Xu Hướng 6/2023 # Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Học Sinh Trong Một Số … # Top 12 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Học Sinh Trong Một Số … # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Học Sinh Trong Một Số … được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(MÃ MÔ ĐUN TH 43)

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI  TRƯỜNG CHO HỌC SINH

TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC

@&?

Tháng 11 năm 2019

 1.

Mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học

Kiến thức

:

trang bị cho HS hệ thống những kiến thức cơ bản ban đầu về môi trường phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lí của HS. Cụ thể :

+ Có những hiểu biết cơ bản ban đầu về tự nhiên, về môi trường

+ Nhận thức được mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau giữa con người với MT, những tác động của hoạt động con người đối với MT.

+ Những vấn đề của MT tự nhiên và toàn cầu, hậu quả việc MT bị biến đổi xấu đi gây ra.

+ Nội dung và các biện pháp BVMT.

+ Các chủ trương, chính sách và pháp luật BVMT của nước ta và trách nhiệm của mỗi công dân.

Thái độ

:

Cần hình thành cho các em ý thức quan tâm đến môi trường và thái độ trách nhiệm đối với môi trường:

+ Từng bước bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý thiên nhiên, tình cảm trân trọng tự nhiên và có nhu cầu bảo vệ môi trường

+ ý thức được về tầm quan trọng của trong sạch đối với đời sống của con người, phát triển thái độ tích cực đối với môi trường.

+ Thể hiện sự quan tâm tới việc cải thiện môi trường để có ý thức sử dụng hợp lí chúng, có tinh thần phê phán đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

+ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường sống.

Hành vi

:

Cần trang bị cho HS những kĩ năng và hành vi ứng xử tích cực trong việc BVMT :

+ Có kĩ năng đánh giá những tác động của con người đối với tự nhiên, dự đoán những hậu quả của chúng.

+ Tham gia tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo đảm sự trong sạch của môi trường sống, tham gia tích cực vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên.

– Để thực hiện mục tiêu GDBVMT ở cấp tiểu học cần tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT vào các môn học ở tiểu học.

– Thực hiện GDBVMT thông qua các hoạt động Giáo dục NGLL ở tiểu học.

– Quan tâm đến môi trường địa phương, thiết thực góp phần cải thiện MT địa phương, tạo thói quen ứng xử thân thiện với MT.

Tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT vào các môn học cấp tiểu học có 3 mức độ : Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ

Mức độ toàn phần : Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT.

Mức độ bộ phận : Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT.

Mức độ liên hệ : Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách lô gic với nội dung giáo dục BVMT.

 2. Môi trường là gì?

       – Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

       – Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

3. Thế nào là môi trường sống ?

        – Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mỹ học.

         – Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội

           * Môi trường tự nhiên

    Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cõy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.

 * Môi trường xã hội

    Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác.

    Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên …và chịu sự chi phối của con người.

           * Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội, …

 3. Giáo dục bảo vệ môi trường:

           * Giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta.

     Giáo dục môi trường vào bậc tiểu học để bảo vệ trẻ, các em như một bộ phận nhỏ của môi trường trước sự xuống cấp của nó, đồng thời coi trẻ em là một lực lượng bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường là một hoạt động quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

    Hoạt động giáo dục môi trường gắn nhà trường với thực tiễn, giúp các em mở rộng kiến thức, xây dựng những tình cảm tốt đẹp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em; biến quá trình giáo dục thành tự giác. Hoạt động giáo dục môi trường cần được quan tâm, chú trọng, đầu tư hơn nữa của các nhà quản lý giáo dục. Mục tiêu của giáo dục cần được xem xét với chú trọng đến giáo dục môi trường nhằm góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.       

* Ô nhiễm môi trường trên Thế giới

– Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng

+ Gia tăng nồng độ Co2 và So2 trong khí quyển

+ Nhiệt độ trái đất tăng: trong vòng 100 năm trở lại đây TĐ nóng lên 0, 5 độ và dự báo trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5- 4,5 độ so với TK XX.

+ Mức nước biển sẽ dâng cao từ 25- 145cm do băng tan, nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn.

+ Gia tăng tầng xuất thiên tai.

– Suy giảm tầng Ôzôn

– Tài nguyên bị suy thoái

– Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng

Nguyên nhân : Sự phát triển khu đô thị, công nghiệp, du lịch, đổ bỏ chất thải…

Hậu quả : hàng năm trung bình trên 20 triệu người chết vì các nguyên nhân môi trường.

– Gia tăng dân số

– Suy giăm tính đa dạng sinh học (đa dạng di truyền; loài; sinh thái)

Ô nhiễm môi trường Việt Nam

– Suy thoái môi trýờng đất : trên 50% diện tích đất tự nhiên của nýớc ta bị thoái hoá (bạc màu, phèn, xói mòn…).DT không gian sống đang ngày càng thu hẹp.

– Suy thoái rừng : chất lýợng rừng giảm và sự thu hẹp DT rừng.

