Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Năng Lượng Sạch Trong Tương Lai được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những năm gần đây, việc chuyển đổi từ nguồn điện truyền thống sang sử dụng điện năng lượng mặt trời đang dần nở rộ. Ngày càng nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp và hộ gia đình lựa chọn giải pháp này vì những lợi ích không những về kinh tế như tiết kiệm chi phí tiền điện mà còn là xu hướng sử dụng năng lượng sạch thân thiện môi trường.
Cho đến hiện tại, ba ưu điểm lớn nhất mà năng lượng điện mặt trời mang lại cho người dùng chính là: thân thiện với môi trường; giảm chất thải (gây hiệu ứng nhà kính) của các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống; giảm tải cho lưới điện quốc gia, tiết kiệm tiền điện, thậm chí có thêm thu nhập cho chủ sử dụng điện mặt trời.
Điện mặt trời thân thiện với môi trường
Trong khi nguồn năng lượng từ nhiệt điện than và thủy điện đang dần bộc lộ ra nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn nạn ô nhiễm môi trường hoặc sự cạn kiệt dần của các khoáng sản hóa thạch, thì việc chuyển đổi nguồn nhiên liệu sản xuất điện sang các nhiên liệu sạch như gió, ánh sáng mặt trời… chính là xu hướng tất yếu.
Nguồn năng lượng tạo ra điện mặt trời chính là năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Người ta sẽ sử dụng những tấm pin (những tế bào quang điện – PV) để hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và từ đó chuyển hóa thành năng lượng điện một chiều. Sau đó, lại sử dụng hệ thống Inverter để chuyển đổi nguồn điện một chiều này sang dòng điện xoay chiều 220v, trở thành nguồn điện có thể sử dụng trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người.
Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Theo ước tính, số giờ nắng trung bình mỗi năm ở nước ta khá cao: miền Bắc thường đạt 1500 – 1700 giờ/năm; miền Nam là 2000 – 2600 giờ/năm. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng nguồn năng lượng vô tận này mà không cần lo cạn kiệt tài nguyên hay ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 6 tháng đầu năm 2020 đã huy động 5,41 tỷ kWh từ nguồn điện năng lượng tái tạo, trong đó điện mặt trời đạt 4,71 tỷ kWh, tăng gấp 5,35 lần so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy người Việt đang rất quan tâm đến việc sử dụng năng lượng sạch. Bên cạnh đó, ngành điện lực và hiệp hội năng lượng sạch cũng đang đưa ra nhiều chiến dịch, nhằm thúc đẩy người dân sử dụng nguồn năng lượng an toàn này.
Đầu tư thấp, lợi nhuận cao
Theo một số khảo sát và nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng điện năng lượng mặt trời sẽ giúp chủ đầu tư có thể tiết kiệm lên đến 90% chi phí sử dụng điện. Không những vậy, khi lượng điện sản xuất ra nhiều hơn so với nhu cầu sử dụng, chủ đầu tư có thể bán lại cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam EVN.
Cụ thể, quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam, đã có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020. Theo đó, EVN sẽ thực hiện thanh toán 1.943 đồng/kWh, cho lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời áp mái chuyển phát lên lưới điện quốc gia. Có thể thấy rằng đây là một mức giá hấp dẫn, cao hơn mức giá bán lẻ điện bình quân mà EVN cung cấp cho khách hàng.
Theo anh Phan Ngọc Ánh, giám đốc công ty TNHH Công nghệ năng lượng Alena: “Hiện tại, chỉ cần từ 50.000.000 đồng, chủ đầu tư đã có thể sở hữu một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái hoàn chỉnh. Mức chi phí này là hoàn toàn hợp lý, bởi tuổi thọ trung bình của một hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể lên đến 20 năm. Như vậy, tính trung bình thì mỗi năm, chủ đầu tư chỉ phải chi trả chưa tới 2.500.000 đồng chi phí sử dụng điện. Chưa kể, lượng điện năng dư thừa còn được EVN mua lại. Tất cả chủ đầu tư có đăng ký lắp đặt hệ thống điện mặt trời chính thống đều sẽ được ký hợp đồng mua bán điện với EVN ngay”.
