Xu Hướng 4/2023 # Giải Pháp Quảng Bá Hình Ảnh Dành Cho Các Showroom Trong Thời Đại 4.0 # Top 13 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Giải Pháp Quảng Bá Hình Ảnh Dành Cho Các Showroom Trong Thời Đại 4.0 # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Quảng Bá Hình Ảnh Dành Cho Các Showroom Trong Thời Đại 4.0 được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Làm cách nào để các ấn phẩm mô tả không gian bên trong showroom trở nên ấn tượng trong mắt khách hàng nhằm kích thích sự tò mò và mong muốn trải nghiệm trực tiếp? Nếu ứng dụng công nghệ 4.0 đúng cách, các chủ doanh nghiệp sẽ có những giải pháp quảng bá hình ảnh tối ưu cho các showroom của mình.. 

Tác động của Marketing 4.0 đến các Showroom

Công nghệ 4.0 là cụm từ được nhắc đến thường xuyên trong những năm gần đây, cùng sự tác động mạnh mẽ của nó lên nhiều lĩnh vực trong đó có Marketing. Trong công nghệ 4.0, sự xuất hiện của các khái niệm mới như Thực tế ảo, AI, Internet of things (vạn vật kết nối), Big Data,… đã làm thay đổi cách các công ty lên chiến lược Marketing, để có thể thích nghi và theo kịp thời đại.

Trải nghiệm mua sắm trong không gian 3D ảo nhưng thật trong Showroom

Hiện nay, một trong những công nghệ 4.0 nổi bật được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực chính là không gian 3D thực tế ảo, được hiểu là công việc số hoá không gian thực thành không gian 3D ảo nhưng vẫn giữ được sự chính xác gần như 100%.

Với công nghệ mới này, các showroom có thể giúp khách hàng trải nghiệm cửa hàng thật mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị như: điện thoại, máy tính, máy tính bảng, kính thực tế ảo. Hỗ trợ công việc kinh doanh bằng cách kích thích nhu cầu mong muốn đến trực tiếp Showroom.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác để đi lại, tương tác với những sản phẩm được trưng bày. Các nhãn thông tin sẽ được hiển thị trên mỗi mặt hàng để cung cấp những điều cần biết về sản phẩm, và nếu thích sản phẩm đó, khách hàng có thể tiến hành mua trực tiếp thông qua liên kết website được đính kèm.

Không thể phủ nhận không gian 3D sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh của showroom một cách đáng kể nếu như sử dụng đúng cách trong quá trình Marketing. Nhưng để sử dụng đúng cách, các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị, xây dựng và hoàn thiện các nền tảng thiết bị cần thiết để hỗ trợ toàn bộ quá trình Marketing.

Tầm quan trọng của giải pháp Marketing tích hợp đối với các Showroom trong thời đại 4.0

Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ mà rất nhiều nền tảng được sinh ra có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong công việc Marketing như website, mạng xã hội, Youtube, ứng dụng di động,…Thế nhưng, các doanh nghiệp nếu chỉ chăm chú vào việc xây dựng và phát triển từng kênh riêng lẻ sẽ dẫn đến việc thiếu đồng nhất và kết nối, làm giảm trải nghiệm khách hàng, chi phí cao nhưng lại không mang lại hiệu quả.

Chưa kể đến thực trạng những hình ảnh, video sử dụng xáo trộn trên các công cụ mà không có sự quản lý phù hợp, bộ nhận diện thương hiệu không được thống nhất trong các ấn phẩm hiển thị, hay nội dung lúc thế này lúc thế kia cũng là điểm trừ trong mắt khách hàng.

Như vậy, để xây dựng và thực hiện tốt giải pháp quảng bá hình ảnh cho showroom thì cần có sự đồng bộ giữa những nội dung hiển thị và có sự kết nối giữa các nền tảng. Các ấn phẩm hiển thị cần được đầu tư để trông bắt mắt và thu hút khách hàng, sau đó phô bày có kế hoạch trên các nền công cụ đã được kết nối chặt chẽ với nhau. 

LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360: – VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT – Fb: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour ​- Hotline: 0935 690 369 – 0866 578 540 – Email: infor@vr360.com.vn – Địa chỉ: 18 Nại Hưng 2, Sơn Trà, Đà Nẵng – 12B Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, HCM

Giải Pháp Nào Cho Chăm Sóc Khách Hàng Thời Đại 4.0?