– Suy giảm đa dạng sinh học : VN là 1 trong 10

trung tâm ĐDSH cao trên thế giới. Những năm gần đây bị suy giảm nhiều.

– Ô nhiễm MT nước

– Ô nhiễm MT không khí

– Ô nhiễm MT chất thải rắn

4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường tại trường tiểu học:

    – Các cấp quản lý giáo dục cần nhận thức được vai trò to lớn của việc bảo vệ môi trường để từ đó coi giáo dục môi trường là một bộ môn trong chương trình học của bậc tiểu học, đồng thời biên soạn sách, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn này. Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường cho học sinh ở bậc tiểu học.

     – Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường trong các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, sắp xếp và đưa vào kế hoạch sinh hoạt từng tháng.

     – Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường trong các trường tiểu học. Áp dụng các công trình khoa học, triển khai các dự án bảo vệ môi trường vào thực hiện tại các trường tiểu học.

5. Kết luận:

      – Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.

      – Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó; những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường; những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề.

      – Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới.

       – Sự thiếu hiểu biết về môi trường và GDBVMT là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó GDBVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong thực tiễn.

Skkn Một Số Biện Pháp Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Trong Trường Tiểu Học

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Hà Cao Thắng I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  1. Đặt vấn đề: Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu tục ngữ, thơ ca: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại .Nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm cho con người được sống trong môi trường trong lành góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu Ngày 27 /12 / 1993 Quốc hội đã thông qua “Luật bảo vệ môi trường”. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Đối với giáo dục Mầm Non cung cấp cho trẻ em hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Vụ giáo dục Tiểu học về giáo dục bảo vệ môi trường cho Giáo viên Tiểu học .

qua các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, làm quen môi trường xung quanh … thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường. Giáo viên luôn gương mẫu thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường, luôn tận dụng mọi cơ hội để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Tuyên truyền cho các bậc Phụ huynh và cộng đồng các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.Ở trẻ thông qua chuyên đề trẻ có kiến thức và kỹ năng giáo dục bảo vệ môi trường, luôn có thói quen và nhận thức tốt trong việc bảo vệ môi trường.4. Phạm vi đề tài:Đối với đề tài “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học ” trường chúng tôi đã áp dụng cho 5 khối: khối 1, khối 2, khối 3, khối 4, khối 5 (2007-2008).

Quan Tâm Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Trong Trường Học

Giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) xanh, sạch, đẹp cho học sinh (HS) là một trong những nội dung quan trọng ở mỗi trường học. Với ý nghĩa đó, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) luôn quan tâm và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để BVMT một cách hiệu quả.

Đã thành thông lệ, chiều thứ 6 hàng tuần, cô, trò Trường Tiểu học Quảng Phong (Quảng Xương) lại cùng nhau tổng vệ sinh phòng học, khuôn viên nhà trường. Theo đó, các lớp học được quét dọn sạch sẽ, trang trí đẹp mắt, những công trình măng non của HS như bồn hoa cảnh trước lớp, trong sân trường được các em chăm chút tỉa cành, làm cỏ, bón phân và tưới nước… Cùng với những hoạt động trên, để nâng cao nhận thức, hiểu biết của HS về vai trò của môi trường, cây xanh, tác hại của biến đổi khí hậu, Trường Tiểu học Quảng Phong còn chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho các em thông qua các tiết học, môn học phù hợp và các buổi ngoại khóa, sinh hoạt đầu giờ, chào cờ… Cô giáo Kiều Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Phong cho hay: Việc tuyên truyền, giáo dục HS BVMT luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm, nhất là từ khi thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực. Giải pháp được nhà trường ưu tiên thực hiện là lồng ghép nội dung giáo dục BVMT vào trong các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chẳng hạn, ở môn Mỹ thuật có thể cho HS vẽ tranh về môi trường, trong các môn tự nhiên và xã hội có thể giúp HS hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, cũng như cách BVMT… Ngoài ra, để nâng ý thức của các em trong giữ gìn vệ sinh, BVMT, nhà trường đã mua 10 thùng đựng rác đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong khuôn viên sân trường nhằm tạo thuận lợi cho các em trong việc làm vệ sinh trường, lớp, bỏ rác đúng nơi quy định; phân công các lớp thay phiên nhau chăm sóc và làm sạch khu vực bồn hoa, sân trường, tạo cho các em cảm giác gần gũi với thiên nhiên, thêm yêu quý thiên nhiên và có ý thức BVMT.

