Xu Hướng 6/2023 # Giải Pháp Phát Triển Ngành Chăn Nuôi # Top 14 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Giải Pháp Phát Triển Ngành Chăn Nuôi # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Phát Triển Ngành Chăn Nuôi được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong xu hướng hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành chăn nuôi trong nước sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và mức độ cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu ngày càng khốc liệt hơn. Để ngành phát triển bền vững, nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó yêu cầu về chăn nuôi tập trung, quy hoạch vùng theo quy trình VietGAP, chủ động đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước được đặt ra khá cấp thiết.

Những khó khăn trong phát triển ngành chăn nuôi

Khó khăn lớn nhất của ngành chăn nuôi hiện nay là thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để tạo ra một chuỗi liên kết ổn định. Do đó, thu nhập, giá trị gia tăng chưa lớn, gây khó khăn cho người chăn nuôi và tạo ra tâm lý không muốn tái đàn, dẫn tới giá cả biến động.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang tồn tại các điểm yếu cần khắc phục: phát triển không bền vững về năng suất, giá cả; chất lượng một số giống vật nuôi thấp; hình thức tổ chức sản xuất còn cũ, manh mún và bị cắt khúc nên hiệu quả kinh tế không cao. Thêm vào đó là tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, gặp nhiều khó khăn trong xử lý chất thải, dịch bệnh, tình trạng giết mổ thủ công vẫn còn tràn lan, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hướng phát triển ngành chăn nuôi

Theo định hướng phát triển ngành chăn nuôi, thời gian tới khuyến khích chăn nuôi theo quy mô trang trại tập trung, đồng thời áp dụng mô hình chăn nuôi tiên tiến theo quy chuẩn VietGAP ở các vùng đã quy hoạch.

Đồng thời xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế, tác động của môi trường để có thể nhân rộng các mô hình chăn nuôi gia công cho các công ty trong và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao.

Để giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, cần khuyến khích cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, quy trình chăn nuôi VietGAP trong nông hộ. Mặt khác, hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ chăn nuôi, giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.

Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững

Một số thách thức

– Ngành chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ mất cân bằng do một số lĩnh vực phát triển nóng, đạt ngưỡng cao về năng suất, sản lượng, sản phẩm tiêu thụ khó. Trong khi đó, một số loài vật nuôi luôn gặp khó khăn về kiểm soát dịch bệnh, tác động đến giá và năng lực phát triển ngành. Về cơ cấu, chăn nuôi nhỏ lẻ còn lớn; mật độ có nơi còn cao; đa dạng về phương thức, hình thức chăn nuôi; ở nhiều nơi chăn nuôi chưa phù hợp với nguyên lý phòng chống dịch bệnh; tỷ lệ vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh còn thấp…

–  Trước áp lực hội nhập, thể chế ngành có nhiều đổi mới, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế làm ảnh hưởng không nhỏ tới đầu tư, phát triển hạ tầng ở các cơ sở chăn nuôi hiện nay.

– Công tác kiểm soát dịch bệnh, chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường và lưu thông, chế biến chịu áp lực mạnh mẽ từ trong nước và quốc tế, đòi hỏi Nhà nước và xã hội thiết lập hệ thống kiểm soát dịch bệnh, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, cung ứng, thị trường và giám sát môi trường chăn nuôi phù hợp với xu thế, hiện đại, hội nhập quốc tế.

Giải pháp nào?

Trong thời gian tới, ngành chăn nuôi nước ta sẽ phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững và hội nhập sâu; đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu; bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Để đạt các mục tiêu đó cần một chiến lược và giải pháp tổng thể; trong đó cần tập trung một số nhóm giải pháp cơ bản:

Đổi mới và hoàn thiện chủ trương, thể chế, chính sách

Các cấp ủy đảng các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị, phù hợp với xu hướng, thị hiếu thị trường, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lãnh đạo chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách cơ cấu lại khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ theo chuỗi giá trị, hiện đại, lớn hơn về quy mô, giảm lượng cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ; có chính sách khuyến khích các cơ sở nhỏ lẻ còn tiếp tục chăn nuôi phải sản xuất theo chuỗi giá trị và hỗ trợ đào tạo năng lực, trình độ để bắt kịp với hình thức sản xuất mới. Những cơ sở không có khả năng chăn nuôi, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và sinh kế mới.

