Xu Hướng 3/2023 # Giải Pháp Để Du Lịch Phát Triển Bền Vững # Top 10 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giải Pháp Để Du Lịch Phát Triển Bền Vững # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Để Du Lịch Phát Triển Bền Vững được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, năm 2018, du lịch Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng, đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản đề ra. Công tác quản lý nhà nước được các cấp, ngành phối hợp triển khai chặt chẽ; hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực du lịch được tăng cường. Công tác xúc tiến, quảng bá được quan tâm, bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc đa dạng thị trường khách quốc tế. Một số thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống như: Canada, Anh, Úc, Pháp có dấu hiệu tăng trưởng trở lại; đặc biệt, thị trường khách Hàn Quốc, Malaysia có sự tăng trưởng đột biến… Trong năm 2018, ước tính Khánh Hòa đã đón 6,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 15,6% so với năm 2017; trong đó có 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 37,9%. Tổng doanh thu từ các cơ sở lưu trú du lịch ước đạt 22.000 tỷ đồng, tăng 27,2%.

Tuy nhiên, hoạt động du lịch của tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Việt Trung – Giám đốc Sở Du lịch cho biết: Thị trường khách Trung Quốc và Nga vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách quốc tế đến Khánh Hòa. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, đặc biệt là phục vụ khách Trung Quốc vẫn còn nhiều sai phạm, phát sinh nhiều vấn đề khó khăn cần được các cơ quan, ban, ngành phối hợp chặt chẽ để xử lý. Tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh du lịch vẫn còn tồn tại, đặc biệt là kinh doanh du lịch phục vụ khách Trung Quốc. Nhiều cửa hàng vẫn chấp nhận thanh toán bằng nhân dân tệ, thanh toán bằng máy POS không qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, hàng hóa không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở lưu trú thiếu phương tiện và phương án phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, chưa thực hiện thủ tục nghiệm thu công trình nhưng vẫn đi vào khai thác; tình trạng mạo danh hạng sao cơ sở lưu trú. Đặc biệt, lượng khách tăng cao đã khiến cơ sở hạ tầng giao thông bị quá tải, các trục đường chính như: Trần Phú, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương, Nguyễn Thị Minh Khai thường xuyên xảy ra ùn tắc, kẹt xe…

Tăng cường quản lý, chú trọng quy hoạch

Năm 2019, du lịch Khánh Hòa đặt chỉ tiêu đón trên 6,8 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 3,3 triệu lượt, tăng 18%; phấn đấu đạt 18,5 triệu ngày khách lưu trú; doanh thu du lịch đạt 22.500 tỷ đồng…

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Sỹ Khánh – Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang đề nghị cần quan tâm hơn đến công tác quy hoạch du lịch. Thời gian qua, việc xây dựng khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh chưa được quản lý chặt đã dẫn đến những áp lực về hạ tầng đô thị, khó khăn trong quản lý. Trong khi đó, ông Cao Tấn Lợi – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải đề nghị các địa phương và ngành Du lịch cần quan tâm hơn nữa việc quản lý hoạt động của bè nổi du lịch, tuyên truyền để các công ty lữ hành không đưa khách đến các bè du lịch hoạt động trái phép; vận động các doanh nghiệp khai thác du lịch biển đảo hỗ trợ người lao động hoàn thiện bằng cấp về vận tải đường thủy theo quy định mới.

Theo Báo Khánh Hòa

Doanh Nghiệp Tìm Giải Pháp Để Phát Triển Ngành Du Lịch Bền Vững

(VOV5) – Phát triển du lịch xanh, góp phần phát triển một nền kinh tế xanh bền vững, là hướng các doanh nghiệp lữ hành đang triển khai.

Trao giải thưởng cho các doanh nghiệp du lịch. Ảnh: XM/TTXVN

Theo đánh giá của Tổng Cục Du lịch Việt Nam tại Lễ vinh danh và trao tặng Giải thưởng du lịch Việt Nam năm 2019 vừa tổ chức tuần qua tại Hà Nội, du lịch Việt Nam trong hơn 2 thập kỷ qua đã chứng kiến giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ ấn tượng trên 12% mỗi năm, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, phát triển du lịch hiện nay vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của điểm đến và tính bền vững. Vì vậy, để tìm hướng đi cho mình, nhiều doanh nghiệp du lịch Việt đã và đang có nhiều mô hình hoạt động linh hoạt, thực hiện nhiều biện pháp chuyển đổi như mô hình du lịch tiết kiệm điện, nước, cơ sở lưu trú xanh….

Bà Nguyễn Linh Chi, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Tran Viet cho biết: “Chúng tôi đã nhấn mạnh vào một số các sản phẩm đặc biệt, ví dụ như tour giáo dục giúp cho bố mẹ cùng trải nghiệm với con cái, bản thân chúng tôi đưa ra các tour đó để cho các con có thể trải nghiệm như là các bé đi làm nông dân, làm muối… hoặc là giao lưu ở các sở thú hoặc là những nơi mà trẻ em thành phố ít có cơ hội tiếp cận và làm quen. Chúng tôi cũng xây dựng các tour đặc biệt như là khách hàng có thể lái xe ở các nước bạn…”

Vẻ đẹp của khu du lịch Tràng An – Bích Động. Ảnh: chúng tôi

Theo các chuyên gia, Việt Nam có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa – nhân văn rất phong phú, đa dạng. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch xanh. Mặt khác, Việt Nam cũng là 1 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do vậy, phát triển du lịch xanh, góp phần phát triển 1 nền kinh tế xanh bền vững, là hướng các doanh nghiệp lữ hành đang triển khai.

Ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng Giám đốc Công ty dịch vụ Lữ hành Saigontourist, khẳng định: “Nếu chúng ta phát triển du lịch không bền vững, không có mục tiêu và không bảo vệ môi trường thì chắc chắn dù cho có tốc độ tăng trưởng chậm, thì cũng tác động đến môi trường. Chúng tôi hiện nay đang nghiên cứu những chính sách du lịch bền vững của Châu Âu và áp dụng vào của mình, sẽ là lựa chọn những nhà cung ứng dịch vụ cho mình đảm bảo, phù hợp với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường”.

Có thể nói, việc ngành du lịch đứng trước những thách thức là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để ngành du lịch Việt Nam phát triển du lịch có trách nhiệm tạo sự bền vững, lớn mạnh trong tương lai.

Triển Khai Đồng Bộ Các Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững

Ninh Bình được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, đặc biệt là Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Ninh Bình cũng là địa phương có những tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, di tích lịch sử văn hóa lâu đời, đó là những điều kiện và lợi thế to lớn để phát triển du lịch.

Với tiềm năng phong phú, đa dạng, những chính sách được ban hành phù hợp, kịp thời, trong những năm qua, Du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đột phá, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Khách du lịch đến Ninh Bình tăng nhanh, giai đoạn 2012-2017 tăng trưởng bình quân về lượt khách là 14,5%/năm, năm 2017 khách tham quan du lịch đạt trên 7 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt trên 2.500 tỷ đồng. 5 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh ước đón trên 4,8 triệu lượt khách, đạt 67,8% so với kế hoạch năm 2018, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu du lịch đạt 1.736,909 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2017. Kết quả đó khẳng định, du lịch tỉnh nhà đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Những vấn đề đặt ra cho ngành Du lịch cần quan tâm giải quyết, đó là: Thời gian qua lượt khách đến Ninh Bình đông nhưng lượng khách lưu trú ít, thời gian lưu trú ngắn, chi tiêu của khách du lịch tại Ninh Bình thấp hơn so với các địa phương khác; các cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu kinh doanh 2 dịch vụ cơ bản là ăn và nghỉ, các dịch vụ bổ sung chưa được quan tâm; thiếu các khu vui chơi giải trí, mua sắm nhất là các khu vui chơi giải trí, mua sắm về đêm; nhân lực tham gia làm dịch vụ du lịch chưa chuyên nghiệp; hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao; vệ sinh môi trường, văn minh du lịch ở một số điểm du lịch chưa được duy trì thường xuyên; công tác quản lý Nhà nước về du lịch có mặt còn hạn chế…

Để khai thác và phát huy hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh, tận dụng các cơ hội thuận lợi trong nước và quốc tế, du lịch Ninh Bình tập trung khắc phục những hạn chế, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển du lịch. Các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch về phát triển du lịch, đưa du lịch Ninh Bình phát triển theo hướng bền vững.

Theo đó, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Huy động các nguồn lực, thu hút các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động du lịch, tập trung đầu tư, khai thác hợp lý tài nguyên du lịch của tỉnh; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng bộ, chất lượng cao.

Cùng với đó, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh; nâng cao chất lượng tour, tuyến du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm phục vụ nhu cầu của du khách  như: Du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, du lịch nông nghiệp.

Quan tâm đổi mới cách thức, nội dung, nâng cao tính chuyên nghiệp, tích cực triển khai thực hiện xã hội hóa trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch; từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch…

Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2018 vừa được tổ chức thành công với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, góp phần quảng bá, giới thiệu và khẳng định thương hiệu, vị thế du lịch Ninh Bình. Với những giải pháp đồng bộ đã và đang đuợc triển khai, tin tưởng rằng du lịch Ninh Bình sẽ tiếp tục có bước phát triển đột phá, đạt được mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.

Minh Châu

Tìm Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Du Lịch Việt

Lâu nay ngành du lịch chưa quan tâm đúng mức thị trường khách du lịch trong nước, nên dù khách nội địa trong nước chiếm hơn 82,5% tổng lượng khách, nhưng doanh thu du lịch từ khách trong nước chỉ chiếm chưa đến 45% tổng doanh thu du lịch. Lý do được nhiều chuyên gia du lịch chỉ ra là sản phẩm du lịch phục vụ khách trong nước chưa đa dạng, còn mang tính mùa vụ, thiếu sản phẩm hấp dẫn để thu hút và kích thích chi tiêu của đối tượng khách này. Việc khai thác thị trường du lịch trong nước với tiềm năng 100 triệu dân, trong đó số người có thu nhập khá ngày càng tăng nhanh, mang đến nguồn thu ổn định, bền vững là hướng tập trung hiện nay của ngành.

