng phân khúc thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì khác lạ, nổi bật và USP (unique selling proposition – hiểu nôm na là cái độc đáo duy chỉ có ở sản phẩm của bạn) cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Mô tả sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ được chào bán như thế nào (nơi cửa hàng, trên mạng, bán lẻ) và chu kì mua (buying cycle) của thị trường mục tiêu.

6. Kế hoạch hoạt động

Ghi ra hồ sơ đội ngũ quản lí, kế hoạch nguồn nhân lực như thế nào, vị trí (location) của doanh nghiệp cùng các khả năng hiện có, kế hoạch sản xuất (nếu bạn bán sản phẩm) và khái quát về hoạt động mỗi ngày.

7. Kế hoạch tài chính

Có thể nói đây là phần quan trọng nhất của cả kế hoạch, đáng chiếm trọn 80% thời gian bạn viết nên kế hoạch. Bạn sẽ cần viết ra những dự toán tài chính cho ba năm tới, bao gồm doanh thu, bản dự thảo cân bằng tài chính, vòng quay đồng tiền hàng tháng và hàng năm. Tóm tắt mỗi bản liệt kê với một vài câu dễ hiểu và đính kèm nó vào trang bìa của bản liệt kê. Bạn cũng giữ lại tài liệu dùng cho mọi giả định để dự đoán lợi nhuận và chi phí phòng khi cần tham chiếu đến sau này.

10 lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh có thể bạn chưa biết

Trong kinh doanh, vẫn còn nhiều người thờ ơ, không bận tâm đến việc viết ra một kế hoạch kinh doanh vì họ nghĩ nó quá khó hoặc không cần thiết để viết trừ khi bạn muốn gây quỹ tài chính. Những bí ẩn này giữ họ quá xa với lợi ích vốn có của việc lập kế hoạch.

EQVN xin điểm qua 10 lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh mà bạn không nên bỏ lỡ.

Hành động có chiến lược. Khó cho ta có thể đi sát với chiến lược bởi những gián đoạn và công việc hàng ngày luôn có mặt ở đó. Kế hoạch kinh doanh tóm tắt cho những điểm chính trong chiến lược và đóng vai trò nhắc nhở cho ta điều gì nên làm và điều gì không nên làm.

Làm rõ ràng mục tiêu kinh doanh. Với kế hoạch kinh doanh trong tay, bạn có thể xác định và quản lí những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được như lượng khách truy cập vào website, doanh số, ra mắt sản phẩm mới…

Có những dự đoán chính xác hơn. Kế hoạch sẽ gạn lọc ra những dự đoán như thị trường tiềm năng, chi phí của sales, nơi đâu tạo ra nhiều doanh số, quá trình xử lí thông tin khách hàng tiềm năng và qui trình nghiệp vụ doanh nghiệp…

Có thứ tự ưu tiên rõ ràng hơn. Bên cạnh chiến lược, còn có những yếu tố khác cần sự ưu tiên thích đáng như vấn đề phát triển, quản lí và sức khỏe tài chính. Dựa theo kế hoạch, bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những hoạt động này và dùng để rà soát lại công việc khi doanh nghiệp tiến những bước tiến về sau.

Bạn sẽ hiểu được sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Bản kế hoạch giúp bạn theo dõi những gì cần diễn ra và theo thứ tự nào. Ví dụ, nếu bạn phải tính toán thời gian ra mắt một sản phẩm cho phù hợp với lịch testing hoặc marketing cho trùng khớp với ngày ra mắt thì bản kế hoạch kinh doanh rất đáng giá trong việc giữ bạn đi đúng hướng và theo dõi tốt hoạt động công việc.

Các cột mốc đánh dấu sẽ giữ bạn theo dõi được hoạt động. Kế hoạch kinh doanh thể hiện ngày tháng và deadline (kì hạn của một công việc) ở cùng một chỗ, rất tiện cho bạn theo dõi công việc tiến hành như thế nào.

Phân bổ công việc dễ dàng hơn. Kế hoạch kinh doanh là nơi lí tưởng để phân công trách nhiệm cho từng người trong công việc. Mỗi công việc cũng nên có một người chịu trách nhiệm chính.

Dễ quản lí thành viên trong nhóm và theo dõi kết quả. Nhiều người thừa nhận họ có nhu cầu theo dõi, đánh giá thành viên trong nhóm thường xuyên trong khi có nhiều người không thích điều này. Kế hoạch kinh doanh đảm bảo mọi thứ được viết ra và bắt kịp trước sự khác biệt giữa kì vọng và kết quả dựa trên chỉnh sửa đúng đắn.

Lên kế hoạch và quản lí vòng quay đồng tiền tốt hơn. Không một doanh nghiệp nào có thể còn tồn tại trước sự quản lí yếu kém đồng tiền. Mỗi một đồng tiền bạn đầu tư và thu lợi đều rất hiếm và có giá trị. Kế hoạch về vòng quay đồng tiền là một cách hữu hiệu để liên kết những dự đoán có tính toán về doanh số, giá cả, chi phí, tài sản bạn cần mua cùng những khoản nợ phải trả.

Điều chỉnh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp không vấp phải thất bại. Kế hoạch kinh doanh mang đến cho bạn sự chủ động trong công việc, không để phải lâm vào cảnh bị động. Đừng đợi cho mọi thứ diễn ra mà hãy lên kế hoạch từ trước, theo dõi kết quả và thực hiện những chỉnh sửa đúng đắn. Kế hoạch kinh doanh không là sự suy đoán tương lai như người ta vẫn tưởng. Thay vào đó, nó đặt ra những kì vọng và hình thành những giả thiết giúp bạn quản lí tương lai với những chỉnh sửa đúng đắn.

Nguồn:https://eqvn.net/

Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!