Trong khảo sát gần đây về dịch vụ chăm sóc khách hàng của AC Nielsen, kết quả cho thấy hotline tổng đài là kênh tương tác khách hàng hiệu quả và nhanh nhất. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được việc đầu tư xây dựng tổng đài để chăm sóc khách hàng.

Tổng đài truyền thống đã… lỗi thời

Trước đây, một doanh nghiệp khi mới hình thành thường chủ quan cho rằng chỉ cần 1, 2 người trực điện thoại là đủ. Nhưng theo thời gian, doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô thì những hạn chế của tổng đài truyền thống nhanh chóng bộc lộ.

Nếu giữ nguyên số lượng người chăm sóc, tình trạng nghẽn mạng sẽ diễn ra, khách hàng không liên lạc được dễ nảy sinh tâm lý cáu gắt. Nếu muốn mở rộng đường dây, doanh nghiệp buộc phải bỏ thêm chi phí mua thiết bị nghe gọi, nâng cấp phần cứng hoặc thuê kỹ thuật viên cung ứng, gây mất thời gian. Do đặc thù sử dụng máy bàn nên nhân viên luôn phải túc trực tại văn phòng để nghe và trả lời điện thoại.

Mặt khác, Việt Nam là quốc gia có tới 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh, thuộc top 5 nước tăng trưởng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới.

Theo nghiên cứu của Avaya – công ty công nghệ hàng đầu chuyên về các giải pháp quản lý quan hệ khách hàng thì có tới 79% khách hàng thích được trợ giúp trực tiếp qua kênh điện thoại nhờ tính kịp thời, bất chấp nhiều công cụ khác ra đời như SMS, Livechat.

Trong bối cảnh của kỷ nguyên 4.0, sự tham gia của con người sẽ dần thay thế bằng máy móc, thiết bị thông minh, vai trò to lớn của smartphone được khẳng định. Tất cả dường như đều “dọn đường” cho sự ra đời của một tổng đài tối ưu hơn đó là tổng đài di động.

Tổng đài di động – Hướng đi mới cho doanh nghiệp?

Được hình thành trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, tổng đài di động giúp doanh nghiệp không cần đầu tư máy móc, chỉ cần sử dụng một số di động làm số hotline và khai báo các máy bàn có sẵn, số di động nhân viên làm các máy nhánh. Hệ thống đảm bảo đầy đủ tính năng của tổng đài thông thường. Do lợi thế di động nên tổng đài không bị ảnh hưởng quy định gọi ra và quan trọng hơn hết là có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn số cuộc gọi đồng thời.

Một doanh nghiệp nhỏ dưới 100 người thường mất trung bình khoảng 50 triệu đồng cho phần cứng khi sử dụng tổng đài truyền thống nhưng với tổng đài di động thì doanh nghiệp chỉ cần đăng ký để được khai báo một thuê bao làm số hotline.

Nhân viên sẽ sử dụng chính thuê bao đó như một số máy lẻ, có thể chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi mà không cần có mặt ở văn phòng 24/7. Do hoạt động trên nền tảng mạng lưới của nhà mạng nên doanh nghiệp không cần phải lo lắng về vấn đề đường truyền hay kết nối internet. Cũng nhờ vậy khách hàng được chăm sóc kịp thời, doanh nghiệp được nâng cao uy tín.

Ông Nguyễn Bình An – một giám đốc kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn cho biết, sau khi đầu tư tổng đài di động ông cảm thấy sự phàn nàn của khách hàng giảm bớt đáng kể nhờ được giải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc, về phía nhân viên cũng vơi bớt phần nào áp lực khi tỉ lệ bắt máy có phần cải thiện đáng kể. Ông cũng không còn phải tốn thêm chi phí cho việc mở rộng mạng lưới hay lo lắng về chất lượng cuộc gọi.

Trong khi đó, Vietel – đơn vị chiếm hơn 55% thị phần di động của cả nước đang cung cấp tổng đài di động mCC (mobile Contact Center) cho hay, ước tính doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đến hơn 80% cước gọi so với các giải pháp khác trên thị trường, chưa kể chính sách miễn phí cước gọi nội bộ.

Mình chứng cho vấn đề nay, Viettel cho biết, với tổng đài di động mCC thì dù là thuê bao di động trả trước, di động trả sau, máy cố định hay homephone Viettel cũng có thể sử dụng làm máy lẻ. Doanh nghiệp có thể lựa chọn số di động, cố định hoặc đầu số 1800/1900 làm số hotline. Đặc biệt Khi doanh nghiệp sử dụng hotline là số di động giúp nâng cao tỷ lệ bắt máy lên đến 90%. Tính năng cài đặt lời chào tự động, kịch bản tiếp nhận cuộc gọi cho phép doanh nghiệp tự do thể hiện ấn tượng riêng trong mắt khách hàng.

