Xu Hướng 3/2023 # Giải Pháp Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Thời Khủng Hoảng Covid # Top 6 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giải Pháp Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Thời Khủng Hoảng Covid # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Thời Khủng Hoảng Covid được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cuộc khủng hoảng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra mà chúng ta đang phải đối đầu, bên cạnh tác động tiêu cực về sức khỏe còn ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản vì cạn kiệt nguồn tài chính, nếu duy trì mô hình và cách quản lý cũ sẽ khó có thể “trụ” nổi. Vì vậy, để cứu vãn, các CEO và HR (Quản trị nhân sự) buộc phải rà soát lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong đó bao gồm cả hoạt động quản trị nhân sự nhằm tối ưu chi phí.

1. Giảm lương tất cả

– Ưu điểm: Giàu tính nhân văn vì mỗi người giảm một chút nhưng tất cả cùng sống với nhau. – Khuyết điểm: Kéo tuột cảm hứng của những người đang làm việc đầy hiệu quả, nhiệt tình, trách nhiệm, cày bất kể ngày đêm để giúp công ty vượt qua giông bão. Không phải họ không thương người khác hay ích kỷ, họ cảm thấy bị đánh đồng với những người làm việc chơi chơi, hết giờ rồi về. Cảm thấy không hài lòng khi phải chia sẻ với những người họ thấy “Không xứng đáng”. – Điều này nghĩa là giải pháp này chỉ có tác dụng tốt khi tất cả có thái độ chiến đấu như nhau. Chỉ cần lọt một vài nhân sự làm việc xìu xìu, không hòa nhập với phần còn lại thì mang lại tác dụng ngược ngay. Thay vì vượt bão thì thuyền lại đắm nhanh hơn.

2. Cắt giảm những cá nhân có thái độ không tốt, không hòa nhập, thiếu trách nhiệm và không chịu ra sức chèo chống với công ty.

– Khuyết điểm: Có vẻ bất nhẫn vì giờ sa thải họ, họ không tìm được việc thì quá tội. Câu hỏi đặt ra là “Họ có thấy tội ông/bà chủ đang gồng gánh, vay mượn để cứu tất cả không khi cứ làm việc phất phơ, vô trách nhiệm ? Họ có thấy tội những người đồng đội đang vắt sức ra chiến đấu hay không khi cứ thoái thác công việc, hết giờ là về ?”. Ở vai trò HR, chúng ta nhận lương của chủ doanh nghiệp thì phải nghĩ cho họ nữa chứ không phải chỉ biết nghĩ cho nhân viên. Hãy cân bằng. – Ưu điểm: Giữ được mức thu nhập tốt cho những người xứng đáng, giữ lửa và hiệu suất làm việc của họ để nâng cao cơ hội vượt bão cho doanh nghiệp. – Nếu chọn giải pháp này hãy làm thật nhanh, gọn, lẹ. Thay vì theo thủ tục bình thường là bàn giao việc trong 30 ngày, hãy cho bàn giao thật nhanh rồi cho những người thuộc diện “thanh lý” ở nhà ngay. Thời gian còn lại vẫn cứ trả lương cho xong thủ tục. Tại sao lại làm thế ? Thái độ làm việc vốn không tốt, lại bị sa thải thì càng ngồi trên công ty sẽ càng lan truyền tiêu cực. Đừng vì tiếc vài đồng, thấy cho ở nhà phải trả lương mà bắt lên công ty làm gì vì cái giá phải trả sẽ nặng hơn.

3. Cắt giảm ai ?

– Những nhân viên chăm chăm hết giờ rồi về, không hợp tác, không gồng gánh chung với đội ngũ, thiếu trách nhiệm, thiếu cam kết và gắn kết. – Những nhân viên tiêu cực, bàn lùi, than vãn khi phải làm thêm việc ngoài chuyên môn. – Những nhân viên không đa năng hoặc không có gì nổi trội, có thể tuyển lại dễ dàng sau khi hết dịch. – Những nhân viên có mức lương quá cao, vượt khả năng chi trả của công ty trong giai đoạn này. Thà cắt giảm còn hơn sau này nợ lương sẽ bị mang tiếng xấu hơn.