Đơn cử như chúng tôi mặc dù du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn đi đầu trong cả nước, nhưng chủ yếu tập trung vào khách du lịch quốc tế. Bởi thế nên khi đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến lượng khách quốc tế đến chúng tôi sụt giảm tới 84,8% so với năm trước, chỉ đạt 1,3 triệu lượt và chủ yếu là trong 3 tháng đầu năm. Khách du lịch nội địa đến chúng tôi cũng giảm 54,2% so với năm trước, chỉ đạt 15 triệu lượt. Hệ quả là tổng thu từ du lịch năm 2020 của chúng tôi cũng chỉ ước đạt 84.000 tỷ đồng, giảm tới 40% so với năm 2019.

Nhằm khôi phục lại ngành du lịch trong bối cảnh trong và sau Covid-19, trong năm 2020, ngành du lịch Việt đã nhiều lần ngồi lại để đánh giá, tư duy lại về cách làm du lịch trong thời gian qua. Theo các chuyên gia và cơ quan quản lý du lịch, việc cơ cấu lại thị trường, để du lịch trong nước trở thành thị trường quan trọng, đóng góp từ 55% đến 75% tổng thu của ngành du lịch trong hai đến ba năm tới, là điều rất cần thiết.

Sản phẩm du lịch phục vụ khách vẫn chưa đa dạng

Khách nội địa trải nghiệm khách sạn 5 sao với giá rẻ

Để thu hút khách du lịch nội địa, sau khi ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND chúng tôi nêu lên ý tưởng các khạch sạn 5 sao trên địa bàn chúng tôi nên giảm giá rẻ để khách du lịch nội địa có dịp trải nghiệm vừa có thể có được doanh thu nhất định khi chưa có khách quốc tế. Hàng loạt khách sạn trong hệ thống Saigon Tourist như khách sạn Rex, Grand, Park Hyatt… đã áp dụng giảm giá có nơi chưa được 100USD/phòng/đêm.

“Thời gian qua mặc dù một số địa phương đã hình thành được các liên minh, liên kết nhưng mới chủ yếu tập trung ở hoạt động xúc tiến du lịch, trong khi liên kết phát triển sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực, liên kết trong các hoạt động quản lý, đầu tư phát triển du lịch… chưa được quan tâm. Hơn nữa, chuyển đổi số trong phát triển du lịch là vấn đề quan trọng không chỉ đối với ngành du lịch mà đối với tất cả các ngành kinh tế khác. Đề nghị Bộ VH-TT&DL cùng các địa phương cần xây dựng phương án giải quyết cụ thể trong chuyển đổi số. Nếu không giải quyết được vấn đề này, ngành du lịch Việt Nam sẽ lạc hậu, đi sau và không thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ rõ những giải pháp mà ngành du lịch cần làm trong thời gian tới.

Để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh du lịch trong thời điểm mới, lãnh đạo UBND chúng tôi đã tập trung chỉ đạo ngành du lịch tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong cả nước. Trong bối cảnh chưa mở cửa thị trường khách quốc tế, lãnh đạo chúng tôi cho rằng cần khai thác tốt thị trường du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân vừa đạt mục tiêu kinh tế vừa góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Các địa phương cần phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường và văn hóa bản địa.

Nhìn về năm mới, hiện nhiều địa phương đều tỏ ra lạc quan là du lịch sẽ phục hồi mạnh trở lại khi đại dịch được kiểm soát. Đơn cử chúng tôi dự báo, năm 2021 phục hồi ngành du lịch bằng năm 2019. Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Giám đốc Sở Du lịch chúng tôi cho rằng, với kịch bản tình hình lạc quan nhất, ngành du lịch chúng tôi năm 2021 sẽ phục hồi được nguồn thu bằng với năm 2019 (tổng thu ngành du lịch chúng tôi năm 2019 là 140.000 tỷ đồng). Từ tình hình thực tế cũng như áp dụng những giải pháp cụ thể cùng với các dự báo về khách quốc tế, khách nội địa cũng như những kế hoạch phát triển ngành du lịch hợp lý, ngành du lịch chúng tôi đưa ra những kịch bản với dự báo tổng thu từ du lịch của thành phố dự kiến đạt từ 35.600 tỷ đồng đến 144.000 tỷ đồng. Ngành du lịch chúng tôi dự kiến tạo điểm nhấn trong năm 2021 là sẽ tổ chức quảng bá thương hiệu du lịch “Vibrant Ho Chi Minh city” đến thị trường khách nội địa và khách quốc tế, phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2030…

Liên kết để xúc tiến, quảng bá du lịch

TP.HCM đã tổ chức liên kết với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, liên kết với 5 tỉnh vùng Đông Nam bộ; với các tỉnh Tây Bắc mở rộng; các tỉnh Đông Bắc; với Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Việc liên kết nhằm hợp tác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch liên vùng, góp phần khôi phục du lịch cả nước sau dịch Covid-19.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Để Du Lịch Phát Triển Bền Vững trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!