Xu Hướng 12/2023 # Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngành chăn nuôi trong những năm qua đạt mức tăng trưởng 5-6%/năm. Trong đó chăn nuôi gia cầm đã cơ bản đáp ứng thực phẩm cho nhu cầu trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn nông dân. Con số này sẽ cao hơn nếu ngành chăn nuôi có những giải pháp phát triển bền vững.

Theo Cục chăn nuôi, hiện tổng đàn gia cầm của cả nước khoảng hơn 308 triệu con, trong đó hai vùng có số lượng gia cầm lớn nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với tốc độ bình quân mỗi năm tăng 4,4 và 6%. Trong đó, các loại giống gia cầm khá phong phú, với hơn 50 loại giống gia cầm các loại, tuy nhiên chủ yếu là tự phát, thiếu sự quản lý và quy hoạch giống.

Để ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển bền vững, theo TS Trần Công Xuân, Chủ tịch Hiệp hội gia cầm Việt Nam: Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp Tổng cục Thống kê để thống nhất phương pháp thống kê sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm của ngành chăn nuôi, vì đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng đối với ngành chăn nuôi nhằm đánh giá đúng vị trí và đóng góp của ngành chăn nuôi, là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi.

Hai là, cần đầu tư các cơ sở nuôi giữ, bảo tồn, chọn lọc, nhân các giống gia cầm trong nước quý để làm nguyên liệu lai giữa các giống gia cầm nội và lai giữa các giống gia cầm nội với gia cầm ngoại, tạo con lai thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng xuất khẩu. Khuyến khích phát triển cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi để giảm nhập, giảm giá thành thức ăn. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở giết mổ tập trung và kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc và động vật, giao đất vĩnh viễn hoặc có thời hạn dài để chủ đầu tư yên tâm đầu tư phát triển cơ sở giết mổ tập trung và công nghiệp. Quy hoạch xây dựng chợ đầu mối để kiểm soát vận chuyển trước khi cung ứng cho các cơ sở giết mổ theo vùng và theo chuỗi cung ứng.

Ba là, khả năng sản xuất của ngành chăn nuôi trong nước rất lớn, không những cung cấp dư thừa cho nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu, do đó cần phải bảo hộ người chăn nuôi trong nước. Muốn vậy, cùng với việc quan tâm đào tạo nghề chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng cho người chăn nuôi kể cả quản lý và khoa học kỹ thuật, các cơ quan chức năng, nhất là ủy ban nhân dân các cấp của các tỉnh biên giới và giáp biên giới cần thực hiện nghiêm túc Công điện 1180 ngày 31-7-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn nhập lậu các sản phẩm chăn nuôi chưa kiểm soát qua biên giới. Nên chăng không khuyến khích các tập đoàn, các cơ sở nước ngoài vào Việt Nam tổ chức sản xuất chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng, cũng như hạn chế nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi kể cả chính ngạch.

Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững

Toàn cảnh buổi Hội thảo diễn ra tại TP. Vinh

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA; Ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An chủ trì, cùng khoảng 100 đại biểu là cán bộ trung tâm khuyến nông, chi cục thú ý và hộ nuôi tại tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tham dự.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết, chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng thời gian qua đã có bước phát triển, ghi nhận nhiều thành tựu từ sản xuất trong nước đến xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn như: Chăn nuôi quy mô còn nhỏ, chất lượng con giống còn bất cập, giá thành chăn nuôi cao, dịch bệnh… Theo đó, rất cần những giải pháp hữu ích để chăn nuôi nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức.

Tại hội thảo, các chuyên gia trình đã bày về hiện trạng và định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm Việt Nam; Một số tiến bộ mới trong chăn nuôi gia cầm; An toàn sinh học trong cơ sở chăn nuôi gà… Bên cạnh đó, cũng đã có sự trao đổi thông tin giữa các hộ chăn nuôi với các chuyên gia về những kinh nghiệm chăn nuôi an toàn, hiệu quả; Các vấn đề thường gặp trong chăn nuôi, nhất là về chất lượng con giống, sản xuất theo chuỗi, an toàn sinh học, VietGAHP…