Hoàn thiện chính sách, môi trường pháp lý, hệ sinh thái mới để chăn nuôi theo chuỗi giá trị được phát triển thuận lợi. Hoàn thiện chính sách khuyến khích dẫn dắt của doanh nghiệp, nâng cao vai trò hợp tác xã, các hình thức hợp tác và khuyến khích nông dân sản xuất theo chuỗi, thực hiện nghĩa vụ, hưởng lợi ích theo cam kết, sản xuất, kinh doanh theo tiêu chuẩn, quy trình đồng nhất. Khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm, dịch bệnh, sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm, cạnh tranh cho ngành chăn nuôi. Coi ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi, chế biến là yếu tố quyết định để có sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực, tạo ra bước đột phá mới trong phát triển chăn nuôi nước ta; rà soát, điều chỉnh các chính sách về đất đai, đầu tư, phát triển trang trại, chính sách thuế, tín dụng, chính sách giống vật nuôi…

Rà soát và thực hiện quy hoạch chăn nuôi trong phạm vi toàn quốc

Xây dựng, rà soát, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch chăn nuôi ở địa phương trên toàn quốc gắn với thị trường, đảm bảo tính khả thi, tuân thủ quy hoạch, từng bước hạn chế sản xuất tự phát, không điều tiết được cung cầu. Rà soát và quy hoạch đất đai đủ nhu cầu cho phát triển chăn nuôi trong lâu dài, quy định vùng khuyến khích chăn nuôi, vùng hạn chế chăn nuôi và vùng cấm chăn nuôi. Có chính sách thu hút đầu tư cho các khu vực khuyến khích chăn nuôi, xác định quy mô phát triển chăn nuôi cho từng vùng miền và cho từng địa phương trong trung hạn, dài hạn gắn với bảo vệ môi trường. Rà soát, điều chỉnh, hạn chế mở mới các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp; điều chỉnh lại cơ cấu chất lượng đàn giống, phương thức chăn nuôi phù hợp với từng phân khúc thị trường, điều kiện tự nhiên, xã hội từng địa phương. Đầu tư phát triển các sản phẩm địa phương có lợi thế, xây dựng thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Trong trung hạn và lâu dài, Việt Nam phải tổ chức được chăn nuôi trong vùng, khu vực, cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, hướng tới chủ động kiểm soát dịch bệnh trên vật nuôi, bệnh lây giữa người và động vật, đảm bảo nguồn cung dinh dưỡng chất lượng cao, an toàn, ổn định và bảo vệ môi trường.

Tổ chức hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị

Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết từ cung cấp đầu vào cho sản xuất đến giết mổ, sơ chế, chế biến, lưu thông, tiêu thụ. Khuyến khích hình thức chăn nuôi theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp, chủ trang trại lớn có điều kiện về vốn, tiêu thụ sản phẩm; liên kết giữa các gia trại, trang trại nhỏ hơn với cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thiện pháp luật và chính sách liên kết sản xuất nông sản theo hợp đồng, Nhà nước có vai trò trung gian hỗ trợ, trọng tài, tạo dựng lòng tin cho các bên tham gia chuỗi liên kết.

Đột phá thu hút đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi

 Thực hiện Chương trình giống vật nuôi quốc gia phù hợp với bối cảnh mới, để đảm bảo cung cấp giống vật nuôi chủ lực chất lượng tốt (heo, gia cầm, bò sữa, bò thịt); hệ thống thụ tinh nhân tạo được chú trọng đặc biệt về đầu tư và quản lý nhà nước. Hoàn thiện chính sách, cơ chế thu hút nguồn lực cho nghiên cứu khoa học, khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi, quy trình chăn nuôi có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất; chọn tạo các giống vật nuôi bản địa có ưu thế, tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có sức cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng chính sách hỗ trợ các cơ sở nuôi giữ giống gốc theo hướng thị trường, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Hỗ trợ thích ứng, thúc đẩy hội nhập quốc tế ngành chăn nuôi

Xây dựng chiến lược ngành chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập quốc tế mới; hoàn thiện hệ thống luật pháp về chăn nuôi, thú y… phù hợp với quy định quốc tế. Xây dựng chính sách hỗ trợ về đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, tư duy quản lý, thương mại… cho các chủ thể quản lý và hoạt động trong ngành chăn nuôi.