Trường THCS Lộc Tân (Hậu Lộc) được xem là điểm sáng về giáo dục ý thức BVMT cho HS. Để nâng cao nhận thức của giáo viên và HS về BVMT, đầu mỗi năm học nhà trường đều xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiều chương trình có ý nghĩa và thiết thực, gần gũi với môi trường để toàn trường có thể tham gia, tạo được sự hứng thú cho HS như, tham gia hưởng ứng “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, “Ngày môi trường thế giới”; quét dọn, vệ sinh sân trường, lớp học… Theo thầy giáo Nguyễn Văn Cẩn, hiệu trưởng nhà trường, khi HS được học ở một môi trường xanh, sạch, đẹp, các em thấy yêu mến trường lớp hơn, có ý thức hơn trong việc BVMT xung quanh, ý thức HS được nâng cao, các em không chỉ là một thành viên tích cực BVMT ở nơi mình học, mà các em còn là những tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền tới bạn bè, người thân ý thức, thái độ BVMT. Vì lẽ đó, nội dung giáo dục BVMT cho HS luôn được nhà trường thực hiện thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức.

HS là thế hệ tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định đối với sự phát triển của cả xã hội, đồng thời cũng là người bị ảnh hưởng nhiều nhất của vấn đề tài nguyên và môi trường đối với sự phát triển sau này. Do đó, những hành động thiết thực để các em nhận thấy trách nhiệm và thách thức của vấn đề tài nguyên và BVMT đối với tương lai của chính mình là rất quan trọng. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 800.000 HS các cấp học, nếu ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường các em có ý thức về BVMT, chắc rằng các em sẽ tự giác tuyên truyền cho người thân và cộng đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, trong thời gian tới, ngành giáo dục cần nỗ lực hơn nữa tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT cho mọi đối tượng HS.

Phong Sắc

Một Số Biện Pháp Giáo Dục Trẻ Bảo Vệ Môi Trường Trong Trường Mầm Non

Như chúng ta đã biết, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiệm trọng. Điều đó thể hiện rõ nhất ở việc Trái Đất đang nóng dần lên, băng tan ra, nước biển dâng lên, bao dịch bệnh, thiên tai. Con người phải vật lộn với hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, sóng thần… Ta có thể khẳng định, môi trường chính là yếu tố trực tiếp và quan trọng quyết định tới sức khỏe của con người. Khi được sống trong một môi trường trong lành, con người ta sẽ ít bị ốm đau, bệnh tật, có điều kiện phát triển một cách toàn diện.

Tuy chúng ta ngày càng hiểu rõ được lợi ích và tầm quan trọng của môi trường nhưng vẫn chưa ý thức được những điều cần làm, nên làm để bảo vệ môi trường. Ngược lại, một bộ phận con người còn có những hành động làm cho môi trường bị ô nhiễm thêm, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Nếu muốn giáo dục toàn diện một con người thì phải rèn giũa ngay từ bậc học đầu tiên ” Bậc học Mầm non” bởi giai đoạn mầm non là giai đoạn ươm mầm, hình thành nền tảng cho việc phát triển kiến thức, ngôn ngữ, lối sống của trẻ. Do đó, chương trình giáo dục mầm non có ảnh hưởng rất lớn đối với tương lai của trẻ. Trong đó việc giáo dục bảo vệ môt trường là tiền đề quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Việc này không những giúp trẻ lĩnh hội được các kiến thức mà còn giúp trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, hành động bảo vệ môi trường xung quanh, rèn kỹ năng sống hàng ngày cho trẻ và đặc biệt là giúp trẻ biết yêu thiên nhiên, trân trọng những giá trị mà môi trường sống mang lại. Năm học 2019-2020 vừa qua, chương trình môi trường “Xanh, Sạch, Đẹp” đã được vào ngành để giáo dục bảo vệ môi trường cho các bậc học từ Mầm non đến Đại học.

Nước ta hiện này đang trên đà đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biết bao nhiêu công ty mọc lên, biết bao nhiêu khí thải, rác thải, thải ra môi trường, tài nguyên thì bị khai thác một cách bừa bãi… Cũng vì con người của chúng ta bị sức mạnh đồng tiền chi phối mà lường trước hậu quả sau này phải gánh ra làm sao? Từ sự vô tâm đó đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống và sứa khỏe của con người chúng ta.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, xã EaTóh có hơn 95% học sinh là con em các gia đình làm nông, trình độ dân trí thấp, con cái đông, kinh tế thì nghèo nàn, ăn ở không hợp vệ sinh, chăn thả vật nuôi một cách bừa bãi. Một số người dân còn Nạn chặt phá rừng để làm nương, làm rẫy để lo cho cuộc sống hiện tại, không quan tâm tới hậu quả sẽ ra sao? Và tương lai con em mình sẽ sống trong môi trường như thế nào? Tất cả những điều đó họ chưa bao giờ nghĩ tới.