Phát biểu kết luận, ông Nguyễn Thanh Sơn nhận định, chăn nuôi gia cầm vẫn chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi và còn nhiều dư địa phát triển. Định hướng phát triển sản phẩm theo hai nhóm là sản phẩm gia cầm có năng suất cao và sản phẩm đặc sản, đặc hữu. Để phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững, cần tổ chức lại sản xuất theo quy mô chuỗi, rà soát sửa đổi một số chính sách mới về chăn nuôi; Áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống, thức ăn, quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tiên tiến; Liên kết các nhà để sản xuất chăn nuôi hiệu quả…

Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Theo Hướng Bền Vững

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Mô hình nuôi gà của gia đình chị Trần Thị Vân, xã Thọ Dân (Triệu Sơn).

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cùng với dịch cúm A/H5N6 xuất hiện ở một số địa phương, nên giá các loại thịt, trứng gia cầm giảm mạnh, khiến người chăn nuôi gặp khó…

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, hiện tỉnh ta có tổng đàn gia cầm khoảng 23 triệu con. Số lượng gia cầm tăng cao so với cùng kỳ những năm gần đây là bởi sau đợt dịch tả lợn châu Phi năm 2023, nhiều hộ nông dân đã chuyển từ nuôi lợn sang gia cầm. Hiện các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang nuôi gia cầm theo 2 hình thức là chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp, các hộ chăn nuôi được đầu tư con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm, tuy nhiên chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Còn phần lớn là các hộ tự đầu tư chăn nuôi và bán lẻ ra thị trường. Dù chăn nuôi gia cầm với số lượng lớn, nhưng phần lớn chủ trang trại chưa liên kết với các doanh nghiệp hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, nên đầu ra bấp bênh, phụ thuộc vào thương lái. Ba tháng gần đây, giá các loại gia cầm liên tục giảm, nhất là sau khi dịch cúm A/H5N6 xuất hiện trên đàn gia cầm ở một số địa phương cùng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, nhiều nhà hàng, bếp ăn tập thể phải đóng cửa, nhu cầu tiêu dùng thịt gia cầm giảm khiến giá gia cầm giảm mạnh. Có thời điểm giá gà ri trên thị trường chỉ còn khoảng 60.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng/kg, giá vịt chỉ còn khoảng 25.000 đồng/kg, giảm 15.000 đồng/kg; trứng gà còn 1.700 đồng/quả, giảm 500 đồng/quả so với thời điểm trước Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2023 nhưng người nuôi vẫn phải bán vì càng nuôi kéo dài càng bị lỗ nặng.

Suốt 3 tháng nay, ông Hứa Xuân Hưng, thị trấn Nưa (Triệu Sơn) chủ trang trại nuôi 11.000 con gà lo lắng không yên vì giá gà giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Theo ông Hưng, mỗi ngày trang trại gà của ông tiêu thụ khoảng 20 triệu đồng tiền cám, 1.000 lít nước. Trong đó, đã đến ngày xuất chuồng thương lái chỉ trả 50.000 – 55.000 đồng/kg gà thịt, trứng gà giảm còn 1.500 đến 1.700 đồng/quả nhưng vẫn không có người mua. Gà đã quá ngày xuất chuồng cả tháng nay nhưng không thể bán được trong khi đó giá thức ăn lại tăng nên chúng tôi cũng không biết giải quyết như thế nào.