Theo EVN, đến tháng 9-2020, cả nước đã có tổng cộng gần 50.000 hệ thống điện mặt trời áp mái, với tổng công suất gần 1.200 MWp được lắp đặt và đưa vào vận hành. Như vậy, việc sử dụng điện mặt trời áp mái đang ngày càng thu hút các chủ đầu tư và những hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện năng cao.
Nên sử dụng năng lượng điện mặt trời áp mái nào?
Hiện nay, phương pháp điện năng lượng mặt trời của được các chủ đầu tư sử dụng phổ biến nhất chính là hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái. Với phương pháp này, các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được đặt cố định trên mái nhà, phù hợp cho nhà mái ngói, mái tôn, và nhất là mái bằng. Cách lắp đặt này không chỉ mang lại nguồn điện để sử dụng, mà còn giúp làm mát cho toàn bộ ngôi nhà.
Chủ đầu tư thường sẽ có 3 gói lựa chọn lắp đặt, gồm: hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái độc lập, hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái nối lưới trực tiếp và hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp. Trong đó:
Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập ưu việt nhất. Nó giúp chủ đầu tư tự chủ được nguồn điện, không phải phụ thuộc vào lưới điện quốc gia, có thể lắp đặt ở bất cứ đâu, miễn đảm bảo thu được nguồn sáng mặt trời. Tuy vậy, chi phí đầu tư cho hệ thống điện này khá cao do phải lắp đặt toàn bộ hệ thống đi kèm với pin lithium để tích trữ điện và việc thay thế pin lithium lưu trữ sau một thời gian 5 năm.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoà lưới có ưu điểm là chi phí lắp đặt và bảo dưỡng đều thấp, có thể giảm tải áp lực cho mạng lưới điện quốc gia vào những giờ cao điểm. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là chủ đầu tư chỉ có thể sử dụng điện năng lượng mặt trời vào ban ngày, ban đêm vẫn phải sử dụng điện do mạng lưới điện quốc gia cung cấp.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái kết hợp, vừa lưu trữ vừa hoà lưới ra đời là sự kết hợp của 2 hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái độc lập và hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái nối lưới trực tiếp. Mô hình này phù hợp với những địa điểm sử dụng nguồn điện năng lớn như trường học, công sở, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp…
Nói chung, tùy vào nhu cầu sử dụng điện của chủ đầu tư mà các doanh nghiệp cung cấp điện mặt trời sẽ tư vấn và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái phù hợp.
Ngoài ra, khách hàng có thể tự tính toán chi phí lắp đặt điện mặt trời hòa lưới theo nhu cầu gia đình mình thông qua phần mềm sau: https://solar.alena-energy.com
Công ty TNHH công nghệ năng lượng Alena Trụ sở chính: 167 – 169 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM Điện thoại: 028 39 26 26 83 Fax: 028 39 26 26 82 Email: sales@alena-energy.com Website: https://alena-energy.com
Giải Pháp Lưới Điện Thông Minh Trong Tương Lai
Anh quốc
Hoa Kỳ
Hệ thống thiết bị mới sẽ giúp vận hành lưới điện phân phối một cách ổn định hơn, hạn chế sự cố và nhanh chóng phục hồi cấp điện trong trường hợp hệ thống bị sự cố tại Florida – một bang rất thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các cơn bão nhiệt đới. Thiết bị của hệ thống lưới điện thông minh vừa được lắp đặt có thể chẩn đoán điều kiện vận hành của hệ thống từ xa, nhanh chóng phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố và sửa chữa trước khi sự cố xảy ra.