Chính vì những vấn đề đặt ra ở trên, với tầm quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải có kế hoạch xây dựng cho trẻ hệ thống kỹ năng, kiến thức cần và đủ giúp trẻ hiểu được những gì đang diễn ra ở xung quanh, về đạo đức, lối sống, tạo nền tảng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người ở trẻ, giúp trẻ gần gũi với vạn vật và có lòng yêu thiên nhiên. Muốn vậy, người lãnh đạo phải tìm tòi ra các phương pháp, biện pháp để phối hợp với giáo viên, biết vận dụng các phương pháp, biện pháp trong truyền thụ các kỹ năng sống, hành động bảo vệ môi trường cho trẻ bằng những cách như: Phối hợp với gia đình để cùng giáo dục trẻ, giáo dục thông qua các môn học và các hoạt động vui chơi ở mọi lúc mọi nơi…

Khi tiến hành các hoạt động này sẽ giúp trẻ lĩnh hội nhận biết được những kiến thức, những hành động, việc làm của cô giáo và qua những lần trải nghiệm thực tế sẽ hình thành trong trẻ các kỹ năng: Nghe, hiểu, phát triển tư duy, tình yêu thương, ý thức trách nhiệm và lòng nhân ái ở trẻ…

Vậy làm thế nào để cho thế hệ trẻ và trong mỗi chúng ta nhận thức được điều đó để chung tay bảo vệ môi trường “Xanh, sạch đẹp”, giữ gìn sức khỏe con người? Đứng trước những nguy cơ, vấn đề nóng bỏng không chỉ của nước ta mà của cả thế giới đang quan tâm, tôi thấy mình là một người lãnh đạo cần phải có trách nhiệm đóng góp một phần nhỏ bé vào chương trình giáo dục trẻ bảo vệ môi trường hiện nay.

Đây cũng chính là lý do để bản thân tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non”

Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

* Biện pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch để thực hiện tốt bảo vệ môi trường:

Đầu năm học, phải tiến hành lên kế hoạch xây dựng hoạt động của nhà trường, truyền đạt với giáo viên mục tiêu cụ thể để đưa vào triển khai lồng ghép các mục tiêu hoạt động, chăm sóc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong nhà trường.

Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non sẽ cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về môi trường trong đó: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, mối quan hệ giữa con người với môi trường, sự biến đổi khí hậu, sự ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì sao phải bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch, bảo vệ môi trường là một vấn đề hêt sức quan trọng.

Điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, cảnh quan sư phạm là nhu cầu cần thiết cho các hoạt động giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch và tham mưu với hiệu trưởng về mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đầy đủ để phục vụ cho các hoạt động, đảm bảo hợp vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp theo đúng tiêu chuẩn trường mầm non…

Tổ chức phát động phong trào thi đua toàn trường vì “Môi trường Xanh – Sạch – Đẹp”. Các lớp tổ chức trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh trong khuôn viên sân trường, tổ chức đánh giá xếp loại hàng tháng.

Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh và lao động chăm sóc có ích trong công tác bảo vệ môi trường thiên nhiên…

Tổ chức quy hoạch trồng “Vườn rau của bé”, Ban giám hiệu cùng giáo viên tận dụng khu đất trống để trồng rau sạch, cải thiện bữa ăn cho trẻ thêm phong phú và an toàn hơn, tạo cơ hội cho trẻ gần gũi với thiên nhiên và thích nghi với cuộc sống hàng ngày xung quanh trẻ, từ đó giúp trẻ hiểu và tham gia bảo vệ môi trường.

Tổ chức tập huấn chuyên đề “Môi trường Xanh – Sạch – Đẹp” cho toàn thể giáo viên trong trường.

Tổ chức họp phụ huynh để tuyên truyền kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ bảo vệ môi tường

* Biện pháp thứ 2: Hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ:

Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non là rất cần thiết trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay. Điều này giúp cho cả học sinh lẫn giáo viên nhận biết được hậu quả của phá hủy môi trường ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người, làm cho mọi người hiểu rằng mỗi chúng ta ai cũng có quyền sống trong môi trường trong sạch lành mạnh. Muốn làm tốt được điều này, chúng ta phải có những phương pháp, biện pháp mới, để đưa vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, sao cho phù hợp với từng nội dung, từng hoạt động và từng độ tuổi… Do đó, việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên được tiến hành vào các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.

Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể, bằng các phương pháp, biện pháp tối ưu nhất để thực hiện tốt giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

Tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trong nhà trường và ngoài cộng đồng xã hội.

Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong mọi hoạt động hàng ngày của trẻ.

Giáo viên chủ nhiệm, lập kế hoạch, vệ sinh hàng tháng, tuần, ngày, phù hợp với các mùa, phù hợp với lớp để đưa vào giáo dục hàng ngày cho trẻ thực hiện.

Giáo viên đưa ra một số nội quy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, trong khuôn viên nhà trường.

* Biện pháp thứ 3: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường phù hợp với từng độ tuổi, từng hoạt động.

Muốn làm tốt biện pháp này, đòi hỏi cô phải gương mẫu làm những công việc có ích trong công tác bảo vệ môi trường và thường xuyên nhắc nhở trẻ hàng ngày. Thông qua các hoạt động học tập cũng như ngoài giờ học, cô lồng ghép các biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường sao cho phù hợp với từng hoạt động, từng độ tuổi, để mà giáo dục trẻ.

– Cô sẽ nói chuyện với trẻ về nội dung bảo vệ môi trường:

+ Cây cho ta những gì các con nhỉ?