Gia đình chị Trần Thị Vân ở thôn 2, xã Thọ Dân (Triệu Sơn) hiện nuôi hơn 2.000 con gà, trong đó gần 1.000 con đã đến kỳ xuất chuồng. Được biết, giá gà ri nuôi theo hình thức thả đồi của gia đình chị trước đây được bán với giá trung bình từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg nay giảm xuống chỉ còn 60.000 đồng/kg nhưng vẫn không có người mua. Hiện gia đình chị đang phải vay mượn tiền để tiếp tục đầu tư mua thức ăn, nhằm duy trì đàn gà.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá các loại gia cầm giảm sâu như hiện nay chủ yếu do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thời gian tới khi tình hình ổn định, các trường học, bếp ăn tập thể hoạt động trở lại thì giá gia cầm sẽ dần trở lại ổn định. Do vậy, người chăn nuôi cần theo dõi thị trường, tránh tăng đàn ồ ạt, phá vỡ quy hoạch khiến thị trường mất ổn định. Trước mắt, với giá gia cầm giảm mạnh như hiện nay, người chăn nuôi cần bình tĩnh, không nên bán vội với giá quá thấp. Bên cạnh đó, để giảm thiểu chi phí chăn nuôi, người dân nên mở rộng chuồng trại, phát triển đàn gà theo hướng thả vườn, chuyển đổi thức ăn chăn nuôi từ cám công nghiệp sang những loại thức ăn sẵn có như ngô, sắn… Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm, tỉnh ta đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương phát triển chăn nuôi gia cầm, nhất là chăn nuôi gà theo chuỗi phục vụ chế biến và xuất khẩu. Từng bước thay đổi căn bản ngành chăn nuôi gà theo hướng nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh, tạo sản phẩm chăn nuôi an toàn và phát triển bền vững. Thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi gà theo chuỗi phục vụ chế biến và xuất khẩu. Khuyến khích xây dựng, phát triển các trang trại, khu, cụm trang trại chăn nuôi gà tập trung, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị đầu tư, thu mua, chế biến và xuất khẩu. Hiện các địa phương cũng đang tập trung rà soát lại số lượng tổng đàn gia cầm trên địa bàn, thông báo tới người chăn nuôi, khuyến cáo nông hộ khi tăng đàn cần phải xem xét, tính toán cẩn thận, điều tiết cho cân đối với cung cầu của thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng và chuyển giao các vùng, cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật của thị trường, để nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm.

Lương Khánh

Chăn Nuôi Gia Cầm: Nền Tảng Phát Triển Bền Vững

Nhiều ưu thế

Theo báo cáo của Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA), năm 2023, tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi khoảng 210 nghìn tỷ đồng; trong đó, chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí thứ 2 sau chăn nuôi heo, đạt 43 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2005 – 2023, chăn nuôi gia cầm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 5%/năm về đầu con, 8 – 10% về sản lượng thịt, trứng; cơ cấu giống, phương thức sản xuất thay đổi theo hướng tích cực; hình thành nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến; sản phẩm gia cầm đã được xuất khẩu vào thị trường chính ngạch và một số thị trường khó tính.

Vừa qua, Hội thảo Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững đã thu hút nhiều đại biểu tham dự Ảnh: N.Chi

Ghi nhận của Tổng cục Thống kê, đàn gia cầm cả nước trong tháng 8 tiếp tục phát triển khá, thị trường tiêu dùng ổn định khiến người chăn nuôi yên tâm đầu tư, mở rộng quy mô đàn. Ước tính đến tháng 8, tổng đàn gia cầm cả nước tăng 5,9% so cùng thời điểm năm 2023. 7 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm chiếm 17,5 triệu USD, tăng gấp 3 lần so cùng kỳ năm 2023 và chiếm 5,7% thị phần sản phẩm chăn nuôi.

Ngổn ngang thách thức

Bên cạnh những thành tựu vượt bậc đó, nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn: Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao, chăn nuôi trang trại có xu hướng phát triển nhưng vẫn còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; chất lượng giống và công tác quản lý giống còn nhiều bất cập; giá thành sản phẩm cao, trong khi đầu ra sản phẩm bấp bênh, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, vệ sinh ATTP chưa được kiểm soát chặt chẽ…

Theo nhận định của TS. Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA, những tồn tại này đang trở thành thách thức lớn trong ngành chăn nuôi gia cầm nước ta, đặc biệt khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2023. Chính vì vậy, ngành chăn nuôi gia cầm rất cần có những giải pháp để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn mới.