Đánh giá những mối nguy cơ, thách thức, ban hành những chính sách bảo vệ thị trường trong nước sản xuất, phù hợp với các quy định về bảo hộ, phòng vệ trong thương mại.

Ban hành các chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển ngành hàng, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm đặc trưng vùng miền được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, thâm nhập thị trường thế giới; sản xuất những ngành hàng cạnh tranh kém hơn ở mức độ phù hợp, tiêu dùng trong nước.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước

Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp

Phát huy vai trò hội, hiệp hội ngành nghề tham gia: Xây dựng chính sách phát triển ngành, điều tiết sản xuất, thị trường, đổi mới sáng tạo một số dịch vụ công…

Tìm Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Bền Vững

Biên phòng – Chăn nuôi lợn đang tạo thu nhập cho khoảng 1/3 số hộ nông dân sản xuất nông, lâm, thủy sản. Đặc biệt, hình thức chăn nuôi nông hộ rất phổ biến ở vùng biên giới, dân tộc thiểu số và đóng góp đáng kể vào thu nhập của các hộ dân. Tuy nhiên, chăn nuôi nông hộ đang chịu nhiều tác động nhất từ dịch bệnh.

Chăn nuôi lợn mang lại thu nhập cho hơn 3,4 triệu gia đình. Ảnh: Bích Nguyên

Thu nhập cho hơn 3 triệu nông hộ

Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, ngành hàng lợn Việt Nam tạo thu nhập cho hơn 3,4 triệu hộ dân trong tổng số 9,32 triệu hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản. Việt Nam là nước xếp thứ 5 trong top 10 quốc gia sản xuất thịt lợn với sản lượng móc hàm đạt 2,8 triệu tấn (2018), sau Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Brazil, Nga. Những năm trước đây, chăn nuôi lợn tăng trưởng với tốc độ 1,5%/năm. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn những năm qua liên tục lâm vào tình trạng bất ổn về cung – cầu khiến đầu ra luôn bấp bênh, giá lợn hơi xuất chuồng luôn biến động ngoài tầm kiểm soát.

Từ cuối 2016 đến hết năm 2017, giá lợn giảm mạnh, quanh mức 25.000-30.000 đồng/kg và giảm sâu khi dịch tả lợn châu Phi bắt đầu nổ ra hồi đầu năm 2019. Dịch tả lợn châu Phi đã tác động đến cung – cầu, giá cả thị trường. Đến cuối năm 2019, giá thịt lợn tăng “phi mã” và ở thời điểm hiện tại vẫn ở mức hơn 100.000/kg do chưa tái đàn đủ.

Các hộ nông dân nuôi lợn bị ảnh hưởng nhiều nhất từ tác động của dịch bệnh, đặc biệt không được hưởng lợi nhiều dù giá lợn tăng cao. Nghiên cứu về tác động của dịch bệnh tới cung – cầu ngành hàng lợn và sinh kế hộ chăn nuôi trong năm vừa qua cho thấy, còn khoảng cách lớn về giá giữa người bán lẻ và người chăn nuôi, khiến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi thấp. Cục Chăn nuôi cho rằng, một trong những nguyên nhân khác khiến thịt lợn khó giảm giá là lợn hơi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua 2-5 khâu trung gian, làm tăng giá thịt lợn (gần 43%).

Trong 2 năm 2018-2019, hàng trăm nghìn hộ chăn nuôi đã bị thua lỗ do dịch bệnh cùng với giá thịt lợn thấp. Khi giá thịt lợn lên cao, nông dân chăn nuôi nhỏ lại không có lợn xuất bán. Vì thế, người nông dân nuôi lợn không được hưởng lợi. Tại thời điểm này, khi dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế, việc tái đàn được khuyến khích, nhưng nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không đủ vốn để tái đàn. Ví dụ như tại Yên Bái, tỉ lệ chăn nuôi hộ gia đình chiếm 65% tổng đàn lợn của địa phương. “Khó khăn hiện nay trong tái đàn là con giống, tiếp đến là vốn. Chúng tôi đã phải giảm điều kiện về quy mô chăn nuôi và tăng mức hỗ trợ cho các hộ nông dân” – Ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết.