+ Đúng rồi! Cây cho ta các loại quả ăn rất ngon và bổ, cây cho chúng ta bóng mát. Nhưng các con có biết không? Cây còn cho ta một thứ rất quan trọng đó là khí oxi nữa đấy! Vì khi cây xanh quang hợp, sẽ hút khí cacbonic và thải ra ngoài khí oxi! Mà con người chúng ta lại phải thở bằng oxi, nếu không có oxi thì chúng ta sẽ bị chết ngạt đấy!

+ Vậy muốn có nhiều cây xanh thì chúng ta phải làm gì nào?

+ Đúng rồi! Muốn có nhiều cây xanh thì chúng ta phải trồng, bảo vệ và chăm sóc chúng thật tốt nghe các con!

Hoạt động ngoại khóa: Quan sát cây và lao động buổi chiều

– Cô đàm thoại với trẻ:

+ Muốn có nhiều cây thì chúng ta phải làm gì?

+ Nếu không có nước thì cây có sống được không?

+ Vậy muốn cho cây sống thì chúng ta phải làm gì?

+ Vậy bây giờ, cô cháu mình sẽ làm công việc gì các con nhỉ?

+ Lớp mình ơi! Các con thấy sân trường có sạch không?

+ Vì sao sân trường không sạch nhỉ?

+ Bây giờ cô cháu mình phải làm gì nào?

+ Đúng rồi! Chúng ta cùng đi nhặt lá và rác nào! Lá cây thì bỏ vào đâu? Rác thì bỏ vào chỗ nào?

+ Đúng rồi! Lá cây thì bỏ dưới gốc cây cho nó giữ độ ẩm cho cây còn rác phải nhặt bỏ vào thùng rác để cho sạch sẽ!

+ Các con ăn quà có vứt rác ra sân trường không? À, đúng rồi! Chúng ta không nên vứt rác ra sân trường để giữ cho sân trường sạch sẽ, không bị ô nhiễm các con ạ!

Trong giờ khám phá khoa học: Đề tài “Tìm hiểu cây xanh”

– Cô đàm thoại với trẻ về lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường:

+ Cây xanh cho ta những gì nào?

+ Đúng rồi! Cây xanh cho ta bóng mát, cho ta cảnh đẹp nữa nè, rồi cây xanh còn cho chúng ta không khí trong lành nữa đây các con ạ!

+ Vậy muốn có nhiều cây xanh thì chúng ta phải làm gì các con?

+ Đúng rồi! Chúng ta phải trồng cây, nhưng các con còn nhỏ nên chưa trồng được! Vậy các con có ngắt lá bẻ cành của nó không?

Hoạt động ngoại khóa: Quan sát cây và lao động buổi chiều

– Cô đàm thoại với trẻ:

+ Các con ơi! Cây sống được là nhờ có gì nào?

+ Vậy muốn cho cây sống thì chúng ta phải làm gì?

+ Vậy bây giờ cô, cháu mình sẽ phải làm công việc gì các con nhỉ?

+ Lớp mình ơi! Các con thấy sân trường có sạch không?

+ Bây giờ cô cháu mình phải làm gì nào?

+ Đúng rồi! Lá cây thì bỏ dưới gốc cây cho nó giữ độ ẩm cho cây còn rác phải nhặt bỏ vào thùng rác để cho sạch sẽ!

+ Các con ăn quà có vứt rác ra sân trường không? À, đúng rồi! Chúng ta không nên vứt rác ra sân trường để giữ cho sân trường sạch sẽ, không bị ô nhiễm các con ạ!

Đối với lớp Mầm, thì chúng ta đặt câu hỏi và yêu cầu trẻ làm các công việc dễ hơn, nhẹ nhàng hơn so với lớp Lá và lớp Chồi.

Phải tiến hành lồng ghép nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường vào các môn học với nội dung bài dạy có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với vạn vật xung quanh. Cùng với đó là tình yêu quê hương đất nước, thói quen cử xử hành vi văn minh trong cuộc sống. Từ đó, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như: Đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, hát múa, khám phá môi trường xung quanh, tạo hình, học toán, chữ cái… Thông qua các bài học giúp trẻ lĩnh hội được những tri thức tình cảm vào tâm tưởng, trẻ sẽ có những thói quen, lối sống tích cực.