Tại Hội nghị Phát triển Chăn nuôi Gia cầm bền vững tổ chức tại Nghệ An trong tháng 9 vừa qua, đại diện các đơn vị cũng đã đưa ra nhiều vướng mắc còn tồn đọng của chăn nuôi gia cầm hiện nay và bàn giải pháp tháo gỡ. Trong đó, những vấn đề nổi cộm được đặt ra đó chính là chất lượng con giống, ứng dụng khoa học công nghệ và đầu ra của sản phẩm chăn nuôi. Ngoài việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thì việc đảm bảo các yếu tố an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm cũng hết sức quan trọng. Như chia sẻ của ông Phan Văn Lục, Tổng Thư ký VIPA, việc sử dụng vaccine trong chăn nuôi cần hết sức lưu ý đến các yếu tố về thời điểm, đối tượng; để phát huy hiệu quả của vaccine trong việc nâng cao sức đề kháng của vật nuôi, phòng trừ dịch bệnh. Đây là biện pháp tốt trong chăn nuôi hiện nay để đảm bảo sản phẩm chăn nuôi chất lượng hướng đến xuất khẩu.

Giải pháp tổng thể

Là một trong những địa phương có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã có nhiều giải pháp thúc đẩy lĩnh vực này. Ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An nhấn mạnh, sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tái cơ cấu ngành chăn nuôi, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm trong đàn vật nuôi, đến nay, tổng đàn gia cầm của Nghệ An đạt gần 22,5 triệu; tổng sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng trên 28,9 nghìn tấn (đứng thứ 3 cả nước). Để nâng cao hơn nữa hiệu quả chăn nuôi nhóm hàng này, Nghệ An sẽ rà soát lại các vùng chăn nuôi gia cầm gắn với an toàn dịch bệnh, kiểm soát môi trường; Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở chăn nuôi sử dụng các giống gia cầm có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng vào sản xuất; Hướng dẫn người dân phát triển sản xuất theo quy mô trang trại, gia trại chăn nuôi; liên kết trực tiếp với doanh nghiệp hoặc thông qua tổ hợp tác HTX.

Ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết, ngành chăn nuôi gia cầm còn nhiều cơ hội và dư địa phát triển; đây là sinh kế cho người dân, chăn nuôi gia cầm ít gây ô nhiễm môi trường hơn so với chăn nuôi heo. Trong thời gian tới, cần định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm theo hai nhóm: nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường và phát triển các đặc sản đặc hữu. Theo đó, giải pháp đặt ra là cần tập trung tổ chức lại sản xuất, mô hình sản xuất theo chuỗi; xem xét lại các mô hình chăn nuôi gia công có sự giám sát chặt chẽ, tránh gây thiệt hại, rủi ro cho người chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời thúc đẩy các loại hình sản xuất khác gắn với doanh nghiệp và HTX; cần rà soát, sửa đổi các quy định, chính sách mới về chăn nuôi; Tăng cường phổ biến các tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân. Các đơn vị nghiên cứu khoa học cần kết nối chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp, HTX, hộ nuôi, theo hình thức liên kết “4 nhà” kịp thời hỗ trợ chăn nuôi hiệu quả hơn; trước mắt cung ứng nguồn giống chất lượng tốt, ổn định.

Ông Đỗ Văn Hoan, Phó Trưởng phòng Gia cầm và Gia súc nhỏ, Cục Chăn nuôi Cần giải pháp đồng bộ

Để đạt được mục tiêu chăn nuôi gia cầm đến năm 2023 cần tập trung các nhóm giải pháp như: Quy hoạch hệ thống sản xuất giống gia cầm trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; cần có giải pháp giống, hướng ưu tiên đầu tư để sản xuất đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng con giống cho nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài; Cần có giải pháp về thú y và bằng mọi biện pháp giảm dần chi phí TĂCN cho một đơn vị sản phẩm. Các địa phương chú trọng giải pháp về quản lý, đầu tư, tổ chức lại sản xuất… Cùng đó, ứng dụng công nghệ tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi; đào tạo nhân lực cán bộ khuyến nông để tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho các hộ dân áp dụng mô hình chăn nuôi tiên tiến.

Ông Đậu Ngọc Hòa, Giám đốc HTX Chăn nuôi Diễn Trung, huyện diễn châu, Nghệ An Chủ động hơn về nguồn con giống

Trong chăn nuôi nói chung trong đó có gia cầm tại Nghệ An, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều thách thức, đó chính là đầu ra cho sản phẩm phần lớn vẫn tự phát; trình độ, kỹ năng, kỹ thuật còn hạn chế để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao; các mô hình trình diễn còn hạn chế và nhất là nguồn giống bị động. Bởi, tại Nghệ An chưa có cơ sở sản xuất giống gia cầm, người nuôi phải sử dụng con giống tại các địa phương khác, nên chất lượng chưa đảm bảo. Theo đó, thời gian tới, cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ dân; hình thành vùng sản xuất giống tập trung để cung ứng nguồn con giống chất lượng, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng, hạn chế rủi ro trong chăn nuôi. Mặt khác, cũng cần tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX và hộ nuôi để đảm bảo chăn nuôi theo chuỗi, gia tăng giá trị hướng đến bền vững và phát triển.