Tình hình dịch bệnh corona chưa biết đến khi nào sẽ kết thúc, nhiều doanh nghiệp vẫn đang tìm cách để “át vía” dịch, trong đó cắt giảm nhân sự và giảm lương vẫn  là phương án phổ biến và tối ưu nhất hiện nay. Phương án này tuy là điều doanh nghiệp (đại diện là: CEO và HR) không mong muốn và bất đắc dĩ phải nghĩ tới, nhưng nó là cách để các ông lớn cầm cự cứu mình lúc này. Tùy vào tình hình và điều kiện khác nhau, các HR sẽ đưa ra phương án phù hợp cắt giảm nhân sự hay giảm lương để vực doanh nghiệp dậy.

1. Là một kế toán trưởng, bạn sẽ làm gì để giải cứu doanh nghiệp trong đại dịch Corona? 2. Kinh nghiệm đọc kiểm tra báo cáo tài chính nhanh 3. Khoá học kế toán trưởng thực thụ 4. Khoá học lập và phân tích Báo cáo quản trị 5. Giáo trình kế toán trưởng thực thụ bước đệm trở thành giám đốc tài chính tương lai

Khủng Hoảng Venezuela: Giải Pháp Nào?

Năm thập niên về trước, Venezuela từng là một quốc gia giàu mạnh và dân chủ vững chắc nhất trong vùng, trong đó có tự do truyền thông, hệ thống chính trị rộng mở và các đảng chính trị cạnh tranh thay nhau nắm quyền trong hòa bình. Hạ tầng cơ sở của Venezuela thời đó thuộc hạng nhất Nam Mỹ. Mặc dầu nó vẫn còn nhiều vấn đề như tham nhũng, bất công và sai trái, Venezuela đã hơn xa bất cứ một quốc gia đang phát triển khác. Nhưng vài thập niên sau, Venezuela trở thành một nước nghèo đói, một nhà nước hoàn toàn thất bại và tội phạm hóa mà lãnh đạo là những kẻ chuyên quyền và phụ thuộc nặng nề vào các thế lực ngoại bang, nhất là Cuba, Nga, Trung Quốc, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Vì sao ra nông nỗi này?

Một cách tóm tắt, chủ nghĩa xã hội, dân túy, giá dầu, cũng như các chính sách điều hành quốc gia độc đoán và sai lầm bởi lãnh đạo bất tài, là những yếu tố đã đưa Venezuela đến khủng hoảng lâu nay.

Vào thập niên 1970, Venezuela là một trong hai mươi quốc gia giàu nhất thế giới, tổng sản lượng quốc gia (GDP) cao hơn cả Tây Ban Nha, Hy Lạp, Do Thái, và chỉ thua Anh 13 phần trăm. Nhưng vào đầu thập niên 1980, giá dầu sụt giảm và cả thị trường dầu hỏa suy yếu đã chấm dứt thời kỳ vàng son của nước này. Một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào dầu hỏa này khi suy yếu đã tác động sâu xa lên bao nhiêu lĩnh vực khác, từ giáo dục, y tế, tiền tệ, lạm phát, ngân hàng, thất nghiệp v.v… Sau một thập niên trì trệ kinh tế, người dân Venezuela trước đó quen sống sung sướng trở thành bất mãn và vỡ mộng. Thời thế đã tạo anh hùng … giả. Hugo Chávez thực hiện cuộc đảo chánh nhưng không thành ngày 4 tháng Hai năm 1992, vì thế bị giam tù rồi trở thành anh hùng dân gian không tưởng tại Venezuela. Sau khi được trả tự do, Chávez đã tranh cử và đắc cử tổng thống năm 1998, chấm dứt hệ thống dân chủ lưỡng đảng kéo dài 40 năm tại Venezuela. Những gì diễn ra sau đó là lịch sử. Và Nicolás Maduro là người được Hugo Chávez chọn làm thừa kế.