Đồng thời, chế độ chuyển cuộc gọi theo khung giờ, theo tuần sẽ ghi nhận mọi trường hợp cần chăm sóc giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ bất cứ “thượng đế” nào. Chế độ ghi âm cuộc gọi, tìm kiếm nghe lại ghi âm các cuộc gọi vào – ra, tránh được tình trạng lãng phí tài nguyên cũng như kiểm soát chất lượng làm việc, từ đó có kế hoạch đào tạo nội bộ kịp thời. Với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở xa, tính năng điện đàm hội nghị sẽ giúp kết nối các thành viên nhanh chóng.

Tiết kiệm chi phí, xây dựng thành công mối quan hệ bền vững với khách hàng là điều doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới và chắc chắn tổng đài di động sẽ là một hướng đi mới cho nhiều doanh nghiệp.

Tổng đài di động mCC có nhiều ưu điểm nổi trội như không tốn chi phí đầu tư phần cứng, không mất phí bảo trì bão dưỡng tổng đài; Việc đăng ký, lắp đặt khởi tạo hệ thống rất đơn giản, có thể dùng được ngay, nhân viên có thể thao tác rất nhanh và kết nối với khách hàng mọi lúc mọi nơi nhờ đầu số di động được kết nối vào hệ thống tổng đài; Hình thức thoại hội nghị thuận tiện cho doanh nghiệp họp bất cứ lúc nào tại bất cứ nơi đâu; Doanh nghiệp dễ dàng trong việc chủ động thiết lập, thay đổi hệ thống tổng đài: upload lời chào, nhạc chờ, tạo kịch bản tiếp nhận cuộc gọi và chia nhánh theo phím bấm ngay trên website: http://tongdaididong.viettel.vn.

Đặc biệt doanh nghiệp được miễn phí hoàn toàn chi phí gọi nội nhóm và tin nhắn từ doanh nghiệp đến các thuê bao thành viên nên số lượng doanh nghiệp đăng ký sử dụng tổng đài di động mCC ngày càng gia tăng.

Trong tháng 11 và 12/2018, Viettel dành tặng ưu đãi 3,6 triệu đồng cước thuê bao cho doanh nghiệp đăng ký sử dụng tổng đài di động mCC.

Để biết thêm thông tin chi tiết liên hệ 1800.8000 nhánh 1 (miễn phí) hoặc website: http://gioithieu.tongdaididong.viettel.vn/

H.Nguyễn

Đổi Mới Giáo Dục Đại Học Trong Thời Đại Cmcn 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến động mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống – xã hội trong thế kỷ XXI. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ (KH&CN), vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục và đạo tạo (đặc biệt là giáo dục đại học) trong CMCN 4.0 là phải đổi mới từ một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức cho người học sang nền giáo dục giúp phát triển kỹ năng, thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo.

Chiến lược phát triển con người – Chủ thể và trung tâm của sự sáng tạo

Sự phát triển như vũ bão của KH&CN trong 2 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI với Internet kết nối vạn vật, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và những sáng chế mới trong nhiều lĩnh vực chính là những nền tảng then chốt tạo nên những cú hích cho sự tăng trưởng và phát triển.

Trong thời đại CMCN 4.0, KH&CN sẽ mang tính liên ngành và xuyên ngành ngày càng sâu rộng, viễn cảnh đó đặt ra thách thức phải có chiến lược về phát triển con người. Trong khi chúng ta nói nhiều về những đặc trưng của CMCN 4.0, những thành tựu về công nghệ với những thách thức và cơ hội, chúng ta cần đặc biệt chú trọng phát triển nguồn lực con người, cần xây dựng một kịch bản cho sự phát triển của xã hội Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0, trong đó con người là chủ thể và là trung tâm của sự sáng tạo.