Ngọc Anh (Ghi)

Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững

Sở NN-PTNT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị “Bàn giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững với diễn biến dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố”.

Thiệt hại 600 tỷ đồng

Ngành chăn nuôi Việt Nam chưa bao giờ gặp khó khăn do bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) như hiện nay. Trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng quá lớn so với các đối tượng chăn nuôi khác.

Cục trưởng Cục chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương phát biểu tại hội nghị.

Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà nội chia sẻ, DTLCP đang diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng lan rộng. Tại Hà Nội, dịch xảy ra từ ngày 23/2 tại phường Ngọc Thụy (Q. Long Biên). Tính đến ngày 12/6, thành phố ước thiệt hại trên 600 tỷ đồng.

“Đến nay, thành phố đang tập trung chỉ đạo các giải pháp ứng phó với dịch bệnh, hạn chế thấp nhất rủi ro, thiệt hại. Đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi, có kế hoạch phát triển chăn nuôi bò, chăn nuôi gia cầm, thủy sản để dần thay thế thịt lợn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm động vật cho người tiêu dùng trên địa bàn thành phố”, ông Đăng cho hay.

Theo Cục Thống kê Hà Nội, tính đến ngày 1/4, đàn lợn của Hà Nội còn hơn 1,5 con giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn dao động từ 650 – 700 tấn thịt lợn/ngày, tương đương với 270,2 – 280,5 nghìn tấn/năm.

Do DTLCP xảy ra nên sản lượng thịt lợn năm 2023 ước đạt 200 – 220 nghìn tấn/năm, đạt 60 – 65% nhu cầu tiêu thụ, thiếu hụt 90 – 100 nghìn tấn thịt lợn cần cho nhu cầu thực phẩm cho người dân thành phố.

Để chăn nuôi lợn an toàn, có hiệu quả trước “bão dịch”, ông Đăng bảo, Hà Nội đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Tập trung xử lý môi trường. Thu hút đầu tư, tư vấn cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong khâu sơ chế, giết mổ…

Ông Đăng khuyến cáo, các chủ trang trại, gia trại khi tái đàn phải báo cáo với cán bộ thú y các cấp. Nếu cố tình tái đàn, khi đàn lợn mắc dịch sẽ không có hỗ trợ.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương khẳng định, chúng ta xác định phải sống chung với DTLCP. Và, chắc chắn vẫn phải tái đàn, nhưng tái đàn như thế nào cho đúng hướng, đúng cách trong tình hình hiện nay.

Toàn cảnh hội nghị.

Theo ông Dương, những hộ, khu vực chăn nuôi đã dính dịch, tuyệt đối không được phép tái đàn, bởi nguy cơ mắc dịch vẫn còn cao. Song, ở những trang trại nằm trong vùng an toàn dịch thì cho phép tái đàn. Khi tái đàn, phải kiểm tra, vệ sinh chuồng trại, lấy mẫu con giống và con giống phải được chuyển đi bằng xe có đăng ký, đảm bảo sạch sẽ.

Giải pháp

Ông Nguyễn Trọng Long, Giám đốc HTX Hoàng Long chia sẻ, trong thời gian qua ngành chăn nuôi lợn của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng gặp nhiều sóng gió. Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn của HTX vẫn phát triển ổn định với quy mô 450 lợn nái và 4.000 lợn thịt.

Để phát triển ổn định đàn lợn nái và lợn thịt như trên, đặc biệt trong bối cảnh bệnh DTLCP đang hoành hành, HTX Hoàng Long đã thực hiện triệt để các giải pháp như áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản (giữ đàn lợn trong môi trường được bảo vệ nghiêm ngặt. Chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý tốt đàn lợn, tạo sức khỏe và sức đề kháng cho đàn lợn. Kiểm soát chặt chẽ khu vực chăn nuôi).

