Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đưa Người Lao Động Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trang chủĐào tạo nghề
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng đã có những bước tiến quan trọng, sản xuất phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện… Cùng với sự phát triển đó thì vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh để giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động được HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện, các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho người lao động, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tỉnh Quảng Bình được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong những năm trở lại đây.
Hàng năm nhu cầu người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của người lao động trên địa bàn tỉnh là khoảng từ 5.000 – 7.000 lao động/năm. Hiện nay, có khoảng 15-17 ngàn lao động của tỉnh đang làm việc ở nước ngoài, hàng tháng gửi về nước hàng trăm tỷ đồng. Như vậy người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với việc làm trong nước trong khi đó vốn đầu tư ít nhưng mang lại lợi ích kinh tế cao, đời sống bản thân và gia đình được cải thiện đáng kể. Mặt khác trong quá trình làm việc tại nước ngoài người lao động được học hỏi thêm về ngoại ngữ, tiếp cận với các phương pháp làm việc tiên tiến, tiếp thu công nghệ mới, có điều kiện nâng cao tay nghề… mà không phải trả tiền chi phí đào tạo chính điều này sẽ tạo cơ hội cho người lao động sau khi về nước sẽ tiến thân, lập nghiệp.
Mặt khác, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được coi là một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, hơn nữa trong khi làm việc tại nước ngoài người lao động sẽ có tác phong làm việc công nghiệp, kỷ luật lao động được nân lên (đây là phần rất yếu của lao động Việt Nam), đặc biệt được giao lưu với các nền văn hoá đa dạng trên thế giới góp phần thay đổi nhận thức của một bộ phận trong xã hội về các vấn đề mang tính hủ tục, lạc hậu. Ngoài ra còn góp phần quan trọng làm giảm bớt các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra như mại dâm, ma tuý, tội phạm hình sự, nạn lừa đảo buôn bán phụ nữ, trẻ em… Hiệu quả mà lao động đi làm việc ở nước ngoài mang lại là không thể phủ nhận về cả mặt kinh tế lẫn mặt xã hội.
Thực trạng công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong những năm qua như sau:
1. Thực trạng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh.
- Đến cuối năm 2020 có 01 doanh nghiệp của tỉnh có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Công ty Cổ phần sách thiết bị trường học Quảng Bình) và 139 lượt doanh nghiệp ngoài tỉnh được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về tuyển lao động trên địa bàn tỉnh;
- Có 02 Trung tâm dịch vụ việc làm, gồm: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Niên (01 Trung tâm Dịch vụ việc làm Nông dân trước đây nay đã đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ nông dân – phụ nữ Quảng Bình chưa đủ điều kiện để thành lập và hoạt động)
- Có 10 đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, gồm: Công ty TNHH Vĩnh Nam; Công ty TNHH Cung ứng lao động Bảo Lâm; Công ty CP Cảng Quảng Bình; Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Quảng Bình; Công ty cổ phần cung ứng nhân lực và du học quốc tế; Công ty TNHH phát triển nhân lực Anh Quân; Công ty TNHH Bảo Minh Phát; VPĐD Công ty CP đào tạo và phát triển công nghệ Nhật Bản 24h; CTCP du học quốc tế SHB
2. Kết quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong 3 năm trở lại đây.
- Năm: 2018 có 3.350 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó: Đài Loan: 1.250, Nhật Bản: 950, Hàn Quốc 650,…);
- Năm: 2019 có 4.129 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó: Đài Loan: 1.080, Nhật Bản: 1.250, Hàn Quốc 450,…);
- Năm: 2020 có 2.100 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó: Đài Loan: 690, Nhật Bản: 450, Hàn Quốc 80,…)
Năm 2020, với sự xuất hiện và bùng phát của đại dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã gây ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống, kinh tế – xã hội. Theo đó, số người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài cũng buộc tạm hoãn thời gian xuất cảnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Nhằm mở rộng thị trường lao động và tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Đoàn công tác sang làm việc tại thành phố Yeongju và hai địa phương đã ký Bản ghi nhớ về Chương trình hợp tác về lao động thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên Chương trình thí điểm đưa lao động nông nghiệp sang làm việc tại Hàn Quốc đến nay vẫn chưa thể triển khai được.