Trong thời đại CMCN 4.0, các cơ sở giáo dục đại học sẽ không còn chỉ là thầy, trò, giảng đường, thư viện, các phòng thí nghiệm… mà sẽ là môi trường sinh thái với 3 đặc trưng cốt lõi xuyên suốt và tác động lên mọi hoạt động của nhà trường là: số hóa, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Vì vậy, trong chiến lược phát triển của mình, các trường đại học phải bám sát những nội dung này. Đầu ra của quá trình đào tạo trong CMCN 4.0 là nguồn nhân lực có năng lực, tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Thời đại CMCN 4.0, các kiến thức có tính liên ngành, xuyên ngành (một ngành được nhúng sâu vào ngành khác) và ngày càng có xu hướng xóa nhòa ranh giới giữa các ngành. Trong khi đào tạo lại có tính cá thể hóa ngày càng cao. Xu hướng “Uber hóa” trong giáo dục là tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến. Kiến thức và thông tin, cơ sở dữ liệu, cơ hội cho mọi người, mọi cơ sở giáo dục ở mọi nơi, mọi chỗ, không còn cứng nhắc và bó hẹp trong không gian và thời gian, biên giới, vùng lãnh thổ.

Các nghiên cứu và tổng kết từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để đạt được đầu ra đó, các nội dung cơ bản mà nhà trường cần cung cấp cho người học trong thời đại CMCN 4.0 sẽ là giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và giáo dục khai phóng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bên cạnh đào tạo kiến thức và kỹ năng, tăng cường thực hành thực tập, công nghệ thông tin và ngoại ngữ, thì đào tạo với tư duy tầm nhìn, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững rất quan trọng. Các giá trị nhân văn, giá trị truyền thống và sự hài hòa phải là bệ đỡ và nền tảng cho sự phát triển của xã hội trong bối cảnh CMCN 4.0. Chính vì vậy, chúng ta cần có kịch bản phát triển con người trong giai đoạn mới, với nòng cốt và nền tảng là giáo dục.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, lợi thế cạnh tranh lớn nhất không phải tài nguyên, công nghệ mà là con người. Ai có nhân tài, sẽ nắm trong tay lợi thế cạnh tranh và phát triển trong thời đại mới. Cần xây dựng chiến lược phát triển con người và đổi mới mạnh mẽ giáo dục để trang bị kiến thức, phát huy năng lực sáng tạo và kỹ năng, tầm nhìn cho người học. Song song với đào tạo và thu hút nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, việc chú trọng phát triển con người trong một xã hội hài hòa và nhân văn là cốt lõi để Việt Nam nắm bắt được các cơ hội cũng như vượt qua thách thức để phát triển và hội nhập.

Các nước như Anh, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Đức… đã tận dụng và nắm bắt được cơ hội ngay từ cuộc CMCN lần thứ 2 để phát triển; Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… đã nắm bắt được cơ hội ở cuộc CMCN lần thứ 3 để vươn lên… Việt Nam hoàn toàn có thể  nhận diện và nắm bắt được thời cơ để vươn lên thành “con rồng, con hổ” của châu Á và thế giới trong thế kỷ XXI nếu biết tận dụng những cơ hội và vượt qua thách thức của cuộc CMCN 4.0. Mấu chốt là chúng ta phải có nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút được nhân tài để phát triển các công nghệ lõi, các hình thức kinh doanh mới. Nguồn lực con người, cùng với KH&CN chính là “chiếc đũa thần” để đưa dân tộc ta theo kịp và sánh vai các nước trên thế giới. Suy cho cùng, Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội từ cuộc CMCN 4.0 thông qua việc thay đổi cách tiếp cận giáo dục, nhanh chóng hội nhập sâu rộng với quốc tế và then chốt là xây dựng chiến lược phát triển con người.