Tổ chức chăn nuôi theo chuỗi khép kín và ứng dụng công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm. Ổn định giá các sản phẩm của chuỗi trên thị trường dựa trên cơ sở ổn định giá thành sản phẩm của chuỗi; tạo uy tín, chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng; củng cố và phát triển thượng hiệu chuỗi.

Là một trong những đơn vị tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn Hà Nội, đại diện Chuỗi thực phẩm sạch Organic Green chia sẻ, để có được những sản phẩm đảm đảo chất lượng cao, giá thành hợp lý, Cty đã liên kết với các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội nhằm xây dựng chuỗi liên kết SX thịt lợn truy xuất nguồn gốc.

Đến nay, các sản phẩm của Cty được bán rộng rãi trên các hệ thống siêu thị, khách sạn, bếp ăn… trên địa bàn Hà Nội.

MAI CHIẾN – HƯNG GIANG

Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững

Một số thách thức

– Ngành chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ mất cân bằng do một số lĩnh vực phát triển nóng, đạt ngưỡng cao về năng suất, sản lượng, sản phẩm tiêu thụ khó. Trong khi đó, một số loài vật nuôi luôn gặp khó khăn về kiểm soát dịch bệnh, tác động đến giá và năng lực phát triển ngành. Về cơ cấu, chăn nuôi nhỏ lẻ còn lớn; mật độ có nơi còn cao; đa dạng về phương thức, hình thức chăn nuôi; ở nhiều nơi chăn nuôi chưa phù hợp với nguyên lý phòng chống dịch bệnh; tỷ lệ vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh còn thấp…

–  Trước áp lực hội nhập, thể chế ngành có nhiều đổi mới, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế làm ảnh hưởng không nhỏ tới đầu tư, phát triển hạ tầng ở các cơ sở chăn nuôi hiện nay.

– Công tác kiểm soát dịch bệnh, chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường và lưu thông, chế biến chịu áp lực mạnh mẽ từ trong nước và quốc tế, đòi hỏi Nhà nước và xã hội thiết lập hệ thống kiểm soát dịch bệnh, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, cung ứng, thị trường và giám sát môi trường chăn nuôi phù hợp với xu thế, hiện đại, hội nhập quốc tế.

Giải pháp nào?

Trong thời gian tới, ngành chăn nuôi nước ta sẽ phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững và hội nhập sâu; đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu; bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Để đạt các mục tiêu đó cần một chiến lược và giải pháp tổng thể; trong đó cần tập trung một số nhóm giải pháp cơ bản:

Đổi mới và hoàn thiện chủ trương, thể chế, chính sách

Các cấp ủy đảng các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị, phù hợp với xu hướng, thị hiếu thị trường, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lãnh đạo chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách cơ cấu lại khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ theo chuỗi giá trị, hiện đại, lớn hơn về quy mô, giảm lượng cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ; có chính sách khuyến khích các cơ sở nhỏ lẻ còn tiếp tục chăn nuôi phải sản xuất theo chuỗi giá trị và hỗ trợ đào tạo năng lực, trình độ để bắt kịp với hình thức sản xuất mới. Những cơ sở không có khả năng chăn nuôi, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và sinh kế mới.

Hoàn thiện chính sách, môi trường pháp lý, hệ sinh thái mới để chăn nuôi theo chuỗi giá trị được phát triển thuận lợi. Hoàn thiện chính sách khuyến khích dẫn dắt của doanh nghiệp, nâng cao vai trò hợp tác xã, các hình thức hợp tác và khuyến khích nông dân sản xuất theo chuỗi, thực hiện nghĩa vụ, hưởng lợi ích theo cam kết, sản xuất, kinh doanh theo tiêu chuẩn, quy trình đồng nhất. Khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm, dịch bệnh, sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm, cạnh tranh cho ngành chăn nuôi. Coi ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi, chế biến là yếu tố quyết định để có sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực, tạo ra bước đột phá mới trong phát triển chăn nuôi nước ta; rà soát, điều chỉnh các chính sách về đất đai, đầu tư, phát triển trang trại, chính sách thuế, tín dụng, chính sách giống vật nuôi…