Trung Quốc
Công ty Honeywell đã hoàn thành lắp đặt lưới điện thông minh đầu tiên tại Thiên Tân – Trung Quốc, hệ thống này bao gồm các thiết bị đáp ứng phụ tải (Demand Response) được triển khai tại các hộ sử dụng điện thuộc các khu vực thương nghiệp, công nghiệp và hành chính sự nghiệp. Đây là biện pháp hỗ trợ điều tiết nhu cầu sử dụng điện trên lưới phân phối giữa các giờ thấp điểm và cao điểm, giúp tiết giảm chi phí và phát thải gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ của Honeywell giúp khách hàng sử dụng điện tạo ra kế hoạch tự điều tiết nhu cầu sử dụng điện một cách hợp lý trong trường hợp hệ thống bị quá tải.
Dự án này là một phần trong kế hoạch hợp tác về năng lượng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu trong dài hạn về xây dựng lưới điện thông minh cho đến năm 2020. Tạo cơ sở cho mục tiêu này là chi tiêu cho lưới điện thông minh của Trung Quốc đã tăng 14%, đạt 3,2 tỷ USD vào năm 2012.
Hà Lan
Tại thành phố Hoogkerk của Hà Lan đã triển khai một dự án gọi là PowerMatching City, dự án này được coi là cộng động đầu tiên trên thế giới sử dụng lưới điện thông minh một cách thực sự.
Trên thực tế thì dự án này là một phòng thí nghiệm kết nối lưới và cung cấp điện năng cho khoảng 20 hộ sử dụng điện. Những hộ tham gia dự án này được sử dụng rất nhiều loại thiết bị tương thích với hệ thống lưới điện thông minh được lắp đặt trong từng ngôi nhà: hệ thống kết hợp điện và sưởi siêu nhỏ, máy bơm lai ghép, công tơ điện tử thông minh, pano năng lượng mặt trời, xe điện và trạm sạc điện, máy phát điện gió, thiết bị gia dụng thông minh… Ngôi nhà của từng hộ dân sẽ được sử dụng để trình diễn phương thức sử dụng điện cho năm 2030.
Thụy Điển
Tại Thụy Điển cũng có một dự án tương tự như dự án PowerMatching City của Hà Lan. Dự án này được triển khai tại khu Royal Seaport của Stockholm với mục tiêu trở thành khu dân cư sử dụng lưới điện thông minh đầu tiên trên thế giới trong tương lai. Mục tiêu thứ hai không kém phần quan trọng là giúp giảm lượng khí thải bình quân đầu người trong khu dân cư từ 4,5 tấn xuống còn 1,5 tấn vào năm 2030 khi mạng điện thông minh sẽ thành hiện thực ở nơi đây vào năm 2030.
Dự án bao gồm nhiều phát minh mới về năng lượng như nạp điện cho các loại tàu thay vì nạp xăng dầu, giúp các hộ dân cư trong khu vực giảm 30 lượng điện từ lưới điện phân phối bằng nguồn điện mặt trời và điện gió, đồng thời tồn trữ lượng điện dôi dư trong xe ô tô của họ. Dự án tập trung vào một số công nghệ mới nhằm giúp các hộ dân cư vừa là nhà sản xuất điện, và là người sử dụng điện. Các nhà đầu tư cũng đã xây dựng một trung tâm điều hành thông minh để quản lý toàn bộ các công nghệ mới của dự án.
Austraylia
Xu hướng phát triển lưới điện thông minh trong tương lai gần
Sự phát triển của lưới điện thông minh nhìn chung là tương đối khác nhau đối với từng châu lục. Châu Mỹ tập trung vào việc quản lý sản lượng điện trong thời gian cao điểm một cách có hiệu quả, điều chỉnh giá bán điện một cách linh hoạt, thực hiện tự động hóa và tin học hóa công tác đo đếm điện năng, trong khi đó Châu Âu lại quan tâm đến việc nâng cao hiệu suất của lưới phân phối, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, tích hợp nguồn phát điện từ các nguồn năng lượng tái tạo.