Kể từ khi Maduro lên cầm quyền, mọi thứ đều trở nên tồi tệ hơn nữa. Tổng sản lượng quốc gia của Venezuela năm 2013 là 234,4 tỷ đô la Mỹ, năm 2018 chỉ còn 96,3 tỷ, giảm hơn một nửa. Chưa có quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát ở kỷ lục cao như Venezuela, 1,37 triệu phần trăm. Nghĩa là nếu một người có được trong tay 10 ngàn đô la dành dụm vào đầu năm thì đến cuối năm chỉ còn trị giá 73 xu (Tạp chí The Economist cho rằng tỷ lệ lạm phát lên đến 1,7 triệu phần trăm, cho nên 10 ngàn thì chỉ còn 59 xu). Sự thiếu hụt triền miên về thức ăn, thuốc men và điện nước đã làm cho khoảng ba triệu người Venezuela bỏ nước ra đi kể từ năm 2014, trong đó gần nửa triệu đã đến hai quốc gia Mexico và Hoa Kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là 34,3 phần trăm. 8 trên 10 người Venezuela được khảo cứu cho biết họ không có đủ thức ăn tại nhà. Tỷ lệ giết người tại Venezuela là thuộc cao nhất thế giới, 58 trên 100 ngàn người. Các dịch vụ công căn bản như giáo dục, y tế và an ninh cũng không còn được bảo đảm nữa. Vào năm 1961, Venezuela được xem là quốc gia đã loại trừ được bệnh sốt rét, thì giờ đây nó đã trở lại, ảnh hưởng hơn 400 ngàn người vào năm 2017. Bệnh sởi cũng trở lại nước này.

Tóm lại, chính quyền Nicolás Maduro tại Venezuela đã thất bại hoàn toàn trong việc điều hành quản trị kinh tế và mọi mặt đời sống, đẩy người dân vào đường cùng của đói nghèo, thất học, bệnh tật và tội phạm. Nhưng Maduro chỉ là người thừa kế. Người đã đưa Venezuela vào con đường tội lỗi này chính là Hugo Chávez. Một chế độ và lãnh đạo bất tài, thối nát và thất bại toàn diện như thế không có bất cứ một lý do chính đáng nào để tồn tại, bởi nó thách đố mọi lôgích, lý lẽ và tình cảm của con người.

Giải pháp quân sự?

Sẽ không có một giải pháp chính trị nào hoàn hảo cho tình hình chính trị phức tạp và lắm chia rẽ như tại Venezuela. Những hệ lụy mà chính quyền Nicolás Maduro, hay người tiền nhiệm Hugo Chávez, để lại hơn hai thập niên qua là chồng chất.

Các cuộc biểu tình rầm rộ lên đến vài trăm ngàn người tại Venezuela, có khi cả triệu người trên toàn quốc, trong những năm qua cũng như cuối tháng Giêng vừa qua thể hiện sự bất mãn tột cùng của người dân với chế độ cầm quyền. Nhưng biểu tình thôi dường như chưa thay đổi được điều gì sâu sắc. Vì thế mà nhiều người cho rằng chỉ có lật đổ chế độ này bằng bạo lực thì mới giải quyết được vấn đề. Nhưng quân đội bấy lâu nay vẫn đứng về phía cầm quyền. Vì thế khi nghe tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gợi ý về giải pháp quân sự cho Venezuela, hiển nhiên nhiều người vui mừng và hoan nghênh ý tưởng này.