Để phát triển bền vững

Ông Nguyễn Việt Hưng, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, rủi ro dịch bệnh tới ngành hàng lợn và sinh kế hộ gia đình chăn nuôi lợn trong bối cảnh hội nhập là rất lớn. Do đó, về lâu dài, phải có chiến lược phát triển chăn nuôi lợn bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, điều đầu tiên cần làm là phải tái đàn lợn thành công.

“Nếu không thực hiện nhanh, hiệu quả việc tái đàn, chúng ta sẽ mất một góc thị phần của ngành chăn nuôi lợn. Chắc chắn không thể để giá lợn cao mãi như này được, sẽ phải có nhiều giải pháp để điều hành. Do đó, ngoài 15 doanh nghiệp nòng cốt chiếm khoảng 35% thị phần rất cần sự vào cuộc, chung tay của các trang trại, gia trại, chăn nuôi lợn nông hộ” – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Về mặt giải pháp, ở góc nhìn từ địa phương, ông Duy cho rằng, Chính phủ và Bộ NN&PTNT cần có giải pháp đảm bảo bình ổn, phát triển chăn nuôi lợn phục vụ trong nước và xuất khẩu, tránh mất cân đối cung – cầu và biến động giá, bởi địa phương cũng như các hộ chăn nuôi rất lo lắng về đầu ra sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh cung ứng con giống thương phẩm an toàn cho các hợp tác xã, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT hỗ trợ địa phương các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bài học rút ra trong quá trình phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đến nay là phải chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Nếu làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh rất khó để xâm nhập vào chuồng trại, hoặc nếu có xâm nhập vẫn đủ thời gian và biện pháp để xử lý, khắc phục để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất. Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo, khuyến khích các địa phương tăng đàn, tái đàn, song phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học. Khai thác và phát triển nguồn gen giống lợn theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các giống vật nuôi bản địa chất lượng cao, có lợi thế.

Để giảm thiểu tác động của dịch bệnh và hội nhập thành công, các chuyên gia khuyến nghị, cần phải tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng: Ưu tiên hỗ trợ các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh, tổ chức chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến và kết nối thị trường theo các chuỗi liên kết khép kín. Bên cạnh đó, cần kiểm soát tốt công tác tái đàn; hỗ trợ đền bù thiệt hại, hỗ trợ phát triển có trọng điểm; tăng cường công tác cảnh báo sớm, thông tin và dự báo thị trường.