Rà soát và thực hiện quy hoạch chăn nuôi trong phạm vi toàn quốc

Xây dựng, rà soát, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch chăn nuôi ở địa phương trên toàn quốc gắn với thị trường, đảm bảo tính khả thi, tuân thủ quy hoạch, từng bước hạn chế sản xuất tự phát, không điều tiết được cung cầu. Rà soát và quy hoạch đất đai đủ nhu cầu cho phát triển chăn nuôi trong lâu dài, quy định vùng khuyến khích chăn nuôi, vùng hạn chế chăn nuôi và vùng cấm chăn nuôi. Có chính sách thu hút đầu tư cho các khu vực khuyến khích chăn nuôi, xác định quy mô phát triển chăn nuôi cho từng vùng miền và cho từng địa phương trong trung hạn, dài hạn gắn với bảo vệ môi trường. Rà soát, điều chỉnh, hạn chế mở mới các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp; điều chỉnh lại cơ cấu chất lượng đàn giống, phương thức chăn nuôi phù hợp với từng phân khúc thị trường, điều kiện tự nhiên, xã hội từng địa phương. Đầu tư phát triển các sản phẩm địa phương có lợi thế, xây dựng thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Trong trung hạn và lâu dài, Việt Nam phải tổ chức được chăn nuôi trong vùng, khu vực, cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, hướng tới chủ động kiểm soát dịch bệnh trên vật nuôi, bệnh lây giữa người và động vật, đảm bảo nguồn cung dinh dưỡng chất lượng cao, an toàn, ổn định và bảo vệ môi trường.

Tổ chức hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị

Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết từ cung cấp đầu vào cho sản xuất đến giết mổ, sơ chế, chế biến, lưu thông, tiêu thụ. Khuyến khích hình thức chăn nuôi theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp, chủ trang trại lớn có điều kiện về vốn, tiêu thụ sản phẩm; liên kết giữa các gia trại, trang trại nhỏ hơn với cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thiện pháp luật và chính sách liên kết sản xuất nông sản theo hợp đồng, Nhà nước có vai trò trung gian hỗ trợ, trọng tài, tạo dựng lòng tin cho các bên tham gia chuỗi liên kết.

Đột phá thu hút đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi

 Thực hiện Chương trình giống vật nuôi quốc gia phù hợp với bối cảnh mới, để đảm bảo cung cấp giống vật nuôi chủ lực chất lượng tốt (heo, gia cầm, bò sữa, bò thịt); hệ thống thụ tinh nhân tạo được chú trọng đặc biệt về đầu tư và quản lý nhà nước. Hoàn thiện chính sách, cơ chế thu hút nguồn lực cho nghiên cứu khoa học, khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi, quy trình chăn nuôi có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất; chọn tạo các giống vật nuôi bản địa có ưu thế, tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có sức cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng chính sách hỗ trợ các cơ sở nuôi giữ giống gốc theo hướng thị trường, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Hỗ trợ thích ứng, thúc đẩy hội nhập quốc tế ngành chăn nuôi

Xây dựng chiến lược ngành chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập quốc tế mới; hoàn thiện hệ thống luật pháp về chăn nuôi, thú y… phù hợp với quy định quốc tế. Xây dựng chính sách hỗ trợ về đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, tư duy quản lý, thương mại… cho các chủ thể quản lý và hoạt động trong ngành chăn nuôi.

Đánh giá những mối nguy cơ, thách thức, ban hành những chính sách bảo vệ thị trường trong nước sản xuất, phù hợp với các quy định về bảo hộ, phòng vệ trong thương mại.

Ban hành các chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển ngành hàng, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm đặc trưng vùng miền được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, thâm nhập thị trường thế giới; sản xuất những ngành hàng cạnh tranh kém hơn ở mức độ phù hợp, tiêu dùng trong nước.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước

Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp

Phát huy vai trò hội, hiệp hội ngành nghề tham gia: Xây dựng chính sách phát triển ngành, điều tiết sản xuất, thị trường, đổi mới sáng tạo một số dịch vụ công…

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!