(Theo: CPC/Hitachi Power)
Giải Pháp Để Tiết Kiệm Nguồn Nước Cho Tương Lai
(Moitruong.net.vn) – Quản lý, sử dụng nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu, quy hoạch; Đầu tư phát triển và quản lý vận hành hệ thống cấp nước; Ứng dụng khoa học công nghệ là một trong những giải pháp giải quyết vấn đề tiết kiệm nước trong tương lai...
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung tại các đô thị đạt 100%, với tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120 lít/người/ngày đêm, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định; Các khu công nghiệp được cấp nước đầy đủ theo yêu cầu áp lực và lưu lượng. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%; Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%. Dịch vụ cấp nước liên tục, đủ áp lực 24 giờ trong ngày.
Quản lý, sử dụng nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu
Để thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng nguồn nước cần đẩy mạnh công tác lập quy hoạch tài nguyên nước; Tăng cường công tác quản lý, giám sát, bảo vệ nguồn nước; Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước; Xây dựng hệ thống hồ trữ nước mưa, nước mặt và các công trình ngăn mặn, xả lũ có tính đến biến đổi khí hậu; Lập kế hoạch khai thác, sử dụng hồ trữ nước đa mục đích, ưu tiên cho khai thác cung cấp nước sinh hoạt.
Khai thác sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý và từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm tại các đô thị lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long… Nghiên cứu các giải pháp phổ cập nước ngầm hướng tới tạo nguồn nước dự phòng chiến lược trong trường hợp xảy ra các sự cố về nguồn nước mặt, hệ thống cấp nước và biến đổi khí hậu; Thiết lập hệ thống kiểm soát, cảnh báo chất lượng, trữ lượng nguồn nước; Nghiên cứu giải pháp dự phòng nguồn nước bảo đảm an toàn nguồn nước cho nhà máy nước.
Quy hoạch, đầu tư phát triển và quản lý vận hành hệ thống cấp nước
Tổ chức lập hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước quy mô vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm cấp nước an toàn; Phát triển cấp nước đô thị kết hợp cấp nước cho khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp trên địa bàn; Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nước quy mô vùng liên tỉnh.
Đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình từ nguồn nước, xử lý nước đến mạng lưới đường ống cấp nước với các trang thiết bị tiên tiến, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hoạt động công trình; Từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống cấp nước và bảo đảm cấp nước an toàn.
Thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp nước theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các hình thức đầu tư khác phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương; Tập trung đầu tư mở rộng và cải tạo mạng đường ống cấp nước tăng tỷ lệ bao phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước; Ưu tiên đầu tư các dự án bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát nước sạch; Khuyến khích sử dụng vật tư, thiết bị có chất lượng cao được sản xuất trong nước khi đầu tư xây dựng và cải tạo công trình cấp nước.
Ứng dụng khoa học công nghệ
Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị thông minh trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước; Lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến, có chế độ tự động hóa cao, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, thân thiện môi trường và bảo đảm cấp nước an toàn; Nghiên cứu, tổ chức sản xuất vật tư, thiết bị trong nước có chất lượng cao, đến năm 2025 có khả năng cung cấp đầy đủ các chủng loại vật tư, thiết bị ngành nước.
Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong việc xử lý nước mặn, nước lợ cho các vùng bị xâm nhập mặn và khó khăn về nguồn nước; Nghiên cứu công nghệ tái sử dụng nước mưa hỗ trợ nước sinh hoạt và các nhu cầu khác.
Tiền Tệ Sẽ Thay Đổi Như Thế Nào Trong Tương Lai
Trong suốt thời kỳ phát triển của con người, hình thái của tiền tệ liên tục thay đổi nhằm thích ứng với xã hội và nền kinh tế không ngừng biến chuyển. Tiền mặt (tiền xu, tiền giấy,…) là phương tiện thanh toán được sử dụng hơn hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, vai trò của tiền mặt dần được thay thế bởi các hình thức thanh toán điện tử khác.