Nhưng can thiệp bằng quân sự, do Hoa Kỳ lãnh đạo, có phải là một giải pháp tốt cho Venezuela? Có thể sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ chỉ cần một ngày là hạ sập được chế độ Maduro, nhưng không có gì bảo đảm là Hoa Kỳ có khả năng duy trì và ổn định an ninh nơi này trong thời gian ngắn rồi mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Cuộc chiến Iraq và sau đó Afghanistan cũng như các bài học về chiến tranh trước đây đã làm cho Hoa Kỳ ngày nay rất ngần ngại trong việc tham chiến bất cứ nơi nào. Sau George W Bush, Barack Obama chủ trương hạn chế sự can thiệp về quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt tại những nơi không có tính cách chiến lược hay ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Donald Trump cũng chủ trương giới hạn các hoạt động quân sự, đề cao chủ trương giao dịch (transactional approach). Tuy Trump tuyên bố “chúng ta có nhiều giải pháp cho Venezuela kể cả một giải pháp quân sự khả dĩ, nếu cần thiết”, tức ngược lại với chủ trương bình thường của mình, phần lớn các thành viên trụ cột của chính quyền Hoa Kỳ không tán thành giải pháp này (tuy John Bolton có ám chỉ can thiệp bằng quân sự). Lý do dễ hiểu, bởi vì ngoài khả năng có thể bị sa lầy thêm lần nữa, giải pháp quân sự sẽ tốn kém về tài chánh lẫn nhân mạng, uy tín và chính nghĩa của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bị tổn hại, và qua đó ảnh hưởng sâu đậm lên các chiến lược ưu tiên hiện nay của Hoa Kỳ, trong đó có mục tiêu đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis từng nói “Khủng hoảng tại Venezuela không phải là một vấn đề quân sự”.

Thêm vào đó, mọi giải pháp quân sự chỉ là nhất thời, bởi nó không phải là giải pháp cho một bài toán phức tạp tại Venezuela, và chắc chắn không phải là giải pháp mang lại dân chủ. Các nước láng giềng Venezuela đều chống lại giải pháp quân sự. Đó là một tiền lệ mà họ đều e ngại bởi rằng nếu Hoa Kỳ làm được với Venezuela thì cũng có thể đối với họ. Ngoài ra, xây dựng lại quốc gia này với một nền kinh tế kiệt quệ, một quân đội ảnh hưởng quá sâu rộng lên mọi lĩnh vực công, và sự bắt đầu khôi phục lại các dịch vụ căn bản như y tế, giáo dục và thực thi pháp luật, là một thử thách cực kỳ lớn. Giải pháp cho bài toán của Venezuela phải tính thật kỹ đến toàn bộ đến các yếu tố này, nếu không thì giá phải trả sẽ rất đắt đỏ.

Chiến lược nào cho Venezuela?

Giải pháp tối hảo cho Venezuela là ông Nicolás Maduro chính thức từ nhiệm và rời khỏi nước càng sớm càng tốt (ông cùng gia đình và một số thuộc hạ thân tín nhất); quân đội Venezuela đứng ngoài và không can thiệp vấn đề chính trị quốc gia; và ông Juan Guaido tổ chức lại cuộc tổng tuyển cử toàn quốc càng sớm càng tốt với sự giám sát của quốc tế.

Tất cả tùy thuộc khả năng ứng biến chính trị của phe đối lập, đứng đầu là Juan Guaido.

Những rủi ro phải cân nhắc

Hoa Kỳ và các nước Nam Mỹ khác chắc chắn không muốn nhìn thấy một khủng hoảng Venezuela. Nếu cuộc đấu tranh chính trị của phe đối lập, đứng đầu là Juan Guaido, kỳ này không thành thì hậu quả để lại sẽ tàn khốc, và sẽ mất một thời gian rất lâu nữa để có một cơ hội khác có đầy đủ các yếu tố thuận lợi như hiện nay. Không thành công kỳ này thì Venezuela sẽ trở thành một nước phá sản toàn diện để rồi hậu quả nội địa lan tràn sang các nước khác và trong vùng.

Nếu điều trên xảy ra, tình thế sẽ trở nên phức tạp, do đó cần tính trước mọi bước để tiên liệu và đối phó hiệu quả. Chẳng hạn, Hoa Kỳ và các quốc gia công nhận Juan Guaido có thái độ nào, và sẽ làm gì cụ thể, để bảo vệ Juan Guaido và các nhân sự đối lập chủ chốt, nếu chính quyền Maduro sử dụng bạo lực để đàn áp?

Vài lời kết

Có rất nhiều điều đáng suy ngẫm và có thể rút tỉa cho công cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam nếu quan sát kỹ diễn biến tại Venezuela, mặc dầu có rất nhiều khác biệt giữa hai quốc gia này. Nhưng đây là đề tài cho một dịp khác.