Ảnh: Lao động tham gia kỳ thi năng lực tiếng Hàn để đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại một số vấn đề sau:
– Một số địa phương, công tác chỉ đạo, quản lý có lúc chưa thường xuyên hoặc chưa kịp thời; nhiều mô hình, kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hiệu quả chưa được áp dụng, phổ biến kịp thời; thiếu chủ động, sáng tạo, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại nên không phát huy được tiềm năng, thế mạnh để tạo việc làm thông qua hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Công tác thông tin, tuyên truyền đã được quan tâm, tuy nhiên việc tiếp cận các thông tin của người lao động về thị trường lao động do các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp còn nhiều hạn chế;
- Một số doanh nghiệp dịch vụ và chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ khi tuyển chọn lao động tại địa phương không xuất trình Giấy phép và không thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, chính quyền cấp huyện, xã nơi doanh nghiệp dịch vụ tuyển chọn lao động nên gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý; Còn một số trường hợp doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng trên thực tế thu nhập, vị trí việc làm, điều kiện làm việc,… không đúng như thông báo trước khi xuất cảnh; Việc quản lý các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh còn gặp phải một số khó khăn;
- Số lao động của tỉnh làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài hiện nay còn cao, khoảng trên 1.500 người, nhiều nhất là thị trường Hàn Quốc, với khoảng 700 người.
- Các doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng, không có giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lợi dụng sự thiếu thông tin, kém hiểu biết cộng với tâm lý người lao động để thực hiện lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại về kinh tế, mất ổn định về xã hội vẫn còn xẩy ra;
- Mặc dù có quy định chế độ báo cáo định kỳ số lượng người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài tại Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp khi tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh đã không báo cáo, hoặc báo cáo chậm so với thời gian quy định nên gây khó khăn trong công tác thống kê, báo cáo của Sở;
Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới.
– Thời gian tới tỉnh Quảng Bình tiếp túc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách và đưa ra các chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh để người lao động biết và thực hiện có hiệu quả;
– Có các giải pháp phù hợp đưa những doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về hoạt động tại địa phương hiệu quả, bên cạnh đó cần phát triển, mở rộng thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giữa các địa phương của hai nước, đặc biệt chú ý đến các thị trường trọng điểm, có thu nhập cao.
- Tiếp tục đề ra các giải pháp về đào tạo và giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người lao động để tạo nguồn cung lao động có chất lượng để đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm có mức thu nhập cao và thâm nhập váo các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao;
- Quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ người lao động trong và sau khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trở về sử dụng đồng vốn, nhân lực có hiệu quả.
– Tăng cường sự giám sát, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở địa phương nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mang lại, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Cuối cùng cần khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mang lại hiệu quả cao về cả mặt kinh tế và xã hội.
Phan Nam
[Trở về]
Các tin đã đăng
Kết quả 10 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
Lễ công bố Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Luật Miền Trung
Đồng chí Nguyễn Thị Việt Hương – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thăm và tặng quà cho giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng lũ lụt tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng chí Nguyễn Thị Việt Hương – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thăm và tặng quà cho giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng lũ lụt tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hội nghị hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Trung cấp Du lịch – Công nghệ số 9
Trường cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2020 – 2021
Tọa đàm kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đấu Tranh Phòng, Chống Tội Phạm Hình Sự Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình – Công An Tỉnh Quảng Bình
Tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua có xu hướng giảm, như năm 2018 xảy ra 444 vụ phạm pháp hình sự, làm chết 9 người, bị thương 128 người, thiệt hại tài sản trên 7 tỷ đồng, giảm 40 vụ, chiếm 8,26%. Qua thực tế tình hình tội phạm hình sự nổi lên một số vấn đề sau:
– Tội phạm giết người xảy ra 7 vụ, giảm 2 vụ so với năm 2017, chủ yếu là giết người do nguyên nhân xã hội, xuất phát từ những mâu thuẫn bột phát. Đáng chú ý có 4 vụ do người bị bệnh tâm thần, ngáo đá gây ra, gây tâm lý lo lắng trong quần chúng nhân dân.