Ngoài ra trường còn tổ chức cho các cháu đi thăm quan thực tế về hình ảnh môi trường bị ô nhiễm và môi trường Xanh – Sạch – Đẹp như: các vườn hoa, cây cảnh, nơi rác vứt bừa bãi… Trong quá trình đi tham quan, cô hướng dẫn trẻ quan sát, so sánh xem có những đặc điểm gì giống và khác nhau giữa nơi có môi trường trong lành và nơi có môi trường bị ô nhiễm về không khí, đất, cảnh quan? Các trẻ sẽ cảm nhận ra sao khi thấy và sống trong môi trường bị ô nhiễm? Sau buổi đi dạo tham quan, cô sẽ trình chiếu các băng đĩa có hình ảnh nói về hiện tượng thiên tai như: Mưa, bão, lũ lụt, sạt lở đất, sóng thần, hạn hán,… Và các cảnh tượng chặt phá rừng bừa bãi, sự tuyệt chủng của các loài vật, môi trường bị hủy diệt như thế nào… Qua những việc làm trên, trẻ sẽ cảm nhận được tác động của ô nhiễm môi trường sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống con người chúng ta. Dần dần, trẻ sẽ có ý thức tự bảo vệ môi trường ngay từ trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, trẻ sẽ không vứt rác bừa bãi, khóa vòi nước cẩn thận để tiết kiệm nước,… Không những thế, trẻ còn biết thu gom rác thải để đúng nơi quy định rồi nhắc nhở mọi người không được xả rác bữa bãi…

Hàng ngày, hàng tuần, tiến hành tổ chức cho trẻ trồng cây, vun xới đất, nhổ cỏ, và tưới nước cho cây cối, hoa lá rồi chăm sóc vườn rau trong nhà trường, nhặt lá, nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định.

Ngoài ra cô còn hướng dẫn trẻ dọn vệ sinh trong và ngoài lớp học sạch sẽ, gọn gàng, sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp và để đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân hàng ngày như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh và dọn vệ sinh, biết rửa mặt đúng quy trình và đánh răng đúng cách, dùng nước xong phải khóa chặt vòi lại,… Cô còn phải dạy cho trẻ những hành vi văn minh như khi ho, hắt hơi thì phải lấy tay che miệng lại. Trong giờ ăn, giờ ngủ không được nói chuyện, làm mất vệ sinh và thiếu lịch sự. Trong khi người khác nói chuyện không được chen ngang, nếu muốn phát biểu thì phải giơ tay… Qua các công việc nhỏ nhặt hàng ngày như vậy, được giáo viên nhắc nhở và khích lệ trẻ sẽ giúp trẻ cảm nhận, lĩnh hội được các tri thức và những thói quen, hành vi văn minh dần ăn sâu vào tâm trí của trẻ. Trẻ sẽ lĩnh hội được những cái hay cái đẹp hàng ngày trong cuộc sống, góp phần hình thành nhân cách con người ở trẻ và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

* Biện pháp thứ 4: Phát Động phong trào thi đua làm đồ dùng, đồ chơi bằng các nuyên vật liệu có sẵn, và bằng vật liệu phế thải, để trang trí lớp học và làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ.

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, trên quan điểm đổi mới quản lý và nâng chất lượng giáo dục cho ngành học mầm non, đảm bảo được tính khoa học, tính thẩm mỹ và nhất là góp phần bảo vệ môi trường. Đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi bằng những nguyên vật liệu có sẵn và những nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng trong gia đình và ngoài xã hội như: lon bia, lon nước ngọt, chai nước ngọt, chai nước lọc, hộp sữa chua, muỗng sữa chua, ống hút, que kem, chai nước rửa chén, chai dầu gội đầu, bao ni lông, tờ lịch cũ, hộp đựng các đồ gia dụng đã thải, vỏ ốc, vỏ hến, vải vụn, tre, nứa, các loại hạt của các loại cây, lá khô của cây… Những nguyên vật liệu này do giáo viên thu gom, phụ huynh đóng góp để làm đồ dùng, đồ chơi và trang trí các góc học tập cho trẻ.

VD: Cô và trẻ cùng vẽ tranh, dạy cho trẻ vẽ cây lên tờ lịch thật to để trang trí lớp học. Cô cũng sẽ hướng dẫn trẻ lấy các loại hột hạt như hạt me, hạt mãng cầu, hoặc vỏ ốc biển, nhuộm màu rồi xếp lên tờ lịch thành bức tranh có nội dung bảo vệ môi trường hay về các mùa trong năm.

Cô làm các chậu hoa, cây cảnh bằng ống hút hoặc bằng vải vụn có nhiều màu sắc khác nhau để làm đồ dùng dạy học các môn như: Tạo hình, Khám phá khoa học, Toán,… Đặc biệt là phải khéo léo trang trí lớp cho đẹp, để tạo sự bắt mắt, gây sự thu hút với trẻ.

Từ các vỏ chai nước rửa chén, cô có thể tạo thành cái bình tưới nước để hàng ngày trẻ tưới nước cho cây, cho rau quả trong vườn… Hoặc từ những lá cây khô, cô và trẻ có thể làm thành hình các con vật để cho trẻ chơi các trò chơi và để dạy các môn học như: Toán, Tạo hình, Khám phá khoa học… Một điều thú vị nữa là lá cây khô có thể phát ra âm thanh như một nhạc cụ nghe rất hay, lạ và vui tai.