Sau cùng chúng ta có quyền hy vọng rằng chính nghĩa sẽ thắng hung tàn, chí nhân sẽ thay cường bạo, và lẽ phải sẽ đánh bại họng súng, lần này.

(Úc Châu, 01/02/2019)

Chiến Lược Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Trong Doanh Nghiệp

Chiến lược quản lý nhân sự là sự kết nối giữa nguồn nhân lực của công ty với các chiến lược và mục tiêu của công ty. Để quản lý nhân sự hiệu quả, nguồn nhân lực (HR) phải đóng vai trò quan trọng như một đối tác chiến lược khi các chính sách của công ty được tạo ra và thực hiện. Nhân sự chiến lược có thể được thể hiện trong suốt các hoạt động khác nhau, chẳng hạn như tuyển dụng, đào tạo và khen thưởng nhân viên.

Mục đích của chiến lược quản trị nhân sự là:

– Nâng cao tính linh hoạt , đổi mới và lợi thế cạnh tranh.

– Phát triển phù hợp với mục đích văn hóa tổ chức.

– Cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Lợi ích của chiến lược quản lý nhân sự:

– Tăng sự hài lòng trong công việc.

– Văn hóa làm việc tốt hơn.

– Cải thiện tỷ lệ hài lòng của khách hàng.

– Quản lý tài nguyên hiệu quả.

– Một cách tiếp cận chủ động để quản lý nhân viên.

– Tăng năng suất .

1. Phát triển sự hiểu biết thấu đáo về các mục tiêu của công ty bạn

2. Đánh giá năng lực nhân sự của bạn

Đánh giá năng lực nhân sự hiện tại của bạn sẽ cho phép bạn hiểu nhân viên bạn có và cách họ đóng góp để hoàn thành mục tiêu và mục tiêu của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện kiểm kê kỹ năng cho mỗi nhân viên. Kiểm kê kỹ năng giúp bạn khám phá nhân viên nào là chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể. Nó cũng giúp bạn xác định các nhân viên có hứng thú được đào tạo về một khía cạnh cụ thể của công ty bạn.

3. Phân tích năng lực nhân sự hiện tại của bạn theo mục tiêu của bạn

Đánh giá về năng lực nhân sự của bạn sẽ giúp bạn nhận ra các rào cản và thực hiện kế hoạch hành động để tận dụng các cơ hội và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa. Chiến lược nhân sự sẽ phân tích số lượng nhân viên cũng như các kỹ năng của họ và sẽ làm việc với lãnh đạo cấp cao để xác định các cách trang bị tốt hơn cho nhân viên để phục vụ nhu cầu của công ty bạn.

4. Ước tính các yêu cầu nhân sự trong tương lai của công ty bạn

Dự báo các yêu cầu nhân sự trong tương lai của công ty bạn cũng xác định những điều sau:

– Công việc mới và vai trò cần thiết để đảm bảo tương lai của công ty.

– Kỹ năng được yêu cầu bởi các nhân viên hiện tại để đảm nhận trách nhiệm của các công việc và vai trò mới.

– Liệu nhân viên và thực hành nhân sự hiện tại có thể đáp ứng sự phát triển của công ty hay không.

5. Xác định các công cụ cần thiết cho nhân viên để hoàn thành công việc

Nhân sự nhân sự cần liên lạc với các bộ phận thích hợp để tìm hiểu các công cụ được nhân viên sử dụng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thực hiện vai trò của họ. Ví dụ, việc kiểm toán phần cứng và phần mềm có thể được thực hiện cùng với bộ phận CNTT để xác định các lỗ hổng trong các công cụ sẽ tạo điều kiện cho lực lượng lao động có tổ chức hơn.