Đổi mới giáo dục đại học – Đòn bẩy quan trọng của sự phát triển

Từ thực tiễn và kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy, đổi mới giáo dục (đặc biệt là giáo dục đại học - cả đào tạo bậc đại học và sau đại học), để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của Việt Nam trong CMCN 4.0. Để đổi mới giáo dục đại học, trong thời gian tới chúng ta nên thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, phải xây dựng một triết lý mới về giáo dục đại học: nhu cầu đổi mới giáo dục xuất phát từ yếu tố thời đại. Hiện nay, các đại học nghiên cứu của các nước phát triển trên thế giới đang chuyển mình sang đại học đổi mới sáng tạo, gắn kết nghiên cứu khoa học và chuyển giao các kết quả nghiên cứu với doanh nghiệp. Vì vậy, triết lý đào tạo phải thay đổi. Triết lý của đào tạo nhân lực trong thời đại CMCN 4.0 là số hóa, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Hai là, đổi mới cấu trúc và yêu cầu, chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, hội nhập với quốc tế và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam: ngoài kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và các kỹ năng mềm như hiện nay; các trường đại học phải trang bị được cho người học kỹ năng thu thập, xử lý và kiểm soát thông tin, trải nghiệm học tập đồng hành với thực tế, thực tập và các công nghệ mới. Chương trình đào tạo phải chuyển đổi phù hợp với xu thế liên ngành, xuyên ngành của CMCN 4.0. nhất là những ngành khoa học tự nhiên, công nghệ – kỹ thuật, kinh tế…; chương trình đào tạo cần hội nhập sâu rộng với chương trình đào tạo của khu vực và thế giới. Sinh viên ra trường không chỉ có công ăn việc làm, mà còn phải có tầm nhìn, có khát vọng đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp. Hiện nay, ở Việt Nam đang nhắc nhiều đến giáo dục khai phóng, tuy nhiên, không thể nắm bắt và làm chủ được các công nghệ nếu nguồn nhân lực của chúng ta không được đào tạo và trang bị kiến thức STEM. Vì vậy, với triết lý giáo dục như trên, trong thời đại CMCN 4.0, giáo dục khai phóng với STEM và phát triển bền vững chính là những nội dung đổi mới cốt lõi và cần có của chương trình đào tạo. Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 cũng đã đề ra nhiệm vụ các trường đại học phải tham gia vào bảng xếp hạng đại học trên thế giới. Đây là những sức ép và đòn bẩy quan trọng để các trường đại học phải đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng theo các tiêu chí và chuẩn mực của giáo dục đại học trên thế giới trong thời gian tới.

Ba là, cần có quy hoạch và phát triển ngành nghề cho tương lai: hiện nay, chúng ta còn quá mỏng lực lượng chuyên gia và nguồn nhân lực trong các lĩnh vực tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh công nghệ thông tin, chúng ta cũng phải đẩy mạnh nghiên cứu về tích hợp hệ thống, công nghệ tương tác thực tế, an toàn thông tin, năng lượng mới, các vật liệu mới tiên tiến, thông minh… để ứng dụng cho các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật mới cũng như nguồn nhân lực quản trị doanh nghiệp theo các mô hình mới. Gần đây, một số trường đại học lớn của Việt Nam (trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nhanh chóng bắt kịp xu thế thời đại, mở đào tạo các ngành/chuyên ngành mới như an toàn thông tin, kỹ thuật máy tính, robotic, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ nano, năng lượng mới, an ninh phi truyền thống, khoa học dữ liệu, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu… Đó là những đáp ứng rất phù hợp và kịp thời của giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian qua.

Bốn là, khẩn trương xây dựng chiến lược và giải pháp đổi mới đào tạo tài năng và chất lượng cao trong các trường đại học: cần triển khai đẩy mạnh đầu tư đào tạo cử nhân/kỹ sư tài năng về công nghệ thông tin, mạng máy tính, tự động hóa, cơ điện tử, trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực khác. Thời đại ngày nay đang có xu thế đào tạo tài năng và chất lượng cao theo cá thể hóa, do vậy các trường đại học ở Việt Nam cần sớm đổi mới mô hình đào tạo tài năng và chất lượng cao ở bậc đại học. Một trong những mô hình hay là đào tạo “kỹ sư toàn cầu” đã bắt đầu được đào tạo tại Nhật Bản từ 2015. Chương trình đào tạo này có các kiến thức liên ngành về toán học, vật lý, cơ học cộng với nền tảng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và phát triển bền vững.

Năm là, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập: với sự ra đời của các công nghệ mới và IoT đã mở ra những khả năng có thể giảng dạy và học tập ở mọi nơi mọi lúc, học xuyên biên giới, đồng thời tạo ra các cơ hội để tranh thủ và tối ưu hóa các nguồn lực (về con người, học liệu, cơ sở vật chất…) kiểu như “uber hóa trong giáo dục” và đương nhiên sẽ kéo theo những thay đổi tiêu chí đánh giá về kiểm định chất lượng và xếp hạng các trường đại học.

Sáu là, tập hợp lực lượng, thu hút nhân tài để xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN của nước nhà thông qua các nhóm nghiên cứu: để có thể tiếp cận và phát triển công nghệ mới, theo kịp với thế giới và làm chủ các công nghệ lõi, chúng ta cần có chiến lược để tập hợp lực lượng trong và ngoài nước nhằm xây dựng bằng được các nhóm nghiên cứu mạnh, các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu xuất sắc trong các lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ chủ chốt và các lĩnh vực mới phát sinh trong CMCN 4.0. Chúng ta cần tập hợp, tạo mọi điều kiện phát huy nguồn lực đội ngũ trí thức tài năng trong và ngoài nước thông qua các nhóm nghiên cứu mạnh để nắm bắt những cơ hội của thời đại. Bên cạnh các nhóm nghiên cứu mạnh, các nhóm nghiên cứu chính cũng cần được quan tâm phát triển. Thông qua các nhóm nghiên cứu chính để nâng cao chất lượng đào, nghiên cứu, nâng cao chất lượng và tiềm lực nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học. Muốn như vậy, có lẽ chúng ta phải có những đột phá trong chính sách phát triển các nhóm nghiên cứu, sử dụng và đãi ngộ nhân tài.