Nguyễn Bích

Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Bền Vững Ở Đakrông

Đến nay, huyện Đakrông có tổng đàn gia súc hơn 26.600 con; gia cầm hơn 81.000 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng hằng năm hơn 1.350 tấn; 40% hộ chăn nuôi đại gia súc và 70% hộ chăn nuôi tiểu gia súc đã xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi. Có được kết quả đó là nhờ huyện Đakrông tăng cường tuyên truyền, vận động người dân từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự phát sang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa với quy mô lớn; phát triển các loại vật nuôi đặc trưng của địa phương như: Gà ri, lợn Vân Pa, dê cỏ… theo hướng chủ lực, tạo thương hiệu; tổ chức lại sản xuất kết nối với thị trường tiêu thụ; phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; quy hoạch, chuyển đổi những vùng đất chưa sử dụng, sản xuất kém hiệu quả sang vùng chăn nuôi tập trung, vùng trồng cây làm thức ăn cho chăn nuôi để nâng cao giá trị sử dụng đất… Để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, thời gian tới huyện Đakrông đã có các giải pháp như: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; tổ chức các hội nghị và sinh hoạt chuyên đề đến toàn thể cán bộ, Nhân dân nhằm từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự phát sang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa với quy mô lớn (trong đó, chú trọng phát triển các loại vật nuôi đặc trưng của địa phương như: Gà ri, lợn Vân Pa, dê cỏ…); tuyên truyền, vận động người dân áp dụng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học và địa điểm xây dựng chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo cách xa với nơi ở, nguồn nước sinh hoạt; vận động người dân xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hầm biogas, đệm lót sinh học… đảm bảo chuồng trại chăn nuôi không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; đẩy mạnh phát triển đàn trâu theo hướng sản xuất hàng hóa với việc khoanh vùng chăn nuôi và chú trọng nâng cao chất lượng đàn; phát triển quy mô và chất lượng đàn bò (trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng đàn, tăng tỉ lệ bò lai và làm tốt việc lai giống bằng thụ tinh nhân tạo); phát triển đàn bò theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung với quy mô gia trại, tổ hợp tác, nhóm hộ… Hằng năm, huyện Đakrông sẽ tìm nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân khoảng 100 con bò cái vàng Việt Nam và 120 con bò cái lai sind F2, F3 nuôi sinh sản; từng bước hình thành các trang trại chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản với quy mô 100 con ở các xã Ba Lòng, Hướng Hiệp để cung cấp con giống cho người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện…; khuyến khích người dân phát triển, nhân rộng giống dê cái địa phương hiện có và sử dụng dê đực lai để từng bước cải thiện tầm vóc, năng suất, chất lượng giống dê cỏ địa phương; phát triển mạnh đàn dê cỏ địa phương theo hướng thâm canh tăng năng suất, quy mô gia trại, tổ hợp tác, nhóm hộ; hình thành các gia trại, tổ hợp tác chăn nuôi dê để vừa cung cấp dê thịt, vừa đảm bảo cung cấp con giống tại các xã Ba Nang, Tà Rụt, Đakrông, Húc Nghì, A Vao, Triệu Nguyên…; bảo tồn và phát triển giống lợn Vân Pa, gắn với xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích người dân chăn nuôi theo hướng tập trung, bán chăn thả, sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương để sản phẩm thịt thơm ngon, mang đặc trưng vùng, địa phương… cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài huyện; hình thành các tổ hợp tác chăn nuôi lợn Vân Pa; khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng trang trại, gia trại và chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm…; khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm thả vườn, đồi theo loại hình trang trại, gia trại, tổ hợp tác theo hướng an toàn sinh học; chú trọng xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm để dần thay thế việc chăn nuôi gia cầm phân tán, nhỏ lẻ trong khu dân cư. Bên cạnh đó, huyện Đakrông cũng đã chú trọng việc xây dựng quy trình giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm từ tuyến huyện đến cơ sở…; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi bảo quản rơm, ủ rơm, ủ xanh các loại cây làm thức ăn cho gia súc, để người chăn nuôi tận dụng hết các phụ phẩm nông sản tại chỗ… Khuyến khích người dân chuyển đổi một số diện tích đất chưa sử dụng hoặc trồng các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ nuôi gia súc; hỗ trợ máy cắt cỏ, máy băm cỏ, giống cỏ, phân bón… cho một số hộ chăn nuôi gia súc; tăng cường tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho người dân; tổ chức cho người chăn nuôi tham quan các mô hình chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao trong và ngoài huyện… ; tăng cường cập nhật thông tin cho người dân về tình hình chăn nuôi và thị trường các sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ quảng bá và tiếp cận thị trường cho các vùng chăn nuôi có ưu thế cạnh tranh của huyện; tăng cường kết nối thị trường trong và ngoài huyện để có định hướng điều tiết các sản phẩm chăn nuôi một cách năng động, có lợi cho người chăn nuôi; trên cơ sở quy hoạch các vùng chăn nuôi, khuyến khích người dân phát triển các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn gắn với bảo vệ môi trường, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi, gắn với việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm chăn nuôi…; từng bước hình thành mối liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích hình thành các nhóm hộ, tổ hợp tác chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến để tạo nên sự ổn định về giá cả, sản phẩm và tạo thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi… và nhiều giải pháp hữu hiệu khác.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Phát Triển Ngành Chăn Nuôi trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!