Từ những nguyên vật liệu trên, chúng tôi có thể tạo ra rất nhiều các loại đồ dùng đồ chơi hất dẫn, dễ dùng, tiện lợi, mà không mất tiền để phục vụ cho các hoạt động của trẻ, giúp trẻ hướng thú tham gia vào các hoạt động mà không nhàm chán. Đặc biệt, các đồ dùng đồ chơi này không chỉ những phục vụ tốt cho các hoạt động của trẻ mà còn giúp trẻ cảm nhận được môi trường “Xanh, sạch, đẹp” có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người. Từ đó giúp trẻ tích cực tham gia lao động, dọn vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Như vậy là trẻ đã có ý thức bảo vệ môi trường.

Qua các lần phát động làm đồ dùng dạy học bằng những nguyên vật liệu có sẵn và những nguyên vật liệu phế thải đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời cho giáo viên cơ hội thể hiện được ý tưởng sáng tạo, làm ra nhiều đồ dùng, đồ chơi, hấp dẫn, đẹp mắt để phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Đặc biệt là tạo cho trẻ sự hứng thú tham gia vào các hoạt động và niềm vui khi đến trường, đến lớp…

: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

Với mục tiêu xã hội hóa giáo dục, gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay. Vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là một vấn đề rất cần thiết. Bởi gia đình và nhà trường là cái nôi hình thành ý ‎thức cho trẻ, chính vì vậy gia đình và nhà trường phải kết hợp chặt chẽ với nhau nắm bắt tâm tư, tình cảm của trẻ để tìm ra những phương pháp, biện pháp tốt ưu nhất để cùng chung tay giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.

Đầu năm học, tôi đã lập kế hoạch, tiến hành họp phụ huynh, bàn bạc và tuyên truyền các hình thức để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

Khi tổ chức họp, tôi phát động phong trào “Cùng chung tay giáo dục trẻ bảo vệ môi trường”. Tôi cũng đưa bản kế hoạch, thông qua nội dung về tầm quan trọng của môi trường ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của con người cho phụ huynh rõ, nêu ý kiến và các biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường như: Nhắc nhở trẻ không vứt rác bừa bãi, biết bảo vệ và chăm sóc cây xanh, biết vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và tự phục vụ bản thân… Từ việc lấy ý kiến, bàn bạc sau đó đi đến thống nhất và phát động phong trào có khai mạc, có sơ kết, tổng kết…

Làm tốt công tác vận động phụ huynh hỗ trợ, thu gom nguồn nguyên vật liệu phế thải và vật liệu có sẵn để tận dụng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Qua công tác phối hợp này sẽ giúp phụ huynh hiểu được ý nghĩa của môi trường và bảo vệ môi trường đồng thời hiểu được tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề cần sự chung tay hành động của gia đình, nhà trường và toàn xã hội

Bên cạnh đó, nhà trường cũng vận động phụ huynh không hút thuốc lá, không vứt rác bừa bãi ra môi trường và kêu gọi sự thường xuyên dọn vệ sinh trong gia đình, đường làng, thôn buôn và trồng cây xanh bóng mát trong vườn trường, hai bên đường. Điều này vừa tạo ra tấm gương cho trẻ noi theo, hành động theo và tạo môi trường sống trong lành cho trẻ hiên tại và tương lai.

Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non sẽ đem lại hiệu quả rất đáng kể. Đây là một việc làm tạo tiền đề phát triển trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay và mai sau.

* Biện pháp thứ 6: Xây dựng cảnh quan sư phạm trong nhà trường:

Để tạo cảnh quan sân trường sạch sẽ, thoáng mát thì ngay sau giờ đón trẻ, trường thường xuyên, tổ chức các hoạt động nhặt rác, quét dọn trên sân trường, để tạo cho môi trường thêm sạch, đẹp.

Trong lớp, ở các góc học tập, góc hoạt động vui chơi, phải tổ chức thi dọn vệ sinh lau chùi sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng hàng tuần. Tiếp tục rèn cho trẻ có thói quen sau mỗi lần học, mỗi lần chơi là phải biết xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp và đúng nơi quy định.

Ngoài ra chúng ta cần giáo dục trẻ khi ăn quà xong hay trong các giờ học tạo hình phải nhớ gom rác bỏ vào thùng, không được vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.

* Biện pháp 7: Phong trào thi đua khích lệ để trẻ hưởng ứng tham gia bảo vệ môi trường.

Khích lệ là món ăn tinh thần của trẻ mầm non bởi tâm lý trẻ mầm non thường thích khen hơn là chê. Lúc nào trẻ cũng muốn được người lớn khen và khen nhiều, nhất là được cô giáo mình khen. Chính vì vậy, biện pháp này là hiệu quả nhất trong các biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non.

Đầu năm học, tôi lập kế hoạch phát động phong trào thi đua khích lệ “Gương tốt, việc tốt” để trẻ tích cực hưởng ứng tham gia, đó là:

Hàng ngày, hàng tuần thống kê những trẻ có hành vi văn minh biết bảo vệ môi trường, nêu gương trước cờ vào buổi sáng đầu tuần sau giờ thể dục sáng. Đến cuối tháng, trẻ nào được nêu gương nhiều lần sẽ nhận được phần thưởng con gấu bông, hoặc con búp bê xinh đẹp.