6. Thực hiện chiến lược quản lý nguồn nhân lực

Sau khi phân tích và dự báo các yêu cầu nhân sự của công ty bạn đã được hoàn thành, đã đến lúc bắt đầu quá trình mở rộng lực lượng lao động của bạn và phát triển nhân viên hiện tại để trang bị cho công ty của bạn phát triển trong tương lai. Bạn có thể đạt được việc thực hiện chiến lược quản lý nguồn nhân lực của mình bằng cách thực hiện như sau:

– Bắt đầu với giai đoạn tuyển dụng – Tại thời điểm này, các chuyên gia nhân sự bắt đầu tìm kiếm các ứng viên sở hữu các kỹ năng đã được xác định trong quá trình hoạch định chiến lược nhân sự.

– Bắt đầu tuyển dụng ứng viên – Công ty của bạn sẽ đưa cho ứng viên một lời mời làm việc sau khi tất cả các kiểm tra thích hợp đã được thực hiện.

– Onboarding và đào tạo -  Nhân viên nội trú là một yếu tố quyết định liệu một nhân viên có còn ở lại với một công ty hay không. Một quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng như huấn luyện toàn diện phải được đưa ra để tăng khả năng giữ chân nhân viên. Một khi bạn đã có nhân viên của mình tốt, một bước quan trọng khác để giữ chân họ là giữ họ tham gia!

7. Đánh giá và hành động khắc phục

Nhân sự nên quyết định thời gian để thực hiện đánh giá chiến lược quản lý nhân sự. Đánh giá này sẽ theo dõi tiến trình thực hiện và cũng xác định các khu vực để cải thiện. Việc xem xét nên được đo lường xem liệu những thay đổi có giúp công ty của bạn đạt được mục tiêu hay không. Hành động khắc phục phải được thực hiện nếu chiến lược quản lý nguồn nhân lực không đạt được mục tiêu của nó.

100 Giải Pháp Chống Khủng Hoảng Khí Hậu

Paul Hawken: Đầu tiên, tôi xin nói rằng chúng tôi cũng rất ngạc nhiên về 10 giải pháp hàng đầu. Nếu bổ sung Bản sửa đổi Kigali vào Nghị định thư Montreal về bảo vệ tầng ôzôn và các ước tính về những gì có thể làm được trong việc giảm HFCs, con số trên thậm chí còn lớn hơn.

Khi cuốn sách này được xuất bản, ngành công nghiệp điện lạnh đã rất kinh ngạc vì họ đang trang bị hệ thống làm lạnh trên khắp thế giới. Họ nói rằng đã có 10.000 siêu thị tại Mỹ chuyển từ dùng HFCs sang propan, ammonia và các chất thay thế được phê chuẩn khác.

PV: Đây không phải giải pháp xử lý cuối cùng cho HFCs đúng không, thưa ông?

Paul Hawken: Đúng vậy. Dung dịch HFCs được giữ lại và tái sử dụng ở một số quốc gia, thu giữ và đốt trong các cơ sở tiêu huỷ được chứng nhận. Các tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu là cao nhất, tiếp theo là Hoa Kỳ. Vấn đề này nghiêm trọng hơn ở các nước có thu nhập thấp.

PV: Tôi muốn tìm hiểu một chút về các nghiên cứu dẫn tới các giải pháp. Chẳng hạn như giải pháp thứ 35 là tre. Đây là loài có khả năng phát triển mạnh trên đất thoái hoá. Nghiên cứu đưa ra kết luận rằng loài này có thể phát triển một cách hợp lý trên 37 triệu loại đất bị xuống cấp hoặc bị bỏ hoang và có khả năng lưu trữ hơn 7 Giga tấn CO₂ vào năm 2050. Yêu cầu đầu tư là 24 tỷ USD. Tôi tin rằng, giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả gấp 10 lần số tiền đó. Vậy ai đã thực hiện những tính toán này, thưa ông?

Paul Hawken: Chúng tôi có 70 nghiên cứu sinh từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi người trong số họ chọn một hoặc hai giải pháp và viết một luận văn thạc sĩ về các giải pháp đó. Họ đã đánh giá tổng quan vấn đề nghiên cứu. Có khoảng 5.000 tài liệu tham khảo cho 80 giải pháp này hiện đang được đăng tải trên trang web của dự án, hoàn toàn minh bạch. Chúng tôi có quy trình đánh giá ba bước. Đầu tiên là đánh giá nội bộ, tiếp đến đánh giá bởi các cố vấn, sau cùng là những chuyên gia khoa học bên ngoài.