Bảy là, cần có những đột phá về cơ chế chính sách: để có nguồn lực, các trường đại học Việt Nam đang chuyển mình theo xu thế tự chủ và đang rất cần “cơ chế khoán 10” trong giáo dục đại học nhằm giải phóng và phát huy mọi nguồn lực cho sự phát triển của nhà trường. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và triển khai mô hình 4 nhà: nhà nước – nhà trường – nhà khoa học và doanh nghiệp.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà NộiNguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Giải Pháp Nào Bảo Mật Dữ Liệu Thông Tin Trong Thời Đại Công Nghệ 4.0?

Đó là một trong những nội dung chính tại diễn đàn quốc gia về an ninh bảo mật diễn ra tại Hà Nội mới đây.

Năm 2020, sẽ có gần 4 tỷ thiết bị trên khắp thế giới được kết nối với nhau qua Internet, đem lại nhiều tiện ích trong giao thông, y tế, giáo dục… cho người sử dụng. Tuy nhiên, người sử dụng sẽ đối diện với vấn đề mất dữ liệu thông tin lớn và thiệt hại kinh tế khi các cuộc tấn công mạng đang có xu hướng nhằm vào lỗ hổng của những thiết bị kết nối Internet.

Một trong những giải pháp công nghệ mới được giới thiệu tại diễn đàn quốc gia về an ninh bảo mật, đó là giải pháp công nghệ tự động phòng chống và chặn các trang web có chứa mã độc.

Tại diễn đàn quốc gia bảo mật 2018, các chuyên gia khuyến cáo, việc áp dụng giải pháp công nghệ điện toán đám mây sẽ là xu hướng bảo mật thông tin của tương lai, rất hữu ích không chỉ với cá nhân, mà cần ứng dụng công nghệ điện toán đám mây rộng rãi ở quy mô doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại diễn đàn này, giải pháp công nghệ sử dụng mật khẩu hai lớp trên các trang Facebook cá nhân hoặc xác thực bằng tài khoản cũng được chuyên gia khuyến khích người sử dụng áp dụng ngay, bởi mới đây, trong vụ rò rỉ thông tin cá nhân trên mạng xã hội Facebook, ước tính hơn 400.000 tài khoản cá nhân Facebook tại Việt Nam đã bị lộ thông tin cá nhân.

Hiện Việt Nam trở thành 1 trong 20 quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với gần 60 triệu người sử dụng thiết bị di động kết nối Internet. Đây là nền tảng thuận lợi để Việt Nam phát triển giao thông thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, từ đó tiến tới thành phố thông minh. Trong thành phố thông minh, các thiết bị sẽ kết nối với nhau qua Internet, tuy nhiên, vấn đề bảo mật thông tin cho người dân khi sử dụng mạng y tế trực tuyến trên toàn quốc hay lộ thông tin từ camera giám sát giao thông thông minh cũng là một trong những vấn đề đặt lên hàng đầu.

Theo các chuyên gia, trong năm qua, với lỗ hổng bảo mật cả về công nghệ và con người, tin tặc đã tấn công gây thiệt hại tới hơn 10.000 tỷ đồng cho người sử dụng Internet ở Việt Nam. Trong kỷ nguyên số 4.0, với sự bùng nổ của các thiết bị kết nối với nhau qua mạng Internet (IOT), vấn đề an ninh, bảo mật thông tin trên các thiết bị này ngày càng trở nên cấp thiết không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả ở trên thế giới.

Có thể thấy, vấn đề bảo mật trong kỷ nguyên của các thiết bị vạn vật kết nối đang trở thành đề tài nóng trên mọi diễn đàn lớn nhỏ trên thế giới. Theo dự đoán của Công ty Gartne – chuyên tư vấn về mảng công nghệ thông tin, trong năm 2018, thế giới sẽ chi khoảng 547 triệu USD cho việc bảo mật hệ thống vạn vật kết nối.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Quảng Bá Hình Ảnh Dành Cho Các Showroom Trong Thời Đại 4.0 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!