– Tội phạm có tổ chức: Quảng Bình chưa xuất hiện các băng, nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen” nhưng vẫn tồn tại nhiều ổ, nhóm tội phạm có tổ chức ở mức độ giản đơn núp bóng doanh nghiệp, các công ty hỗ trợ tài chính hoạt động trên lĩnh vực “tín dụng đen”, bảo kê khai thác khoáng sản và một số hoạt động kinh doanh. Đã xảy ra các vụ sử dụng hung khí gây thương tích, hủy hoại tài sản nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các ổ, nhóm, đối tượng côn đồ, gây phức tạp tình hình TTATXH và gia tăng các vụ gây thương tích. Điển hình như vụ cố ý gây thương tích giữa 2 nhóm thanh niên 18 đối tượng, xảy ra ngày 23/9/2018 tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch làm 7 người bị thương.
– Tội phạm xâm phạm sở hữu: So với năm 2017, tội phạm xâm phạm sở hữu năm 2018 giảm sâu. Tội phạm trộm cắp tài sản vẫn là nhóm tội chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số vụ PPHS (56,5%). Thủ đoạn chủ yếu là đột nhập nhà dân lấy xe máy, tài sản, đập phá két sắt lấy trộm tài sản. Đặc biệt trong những tháng cuối năm nổi lên tình trạng đột nhập vào các cơ quan, doanh nghiệp lấy trộm máy tính. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nổi lên là lừa đảo qua mạng Internet bằng hình thức huy động vốn kinh doanh tiền ảo. Một số đối tượng hack tài khoản cá nhân như Facebook, Zalo nhắn tin cho người nhà nạn nhân chuyển tiền nộp tiền học, mua hàng hóa hoặc lợi dụng các trang mạng xã hội làm quen, giả vờ tặng quà sau đó lừa chuyển tiền làm thủ tục nhận quà để chiếm đoạt, thiệt hại do hình thức lừa đảo này gây ra ngày càng lớn, có vụ thiệt hại trên 1 tỷ đồng.
Trước tình hình trên, lực lượng Cảnh sát Hình sự đã chủ động trong công tác nắm tình hình, tăng cường tham mưu, kịp thời đề xuất lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo giải quyết có hiệu quả tình hình tội phạm nổi lên. Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, đấu tranh trấn áp mạnh mẽ với các loại tội phạm hình sự. Năm 2018 lực lượng cảnh sát Hình sự toàn tỉnh đã điều tra, khám phá 387 vụ, 714 đối tượng, đạt tỷ lệ 87,16%. Đấu tranh triệt xóa 37 nhóm, 210 đối tượng.
Thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm hình sự sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, có sự đan xen, chuyển hóa giữa các loại tội phạm hình sự, ma túy, kinh tế, công nghệ cao. Các hành vi sử dụng vũ khí nóng, công cụ hỗ trợ và các loại hung khí gây án có xu hướng gia tăng cả về cường độ, quy mô và tính chất. Thủ đoạn gây án ngày càng manh động và nguy hiểm hơn. Hoạt động của tội phạm sẽ có sự câu kết ngày càng chặt chẽ, làm xuất hiện những băng, nhóm tội phạm, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp. Công tác quản lý đối tượng tâm thần, ngáo đá còn sơ hở, bất cập dễ nảy sinh các hành vi vi phạm pháp luật như giết người, gây rối TTCC.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hình sự trong thời gian tới, theo chúng tôi lực lượng Cảnh sát hình sự cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý kinh tế – xã hội, kiềm chế và khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của các loại tội phạm, không để tội phạm lợi dụng hoạt động. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi họp dân, sinh hoạt đoàn thể… tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn nhân dân nắm vững các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm để thực hiện và tích cực tham gia; thông tin về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để nhân dân biết, tự chủ động phòng ngừa.