Đồng tiền điện tử thông dụng nhất thế giới hiện nay là Bitcoin. Nó có thể được trao đổi, giao dịch trực tiếp mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào, các giao dịch được thực hiện ngay lập tức & ẩn danh. Tuy nhiên, chúng ít khi được sử dụng trong các hoạt động giao dịch truyền thống vì giá trị không ổn định và dễ bị điều chỉnh dựa trên số lượng người dùng. Dù phát triển mạnh và nắm giữ nhiều tiềm năng, loại tiền kỹ thuật số này vẫn chưa được chào đón tại nhiều quốc gia vì khả năng khó kiểm soát của nó.
Nếu như trước kia, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng là những công cụ chi tiêu nổi bật của người tiêu dùng nhờ vào tính bảo mật và sự tiện lợi, thì ngày nay ví điện tử tích hợp trong điện thoại thông minh lại chiếm ưu thế. Với những tính năng nổi trội như khả năng giao dịch tức thì đi kèm với các hình thức quản lý tài chính hiệu quả, không khó để dự đoán chiếc ví kỹ thuật số này sẽ sớm trở thành công nghệ thanh toán của tương lai.
Ví điện tử phổ biến nhất nhất trên thế giới hiện nay là Paypal. Ở Việt Nam người dân lại quen thuộc hơn với việc thanh toán bằng ví Momo, VTC Pay, Bankplus,…
Sự đón nhận của thế giới: Càng lúc càng có nhiều quốc gia trên thế giới đang đón đầu xu hướng sử dụng tiền kỹ thuật số. Theo một số khảo sát quốc tế của ngân hàng ING, Hà Lan, năm 2017, 34% người châu Âu và 38% người Mỹ khi được hỏi đã nói rằng, họ sẵn sàng không dùng tới tiền mặt nữa. Báo Le Courrier International cho biết có đến hơn 80% khách hàng tại một cửa hàng cà phê ở Thâm Quyến, Trung Quốc, thanh toán qua điện thoại di động chứ không phải bằng thẻ tín dụng hay tiền mặt. Tại Đan Mạch, đa số các doanh nghiệp bán lẻ đã không còn sử dụng tiền mặt để thanh toán.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thậm chí còn tuyên bố sẽ sớm phát hành loại tiền điện tử riêng của nước này bởi những lợi ích đặc biệt của nó so với loại tiền truyền thống.
Mặt trái của một xã hội phi tiền tệ: Thanh toán qua dịch vụ qua mạng tuy tiện lợi nhưng cũng tiềm tàng nhiều rủi ro. Năm 2016, khoảng 900 công ty cho vay tiền qua mạng trên thế giới đã gặp sự cố, một số trường hợp gây thiệt hại không nhỏ đối với tài sản điện tử của khách hàng. Kế hoạch loại bỏ hoàn toàn tiền mặt ra khỏi đời sống của người dân trong tương lai cũng gây ảnh hưởng đến nhóm đối tượng sống tại các miền hẻo lánh hoặc nhóm dân cư nghèo tại các quốc gia ở Châu Âu. Tiền mặt, tiền lẻ vẫn tỏ ra hữu dụng hơn trong các giao dịch nhỏ.
Để nắm bắt được xu thế kinh tế toàn cầu, nhiều người đã tìm kiếm cơ hội học hỏi tại các môi trường quốc tế như chương trình cao học bậc Thạc sĩ Kinh tế Ngân Hàng và Tài chính tại CFVG. Với chương trình này, học viên được hỗ trợ giảng dạy các môn học chuyên sâu về phân tích và dự đoán nền tài chính thế giới, các môn học nổi bật có thể kể đến: + Phân tích và Dự đoán Tài chính. + Đánh giá và Quyết định Đầu tư. + Hàng hóa Thị trường
Trang bị cho học viên tri thức và một cái nhìn tổng quan về nền kinh tế thị trường, CFVG tin rằng, các bạn sẽ luôn sẵn sàng và nhạy bén trước những vấn đề thời cuộc như sự chuyển mình của một xã hội phi tiền tệ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Năng Lượng Sạch Trong Tương Lai trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!