Qua những việc làm đó sẽ khích lệ các trẻ khác tích cực tham gia phong trào bảo vệ môi trường. Qua những lần khích lệ của chúng ta đã giúp trẻ nhận ra rằng mình nên làm những công việc có ích hơn và trẻ cảm thấy hào hứng khi tham gia những phong trào do nhà trường và lớp phát động…

Sau một thời gian chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non Hoa Lan, tôi thấy chất lượng trẻ biết bảo vệ môi trường đã và đang tăng lên rõ rệt. Khuôn viên trường ngày càng “Xanh – Sạch – Đẹp”, an toàn và thoáng mát hơn. Điều này đã góp phần không nhỏ đối với việc thu hút các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường ngày một đông hơn.

– Về phía trẻ: Hơn 95% trẻ có một số hiểu biết ban đầu về môi trường sống xung quanh và có ý thức tham gia các hoạt động cộng đồng, biết giữ gìn vệ sinh môi trường, có những thói quen bảo vệ môi trường như: Không vứt rác bừa bãi ra sân trường và trong lớp học, đi vệ sinh đúng nơi quy định, hứng thú tham gia vào các hoạt động đặc biệt là hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, có kỹ năng sống, làm việc theo nhóm, yêu thích lao động, bảo vệ thiên nhiên, biết bảo vệ, gìn giữ đồ dùng, đồ chơi, và đặc biệt là đã hình thành cho trẻ các thói quen về hành vi văn minh, và có tình yêu thương trong cuộc sống…

– Về phía giáo viên: 100% giáo viên đã nắm chắc được nội dung bảo vệ môi trường, biết vận dụng các phương pháp, biện pháp phù hợp để đưa vào giáo dục trẻ hàng ngày, gắn liền với cuộc sống thực tế của trẻ để hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi văn minh, và thái độ đúng đắn để bảo vệ môi trường.

– Về phía phụ huynh: 100% phụ huynh nhận thấy trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường để giữ gìn sức khoẻ cho trẻ và cả cộng đồng. Khi đưa trẻ đến trường không vứt rác bừa bãi, không chạy xe vào trường, vệ sinh cho trẻ sạch sẽ trước khi đến lớp. Đặc biệt là quan tâm đến trẻ ngày càng nhiều hơn, dạy cho trẻ biết tự vệ sinh cá nhân, và tự phục vụ bản thân..

Từ những biện pháp sáng kiến trên đã giúp tôi rút ra nhiều kinh nghiệm và bài học bổ ích đó là:

Làm một người lãnh đạo là phải không ngừng học hỏi, luôn luôn phải nghiên cứu, tìm ra những phương pháp, biện pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất để lên kế hoạch đưa vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay.

Phải luôn luôn hòa đồng với đồng nghiệp, luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp để dần dần hoàn thiện mình hơn và cùng chung tay góp sức để đưa trường mầm non Hoa Lan nói riêng và ngành giáo dục nói chung lên một bước phát triển mới trong sự nghiệp trồng người.

Bản thân phải luôn gần gũi với các bậc phụ huynh để lắng nghe tâm tư, tình cảm của họ, nắm bắt được tình hình. Từ đó để đưa vào xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn.

Đối với giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, luôn cố gắng sáng tạo, tư duy ra những phương pháp, biện pháp mới, và biết vận dụng các phương pháp, biện pháp đó vào thực tiễn để hướng dẫn giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. Đồng thời phải là tấm gương sáng để đồng nghiệp noi theo, luôn có kỷ luật, tình thương, trách nhiệm, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình.

Đối với trẻ thì phải thật sự là một cô giáo biết yêu thương, chia sẻ, tận tụy chăm sóc và là tấm gương sáng mẫu mực về mọi cử chỉ, hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày để cho trẻ noi theo. Bên cạnh đó, biết cách xây dựng môi trường xã hội và cảnh quan sư phạm cũng góp phần không nhỏ đến việc hình thành cho trẻ những hành vi văn minh, nếp sống văn hóa truyền thống của người Việt, phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong công cuộc xây dưng con người mới trong xã hội hiện nay.

Qua một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non” cho thấy, giáo viên trường tôi nắm vững kiến thức về môi trường, còn học sinh đã biết bảo vệ môi trường, có những hành vi văn minh trong giao tiếp, yêu lao động, trân trọng và bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân và vệ sinh xung quanh, trẻ có thiện cảm với vạn vật xung quanh và có tình yêu thương trong cuộc sống… Thấy được những điều đó, bản thân tôi rất là tự hào và sẽ hứa với lòng mình không ngừng tìm tòi học hỏi, tìm ra những phương pháp, biện pháp hay để đưa vào vận dụng trong thực tiễn nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc trồng người.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Học Sinh Trong Một Số … trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!