Ba là, triển khai các kế hoạch, biện pháp và mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm theo chuyên đề, hệ loại đối tượng, giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm hình sự trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, tập trung vào tội phạm có tổ chức, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trộm cắp, cướp, cướp giật. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, phân loại, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và củng cố lòng tin của nhân dân vào các cơ quan thi hành pháp luật, từ đó tạo sự đồng thuận để phát huy trách nhiệm, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nâng cao ý chí, tinh thần kiên quyết đấu tranh trấn áp tội phạm của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương trong phòng, chống tội phạm.
Bốn là, phối hợp với lực lượng cảnh sát QLHC về TTXH làm tốt công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Thường xuyên kiểm tra các cơ sở đầu tư, kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT, nhất là các cơ sở cầm đồ, dịch vụ hỗ trợ tài chính, quản lý tốt hoạt động của các cơ sở không để tội phạm lợi dụng danh nghĩa để hoạt động phạm tội. Trong đó đặc biệt lưu ý các đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự, đối tượng cộm cán đứng đầu các cơ sở hoạt động kinh doanh các loại hình dịch vụ này, vì đây là điều kiện dễ dàng hình thành các băng, nhóm tội phạm.
Phan Thị Cẩm Hạnh
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đấu Tranh Phòng, Chống Tội Phạm Hình Sự Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình
Tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua có xu hướng giảm, như năm 2018 xảy ra 444 vụ phạm pháp hình sự, làm chết 9 người, bị thương 128 người, thiệt hại tài sản trên 7 tỷ đồng, giảm 40 vụ, chiếm 8,26%. Qua thực tế tình hình tội phạm hình sự nổi lên một số vấn đề sau:
– Tội phạm giết người xảy ra 7 vụ, giảm 2 vụ so với năm 2017, chủ yếu là giết người do nguyên nhân xã hội, xuất phát từ những mâu thuẫn bột phát. Đáng chú ý có 4 vụ do người bị bệnh tâm thần, ngáo đá gây ra, gây tâm lý lo lắng trong quần chúng nhân dân.
– Tội phạm có tổ chức: Quảng Bình chưa xuất hiện các băng, nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen” nhưng vẫn tồn tại nhiều ổ, nhóm tội phạm có tổ chức ở mức độ giản đơn núp bóng doanh nghiệp, các công ty hỗ trợ tài chính hoạt động trên lĩnh vực “tín dụng đen”, bảo kê khai thác khoáng sản và một số hoạt động kinh doanh. Đã xảy ra các vụ sử dụng hung khí gây thương tích, hủy hoại tài sản nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các ổ, nhóm, đối tượng côn đồ, gây phức tạp tình hình TTATXH và gia tăng các vụ gây thương tích. Điển hình như vụ cố ý gây thương tích giữa 2 nhóm thanh niên 18 đối tượng, xảy ra ngày 23/9/2018 tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch làm 7 người bị thương.
– Tội phạm xâm phạm sở hữu: So với năm 2017, tội phạm xâm phạm sở hữu năm 2018 giảm sâu. Tội phạm trộm cắp tài sản vẫn là nhóm tội chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số vụ PPHS (56,5%). Thủ đoạn chủ yếu là đột nhập nhà dân lấy xe máy, tài sản, đập phá két sắt lấy trộm tài sản. Đặc biệt trong những tháng cuối năm nổi lên tình trạng đột nhập vào các cơ quan, doanh nghiệp lấy trộm máy tính. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nổi lên là lừa đảo qua mạng Internet bằng hình thức huy động vốn kinh doanh tiền ảo. Một số đối tượng hack tài khoản cá nhân như Facebook, Zalo nhắn tin cho người nhà nạn nhân chuyển tiền nộp tiền học, mua hàng hóa hoặc lợi dụng các trang mạng xã hội làm quen, giả vờ tặng quà sau đó lừa chuyển tiền làm thủ tục nhận quà để chiếm đoạt, thiệt hại do hình thức lừa đảo này gây ra ngày càng lớn, có vụ thiệt hại trên 1 tỷ đồng.