PV: Tôi thấy rất ngạc nhiên khi ông kết hợp giải pháp số 6 – giáo dục phổ thông cho trẻ em gái ở trường trung học, với giải pháp số 7 – kế hoạch hóa gia đình dành cho các phụ nữ, để giúp giảm phát thải CO₂?

Paul Hawken: Dữ liệu đã cho thấy điều đó. Nó là những gì mà chúng tôi gọi là gọi là “Ai biết?” trong cuốn Drawdown. Dự báo dân số năm 2050 của Liên hợp quốc là 9,7 hoặc 10,8 tỷ người. Liên hợp quốc khẳng định rằng sự khác biệt của hai kết quả này phụ thuộc gần như hoàn toàn vào việc tiếp cận và áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Giáo dục trẻ em gái là một con đường để thúc đẩy việc kế hoạch hóa gia đình và một biên pháp khác là có sẵn phòng khám cho phụ nữ trên toàn thế giới để hỗ trợ sức khoẻ, hạnh phúc và sự lựa chọn sinh sản của họ. Điều này có thể giúp tránh được tổng cộng 119,2 Giga tấn CO2.

Paul Hawken: Nếu bạn hỏi chúng tôi sao không đưa tên vấn đề này trong 5 hoặc 10 giải pháp hàng đầu, chúng tôi có thể không biết trả lời ra sao. Chúng tôi đã không đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề quản lý tiêu dùng thực phẩm. Chúng tôi sẽ phải đánh giá lại điều này. Chẳng hạn như việc giảm chất thải thực phẩm, chúng tôi không tính toán được lượng methan phát thải từ bãi chôn lấp thực phẩm. Đó là một con số khổng lồ. Chúng tôi không biết làm thế nào để đo lường và cũng không có dữ liệu đáng tin cậy, vì vậy chúng tôi không đưa vào tính toán. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không xảy ra.

Chúng tôi có giải pháp chế độ ăn uống giàu thực vật. Ý tưởng không phải là bạn phải ăn chay hay không ăn thịt. Những gì chúng tôi cố gắng làm là giảm mức protein trong chế độ ăn đến mức khỏe mạnh ở các nước phát triển và đưa chúng tới mức tiêu chuẩn tại các quốc gia có thu nhập thấp đang có sự thiếu hụt protein, với cùng một lượng calo. Nói cách khác, người dân trên thế giới có một chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều protein thực vật hơn, nhưng không loại bỏ protein động vật.

PV: Dự án Drawdown muốn mọi người hãy xắn tay áo lên và bắt tay vào việc. Ông có nghĩ rằng một số người chỉ ghi nhận Drawdown là một thông điệp tốt, chứ không phải là một chiếc hộp chứa đựng mọi lời giải không?

Paul Hawken: Tôi cho rằng việc tập trung không ngừng vào vấn đề sẽ không giúp giải quyết vấn đề. Một khi bạn đưa ra một vấn đề, đừng đẩy mọi người đối mặt với vấn đề thay vào đó là “Hãy giải quyết vấn đề này.”

Những gì Dự án Drawdown nói với thế giới là chúng ta đang tập trung quá nhiều vào vấn đề thay vì giải pháp. Chúng ta chưa từng lập bản đồ, đo đạc và mô phỏng những giải pháp hàng đầu nhằm làm giảm ấm lên toàn cầu cho 40 năm sau. Bây giờ chúng ta đã có trong tay một loạt các giải pháp cần thiết để đảo ngược sự nóng lên toàn cầu. Nếu các biện pháp này tiếp tục lan tỏa rộng rãi và áp dụng một cách hợp lý thì liệu chúng ta sẽ thực sự đạt được điểm tới hạn, khi khí nhà kính đạt đỉnh điểm và sau đó giảm xuống theo từng năm không? Câu trả lời là “Có”.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Thời Khủng Hoảng Covid trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!