Trước tình hình trên, lực lượng Cảnh sát Hình sự đã chủ động trong công tác nắm tình hình, tăng cường tham mưu, kịp thời đề xuất lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo giải quyết có hiệu quả tình hình tội phạm nổi lên. Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, đấu tranh trấn áp mạnh mẽ với các loại tội phạm hình sự. Năm 2018 lực lượng cảnh sát Hình sự toàn tỉnh đã điều tra, khám phá 387 vụ, 714 đối tượng, đạt tỷ lệ 87,16%. Đấu tranh triệt xóa 37 nhóm, 210 đối tượng.
Thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm hình sự sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, có sự đan xen, chuyển hóa giữa các loại tội phạm hình sự, ma túy, kinh tế, công nghệ cao. Các hành vi sử dụng vũ khí nóng, công cụ hỗ trợ và các loại hung khí gây án có xu hướng gia tăng cả về cường độ, quy mô và tính chất. Thủ đoạn gây án ngày càng manh động và nguy hiểm hơn. Hoạt động của tội phạm sẽ có sự câu kết ngày càng chặt chẽ, làm xuất hiện những băng, nhóm tội phạm, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp. Công tác quản lý đối tượng tâm thần, ngáo đá còn sơ hở, bất cập dễ nảy sinh các hành vi vi phạm pháp luật như giết người, gây rối TTCC.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hình sự trong thời gian tới, theo chúng tôi lực lượng Cảnh sát hình sự cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý kinh tế – xã hội, kiềm chế và khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của các loại tội phạm, không để tội phạm lợi dụng hoạt động. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi họp dân, sinh hoạt đoàn thể… tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn nhân dân nắm vững các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm để thực hiện và tích cực tham gia; thông tin về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để nhân dân biết, tự chủ động phòng ngừa.
Ba là, triển khai các kế hoạch, biện pháp và mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm theo chuyên đề, hệ loại đối tượng, giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm hình sự trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, tập trung vào tội phạm có tổ chức, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trộm cắp, cướp, cướp giật. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, phân loại, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và củng cố lòng tin của nhân dân vào các cơ quan thi hành pháp luật, từ đó tạo sự đồng thuận để phát huy trách nhiệm, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nâng cao ý chí, tinh thần kiên quyết đấu tranh trấn áp tội phạm của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương trong phòng, chống tội phạm.
Bốn là, phối hợp với lực lượng cảnh sát QLHC về TTXH làm tốt công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Thường xuyên kiểm tra các cơ sở đầu tư, kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT, nhất là các cơ sở cầm đồ, dịch vụ hỗ trợ tài chính, quản lý tốt hoạt động của các cơ sở không để tội phạm lợi dụng danh nghĩa để hoạt động phạm tội. Trong đó đặc biệt lưu ý các đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự, đối tượng cộm cán đứng đầu các cơ sở hoạt động kinh doanh các loại hình dịch vụ này, vì đây là điều kiện dễ dàng hình thành các băng, nhóm tội phạm.
Phan Thị Cẩm Hạnh
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đảm Bảo An Ninh Kinh Tế Trong Các Cơ Quan, Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có trên 5050 doanh nghiệp hoạt động với số vốn đăng ký là trên 47.068 tỷ đồng. Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động khắc phục khó khăn về tài chính, tìm kiếm thị trường, sắp xếp lại sản xuất, đầu tư cải tiến kỹ thuật, công nghệ nên sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng ổn định và phát triển, đóng góp một phần không nhỏ vào thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, quy mô doanh nghiệp của tỉnh còn nhỏ, năng suất lao động thấp, năng lực quản trị, tài chính và sức cạnh tranh thấp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao. Mặt khác do tác động của mặt trái cơ chế thị trường nên tình hình tội phạm kinh tế, tham nhũng diễn biến phức tạp, xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản; tội phạm trong lĩnh vực thuế nhất là mua bán, sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng trái phép vẫn diễn ra với nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi… đã tác động tiêu cực đến các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Để phục vụ tốt sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, lực lượng An ninh kinh tế Công an tỉnh Quảng Bình đã chủ động đề xuất Lãnh đạo Công an tỉnh tham mưu kịp thời Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các chính sách, đề án, kế hoạch hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động. Tập trung thực hiện tốt chức năng tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là các sở, ban, ngành triển khai quyết liệt nhiều kế hoạch, biện pháp đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của thế lực thù địch và các loại tội phạm trên các lĩnh vực kinh tế.
Lực lượng An ninh kinh tế đã chủ động tham mưu các cơ quan, doanh nghiệp, các sở, ban, ngành kinh tế đẩy mạnh cải cách hành chính, giúp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, gắn với chống tham nhũng và tiêu cực; gắn công tác xây dựng Đảng, công tác giữ gìn an ninh trật tự với việc ổn định nội bộ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần không nhỏ vào kết quả phát triển kinh tế của địa phương, không để xảy ra đột xuất bất ngờ, các vụ việc phức tạp về an ninh kinh tế, các vụ tham nhũng lớn gây bức xúc trong xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như: Công tác dự báo, phân tích, đánh giá tình hình tác động đến hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn chưa kịp thời; hiệu quả công tác tham mưu thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế chưa thực sự cao; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh kinh tế còn những hạn chế nhất định.
Thời gian tới, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình tiếp tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng an ninh trật tự trên lĩnh vực kinh tế, các thế lực thù địch sẽ triệt để lợi dụng quá trình hội nhập, hợp tác kinh tế để chống phá Việt Nam, trong đó có địa bàn tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là rất nặng nề. Lực lượng An ninh kinh tế cần phát huy vai trò nòng cốt, tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
1. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đảm bảo an ninh kinh tế trong điều kiện hội nhập phát triển kinh tế. Trong đó tập trung quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” và đặc biệt là Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 13/9/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị.
2. Chủ động nắm tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo chính xác các yếu tố tác động đến an ninh kinh tế trên địa bàn để tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp có giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự và triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế xã hội. Phát hiện sớm âm mưu, hoạt động của các thế lực và các loại tội phạm kinh tế để tham mưu các cơ quan, doanh nghiệp chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ an ninh thông tin.
3. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an với các cơ quan, doanh nghiệp trong công tác đảm bảo an ninh kinh tế. Trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp, kế hoạch liên ngành đã ký kết giữa Công an – Cảng hàng không Đồng Hới, Công an – Kho bạc, Công an – Ngân hàng, Công an – Truyền tải điện… Xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin phục vụ có hiệu quả các kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự tại các mục tiêu kinh tế trọng điểm. Tổ chức xây dựng, duy trì và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các cơ quan, doanh nghiệp.
4. Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phát hiện, đấu tranh và xử lý với các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, đặc biệt là đối với các hành vi vi phạm trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, khoáng sản, tội phạm công nghệ cao, môi giới đầu tư, kinh doanh đa cấp…
5. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong các cơ quan, doanh nghiệp. Mỗi cán bộ, chiến sĩ cần có nhận thức đầy đủ, đúng đắn công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế. Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác đảm bảo an ninh kinh tế cần am hiểu sâu pháp luật chuyên ngành, thông thạo ngoại ngữ, tin học và kiến thức trên các lĩnh vực kinh tế. Gắn việc thực hiện công tác chuyên môn với việc tu dưỡng rèn luyện, phẩm chất đạo đức của cán bộ, chiến sĩ. Thực hiện nghiêm cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an Quảng Bình bản lĩnh, nhân văn vì nhân dân phục vụ” mỗi cán bộ, chiến sĩ phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng tiến công, hành động theo 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện ngại khó, ngại khổ, lơ là trách nhiệm trong công tác, nhất là tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Thượng tá, Ths Phạm Sinh Bích Phó Trưởng phòng An ninh kinh tế
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đưa Người Lao Động Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!